Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã IaTơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum Theo Điều 2 Luật số 77/2015/QH13, ngày 19/06/2015 của Quốc hội về tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân nước
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
Y KUÔN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI UBND XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Kon Tum, tháng 06 năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI UBND XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Được sự chấp thuận của nhà trường cùng với quý lãnh đạo cơ quan thực tập, em
đã có cơ hội được thực tập tại UBND xã Ia Tơi trong thời gian từ ngày 06 tháng 02 năm 2023 đến ngày 14 tháng 05 năm 2023
Lời đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy/cô trường Phân Hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, trong thời gian học tập tại trường các thầy
cô đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích, đó là hành trang vô cùng quý giá để giúp em vững vàng trong công việc sau này cũng như tạo điều kiện cho em có cơ hội được học hỏi và cọ sát với thực tế trong thời gian thực tập
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị tại UBND xã Ia Tơi đã tận tình giúp đỡ cho em làm quen với công việc, vì những ngày đầu tiên bước vào thực tập bản thân em còn nhiều thiếu xót và bỡ ngỡ nhưng nhờ sự quan tâm, giúp
đỡ nhiệt tình của các anh/chị tại UBND xã Ia Tơi nên em đã từng bước làm quen với công việc hơn từ đó thêm tự tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Em xin cảm
ơn chân thành đến chú Lê Xuân Cường cán bộ tư pháp tại UBND xã Ia Tơi đã hướng dẫn và tận tình chia sẻ các kiến thức cũng như tình huống thực tế để giúp em có cơ hội hoàn thiện bản thân và học tập nhiều kiến thức mới hơn và cũng như để hoàn thiện bài báo cáo thực tập
Đặc biệt, em xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn Th.S Trương Thị Hồng Nhung, người đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tập này
Bài báo cáo được viết trong thời gian thực tập, tuy nhiên do thời gian, cũng như kiến thức và khả năng còn hạn chế nên còn nhiều thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ quý thầy/cô giáo cũng như các anh/chị trong cơ quan để
em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này
Cuối cùng em kính chúc quý thầy/cô giáo cùng với anh/chị trong cơ quan sức khỏe dồi dào và thành công trong sự nghiệp cao quý
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ iv
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM 4
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM 4
1.1.1 Giới thiệu chung về xã Ia Tơi 4
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum 6
1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM 7
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã IaTơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum 7
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum 9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 15
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 16
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG THỰC 16
2.1.1 Lịch sử hình thành hoạt động chứng thực 16
2.1.2 Khái niệm về chứng thực 18
2.1.3 Đặc điểm chứng thực 21
2.1.4 Phân loại chứng thực 21
2.1.5 Vai trò chứng thực 22
2.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI UBND CẤP XÃ 22
2.2.1 Thẩm quyền chứng thực và trách nhiệm thực hiện chứng thực của UBND cấp xã (căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) 22
2.2.2 Nội dung về hoạt động chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã 23
2.2.3 Trình tự, thủ tục về hoạt động chứng thực tại UBND cấp xã 27
2.2.4 Quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng giao dịch được chứng thực 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 30
Trang 5CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI
UBND XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM 31
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 31
3.1 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM 31
3.1.1 Tình hình thực hiện hoạt động chứng thực tại UBND xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum 31
3.1.2 Đánh giá chung về hoạt động chứng thực tại UBND xã Ia Tơi 35
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI UBND XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM 37
3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động chứng thực Ủy ban nhân dân cấp xã 37
3.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đối với thực trạng hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân xã IaTơi 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC
BÁO CÁO CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Cụm từ viết tắt Ý nghĩa cụm từ viết tắt
1 UBND Ủy ban nhân dân
2 NĐ – CP Nghị định chính phủ
3 BNV/HC/NĐ Bộ nội vụ, Hành chính, Nghị định
5 VHXH – TDTT Văn hóa Xã hội – Thể dục thể thao
6 VHTT Văn hóa Thông tin
7 GTTL Giao thông, thủy lợi
8 TBXH Thương binh Xã hội
10 HĐBT Hội đồng Bộ trưởng
11 SCT Sở Công Thương
13 CMND Chứng minh nhân dân
14 TT – BTP Thông tư – Bộ Tư pháp
Trang 7Sơ đồ 2.1 Sơ đồ về quy trình giải quyết chứng thực theo cơ chế
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chứng thực là hoạt động pháp lý khá phổ biến trong đời sống xã hội, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân về sử dụng nhiều loại giấy tờ vào nhiều mục đích khác
Trong tiến triển hội nhập quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nước ta tích cực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc đẩy mạnh cải cách tổng thể hành chính quốc gia, xây dựng nền hành chính trong sạch, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt như cầu của công dân, thì việc cải cách trong lĩnh vực tư pháp nói riêng, đặc biệt trong chứng thực là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển Nhằm đáp ứng nhu cầu chứng thực ngày càng tăng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý về chứng thực
