1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Theo Quy Định Hiện Hành Của Pháp Luật Việt Nam Thực Trạng Pháp Luật Và Thực Tiễn Xử Lý
Tác giả Phương Duyên, Lan Anh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 765,88 KB

Nội dung

Những thỏa thuận có thể gồm giảm chi phí hoặc tăng lợi nhuận nhằm thủ tiêu cạnh tranh, nâng cao lợi thế của các thành viên tham gia thoả thuận, cản trở sự tham gia thị trường của các đối

Trang 1

THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH THEO QUY ĐỊNH HIỆN

HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ

I KHÁI QUÁT CHUNG CẠNH TRANH VÀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH (500 chữ) (Phương Duyên + Lan Anh)

1 Khái quát chung về cạnh tranh

Cạnh tranh là một thuật ngữ xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội Theo từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì “cạnh tranh” được hiểu là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” Dưới góc độ pháp lý, tuy không có một định nghĩa thống nhất nào về thuật ngữ cạnh tranh nhưng thông qua các quy định của pháp luật cạnh tranh cụ thể là Luật cạnh tranh 2018, ta có thể rút ra cách hiểu về cạnh tranh như sau: Là các hành vi nhằm mục đích chiếm ưu thế về phía mình giữa các đối thủ có cùng lợi ích với nhau Như vậy, cạnh tranh là một lĩnh vực thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh, từ đó góp phần xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, diễn ra trong khuôn khổ được pháp luật quy định và đảm bảo sự ganh đua một cách công bằng giữa các chủ thể kinh doanh

2 Khái quát chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được xem là một hành vi có bàn tính, một dạng

“hợp đồng” mà các bên tham gia không gây cạnh tranh một cách gián tiếp hoặc trực tiếp Những thỏa thuận có thể gồm giảm chi phí hoặc tăng lợi nhuận nhằm thủ tiêu cạnh tranh, nâng cao lợi thế của các thành viên tham gia thoả thuận, cản trở sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh khác cũng như sự nhập cuộc của doanh nghiệp tiềm năng mà không cần nỗ lực phấn đấu trên thương trường Các thỏa thuận

sẽ gây nguy hại đến động lực phát triển kinh tế của xã hội và xâm phạm lợi ích chính đáng của người tiêu dùng Trước đây, khi cạnh tranh hoàn toàn bị loại bỏ khỏi nền kinh tế kế hoạch tập trung ở nước ta, chúng ta chứng kiến nền kinh tế không thể phát triển Ngược lại, khi có nền kinh tế thị trường, cạnh tranh lại trở thành một động lực

Trang 2

được bảo vệ nhằm thúc đẩy sự phát triển Chính vì vậy mà thoả thuận hạn chế cạnh tranh lại trở thành một vấn đề nóng bỏng cần được quan tâm hàng đầu

II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT (dựa trên Luật cạnh tranh 2018)

1 Định nghĩa và đặc điểm

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là “hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc

có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”

Các đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

- Về chủ thể tham gia: căn cứ Điều 2 và Điều 12 LCT

Chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động độc lập - các tổ chức, cá nhân kinh doanh độc lập nhau về mặt tài chính Ý chí của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cũng phải là ý chí độc lập của mỗi bên, không thể

bị ép buộc Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau trên một thị trường liên quan hoặc giữa các bên không phải đối thủ của nhau

Như vậy, trường hợp công ty mẹ – công ty con, hay giữa công ty với đại lý của mình có sự thỏa thuận thì không coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

- Về ý chí: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia thỏa thuận Có thể công khai hoặc không công khai (trên thực tế, đa phần các bên sẽ chọn không công khai)

Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họ,

mà phải có sự thống nhất ý chí cùng hành động của các bên tham gia thỏa thuận Ở dấu hiệu này, chúng ta cần phân biệt sự thống nhất ý chí của các doanh nghiệp với sự thống nhất về mục đích của doanh nghiệp khi tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Khi thống nhất thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể cùng hoặc không cùng một mục đích theo đuổi

- Về hậu quả pháp lý:

Hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường Thỏa thuận cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa

Trang 3

Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận

2 Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Minh Hiếu)

Căn cứ vào vị trí của các chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi này có thể chia thành hai loại: thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc

- Đối với thỏa thuận theo chiều ngang, đây là hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng hoạt động trên cùng thị trường liên quan, tức các đối thủ cạnh tranh (ví dụ: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất hoặc các nhà bán lẻ có loại sản phẩm kinh doanh tương tự nhau)

