1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng pháp luật về huy Động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các cá nhân và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng tmcp tiên phong

81 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các cá nhân và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP Tiên Phong
Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,1 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính c ấ p thi ế t c ủa đề tài (9)
  • 2. T ổ ng quan tình hình nghiên c ứ u (10)
  • 3. M ụ c tiêu c ủa đề tài (11)
  • 4. Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứ u (12)
  • 6. K ế t c ấ u c ủ a khóa lu ậ n (12)
  • CHƯƠNG 1 M Ộ T S Ố V ẤN ĐỀ LÝ LU Ậ N V Ề HUY ĐỘ NG V Ố N DƯỚ I HÌNH TH Ứ C NH Ậ N TI Ề N G Ử I C Ủ A CÁ NHÂN VÀ PHÁP (13)
    • 1.1. M ộ t s ố v ấn đề lý lu ậ n v ề huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n (13)
      • 1.1.1. Định nghĩa hoạt động huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n g ử i (13)
      • 1.1.2. Đặc điể m c ủ a ho ạt động huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n (14)
      • 1.1.3. Phân lo ạ i ho ạt động huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n g ử i (16)
      • 1.1.4. Vai trò c ủ a ho ạt động huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n g ử i (17)
    • 1.2. M ộ t s ố v ấn đề lý lu ậ n v ề pháp lu ật huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c (19)
      • 1.2.2. Khái ni ệm, đặc điể m pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c (21)
      • 1.2.3. N ộ i dung c ủ a pháp lu ậ t v ề ho ạt động huy độ ng v ốn dướ i hình (22)
      • 1.2.4. Các y ế u t ố ảnh hưởng đế n n ộ i dung pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ố n dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n g ử i c ủ a cá nhân hi ệ n nay (25)
  • CHƯƠNG 2 TH Ự C TR Ạ NG PHÁP LU Ậ T V Ề HUY ĐỘ NG V Ố N DƯỚ I HÌNH TH Ứ C NH Ậ N TI Ề N G Ử I C Ủ A CÁ NHÂN VÀ TH Ự C (28)
    • 2.1. Th ự c tr ạng quy đị nh c ủ a pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ốn dướ i hình (28)
      • 2.1.1. Quy đị nh v ề ch ủ th ể tham gia vào quan h ệ nh ậ n ti ề n g ử i c ủ a cá nhân (28)
      • 2.1.2. Quy đị nh v ề quy ền và nghĩa vụ c ủ a các bên trong quan h ệ nh ậ n (33)
      • 2.1.3. Quy đị nh v ề trình t ự , th ủ t ục huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n (37)
      • 2.1.4. Quy đị nh v ề hình th ứ c pháp lý c ủ a quan h ệ huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n g ử i c ủ a cá nhân (44)
      • 2.1.5. Quy đị nh v ề b ả o hi ể m ti ề n g ử i (BHTG) (46)
    • 2.2. Th ự c ti ễ n th ự c hi ệ n pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c (48)
      • 2.2.1. Gi ớ i thi ệ u t ổ ng quan v ề NHTMCP Tiên Phong (48)
      • 2.2.2. Ch ủ th ể tham gia vào quan h ệ nh ậ n ti ề n g ử i c ủ a cá nhân t ạ i (50)
      • 2.2.4. Trình t ự , th ủ t ụ c nh ậ n ti ề n g ử i c ủ a cá nhân t ạ i NHTMCP Tiên (55)
      • 2.2.5. Hình th ứ c pháp lý c ủ a quan h ệ nh ậ n ti ề n g ử i c ủ a cá nhân t ạ i (57)
      • 2.2.6. Th ự c ti ễ n th ự c hi ệ n pháp lu ậ t v ề b ả o hi ể m ti ề n g ử i t ạ i NHTMCP Tiên Phong (58)
    • 2.3. Đánh giá hoạt động huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n g ử i (61)
  • CHƯƠNG 3 GI Ả I PHÁP HOÀN THI Ệ N PHÁP LU Ậ T VÀ NÂNG CAO (64)
    • 3.1. Định hướ ng hoàn thi ệ n pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c (64)
    • 3.2. Hoàn thi ệ n pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n g ử i (66)
    • 3.3. M ộ t s ố ki ế n ngh ị nh ằ m nâng cao hi ệ u qu ả th ự c hi ệ n pháp lu ậ t v ề (69)

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động huy động vốn có thể kể tên như: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Ma Thị Thắm, Đại học Luật Hà Nội về “

Tính c ấ p thi ế t c ủa đề tài

Ngân hàng thương mại (NHTM) với tư cách là tổ chức trung gian của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy hoạt động luân chuyển vốn giữa những cá nhân, tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi đến các cá nhân, tổ chức có nhu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả Việc tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi này không chỉ mang lại lợi ích cho những đối tác tham gia thị trường mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của cả nền kinh tế

NHTM bản chất cũng là một loại hình doanh nghiệp, mà doanh nghiệp nào cũng cần vốn để có thể duy trì hoạt động và phát triển Đối với NHTM, vốn giúp ngân hàng thực hiện các hoạt động như cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác Do vậy, có thể nói hoạt động huy động vốn là “xương sống” của bất kỳ ngân hàng nào

Hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng là một hoạt động vô cùng quan trọng vì nó có sức ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội, ảnh hưởng đến sựổn định của cả hệ thống NH và tới sựổn định, phát triển của nền kinh tế Hoạt động huy động vốn có thể được thực hiện thông qua các hình thức như: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, hoạt động vay vốn trên thị trường liên NH, hoạt động vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Trong đó,“hơn 80% nguồn vốn kinh doanh của NHTM được hình thành từ nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng” (Nguyễn Quốc Huy và cộng sự, 2022) Như vậy, có thể thấy nguồn vốn từ nhận tiền gửi đóng một vai trò quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn đến các hoạt động cấp tín dụng của NH và cung ứng vốn cho nền kinh tế Tuy nhiên, hiện nay với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các sản phẩm huy động vốn và cạnh tranh ngày càng lớn giữa các NHTM, cùng với đó là những rủi ro dẫn tới tình trạng khách hàng thiếu niềm tin hoặc có xu hướng chuyển số dư tiền gửi từ NH này sang

NH khác khiến cho nguồn vốn của NH không ổn định và thiếu bền vững, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH

Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của NH diễn ra hiệu quả, đòi hỏi Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật Trước những thực tế nêu trên, em chọn đề tài “Thực trạng pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong”.

T ổ ng quan tình hình nghiên c ứ u

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động huy động vốn có thể kể tên như:

Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Ma Thị Thắm, Đại học Luật Hà Nội về “Pháp luật về huy động vốn của NHTM – Thực trạng và giải pháp” (2011); Luận văn thạc sĩLuật học của tác giả Bùi Thị Huyền Trang về“Hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm của NHTM theo pháp luật Việt Nam” (2013); Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân về “Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam” (2014); Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Vũ Hoàng Thu Trang về “Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” (2015); Luận văn Thạc sĩLuật học của tác giả Tôn Thất Quỳnh Nguyễn về “Pháp luật về cạnh trang trong hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại” (2018); Luận án Tiến sĩKinh tế của tác giả Trịnh Thế Cường về“Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam” (2018); Luận văn Thạc sĩLuật học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa về “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi qua thực tiễn các NHTM tại tỉnh Thừa Thiên Huế” (2020)

Có thể thấy rằng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của NHTM Các tác giả cũng đã đi sâu vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật, đưa ra nhận xét đánh giá về về thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tiễn Tuy nhiên, môt số công trình nghiên cứu là dựa trên văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực thi hành, một số nội dung đã bị chỉnh sửa do vậy không còn phù hợp với hiện nay khi một số văn bản đã được sửa đổi như Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017; Thông tư48/2018/TT-NHNN về tiền gửi tiết kiệm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm; Thông tư

49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn Bên cạnh đó các công trình nghiên cứu sẽ thiên về làm rõ các quy định về hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi nói chung, tức là sẽ bao gồm cả nhận tiền gửi của cá nhân và tổ chức Thực tế cho thấy việc chọn đề tài “Thực trạng pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân và thực tiễn thực hiện tại NHTMCP Tiên Phong” làm đề tài nghiên cứu là cần thiết, hữu ích và có tính khả thi.

