Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệpThành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế.Hoạt động thành lập doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư tiến hành tr
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KINH TẾ - LUẬT
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 CHUYÊN NGÀNH LUẬT ĐẦU TƯ - KINH DOANH
Đề tài :
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY LUẬT
TNHH THE LUX
GVHD: ThS Lê Thị Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Minh Tâm MSSV: 2121002731
Lớp: 21DLD01
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2023
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KINH TẾ - LUẬT
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 CHUYÊN NGÀNH LUẬT ĐẦU TƯ - KINH DOANH
Đề tài :
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY LUẬT
TNHH THE LUX
GVHD: ThS Lê Thị Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Minh Tâm MSSV: 2121002731
Lớp: 21DLD01
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2023
Trang 3NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC HÀNH VÀ XÁC NHẬN NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA ĐƠN VỊ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Minh Tâm
Ngày tháng năm sinh: 01/09/2003
Nơi sinh: Tỉnh Ninh Thuận
Lớp: 21DLD01 – Khóa: 21D – Ngành đào tạo: Luật Kinh tế
Tại đơn vị: Công ty Luật TNHH The Lux
Thời gian thực tập: Ngày 20/06/2023 đến ngày 20/07/2023
Nội dung đề tài: Thực tiễn hoạt động tư vấn pháp lý về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại công ty Luật TNHH The Lux
1 Nhận xét kết quả thực hành nghề nghiệp 1
- Về chấp hành nội quy đơn vị
- Về thái độ làm việc
- Về ý thức học hỏi
- Về tinh thần làm việc nhóm, hỗ trợ đồng nghiệp
Trang 4
- Kiến thức, kỹ năng thu nhận
2 Xác nhận nội dung báo cáo thực hành nghề nghiệp 1
Tôi là: xác nhận các nội dung trình bày trong Báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 này là trungthực, đúng với các nội dung công việc của sinh viên Nguyễn Thị Minh Tâm đã nghiêncứu/thực hiện trong thời gian thực hành nghề nghiệp tại Công ty Luật TNHH The Lux
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
(Ký tên và đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lê Thị Minh Trang
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 10
1 Lý do chọn đề tài và nơi THNN1 10
2 Mục tiêu của đề tài 11
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài 11
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 12
5 Bố cục đề tài 12
NỘI DUNG 13
I KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 13
1.1 Khái quát chung về đăng ký thành lập doanh nghiệp 13
1.1.1 Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp 13
1.1.2 Đặc điểm của thủ tục đăng ký về thành lập doanh nghiệp 14
1.2 Vai trò của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp 15
1.3 Quy định của pháp luật việt nam hiện nay về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 16
1.3.1 Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp 16
1.3.2 Điều kiện thành lập doanh nghiệp 18
1.3.2.1 Điều kiện về kinh tế 18
1.3.2.2 Điều kiện về pháp lý 19
1.3.3 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp 25
1.3.4 Trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp 30
II GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY LUẬT TNHH THE LUX 36
2.1 Giới thiệu công ty Luật TNHH The Lux 36
2.1.1 Thông tin chung về công ty Luật TNHH The Lux 36
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty Luật TNHH The Lux 37
2.2 Giới thiệu cán bộ hướng dẫn thực hành nghề nghiệp 1 39
Trang 9III KẾT QUẢ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 TẠI CÔNG TY LUẬT
TNHH THE LUX 39
3.1 Mô tả chi tiết công việc được giao “Thực hiện hoạt động tư vấn pháp lý về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại công ty Luật TNHH The Lux” 39
3.2 So sánh thực tiễn và quy định pháp luật việt nam hiện nay về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 44
3.2.1 Những thành tựu mà công ty Luật TNHH The Lux đạt được trong hoạt động tư vấn pháp lý về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 44
3.2.2 Một số bất cập còn tồn tại 45
3.2.3 Nguyên nhân của những bất cập 46
3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 47
3.4 Tổng kết kết quả thực hành nghề nghiệp 1 49
3.4.1 Tóm tắt kết quả thực hành nghề nghiệp 1 49
3.4.2 Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các công việc thực hành nghề nghiệp 1 49
3.4.2.1 Thuận lợi 49
3.4.2.2 Khó khăn 50
3.4.3 Bài học kinh nghiệm cho bản thân 51
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài và nơi THNN1
Hiện nay, Việt Nam đã và đang là thành viên của nhiều tổ chức thương mại khuvực và thế giới như Diễn đàn hợp tác kinh tế Á – Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Với
xu thế mở rộng thị trường, hội nhập quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển, tự do kinhdoanh là một trong những yếu tố then chốt, cụ thể Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Chính vì thế, các doanh nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng về
