Thời gian qua, nước ta đã chủ động tham gia hội nhậpquốc tế và ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từxã hội, cơ cấu lại nền kinh tế theo mục tiêu phát t
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN MÔN
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ NÂNG CAO CỦA PHÁP LUẬT
Chủ đề 04:
Thực tiễn thực hiện pháp luật về ưu đãi đầu tư tại địa bàn 01 tỉnh và giải
pháp hoàn thiện pháp luật
Họ và tên: NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG
Ngày, tháng, năm sinh: 22/06/1999
MSSV: 30UD0746
Lớp: K.30B-CH30UD
Ngành: Luật Kinh tế ứng dụng
Hà Nội, 10/2023
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu 2
Nội dung 2
I Những vấn đề lí luận về ưu đãi đầu tư 2
1 Khái niệm đầu tư và ưu đãi đầu tư 2
3 Vai trò của ưu đãi đầu tư 4
2 Nội dung pháp luật ưu đãi đầu tư 5
3 Mục đích, vai trò của pháp luật ưu đãi đầu tư 6
4 Thực trạng pháp luật ưu đãi đầu tư tại Việt Nam 6
III Thực tiễn thực hiện pháp luật về ưu đãi đầu tư tại địa bàn tỉnh Hoà Bình.13 1 Chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh Hoà Bình 13
2 Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Hoà Bình 16
IV Kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư 18
Kết luận 20
Danh mục tài liệu tham khảo 21
Trang 3Mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư luôn là một khía cạnh vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, phát triển kinh tế, nước ta luôn gắn liền hoạt động đầu tư với sự phát triển bền vững Đầu tư có thể coi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Dó đó, Việt Nam luôn chú trọng tới công tác xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện và phù hợp, là công cụ hữu hiệu và tiên quyết cho hoạt động đầu tư được diễn ra với hiệu quả cao Ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế Thời gian qua, nước ta đã chủ động tham gia hội nhập quốc tế và ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ
xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và của từng địa phương nói riêng
Nước ta hiện nay đã xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật về ưu đãi đầu tư
để thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào các ngành nghề, địa bàn nhất định Luật đầu tư hiện hành cùng các luật khác đã tạo nên một hệ thống pháp luật đa dạng về ưu đãi, phần nào đáp ứng được sự mong đợi của các nhà đầu tư
Nhằm đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư, hình thành góc nhìn bao quát, tổng thể về những ưu, nhược điểm của quá trình thực hiện
pháp luật về đầu tư, tôi xin chọn chủ đề số 04 “Thực tiễn thực hiện pháp luật về ưu
đãi đầu tư tại địa bàn 01 tỉnh và giải pháp hoàn thiện pháp luật” làm đề tài cho bài
Tiểu luận kết thúc học phần môn Những vấn đề pháp lý nâng cao của pháp luật Thương mại của mình
Nội dung
I Những vấn đề lí luận về ưu đãi đầu tư
1 Khái niệm đầu tư và ưu đãi đầu tư
Đầu tư là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực và cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Về bản chất, đầu tư có thể hiểu là hành động bỏ ra những giá trị nhất định như sức lực, tài sản, trí lực cho một việc nào đó nhằm tạo ra những lợi ích kinh tế hay lợi ích công cộng bởi chủ thể là các nhà đầu tư Xét dưới góc độ pháp lý, Luật Đầu tư năm 2020 đã gắn đầu tư với hoạt động kinh doanh, với phạm vi điều chỉnh là hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư có mục đích lợi nhuận và đầu tư với nhiều hình thức khác nhau Theo đó, khái niệm đầu tư được xác định “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh”1 Từ đây
có thể hiểu đầu tư là việc các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư thông qua các hình thức được Luật Đầu tư quy định để thực hiện quá trình đầu tư nhằm mục đích sinh lời
Ở Việt Nam hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất về “ưu đãi đầu tư”, thuật ngữ này được sử dụng ở nhiều văn bản, lĩnh vực khác nhau Thực tế, trước khi bỏ vốn để đầu tư một dự án thì nhà đầu tư phải tìm hiểu Nhà nước ưu đãi lĩnh vực nào, địa bàn
1 Khoản 8 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020
Trang 4ưu đãi ở đâu và mức ưu đãi cụ thể để từ đó lựa chọn và quyết định đầu tư nhằm đạt hiểu quả cao nhất Có thể thấy, ưu đãi đầu tư nằm trong hệ thống chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư của Nhà nước, qua đó Nhà nước cam kết với nhà đầu tư những quyền lợi nhất định nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào những ngành, khu vực nhất định để phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước Tóm lại, có thể hiểu ưu đãi đầu tư là một trong những biện pháp khuyến khích đầu