M ụ c tiêu c ủa đề tài

Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân, từ đó chỉ ra được những bất cập, hạn chế còn tồn tại Đồng thời đánh giá được hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tiễn, cụ thể là tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong Thông qua đó, tiến hành đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, giúp cho hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi diễn ra hiệu quảvà đảm bảo an toàn.

Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u

Đối tượng nghiên cứu: Quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong Trong đó, Khóa luận sẽ chỉ tập trung nghiên cứu ba loại tiền gửi là tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm với chủ thể gửi tiền là cá nhân, không nghiên cứu đối với chủ thể gửi tiền là tổ chức

Về thời gian, khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của cá nhân và thực trạng gắn với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của NHTMCP Tiên Phong trong giai đoạn từ năm 2021 – 2024

Về không gian, nghiên cứu hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của cá nhân tại NHTMCP Tiên Phong trong lãnh thổ Việt Nam

Phương pháp nghiên cứ u

Bài nghiên cứu đã sử dụng linh hoạt các biện pháp nghiên cứu Phương pháp luận Chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng và các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở hầu hết các phần của khóa luận nhằm làm rõ các luận điểm và từđó rút ra những điểm bất cập, hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như so sánh – thống kê… giúp cho việc nghiên cứu đạt được hiểu quả.

K ế t c ấ u c ủ a khóa lu ậ n

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân và pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân

Chương 2: Thực trạng pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật vềhuy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

M Ộ T S Ố V ẤN ĐỀ LÝ LU Ậ N V Ề HUY ĐỘ NG V Ố N DƯỚ I HÌNH TH Ứ C NH Ậ N TI Ề N G Ử I C Ủ A CÁ NHÂN VÀ PHÁP

M ộ t s ố v ấn đề lý lu ậ n v ề huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n

1.1.1 Định nghĩa hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân

Huy động vốn là một hoạt động mang tính chất thường xuyên, liên tục, gắn liền với kế hoạch kinh doanh của NHTM, nguồn vốn huy động này sẽ được NHTM tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình như cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán…Về bản chất, hoạt động huy động vốn cũng chính là việc NHTM đi vay tiền của KH đi kèm theo đó là điều kiện hoàn trả về gốc lẫn lãi khi đến hạn hoặc khi

KH có nhu cầu rút vốn khi có nhu cầu Hoạt động huy động vốn của NHTM thì vô cùng đa dạng, trong đó, huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi được coi là hình thức huy động vốn cổ điển nhất và mang tính chất đặc thù của NHTM

Về mặt khái niệm, các văn bản như Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 hay các văn bản có liên quan khác không có định nghĩa cụ thể thế nào là hoạt động huy động vốn mà chỉ liệt kê ra các hình thức huy động vốn mà TCTD được thực hiện tương ứng với từng loại hình TCTD Đối với NHTM, theo Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017, tại điều 98 thì NHTM được huy động vốn theo các hình thức như: Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, vay tái cấp vốn tại NHNN Việt Nam Tuy không có quy định cụ thể nhưng có thể hiểu huy động vốn của NHTM là “nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động”(Học viện Ngân hàng (2023) Chương 4,Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội, tr188) Như vậy có thể thấy, hoạt động huy động vốn sẽ giúp NH tăng nguồn vốn khả dụng để NH có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình Đây cũng là hoạt động cung cấp cho NH nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động, do vậy, hoạt động này có ý

6 nghĩa vô cùng quan trọng đối với các NHTM dẫn đến cuộc cạnh tranh về vốn cô cùng khốc liệt giữa các NHTM, đặc biệt là đối với huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân và tổ chức Đối với vốn tiền gửi, đây là nguồn vốn mà NHTM huy động từ các cá nhân, tổ chức dùng để làm vốn kinh doanh thông qua các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, thanh toán… và luôn đi kèm với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi Các loại tiền gửi hiện nay mà NHTM được huy động, được quy định trong Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cụ thể:

Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi mà KH có thể rút bất cứ lúc nào, nhằm bảo đảm an toàn tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua NH Loại tiền gửi này thường có lãi suất thấp

Tiền gửi tiết kiệm: Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích tích lũy an toàn và hưởng lãi Người gửi có thể gửi trực tiếp tại NHTM hoặc gửi thông qua hình thức online Bản chất cũng như một khoản đầu tư và mong muốn nhận được khoản tiền lớn trong tương lai Đối với tiền gửi tiết kiệm thì có mức lãi suất và kỳ hạn khá linh hoạt và đa dạng

Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà KH gửi vào NH trong một thời gian xác định với mục tiêu sinh lời

Như vậy, có thể rút ra định nghĩa hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân là việc nhận tiền gửi của cá nhân dưới hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận Cá nhân để có thể gửi tiền tại NH phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể theo quy định của BLDS 2015 và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật ngân hàng

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân

Hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân có các đặc điểm sau đây, cụ thể:

Thứ nhất, về chủ thể: Hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi luôn có sự tham gia của hai chủ thể đó là TCTD ở đây là các NHTM và người gửi tiền (KH) Trong đó, NHTM đóng vai trò là bên đi vay, đây là hoạt động mang tính nghề nghiệp, thường xuyên và liên tục của NHTM Còn người gửi tiền là những cá nhân có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi có nhu cầu gửi tiền tại NHTM để hưởng lãi hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán do NHTM cung ứng Người gửi tiền trong quan hệ này đóng vai trò là bên cho vay, tức là chuyển tiền thuộc sở hữu của mình cho NH quản lý, sử dụng và được hưởng lãi

Thứ hai, về tính chất: Đây là một hoạt động thường xuyên, liên tục, mang tính nghề nghiệp, không bị giới hạn thời gian và không bị giới hạn ở mức tiền gửi tối đa mà NHTM được quyền huy động Khác với các hình thức khác như vay tái cấp vốn của NHNN, phát hành giấy tờ có giá thì có những điều kiện nhất định NHTM được tiến hành huy động vốn khi có nhu cầu về vốn lớn hoặc thiếu vốn, ổn định trong một khoảng thời gian nhất định

Thứ ba, về thủ tục: Hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân được tiến hành một cách nhanh chóng, đơn giản và không nhất thiết phải trải qua quá trình thương lượng, thẩm định Khác với các hoạt động nghiệp vụ khác của

NH, ví dụ như hoạt động cho vay, trước khi ra quyết định cho vay đối với KH phải trải qua 6 bước phân tích, kiểm tra và thẩm định Rõ ràng đối với nhận tiền gửi, cá nhân nào có nhu cầu gửi tiền đều có thể tới TCTD được pháp luật cho phép để gửi tiền nhằm thỏa mãn mục đích của mình

