1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thuyết trình nhóm thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Pháp Luật Và Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Về Hợp Đồng Và Giải Quyết Tranh Chấp Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thương Mại
Tác giả Trịnh Tuấn Phương, Hoàng Hương Giang, Nguyễn Thị Hồng Phúc, Trần Thanh Sỹ, Lâm Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Linh, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Minh Quân
Người hướng dẫn Lâm Thị Thùy Linh
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Pháp Luật Kinh Tế
Thể loại bài thuyết trình
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 906,28 KB

Nội dung

Thực trạng pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại1.1 Khái niệm và đặc điểm - Hợp đồng trong kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên trong đó ít nhất mộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM

MÔN HỌC: Pháp Luật Kinh Tế Tên đề tài: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng

và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại

Giáo viên hướng dẫn: Lâm Thị Thùy Linh

Lớp: 64K2 Nhóm: 2 - Chủ đề 7 Tên thành viên:

1 Trịnh Tuấn Phương 5 Lâm Thị Thùy Dương

2 Hoàng Hương Giang 6 Nguyễn Thị Linh

3 Nguyễn Thị Hồng Phúc 7 Nguyễn Thị Liên

4 Trần Thanh Sỹ 8 Nguyễn Minh Quân

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I.Thực trạng pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại

1 Thực trạng pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại

2 Thực trạng pháp luật về tranh chấp trong kinh doanh, thương mại

II Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại

1 Thực tiễn pháp luật về hợp đồng

1.1 Về ký kết hợp đồng

1.2 Về thực hiện hợp đồng

1.3 Về giải quyết tranh chấp hợp đồng

2 Thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp

2.1 Về hình thức giải quyết tranh chấp

2.2 Về cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp

2.3 Về kết quả giải quyết tranh chấp

III Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật

1 Đánh giá thực trạng

2 Đề xuất giải pháp

Trang 3

I.Thực trạng pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại

1 Thực trạng pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại 1.1 Khái niệm và đặc điểm

- Hợp đồng trong kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên ( trong đó ít nhất một trong các bên phải là thương nhân ) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại

- Với hình thức pháp lý về quan hệ thương mại, hợp đồng kinh doanh thương mại có một số đặc điểm phân biệt với hợp đồng kinh doanh thương mại :

+ Chủ thể hợp đồng KDTM: phải có ít nhất một bên là thương nhân Thương nhân là một trong những chế định trung tâm của luật thương mại Theo khoản 1 điều 6 của Luật thương mại 2019, “ Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh’’.+ Hình thức hợp đồng KDTM: được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết

+ Đối tượng của hợp đồng KDTM: hàng hóa và dịch vụ Theo khoản 2 điều của luật Thương mại 2019, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai

+ Mục đích của hợp đồng KDTM là lợi nhuận Theo khoản 1 điều 3 của luật Thương mại, Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

Trang 4

1.2 Thực trạng

- Do hoàn cảnh khách quan tác động:

Tại điểm a, khoản 1, Điều 420 BLDS 2015 áp dụng trong hợp đồng KDTM “ Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng KDTM”

Có thể lý giải rằng “nguyên nhân khách quan” theo khoản 1 Điều 420 BLDS 2015, áp dụng trong hợp đồng KDTM, là sự kiện xảy ra “không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia trong hợp đồng” Thêm vào đó, dựa vào tình tiết vụ việc có thể thấy, các sự kiện nếu xảy

ra do lỗi hoặc sơ suất của các bên trong hợp đồng KDTM làm thay đổi hoàn cảnh thì bị loại trừ áp dụng điều khoản này

- Bên bị ảnh hưởng có nghĩa vụ nỗ lực ngăn chặn giảm thiểu thiệt hại các biện pháp mà bên bị ảnh hưởng áp dụng cần phù hợp với bản chất của hợp đồng KDTM trong khả năng cho phép của mình, đảm bảo không vi phạm đến những điều kiện trong hợp đồng KDTM mà các bên

đã giao kết ví dụ như: bí mật kinh doanh, các ưu tiên độc quyền; không khiến cho sự ảnh hưởng của hoàn cảnh thay đổi trở nên trầm trọng hơn

- Gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên nếu tiếp tục thực hiện:Căn cứ theo quy định tại Điều 419 và Điều 361 BLDS 2015 thì thiệt hại

do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần

Việc xác định mức độ thiệt hại từ sự ảnh hưởng của hoàn cảnh thay đổi đến bên bị ảnh hưởng đóng vai trò rất quan trọng

2 Thực trạng pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại

2.1 Khái niệm và đặc điểm

- Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại

Trang 5

- Theo điều 317 của Luật Thương mại 2019, quy định về hình thức giải quyết tranh chấp thương mại rằng:

+ Thương lượng giữa các bên

+ Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải

+ Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:

+ Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

+ Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác

+ Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba

2.2 Thực trạng

- Nhầm lẫn giữa hợp đồng đại lý với hợp đồng phân phối hàng hóa trên

thực tế

+ Hợp đồng đại lý là hợp đồng cung ứng dịch vụ trung gian thương mại,

theo đó bên trung gian là bên đại lý nhân danh mình thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý nhằm hưởng thù lao,quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên giao đại lý

+ Hợp đồng phân phối chính là hợp đồng mua bán có điều kiện, thế nên,

nó có dấu hiệu của quan hệ đại lý, nhưng đó là mua đứt bán đoạn

- Xác định tư cách chủ thể của các bên trong hợp đồng đại lý

Trang 6

Xét về nguyên tắc, tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng đại lý là tranh chấp kinh doanh thương mại vì cả hai bên đều là thương nhân Tuynhiên, người làm đại lý bảo hiểm không có tư cách thương nhân, do đó tranh chấp giữa công ty bảo hiểm và người làm đại lý bảo hiểm không thể xác định là tranh chấp kinh doanh thương mại.

Xét về vai trò, chức năng của người làm đại lý bảo hiểm cũng như theo quy định của pháp luật lao động thì cũng không đủ cơ sở cho rằng cá nhân hoạt động trung gian bảo hiểm này có tư cách là người lao động của của doanh nghiệp bảo hiểm theo quan hệ lao động làm công ăn lương

 Chính vì điều này mà trên thực tế chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người trung gian bảo hiểm này không thống nhất, có doanh nghiệp áp dụng chế độ đãi ngộ như trong quan hệ lao động, có bảo hiểm xã hội, lương cơ bản và phần trăm hoa hồng trên doanh thu, códoanh nghiệp đơn thuần chỉ trả thù lao đại lý, theo đó dẫn đến quyền lợi chính đáng của cá nhân hoạt động trung gian bảo hiểm không được đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước, dẫn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm lộn xộn và không theo một trật tự nhất định

II Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại

 Chủ thể: Căn cứ theo điều 2 Luật Thương mại 2005

Điều 2 Đối tượng áp dụng

Trang 7

1 Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luậtnày.

2 Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại

3 Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

- Hình thức: Theo Luật Thương mại 2005 thì, hợp đồng thương mại đươc thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Trường hợp pháp luật qui định bằng văn bản thì phải tuân theo hình thức này, ví dụ như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thươngmại, hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng gia công, …)

- Việc ký kết hợp đồng:

+ Soạn dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán: giống như một bản kế hoạch cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng

+ Hình thức hợp đồng cần được thể hiện dưới dạng văn bản

+ Chủ thể giao kết hợp đồng: kiểm tra tư cách của người giao kết hợp đồng

+ Kiểm tra khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp

+ Những điều khoản cẩn trọng khi ký kết hợp đồng thương mại: Điều khoản hiệu lực của hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp

Trang 8

+ Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng phải mạch lạc, rõ ràng, tránh từ ngữmang ý nghĩa hàm ý dễ gây hiểu lầm.

- Ví dụ: Công ty X đề nghị xác lập hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với xí nghiệp Y Giám đốc Công ty X trực tiếp đến gặp giám đốc xí nghiệp Y để đề nghị giao kết hợp đồng mua bán

1.2 Về thực hiện hợp đồng.

- Điều 297 Buộc thực hiện đúng hợp đồng

1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh

2 Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm

3 Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứngdịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chiphí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý

4 Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng,thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này

Trang 9

5.Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.

- Ví dụ : Trong hợp đồng có thỏa thuận thời gian giao hàng vào 08h sángngày 01/01/2013) thì khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng về mặt thời hạn thì hợp đồng đó không thể “thực hiện đúng hợp đồng” được nữa vì các bên không thể quay ngược thời gian vào thời điểm thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện đúng hợp đồng

1.3 Về giải quyết tranh chấp hợp đồng.

- Ví dụ về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá: Tranh chấp hợp đồngđại lý thể hiện trong quyết định giám đốc thẩm số 05/2011/KDTM-GĐTngày 20/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là một

ví dụ về sự nhầm lẫn giữa hợp đồng phân phối hàng hóa với hợp đồng đại lý Hợp đồng có nội dung như sau: Công ty Cổ phần (CTCP) Chữ thập đỏ Việt Nam có quan hệ hợp đồng đại lý thuốc tân dược

(Reamberin, Cycloferon viên và ống) với các công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương mại dược phẩm Thống Nhất, CTCP Dược phẩm Y Phương, CTCP Dược phẩm Thanh Phương, CTCP Dược Hòa Bình Mặc dù hình thức các bên ghi trong hợp đồng là đại lý nhưng các điều khoản trong hợp đồng lại trái với bản chất của hoạt động đại lý như chứa đựng thỏa thuận bên đại lý là chủ sở hữu hàng hóa, bên đại lý phải chịu rủi ro do hàng hóa mất mát, hư hỏng… Bên cạnh đó, một số thỏa thuận khác mang tính chất là các chỉ dẫn của nhà sản xuất đã làm các bên lầm lẫn mà xác định đây là hợp đồng đại lý

- Ví dụ về tranh chấp hợp đồng dịch vụ: Từ năm 2014-2016, nguyên đơnCông ty TNHH Thương mại dịch vụ P.P.S có ký kết với bị đơn Công ty

CP Xây dựng C.N các hợp đồng sau: Hợp đồng vận chuyển công trình

HN số 01-03/HĐVC năm 2014; Hợp đồng vận chuyển công trình Bia

Mỹ (ABI) số 01-03/HĐVC năm 2014; Hợp đồng vận chuyển công trình

Trang 10

thực hiện hợp đồng, nguyên đơn đã thực hiện và hoàn thành xong nghĩa

vụ vận chuyển dàn giáo các loại cho bị đơn Đến 31 tháng 12 năm 2018,hai bên ký biên bản đối chiếu công nợ với số tiền còn nợ là 188.982.000 đồng, nhưng cho đến nay bị đơn vẫn không thanh toán cho nguyên đơn Nay nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền còn nợ là 188.982.000 đồng, không yêu cầu tính lãi

- Qua hai ví dụ thực tế trên có thể giải quyết tranh chấp bằng các hình thức như thương lượng, hoà giải, giải quyết tại trọng tài hoặc Toà án

2 Thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Sài Gòn thương tín( chi nhánh Gò Vấp ) với công ty TNHH cơ khí Trường Giang Ngày 23/2/2001 , chi nhánh Gò Vấp của ngân hàng Sài Gòn thương tín ( bên A ) kí hợp đồng tín dụng số 212100 với công ty TNHH cơ khí Trường Giang ( bên B ) Hợp đồng do giám đốc chi nhánh Gò Vấp và giám đốc công ty cơ khí Trường Giang kí Nội dung : bên A cho bên B vay 200 triệu đồng , lãi suất 0.8%/tháng , thời hạn vay là 24 tháng Để đảm bảo hợp đồng , các bên kí hợp đồng cầm cố , theo đó bên B đem chiếc xe sở hữu của mình , trị giá khoảng 330 triệu cầm cố cho A Hợp đồng có cam kết : Trường hợp đến hạn trả nợ mà bên B không trả được

nợ , bên B đồng ý để bên A toàn quyền tổ chức đấu giá tài sản để thu hồi

nợ ( vốn và lãi ) Hợp đồng cầm cố được công chứng nhà nước chứng nhận Đáo hạn bên B không trả được nợ nên bên A khởi kiện tại toà Với tư cách là người đại diện quyền lợi cho bên A Bên A sẽ yêu cầu được đứng ra bán đấu giá chiếc xe đó để thu lại số tiền đã cho bên B vay( bao gồm tiền gốc và tiền lãi ) Căn cứ : theo điều khoản của hợp đồng vay , thì bên B có nghĩa vụ trả số tiền vay + lãi đúng hạn nhưng bên B

đã không thực hiện nghĩa vụ đó đúng hạn Mặt khác , theo điều khoản của hợp đồng cầm cố , bên A có toàn quyền đứng ra bán đấu giá chiếc

xe đó Thêm vào đó , hợp đồng cầm cố đã được chứng nhận bởi công chứng nhà nước , do vậy được nhà nước bảo hộ quyền và nghĩa vụ của

Trang 11

mỗi bên Theo sự bảo hộ đó thì bên B có nghĩa vụ giao chiếc xe để bên

A đấu giá thu hồi nợ Trong phiên toà , đại diện bên B đề nghị toà tuyên

bố hợp đồng cầm cố không có hiệu lực pháp luật do người kí hợp đồng này phía bên B là ông Phan chỉ là thành viên của công ty thôi Ông Phan không có giấy uỷ quyền của giám đốc Ông Phan không phải là đạidiện của bên B , và cũng không được uỷ quyền kí kết hợp đồng cầm cố

Do vậy , ông Phan không có thẩm quyền đại diện bên B kí kết hợp đồng Vậy hợp đồng cầm cố do ông Phan kí với bên A là vô hiệu ( không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên B ) Nhưng ông Phan

có nghĩa vụ bồi thường cho bên A khi hợp đồng vô hiệu ( theo điều

592, bộ luật dân sự 2005 )

- Về hình thức giải quyết tranh chấp: Luật thương mại

Điều 317 Hình thức giải quyết tranh chấp

1 Thương lượng giữa các bên

2 Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải

3 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa

án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án dopháp luật quy định

- Về phiên họp giải quyết tranh chấp: luật trọng tài thương mại Điều 54 Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp

1 Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm

mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định

2 Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp

Điều 55 Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w