Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa nghiên cứu Triết học Mác-Lênin đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức cho con người, một trong những nguyên tắc quan trọng của chủ n
Trang 1HIỆN NAY
LỚP CC08 - NHÓM 6 - HK 241 NGÀY NỘP: 16/11/2024 Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh
Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
Lê Nguyễn Nhật Minh 2352743
Nguyễn Hoàng Đa Minh 2352751
Trang 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – SP1031
Nhóm/Lớp: Tên nhóm:
Đề tài:
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN
LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ VÀO VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
công
Tỷ lệ % thành viên nhóm tham gia BTL
1 2352743 Lê Nguyễn Nhật Minh Phần mở đầu 93%
2 2352751 Nguyễn Hoàng Đa Minh Chương 1 – 1.1 95%
Trang 44
Họ và tên nhóm trưởng: , Số ĐT: , Email:
Nhận xét của GV:
GIẢNG VIÊN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
TS An Thị Ngọc Trinh
NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Trần Ngọc Anh Minh
Trang 55
MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa nghiên cứu 6
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Đối tượng nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Kết cấu của đề tài 8
II PHẦN NỘI DUNG 8
Chương 1 THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 8
1.1 Nhận thức, nguyên tắc cơ bản của nhận thức 8
1.2 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 10
Chương 2 VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ VÀO VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 16
2.1 Kỹ năng và những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên 16
2.2 Sự cần thiết rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay 20
2.3 Đánh giá thực trạng việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay 24
2.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay 30
III.PHẦN KẾT LUẬN 32
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 66
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa nghiên cứu
Triết học Mác-Lênin đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức cho con người, một trong những nguyên tắc quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin giúp con người
có nhận thức đúng đắn các sự vật hiện tượng là nguyên tắc vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là cực kì quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay Sự phát triển của khoa học công nghệ một cách nhanh chóng đòi hỏi một nguồn nhân lực có khả năng thích ứng cao với công việc, sáng tạo và trang bị
kỹ năng mềm trở thành yếu tố then chốt để sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ
sở thực tiễn Qua quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới
Thật vậy, kỹ năng mềm là rất quan trọng đối với tất cả sinh viên nhằm phát huy tối
đa tiềm năng của mỗi sinh viên trong và sau quá trình học đại học Trong bối cảnh xã hội phát triển và toàn cầu hóa nhanh như hiện nay, kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên dễ dàng hội nhập và phát triển sự nghiệp bền vững bên cạnh những kiến thức chuyên môn đã được trau dồi ở trường đại học Kỹ năng mềm, bao gồm các khả năng như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện để giải quyết vấn đề và quản lý thời gian, ngày càng trở nên quan trọng trong thị trường lao động hiện đại
Tuy nhiên, thực tế các trường đại học ở Việt Nam cho thấy quá trình đạo tạo vẫn còn nặng nề về lý thuyết mà ít chú trọng đến việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Việc thiếu kỹ năng mềm ở sinh viên biểu hiện rõ ràng nhất ở những bạn sinh viên đã tốt nghiệp, và bước chân vào thị trường lao động Trong quá trình tìm kiếm việc làm, sinh viên dễ gặp khó khăn trong việc trình bày bản thân một cách tự tin, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và thể hiện năng lực phù hợp Ngay cả khi được nhận vào làm, những người thiếu kỹ năng mềm thường gặp trở ngại trong việc giao tiếp với đồng nghiệp và sếp, khó
Trang 72 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức theo quan điểm của việc trang bị cho sinh viên bộ những kỹ năng mềm cần thiết Từ thực tiễn, nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên Việt Nam để thích ứng với nhu cầu của thời đại