- Đối với thỏa thuận theo chiều dọc: là thỏa thuận liên quan đến việc bán lại các sản phẩm từ nhà sản xuất, diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm (ví dụ: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm) Thỏa thuận này xảy ra giữa các doanh nghiệp không phải là đối thủ của nhau mà là giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau và

có thể là khách hàng của nhau Các thỏa thuận này thường ít đem lại khả năng khống chế thị trường hơn so với thỏa thuận theo chiều ngang

Pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam phân loại các thỏa thuận theo cụ thể hành vi tại Điều 11 Luật cạnh tranh 2018:

- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Đây được coi là loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phổ biến và kinh điển nhất, bởi lẽ việc ấn định giá bán hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận tránh sức ép cạnh tranh, tức tránh đi động lực của sự phát triển

- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ Đây là loại thỏa thuận nhằm giảm sức ép cạnh tranh

và tạo ra sự độc quyền trong thị trường mà doanh nghiệp tham gia được phân chia

- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Thỏa thuận này thường làm bóp méo thị trường, tạo ra sự

“khan hiếm giả tạo” và đẩy giá hàng hóa lên cao, gây thiệt cho người tiêu dùng

- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ Đấu thầu là một hành vi

Trang 4

thương mại đảm bảo tính cạnh tranh Chính vì vậy hành vi “thông thầu” làm mất đi tính cạnh tranh vốn có, mục đích đấu thầu cũng không đạt được

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh Đây là hành vi “tẩy chay” các doanh nghiệp không tham gia vào thỏa thuận, từ đó giảm đi tính cạnh tranh trên thị trường

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận Đây là thỏa thuận mà các bên tham gia vào cùng thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp bị tẩy chay (không tham gia vào thỏa thuận) nhằm khiến doanh nghiệp đó rút lui khỏi thị trường liên quan

- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư

+ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ có thể hiểu là các doanh nghiệp tham gia thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp

để tiêu hủy hoặc không sử dụng, nhưng cũng đồng thời cho các bên khác không thể sử dụng

+ Thỏa thuận hạn chế đầu tư là việc các bên tham gia thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác

- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng Các điều kiện có thể là hạn chế về sản xuất, phân phối, hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, hạn chế về khách hàng, hạn chế về hình thức, số lượng hàng hóa được cung cấp Thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng hoặc các nghĩa vụ không cần thiết để thực hiện hợp đồng

- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận

- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận Đây cũng là một loại thỏa thuận nhằm ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp không tham gia vào thỏa thuận, nhưng không tuyệt đối tẩy chay mà chỉ là hạn chế giao dịch

- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh

Trang 5

3 Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

a Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối

Theo pháp luật Việt Nam, có 6 loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối, tức là không cần đánh giá tác động hay khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh (quy định tại khoản 12 Luật cạnh tranh 2018), bao gồm:

- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ

- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận

Thỏa thuận số 1, 2, 3 bị cấm tuyệt đối giữa các doanh nghiệp trong cùng thị trường liên quan, còn các thỏa thuận số 4, 5, 6 bị cấm tuyệt đối dù là giữa bất kì doanh nghiệp nào Lý do để các thỏa thuận trên bị cấm tuyệt đối là bởi các thỏa thuận này luôn có bản chất hạn chế cạnh tranh và thường không có cơ sở nào để biện hộ cho các thỏa thuận đó

b Thỏa thuận hạn chế bị cấm có điều kiện và việc hưởng miễn trừ

Trừ 6 trường hợp bị cấm tuyệt đối ở trên, tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn lại quy định tại điều 11 chỉ bị cấm khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một các đáng kể trên thị trường Ngoài ra, như đã đề cập tại mục a, các khoản 1, 2, 3 điều 11 nếu là thỏa thuận theo chiều dọc cũng chỉ bị cấm nếu thuộc lí do nêu trên Quy định này có phần giống với nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason), dựa trên lập luận rằng chỉ khi một thỏa thuận gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường thì pháp luật cạnh tranh mới phải can thiệp

Trang 6

Ngay cả khi một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm thì vẫn có thể được hưởng miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 14 Luật cạnh tranh 2018, bao gồm:

- Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

- Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;

- Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

- Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá

Cần lưu ý rằng việc miễn trừ này hoàn toàn không được áp dụng với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối (các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 điều 11) Có thể thấy rằng, pháp luật cạnh tranh Việt Nam khá đặc thù, khi mà phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có tuyệt đối và bị cấm có điều kiện nhưng vẫn quy định thêm về quy tắc miễn trừ đối với những trường hợp đó Mặt khác, dù là thỏa thuận bị cấm tuyệt đối nhưng các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 1, 2, 3 vẫn được hưởng miễn trừ nếu là thỏa thuận theo chiều dọc