Có thể nói hoạt động chứng thực diễn ra rất gần gũi với nhân dân nhưng việc hiểu giá trị pháp lý của hoạt động này thì còn rất hạn chế Trong thời gian qua nhà nước ta ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về hoạt động chứng thực như Luật công chứng, chứng thực năm 2006, Nghị định số 75/2000/NĐ – CP của Chính phủngày 08 tháng 02 về công chứng, chứng thực; Nghị định số 78 năm 2007/NĐ - CP ngày 18 tháng 05 năm 2007của chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao
từ bản chính chứng thực chữ kí và chứng thực hợp đồng giao dịch Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách tư pháp Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện Nghị định 78/2007/NĐ-CP còn bộc lộ những hạn chế như tình hình ùn tắc, quá tải trong hoạt động công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ, chữ ký tại các phòng công chứng và UBND huyện Nhận thấy sự cần thiết phải ban hành ra một văn bản mới để thay thế cho văn bản
cũ, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (Sau đây gọi là NĐ 23/2015 /NĐ-CP) Nghị định này ra đời cùng với sự ra đời của Luật công chứng 2016 đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu của nhân dân về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thể hiện tinh thần cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một dấu, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân về vấn đề bản sao Nghị định đã thực hiện việc phân cấp đặc biệt là phân cấp về thẩm quyền chứng thực bản sao cho UBND cấp xã đối với các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt, tạo thuận lợi cho nhân dân và mở ra hệ thống rộng rãi cho các UBND cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền, chứng thực thay vì chỉ có Phòng công chứng và UBND cấp huyện như Nghị định trước đây
Trong những năm thực hiện Nghị định số 23/NĐ-CP, ngoài những kết quả đã đạt được thì cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập về mặt tổ chức lẫn hoạt động Do nhận thức về lý luận cũng như trong quy định của pháp luật còn có sự lẫn lộn giữa hai hoạt động công chứng và chứng thực Sự lẫn lộn này dẫn tới việc chứng thực không đúng thẩm quyền, UBND cấp xã, phường cũng chứng thực các hợp đồng giao dịch
Trang 9Việc chứng thực bản sao theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP vẫn còn thiếu những hướng dẫn cụ thể Chứng thực được giao cho Ban Tư pháp cấp xã, phường đây cũng là một thách thức bởi đội ngũ cán bộ Tư pháp xã, phường không được trang bị các công cụ
hỗ trợ để nhận biết được những văn bằng giả mạo trong khi các văn bản giấy tờ giả mạo ngày càng tinh vi, rất khó phát hiện
Trong thời gian về thực tập tại địa phương, nhận thấy hoạt động chứng thực, nhất là chứng thực bản sao được người dân quan tâm, đặc biệt là nơi em thực tập – UBND xã Ia Tơi, huyện IaH’Drai, tỉnh Kon Tum thì nhu cầu chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký
là rất lớn Với mong muốn phản ánh chính xác và thực tế nhất quá trình thực hiện hoạt
động này tại UBND xã nơi em thực tập nên em đã chọn đề tài: “Thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum và một
số kiến nghị” để làm chuyên đề thực tập của mình Để làm rõ hơn những mặt làm được,
chưa làm được tại UBND Xã Ia Tơi khi thực hiện NĐ 23/2015/NĐ-CP và từ hoạt động thực tế tại Xã Ia Tơi, bản thân em có thể rút ra bài học kinh nghiệm và có những kiến nghị khắc phục, đặc biệt là trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Để tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động chứng thực: chủ thể, thẩm quyền, trình tự thủ tục hoạt động chứng thực và thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chứng thực trên địa bàn xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận về hoạt động chứng thực và thực tiễn tại Ủy ban nhân dân xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật về chứng thực theo Nghị định 23/2015/
NĐ-CP ngày 16/02/2015, các văn bản khác có liên quan đến chứng và thực tiễn về hoạt động chức thực tại Ủy ban nhân dân xã Ia Tơi; về mặt thời gian được giới hạn từ năm 2017 đến năm 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề, trong suốt quá trình thực tập em đã xác định rõ định hướng và mục tiêu cụ thể để có thể có những thông tin có độ chính xác cao nhất
Được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ Ban tư pháp nơi thực tập, mặc dù điều kiện đi lại chưa phải thuận tiện nhất, tuy nhiên với những cố gắng hết mình em cũng đã có những kiến thức để viết bài
Trang 10Những tài liệu phục vụ cho việc viết chuyên đề nằm rải rác ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đó là trong sách vở, trong các tài liệu, giấy tờ, cũng như trong thực tiễn công việc
Nó đòi hỏi người làm chuyên đề phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thu thập khác nhau Các phương pháp chủ yếu được em sử dụng, đó là: phương pháp tổng hợp thống
kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp thống kê:
Phương pháp này dựa trên những số liệu từ các báo cáo, tờ trình, các đề tài nghiên cứu khoa học, sau đó tổng hợp những số liệu liên quan đến chuyên đề, từ đó phân loại các số liệu cho mỗi mục nhỏ để làm dẫn chứng Phương pháp này giúp người nghiên cứu hiểu được khái quát hoạt động chứng thực trên địa bàn xã Ia Tơi Đây là một phương pháp quan trọng không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề này
- Phương pháp so sánh:
Từ số liệu đã được thống kê, tổng hợp đem so sánh qua từng thời kỳ, từng năm Để thấy được nhu cầu thực tế cũng như tốc độ gia tăng của nhu cầu chứng thực Ngoài ra chúng ta so sánh quy định các văn bản pháp luật qua từng thời kỳ để tìm ra điểm mới, điểm tiến bộ của pháp luật đồng thời thấy được tồn tại chưa thể khắc phục Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá khách quan chính xác về thực tiễn cũng như những ý kiến đề xuất hợp lý nhằm khắc phục những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân
- Chương 2: Một số vấn đề cơ bản và quy định pháp luật về chứng thực
- Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND xã Ia Tơi, huyện
Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI,
TỈNH KON TUM
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM
1.1.1 Giới thiệu chung về xã Ia Tơi
Xã Ia Tơi là một xã miền núi biên giới được thành lập theo Nghị quyết số
126/NQ-CP ban hành ngày 20/12/2013 của Chính phủ Nằm trên Quốc lộ 14C dài khoảng 23 km,
có đường biên giới dài 9,4 km giáp với Vương quốc Campuchia Xã Ia Tơi nằm phía Nam của huyện Ia H’Drai cách trung tâm hành chính huyện 8,5 km
Phía Bắc giáp xã Ia Dom huyện Ia H’Drai và xã Mo Ray của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; phía Đông giáp xã Ia Kreng huyện Chư Pah và xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp xã Ia Khai, xã Ia O huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; phía Tây giáp xã
Ia Đal huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum và xã Nhang, huyện Đun Mia, tỉnh RaTaNaKiRi, Vương quốc CamPuChia
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 43.669,18 ha, xã gồm có 05 thôn 1,7,8,9 và Ia Dơr Dân số là 4739 nhân khẩu, với nhiều thành phần dân tộc như (Kinh, Thái, Mường, Nùng, Dao, Tày, )
Vị trí từ thôn đến trung tâm hành chính xã gần nhất là 3km, khoảng các xa nhất đến trung tâm hành chính xã là trên 40 km (thôn Ia Dơr đến TTHC xã)
- Điều kiện tự nhiên:
Về địa hình: Xã Ia Tơi nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam và Đông sang Tây, dốc ở phía Bắc và độ dốc thấp 2% -5% ở phía Nam, phần lớn có độ dốc từ 15 - 250 Xã Ia Tơi có 2 dạng địa hình chính là: địa hình núi cao ở phía Đông - Bắc có độ cao trung bình từ 600 - 800 mét so với mực nước biển Địa hình đồi lượn sóng: có độ cao trung bình từ 180 - 300 mét so với mực nước biển, với độ dốc phổ biến từ 8-250 Trên địa hình này có điều kiện phát triển sản xuất cây nông nghiệp (cây công nghiệp lâu năm), nông lâm kết hợp Địa hình thung lũng hẹp và vùng đất bồi tụ, là địa bàn chủ yếu sản xuất lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm
Địa hình khuất gió do được che chắn bởi các dãy núi cao là điều kiện tốt để phát triển cây dài ngày như: cao su, cà phê, cây ăn quả cho năng suất cao
Nhìn chung, địa hình của xã rất đa dạng, khá phức tạp, mức độ chia cắt lớn, độ dốc cao gây khó khăn trong xây dựng sơ sở hạ tầng như: giao thông, điện, truyền thanh truyền hình Tuy nhiên những thuận lợi là có khả năng xây dựng hồ đập thủy điện, thủy lợi Ở những khu vực thung lũng, bãi bồi được bồi đắp hàng năm làm tăng thêm độ màu
mỡ cho đất
Về khí hậu, thời tiết: Khí hậu và thời tiết trên địa bàn xã diễn biến tương đối phức
tạp, tuy nhiên vẫn phân chia hai mùa rõ rệt là mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 90% tổng lương mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm Nhiệt
độ trung bình năm từ 20-230C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 7 đến 16,50C
Trang 12Do đặc điểm địa hình nên những nơi thung lũng hẹp khuất gió nhiệt độ tăng cao về ban ngày và thấp về ban đêm
Tổng lượng mưa trung bình 1.737 mm, năm cao nhất 2.172 mm, năm thấp nhất 1.309 mm phân bố không đồng đều trên toàn khu vực và theo xu thế càng lên phía Bắc vùng thì lượng mưa càng lớn
Độ ẩm không khí bình quân năm là 79,5%; độ ẩm cao tuyệt đối 100% và độ ẩm thấp tuyệt đối 21%
Hướng gió chủ đạo: Về mùa khô là hướng Tây Nam (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), về mùa mưa là hướng Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 10)
Về tài nguyên nước và thuỷ năng: Khu vực xã Ia Tơi có sông Sa Thầy, sông Sê San
chảy qua và nhiều suối nhỏ được phân bố đều trên địa bàn
Nguồn nước mặt: Lượng mưa trung bình hàng năm lớn, hệ thống sông suối dày Nguồn nước mặt tương đối phong phú về mùa mưa, nhưng về mùa khô thường bị cạn kiệt, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt
Nguồn nước ngầm: Theo khảo sát sơ bộ, nguồn nước ngầm khá khan hiếm do độ sâu lớn và thường gặp nền đá móng phía dưới
Trên địa bàn xã có 02 công trình thuỷ điện (Sê San 3A, Sê San 4) gắn với hồ thuỷ điện có sản lượng cá dồi dào là nguồn thủy sản
Về tài nguyên đất: Thổ nhưỡng của xã Ia Tơi chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá Macma
axit (Fa), đất phù sa sông ngòi suối Nhìn chung, đất có khả năng nông nghiệp chủ yếu là trên các loại đất xám trên phù sa sông ngòi, suối, đất đỏ vàng trên đá Macma axit được bồi lắng và phù sa có tầng loang lỗ; ở một số vùng đất có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày
Về tài nguyên du lịch và cảnh quan thiên nhiên - môi trường: Xã Ia Tơi nói riêng và
khu vực huyện Ia H’Drai nói chung là khu vực có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái Dọc theo tuyến Quốc lộ 14C, nối với đường Hồ Chí Minh tuyến Bắc - Nam, qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y và nối với các tỉnh phía Nam
Nằm xa các đô thị, các khu công nghiệp, khu vực hiện không có những nhà máy lớn nên chưa xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí do chất thải công nghiệp
Trên địa bàn khu vực còn có nhiều địa điểm có thể khai thác phát triển du lịch như các công trình thuỷ điện (Sê San 3A, Sê San 4) gắn với hồ thuỷ điện
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Quy mô dân số xã trên 4739 người, thành phần dân tộc
đa dạng (Kinh, Thái, Mường, Nùng, Dao, Tày… ) chủ yếu là dân góp từ hầu hết các tỉnh thành trên cả nước được các công ty tuyển dụng vào làm công nhân và một số làm ăn buôn bán Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp (chiến 80%), đa phần là công nhân cao su cho các công ty cao sư như (Công ty TNHH MTV cao sư Chưmonray; công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Duy Tân), một số khác lao động các nghề dịch vụ, xây dựng, nuôi trồng thủy sản…Mức thu nhập bình quân đầu người đạt 16,86 triệu đồng/ người/ năm, năm 2017 Tỉ lệ hộ nghèo còn cao chiếm khoảng 55,05 %
Trang 13Về dân cư: Xã Ia Tơi có dân cư đa dạng với nhiều thành phần dân tộc như Kinh,
Thái, Tày, Mường, Nùng, Dao, Jrai… phân bố không đồng đều trên địa bàn xã, chủ yếu làm công nhân cho các công ty cao su