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, vận dụng những nguyên tắc thực tiễn và tiêu chuẩn của chân llí vào việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời đại mới Đánh giá thực trạng kỹ năng mềm cho sinh viên Việt Nam thời nay, từ đó chỉ ra được sự cần thiết của việc trang bị những kỹ năng này song song với những kiến thức chuyên môn Đồng thời nghiên cứu cũng nêu ra những giải pháp để nâng cao việc rèn luyện kỹ năng mềm, giúp sinh viên thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc trong thời đại mới
Bên cạnh đó sinh viên, các giảng viên, cán bộ đào tạo và những người trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên cũng là những đối tượng nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cũng sẽ đánh giá vai trò của các doanh nghiệp,
tổ chức trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các hoạt động thực
Trang 88
tiễn, bởi vì họ là những đối tượng sử dụng trực tiếp nguồn nhân lực của mình, từ đó nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế của các sinh viên trong thời đại hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp liệt kê, … để trình bày và nghiên cứu các khía cạnh và đưa ra những điểm nổi bật của đề tài
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài sẽ gồm 02 chương và 06 tiểu tiết
II PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.1 Nhận thức, nguyên tắc cơ bản của nhận thức
Quá trình nhận thức không phải là một hành động máy móc, mà là quá trình tích cực, sáng tạo, đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn Nó không chỉ dừng lại ở tri thức hiện tại mà tiếp tục phát triển theo thời gian
Trang 99
Ví dụ: Trong môn Toán học, thay vì chỉ học công thức, giáo viên có thể cho học sinh giải quyết các bài toán ứng dụng trong cuộc sống, như tính toán chi phí cho một chuyến đi chơi Qua đó, học sinh hiểu sâu hơn về cách áp dụng kiến thức toán học vào thực tế
1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của nhận thức
Nguyên tắc thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự vật: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào nhận thức của con người Ý thức không tạo ra hiện thực mà chỉ phản ánh lại nó Do đó, nhiệm vụ của con người trong nhận thức là phải tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, quy luật của thế giới này
Ví dụ: Trước khi khám phá ra vi khuẩn, con người vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân của nhiều bệnh tật Tuy nhiên, vi khuẩn đã tồn tại khách quan, và các nhà khoa học cuối cùng cũng phát hiện ra chúng qua quá trình nghiên cứu, từ đó giúp phát triển các phương pháp phòng và chữa bệnh
Nguyên tắc nhận thức là sự phản ánh chủ động của thế giới khách quan vào ý thức: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng nhận thức là quá trình chủ động, không phải sao chép thụ động các hiện tượng tự nhiên vào ý thức Ý thức của con người là một hình ảnh mang tính chủ động và sáng tạo Điều này có nghĩa là trong quá trình nhận thức, con người không chỉ ghi lại thông tin từ thế giới xung quanh mà còn giải thích, phân tích, và tạo ra các hình ảnh, biểu tượng trong trí óc
Ví dụ: Khi học vẽ, một người họa sĩ không chỉ sao chép lại cảnh vật mà còn kết hợp cảm nhận chủ quan, thêm bớt chi tiết để tạo nên một bức tranh có hồn Điều này thể hiện quá trình phản ánh thế giới khách quan không thụ động, mà qua lăng kính sáng tạo của người nghệ sĩ
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Triết học Mác-Lênin đặc biệt nhấn mạnh rằng chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn xác định tính đúng đắn hay sai lầm của nhận thức Bất
kỳ tri thức nào cũng cần được kiểm chứng qua hoạt động thực tiễn Điều này có nghĩa là
Trang 101.2 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1.2.1 Khái niệm thực tiễn
Trước đây, khái niệm thực tiễn, với nhiều trường phái triết học khác nhau, được định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, chưa một trường phái triết học nào khái quát đúng đắn được bản chất của thực tiễn cũng như vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Khắc phục những hạn chế đó, sự ra đời của Mác – Lênin đã hoàn thiện khái niệm
thực tiễn Theo đó, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch
sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ
Thực tiễn bao gồm ba yếu tố chính: mục đích, phương tiện và kết quả Mục đích của thực tiễn được xác định dựa trên nhu cầu và lợi ích của con người, những nhu cầu này lại xuất phát từ các điều kiện khách quan Trong quá trình để đạt được mục đích đó, con người phải lựa chọn các phương tiện hay công cụ phù hợp Kết quả của hoạt động thực tiễn không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan mà còn chịu tác động từ mục đích và phương tiện mà con người sử dụng