Trong mọi trường hợp, các doanh nghiệp xin hưởng miễn trừ phải chứng minh được thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng Ví dụ như việc các doanh nghiệp có thể bắt tay với nhau nhằm cắt giảm chi phí sản xuất trong thỏa thuận mua chung hay bán chung, tuy nhiên sự hợp tác này chỉ được hưởng miễn trừ nếu người tiêu dùng được hưởng mức giá thấp hơn trước kia Nếu sự hợp tác này chỉ mục đích làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp sẽ không được hưởng miễn trừ Ngoài ra, theo quy định tại điều 21 Luật cạnh tranh 2018, một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, dù được hưởng miễn trừ luôn chỉ có thời hạn không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định hưởng miễn trừ

Trang 7

III THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

1 Xử lý bằng biện pháp hành chính (Trung Hiếu)

Ở nước ta, từ sau khi thông qua Luật cạnh tranh 2004, nhận thức pháp luật của các doanh nghiệp về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được cao hơn một mặt có thể giúp doanh nghiệp nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng mặt khác, cũng khiến các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện và cố ý che giấu hành vi vi phạm Trên thực

tế, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp vẫn không từ bỏ thực hiện các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, nhưng đã che giấu, không để lại hoặc tiêu hủy chứng cứ về thỏa thuận hoặc không tiết lộ thông tin ra bên ngoài Điều đó đã tạo ra những thách thức lớn đối với cơ quan cạnh tranh trong việc phát hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

a Mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm

Mức tiền phạt theo quy định của khoản 1 Điều 111 Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh như đã nêu trên còn thấp Có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm xảy ra trên thực tế và thời gian thực hiện của các thỏa thuận này rất lâu, hậu quả kéo dài hoặc có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được thực hiện và gây nên hậu quả rất lớn Vì vậy, mức phạt thấp sẽ không mang tính chất răn đe

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy, nếu một doanh nghiệp có thể xác định trước số tiền phạt sẽ được áp dụng đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào đó của chính mình khi công ty đó có dự định sẽ thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm với một hoặc nhiều công ty khác, thì rất có thể công ty đó sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định hợp lý về việc có tham gia vào thỏa thuận hay không Để khắc phục bất cập trên đây, cần nâng mức phạt cao hơn mang tính răn đe hơn; cần sửa khoản 1 Điều 111 Luật Cạnh tranh năm 2018 theo hướng nâng mức xử phạt, cụ thể: “Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp

có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm”

Trang 8

b Mức tiền phạt tối đa.

Theo khoản 1, Điều 4 Nghị định 75/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

“Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong

Bộ luật Hình sự”

Quy định này tương tự với quy định về tố tụng cạnh tranh Luật cạnh tranh quy định

2 Xử lý bằng biện pháp hình sự và kiện đòi bồi thường thiệt hại dân sự (Ngọc Trâm)

Đưa ra xét xử, có phán quyết và một vài trường hợp bị phạt tù Theo đó, trong số 1

55 quốc gia có số liệu thống kê của CompStats thì có 19 quốc gia áp dụng chế tài hình

sự đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, 10 quốc gia chỉ áp dụng chế tài hình sự

Các quốc gia trên thế giới đang hình sự hóa hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Nhiều vụ việc đã bị đối với hành vi gian lận thầu và có đến 26 quốc gia áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 2

Một hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh chỉ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, chứ không áp dụng hai hình thức xử lý này cùng nhau Theo Bộ luật Hình sự 2015, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại điều 217 nằm trong mục “Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” Mức phạt do bộ luật này quy định là từ 200 triệu đồng cho đến 1 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm Ngoài ra, phạm tội từ 2 lần trở lên hoặc có thủ đoạn tinh vi, thu lợi bất chính hơn 5 tỷ đồng hay gây thiệt hại cho người khác hơn 3 tỷ đồng sẽ bị tăng mức phạt tiền lẫn phạt tù

1 Gregory C.Shaffer & Nathaniel H.Nesbitt, Criminalizing Cartels: A Global Trend, 12 SEDONA

CONF J312 (2011)

2

Trang 9

Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có vụ việc nào về cạnh tranh được xử lý bằng biện pháp hình sự

