1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề thực tậptốt nghiệp khóa 26 pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực tiễn tư vấn tại công ty luật hợp danh fdvn

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thực tế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này trong các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, điển hình như:Luận văn thạc sĩ luật học “Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHÓA 26PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝTHÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄNTƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN.

HOÀNG NHẬT LINH

Trang 2

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄNTƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN.

Thời gian thực tập: 22/01/2024 – 16/03/2024Địa điểm thực tập: Công ty Luật hợp danh FDVNGiáo viên hướng dẫn: Ths Lê Thị Xuân PhươngSinh viên thực tập: Hoàng Nhật Linh

Mã số sinh viên: 26218629886

Trang 3

ĐÀ NẴNG – THÁNG 3 NĂM 2024

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành tốt bài báo cáo lần này, đầu tiên em xin gửi đến các thầy, cô trường Đại học Duy Tân nói chung và khoa Luật – Đại học Duy Tân nói riêng lời cám ơn chân thành nhất Thầy, cô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong học tập

Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Xuân Phương đã hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này

Em cũng xin được gửi lời cám ơn đến Công ty Luật hợp danh FDVN cùng các anh, chị đội ngũ nhân viên của Công ty dù luôn bận rộn công việc, nhưng vẫn lắng nghe, giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể tiếp cận thực tiễn hoàn thành bài báo cáo của mình

Tuy thực tập trong thời gian ngắn tại Công ty nhưng đây cũng là hành tranh quý báu giúp em có được những kinh nghiệm về giao tiếp xã hội, trải nhiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp để có thể tự tin hơn khi chuẩn bị cho công việc sắp tới của mình.

Sau cùng, em xin gửi lời chức sức khỏe và thành công đến quý thầy, quý cô, ban lãnh đạo trường Đại học Duy Tân và tập thể anh, chị trong Công ty Luật hợp danh FDVN.

Em xin chân thành cám ơn.

Sinh viên thực hiện.Hoàng Nhật Linh

Trang 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4.1 Đối tượng nghiên cứu 12

4.2 Phạm vi nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Kết cấu của chuyên đề 13

Phần II: NỘI DUNG 14

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 14

1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp 14

1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp 14

1.1.2 Đặc điểm của Doanh nghiệp 14

1.1.3 Phân loại Doanh nghiệp 15

1.1.4 Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp 16

1.2 Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 16 4

Trang 5

1.2.1 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp 16

1.2.2 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp 24

1.2.3 Người đại diện theo pháp luật 26

1.2.4 Con dấu doanh nghiệp 28

1.2.5 Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật 28

1.2.6 Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 30

1.3 Ý nghĩa của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 32

1.3.1 Đối với cơ quan Nhà nước 32

1.3.2 Đối với cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp 33

Chương 2: THỰC TIỄN TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN 33

2.1 Khái quát cơ bản về công ty Luật hợp danh FDVN 33

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Luật hợp danh FDVN 33

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Luật hợp danh FDVN 34

2.1.3 Phạm vi hoạt động của công ty Luật hợp danh FDVN 34

2.2 Thực tiễn hoạt động tư vấn thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 35

2.2.1 Những thành tựu đạt được của Công ty Luật hợp danh FDVN trong quá trình áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp 35

2.2.2 Những thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 36

2.2.3 Những hạn chế trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 36

2.3 Đánh giá kết quả đạt được 37

2.3.1 Đánh giá quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp .37

Trang 6

2.3.2 Đánh giá thực tiễn thực hiện tư vấn quy định pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp qua hoạt động tư vấn của Công ty Luật hợp danh FDVN .38

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒBảng 1.1 Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Sơ đồ 1.2 Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Luật hợp danh FDVN.

8

Trang 9

Phần I: MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong ba năm qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động nhanh, phức tạp và khó lường Từ đầu năm 2020, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid – 19 đã tác động toàn diện nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, khả năng thực hiện các mục tiêu chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt là tác động tiêu cực đến toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp Các chuỗi cung ứng đứt gãy cục bộ, giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào biến động mạnh, thiên tai, khí hậu, dịch bệnh diễn phức tạp Việc này đã dẫn đến thương mại, đầu tư sụt giảm, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và thấp hơn nhiều giai đoạn Kéo theo đó là tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức Trong đó, có những vấn đề chưa có tiền lệ, ảnh hưởng mạnh đến số lượng doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp ngừng hoạt động

Việt Nam đã có nền tảng phát triển kinh tế trải qua hơn 35 năm đổi mới Tuy nhiên, vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế còn khiêm tốn, sức cạnh trạnh chưa cao, nguồn lực còn hạn chế, chế độ mở nên kinh tế bị tác động nhiều bởi diễn biến tình hình kinh tế bên ngoài Dù vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước vào năm 2023 tiếp tục có tín hiệu phục hồi Trong 9 tháng năm 2023, dù gặp rất nhiều khó khăn, những vẫn có trên 165 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong đó đa số là doanh nghiệp thành lập mới Đặc biệt, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động vẫn lớn hơn số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và rút lui khỏi thị trường Điều này đã cho ta thấy lực lượng doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng – là một kết quả đáng ghi nhận khi đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn và biến động Đây cũng được xem là một điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Năm nói chung và tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp nói riêng.

Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025 Đây là năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Trang 10

của Đảng Để thực hiện việc thắng lợi trên, Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách, chủ trương để tạo mọi điều kiện, thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh Chủ thể doanh nghiệp khi gia nhập thị trường phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp Bởi lẽ, đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý “khai sinh và thừa nhận” sự ra đời của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay Khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại đã kéo dài nhiều năm Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực tiễn tư vấn tại Công ty Luật hợp danh FDVN” nhằm đánh giá thực trạng của pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp Qua đó làm rõ những điểm mới, điểm hạn chế còn tồn tại và đề ra phương án giải quyết góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh và cởi mở cho các nhà đầu tư hoạt động, đưa nền kinh tế phát triển đi lên.

2 Tình hình nghiên cứu.

Nhìn chung, việc nghiên cứu và đánh giá về hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả Thực tế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này trong các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, điển hình như:

Luận văn thạc sĩ luật học “Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh Khoa Luật- ĐHQGHN năm 2016.

Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện” Người thực hiện: Trần Thị Tố Uyên Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Đăng Huệ năm 2005 Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận về đăng ký kinh doanh và pháp luật về đăng ký kinh doanh

10

Trang 11

Luận văn thạc sĩ Luật học “Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và một vài kiến nghị” Người thực hiện: Lê Thế Phúc Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lan Hương Khoa Luật - ĐHQGHN năm 2006

Luận văn thạc sĩ quản lý công “Hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh ở Việt Nam đến năm 2020” Người thực hiện Nguyễn Thị Việt Anh, Người hướng dẫn GS.TS Lars-Torsten Eriksson, TS Nguyễn Thùy Anh - Đại học kinh tế - ĐHQGHN năm 2013 Luận văn thạc sĩ luật học “Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy Người hướng dẫn: TS Phan Thị Thanh Thủy Khoa Luật- ĐHQGHN năm 2015

“Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp” Luận văn Ths Luật của Nguyễn Thị Phương Thảo (Khoa Luật, năm 2010)

“Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp” Luận văn Ths Luật của Nguyễn Thị Thu Hà (Khoa Luật, năm 2013)

“Những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp cần được tiếp tục hoàn thiện” Ths Nguyễn Thị Yến (Tạp chí Luật học số 9/2010).

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của báo cáo nhằm làm sáng tỏ những quy định về đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam đồng thời đưa ra thực trạng việc đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cho vấn đề thực thi pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những lý luận của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm các nội dung: khái niểm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp.

Trang 12

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thông qua hoạt động tư vấn ở Công ty Luật hợp danh FDVN.

Thứ ba, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật, đề xuất và kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu báo là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Báo cáo tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và so sánh về đối tượng áp dụng, điều kiện, số lượng thành viên, căn cứ và phạm vi áp dụng của thủ tục đăng ký doanh nghiệp Trên cơ sở đó, đánh giá và đúc kết để đưa ra kiến nghị nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

4.2 Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu là hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam về điều chỉnh hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp và những vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện pháp luật trong hoạt động đăng ký Nội dung báo cáo chỉ tập trung đến nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý của Luật Doanh nghiệp Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu còn là các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Công ty Luật hợp danh FDVN.

5 Phương pháp nghiên cứu.

Bài báo cáo được sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

Phương pháp thu thập thông tin trong qua trình nghiên cứu Nội dung được thu thập từ các tài liệu ở Công ty Luật hợp danh FDVN, tham khảo và tổng hợp những nguồn thông tin như sách báo, giáo trình, mạng internet,…

Phương pháp phân tích, đánh giá để các quy định của pháp luật Việt Nam 12

Trang 13

Phương pháp so sánh, đối chiếu để thể hiện sự khác biệt của các nội dung trong quy định pháp luật Việt Nam.

Phương pháp tổng hợp Qua phân tích, đánh giá, so sánh thì sẽ tổng hợp để đưa ra các nhận xét, quan điểm.

6 Kết cấu của chuyên đề.

Bên cạnh mở đầu và kết luận baos cáo thực tập này áo cáo gồm ba chương như sau:

Chương 01: Những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục đăng ký thành lập doanh

nghiệp theo pháp luật việt nam hiện nay.

Chương 2: Thực tiễn tư vấn pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

tại Công ty Luật hợp danh FDVN.

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục

đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Công ty Luật hợp danh FDVN.

Trang 14

Phần II: NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝTHÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.

1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh

(Theo khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020)

Mục tiêu của doanh nghiệp là đích đến, kết quả mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định Với mục tiêu cao nhất là đem cái lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được phát triển theo từng cá nhân, bộ phận, người quản lý và khách hàng tiềm năng Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hướng đến với mục tiêu là lợi nhuận, mà một số các doanh nghiệp khác vẫn đặt mục tiêu về xã hội, văn hóa, giáo dục,…Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, môi trường và xã hội

1.1.2 Đặc điểm của Doanh nghiệp.

Khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ các đặc điểm của doanh nghiệp Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm nổi bật riêng biệt, tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp phải có tên riêng Tên doanh nghiệp không chỉ để phân biệt với các doanh nghiệp với nhau mà còn là để tạo ấn tượng cho khách hàng, phát triển chiến lược truyền thông trong và ngoài nước Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Thứ hai, doanh nghiệp phải có trụ sở chính Trụ sở chính của doanh nghiệp phải trên lãnh thổ Việt Nam Đây là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc

14

Trang 15

thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cũng có quyền thay đổi địa chỉ trụ sở chính của mình Ngoài trụ sở chính, doanh nghiệp được quyền lập chi nhành, văn phòng đại diện trong và ngoài nước.

Thứ ba, doanh nghiệp phải có tài sản Mặc dù Luật doanh nghiệp không quy định điều kiện vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp Tuy nhiên, trong thực tế muốn kinh doanh, doanh nghiệp phải có tài sản – tài sản doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của nhà kinh doanh, phục vụ hoạt động cho nghề nghiệp.

Thứ tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh.

1.1.3 Phân loại Doanh nghiệp.

Có nhiều căn cứ để phân loại các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Thứ nhất, căn cứ theo hình thức sở hữu gồm có: Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty Nhà nước/công ty TNHH Nhà nước một thành viên, Công ty cổ phần Nhà nước; Công ty TNHH Nhà nước hai thành viên trở lên; Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; Doanh nghiệp có vốn trong nước; Doanh nghiệp có vốn nước ngoài; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Doanh nghiệp liên doanh.

Thứ hai, căn cứ vào chế độ trách nhiệm thì gồm có doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn

Thứ ba, căn cứ vào tư cách pháp nhân của doanh nghiệp thì gồm có doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Trang 16

Thứ tư, căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp Pháp luật sẽ dựa vào hình thức pháp lý để phân loại các loại hình doanh nghiệp Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì có 5 loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân.