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thực tiễn gồm những đặc trưng sau:
Thứ nhất, thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những
hoạt động vật chất - cảm tính, là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng
Trang 1111
vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng Trên
cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình
Ví dụ: Trong nông nghiệp, người nông dân dùng công cụ như cuốc, cày và máy móc
để tác động vào đất đai Đây là một dạng hoạt động thực tiễn vì nó là hoạt động vật chất - cảm tính mà con người dùng lực lượng và công cụ vật chất để tác động lên các yếu tố vật chất (đất, nước, cây cối) Qua quá trình đó, con người làm biến đổi tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của mình
Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con
người; nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội Cũng vì vậy, hoạt động thực tiễn luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Đồng thời, thực tiễn có trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó
Ví dụ: Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa trở nên phổ biến Hoạt động thực tiễn này mang tính lịch sử - xã hội vì nó phát sinh từ một bối cảnh xã hội
cụ thể (dịch bệnh) và nhu cầu của cộng đồng (đảm bảo sức khỏe, nguồn thu nhập), được đông đảo mọi người thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh do những giới hạn về điều kiện
xã hội trong giai đoạn này
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục
vụ con người Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người thông qua hoạt động thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới Như vậy, nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác với hoạt động bản năng thụ động thích nghi của động vật
Ví dụ: Việc xây dựng các khu dân cư, đường xá, cầu cống là hoạt động mà con người chủ động tổ chức nhằm cải thiện môi trường sống, giao thông và tiện nghi xã hội
Trang 12* Ba hình thức cơ bản của thực tiễn:
Thứ nhất, hoạt động sản xuất vật chất: Là hình thức sớm nhất và quan trọng nhất,
giúp con người tương tác với tự nhiên để tồn tại và phát triển, là cơ sở cho các hoạt động khác Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên, là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người Không có sản xuất vật chất, con người
và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển
Ví dụ: Người nông dân trồng lúa, rau, nuôi gia súc, gia cầm để cung cấp thực phẩm cho cộng đồng
Thứ hai, hoạt động chính trị - xã hội: Thể hiện sự tự giác của con người trong việc
cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội,… Hoạt động chính trị -
xã hội bao gồm nhiều hoạt động có thể kể đến như đấu tranh giai cấp; đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội; đấu tranh nhằm cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội, từ đó tạo ra môi trường xã hội dân chủ Không có hình thức hoạt động thực tiễn này, con người và xã hội loài người cũng không thể phát triển bình thường
Ví dụ: Nhiều người trên thế giới tham gia các phong trào kêu gọi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đòi quyền lợi công bằng trong công việc, giáo dục và xã hội Hoạt động
Trang 1313
này thể hiện sự tự giác của con người trong việc cải tạo xã hội, xóa bỏ bất công về giới, hướng đến một xã hội công bằng và phát triển hơn
Thứ ba, hoạt động thực nghiệm khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động thực
tiễn Trong đó, con người chủ động tạo điều kiện để nghiên cứu khoa học, chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên, áp dụng công nghệ vào sản xuất và cải tạo
xã hội Ngày nay, khi cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, hình thức hoạt động thực tiễn này ngày càng đóng vai trò quan trọng
Ví dụ: Các nhà nghiên cứu thử nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot tự động trong nhà máy để tăng năng suất và giảm chi phí
Ba hình thức này có mối quan hệ biện chứng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau Trong
đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết định hai hình thức thực tiễn kia Tuy nhiên, hoạt động chính trị - xã hội và thực nghiệm khoa học vẫn có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất
Tóm lại, thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên, xã hội, nhưng đồng thời thực tiễn cũng tách con người khỏi thế giới tự nhiên, để “làm chủ” tự nhiên
1.2.1 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
* Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Thực tiễn đóng vai trò nền tảng trong quá trình nhận thức của con người, không chỉ
là cơ sở mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhận thức Qua hoạt động thực tiễn, con người tác động lên thế giới khách quan, buộc các sự vật và hiện tượng bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng Chính nhờ vào thực tiễn, con người có thể thu thập những tài liệu và vật liệu cần thiết cho quá trình nhận thức Không có thực tiễn thì không
có nhận thức, không có khoa học và lý luận, bởi tri thức của con người, xét đến cùng, đều xuất phát từ thực tiễn
Trang 1414
Thực tiễn luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng cho sự phát triển của nhận thức Đồng thời, nó rèn luyện các giác quan của con người, giúp cho quá trình nhận thức trở nên tốt hơn và tinh tế hơn Như Ph Ăngghen đã khẳng định, “chính việc người ta biến đổi tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người và trí tuệ con người phát triển song song với việc cải biến tự nhiên.”1 Hoạt động thực tiễn không chỉ tạo ra các công cụ hỗ trợ nhận thức như kính hiển vi, kính thiên văn, máy vi tính, mà còn mở rộng khả năng nhận thức của con người Như vậy, thực tiễn chính là nền tảng và cơ sở để nhận thức nảy sinh, tồn tại và phát triển Hơn nữa, thực tiễn còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhận thức
Ví dụ: Khi học ngoại ngữ, nếu chỉ học từ vựng và ngữ pháp qua sách vở, người học
có thể nắm kiến thức lý thuyết nhưng khó giao tiếp trôi chảy Khi thực hành nói chuyện với người bản xứ hoặc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày, họ sẽ hiểu cách dùng
từ tự nhiên hơn, phản xạ nhanh hơn và phát hiện những điểm yếu cần cải thiện Thực tiễn giúp người học "ngấm" ngôn ngữ, từ đó phát triển khả năng giao tiếp thực sự Chính thực tiễn đã đề ra nhu cầu và tạo nên cơ sở, động lực
* Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người ngay từ khi xuất hiện đã bị quy định bởi nhu cầu thực tiễn
Để sống và tồn tại, con người phải sản xuất và cải tạo xã hội, điều này buộc họ phải nhận thức thế giới xung quanh Nhận thức không chỉ nhằm mục đích lý thuyết mà còn phải phục vụ cho thực tiễn, soi đường và dẫn dắt hoạt động thực tiễn Nếu không vì mục đích thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng và trở nên bế tắc Kết quả của nhận thức chỉ có
ý nghĩa khi được áp dụng vào đời sống thực tiễn để phục vụ con người, dù là trực tiếp hay gián tiếp
Ví dụ: Sự ra đời của trí tuệ nhân tại (AI) là nhằm phục vụ cuộc sống con người, khiến cho các hoạt động sản xuất, nghiên cứu, học tập của con người trở nên dễ dàng hơn
1 1 C.Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội
Trang 1515
Bắt nguồn từ thực tiễn đó, các nhà khoa học mới nghiên cứu để tạo ra những mô hình AI
để phục vụ cho từng mục đích cụ thể Nếu không vì thực tiễn, thì mục đích tạo ra những
mô hình AI đó là vô nghĩa, dần dà sẽ bị mất phương hướng, bế tắc
* Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin , chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm Chân lý phải được hiểu như một quá trình, bởi lẽ bản thân sự vật có quá trình vận động, biến đổi, phát triển và sự nhận thức về nó cũng phải được vận động, biến đổi, phát triển Vì vậy, nhận thức chân lý cũng phải là một quá trình
Chân lý có các tính chất sau: Tính khách quan, tính tương đối và tính tuyệt đối, tính
cụ thể
Tính khách quan của chân lý: Chân lý là tri thức chứ không phải bản thân hiện thực
khách quan, nhưng tri thức đó phải phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng Do đó, theo nghĩa đúng của từ này, chân lý bao giờ cũng là khách quan vì nội dung phản ánh của nó là khách quan, là phù hợp với khách thể của nhận thức
Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý: Tính tương đối thể hiện ở chỗ mọi tri
thức của con người có thể đúng nhưng chưa đầy đủ, chỉ phản ánh một phần hoặc một khía cạnh nào đó của hiện thực trong điều kiện cụ thể Điều này không có nghĩa là sai, mà là tri thức đó còn bị giới hạn bởi bối cảnh lịch sử Tính tuyệt đối của chân lý thể hiện ở chỗ những tri thức của chân lý phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực khách quan ở một giai đoạn lịch sử cụ thể xác định Con người ngày càng tiến gần đến chân lý tuyệt đối chứ không thể đạt chân lý tuyệt đối một cách trọn vẹn, toàn diện theo nghĩa đen của từ
Tính cụ thể của chân lý: Chân lý không tồn tại dưới dạng trừu tượng hay chung
chung mà luôn gắn liền với các điều kiện cụ thể, không gian và thời gian cụ thể Do đó, chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện cụ thể với những hoàn
Trang 1616
cảnh lịch sử cụ thể trong một không gian và thời gian xác định Thoát ly những điều kiện
cụ thể này sẽ không phản ánh đúng đắn sự vật, hiện tượng Vì vậy, trong nhận thức và hành động, cần phải xem xét sự vật trong bối cảnh cụ thể, từ đó có những cách tiếp cận sáng tạo, phù hợp với thực tiễn
Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý Tri thức con người có thể phản ánh đúng hoặc sai hiện thực, và chỉ thông qua thực tiễn, chân lý mới được khẳng định hoặc phủ định Thực tiễn không chỉ vật chất hóa tri thức mà còn hiện thực hóa tư tưởng, qua đó xác định được tính đúng đắn của chân lý
Dù thực tiễn có tính chất tuyệt đối trong việc kiểm tra chân lý, nó cũng mang tính tương đối vì thực tiễn luôn biến đổi và phát triển Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra chân lý trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Tuy nhiên, tính tương đối lại nằm ở sự vận động không ngừng của thực tiễn, dẫn đến không có chân lý nào có thể được khẳng định hoặc bác bỏ hoàn toàn Do đó, cần phải xem xét thực tiễn trong không gian và thời gian đủ rộng để thấy rõ chân lý hay sai lầm
Ví dụ: Một sinh viên học lý thuyết lập trình web sẽ chỉ thực sự hiểu đúng và đầy đủ khi áp dụng vào thực tế để tự xây dựng một website Trong quá trình thực hành, sinh viên
sẽ gặp các vấn đề và nhận ra những kiến thức cần điều chỉnh hoặc bổ sung Như vậy, chỉ khi áp dụng vào thực tiễn, sinh viên mới kiểm chứng được tính đúng đắn của lý thuyết – đây chính là ý nghĩa của “thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.”
Chương 2 VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN
LÝ VÀO VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1 Kỹ năng và những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên
* Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc hoặc hoạt động cụ thể một cách hiệu quả, dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức, thực hành và kinh nghiệm Các kỹ năng có thể
Trang 1717
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ những kỹ năng chuyên môn kỹ thuật như lập trình, thiết kế đồ họa, đến những kỹ năng quản lý như lãnh đạo, tổ chức công việc, hay kỹ năng giao tiếp Việc phát triển kỹ năng không chỉ giúp con người hoàn thành công việc một cách chính xác và hiệu quả mà còn giúp nâng cao năng lực cá nhân và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao trong công việc
* Khái niệm kỹ năng mềm
Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển bản thân, đặc biệt đối với sinh viên đang chuẩn bị bước vào thế giới làm việc Kỹ năng mềm bao gồm các khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và quản lý cảm xúc, giúp con người làm việc hiệu quả hơn trong môi trường
xã hội và duy trì những mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, bạn bè và cấp trên Kỹ năng mềm không liên quan trực tiếp đến chuyên môn, nhưng chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con người xử lý các tình huống trong cuộc sống và công việc Đặc biệt đối với sinh viên, kỹ năng mềm chính là nền tảng giúp các bạn phát triển toàn diện, chuẩn bị bước vào thị trường lao động một cách tự tin và hiệu quả Học tập không chỉ là tiếp thu kiến thức chuyên môn mà còn là quá trình phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý bản thân để sinh viên có thể đối mặt với những thử thách trong công việc và cuộc sống Kỹ năng mềm chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa một sinh viên giỏi chuyên môn và một sinh viên thành công trong sự nghiệp
* Những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong mọi môi trường
làm việc và học tập Đối với sinh viên, kỹ năng giao tiếp giúp sinh viên có thể trình bày ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và thuyết phục Trong các buổi thuyết trình, tranh luận hay làm bài tập nhóm, khả năng diễn đạt tốt sẽ giúp sinh viên truyền đạt được thông tin một cách hiệu quả và tạo ấn tượng với giảng viên cũng như các bạn cùng lớp Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp không chỉ bao gồm việc nói mà còn bao gồm cả