Ngoài áp dụng chế tài xử phạt hành chính hoặc hình sự, người có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn phải chịu chế tài xử phạt dân sự như bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại nếu hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của họ gây thiệt hại cho bên bị thiệt hại Nếu các chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi hạn chế cạnh tranh gây ra muốn được bồi thường thiệt hại sẽ phải tiến hành các thủ tục riêng để đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của luật dân sự Nguyên tắc bồi thường thiệt hại vẫn được dựa trên các căn cứ bao gồm: có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan

hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm Hành vi vi phạm ở đây được hiểu chính

là các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong đó có hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc chứng minh các thiệt hại thực tế xảy ra do hành

vi hạn chế cạnh tranh gây ra là rất khó Vụ kiện giữa Grab và Vinasun gần đây là một trong những điển hình trong việc chứng minh thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra rất phức tạp Bởi hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi có tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung, tức là có ảnh hưởng tới tất cả các đối thủ cạnh tranh nói chung trên thị trường

3 Các bất cập trong quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và

xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

- Bất cập trong quy định về xử phạt các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

+ Tiền phạt bị hạn chế và không thống nhất giữa luật cạnh tranh và bộ luật hình

sự Cụ thể mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định trong Luật Cạnh Tranh 2018, phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất được quy định trong Bộ luật Hình sự (ở đây mức xử phạt tối thiểu quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 đối với pháp nhân thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là 1.000.000.000 VND) Tuy nhiên, quy định xử phạt ở Luật cạnh tranh lại cụ thể trên từng hành vi, có mức độ rõ ràng hơn so với quy định BLHS Do đó quy định pháp luật về áp dụng mức xử phạt này cần được điều chỉnh thống nhất giữa Bộ luật Hình sự và Luật cạnh tranh

- Chế tài xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đang phân bố thẩm quyền

xử phạt cho nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau dẫn đến việc xử phạt sẽ không

Trang 10

chiếu theo căn cứ pháp luật cạnh tranh Trên thực tế, chưa từng có vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào bị xử phạt bằng biện pháp hình sự

- Bất cập trong quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

+ “Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách gián tiếp hoặc trực tiếp”

có thể bị hiểu theo nhiều cách khác nhau Nếu xem xét góc độ giá thành sản phẩm, quy định trên có thể được hiểu rằng doanh nghiệp niêm yết hạ giá thành sản phẩm (trực tiếp) hoặc đưa ra các chính sách giảm giá, khuyến mại, kích cầu tiêu dùng (gián tiếp) Còn xem xét trên góc độ chủ thể, quy định trên có thể được hiểu rằng: doanh nghiệp tự mình hạ giá thành sản phẩm hoặc thông qua các đại lý trung gian, các kênh mua sắm, để giá thành sản phẩm thấp, tăng tính cạnh tranh Cách lý giải thứ nhất sẽ

có lợi trong quá trình xem xét doanh nghiệp liệu đang có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay không Tuy nhiên, cách hiểu trên cũng sẽ đồng thời bỏ lọt những doanh nghiệp thực hiện hành vi điều chỉnh giá bằng cách thứ 2

+ Các trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu chưa được dự trù đầy đủ Quy định pháp luật hiện hành cho rằng:“Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ” Tuy nhiên, các tình huống khác có thể xảy ra như là các bên tham

dự thầu thỏa thuận với bên mời thầu về việc hạ giá thầu, tạo sức ép với các bên tham gia thầu mà không tham gia thỏa thuận, nhằm làm cho họ phải giảm giá gói thầu đề ra,

từ đó có lợi cho phía mời thầu Những thỏa thuận như trên không hẳn là chỉ tham gia thỏa thuận nhằm mục đích thắng thầu hay phân chia tài nguyên (các gói thầu) cho nhau mà làm giảm mức độ cạnh tranh vốn là một mục đích của việc đấu thầu IV.VỤ VIỆC THỰC TẾ

1 Vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong bảo hiểm học sinh của 12 doanh nghiệp tại Khánh Hoà:

Trên thị trường bảo hiểm toàn diện học sinh trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa, trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2011, 12 doanh nghiệp Bảo hiểm đã ký một thỏa thuận về giá dịch vụ bảo hiểm học sinh Cuối tháng 5-2011, tại văn phòng Công ty Bảo Việt Khánh Hòa (ở TP Nha Trang), 12 đại diện công ty và chi nhánh của các công ty bảo hiểm đã ký một “bản thỏa thuận” về bảo hiểm học sinh năm học 2011-2012 Trong đó, cam kết thực hiện triển khai bảo hiểm học sinh tại tỉnh Khánh Hòa với mức phí 80.000

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w