1.1.4 Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Theo khoản 1, Điều 3, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.

Từ đó, ta có thể thấy đăng ký thành lập doanh nghiệp là một hoạt động con trong hoạt động đăng ký doanh nghiệp

Vì vậy, đăng ký thành thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý bắt buộc, theo đó Nhà nước ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thể kinh doanh Đồng thời, Nhà nước cũng ghi nhận tư cách pháp nhân, tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh, sự bảo hộ của Nhà nước với chủ thể kinh doanh.

1.2 Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

1.2.1 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp 1.2.1.1 Điều kiện về chủ thể thành lập.

Mỗi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp và mỗi cá nhân, tổ chức đó phải thuộc đối tượng được thành lập doanh nghiệp Vì khi thành lập doanh nghiệp sẽ cho phép tạo ra một chủ thể kinh doanh mới nhằm tham gia vào giao dịch dân sự, thương mại, lạo động,…trong thị trường và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ tài sản Do đó, đối tượng được thành lập doanh nghiệp phải là những tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp

16

Trang 17

Trường hợp đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp đó là cá nhân thì cá nhân đó phải từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập Theo khoản 1, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 thì ta có thể hiểu cá nhân ở đây không phân biệt là người Việt Nam hay người nước ngoài, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú Chỉ cần không nằm trong trường hợp cấm được quy định tại khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 thì đều có quyền thành lập doanh nghiệp Nếu đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân Đồng thời, chủ thể chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản đó Doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều có quyền thành lập doanh nghiệp mà không cần phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Do nhiều lý do và nguyên nhân khác nhau mà một số cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và một số tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ bị cấm thành lập doanh nghiệp để phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của nền kinh tế Nhà nước Các cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập doanh nghiệp được quy định rõ tại khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020

Bên cạnh đó, cũng tùy theo các loại hình doanh nghiệp mà các chủ sở hữu lựa chọn, thì điều kiện về số lượng thành viên của từng loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau như:

- Công ty TNHH một thành viên do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ sở hữu (có thể thuê, mượn đại diện pháp luật).

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên do 2 cá nhân hoặc 2 tổ chức nhưng không quá 50 cá nhân hoặc tổ chức (có thể thuê, mượn đại diện pháp luật).

- Công ty cổ phần quy định có tối thiểu 03 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mượn đại diện pháp luật).

- Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty.

Trang 18

- Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất 01 cá nhân đứng ra làm chủ sở hữu 1.2.1.2 Điều kiện về vốn.

Vốn là một yếu tố cấu thành không thể thiếu của một doanh nghiệp Vốn đại diện cho sự vững chắc của mỗi doanh nghiệp khi thể hiện tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp và khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp Đây cũng là cơ sở pháp lý của doanh nghiệp để xác lập vị trí của mình trên thị trường kinh tế như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, thâm nhập vào thị trường tiềm năng,…Và vốn thành lập doanh nghiệp có 04 loại vốn cơ bản bao gồm vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ, vốn góp nước ngoài.

Thứ nhất, vốn điều lệ Là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh Trong quy định của pháp luật thì không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp đối với những ngành, nghề không điều kiện Do đó, tùy vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn mức vốn điều lệ để hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, mức vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác Mức vốn điều lệ càng cao thì sẽ dễ dàng tạo được sự tin tưởng của khách hàng và đối tác hơn Ngược lại, khi mức vốn điều lệ quá thấp sẽ làm cho các khách hàng và đối tác khó tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp

Thứ hai, vốn pháp định Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về vốn pháp định Tuy nhiên, ta có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp và tùy theo ngành nghề, lĩnh vực mà mức vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp có thể khác nhau Khác với vốn điều lệ thì vốn pháp định chỉ áp dụng trong phạm vi một số ngành, nghề nhất định (đặc biệt các ngành có liên quan đến tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng, ngân hàng,…) Có thể nói các ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định là các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV, Luật Đầu tư 2020 Điều kiện về vốn của từng ngành, nghề kinh doanh sẽ được quy định trong luật chuyên ngành của ngành, nghề kinh

18

Trang 19

doanh đó Việc yêu cầu vốn pháp định sẽ phòng trừ được rủi ro cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi thành lập Vốn pháp định sẽ do Cơ quan có thẩm quyền ấn định và được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp Và giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Ví dụ: Để thành lập công ty kinh doanh ngành, nghề tư vấn đầu tư chứng khoán thì phải có số vốn pháp định tối thiểu là 10 tỷ đồng (Theo điểm d, khoản 1, Điều 175, Nghị định 155/2020/NĐ-CP).

Thứ ba, vốn ký quỹ Ở khoản 1, Điều 330, Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ” Từ đó, cũng có thể hiểu ký quỹ là số tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn được công ty hoặc tổ chức gửi tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Số tiền gửi này là một biện pháp đảm bảo về tài chính của công ty hoặc tổ chức đến ngân hàng và các bên liên quan Vì vậy, khi thành lập, doanh nghiệp cần phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) tại ngân hàng bất kỳ, nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động công ty hay nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó Tương tự vốn pháp định, đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc ký quỹ.

Thứ tư, vốn góp nước ngoài Vốn góp nước ngoài (vốn đầu tư nước ngoài) là loại vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư một tỷ lệ nhất định vào doanh nghiệp Việt Nam hoặc đầu tư toàn bộ để thành lập doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài nhằm phục vụ công tác kinh doanh thu lợi nhuận.

Như vậy, có thể thấy rằng tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ có điều kiện về vốn khác nhau Doanh nghiệp trước tiên nên tham khảo xem ngành, nghề mình muốn đăng ký có thuộc danh mục nghề kinh doanh có điều kiện hay không Sau đó tìm hiểu luật và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tham

Trang 20

khảo về các điều kiện để kinh doanh ngành, nghề đó Việc quy định về vốn cũng giúp doanh nghiệp có nền tảng hoạt động lâu dài tránh trường hợp thành lập ồ ạt rồi giải thể gây ra khó khăn trong công tác tổ chức cũng như quản lý của các cơ quan Nhà nước.

1.2.1.3 Điều kiện về tên doanh nghiệp.

Đặt tên cho doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng mà các chủ sở hữu cần ý khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Tên doanh nghiệp sẽ định hình cho thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng và đối tác nhận diện được đâu là sản phẩm – dịch vụ của mình, đâu là sản phẩm – dịch vụ của đối tác Tuy nhiên, việc đặt tên không chỉ phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của các chủ sở hữu mà còn phải phù hợp với quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành Bởi lẽ, theo luật cách đặt tên cũng có những hạn chế nhất định Vì vậy, chủ các chủ sở hữu khi đặt tên doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về tên doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020

Thứ nhất, tên doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự là “Loại hình doanh nghiệp” và “Tên riêng”.

- Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái Tiếng Việt là được Tên riêng của doanh nghiệp được đặt theo ý muốn và đảm bảo không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty đang có

(Theo khoản 1,2,3, Điều 37, Luật Doanh nghiệp 2020)

20

Trang 21

Ví dụ: Công ty TNHH Hùng Minh, Công ty cổ phần giáo dục Hoa Hướng Dương, …

Thứ hai, ngoài tên Tiếng Việt thì doanh nghiệp có thể đăng ký thêm tên tiếng nước ngoài hệ chữ La – tinh và tên viết tắt Mỗi doanh nghiệp chỉ bắt buộc có tên Tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, còn tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không có, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp Việc đăng ký tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt được quy định tại Điều 39, Luật Doanh nghiệp 2020

- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên Tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài Như vậy, doanh nghiệp có quyền đặt tên bằng tiếng nước ngoài nhưng phải là tên được dịch từ tên Tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh (hay còn gọi là hệ chữ La Mã) Hiểu đơn giản, hệ chữ cái La-La-tinh là hệ chữ có các chữ cái a, b, c, d…thể hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau (ví dụ: Tiếng Anh ) Do đó, doanh nghiệp không được đặt tên tiếng nước ngoài theo các hệ chữ viết mang tính tượng hình, tượng thanh như Kana của Nhật Bản, chữ Hán, chữ Ả Rập,… sẽ không được chấp nhận Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ được đặt tên bằng tiếng nước ngoài dưới hình thức tên phụ hoặc phần tên riêng của tên chính

- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên Tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

Ví dụ:

+ Tên Tiếng Việt (tên chính, bắt buộc phải có): Công ty TNHH ABC + Tên tiếng nước ngoài (tên phụ): ABC Company Limited + Tên viết tắt: ABC CO.,LTD.

Trang 22

Thứ ba, địa điểm gắn với tên doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, nếu khi bạn mở chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng thì tên của công ty bạn phải được gắn tại chi nhánh

(Theo khoản 4, Điều 37, Luật Doanh nghiệp 2020.)

Thứ tư, Theo Điều 40, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: Chi nhánh Công ty TNHH Hoa Hướng Dương; Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Thạch Linh; Văn phòng đại diện Công ty TNHH Hoa Hồng; Địa điểm kinh doanh – Công ty cổ phần Thạch Lan.

Thứ năm, những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp Để đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, pháp luật đã quy định một số điều cấm trong việc đặt tên cho doanh nghiệp được quy định tại Điều 38, Luật doanh nghiệp 2020.

- Cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhẫm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

(Theo khoản 1, Điều 38, Luật doanh nghiệp 2020 và khoản 1, Điều 18, Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

- Cấm sử dụng tên của cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

- Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Đây là một điều cấm kỵ khi đặt tên doanh nghiệp Không những vi phạm pháp luật mà còn khó “lấy được lòng” thị trường khi tên doanh

22

Trang 23

nghiệp lại vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức hay thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Ngoài ra, ở khoản 1, Điều 19, Nghị định 01/2021/NĐ-CP còn quy định: “Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp.”

Để không vi phạm các điều cấm của pháp luật, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp.

1.2.1.4 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.

Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành, nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành Hiện tại, pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh đối với các hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 6, Luật đầu tư 2020.

Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành, nghề theo quy định của pháp luật Theo khoản 1, Điều 7, Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề đặc biệt mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong đó cần phải tuân theo các điều kiện đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, hay sức khỏe của cộng đồng Tại Phụ lục IV, Luật Đầu tư 2020 có quy định về những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Nói cách khác, việc đầu tư vào một ngành nghề có điều kiện, cần phải đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn do pháp luật đặt ra Điều này không chỉ

Trang 24

giúp doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp lý, mà cũng đồng thời bảo đảm rằng doanh nghiệp đang hoạt động một cách an toàn và có trách nhiệm với cộng đồng.

1.2.1.5 Trụ sở chính của doanh nghiệp.

Theo Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)” Theo Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.

Ví dụ: Trụ sở chính của Công ty TNHH Hoa Hướng Dương tại địa chủ: Số 132, đường Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Pháp luật quy định địa chỉ trụ sở chính công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp Trụ sở chính được coi là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp Khi thay đổi trụ sở, sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với quan hệ hợp đồng, dân sự và pháp luật doanh nghiệp Như vậy, một nơi được xem là trụ sở chính có những đặc điểm:

- Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp.

- Trụ sở chính doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính - Không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.2 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động và mục đích kinh doanh mà chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp mà mình muốn đăng ký, vì mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những loại hồ sơ riêng biệt Hồ sơ về đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình được quy định từ Điều 19 đến Điều 22, Luật Doanh nghiệp 2020 được hướng dẫn từ Điều 21 đến Điều 24, Nghị định 01/2021/NĐ-CP Từ đó, có thể biết được các loại hồ sơ cơ bản mà hầu hết các chủ sở hữu có ý định đăng ký thành lập doanh nghiệp phải chuẩn bị:

24

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w