loại hình tổ chức cũng như lĩnh vực kinh doanh
Với bối cảnh đó, Việt Nam đang chứng kiến số lượng doanh nghiệp thành lập mớigia tăng nhanh chóng Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa có sự đầu tư về mặt pháp
lý nên vẫn còn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đăng kýthành lập doanh nghiệp Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là một nội dung quantrọng được quy định trong pháp luật doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp 2020 mới đượcban hành, với nhiều quy định mới như luật này quy định đa dạng các phương thức nộp
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, gồm: đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng kýkinh doanh; đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính và đăng ký doanh nghiệpqua mạng thông tin điện tử.Việc ghi nhận đa dạng các phương thức nộp hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp là sự tiến bộ đáng ghi nhận, là tiền đề thực hiện cải cách thủ tục hànhchính về đăng ký doanh nghiệp khi Luật Doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực,hướng đến sự thuận lợi về khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư Ngoài ra,Luật Doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp
Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại công
ty Luật TNHH The Lux, em nhận thấy doanh nghiệp gặp phải những vướng mắc, bấtcập như: sự không nhất quán giữa Luật Doanh nghiệp 2020 và hệ thống pháp luậtchuyên ngành; những bất cập liên quan đến ngành nghề kinh doanh, thời gian thựchiện thủ tục và việc áp dụng công nghệ trực tuyến trong đăng ký thành lập doanhnghiệp Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Thực tiễn hoạt động tư vấn pháp lý về thủtục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại công ty Luật TNHH The Lux” làm đề tài báocáo thực hành nghề nghiệp 1 để đưa ra đánh giá so sánh giữa thực tiễn và quy địnhpháp luật về thủ tục đăng
Trang 11ký thành lập doanh nghiệp Từ đó, đề tài nêu ra được những thành tựu đạt được cũngnhư những hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoạt động tư vấn pháp lý về thủ tụcđăng ký thành lập doanh nghiệp; đồng thời, đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu khái quát lý luận và cơ sở pháp lý về thủ tục đăng kýthành lập doanh nghiệp để làm sáng tỏ quy định về việc đăng ký thành lập doanhnghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay Trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động tưvấn pháp lý về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại công ty Luật TNHH TheLux, rút ra những thành tựu, bất cập và nguyên nhân Từ đó đề xuất kiến nghị có tínhkhả thi giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lậpdoanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn pháp lý về thủ tục đăng
ký thành lập doanh nghiệp tại công ty Luật TNHH The Lux
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài: những vấn đề lý luận và quy định pháp luật về thủtục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam Phân tích, đánh giá thực tiễnhoạt động tư vấn pháp lý về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại công tyLuật TNHH The Lux
Phạm vị nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề thủ tục đăng kýthành lập doanh ngiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, các vănbản hướng dẫn thi hành cũng như thực tế tư vấn pháp lý tại công ty Luật TNHHThe Lux
Phương pháp nghiên cứu đề tài: trong bài báo cáo này sử dụng chủ yếu:
+ Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin qua việc sửdụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượnghoặc các hành vi của hoạt động tư vấn pháp lý giúp em thực hiện hoạtđộng phân tích, tổng hợp và đánh giá làm rõ vấn đề
+ Phương pháp so sánh, đánh giá: phân tích các quy định pháp luật về đăng
ký thành lập doanh nghiệp, từ đó tổng hợp thông tin So sánh giữa thực
Trang 12tiễn và quy định pháp luật về quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp
để em rút ra nhận xét, đánh giá vấn đề cần làm rõ
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: biết được thực tiễn của hoạt động tư vấn pháp lý
về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại công ty Luật TNHH The Lux và một sốbất cập, vướng mắc về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trên thực tế
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: kết quả nghiên cứu đề tài giúp công ty Luật TNHHThe Lux đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần nhận xét của đơn vị thực tập và giảng viên hướng dẫn, phần mở đầu,phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần nhật ký THNN 1, phần nội dungbài báo cáo gồm 3 chương bao gồm:
I Khái quát lý luận và cơ sở pháp lý về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ởViệt Nam
II Giới thiệu tổng quát về công ty Luật TNHH The Lux
III Kết quả thực hành nghề nghiệp 1 tại công ty Luật TNHH The Lux
Trang 13NỘI DUNG