Về sản xuất nông nghiệp: Diện tích cây trồng trên địa bàn xã chủ yếu là cao su của
các doanh nghiệp có diện tích khoảng 10.237,37 ha Còn lại là một số diện tích cây trồng khác do người dân tận dụng đất bò lô hợp thủy để trồng khoảng 349,55 ha (tiêu, điều, bờ lời ) trên địa bàn xã không có đất sản xuất nông nghiệp, diện tích cây trồng hàng năm vào khoảng 600 ha (sắn, lúa ( lúa rẫy), ngô…) Diện tích rau màu các loại ít do điều kiện khí hậu, đất đai không thích hợp gieo trồng, chủ yếu một số hộ dân cải tạo đất trồng hoa màu sử dụng phục vụ nhu cầu gia đình
Về giáo dục: Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên Toàn xã hiện có
01 trường cấp II, có 1 điểm trường cấp I (trong đó có 1 điểm trường lẻ), có 01 trường mẫu giáo (trong đó có 5 điểm trường lẻ) Tổng kết năm học 2017 – 2018 tỷ lệ học sinh tiểu học lên lớp đạt 99,8%, tỷ lệ học sinh cấp II lên lớp đạt 97,8%
Về xây dựng nông thôn mới: Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới theo
tinh thần chỉ đạo của cấp trên đến nay xã đã thực hiện đạt 4/19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2021 đạt 11/19 tiêu chí
Về chăn nuôi: Hiện nay tổng đàn gia súc trong tháng là 1.148 con (32 con trâu, 596
con bò, 210 con heo, 310 con dê) Tổng đàn gia cầm tăng do người dân bắt đầu chăn nuôi, số lượng đàn gia cầm các loại là 4.364 con Vấn đề phong ngừa dịch bệnh trên gia súc gia cầm được tiến hành tốt và quản lý chặt chẽ
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
Xã Ia Tơi được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 2013 trên cơ sở điều chỉnh 43.963,83 ha diện tích tự nhiên và 2.264 người của xã Mô Rai thuộc huyện Sa Thầy Khi mới thành lập, xã Ia Tơi thuộc huyện Sa Thầy
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 890/NQ-UBTVQH13 Theo đó, chuyển xã Ia Tơi về huyện Ia H'Drai mới thành lập
Xã Ia Tơi là 1 xã ở phía tây huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum Những năm đầu sau khi được thành lập, điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém và thiếu đồng
bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn và thiếu thốn…, đội ngủ cán bộ chủ yếu tăng cường từ tỉnh và huyện Sa Thầy, cơ sở vật chất tại UBND xã Ia Tơi còn nhiều hạn chế dẫn đến việc giải quyết công việc gặp nhiều khó khăn
Nhận thức được sự khó khăn trước mắt là rất lớn, trong những năm qua xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt về trương trình xây dựng nông thôn mới, chú trọng quan tâm phát triển và tập trung đầu tư vào các công trình giao thông, liên thông trên địa bàn xã giữa các thôn; nhân rộng hình tâm cây lúa nước, thực hiện đồng bộ chính sách nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, kinh tế hộ gia đình, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo…Với sự
nỗ lực không ngừng đồng thời với sự hỗ trợ, giúp đỡ của trung ương, tỉnh và Đảng bộ, chính quyền, huyện Ia H’Drai Xã Ia Tơi đã từng bước khắc phục được khó khăn đáng
Trang 14kể, nền kinh tế xã hội của xã có bước khởi sắc, phát triển theo hướng bền vững, quốc phòng an ninh luôn được giữ vững ổn định, đời sống nhân dân đã và đang được cải thiện
rõ rệt, giảm tỷ lệ nghèo trên địa bàn xã, bộ mặt nông thôn mới nhiều thay đổi Đặc biệt kết cấu hạ tầng cơ sở điện đường, trường, xã, trạm, thủy lợi được quan tâm đầu tư
Giờ đây, xã Ia Tơi đã có nhiều thay đổi và đi vào ổn định hơn, giao thông đường bộ
đi thuận tiện hơn, đời sống vật chất người dân đã được khải thiện, cơ sở vật chất tại UBND xã đã được cải thiện hơn
Hình 1.1 UBND xã Ia Tơi 1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND XÃ IA TƠI, HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã IaTơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
Theo Điều 2 Luật số 77/2015/QH13, ngày 19/06/2015 của Quốc hội về tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì UBND
có chức năng như sau: Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở
Theo Luật số 77/2015/QH13, ngày 19/06/2015 của Quốc hội về tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Uỷ ban nhân dân xã có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Trang 15- Về lĩnh vực kinh tế: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; lập
dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên
địa bàn xã
- Về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp: Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các
chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi; tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương
- Về lĩnh vực giao thông vận tải: Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường
giao thông trong xã theo phân cấp; quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật; tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở
địa phương theo quy định của pháp luật
- Về lĩnh vực giáo dục, y tế,VHXH - TDTT: Thực hiện kế hoạch phát triển sự
nghiệp giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh; xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền; thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia
đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật
- Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở
địa phương: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện
công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự
bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân
tự vệ ở địa phương; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; quản lý hộ khẩu, tổ
chức việc đăng ký tạm trú
- Về chính sách dân tộc, tôn giáo: Bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định
của pháp luật
- Về thi hành pháp luật: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các
vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Trang 161.2.2 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
- Cơ cấu tổ chức của UBND xã Ia Tơi được sắp xếp, bố trí như sau:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND xã Ia Tơi
Như vậy, cơ cấu tổ chức của UBND xã Ia Tơi gồm:
01 Chủ tịch Ủy ban nhân dân (Đ/C Hoàng Trọng Quảng) lãnh đạo, quản lý toàn
diện các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã và trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau : Những vấn đề được Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019 quy định, các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai các Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, những chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh và của huyện thuộc lĩnh vực phụ trách Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực trọng tâm, đột phá của huyện hằng năm và 5 năm; quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm, kế hoạch sử dụng đất; tài chính và ngân sách; các công tác liên quan đến xét đề nghị: cho thuê đất, giao đất mới theo quy hoạch, giao đất, công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức/cá nhân, giá đất, giải quyết các đơn thư khiếu nại/tố cáo liên quan đến đất đai; kêu gọi đầu tư, hoạt động đối ngoại; xây dựng cơ bản; công tác liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư để thực hiện các dự án, công trình; chỉ đạo chung
Hộ tịch
Địa chính - Xây dựng
Trưởng công an
xã
Chỉ huy trưởng ban CHQS
xã
Văn hóa –
Xã hội
Tài chính
- Kế toán
Trang 17thực hiện xây dựng nông thôn mới; chịu trách nhiệm chung về công tác phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn và phòng cháy chửa cháy; công tác đảm bảo an sinh xã hội; quốc phòng và An ninh; xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính; tài nguyên; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính; tiếp dân, giải quyết đơn thư các loại trên lĩnh vực phụ trách trực tiếp; công tác thi đua, khen thưởng, quy chế lề lối làm việc của Ủy ban nhân dân xã; quản lý bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Chủ tịch Hội đồng, Trưởng các ban chỉ đạo thuộc lĩnh vực công tác
Phó chủ tịch (2) phụ trách các chương trình mục tiêu quốc gia: Trực tiếp phụ trách
và chịu trách nhiệm các ngành, lĩnh vực công tác sau: Công tác nông nghiệp, nông thôn; Phát triển các thành phần kinh tế trong nông thôn, xây dựng nông thôn mới, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ngành nghề trong nông thôn và các ngành dịch vụ cho phát triển kinh tế; công tác phòng chống lụt bảo, tìm kiếm cứu nạn; tiếp dân, giải quyết đơn thư các loại trên lĩnh vực phụ trách trực tiếp; những công việc khác khi được Chủ tịch phân công, ủy quyền; chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách đảm bảo phù hợp với các quy hoạch của xã đã được duyệt, các quy hoạch của huyện được duyệt liên quan đến xã, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện/xã, Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân huyện/xã; đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; theo dõi, chỉ đạo các quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực quản lý; phụ trách các Ban, Hội đồng theo phân công (theo quyết định thành lập), trực tiếp theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các bộ phận chuyên môn Địa chính- Xây dựng, Tư pháp hộ tịch, thực hiện công tác chứng thực; tổ chức thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ theo lĩnh vực được phân công;
Trang 18Trưởng Công an xã (là công an chính quy): Tham mưu Ủy ban nhân dân xã ban
hành các chương trình, kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Ia Tơi; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật thuộc chức năng Công an cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã: Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật về Quốc phòng và các quy định khác có liên quan; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Văn phòng – Thống kê: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng và kỷ luật theo quy định của pháp luật
* Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Quản lý USB ký số của cơ quan, cá nhân, triển
khai sử dụng chữ ký số; xây dựng và theo dõi lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tham mưu Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch, báo cáo, theo dõi công tác
phòng chống tham nhũng; thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, xây
dựng chính quyền điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính, tập hợp, thống kê và quản lý cơ
sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn; tham mưu, xây dựng kế hoạch, theo dõi báo cáo công tác cải cách hành chính của UBND xã; chủ trì, phối hợp và theo dõi việc thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; phụ trách công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo quy định; thực hiện tổng hợp thống kê, báo cáo điều tra thống kê theo quy định; Dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp
luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao
Địa chính - Xây dựng: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, thủy lợi, nông nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
* Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Thực hiện các dự án Chương trình MTQG đã
được phân công; theo dõi, tổng hợp báo cáo, tổng hợp tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo; tham mưu UBND xã xử lý vi phạm về tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học; thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật; thẩm tra, lập văn bản để Ủy ban nhân dân xã trình Ủy
Trang 19ban nhân dân cấp trên quyết định về lĩnh vực đất đai đối với hộ gia đình và cá nhân và tổ chức thực hiện quyết định đó; bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới địa chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai; tuyên truyền, giải thích, hoà giải tranh chấp về đất đai; tham mưu Ủy ban nhân dân xã giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về đất đai; thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm đất đai để kiến nghị
Uỷ ban nhân dân xã xử lý; phối hợp kiểm lâm địa bàn triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, báo cáo UBND xã một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp; trình UBND cấp xã ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển nông, lâm, thủy sản;
tổ chức thực hiện phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; bảo vệ công trình thuỷ lợi; phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức thực hiện phát triển kinh tế hộ, kinh
tế trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông sản; quản lý, kiểm tra chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm nông sản, hoạt động khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp; thẩm định, đăng ký cấp các loại giấy xác nhận thuộc ngành nông nghiệp theo thẩm quyền; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao
Tài chính - Kế toán: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật
* Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Thực hiện các dự án Chương trình MTQG đã
được phân công; xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện và chi xây dựng cơ bản và chi thường xuyên, thực hiện dự toán thu ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã; tổ chức thực hiện
chi lương và các khoản chi khác, quản lý tài sản công theo quy định; lập dự toán ngân
sách các chương trình dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân, thanh quyết toán các nguồn vốn theo quy định; kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công theo định kỳ, tính tăng giảm, khấu hao tài sản, làm thủ tục đề xuất thanh lý tài sản hư hỏng và không còn giá trị sử dụng; xây dựng kế hoạch quản lý tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật; quản lý công tác đo lường chất lượng theo quy định của pháp luật
và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; quản lý toàn bộ biên lai về thu phí, thu khác, thu phạt, thực hiện quản lý các quỹ theo quy định của pháp luật; thực hiện các
Trang 20nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã giao
Văn hóa - Xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Dân số, Lao động, việc làm, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, giảm nghèo, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, y tế, giáo dục, thanh niên theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND xã giao
* Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Thực hiện các dự án Chương trình MTQG
đã được phân công; theo dõi, tổng hợp báo cáo, tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế và giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn; thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; tổ chức vận động xã hội hoá các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển
sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, điểm vui chơi giải trí ở địa phương Hướng dẫn, kiểm tra tổ chức, cá nhân trong hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao; tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động y tế, giáo dục; quản lý, sử dụng Đài truyền thanh và Trang thông tin điện tử xã; giúp Ủy ban nhân dân xã đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp, hội nghị trên địa bàn xã; lập chương trình, kế hoạch công tác lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trình UBND cấp xã và tồ chức thực hiện kế hoạch đã được duyệt; thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng, tình hình biến động các đối tượng lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công;
tổ chức thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội, giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn cấp xã; theo dõi, tổng hợp báo cáo về tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và quản
lý công tác thanh niên trên địa bàn; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ (nếu có); chủ trì, phối hợp với công chức khác và Trưởng thôn xây dựng hương ước, quy ước ở khối thôn và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn; phối hợp kiểm tra thị trường hàng hóa, an toàn thực phẩm; giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao
Tư pháp - Hộ tịch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật
* Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Thực hiện các dự án Chương trình MTQG
đã được phân công; phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và
Trang 21tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật; thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn; thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp,
hộ tịch, chứng thực,chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn; chủ trì, tham mưu công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã; tham gia các buổi hòa giải, tư vấn áp dụng pháp luật trong việc xử lý các tranh chấp dân sự, các đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; xây dựng lịch tiếp dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, các thành viên tổ tiếp công dân, niêm yết công khai tại xã, tiếp công dân thường xuyên để nhận đơn khiếu nại tốt cáo, phản ánh kiến nghị vào sổ tiếp công dân, sổ nhận và xử lý đơn thư, trực tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện chuyển Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; phụ trách thu phí, lệ phí liên quan công tác tư pháp hộ tịch, báo cáo và nộp ngân sách nhà nước theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Trang 22KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, đã giới thiệu khái quát chung về xã Ia Tơi: Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã Ia Tơi và cho thấy được xã Ia Tơi có những lợi thế về tiềm năng đầu tư phát triển thủy lợi, phát triển các loại cây nhiệt đới lâu năm và đặc điểm khí hậu nóng, rừng nguyên sinh, cảnh quan thiên nhiên phong phú đa dạng
Chương 1 cho ta thấy được lịch sử và quá trình phát triển của xã và Ủy ban nhân dân xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum Bên cạnh đó làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong các lĩnh vực như kinh tế, giao thông vận tải, lĩnh vực nông lâm nghiệp, lĩnh vực giáo dục y tế, quốc phòng an ninh…và cơ cấu tổ chức trong Ủy ban nhân dân xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
Trang 23CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG
THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG THỰC
2.1.1 Lịch sử hình thành hoạt động chứng thực
Có thể nói lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động chứng thực nó gần như gấn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động công chứng Đây là một trong những hoạt động pháp lý đã xuất hiện từ lâu ở các nước trên thế giới
Cách đây hàng ngàn năm ở Hy Lạp và Ai Cập, đặc biệt là ở La Mã đã có người làm dịch vụ văn tự Nhưng nghề công chứng, chứng thực bắt đầu phát triển vào khoảng thế kỉ XIV, XV Thời gian này đã có hoạt động chứng nhận các bản sao giấy tờ nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chứng nhận các hợp đồng giao dịch
Ở Việt Nam sau cách mạng tháng tám thành công, ngày 15 tháng 11 năm 1945, Nhà
nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 59/SL quy định về thể lệ “thị thực các giấy tờ” Tiếp đó ngày 29 tháng 02 năm 1952 Sắc lệnh số 85/SL thể lệ “trước bạ về việc mua bán, cho, đổi
nhà cửa, ruộng đất” được ban hành
Theo hai Sắc lệnh này, một số việc chứng nhận giấy tờ cho Ủy ban kháng chiến hành chính (nay Ủy ban các cấp) thực hiện
Sau mấy chục năm không tổ chức hoạt động công chứng, chứng thực Ngày 10 tháng 10 năm 1987 Bộ tư pháp đã ra thông tư số 574/QLTPK về công chứng Nhà nước nhằm đắp ứng nhu cầu đổi mới của nước ta Hoạt động chứng thực lúc này đã được nâng cao một bước về chất lượng, đồng thời Phòng công chứng đầu tiên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập
Ngày 27 tháng 02 năm 1991 Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành Nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước Đây là văn bản đầu tiên quy định toàn diện về hoạt động công chứng, chứng thực trong bối cảnh một số quy định liên quan đến công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao hơn đã được ban hành như: Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Pháp lệnh nhà ở năm 1991
Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội nước ta sau 5 năm đã có những biến đổi lớn Những quy định về pháp luật nói chung và pháp luật về hoạt động công chứng nói riêng phải được hoàn thiện một bước cho phù hợp Nhất là sau khi Luật đất đai năm 1993 và
Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành Ngày 15/05/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/CP về tổ chức và hoạt động của công chứng thay thế cho Nghị định 45/HĐBT và quy định UBND quận, huyện, thị xã, có thẩm quyền chứng thực một số việc
và chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực di chúc và các việc khác do pháp luật quy định Sau 4 năm khiển khai thực hiện, nhiều quy định của Nghị định 31/CP đã tỏ ra bất cập, không còn phù hợp với thực tế Do vậy, ngày 08/12/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000 NĐ – CP về công chứng, chứng thực thay thế cho Nghị định số 31/CP Quy định của Nghị định số 75/2000 NĐ – CP bước đầu có những tách bạch giữa
Trang 24công chứng và chứng thực, tức là đã có sự khác biệt giữa hoạt động cơ quan chuyên trách thực hiện công chứng là Phòng công chứng Theo quy định tại Điều 2 Nghị định này thì chứng thực là việc UBND cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng giao dịch
và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc giao dịch của họ
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hoạt động công chứng và chứng thực về cơ bản mới chỉ dừng lại ở khía cạnh chủ thể thực hiện, có nghĩa là cùng một việc nếu do Phòng công chứng thực hiện thì được gọi là công chứng, còn nếu do UBND cấp xã, cấp huyện thực hiện thì gọi là chứng thực Từ nhiều năm nay nhu cầu về bản sao, kể cả bản sao được chứng thực là rất lớn Thực hiện Nghị định số 75/2000/ĐN-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có những đóng góp lớn trong việc đáp ứng yêu cầu chứng thực của người dân
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực, cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, thể hiện rõ nhất là tình trạng quá tải, ùn tắc và phiên hà về công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ, chữ ký tại các Phòng công chứng và UBND cấp huyện Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó là do còn sự lẫn lộn, trùng lập giữa hai hoạt động công chứng (hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực bỗ trợ tư pháp mang tính chất dịch vụ công, do công chứng viên thực hiện) và hoạt động chứng thực mang tính chất thị thực hành chính do cơ quan công quyền thực hiện Trên thực tế, UBND cấp huyện chưa thực hiện hết trách nhiệm của
mình trong hoạt động chứng thực, thêm vào đó, nhân dân lại có tâm lý “sính công
chứng” nên dẫn đến hậu quả dồn việc chứng thực bản sao giấy tờ, chữ ký về các Phòng
công chứng Do đó, tình trạng quá tải, ùn tác, bức xúc, tiêu cực xảy ra ở một số Phòng công chứng là khó tránh khỏi Lúc này yêu cầu cấp bách đặt ra là: Một mặt, phải làm rõ
và tách bạch cho được hai loại hoạt động vốn rất khác nhau về tính chất và chủ thể thực hiện là công chứng và chứng thực; mặt khác, phải tổ chức tốt hơn việc chứng thực theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở, thực hiện việc đơn giản hóa trình tự, thủ tục, bảo đảm thuận tiện cho người dân
Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 đã đánh một bước tiến quan trọng của pháp luật Việt nam trong qua trình thực hiện chính sách đổi mới của Đảng ta Sau hơn 10 năm thi hành, Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những vấn
đề cần sửa đổi, bổ sung để pháp luật việt năm tương thích với pháp luật trên thế giới Trước những đòi hỏi đó, Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 29/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004, Bộ luật dân sự năm
2005 đã được Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 và Luật nhà ở đã được Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 Trong các luật này có một số quy định liên quan đến công chứng, chứng thực; đặc biệt là quy định về thẩm quyền công chứng, chứng thực