tư do Nhà nước ban hành dành cho nhà đầu tư những điều kiện thuận lợi hoặc lợi ích khi bỏ vốn đầu tư vào các ngành, khu vực nhất định để phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước Hay nói cách khác, ưu đãi đầu tư thực chất phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, của nền kinh tế và các nhà đầu tư mà trong đó Nhà nước là chủ thể đem lại các ưu đãi Các nhà đầu tư là chủ thể được nhận ưu đãi và khách thể của quan hệ này là các ưu đãi cụ thể như khoản lợi về thuế, tiền thuê đất,…
có thể thay đổi theo từng thời kì tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội
2 Đặc điểm của ưu đãi đầu tư
Ưu đãi đầu tư là những quyền lợi đặc biệt hơn, tốt hơn cho các nhà đầu tư khi họ đầu tư vào những lĩnh vực hay địa bàn được khuyến khích đầu tư Do đó, ưu đãi đầu tư
có các đặc điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, ưu đãi đầu tư được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật do Nhà nước ban hành
Thứ hai, ưu đãi đầu tư là công cụ để Nhà nước thúc đẩy hoạt động đầu tư
Thứ ba, ưu đãi đầu tư phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và các nhà đầu tư
Thứ tư, các biện pháp ưu đãi đầu tư có thể thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội nhưng các nhà đầu tư sẽ luôn được cam kết hưởng các mức ưu đãi nếu đáp ứng điều kiện tại các giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp bởi Nhà nước
Nhìn chung, các biện pháp ưu đãi đầu tư có đặc điểm cơ bản nhất là các biện pháp này không áp dụng cho nhà đầu tư trong bất cứ hoàn cảnh nào mà chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào một địa bàn, một lĩnh vực ngành nghề nhất định, một quy
mô vốn đầu tư cụ thể với từng loại hình phù hợp hay các điều kiện khác theo quy định của pháp luật
3 Vai trò của ưu đãi đầu tư
Thực tế tại Việt Nam hay bất kì quốc gia nào trong quá trình phát triển đều có thể
dễ dàng nhận thấy được chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước ban hành là công cụ hữu hiệu trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, tăng tính cạnh tranh lành mạnh Có thể thấy vai trò của ưu đãi đầu tư mang lại nhiều ý nghĩa, cụ thể có thể kể đến:
Trang 5Thứ nhất, ưu đãi đầu tư giải quyết nhiều vấn đề xã hội cho các địa phương nói riêng
và cả nước nói chung Việc các doanh nghiệp trong và ngoài nước tập trung đầu tư vốn vào một địa phương nhất định sẽ là điều kiện, cơ hội để địa phương đó phát triển, giải quyết các vấn đề về lao động việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, kích thích các hoạt động dịch vụ phát triển thúc đẩy sự phát triển của địa phương
Thứ hai, ưu đãi đầu tư là cơ sở tạo ra môi trường đầu tư tốt Với một thể chế quy định ưu đãi đầu tư hấp dẫn, bảo đảm và minh bạch luôn là một yếu tố cực kì quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào nước ta Khi các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh thì mục đích cuối cùng luôn là lợi nhận Do đó, việc lựa chọn và quyết định nơi đầu tư, ngành nghề đầu tư phải được cân nhắc kĩ lưỡng các yếu tố về chính sáhc và biện pháp thu hút đầu tư của Nhà nước Việc tạo nên một khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế tại môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế Thứ ba, ưu đãi đầu tư giúp Nhà nước chủ động trong việc cơ cấu nền kinh tế và rút ngắn khoảng cách vùng miền Doanh nghiệp muốn được hưởng ưuu đãi cần phải thực hiện hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực và địa bàn cần khuyến khích đầu tư Điều này giúp Nhà nươc chủ động trong việc phân bổ các nguồn vốn một cách tự nhiên, khắc phục được những ặmt hạn chế trong việc phát triển kinh tế cho từng ngành, lĩnh vực, địa bàn cụ thể, cơ cấu lại nền kinh tế
II Pháp luật về ưu đãi đầu tư tại Việt Nam
1 Khái niệm pháp luật về ưu đãi đầu tư
Việc hướng các quan hệ trong lĩnh vực đầu tư, thương mại theo một trật tự có định hướng, đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích của các nhà đầu tư là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Do vậy, pháp luật về ưu đãi đầu tư ra đời Pháp luật về ưu đãi đầu tư là hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại Mục đích của pháp luật ưu đãi đầu tư trước hết là nhằm thu hút các nhà đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cụ thể Nhà nước không chỉ quản lý hoạt động đầu
tư bằng các nghị quyết, chủ trương, đường lối mà cần phải cụ thể hoá các nghị quyết, chủ trương, đường lối đó thành pháp luật, đảm bảo một hành lang pháp ký cho hoạt động đầu tư phát triển
2 Nội dung pháp luật ưu đãi đầu tư
Pháp luật về ưu đãi đầu tư quy định các vấn đề cơ bản sau:
Trang 6Thứ nhất, quy định về các ngành, nghề ưu đãi đầu tư Đây có thể coi là quy định xương sống của pháp luật ưu đãi đầu tư Thông qua quy định này, Nhà nước định hướng cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành, nghề, lĩnh vực mà Nhà nước chọn lọc phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế theo từng giai đoạn với những ưu đãi nhất định Tại phụ lục II Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trong danh mục những ngành, nghề ưu đãi đầu tư, Nhà nước chia sự ưu đãi đầu tư thành hai cấp bậc lĩnh vực đặc biệt
ưu đãi đầu tư và lĩnh vực ưu đãi đầu tư với mục đích tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
có thể tính toán, lựa chọn lĩnh vực phù hợp với khả năng đầu tư của mình
Thứ hai, quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư Địa bàn đầu tư là các địa phương với những đặc thù, tiềm năng kinh tế khác nhau Sẽ rất khó cho các địa phương không có điều kiện tốt về tài nguyên, nhân lực có thể tự phát triển toàn diện mà không cần sự định hướng, hỗ trợ đặc biệt từ phía Nhà nước Do vậy, tại phụ lục III Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về địa bàn ưu đãi đầu tư thành hai mức độ: các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khoá khăn và các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Điều này đã thể hiện chiến lược rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng miền trong nước Bên cạnh đó tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế tại các khu vực trọng yếu, tập trung phát triển kinh tế toàn diện trên cả nước Thứ ba, quy định các hình thức ưu đãi đầu tư Đây là cam kết của Nhà nước đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào những nành, nghề và địa bàn nhất định mà nhà đầu tư sẽ được hưởng Khi thực hiện các dự án đầu tư thuộc ngành nghề được hưởng ưu đãi tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật thì các nhà đầu tư được hưởng một trong những các hình thức ưu đãi như: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu, miễn giảm thuế thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất, khấu hai nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế
Thứ tư, quy định các nguyên tắc áp dụng và thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư Tạo nên một hành lang pháp lý đầy đủ, đúng thực tiễn về ưu đãi đầu tư sẽ không thể thiếu các quy định về nguyên tắc và thủ tục Nhà đầu tư ngoài việc xác định điều kiện được hưởng ưu đãi phải tiến hành đối chiếu với các nguyên tắc áp dụng và tiến hành thực hiện thủ tục để được hưởng các ưu đãi đó
3 Mục đích, vai trò của pháp luật ưu đãi đầu tư
Mục đích của pháp luật về ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cụ thể Việc hướng các quan hệ tỏng lĩnh vực đầu tư theo một trật tự có định hướng, đảm bảo các quyền và lợi ích cho nhà đầu tư là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Ngoài ra, còn thu hút đầu tư nhằm giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế địa phương, cân bằng giới và khuyến khích chuyển giao công nghệ2
2
Pháp luật về các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và thực tiễn thi hành ở tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ Luật học:
Lê Đức Kiên ; TS Vũ Phương Đông hướng dẫn, tr 18
Trang 7Vai trò của pháp luật ưu đãi đầu tư có thể kể đến:
Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Đối với các nhà đầu
tư trong nước, Nhà nước tạo điều kiện các nguồn vốn đổ vào nền kinh tế Không chỉ dừng lại ở việc khuyến khích đầu tư vào những ngành, nghề trọng điểm, những địa bàn trọng điểm mà Nhà nước còn khuyến khích đầu tư vào các ngành, nghề tương lại, hiện đại hoá hay những địa phương cần vốn phát triển
Thứ hai, qua việc ban hành các quy định về ưu đãi đầu tư, Nhà nước chủ động cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo phát triển đồng đều giữa các địa phương Hiện nay Luật Đầu tư năm 2020 quy định các ngành, nghề khuyến khích đầu tư tập trung vào nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ cao,… và những địa bàn được khuyến khích đầu tư là những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn Qua đó, ngoài việc đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư, Nhà nước còn chuyển dịch được cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, khoa học, tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng bộ, bền vững
Thứ ba, việc ban hành pháp luật về ưu đãi đầu tư tạo ra sự đồng bộ giữa hệ thống pháp luật đầu tư trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế Một hệ thống pháp luật kinh
tế chặt chẽ, đồng bộ, giúp nước ta hoà nhập với các quốc gia, khu vực trên thế giới Hệ thống pháp luật ưu đãi đầu tư chặt chẽ giúp nền kinh tế tạo nên sức cạnh tranh lớn trong vấn đề thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài
4 Thực trạng pháp luật ưu đãi đầu tư tại Việt Nam
Pháp luật đầu tư Việt Nam hiện nay quy định về hình thức và đối tượng ưu đãi đầu
tư, ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư, thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư như sau:
4.1 Quy định về đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư
Luật đầu tư năm 2020 ban hành được đánh giá thể hiện sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, mang tính cơ bản và nền tảng, là sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ nội dung của Luật Đầu tư Điều 5 Luật Đầu tư 2020 quy định về chính sách về đầu tư kinh doanh đã góp phần tháo bỏ về mặt pháp lý, một cách căn bản mọi rào cản
cả trên nguyên tắc lẫn trong thực tế3 Các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ dàng hơn trong việc lựa chọn những lĩnh vực, ngành nghề phù hợp để tiến hành đầu tư, thể hiện
sự không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế với nhau, cũng như nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, trừ những lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Luật Đầu tư năm 2020 nổi bật với việc bổ sung thêm nhiều đối tượng được hưởng
ưu đãi đầu tư, cụ thể tại khoản 2, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm 8 nhóm chính Điều này được đánh giá là phù hợp bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá
3
Ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020 - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học: Hà Hải Nam; PGS TS Nguyễn Viết Tý hướng dẫn, tr.30
Trang 84.2 Quy định về hình thức ưu đãi đầu tư
Luật Đầu tư năm 2020 khẳng định nguyên tắc các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư khi có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đều không có sự phân biệt là dự án dầu
tư mới hay mở rộng Các chính sách ưu đãi về thuế vô cùng hấp dẫn so với các nước trong khu vực với các nội dung theo quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư năm 2020 thì Việt Nam có 4 hình thức thức ưu đãi đầu tư gồm:
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được sửa đổi bổ sung năm 2014 thì hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có các hình thức:
- Ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là 20% Nhưng thuế suất thuế ưu đãi được áp dựng tương đương ba mức là 10% đối với lĩnh vực đặc biệt ưu đãi; 15 % hoặc 17% đối với lĩnh vực ưu đãi Tùy theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư mà thời gian được hưỡng ưu đãi thuế suất có thể kéo dài 15 năm và có thể được gia hạn một lần không quá 15 năm Một số dự án việc gia hạn thời gian ưu đãi bắt buộc phải có sự đồng ý của thủ tướng chính phủ
- Ưu đãi về thời gian miễn thuế; giảm thuế: Ngoài ưu đãi về thuế suất và thời gian hưởng thuế suất ưu đãi thì Việt Nam còn có chính sách ưu đãi về thời gian miễn thuế
và thời gian giảm thuế được quy định Điều 14 Luật Đầu tư năm 2020 về thời gian miễn thuế giảm thuế Với chính sách ưu đãi miễn thuế; giảm thuế hiện hành thì mục đích khuyến khích doanh nghiệp sớm triển khai dự án đầu tư để đưa vào sản xuất kinh doanh Nếu dự án sớm đi vào hoạt động thì doanh nghiệp càng hưỡng được nhiều ưu đãi đầu tư và có lợi hơn cho doanh nghiệp khi áp dụng cả ưu đãi thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn thuế và giảm thuế Như vậy, Việt Nam đã sử dụng đủ các hình thức về
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích đầu tư đối với các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư
Miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Theo quy định tại Điều 16 Luật thuế nhập khẩu thì có 23 trường hợp được miễn thuế nhập khẩu trong đó quy định ưu đãi đầu tư đối với miễn thuế nhập khẩu được quy định tại khoản 11
Trang 9Ngoài ra còn có các ưu đãi thuế nhập khẩu đối với một số lĩnh vực đặc thù riêng như hoạt động khai thác dầu khí, sản xuất trang thiết bị y tế, giáo dục, nội nghiệp công nghệ cao, …… được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo tài sản cố định
Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất
Theo quy định Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2014/ND-CP (một số nội dung
đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2016/NĐ-CP) có ba hình thức miến tiền thuê đất bao gồm; miễn tiền thuê đất trong suốt quả trình dự án; miễn tiền thuê đất trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản; miễn tiền thuê đất sau quá trình xây dựng cơ bản Theo đó có 10 trường hợp được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê
Ngoài ba hình thức trên thì Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP còn quy định 7 trường hợp cụ thể được miễn tiền thuê đất Như vậy, Luật đất đai quy định chi tiết các trường hợp được miễn tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực và địa bàn
ưu đãi đầu tư
Ưu đãi về khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế
Theo quy định hiện nay thời gian trích khấu hao tài sản cố định từ 5 đến 20 năm Phương pháp tính khấu hao theo đường thằng Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể doanh nghiệp được phép trích khấu hao nhanh Việc trích khấu hao nhanh không qua hai lần so với trích khẩu hao theo phương pháp đường thẳng Điều kiện là sau khi trích khấu hao nhanh doanh nghiệp phải đảm bảo có lợi nhuận Mục đích trích khấu hao nhanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một hình thức ưu đãi đầu
tư mới theo quy định của Luật đầu tư, hiện pháp luật chuyên ngành chưa có quy định chi tiết về trường hợp ưu đãi này, nên chúng ta chờ đợi những quy định chi tiết hơn về các ưu đãi đầu tư này
Như vậy, so với luật đầu tư 2014 thì luật đầu tư 2020 đã bổ sung thêm một hình thức ưu đãi đầu tư là khấu hao nhanh cho nhà đầu tư Nhìn chung chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam rất thông thoáng, nhiều ưu đãi và ngày càng hoàn thiện là cơ hội tốt cho nhà đầu tư muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
4.3 Quy định về nghành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư
Khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư năm 2020 quy định ưu đãi đàu tư đối với 14 ngành nghề
Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó quy định 04 nhóm ngành,
Trang 10nghề vs 32 lĩnh vực được ưu đãi đầu tư đặc biệt và 05 nhóm nghề với 67 lĩnh vực ưu đãi đầu tư
Về tổng thể, pháp luật đầu tư lựa chọn các nghề nghề kinh tế chú trọng đến ngành nghề sản xuất và mang tính chất tiên phong và các lĩnh vực đảm bảo tính bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái hay các lĩnh vực phục vụ nhu cầu xã hội
Nhà nước đưa ra những chính sách đặc biệt đối với các địa bàn nhất định Theo
đó, khoả 2, Điều 16 Luật Đầu tư năm 2020 quy định địa bàn ưu đã đầu tư gồm: Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế Trên
cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, Chính phủ ban hành Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP trng đó quy định cụ thể những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khoá khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
4.4 Thủ tục áp dụng và điều chỉnh ưu đãi đầu tư
Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư có sự khác biệt đối với dự án thuộc diện và không thuộc diện cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư, quyết định chấp thuận nhà đầu tư Tuỳ thuộc vào tính chất của dự án đầu tư mà chủ đầu tư có thể căn cứ để xác định thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư căn cứ Điều 17 Luật Đầu tư năm 2020 và Điều 23 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư tiến hành thực hiện thủ tục tại các cơ quan như Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư năm 2020
Đối với các dự án không thuộc diện cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận nhà đầu tư Trường hợp này cần căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 19 Nghị định 31/2021/ NĐ-CP và các quy định liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại hình ưu đãi Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Điều 22 Nghị định 31/2021 của Chính phủ, ưu đãi đầu tư được điều chỉnh trong trường hợp:
- Dự án đầu tư đáp ứng thêm điều kiện để được hưởng ưu đãi đầu tư ở mức cao hơn; hoặc
- Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện được hưởng thêm ưu đãi theo hình thức ưu đãi mới