I.KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế.Hoạt động thành lập doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư tiến hành trên cơ sở quy địnhcủa pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cáchthức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp,người đầu tư thành lập doanh nghiệp Ở góc độ kinh tế, thành lập doanh nghiệp donhà đầu tư thực hiện với các hoạt động đầu tư vốn, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiếtcho một tổ chức kinh tế ra đời Về pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hànhchính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc người đại diện của họ tiếnhành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp.Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủngày 21 tháng 10 năm 2021 quy định về đăng ký doanh nghiệp, theo đó “Đăng kýdoanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp
dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng kýdoanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốcgia về đăng ký doanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanhnghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các
nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.”.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp kết thúc bằng việc doanh nghiệp đượccấp GCNĐKDN Kể từ thời điểm này, doanh nghiệp chính thức được thành lập và trởthành một chủ thể kinh doanh độc lập, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý được Nhànước và pháp luật công nhận, bảo hộ Bởi vậy, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệpcũng được coi là thủ tục gia nhập thị trường và tất cả doanh nghiệp đều phải thực hiệnthủ tục này
Trang 141.1.2 Đặc điểm của thủ tục đăng ký về thành lập doanh nghiệp
Một là, đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với
chủ thể kinh doanh Hành vi đăng ký doanh nghiệp làm phát sinh mối quan hệ giữachủ thể kinh doanh và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GCNĐKKD Vì vậy, thủtục đăng ký thành lập doanh nghiệp mang đậm đặc trưng của một thủ tục hành chính
Để được cấp GCNĐKKD hay thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chủ thểkinh doanh phải tuân thủ những trình tự thủ tục về đăng ký kinh doanh theo luật định
Cụ thể là việc hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hoặc thông báo thayđổi nội dung đăng ký kinh doanh cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Cơ quan Nhànước có nghĩa vụ tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành đểcấp hoặc từ chối cấp GCNĐKKD, quy trình này được thực hiện đúng trình tự thời giantheo quy định của luật định
Ngoài ra, với việc được cấp GCNĐKKD, chủ thể kinh doanh đã chính thức đượcxác lập tư cách pháp nhân, được Nhà nước ghi nhận sự tồn tại dưới góc độ pháp lý,chịu sự quản lý trực tiếp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Hoạt động kinh doanhcủa chủ thể kinh doanh cũng đã được công khai trong giới thương nhân và cộng đồng
Từ đây, chủ thể kinh doanh đã có đầy đủ năng lực pháp luật để nhân danh mình thamgia vào các quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại quốc tế và các quan hệ pháp luật khác
Hai là, đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục đầu tiên của doanh nghiệp phải
tham gia vào thị trường Để thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường, chủ thểphải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnhay nói cách khác là thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp
Trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc thành lập doanh nghiệp vàcác lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp được thông tin rộng rãi, công khai trên thịtrường, bên ngoài xã hội nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp (các đốitác tương lai) và cộng động xã hội (các đối tác có liên quan) tạo nền tảng cho bước đầukhởi sự kinh doanh
Ba là, đăng ký thành lập doanh nghiệp được hiểu là quyền tự do kinh doanh, đây
là một bộ phận của quyền tự do dân chủ của nhân dân Tuy nhiên quyền này phải tuânthủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và bình đẳng trước pháp luật
Trang 151.2 Vai trò của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp
*Đối với người đề nghị thành lập doanh nghiệp
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp được Nhà nước
và pháp luật thừa nhận tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi kinh doanh Trên nền tảng
đó, phía doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo vệ thương hiệu domình xây dựng Sau khi được cấp GCNĐKDN, doanh nghiệp được quyền thực hiệncác hoạt động kinh doanh như đã đăng ký GCNĐKDN là một trong những cơ sở pháp
lý giúp doanh nghiệp tạo niềm tin với người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ dodoanh nghiệp cung cấp
*Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng giúp Nhà nước nắm bắt được số lượngdoanh nghiệp tham gia vào thị trường, quản lý tốt hơn hoạt động của doanh nghiệptrên thực tế và thực hiện quản lý hành chính của mình Thông qua việc đăng ký thànhlập doanh nghiệp, Nhà nước nắm bắt được xu hướng của thị trường cũng như các yếu
tố trong kinh doanh để đưa ra các chủ trương chính sách, các biện pháp phù hợp chonền kinh tế
*Đối với nền kinh tế
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và được cấpGCNĐKDN, doanh nghiệp bước đầu thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường,góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Chính vì thế, việc đăng kýthành lập doanh nghiệp sẽ gián tiếp tạo nên một môi trường làm việc năng động, tạocho người lao động có được công việc phù hợp với khả năng của mình Từ đó, ngườilao động cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, là sự gián tiếp cho đóng góp của quốcgia
Số lượng doanh nghiệp đi vào hoạt động nhiều giúp GDP của nước ta Bên cạnh
đó, tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định được
vị thế của mình khi tiếp thu những tiến bộ nhân loại, nâng cao giá trị, thương hiệuquốc gia
Trang 16*Đối với đời sống xã hội
Khi đời sống của người dân ngày càng được ổn định thì các vấn đề xã hội ngàycàng được giữ trật tự an toàn, ổn định bởi lẽ các vấn đề cơ bản của người dân, của xãhội được đáp ứng, giải quyết sẽ hạn chế đáng kể được tình hình tệ nạn xã hội Từ đó,giúp cho đời sống xã hội được cải thiện theo chiều hướng tích cực và nâng cao, gópphần giúp cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phát triển
1.3 Quy định của pháp luật việt nam hiện nay về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.3.1 Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp cho phép tạo lập mới một chủ thể kinh doanh Khi thamgia vào thị trường, doanh nghiệp sẽ trở thành chủ thể của các giao dịch dân sự, thươngmại, lao động , tạo ra và chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ tài sản Do vậy,đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức, cá nhân có đủ khả năng vàđiều kiện phù hợp để chịu trách nhiệm về doanh nghiệp do mình khởi tạo
Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là những tổ chức, cá nhân được phápluật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp Trường hợp đối tượng có quyền thànhlập doanh nghiệp là cá nhân thì cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịutrách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập Nếu đốitượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách phápnhân, vì rằng, tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độclập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó Điều này là phù hợp vàlogic khi luật pháp của nước ta quy định “có tài sản độc lập” là điều kiện bắt buộc củamột pháp nhân
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có liệt kê 07nhóm tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản
Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vịmình Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động được nhờ cónguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, nếu như các cơ quan, đơn vị này dùng nguồn vốn
đó đi thành lập doanh nghiệp mới để thu lợi cho cơ quan đơn vị mình thì nguồn vốnNhà nước sử dụng không được hiệu quả và sẽ gây thất thoát, lạm dụng ngân sách
Trang 17Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ1, công chức
và Luật Viên chức2 Cán bộ, công chức và viên chức là những người làm việc trong cơquan Nhà nước và nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy Nhànước Do đó, pháp luật quy định cán bộ, công chức và viên chức không được thành lập
và quản lý doanh nghiệp là nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, làm quyền có thểxảy ra
Thứ ba, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩquan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhândân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn gópcủa Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp Nhà nước
Thứ tư, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, trừ người được cửlàm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệpkhác Theo đó có thể hiểu, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhànước tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắmgiữ 100% vốn điều lệ không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp, trừ người được
cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanhnghiệp khác
Thứ năm, người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người
bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
tổ chức không có tư cách pháp nhân Đối với nhóm chủ thể này, Luật Doanh nghiệpnăm 2020 có bổ sung thêm một chủ thể mới không có quyền thành lập, quản lý doanhnghiệp đó là “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” Điều này là hợp
lý, vì những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ không thể luônluôn đảm bảo được các hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật vàđịnh hướng bản thân, đồng thời không thể xử lý được các vấn đề liên quan đến doanhnghiệp khi xảy ra một cách kịp thời
1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
2 Điều 2 Luật Viên chức năm 2010.