Trang 25Ngày 29/11/2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc Hội khóa XI, Quốc hội đã thông qua Luật công chứng (Có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007) Theo luật này công chứng được xác định: Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng
Với việc tách bạch phạm vi giữa công chứng và chứng thực là hoàn toàn phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và cải cách tư pháp Do đó, ngày 18/05/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao
từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi tắt là Nghị định số 79/2007/NĐ-CP) để thay đổi các Nghị định trước đó, nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo (đăng Công báo ngày 15/06/2007) và thay thế các quy định về chứng thực bản sao, chữ ký trong Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của chính phủ về công chứng, chứng thực Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách tư pháp Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện Nghị định 79/2007/NĐ-CP còn bộc lộ những hạn chế như tình hình ùn tắc, quá tải trong hoạt động công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ, chữ ký tại các phòng công chứng và UBND huyện Nhận thấy sự cần thiết phải ban hành ra một văn bản mới để thay thế cho văn bản cũ, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm
2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (Sau đây gọi là NĐ 23/2015 /NĐ-CP) Nghị định này ra đời cùng với sự ra đời của Luật công chứng 2016 đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu của nhân dân về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thể hiện tinh thần cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một dấu, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân về vấn đề bản sao Nghị định đã thực hiện việc phân cấp đặc biệt là phân cấp về thẩm quyền chứng thực bản sao cho UBND cấp xã đối với các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt, tạo thuận lợi cho nhân dân và mở ra hệ thống rộng rãi cho các UBND cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền, chứng thực thay vì chỉ có Phòng công chứng và UBND cấp huyện như Nghị định trước đây
2.1.2 Khái niệm về chứng thực
Khái niệm luôn là yếu tố mà không một công trình khoa học hay một bài nghiên cứu nào có thể bỏ qua khi nghiên cứu một vấn đề nào đó Việc nghiên cứu về hoạt động chứng thực cũng không phải là ngoại lệ
Việc xác định khái niệm chứng thực là vấn đề máu chốt của hoạt động chứng thực,
có vai trò lý luận cũng như thực tiễn vô cùng quan trọng Để hiểu rõ được khái niệm pháp
luật về chứng thực, trước tiên cần làm rõ khái niệm “chứng thực” là gì? Chứng thực là
một thuận ngữ khá phức tạp, cần được tìm hiểu dưới góc độ ngôn ngữ học và dưới gốc độ khoa học pháp lý và quản lý Do vậy, cần phải so sánh, tìm hiểu các quan điểm khác nhau
về chứng thực
Về khía cạnh ngôn ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt của Ngôn ngữ, Nxb Đà Nẵng năm
1997 có một số định nghĩa liên quan đến chứng thực: “Sao chép lại hoặc tạo ra bản khác
Trang 26theo đúng bản gốc (thường nói về giấy tờ hành chính) Sao đúng nguyên văn một tài liệu Sao y bản chính Bản sao” Còn về xác nhận được giải thích:“Xác nhận thừa nhận đúng
sự thật chữ kí, xác nhận lời khai” Về chứng thực được định nghĩa “Nhận cho để làm bằng là đúng sự thật Chứng thực lời khai Xác nhận là đúng Thực tiễn đã chứng thực điều đó” Như vậy, nghĩa của từ “chứng thực” xét về góc độ ngôn ngữ còn tồn tại nhiều
cách hiểu khác nhau
Về khía cạnh pháp lý, khái niệm “chứng thực” được hiểu theo nhiều khía cạnh khác
nhau theo từng thời kỳ, từ khoa học pháp lý nước ngoài cũng như khoa học pháp lý trong nước
Ở nước ngoài, quan niệm khoa học pháp lý một số nước, thuật ngữ chứng thực được đưa ra gắn liền với những việc làm, hành động cụ thể mà không đưa ra khái niệm về
chứng thực như: “Việc chứng thực áp dụng đối với chữ ký, bản sao chụp, trích lục, sao
chép hoặc bản dịch” (Điều 2 khoản 3 Luật công chứng của Thụy Sĩ)
Theo quy định của Luật công chứng Cộng hoà liên bang Đức ngày 28/9/1969 tại chương III có quy định các việc công chứng khác, điều chỉnh về chứng thực Cụ thể tại
khoản 1, Điều 42 quy định chứng thực bản sao: “Khi chứng thực bản sao một văn bản
cần xác định đó là bản chính” Tại Điều 39 Luật này cũng quy định về chứng thực đơn
giản: Khi chứng thực chữ ký, dấu vân tay, tên hãng cũng như khi chứng thực thời điểm xuất trình giấy tờ cá nhân, chứng thực việc đã vào sổ đăng ký hoặc chứng thực các bản sao lục và các văn bản đơn giản khác thì chỉ cần một văn bản công chứng thay vì biên bản công chứng, trong đó có chữ ký, dấu niêm phong và ghi rõ ngày, nơi lập, văn bản công chứng là đủ
Tại khoản 1, 2, 3 Điều 40 của Luật này quy địnhvề chứng thực chữ ký: Một chữ ký chỉ được chứng thực bởi công chứng viên biết chữ ký hoặc lấy được chữ ký đó; công chứng viên chỉ cần kiểm tra lại văn bản xem có tồn tại lý do nào đó gây phương hại đến việc hành nghề của mình; khi chứng thực phải khái quát nhân thân đương sự - người mà công chứng viên biết hoặc lấy được chữ ký và phải nói rõ là công chứng viên biết trước chữ ký hay vừa lấy chữ ký
Ở Việt Nam, sau khi cách mạng tháng 8 thành công Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 ấn định thể lệ việc thị
thực các giấy tờ sử dụng thuật ngữ “thị thực”: Các Ủy ban có quyền thị thực tất cả các
giấy má trong địa phương mình, bất kỳ người đương sự làm giấy má ấy thuộc về quốc tịch nào Tuy nhiên, Ủy ban thị thực phải là Ủy ban ở trú quán một bên đương sự lập ước
và về việc bất động sản phải là Ủy ban ở nơi sở tại bất động sản
Sau khi Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành ngày 18/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/CP về tổ chức và hoạt động công chứng quy định: Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh chứng thực các việc do pháp luật quy định và chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực di chúc và các việc khác
do pháp luật quy định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính giấy tờ như giấy