Thứ tư,về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của cá nhân thì sẽ không xuất hiện các hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh giống như hoạt động cấp tín dụng giữa NHTM và KH Mà thay vào đó, KH sẽ được lựa chọn dựa trên mức độ uy tín, tín nhiệm của một NHTM nào đó để quyết định gửi tiền và tin tưởng về khả năng được nhận lại số tiền gốc và lãi kèm theo

1.1.3 Phân loại hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân

Nắm bắt được nhu cầu của KH, việc các TCTD nói chung và NHTM nói riêng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình là vô cùng cần thiết Khi đời sống, kinh tế xã hội phát triển nhu cầu của con người càng cao Có thể phân loại hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân theo các tiêu chí như sau:

Phân loại theo kỳ hạn gồm: hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn và hoạt động nhận tiền gửi không kỳ hạn

Hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn: KH được rút sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã thỏa thuận khi gửi tiền với mục tiêu chủ yếu là để hưởng lãi Lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

Hoạt động nhận tiền gửi không kỳ hạn: KH khi gửi tiền tại NHTM được rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào mà NHTM đều phải đáp ứng Mục tiêu của loại tiền gửi này là đểđảm bảo an toàn và thanh toán Thông qua hình thức này KH có thể dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm của NH như là dịch vụ thanh toán qua NH, ủy nhiệm chi Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp Đối với hình thức này NH khó có thể dự báo được quy mô tiền gửi không kỳ hạn, bởi nguồn vốn này biến động thường xuyên

Do vậy, quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần vô cùng quan trọng của quản lý dự trữ của NHTM

Phân loại theo mục đích gửi tiền: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm

M ộ t s ố v ấn đề lý lu ậ n v ề pháp lu ật huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c

1.2.1 Quá trình hình thành pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân tại Việt Nam

Từ khi thành lập hệ thống tài chính, ngân hàng cho đến nay, hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi vẫn luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng

Năm 1946 đã có những quy định đầu tiên đề cập đến Quỹ tiết kiệm Đây là quy định về nhiệm vụ của “Phòng Tệ chế, ngân khố, công thải, ngân hàng” Ở thời điểm đó, đối tượng gửi tiền vào Quỹ này chủ yếu là các tầng lớp trí thức và tầng lớp nhân dân lao động khác với các hình thức như gửi lẻ lấy gọn, gửi gọn lấy gọn, gửi lẻ lấy gọn theo định mức

Năm 1959,tại Nghị định số 87/VP/NGĐ về ban hành thể lệ gửi tiền vào Quỹ tiết kiệm Xã hội chủ nghĩa sử dụng cụm từ là “Thẻ tiết kiệm” và “Sổ tiết kiệm” áp dụng cho các hình thức gửi tiền tiết kiệm khác nhau Năm 2004, đối với gửi tiết kiệm thì hình thức pháp lý là “Thẻ tiết kiệm” (Theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết kiệm) Tuy nhiên đến 2019, khi Thông tư

48/2028/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm được ban hành và có hiệu lực thì lại quay lại sử dụng hai cụm từ “Thẻ tiết kiệm” và “Sổ tiết kiệm”

Thời kỳ từ 1946 – trước năm 1997 khi Luật các TCTD chưa được ban hành, gửi tiết kiệm gần như là hình thức huy động vốn tiền gửi duy nhất Cho tới khi Luật các TCTD năm 1997 được ban hành thì lần đầu tiên liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi xuất hiện thêm hình thức là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn được nêu tại Khoản 9 Điều 20 Luật các TCTD năm 1997.

Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân thì hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động này đã được hệ thống và quy định một cách chi tiết, cụ thể, cập nhật với bối cảnh kinh tế- xã hội của Việt Nam Các văn bản luật liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi đang có hiệu lực thi hành hiện nay như:

- Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổsung năm 2017;

- Luật Bảo hiểm tiền gửi năm2012;

- Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm;

- Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn;

- Thông tư 23/2014/TT-NHNN về việc hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và hiện nay được sửa đổi, bổ sung một sốđiều bởi Thông tư 16/2020/TT-NHNN

Có thể thấy rằng, hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân với sự ra đời đầu tiên của Quỹ tiết kiệm, cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của đời sống kinh tế-xã hội mà làm xuất hiện thêm các hình thức nhận tiền gửi khác như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi bằng phương thức điện tử Sự vận động và phát triển này đem đến những cái mới nhưng cũng đòi hỏi hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động này cũng phải thay đổi theo Vì vậy, luôn đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật để phù hợp với tình hình thực tiễn

1.2.2 Khái niệm, đặc điểm pháp luật vềhuy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân

Trong hoạt động huy động vốn của NHTM thì nguồn vốn từ nhận tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất Đây có thể coi là hình thức huy động vốn mang lại nguồn vốn lớn và khả dụng cho các NHTM Mặc dù đây là hoạt động mang lại lợi ích cho chính NHTM và cảngười gửi tiền, nhưng trên thực tế, vẫn tồn tại những rủi ro, ví dụ như rủi ro mất tiền trong tài khoản Hiện nay các vụ việc liên quan đến mất tiền trong tài khoản xảy ra ngày càng nhiều Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc KH và ngân hàng tin tưởng lẫn nhau, bỏ qua các thủ tục thông thường, ký sẵn một tập giấy tờ, chứng từ trắng mà không rõ nội dung, tình trạng cán bộ nhân viên ngân hàng suy thoái đạo đức Ngoài ra, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ Thông tin, các giao dịch hiện nay được thực hiện chủ yếu qua online mà không nhất thiết phải ra quầy, các lỗ hổng về bảo mật khiến thông tin của KH bị rò rỉ và từ đây các hacker có thể dễ dàng xâm nhập vào tài khoản NH của KH và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản…Đứng trước những rủi ro như vậy, cùng với sự quan trọng của nguồn vốn này đối với sự phát triển của hệ thống các TCTD nói chung và hệ thống NH nói riêng nên việc được điều chỉnh bởi pháp luật là vô cùng cần thiết Việc đưa hoạt động này trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật giúp cho quyền và nghĩa vụ của các bên được đảm bảo, việc điều chỉnh và kiểm soát hợp lý của pháp luật cũng sẽ giúp cho hoạt động này diễn ra hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro, từđó củng cốđược niềm tin của người dân, khuyến khích người dân gửi tiền tại NH

Như vậy, có thể hiểu pháp luật về hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân là tổng hợp tất cả các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi do CQNN có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động phát sinh trong quá trình NHTM thực hiện hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của KH cá nhân

Pháp luật về hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân có đặc điểm sau, cụ thể:

Thứ nhất, trong hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân luôn xuất hiện hai chủ thể là cá nhân gửi tiền và NHTM (bên nhận tiền) Mối

14 quan hệ giữa hai chủ thể này được thiết lập dựa trên cơ sở sự bình đẳng thỏa thuận và tự nguyện

Thứ hai, pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân có sự đề cao tính minh bạch Trong các quy định liên quan đến nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhận tiền gửi đều đề cập đều đến việc cung cấp và công bố thông tin Theo đó, bên gửi tiền có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực, rõ ràng Còn bên nhận tiền gửi có nghĩa vụ công bố các thông tin liên quan đến lãi suất, kỳ hạn, các điều khoản điều kiện liên quan đến việc gửi tiền tại các điểm giao dịch hợp pháp của mình

Thứ ba, pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân hướng đến bảo vệ quyền lợi cho số đông người gửi tiền Theo đó, để đảm bảo cho quyền lợi của người gửi tiền thì một văn bản luật riêng quy định về biện pháp bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền tại các TCTD cụ thể là Luật BHTG đã được xây dựng và ban hành vào năm 2012 Trong đó, có nêu rõ các trường hợp được BHTG, mức phí, hạn mức trả tiền BHTG, các quy định liên quan đến khiếu nại, giải quyết tranh chấp

Thứ tư, pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân vừa chịu sự điều chỉnh từ pháp luật chuyên ngành và vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự Ngoài ra, pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân còn chịu ảnh hưởng từ các quy luật kinh tế, chính sách tiền tệ của NHNN

1.2.3 Nội dung của pháp luật về hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân

Khi tìm hiểu về pháp luật điều chỉnh vềcác lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều thấy nội dung của pháp luật của bất cứ lĩnh vực nào cũngbao gồm những yếu tố như: Điều kiện, trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên… và nội dung của pháp luật về hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân cũng không ngoại lệ Để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi thì pháp luật cũng đưa ra những quy định tương đối đầy đủ và được quy định rải rác trong nhiều văn bản như: Luật NHNN năm 2010,Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 và cụ thể ở trong các thông tư

15 như Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn, Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm…

TH Ự C TR Ạ NG PHÁP LU Ậ T V Ề HUY ĐỘ NG V Ố N DƯỚ I HÌNH TH Ứ C NH Ậ N TI Ề N G Ử I C Ủ A CÁ NHÂN VÀ TH Ự C

Th ự c tr ạng quy đị nh c ủ a pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ốn dướ i hình

tiền gửi của cá nhân

2.1.1 Quy định về chủ thể tham gia vào quan hệ nhận tiền gửi của cá nhân

Trong quan hệ huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân luôn xuất hiện hai bên chủ thể Một bên là NHTM đóng vai trò là bên nhận tiền gửi, một bên là khách hàng cá nhân (KHCN) đóng vai trò là bên gửi tiền, theo đó người gửi tiền sẽ chuyển quyền sở hữu của mình với khoản tiền nhàn rỗi tạm thời cho NHTM và sau khi nhận được tiền gửi của KH, NHTM sẽ tuân thủ nguyên tắc hoàn trả cả tiền gốc và lãi Tuy nhiên, để tham gia vào giao dịch nhận tiền gửi này thì bên nhận tiền gửi và bên gửi tiền cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định Cụ thể:

2.1.1.1 Đối với NHTM (bên nhận tiền gửi) Để được nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức (ở bài khóa luận này sẽ chỉ tập trung vào nhận tiền gửi của cá nhân), thì NHTM phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Luật các TCTD)

Theo đó,“hình thức tổ chức của NHTM trong nước được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừtrường hợp NHTM nhà nước, thì sẽđược thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ”(Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Luật các TCTD) Để có thể thực hiện được các hoạt động ngân hàng, thì NHTM còn phải đáp ứng những điều kiện như là: điều kiện về người quản lý, người điều hành; vốn điều lệ, điều lệ phải phù hợp với quy định của pháp luật, có đề án thành lập và kinh doanh khả thi (Điều 20, Luật các TCTD) Khi đáp ứng được những điều kiện này thì NHTM sẽ được NHNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

Sau khi được cấp Giấy phép, NHTM sẽ phải tiến hành đăng ký kinh doanh và công bố thông tin

Về đăng ký kinh doanh NHTM theo quy định của pháp luật phải được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần Do vậy, việc đăng ký kinh doanh đối với NHTM cũng sẽ tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

Theo đó, NHTM sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong bộ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Danh sách cổ đông sáng lập, Danh sách cổ đông là người nước ngoài; Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức là cổ đông công ty, của người đại diện theo pháp luật (Giấy tờ pháp lý của cá nhân là CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực, Giấy tờ pháp lý của tổ chức là Giấy Đăng ký doanh nghiệp) và Bản sao văn bảo cử người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông là tổ chức

Tuy nhiên, có một sốđiều cần lưu ý khi tiến hành đăng kýdoanh nghiệp như tên công ty phải bằng tiếng Việt, ngoài ra cũng có thể có tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của công ty Đặc biệt khi đặt tên cần phải tránh các trường hợp như đặt tên trùng, đặt tên gây nhầm lẫn đối với NHTM đã đăng ký hay việc liên quan đến đăng ký mã ngành nghề kinh doanh phải khớp với mã ngành nghề kinh tế Việt Nam hoặc các điều kiện liên quan đến người đại diện theo pháp luật, người quản lý, người góp vốn vào công ty Khi đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp cho bên đề nghị, ở đây là NHTM.

Cuối cùng, sau khi hoàn tất việc được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì NHTM phải tiến hành hoạt động công bố thông tin Theo đó, NHTM “phải thực hiện công bố thông tin hoạt động trên phương tiện thông tin của NHNN và trên một tờ báo viết hàng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động” với các thông tin được quy định chi tiết tại Điều 25 Luật các TCTD như tên địa chỉ trụ sở chính của NHTM; vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; số, ngày cấp Giấy phép, Giấy Đăng ký kinh doanh Ngoài ra, NHTM cũng phải tuân theo các điều kiện

22 và thời hạn về việc tiến hành khai trương hoạt động theo quy định của pháp luật Có thể thấy điều kiện để thành lập và hoạt động của NHTM theo Luật các TCTD đặt ra vô cùng chặt chẽ và để được tiến hành hoạt động nhận tiền gửi thì NH phải thực hiện đầy đủ các điều kiện trên về thành lập và hoạt động

2.1.1.2 Đối với bên gửi tiền (KHCN) Đối với từng loại tiền gửi sẽ có những điều kiện cụ thể Tuy nhiên, vềcơ bản cá nhân muốn gửi tiền ở NHTM phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Dân sự và pháp luật Ngân hàng Ngoài ra số tiền được gửi tại ngân hàng phải là tiền hợp pháp Trong các thông tư của NHNN về tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn có quy định cụ thể các điều kiện về chủ thểđối với KHCN, cụ thể: a) Với tiền gửi tiết kiệm

Căn cứ pháp lý: Điều 3, Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiếp kiệm Theo đó, người gửi tiền là: a) “Công dân Việt Nam từđủ 18 tuổi trởlên, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ theo quy định của pháp luật.” b) “Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất nănglực hành vi dân dựtheo quy định của pháp luật.” c) “Công dân Việt Nam bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sựtheo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức và làm chủhành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.”

Như vậy, cứ là công dân Việt Nam và có nhu cầu thì đều được gửi tiền tiết kiệm của mình tại ngân hàng Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt thì sẽ phải thông qua cơ chế người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ b) Với tiền gửi có kỳ hạn

Căn cứ pháp lý: Điều 3, Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn Theo đó, người gửi tiền là: a)” Người cư trú là tổ chức, cá nhân” b) “Người không cư trú bao gồm:

Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

Công dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 điều 4 Pháp lệnh ngoại hối đã được sửa đổi bổsung năm 2013, cụ thể:

(i) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nươc ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức như văn phòng đại diện tại nước ngoài của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập, hoạt động tại Việt Nam, Tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước hoạt động tại Việt Nam

(ii) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài

Với quy định về đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn, pháp luật không chia thành các trường hợp dựa trên độ tuổi và năng lực hành vi dân sự mà sẽ chia ra các trường hợp về người cứ trú và người không cư trú Đặc biệt, theo Thông tư 48/2010/TT-NHNN và Thông tư 49/2018/TT-NHNN thì hiện nay, các ngân hàng không còn cung cấp dich vụ nhận tiền gửi tiết kiệm cho đối tượng là người nước ngoài Trước đây,theo Điều 3 của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1106/2004/QĐ-NHNH có quy định “Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam” Như vậy, theo quy định cũ thì người nước ngoài vẫn được gửi tiền tại NH dưới hình thức là tiền gửi tiết kiệm Tuy nhiên, kể từ khi Thông tư48/2018/TT-NHNN và Thông tư 49/2018/TT-NHNN có hiệu lực thi hành thì đối tượng gửi tiền đã có sự thay đổi và để giải thích cho sự thay đổi này, Lãnh đạo Vụ chức năng của NHNN đã giải thích như sau: “Do Luật các TCTD sửa đổi, bổ sung