Trang 18Thứ sáu, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành
hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,
cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghềhoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản,Luật Phòng, chống tham nhũng Quy định về nhóm chủ thể này của Luật Doanhnghiệp năm 2020 cơ bản giống với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, nhưng
có bổ sung thêm một trường hợp không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp làngười đang bị tạm giam Khi một người đang bị tạm giam thì họ sẽ bị hạn chế một sốquyền nên không thể đảm bảo được hoạt động của doanh nghiệp sau khi thành lập
Thứ bảy, tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động
trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự Đây là một quyđịnh mới trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trongmột số lĩnh vực nhất định là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại khi cóhành vi phạm tội Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất địnhđược áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanhhoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe củacon người hoặc cho xã hội (Điều 80 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm2017)
1.3.2 Điều kiện thành lập doanh nghiệp
1.3.2.1 Điều kiện về kinh tế
Muốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị điều kiện vật chấtcần thiết để doanh nghiệp ra đời, như nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, máy móc thiếtbị Công việc này do các chủ doanh nghiệp, thành viên công ty tiến hành trên cơ sởgóp vốn ở dạng tiền mặt, hiện vật hay tài sản khác Tùy thuộc lĩnh vực kinh doanh vàkhả năng tài chính, vốn đầu tư thành lập ở mỗi doanh nghiệp có quy mô khác nhau.Cân nhắc một lượng vốn cần và đủ để tồn tại, cạnh tranh và phát triển là công việc củacác chủ doanh nghiệp Sai số ở khâu tính toán này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bịđào thải do không đủ sức cạnh tranh
Từ triết lí đó, pLuật Doanh nghiệp 2020 không quy định mức vốn tối thiểu đểthành lập doanh nghiệp mà để các nhà đầu tư tự quyết định trong sự điều tiết của thịtrường Chỉ trong một số ngành, nghề nhất định, xét thấy cần kiểm soát điều kiện vậtchất tối thiểu cho hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn, nhà nước có quy định về mứcvốn điều
Trang 19lệ tối thiểu cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp Mức vốn này được gọi là mức vốnpháp định, theo đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải bảo đảm từ mức vốn pháp địnhtrở lên Một số ngành, nghề cần đáp ứng quy định về mức vốn pháp định như chứngkhoán, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ mua bán nợ
1.3.2.2 Điều kiện về pháp lý
Điều kiện pháp lý để thành lập doanh nghiệp gồm những điều kiện pháp luật quyđịnh mà chủ thể kinh doanh cần đáp ứng để được cấp GCNĐKDN Tùy thuộc vào yêucầu và mục đích quản lý Nhà nước ở mỗi thời điểm, các điều kiện thành lập doanhnghiệp được kiểm soát theo chế độ tiền kiểm hoặc hậu kiểm
Thứ nhất, các điều kiện “tiền kiểm” doanh nghiệp cần đáp ứng để được cấp GCNĐKDN
“Tiền kiểm” là kiểm tra các điều kiện cần thiết trước khi cấp GCNĐKDN Chế độ
“tiền kiểm” có nội dung là kiểm tra các điều kiện thành lập doanh nghiệp trước khi cấpGCNĐKDN Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, thẩm định các giấy tờ liên quan
và kiểm tra các điều kiện thuộc diện “tiền kiểm” để quyết định cấp hoặc từ chối cấpGCNĐKDN Quy định về điều kiện cấp GCNĐKDN trong pháp luật hiện hành là cácđiều kiện thuộc diện “tiền kiểm” – kiểm tra trước khi cấp GCNĐKDN
Một là, điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được rà soát khi thực hiện thủ tục đăng kýthành lập doanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ được cấp GCNĐKDN khi ngành, nghề kinhdoanh không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh Danh mục ngành, nghề bị cấm kinhdoanh có thể khác nhau ở các quốc gia và có thể thay đối phù hợp với điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển Hiện tại, theo quyđịnh tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh đốivới các hàng hoá, dịch vụ sau đây:
Các chất ma túy (theo quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư năm 2020);
Các loại hoá chất, khoáng vật (theo quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư năm2020);
Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã (theo quy định tại Phụ lục I củaCông ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp;
Trang 20mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I cónguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư năm 2020);
Kinh doanh mại dâm;
Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
Kinh doanh pháo nổ;
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Hai là, điều kiện về tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp đặt đúng quy định và không trùng hay gây nhầm lẫn là điềukiện cần thiết và bắt buộc Các quy định buộc thực hiện khi đặt tên doanh nghiệp nhằmmục tiêu dễ nhận biết sơ bộ về loại hình và đặc tính của doanh nghiệp Tên doanhnghiệp phải hiển thị rõ loại hình doanh nghiệp (ví dụ: CTCP, công ty TNHH ) Bộphận tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanhnghiệp đã đăng ký, hoặc lạm dụng tên tuổi của cơ quan, tổ chức khác Quy định nàynhằm mục đích bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp sau khi thànhlập
Theo Điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên doanh nghiệp thìtên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc
“công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổphần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợpdanh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp
tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân
Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F,
J, Z, W, chữ số và ký hiệu
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đạidiện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viếttrên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành
Bên cạnh đó, Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên doanhnghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp như sau:
Trang 21 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sangmột trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh Khi dịch sang tiếng nướcngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tươngứng sang tiếng nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nướcngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việtcủa doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinhdoanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấnphẩm do doanh nghiệp phát hành
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếngnước ngoài
Ba là, điều kiện về hồ sơ và lệ phí
Để được cấp GCNĐKDN, tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp cần chuẩn
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ hợp lệ là bộ hồ sơ có đủ các giấy tờ theo quy định và các giấy tờ đượckhai đúng và đầy đủ Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp được thành lập, nhà đầu tưcần chuẩn bị bộ hồ sơ với các loại giấy tờ khác nhau Ví dụ: Một hồ sơ thành lậpCTCP cần có đủ các loại giấy tờ sau đây (mỗi loại giấy tờ đều có mục đích cụ thể):
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (thể hiện yêu cầu, nguyện vọng của nhà đầu
tư tại cơ quan quản lý Nhà nước về đăng ký kinh doanh);
Điều lệ công ty (ghi nhận các quy tắc quản lý, hoạt động của - doanh nghiệp);
Danh sách cổ động sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đểkiểm soát số lượng sáng lập viên tối thiểu và số cổ đông nước ngoài và tỉ lệ gópvốn cổ phần của họ);
Bản sao các giấy tờ: Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người thành lậpdoanh nghiệp, của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hay đạidiện của họ (thẻ căn cước, giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu ); giấy tờchứng thực tổ chức hợp pháp đăng ký thành lập doanh nghiệp (quyết định thànhlập doanh nghiệp, GCNĐKDN)
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần có thêm giấychứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư
Trang 22Ngoài ra, nộp đủ lệ phí cũng là điều kiện bắt buộc để được cấp GCNĐKDN.Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sẽ nộp lệ phí đăng ký thành lậpdoanh nghiệp với mức thu là 50.000 đồng/lần theo quy định tại Biểu phí, lệ phí đăng
ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài chínhngày 05 tháng 08 năm 1019
Bốn là, điều kiện về trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở hay địa chỉ của doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp tiến hành giao dịch kinhdoanh Trụ sở chính của doanh nghiệp có thể được đặt ở những nơi mà chủ doanhnghiệp mong muốn, tuy nhiên khi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp cần phải tuân theoquy định của pháp luật Theo quy định tại Điều 42 và Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm
2020 về trụ sở chính của doanh nghiệp và về chi nhánh, văn phòng đại diện và địađiểm kinh doanh của doanh nghiệp
“Điều 42 Trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại,
số fax và thư điện tử (nếu có).”
Như vậy, một nơi được xem là trụ sở chính có những đặc điểm:
Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng kýkinh doanh cấp;
Trụ sở chính doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính;
Trụ sở chính không được đặt tại chung cư Trong đó, nghiêm cấm đặt trụ sởchính của công ty tại nhà chung cư có mục đích để ở3;
Không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
“Điều 44 Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1 Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn
bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo
3 khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 và Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng ngày 19/11/2009 về việc quản lý sử dụng nhà chung cư.
Trang 23ủy quyền Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2 Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3 Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng có một số đặc điểm như sau:
Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
Phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;
Phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
Không được cùng là trụ sở chính của doanh nghiệp
Như vậy, nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào nơiđặt trụ sở chính Theo đó, doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinhdoanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Về chế độthuế, địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng và phải hạch toán phụ thuộc vàocông ty Trụ sở chính có thể không tiến hành hoạt động kinh doanh còn địa điểm kinhdoanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề doanh nghiệp
đã đăng ký Luật không quy định doanh nghiệp phải có trụ sở riêng biệt hay gộp chungvới địa điểm kinh doanh, nhưng “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ởngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.”
Thứ hai, điều kiện cần tuân thủ theo chế độ “hậu kiểm”
“Hậu kiểm” là kiểm tra các điều kiện doanh nghiệp cần tuân thủ sau khi doanhnghiệp đã đăng ký thành lập và đi vào hoạt động Các điều kiện thuộc diện hậu kiểmkhông bị kiểm tra khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mà sẽ bị kiểm tra,giám sát trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, xử lí vi phạm khi bị phát hiện.Chế độ “hậu kiểm” hình thành do yêu cầu thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hànhchính trong thành lập và đăng ký doanh nghiệp Pháp luật Việt Nam xác định rõnguyên
Trang 24tắc tự giác, trung thực trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp Theo nguyên tắc này,người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kêkhai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Khi cấp GCNĐKDN, Cơ quan đăng ký kinhdoanh không có nghĩa vụ kiểm soát, thẩm định các điều kiện thuộc diện hậu kiểm Tuynhiên, cùng với những cơ quan có thẩm quyền khác, cơ quan đăng ký kinh doanh cóquyền kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm về điều kiện thành lập khi doanh nghiệp đã đivào hoạt động Chế độ “hậu kiểm” có ý nghĩa quan trọng trong việc đơn giản hoá thủtục hành chính trong thành lập doanh nghiệp, tạo con đường gia nhập thị trường thôngthoáng, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam.
Một là, điều kiện về quyền thành lập doanh nghiệp của chủ thể
Điều kiện về chủ thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp là điều kiện thuộc diện
“hậu kiểm” Chủ thể đầu tư vốn phải là tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanhnghiệp, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp Nhà đầu tư tự rà soát,đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp và đặc điểm nhân thân để xác định quyềnthành lập doanh nghiệp mình Nếu thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, tổchức, cá nhân không được thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp như đãphân tích ở mục 1.3.1 Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp, cụ thể theo quy địnhtại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Doanh nghiệp được thành lập bởi
tổ chức, cá nhân bị cấm thành lập doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động, thu hồiGCNĐKDN khi bị phát hiện trong quá trình hậu kiểm Trong một số trường hợp, xétthấy cần kiểm tra trước về nhân thân người thành lập doanh nghiệp, Cơ quan đăng kýkinh doanh có quyền yêu cầu người đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp Phiếu lí lịch
tư pháp trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Hai là, điều kiện về vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu do pháp luật quy định đối với một số ngành,nghề kinh doanh như kinh doanh vàng, các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứngkhoán, dịch vụ mua bán nợ , được quy định trong pháp luật chuyên ngành như phápluật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật chứng khoán, pháp luật về các tổ chức tíndụng Đối với những ngành, nghề cần có đủ vốn pháp định, nhà đầu tư phải bảo đảmmức vốn này từ khi thành lập và phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanhnghiệp Vốn
Trang 25pháp định được quy định theo ngành, nghề kinh doanh và hiện tại, vốn pháp định đượcquy định đối với một số ngành, nghề như kinh doanh vàng, các dịch vụ ngân hàng, bảohiểm, chứng khoán, dịch vụ mua bán nợ Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệpkhông phải nộp giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn pháp định.
1.3.3 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình được thành lập, nhà đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ với cácloại giấy tờ khác nhau Theo quy định từ Điều 21 đến Điều 24 Nghị định số01/2021/NĐ- CP quy định về hồ sơ của từng loại hình như sau:
“Điều 21 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2 Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Điều 22 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2 Điều lệ công ty.
3 Danh sách thành viên.
4 Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 23 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2 Điều lệ công ty.
Trang 263 Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
4 Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của
tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 24 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2 Điều lệ công ty.
3 Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của
tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Trang 27c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Từ Điều 23 đến Điều 25 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về nội dung vàmột số loại văn bản trong hồ sơ cụ thể như sau:
“Điều 23 Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1 Tên doanh nghiệp;
2 Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
3 Ngành, nghề kinh doanh;
4 Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
5 Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
6 Thông tin đăng ký thuế;
7 Số lượng lao động dự kiến;
8 Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
9 Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần.
Điều 24 Điều lệ công ty
1 Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
2 Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
Trang 28d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý
và Kiểm soát viên;
k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
3 Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Trang 29d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
4 Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Điều 25 Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách
cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1 Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân đối với công ty cổ phần;
2 Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;
3 Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;
4 Phần vốn góp, giá trị vốn góp, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, tỷ
lệ sở hữu cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn,