1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận lý luận pháp luật về pctn đánh giá về thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật vè pctn

49 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về PCTN
Tác giả Nguyễn Thị Tố Vi, Lý Thị Kim Hằng, Đoàn Nguyễn Hoàng Yến
Người hướng dẫn Bùi Nghĩa
Trường học Trường Học Viện Hàng Không Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 6,37 MB

Nội dung

Khái niệm tham nhũng Tham nhũng không có khái niệm chính thức nhưng có thể hiểu là một hiệntượng mà hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyềnhạn đó để gây phiền

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

-

-BÀI TIỂU LUẬN -

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề:

Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc trong xã hội, diễn biếnphức tạp, xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành luôn nhận được sựquan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, tham nhũng đượcnhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin củanhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, gây thiệt hại nghiêmtrọng đến các nguồn lực công, làm mất công bằng xã hội và nỗ lực xây dựngphát triển đất nước bị cản trở gây mất đi định hướng đúng đắn của bộ máy Nhànước Những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng được xác định làcuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp, công tác đấu tranh PCTN luônđược Đảng ta đặc biệt quan tâm, đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, cấpbách Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời giantới

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nhận thức về lý luận pháp luật về PCTN, đánh giá về thực trạngpháp luật và thực hiện pháp luật vè PCTN Luận văn đề xuất phương hướng vàmột số giải pháp nhằm đóng góp, cải thiện hiệu quả thực hiện pháp luật vềPCTN

 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, cần phải đặt ra những nhiệm vụnghiên cứu cụ thể như sau:

Làm rõ những vấn đề về tham những và thực hiện PCTN

Phân tích, đánh giá thực trạng về pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luậtPCTN Đánh giá thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân củanhững hạn chế về pháp luật, những tổ chức thực hiện pháp luật PCTN

Trang 4

Từ đó, đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hiệuquả pháp luật và tư tưởng phong cách PCTN của những tổ chức thực hiện trên

cả nước

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Pháp luật về PCTN và việc tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN

 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

Phạm vi nội dung: Pháp luật về PCTN được nghiên cứu ở 2 góc độ: Quy địnhpháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN

Phạm vi không gian: trên cả nước

Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu cơ bản mà luận văn sửdụng là phương pháp tổng hợp, thống kê, nghiên cứu và phân tích các vănkiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta để làm rõ những quan điểm điểmcủa Đảng trong việc phòng, chống tham nhũng đặt nó trong mối quan hệ vớiviệc xây dựng Nhà nước pháp quyền Luận văn cũng sử dụng các tác phẩm, bàiviết, nói chuyện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh các công trình nghiên cứu khoa họccủa các tác giả trong và ngoài nước về phòng, chống tham nhũng

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, phương pháp logic và phương pháp so sánh để làm sáng tỏ một số vấn

đề, nội dung của Luận văn

1.5 Kết cấu của tiểu luận

Bao gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, và phần kết luậnngoài ra còn có tài liệu tham khảo Phần nội dung đề tài gồm: 5 ý chính:

Trang 5

1 Khái niệm, đặc điểm và các hành vi tham nhũng

2 Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng

3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng

4 Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng

5 Liên hệ thực tiễ về thực trạng và những vấn đề tồn tại của tham nhũng ởnước ta và giải pháp

Trang 6

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.5 Kết cấu của tiểu luận

2 PHẦN NỘI DUNG

2.1 Khái niệm, đặc điểm và các hành vi tham nhũng

2.1.1 Khái niệm tham nhũng

2.1.2 Đặc điểm của hành vi tham nhũng

2.1.3 Các hành vi tham nhũng và những tội phạm về tham nhũng

2.2 Nguyên nhân, tác hại và của tham nhũng

2.2.1 Nguyên nhân tham nhũng

2.2.2 Tác hại tham nhũng

2.2.3 Giải pháp tham nhũng

2.3 Ý nghĩa trong việc phòng, chống tham nhũng

2.3.1 Phòng, chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà nướcpháp quyền

2.3.2 Phòng, chống tham nhũng góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, nângcao đời sống nhân dân

2.3.3 Phòng, chống tham nhũng góp phần duy trì các giá trị đạo đứctruyềnthống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội

2.3.4 Phòng, chống tham nhũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dânvàochế độ và pháp luật

2.4 Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng

Trang 7

2.4.1 Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng

2.4.2 Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống thamnhũng

2.5 Liên hệ thực tiễ về thực trạng và những vấn đề tồn tại của tham nhũng ởnước ta và giải pháp

2.5.1 Liên hệ thực tiễn về thực trạng và những vấn đề tồn tại của tham nhũng ởnước ta

2.5.2 Giải pháp tham nhũng

3 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG 2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG

2.1.1 Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng không có khái niệm chính thức nhưng có thể hiểu là một hiệntượng mà hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyềnhạn đó để gây phiền hà, khó khăn, lấy của dân, hưởng lợi ích vật chất trái phápluật từ đó xâm phạm, gây thiệt hại cho tài sản và các hoạt động đúng đắn của cánhân, tập thể, cơ quan, tổ chức, Nhà nước

Có hai đặc trưng nhận biết tham nhũng đó là:

Người tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong

cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộcCông an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạntrong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

Đối tượng này phải lợi dụng “chính chức vụ, quyền hạn của mình” để có thể đạtđược một lợi ích nào đó không chính đáng

Như vậy, người tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và đối tượngnày phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để có thể đạt được một lợiích nào đó không chính đáng

Tuy nhiên, nếu một người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vụ lợinhưng hành vi đó không có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn của chủ thể thì sẽkhông được coi là tham nhũng

Trang 9

Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế - xã hội do sự quản lí lỏnglẻo, tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham ô và các tệ nạn

có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thànhquyền lực kinh tế, từ đó làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm lòngtin của công dân vào nhà nước và đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn địnhchính trị, làm tổn thất và suy sụp nền kinh tế cũng như xã hội

Hiện tượng đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, cơ quan như: tham nhũng chínhtrị, tham nhũng ở cảnh sát; tham nhũng ở khu vực kinh tế nhà nước; tham nhũng

ở chính quyền địa phương, v.v…

2.1.4 Đặc điểm của hành vi tham nhũng

Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội danh được quy địnhtrong Bộ luật Hình sự nếu người đó đáp ứng đầy đủ những cấu thành tội phạmcủa tội đó, bao gồm các yếu tố về: mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quancủa tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và mặt chủ thể của tội phạm Thứ nhất, về mặt khách thể của tội phạm:

Tội phạm tham nhũng xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan có thẩmquyền trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ Hoạt động xâm hại ấy làm sai

đi bản chất công việc mà cơ quan có thẩm quyền và hoạt động ấy đáng nhẽkhông được làm

Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm:

Người phạm tội vào Tội phạm tham nhũng được quy định tại Mục 1,Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là ngườithực hiện một trong những hành vi sau đây:

Hành vi tham ô tài sản: người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạttài sản mà mình có trách nhiệm quản lý;

Hành vi nhận hối lộ: người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trựctiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thânngười đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vìlợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Trang 10

Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: người nào cóhành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làmtrái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhànước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ: người nào có hành vi vụ lợi hoặcđộng cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gâythiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác đểtrục lợi;

Hành vi giả mạo trong công tác: có hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhânkhác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sửa chữa,làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký củangười có chức vụ, quyền hạn

Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm:

Chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng với lỗi cố ý Trong trường hợpchủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi thamnhũng

Thứ tư, về mặt chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt của Bộ luật Hình sự Ngoài quyđịnh về việc người đó phải đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệmhình sự thì họ còn phải là người nắm giữ một chức vụ, quyền hạn nhất định và

họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao

Người nắm giữ chức vụ, quyền hạn ấy không chỉ là người nắm giữ mộtchức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước mà còn bao gồm người nắm giữchức vụ quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước

“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng của tội phạm liên quanđến tham nhũng Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người tham nhũng phải sửdụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích

Trang 11

cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác Đây là yếu tố cơ bản để xácđịnh hành vi tham nhũng Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợidụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng Tuy nhiên,không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng Ở đây có sự giao thoa giữahành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành

vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác

 Những đặc trưng cơ bản của tội tham nhũng:

Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn

Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức

vụ, quyền hạn Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viênchức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan,đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩquan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán

bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý

là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giaothực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công

vụ đó

Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao

“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng.Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyềnhạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đìnhmình hoặc cho người khác Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi thamnhũng Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyềnhạn đó thì không có hành vi tham nhũng Tuy nhiên, không phải mọi hành vi củangười có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi làhành vi tham nhũng Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tộiphạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi

vi phạm pháp luật khác

Trang 12

Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi

Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý Mục đích của hành vi tham nhũng là vụlợi Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vitham nhũng Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần màngười có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành

vi tham nhũng Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủthể tham nhũng phải đạt được lợi ích

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độnguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợiích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý Lợiích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khácnhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giálợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ Thêm nữa, các lợi íchvật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt; ví dụ như: việc dùng tài sản củaNhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ đểthu lợi bất chính Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vậtchất, vừa là lợi ích tinh thần

Đối với khu vực tư, khi có vụ việc tham nhũng xảy ra, pháp luật đã có những

sự điều chỉnh nhất định Tuy nhiên, cũng có trường hợp, người có chức vụ,quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tư cấu kết, móc nốivới những người thoái hoá, biến chất trong khu vực công hoặc lợi dụng ảnhhưởng của những người này để trục lợi Trong trường hợp đó, họ trở thành đồngphạm khi người có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự

2.1.5 Các hành vi tham nhũng và những tội phạm về tham nhũng

* Các hành vi tham nhũng

So với quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 về hành vi thamnhũng thì quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có một sốđiểm mới sau:

Trang 13

Thứ nhất: Về cơ bản các hành vi tham nhũng vẫn được giữ nguyên, nhưng trongLuật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định chung liệt kê thành 12 hành

vi tham nhũng, tuy nhiên trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 phânchia thành 02 nhóm chính, trong khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước,điểm nổi bật đó là mở rộng phạm vi đấu tranh phòng chống tham nhũng sangkhu vực tư nhân, một khu vực có sự phát triển và tầm quan trọng rất lớn trong sựphát triển của đất nước và là khu vực “sân sau” được nâng đỡ bởi những người

có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, hai nhóm hành vi thamnhũng xác định bao gồm:

Nhóm 1: Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ,quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, được quy định baogồm 12 hành vi

Nhóm 2: Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người cóchức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, đượcquy định bao gồm 03 hành vi

Việc phân chia này là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổ chức của Nhà nước cũngnhư phân loại được đối tượng tham nhũng phù hợp với tình hình thực tiễn ởnước ta Đồng thời, việc mở rộng vấn đề đấu tranh phòng chống tham nhũngsang khu vực ngoài Nhà nước là phù hợp với như xu hướng của quốc tế

Thứ hai: Kết cấu trong một số hành vi được quy định lại như sau:

Hành vi “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ,quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương

vì vụ lợi” được sửa đổi “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của

cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi”

Hành vi “Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi” được sửa đổi “Khôngthực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụlợi”

Trang 14

Như vậy theo Luật phòng chống tham nhũng đã được sửa đổi năm 2018 thì:Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyềnhạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạngây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tàisản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện, thực hiện khôngđúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyềnhạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, canthiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ,quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện baogồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết côngviệc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi;

*Sau đây, ta có cụ thể nội dung các hành vi tham nhũng theo Luật phòng chốngtham nhũng năm 2018:

Tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc công dâncủa người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình Là hành vi lợidụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý thành tài sảnriêng;

Nhận hối lộ là hành vi của người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn củamình để thực hiện, không thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một việc vìlợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ;

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đây là hành vi của người cóchức vụ, quyền hạn đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình chiếm đoạt tàisản

Trang 15

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi đây

là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, công vụ và đã sử dụng chức vụ,quyền hạn, công vụ đó một cách trái phép nhằm mục đích vụ lợi Hành vị đó gâythiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và có liên quan trựctiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu họ không có chức vụ,quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại;

Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi của người

có chức vụ, quyền hạn, công vụ vượt quá quyền hạn được giao làm trái công vụ

vì vụ lợi;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi làhành vi của người có chức vụ, quyền hạn dùng ảnh hưởng của mình gây ảnhhưởng đến người khác để trục lợi;

Giả mạo trong công tác vì vụ lợi là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửachữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ kícủa người có chức vụ, quyền hạn khác hoặc vì vụ lợi;

Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc địa phương vì vụ lợi đây là hành vi của người có chức vụ quyền hạn thựchiện việc đưa hối lộ, môi giới hối lộ với mục đích giải quyết công việc của cơquan, đơn vị, địa phương để trục lợi;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi đây làhành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình

để sử dụng trài phép tài sản công nhưng không phải mục đích chiếm đoạt mà vìmục đích vụ lợi;

Nhũng nhiễu vì vụ lợi đây là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền

hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm mục đích vụ lợi;

Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ

vì vụ lợi đây là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giaothực hiện công vụ nhung không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc khôngđầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi Trong Luật Phòng chống thamnhũng năm 2005 chỉ quy định hành vi “Không thực hiện” là quy định trong

Trang 16

phạm vi hẹp, không đầy đủ nên dễ bị “lách” việc Luật Phòng chống tham nhũngnăm 2018 bổ sung thêm các hành vi “thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ”

là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tham nhũnghiện nay;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm phápluật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanhtra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi hành vi này tách rabao gồm hai vấn đề:

Thứ nhất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạmpháp luật vì vụ lợi, đây là hành vi sử dụng chức vụ quyền hạn của mình cố ý baoche cho hành vi vi phạm pháp luật của người khác vì vụ lợi;

Thứ hai cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra,kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đây là hành vi lợi dụng chức vụ,quyền hạn của mình cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra,thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

Nhóm hành vi này trong những năm gần đây xuất hiện nhiều, theo đó có tìnhtrạng: tham ô tài sản, đưa, nhận hối lộ, môi giới hối lộ để móc nối giữa tư nhânvới cán bộ, công chức, để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếmđoạt tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp “sân sau” được sự nâng đỡ của nhữngngười có chức vụ, quyền hạn đang là những vấn đề nóng, ảnh hưởng xấu đến sựphát triển lành mạnh của môi trường đầu tư, kinh doanh cả trong và ngoài nước,gây bức xúc dư luận xã hội

Quy định của Luật Phòng chống tham nhũng được sửa đổi bổ sung năm 2018 sẽ

là cơ sở pháp lý hiệu quả để thúc đẩy, nâng cao chất lượng trong công tác phòngchống tham nhũng ở nước ta

*Tội phạm về tham nhũng

Giống như các tội danh khác, tội tham nhũng cũng được quy định trong Bộ luậtHình sự, một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tham nhũngnếu người đó đáp ứng đầy đủ những cấu thành của một tội phạm, bao gồm các

Trang 17

yếu tố sau đây: mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặtchủ quan của tội phạm và mặt chủ thể của tội phạm.

Về mặt khách thể của tội phạm tham nhũng:

Tội phạm tham nhũng xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền trong thực hiện, thi hành công nhiệm vụ Hoạt động xâm hại ấy làmsai đi bản chất công việc mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và hoạt động ấyđáng nhẽ không được làm

Về mặt khách quan của tội phạm tham nhũng:

Người phạm tội vào Tội phạm tham nhũng được quy định tại Mục 1, ChươngXXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là người thực hiệnmột trong những hành vi sau đây:

Hành vi tham ô tài sản: người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tàisản mà mình có trách nhiệm quản lý;

Hành vi nhận hối lộ: người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếphoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thânngười đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vìlợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ;

Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: người nào cóhành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làmtrái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhànước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

Hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ: người nào có hành vi vụ lợi hoặcđộng cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gâythiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trụclợi;

Trang 18

Hành vi giả mạo trong công tác: có hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác

mà lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sửa chữa, làmsai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vậtchất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc cóthể đạt được thông qua hành vi tham nhũng Như vậy, khi xử lý về hành vi thamnhũng, miễn là chủ thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình một cách trực tiếphay gián tiếp đều được xem là tham nhũng, không bắt buộc phải đạt được lợiích

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguyhiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi íchvật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý Lợi íchvật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau,nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích

mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ

Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt Chẳnghạn, việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uytín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính Trong trường hợp này, mục đíchcủa hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần

 Về mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng:

Chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng với lỗi cố ý Trong trường hợp chủ thểthực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng

Về mặt chủ thể của tội phạm tham nhũng:

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt của Bộ luật Hình sự Ngoài quy định vềviệc người đó phải đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì

họ còn phải là người nắm giữ một chức vụ, quyền hạn nhất định và họ lợi dụngchức vụ, quyền hạn được giao

Người nắm giữ chức vụ, quyền hạn ấy không chỉ là người nắm giữ một chức vụ,quyền hạn trong các cơ quan nhà nước mà còn bao gồm người nắm giữ chức vụquyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước

Trang 19

1.2 NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI VÀ GIẢI PHÁP

1.2.1 Nguyên nhân tham nhũng

Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của tham nhũng về Chính Trị , Kinh Tế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, có thể nêu ra một sốnguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân khách quan:

Một là, về công tác cán bộ: Việc tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ,đảng viên trong tình hình hiện nay và sự giúp đỡ lẫn nhau của cán bộ, đảngviên trong các tổ chức đảng còn yếu Sinh hoạt chi bộ ở một số nơi còn qualoa, đại khái, chiếu lệ, hình thức Công tác tổ chức cán bộ còn bộc lộ nhiều yếukém

Thành công hay thất bại là có cán bộ tốt hay kém Công việc huấn luyện cán bộ

là công việc gốc của Đảng Do vậy, đào tạo, quy hoạch, tuyển dụng, bố trí cán

bộ là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bại của Đảng ta.Theo Hồ Chí Minh thì do bệnh chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra bệnhquan liêu, kềnh càng, kiêu ngạo, chậm chạp làm cho qua chuyện Ham chuộnghình thức Muốn tẩy sạch bệnh ấy thì phải thực hành tự phê bình và phê bìnhđồng sự mình Phê bình một cách thiết thực mà thân ái phê bình trước hết phảinêu khuyết điểm của mình sau đó là ý kiến đóng góp của người khác Còn phêbình là nêu khuyết điểm của người khác nhưng phải đúng, thậm chí còn phảiđúng lúc, đúng chỗ Phê bình trên tình yêu thương đồng chí để cùng nhau tiếnbộ

Hai là, về kinh tế Các nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân chủ yếucủa tham nhũng chính là sự tìm kiếm đặc lợi kinh tế Việc các cá nhân, doanhnghiệp tìm kiếm đặc lợi bằng cách thiết lập những hạn chế giả tạo về nguồncung là một trong những nguyên nhân tham nhũng Các chính sách hạn chếthương mại, kiểm soát giá cả, kiểm soát tỷ giá hối đoái, các chươngtrình đầu tư, trợ cấp chi tiêu và mua sắm của Chính phủ đều có những mặt

Trang 20

trái, có thể trở thành nguyên nhân dẫn tới sự tìm kiếm đặc lợi và tham nhũng.Đồng thời động cơ vụ lợi của hoạt động kinh doanh cũng là nguồn gốc củatham nhũng, hay ít nhất thì kinh doanh cũng là một bên tham gia trong sự lạmdụng quyền lực công để thu đặc lợi tư Nhà nghiên cứu Paolo Mauro đã nhậnxét rằng "ngày qua ngày, các doanh nghiệp tư nhân tiêu hàng đống tiền đểthuyết phục các nhà lập pháp dành cho họ vị trí độc quyền hoặc nếu không thìhạn chế cạnh tranh để một số ngành hoặc cá nhân có thể hưởng một đặcquyền Trên khắp thế giới, các công chức nhà nước đang không mệt mỏi dùngmưu mẹo nhằm tự đặt mình vào một vị thế độc quyền cỡ nhỏ để có thể nhậnhối lộ khi cấp một giấy phép, thông qua một khoản chi tiêu hoặc chứng nhậnchuyển hàng qua biên giới.

Kinh tế thị trường có mặt tạo ra ham muốn và cơ hội cho thamnhũng, là điều mà các nhà nghiên cứu đã vạch ra từ hai thế kỷ nay Cố biện hộrằng kinh tế thị trường không hề có trách nhiệm gì về tham nhũng Đó khôngphải là thái độ khoa học và thực tiễn Nhưng nêu lên như thế không phải làtrút hết tội lỗi về tham nhũng cho kinh tế thị trường Đã làm kinh tế thị trườngthì phải nhận biết và ngăn cản (hoặc ít nhất là hạn chế)

Ba là, về luật pháp: Luật pháp không đồng bộ và hoàn chỉnh, cácquy định phức tạp và thường xuyên thay đổi và quyền được tùy tiện quyếtđịnh của các quan chức chính quyền khi diễn giải luật pháp và quy định đóchính là cơ hội dẫn tới tham nhũng Do đó tham nhũng dễ bùng phát ở nhữngquốc gia mà luật pháp phức tạp, thường xuyên thay đổi và các nhà hoạch địnhchính sách công, nhất là những quan chức cấp thấp trong chính quyền cóquyền tùy tiện thực thi lớn Ở nước ta luật pháp chưa hoàn thiện, không đồng

bộ, công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả chưa cao Nạn sách nhiễu, thamnhũng tạo nên rào cản trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong quản lýnhà nước, cơ chế, chính sách, luật pháp, nhất là những cơ chế, chính sách cóliên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế còn thiếu,không những là rào cản của

sự phát triển trong nhiều lĩnh vực mà còn là mảnh đất cho tệ tham nhũng, sáchnhiễu, cửa quyền phát triển

Bốn là, về tiền lương: Tiền lương của công chức trong dịch vụ côngthấp hơn tương đối so với khu vực tư nhân cũng tạo cho công chức tham

Trang 21

nhũng Ở nước ta cho đến nay, chính sách tiền lương chưa có sự thay đổi đáng

kể, vẫn còn nặng về giải pháp tinh thế, chắp vá, chưa có chiến lược về chínhsách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đó cũng làmột trong những vấn đề ảnh hưởng đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãngphí và các tệ nạn khác

Năm là, về công tác kiểm tra Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát,giám sát còn yếu, không định rõ trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, dẫn đến tìnhtrạng Hoặc kiểm tra không nghiêm, không thực hiện đúng chức năng thanh tra.Bởi vì thanh tra lành mạnh ngoài chức năng buộc tội xử lý, chấn chỉnh ra còn

có chức năng định hướng, giúp đỡ Nhưng ít khi định hướng

Sáu là, về văn hóa, đạo đức dân tộc: Nạn tham nhũng xuất hiện còn

do truyền thống văn hóa và quan niệm đạo đức Trong truyền thống của nhiềuquốc gia đang phát triển, thường coi lợi ích của gia tộc cao hơn lợi ích quốcgia, tình trạng lợi dụng chức quyền tạo điều kiện cho người thân vơ vét tài sảncông là phổ biến và không bị coi là trái đạo đức Ở các nướcđang phát triển vàcác nước có nền kinh tế chuyển đổi, đời sống xã hội đứng trước nhiều quanniệm cũ và mới, các giá trị đạo đức cũ bị phá vỡ, giá trị đạo đức mới chưađược xác lập đã tạo thành quan niệm đạo đức hỗn tạp, phát sinh dao độngtrong quan niệm đạo đức dẫn đến suy giảm đạo đức và tạo điều kiện cho nạntham nhũng tràn lan

Nguyên nhân chủ quan

Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động của bộ máy nhà nước kémhiệu quả:

Đây là một trong những nguyên nhân gây nên sự yếu kém và bất cập của quátrình đổi mới đất n ớc, trong đó có tham nhũng Một quốc gia quản lý tốt phảiƣ

có bộ máy nhà n ớc tốt Ở n ớc ta, sự quản lý, lãnh đạo, điều hành đất n ớc làƣ ƣ ƣ

sự thống nhất và phối hợp giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lýcủa Nhà n ớc và sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xãƣhội, đoàn thể quần chúng Các yếu tố trong hệ thống chính trị phải thực hiệnđúng vai trò của mình Tuy nhiên, sự ch a rõ ràng trong phân cấp, phân côngƣvai trò, chức năng, hoạt động giữa các yếu tố trong hệ thống chính trị vẫn đã

Trang 22

phần nào làm giảm hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành xã hội Một số nơi, tổchức đảng đã ít nhiều can thiệp vào hoạt động quản lý, cơ quan nhà n ớc còn ỷƣlại, thụ động ch a làm hết trách nhiệm của mình Một số tổ chức chính trị - xãƣhội và đoàn thể quần chúng lúng túng, không xác định đ ợc vai trò của mìnhƣcũng như chương trình hoạt động cho phù hợp Về nguyên tắc, Đảng lãnh đạothông qua chủ trương, đường lối và công tác cán bộ, Nhà nước quản lý bằngchính sách, pháp luật, còn các tổ chức, đoàn thể phải động viên nhân dân thamgia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyếtphục động viên Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn tồn tại hiện tượng chồng chéolẫn lộn về tổ chức và hoạt động của các yếu tố trong hệ thống chính trị nước ta.Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái; công tácquản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên còn yếu kém:

Trước tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều cán bộ, đảng viên dokhông tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã có những hành vi phạm pháp, không giữ

đ ợc đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” Có thể thấy rõ sự đi xuống về đạo đức,ƣphẩm chất chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên qua đánh giá trong cácvăn kiện của Đảng Tháng 6-1996, Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: “Một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu d ỡng bản thân, phai nhạt lý t ởng,ƣ ƣmất cảnh giác, giảm ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức lốisống”

Tháng 6-1997, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIIInhận định: “một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống, lợidụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí củacông, quan liêu, ức hiếp dân, gia tr ởng, độc đoán”, “đáng chú ý là những biểuƣhiện tiêu cực này có chiều h ớng phát triển làm xói mòn bản chất cách mạngƣcủa đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm uy tín của Đảng, làm suy giảmniềm tin của nhân dân đối với chế độ” Tháng 1-1999, Hội nghị lần thứ sáu (lần2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII nhận định: “Sự suy thoái về tưtưởng , chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán

bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn” Ngày 21-8-2006,Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X nhậnđịnh: “Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên,

Trang 23

công chức nói riêng còn nhiều yếu kém Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán

bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống.Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo caocấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầutrong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”

2.2.2 Tác hại tham nhũng

Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội lànguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của Nhà nước của đảng cầmquyền, nó sinh ra hàng loạt tác hại cho xã hội Theo các phương tiện thôngtin đại chúng hàng ngày, chúng ta thấy tham nhũng có thể xảy ra ở tất cảcác ngành, nhưng tập trung vào một số ngành trọng điểm như ngân hàng,

dự trữ quốc gia, tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, cấp quota, xâydựng, giao thông, hợp tác đầu tư với nước ngoài Đây là những ngành cóchức năng trực tiếp quản lý tiền hàng, vật tư của Nhà nước và đóng vai tròhết sức quan trong trong nền kinh tế quốc dân Cho nên tính chất của các

vụ tham nhũng trong các ngành này là hết sức nguy hiểm đối với sự nghiệpxây dựng đất nước Tham nhũng là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất củadân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằngdân chủ và văn minh Kẻ thù này nguy hiểm không kém và có phần phứctạp hơn giặc ngoại xâm

Theo thời báo kinh tế Việt Nam số 185 ngày 19/11/2003, tỷ lệ thấtthoát trong đầu tư và xây dựng chiếm khoảng 30% giá trị đầu tư, tương ứngkhoảng 20 - 25 ngàn tỷ đồng mỗi năm Một công trình đầu tư "nhầm" địa chỉ,một chiếc cầu xây xong bị lún gẫy, một nhà máy khi vận hành không thể đạt

10 công suất thiết kế, sự lãng phí tham ô, ăn cắp tài sản của công trình trongquá trình đầu tư xây dựng đều được coi là thất thoát hay "móc túi" của Nhànước

Thời báo kinh tế Việt Nam số 18 ngày 31/01/2004 đưa tin, qua 10.133 cuộcthanh tra được tiến hành và kết thúc năm 2003 đã phát hiện sai phạm về kinh

Trang 24

tế 4.907,071 tỷ đồng, 26,5 triệu USD, 1.780 tấn lương thực, trên 31 nghìn hađất và nhiều tài sản giá trị khác

Cũng theo thời báo này Số 20 ngày 14/02 đưa tin thanh traphát hiện sai về thu là 242,963 tỷ đồng, về chi là 40,769 tỷ đồng.Trong 4 năm (từ 1997 - 2001) thanh tra nhà nước đã phát hiện xử

lý các vụ tham nhũng, thu hồi tài sản cho nhà nước là 2.891 tỷ đồng, 1.434ngàn USD, 4.200 ha đất và nhiều tài sản khác, cán bộ công chức bị xử lý là20.093 người, trong đó xử lý cả đối với cán bộ cấp cao như Phó thủ tướng,một số Bộ trưởng, Thứ trưởng và ủy viên Trung ương về trách nhiệm Truycứu trách nhiệm hình sự 1.872 người Nhà nước đã tiến hành thanh tra tại cơ

sở đối với 3.698 xã (chiếm 35,4% số xã trong toàn quốc) phát hiện tìnhtrạng vi phạm pháp luật trong thu, chi ngân sách nhà nước quản lý, sử dụngđất đai, quản lý xây dựng cơ bản, thu chi tiền huy động, đóng góp của nhândân đã xử lý thu hồi cho nhà nước và tập thể hoặc công dân 106 tỷ 325 triệuđồng, 1.610 tấn thóc, 3.011 ha đất và một số tài sản khác, đã xử lý kỷ luật2.854 cán bộ và xử lý hình sự 200 đối tượng, gần đây nhất là các vụ án lớngây bức xúc xã hội như vụ án Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh Phương

"Vicarrent" Điều đó có thể nói rằng tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặtkinh tế, cho sự phát triển kéo lùi sự phát triển tùy theo quy mô và mức độgây thiệt hại của nó

Ở nước ta hiện nay, tham nhũng trở thành quốc nạn, tệ nạn quanliêu, lãng phí cũng trầm trọng không kém Nhiều công trình đầu tư thuộcTrung ương hay của địa phương quản lý chưa đạt hiệu quả cao, hoặc đầu tưchưa đúng lúc, nhiều công trình đầu tư dở dang, kéo dài, rất tốn kém vàhiệu quả còn thấp Hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng là làm kinh tếtheo phong trào, kiểu ganh đua chính trị Tỉnh anh có xi măng thì tình tôicũng phải có vật liệu xây dựng, tỉnh anh có nhà máy đường thì tỉnh tôi cũngphải có đường làm từ mía Cái kiểu làm ăn chụp giật, mì ăn liền có lẽđây là lãng phí lớn nhất của mọi lãng phí Tệ tiêu tiền chùa mua sắm xexịn, xây công sở hoành tráng đồ sộ Tất cả những cái đó đang diễn ra nhưcái thùng không đáy Như một nguy cơ có thể nuốt chửng đất nước nếu như

Ngày đăng: 24/05/2024, 13:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w