Th ự c ti ễ n th ự c hi ệ n pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c

của cá nhân tại NHTMCP Tiên Phong

2.2.1 Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Tiên Phong

NHTMCP Tiên Phong (hay TPBank) là một trong những NHTMCP tại Việt Nam được thành lập vào ngày 05/5/2008 bởi các cổ đông chủ chốt gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đá quý Doji,Công ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding

Pte.Ltd.,Singapore Với tầm nhìn và sứ mệnh trở thành một trong những NH hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, TPBank đã nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm của mình để mang đến những trải nhiệm tốt nhất cho KH Nhờ đó, TPBank đã liên tục nằm trong danh sách Top 10 NHTM

Uy tín nhất Việt Nam và Top 4 NHTM Tư nhân uy tín nhất trong 5 năm liên tiếp Đặc biệt trong năm 2023, TPBank đã đạt được giải thưởng Innovative Choice Award, giải thưởng cho những thương hiệu mang được dấu ấn mạnh mẽ trong việc Đổi mới

- Sáng tạo Những điều này cho thấy sự cam kết của TPBank đối với chất lượng uy tín trong ngành và NH số tại Việt Nam Để có thể xây dựng được thương hiệu cho mình và cạnh tranh được với vô vàn các NHTM khác hiện nay, xứng đáng với sự tin tưởng của KH, TPBank đã xây dựng lên 5 giá trị cốt lõi chính và đó chính là nền tảng để TPBank có thể thực hiện được mục tiêu của mình, đó là: Liêm chính, sáng tạo, cầu tiến, hợp lực và bền bỉ

Các sản phẩm, dịch vụ hiện nay mà TPBank cung cấp bao gồm các sản phẩm, dịch vụ cho các đối tượng là cá nhân và tổ chức như là: Ngân hàng số, tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế các sản phẩm vô cùng đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu của KH

Về kết quả kinh doanh, “tính đến hết năm 2021 tổng tài sản đạt 292.827 tỷ đồng tăng gần 42 và vượt kế hoạch 17% Lợi nhuận trước thuếđạt 6.038 tỷđồng vượt 4% so với kế hoạch đặt ra Tổng vốn huy động đạt 262.385 tỷđồng trong đó chủ yếu huy động từ tiền gửi củả cá nhân và tổ chức kinh tế Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức rất thấp, chỉ 0.81% Có thể thấy kết quả kinh doanh của TPBank cũng đạt được những kết quả rất ấn tượng Hơn nữa, đây cũng là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ số với nhiều sản phẩm đột phá” (Báo cáo thường niên TPBank, 2021)

Gần đây nhất là năm 2023, “tổng tài sản của NH đạt 356.000 tỷ đồng, tăng8.5% so với cuối năm 2022,vốn điều lệ tăng ở mức 22.000 tỷ đồng Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel III của TPBank ở mức 12.4 tính đến ngày 31/12/2023, thuộc nhóm đầu của ngành Dư nợ cho vay đã vượt 217.000 tỷ đồng, tăng trưởng gần

19% so với năm 2022, vượt xa so với tăng trưởng bình quân toàn ngành Vềhuy động vốn, tổng huy động của năm 2023 của TPBank đạt 316.500 tỷ đồng, tăng gần 9.5% Đáng chú ý, tiền gửi không kỳ hạn trong năm 2023 đã tăng 34 , vượt 47.000 tỷ đồng.” (Duy Quang, 2024)

Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank luôn cố gắng hiểu, chia sẻvà cùng đồng hành cùng với KH mang lại những giá trị tốt nhất cho KH Đây cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank luôn hướng đến

2.2.2 Chủ thể tham gia vào quan hệ nhận tiền gửi của cá nhân tại NHTMCP Tiên Phong (TPBank)

Trong quan hệ nhận tiền gửi của cá nhân của NHTM luôn có sự xuất hiện của hai chủ thể đó là người gửi tiền (các cá nhân có tiền nhàn rỗi và mong muốn được gửi tiền tại NH) và bên nhận tiền là các NHTM Tương tự, tại NHTMCP Tiên Phong, việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân tại đây cũng có sự xuất hiện của hai chủ thể là TPBank với vai trò là bên nhận tiền gửi và thực hiện trả tiền gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi KH có nhu cầu sử dụng Bên còn lại là người gửi tiền (KHCN)

Dựa trên quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân, TPBank cũng đã ban hành ra các văn bản quy chế nội bộ, quy định cụ thể về các hình thức nhận tiền gửi như nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Trong mỗi văn bản đều có đề cập đến các chủ thể trong quan hệ nhận tiền gửi Cụ thể: Đối với người gửi tiền

Thứ nhất, Tiền gửi có kỳ hạn Căn cứ vào Văn bản số 761/2022/QĐ-TPB.OP tại có quy định:

“Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn tại NHTMCP Tiên Phong hay TPBank là Khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú/người không cư trú đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn theo quy định của TPBank và quy định của pháp luật.”

Thứ hai, Tiền gửi tiết kiệm, căn cứ vào văn bản số 035-1/2022/QT-TPB.OP và Quy chế tiền gửi tiết kiệm của TPBank số 22/2019/QC-TPB.HĐQT, thì cá nhân muốn gửi tiền tiết kiệm tại TPBank cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) “Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật”

(2) “Công dân Việt Nam từđủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”

(3) “Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.” Đối với bên nhận tiền gửi là NHTMCP Tiên Phong Để được nhận tiền gửi thì TPBank phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp và đặc biệt là phải đủ điều kiện để được NHNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Tư cách pháp lý của TPBank được xác định dựa trên hai cơ sở:

(1) Giấy phép thành lập và hoạt động do NHNN cấp

(2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp

Đánh giá hoạt động huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n g ử i

Kể từ khi thành lập cho đến nay đã hơn 15 năm, TPBank đã có những bước nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh của mình TPBank luôn tự hào là ngân hàng đi đầu, tiên phong và nổi bật trong hoạt động chuyển đổi số với việc luôn nâng cấp, phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua việc áp dụng công nghệ AI, Bigdata để ngày càng thấu hiểu KH của mình hơn.

Trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của khách hàng là cá nhân, TPBank đã đạt được kết quả tốt, như gia tăng lượng KH nhờ đó làm gia tăng lượng tiền gửi Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình huy động vốntiền gửi của khách hàng cá nhân Ví dụnhư yếu tố lãi suất huy động, đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tâm lý của người gửi tiền Khi gửi tiền tại NH, KH cũng coi đó như là một khoản đầu tư, so với đầu tư chứng khoán, bất động sản hay vàng thì gửi tiền tại ngân hàng và hưởng lãi suất có thể coi là một hình thức đầu tư an toàn, khá ổn định và chắc chắn sinh lời KH gửi tiền ngoài mong muốn được dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ của NH và có nơi cất trữ tiền an toàn ra thì cũng mong muốn nhận được một khoản tiền lãi Do vậy, mức lãi suất huy động cao sẽ khiến cho người dân mong muốn gửi tiền nhiều hơn Theo số liệu có được, “hoạt động huy động vốn của TPBank tăng trưởng âm Lượng tiền gửi của KH tại nhà băng này là 193.753 tỷ đồng, tính đến hết ngày 30/9/2023, giảm 0.6% so với đầu năm, tương đương giảm 1.207 tỷđồng Nguyên nhân có thể do biến động lãi suất huy động giảm mạnh trong quý III/2023 khiến huy động vốn của NH gặp khó khăn Mặc dù lượng tiền gửi của KH giảm nhưng TPBank vẫn phải trả lãi tiền gửi khá lớn do cuộc chạy đua tăng lãi suất cuối năm 2022”(Bảo Ngọc, Tạp chí Tài chính 2023)

Như vậy, mặc dù hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân tại TPBank cũng có nhưng lúc gặp khó khăn, tăng trưởng kém, tuy nhiên, về cơ bản NH cũng đã cố gắng nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, sản phẩm dịch vụ của mình, luôn lấy KH là trọng tâm và luôn cố gắng để vượt qua được những khó khăn đó, để ngày một khẳng định được vị thế và uy tín của mình Nhìn vào thực tiễn hoạt động của TPBank cũng đánh giá được việc tuân thủ pháp luật về huy động vốn

54 dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân Các quy chế nội bộ của TPBank đưa ra đều rất bám sát các quy định mới của pháp luật theo các Thông tư như Thông tư 48/TT- NHNN, Thông tư 49/TT-NHNN TPBank luôn cố gắng đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp cuả KH khi gửi tiền tại NH, nhanh chóng kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, xử lý các khiếu nại tố cáo bên cạnh việc đáp ứng, phát triển ngân hàng số nhiều tiện ích, thông minh, nhanh chóng giúp có thểđáp ứng được hầu hết các nhu cầu của

KH Nhờ đó, mà NH đã thu hút được một lượng KH ngày một lớn

Tuy nhiên, các quy định về BHTG của KH tại TPBank thì quy định chưa cụ thể, chưa tìm được một điều khoản nào quy định về vấn đề này Do vậy, để nâng cao hơn nữa uy tín và chất lượng của NH, thì cần bổ sung thêm quy định về BHTG để thêm chặt chẽhơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Như vậy, thông qua việc phân tích các nội dung của Chương 2 liên quan đến thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện tại NHTMCP Tiên Phong, tác giả đã đưa ra được những đánh giá về cả hai mặt cả ưu điểm và những tồn tại, hạn chế đang tồn tại trên thực tế Từ những ưu điểm và hạn chế này, giúp đánh giá được hiệu qua thực thi pháp luật về hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân, thấy được những mặt tích cực cần được tiếp tục phát huy và cả những bất cập, hạn chế cần phải khắc phục để phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao và tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn diễn qua hiệu quả, an toàn, mang lại lợi ích cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ nhận tiền gửi Với những bất cập còn tồn tại ở Chương 2, đây sẽ là cơ sở để tác giả triển khai nội dung của Chương 3, với những định hướng, đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật vềhuy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân gắn với thực tiễn tại NHTMCP Tiên Phong

GI Ả I PHÁP HOÀN THI Ệ N PHÁP LU Ậ T VÀ NÂNG CAO

Định hướ ng hoàn thi ệ n pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c

Với quan điểm coi hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân là một hoạt động vô cùng quan trọng, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM Hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân mang lại một nguồn vốn chủđạo trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Do vậy, có thể nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hoạt động đối với việc tồn tại và phát triển của một NH Không những thế, hoạt động này cũng có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế Với những ý nghĩa và vai trò quan trọng như vậy, nên cần đưa ra những định hướng hoàn thiện pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân, giúp cho hoạt động này diễn ra thuận lợi và hiệu quả

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật vềhuy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân cần phải phù hợp với tình hình nền kinh tế và xã hội Kể từ sau dịch Covid-19 cho đến nay, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và vẫn đang trong quá trình hồi phục Hoạt động huy động vốn cũng gặp không ít khó khăn, do người dân không có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi dưới tác động của dịch bệnh kéo dài Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 2022 – 2023, thì có sự gia tăng mạnh mẽ tiền gửi của các khách hàng là cá nhân gửi vào ngân hàng Đặc biệt, năm 2023, “dòng tiền nhàn rỗi gửi tại ngân hàng tăng 13.2 so với năm 2022, đạt hơn 13.5 triệu tỷ đồng” (Tuấn Thủy, 2024) Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến của lượng tiền gửi vào ngân hàng có thể do nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các kênh đầu tư như chứng khoán hay bất động sản còn nhiều rủi ro, ảm đạm Đó có thể là phần lớn lý do khiến cho người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất hiện nay lại rất thấp, khiến cho nhiều người gửi tiền băn khoăn về việc lựa chọn kênh đầu tư hoặc phân vân về việc có nên tiếp tục gửi tiền tại ngân hàng hay không? Nhưng đứng trước tình hình đầu tư chứng khóan hay bất động sản còn nhiều rủi ro nên lựa chọn vẫn là gửi tiền tại

57 ngân hàng, chấp nhận mức lãi suất thấp và kỳ vọng các kênh đầu tư khác sẽ sôi động trở lại Việc điều hành chính sách lãi suất như hiện nay mang lại những lợi ích nhất định đối với việc giúp phục hồi nền kinh tế, nhưng khi nền kinh tế phục hồi, các kênh đầu tư khác hoạt động sôi động trở lại thì người dân sẽ có xu hướng dịch chuyển nguồn tiền nhàn rỗi của mình sang các kênh đầu tư khác để hưởng lợi nhiều hơn. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềhuy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân phải đảm bảo làm sao cho có thể dung hòa được các lợi ích kinh tế với các lợi ích xã hội mà vẫn đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, chính sách đã đề ra

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân cần phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Tại Đại hội Đảng lần thứ XIII, có đề ra định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2023 Theo đó cần “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy dộng, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Bên cạnh đó, cần

“tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.” Có thể thấy rằng hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đề ra, khi tận dụng và huy động được nguồn lực lớn để cung cấp vốn cho nền kinh tế mà pháp luật cụ thể là pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi lại chính là công cụ hữu hiệu nhất giúp cho hệ thống các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng khai thác được tối đanguồn vốn, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy, mà pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi cần phải hoàn thiện, điều chỉnh sao cho hợp lý, vừa khai thác hiệu quả nguồn lực, làm tăng khả năng tiếp cận vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng của nền kinh tế mà cũng vừa phải tuân thủ theo đường lối của Đảng và Nhà nước đã đề ra

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân phải đặt trong xu thế tất yếu đó là hội nhập kinh tế Kể từ năm 1986, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương hội nhập, mở cửa nền kinh tế Cho đến hiện nay, trải qua gần 40 năm thực hiện chủ trương này, nền kinh tế của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng Trong xu hướng tất yếu đó, thì ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ với sự xuất hiện không ít của các NHTM nước ngoài như HSBC (Anh), Shinhan Bank (Hàn Quốc) Các doanh nghiệp và các cá nhân là người nước ngoài cũng sinh sống, làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều Do đó, các quy định của pháp luật ngoài việc cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của đất nước mà cũng cần phải phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tếtrong lĩnh vực ngân hàng Pháp luật tạo điều kiện cho các NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhưng đi đôi với đó thì cần phải có cơ chế quản lý phù hợp để tránh rủi ro làm nũng đoạn thị trường của các NHTM nước ngoài.

Hoàn thi ệ n pháp lu ậ t v ề huy độ ng v ốn dướ i hình th ứ c nh ậ n ti ề n g ử i

Thứ nhất, về chủ thể tham gia hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân Về cơ bản, quy định của pháp luật đã bao quát hết các đối tượng gửi tiền, bất cứ ai có nhu cầu và mong muốn gửi tiền tại NHTM đều được gửi tiền và được NH bảo đảm an toàn cho số tiền đó Tuy nhiên, một chủ thể đặc biệt đó là cá nhân người nước ngoài Trước đây, các NHTM vẫn cung cấp sản phẩm tiền gửi tiết kiệm cho người nước ngoài, tuy nhiên, sau khi Thông tư 48/2018/TT-NHNN và Thông tư 49/2018TT-NHNN được ban hành và có hiệu lực thì hiện nay cá nhân là người nước ngoài không được gửi tiền tiết kiệm tại NHTM nữa mà thay vào đó, họ sẽđược gửi tiền gửi có kỳ hạn Mặc dù người nước ngoài vẫn được gửi tiền có kỳ hạn, tuy nhiên, họ đang bị hạn chế trong việc gửi tiền tiết kiệm nếu họ có mong muốn và nhu cầu Hoàn thiện pháp luật hướng tới tạo điều kiện cho tất cả mọi người có nhu cầu đều được gửi tiền không bị hạn chế, đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền, nhằm gia tăng lượng vốn tiền gửi, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của NH và phát huy được vai trò cung ứng, điều tiết vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn của NH

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục nhận tiền gửi của cá nhân

Về cơ bản quy trình nhận tiền gửi hầu hết đều có những điểm chung nhất định, bên cạnh những điểm khác biệt dựa trên đặc trưng của từng loại tiền gửi Hiện nay các loại tiền gửi dựa trên các tiêu chí để phân loại như mục đích, kỳ hạn, phân loại theo đồng tiền gửi tại NH thì có rất nhiều loại tiền gửi Tuy nhiên, các quy định của pháp hiện nay còn khá chung chung, tập trung chủ yếu ở ba loại tiền gửi là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn với đồng tiền gửi là Việt Nam đồng mà chưa có quy định cụ thể nào đối với loại tiền gửi bằng ngoại tệ Vì lý do đó, mà khi thực hiện nhận tiền gửi với loại tiền gửi là ngoại tệ, hầu hết các NH đều dựa trên trình tự, thủ tục đối với loại tiền gửi là đồng Việt Nam Do vậy, pháp luật cần bổ sung thêm quy định riêng liên quan đến trình tự thủ tục nhận tiền gửi bằng đồng ngoại tệ để NHTM có căn cứ thực hiện đúng quy trình nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn Đặc biệt, đối với quy trình, thủ tục nhận tiền gửi, đây là giai đoạn hay xảy ra những hành vi vi phạm liên quan đến việc thực hiện việc nhận tiền gửi và tất toán tiền gửi của KH Vì vậy, NHNN cần phải có các biện pháp quán triệt mạnh mẽ như là tăng cường kiểm tra, giám sát và có hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm Nếu không thì, việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hay làm giả các giấy tờ, giả chữ ký vẫn có thể tiếp diễn gây thiệt hại cho KH và ảnh hưởng đến uy tín của NHTM Việc quy định cụ thể, rõ ràng cùng việc tăng cường kiểm tra, giám sát đối với quy trình nhận tiền gửi tại các NHTM chính là những biện pháp hữu hiệu, giúp ngăn ngừa và bảo vệ cho quyền và lợi ích chính đáng của cả người gửi tiền và bên nhận tiền là các NHTM

Thứ ba, một số loại tiền gửi hiện nay rất thông dụng trên thế giới như tiền gửi NOW, tiền gửi ATS Trong đó tiền gửi NOW (Negotiated Order of Withdrawal) là loại tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn ngắn, cho phép người gửi tiền được rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị phạt hoặc mất lãi suất tích lũy trên số tiền đó Tiền gửi ATS (Automatic Transfer from Savings account) là tài khoản tự động cho phép chuyển khoản từ tài khoản tiết kiệm Ở Việt Nam, một số NHTM cũng đã sử dụng loại tiền có một số đặc điểm giống với loại tiền gửi NOW để huy động vốn nhưHDBank, Techcombank, Ví dụ như việc cung cấp các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn linh hoạt, tiền gửi rút gốc linh hoạt với việc cho phép người gửi tiền được rút tiền trước hạn, hoặc có thể rút một phần tiền gửi mà không phải tất toán toàn bộ khoản

60 tiền đã gửi mà vẫn được hưởng lãi suất cao cho khoản tiền còn lại Do vậy cần có quy chế riêng điều chỉnh đối với các loại tiền gửi này nhằm bảm đảm quyền lợi cho KH, cũng như đảm bảo sự an toàn trong hệ thống NH Tránh tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật do chưa có quy định mà thực hiện huy động vốn thiếu an toàn hoặc khi tranh chấp xảy ra khó có căn cứ để giải quyết

Thứtư,về hình thức pháp lý của quan hệ nhận tiền gửi của cá nhân Thực chất, theo quy định của BLDS 2015 thì hình thức pháp lý có thể là văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể Tuy nhiên với đặc trưng của hoạt động này, giá trị giao dịch thường lớn do vậy mà giao dịch nhận tiền gửi đều được thể hiện dưới dạng văn bản Tuy nhiên, đối với loại tiền gửi Tiết kiệm, không có đề cập nào liên quan đến hợp đồng gửi tiền của khách hàng và ngân hàng, mà Sổ tiết kiệm/Thẻ tiết kiệm sẽ là căn cứ duy nhất để để xác nhận mối quan hệ nhận gửi tiền giữa NHTM và KH Tuy nhiên hiện nay, việc làm giả Sổ Tiết kiệm/Thẻ tiết kiệm là hoàn toàn có thể xảy ra, vì vậy mà cần đặt ra yêu cầu giao kết hợp đồng tiền gửi giữa KH và NHTM nhằm đảm bảo chặt chẽ, tăng tính minh bạch liên quan đến quyền và nghĩa vụ và hạn chế rủi ro

Thứ năm, cần sửa đổi và bổ sung một số quy định của pháp luật về BHTG nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế Các quy định nêu ra cần đảm bảo tính công bằng Ví dụ như đối với loại tiền gửi được bảo hiểm, pháp luật hiện hành quy định loại tiền gửi bằng Việt Nam đồng được BHTG, mặc dù hiện nay xu hướng là giảm nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệđể đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng tuy nhiên, cũng cần có biện pháp hoặc cơ chế để bảo vệ cho KH khi gửi tiền bằng ngoại tệ Bên cạnh đó,cần hoàn thiện khung pháp lý và xây dựng cơ sở, tiêu chí cụ thể, khoa học để có thểđánh giá và phân loại các NHTM, việc đánh giá, phân loại sát với tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM thì mới có thể dễ dàng áp dụng cơ chế bảo hiểm phân biệt Tức là, ngoài việc học hỏi kinh nghiệm của quốc tế thì các nhà làm luật cũng cần gắn với bối cảnh của Việt Nam để đưa ra các quy định hợp lý nếu không sẽ gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTM

M ộ t s ố ki ế n ngh ị nh ằ m nâng cao hi ệ u qu ả th ự c hi ệ n pháp lu ậ t v ề

vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân tại NHTMCP Tiên Phong

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động huy động vốn tại TPBank, những rủi ro từ hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân và vai trò quan trọng của nguồn vốn này đối với hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và TPBank nói riêng, tác giả xin có một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân tại TPBank như sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống văn bản quy định nội bộ đầy đủ, chặt chẽ, bao hàm được các nội dung liên quan đến hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân

Hiện nay, các văn bản của TPBank đã có sự cập nhật theo quy định của các Thông tư 48/2018/TT-NHNN, Thông tư 49/2018/TT-NHNN, Luật các TCTD năm

2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 Tuy nhiên, ở một số quy định về người gửi tiền hay quy định liên quan đến các biện pháp bảo vệ cho số tiền KH gửi tại NH, quy định liên quan đến BHTG cũng không được đề cập đến trong văn bản quy định nội bộ của TPBank, quy định về chủ thế còn chưa được rõ ràng khi dẫn chiếu đến quy định của pháp luật, chứ không nêu cụ thể ra Do vậy, bên cạnh việc bổ sung một số quy định khác liên quan đến bảo vệ cho số tiền của KH tại NH, thì TPBank cũng cần phải hoàn thiện các quy định hiện hành của mình, vừa cập nhật với quy định hiện hành của mình lại vừa cụ thể, rõ ràng, chi tiết, nhờ đó việc thực hiện hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân sẽ diễn ra hiệu quả hơn.Ngoài ra, nhằm nâng cao ý thức của cá nhân người gửi tiền và của cá cán bộNH, TPBank cũng cần bổsung thêm quy định về hình thức xử lý vi phạm khi có vi phạm nghĩa vụ xảy ra, hiện trong văn bản quy chế của TPBank chủ yếu quy định liên quan đến việc xử lý khi các giấy tờ, sổ tiết kiệm bị nhàu nát, rách hoặc bị mất chứ không có đề cập cụ thể đến các biện pháp xử lý vi phạm

TPBank cần thường xuyên rà soát, kiểm tra, cập nhật mới và bổ sung các quy định để đảm bảo tính chặt chẽ, thêm nữa, cần hệ thống các văn bản một cách khoa học nhằm thuận tiện cho việc tra soát

Thứ hai, tăng cường các biện pháp xử lý vi phạm, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối với người gửi tiền nhằm giúp người gửi tiền có ý thức cảnh giác đối với các trường hợp lừa đảo, giả mạo cán bộ ngân hàng, hoặc yêu cầu KH không được ký sẵn các chứng từ trắng, cần đọc rõ các điều khoản và dịch vụ mà NH cung cấp, nếu phát hiện nhân viên NH làm sai quy trình hoặc gây khó dễ cho KH cần nhanh chóng thông báo để được giải quyết kịp thời, hạn chế rủi ro

Thứ tư,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên NH vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực chuyên môn

Ngoài việc hoàn thiện, bổ sung các quy định trong văn bản quy định nội bộ của mình, để ngày càng thu hút được nguồn vốn tiền gửi của KH hơn nữa, thì TPBank cũng cần phải dựa trên các yếu tốảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của KH, từđó, có những biện pháp, chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu của KH, nâng cao năng lực huy động vốn từ tiền gửi của cá nhân Cụ thể:

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định gửi tiền tại NH của KH bao gồm yếu tố về sự thuận tiện, yếu tố về phí và lãi suất, yếu tố quảng cáo marketing, yếu tố hình ảnh và uy tín của NH, yếu tố chất lượng sản phẩm dịch vụ

Thứ nhất, với tính thuận tiện Nếu như việc gửi và nhận tiền trực tiếp tại các địa điểm giao dịch hợp pháp của NH, thì sự thuận tiện thể hiện ở các mạng lưới chi nhánh, địa điểm, phòng giao dịch, cơsở vật chất Còn nếu như với giao dịch nhận gửi tiền thông qua Internet Banking/Mobile Banking thì yếu tố thuận tiện ở đây lại nói về hệ thống công nghệ thông tin của NH Ngoài ra nói đến thuận tiện thì còn liên quan đến các trình tự, thủ tục có thể diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và có thể dễ dàng tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ khác của NH nếu KH có nhu cầu Do vậy, để nâng cao năng lực huy động vốn của mình, điều đầu tiên TPBank cần phải làm đó là nghiên cứu, xây dựng và đặt các điểm giao dịch ở những nơi thuận tiện về mặt giao thông, đầu tư mua sắm các trang thiết bị và luôn nâng cấp, bảo trì để mang lại những thuận tiện nhất cho KH

Bên cạnh đó, các mạng lưới chi nhánh cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của TPBank Hầu hết, các điểm giao dịch lớn của các NHTM hiện nay, đều tập trung chủ yếu và nhiều nhất ở các thành phố lớn, khu vực đông dân cư, đồng bằng và những khu vực kinh tế phát triển Thực tế ở nông thôn hay khu vực miền núi vẫn chưa được quan tâm, các điểm giao dịch rất ít thậm chí không có mà chủ yếu ở nông thôn, các điểm giao dịch thường là các ngân hàng có yếu tố Nhà nước như Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của NH Vì vậy, TPBank cũng cần xem xét trong việc mở rộng các điểm giao dịch trên phạm vi rộng khắp, từ đó làm tăng cơ hội tiếp cận phạm vi KH, khả năng huy động vốn cũng lớn hơn.

Thứ hai, các yếu tốliên quan đến phí và lãi suất Lãi suất gửi tiền, phí gửi tiền là lý do chính khiến KH quyết định gửi tiền tại một NH nào đó, đây cũng là yếu tố các NH sử dụng để cạnh tranh và thu hút người gửi tiền Do vậy, để nâng cao năng lực huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi TPBank cần đưa ra các chính sách phù hợp với quy định của pháp luật, chính sách về lãi suất cạnh tranh, đưa ra các chương trình ưu đãi về lãi suất đối với các KH gửi tiền thường xuyên, KH lớn Ngoài ra, việc NH không thu phí cũng tác động mạnh đến việc quyết định gửi tiền của KH

Thứ ba, yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín của NH Muốn giữ chân được KH thì thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng phải được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của KH Uy tín của NH cũng vô cùng quan trọng Do vậy, TPBank không những không ngừng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của mình mà còn nâng cao hệ thống công nghệ thông tin, tăng cường các hoạt động chăm sóc KH, lắng nghe ý kiến và thấu hiểu KH, xây dựng một văn hóa lành mạnh, cư xử đúng mực, thân thiện cho đội ngũ cán bộ và nhân viên

Thứ tư, quan tâm và đầu tư đối với hoạt động marketing ngân hàng Hoạt động này sẽ giúp NH tiếp cận được nhiều KH hơn, lôi kéo KH đến với mình và đưa hình ảnh của TPBank đến gần hơn với KH, nhờ đó giúp nâng cao hiệu quả huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3Xuyên suốt cả3 chương, có thể thấy rằng các quy định của pháp luật đã cósự hoàn thiện và bao quát, tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân hơn nữa thì vẫn cần hoàn thiện một số quy định liên quan đến trình tự thủ tục, hình thức pháp lý, xử lý vi phạm Đặc biệt là chính sách về BHTG, đây là một nội dung hết sức quan trọng liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và để thực hiện được mục tiêu bảo vệ được quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo sự phát triển lành mạnh trong hệ thống các TCTD nói chung và NHTM nói riêng thì cần phải có sự nghiên cứu từ thực tiễn đồng thời cũng học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng được chính sách về BHTG phù hợp, hiệu quả

Sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân và tìm hiểu về hoạt động này tại thực tiễn NHTMCP Tiên Phong, có thể rút ra một số điều sau:

Ngày đăng: 07/11/2024, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN