1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018

114 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOL KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ

NAM 2019

Trang 2

34 (v) £09 I0 CHUONG TRINH HOI THAO CAP KHOA

"Thoda thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018” Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2019

“Thời gian Nội dung “Thực hiện

n30-8h35 | Pháthiểukhai mọcHội thio “Trường Ban tổ chức

Phiên 1

= ẵ PöSTS-Nguyễn Ti Văn

ngụ | TÔ gun v8 tho hun bọn eh cạnh nh va |ROS TS NEATH

SHES850 | sáp hat ibm sắt hd tu Dn A ch

tranh Bal học Luật Hồ Nội

= TRS Tong Đức Du

Shøo ouos | Cấn cử xe nh hành vi thoả thuận hạn chế gas

5 cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018 at học Luật Hà Nội

I 'Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều | ThS Trần Thị Phương Liên 3h05 -9h20 | ngang Sates Bal học Luật Hồ Nộibi cắm tuyệt đối theo Luật Cạnh tranh on

“Thoà thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm có điều

kiện theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018.

"ThS Phạm Phương Thảo.Dai học Luật Hà Nội

Đổi mới kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh TAS Hoàng Mi Chiến

10420-10635 | vanh theo Luật Cạnh tranh 2018 Dai học Luật Hà Nội

TAS, Nyễn Ngọ Quyên

rons -1oyap | Chit sich khen bồng theo Luật Cạnh anh | TS Net Neve Quy

~1OKSO Í Viê Nam và một số nước trên thể giới ai học Luật Hà Nội 0h50 - 11h20 ~ % "

| dunnit 30+) i _

11h20-11h30_ | Phát hiểu kết die Hội thảo “Trưởng Ban tổ chức

Trang 3

MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢO.

'THỎA THUAN HAN CHẾ CẠNH TRANH THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018

“Tổng quan về thoả thuận han chế cạnh tranh và pháp luật

kiểm soát thoa thuận hạn chế cạnh tranh.

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh

Trường Đại học Luật Hà Nội

Căn cứ xác định hành vi thoà thuận hạn chế cạnh tranh

theo Luật Cạnh tranh 2018

ThS Tống Đức Duy

Dai học Luật Hà Nội

“Các thỏa thuận han chế cạnh tranh theo chiều ngang bị cẩm tuyệt đối theo Luật Cạnh tranh năm 2018

ThS Trần Thị Phương Liên

Dai học Luật Hà Nội

'Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm tuyệt đối theo.

Luật Cạnh tranh năm 2018

Ths Nguyễn Ngọc Quyên Dai học Luật Hà Nội

“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cảm có điều kiện theo quyđịnh của Luật Cạnh tranh 2018

Thể Phạm Phương ThảoDai học Luật Hà Nội

Trang 4

"Đối mới kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật

Cạnh tranh 2018

ThS, GVC, Hoàng Minh Chiến | 75

Dai học Luật Hà Nội

“Chính sách khoan hồng theo Luật Cạnh tranh Việt Nam và một số nước trên thể giới

ThS, Nguyễn Ngọc Quyên | 86 "Đại học Luật Hà Nội

"Thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát thoả thuận hạn

chế cạnh tranh ở Việt Nam 05 ThS Ting Đức Duy

Dai học Luật Ha Nội

Trang 5

TONG QUAN VỀ THOA THUẬN HAN CHE CẠNH TRANH VÀ PHAP LUẬT KIEM SOÁT THOẢ THUAN HAN CHE CẠNH TRANH PGS.TS Nguyễn Thị Vin Anh

Trường Đại học Luật Hà Nội

Cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh là động lực phát triển hoạt động kinh doanh Quá trình cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực tìm các

giải pháp để thu hút khách hàng về phía mình và đạt được

hơn so với các đối thủ và có được sức mạnh thị trường ĐỂ có sức mạnh thị trường, các doanh nghiệp sẽ áp dụng một trong 3 chiến lược: (i) Chiến lược

đảm phán: Doanh nghiệp không có sức mạnh thị trường thỏa thuận với các

doanh nghiệp khác để cùng hành động gây hạn chế cạnh tranh; (ii) Chiến lược ngăn cản: Doanh nghiệp ở vào vị trí thống lĩnh thị trường hay vị trí độc quyền cố gắng tim mọi cách giữ vững sức mạnh hiện có bằng cách phổ biển là ngăn cân doanh nghiệp khác tham gia cạnh tranh; (ii) Chiến lược tích tụ: Các doanh nghiệp tập trung, liên kết thống nhất về mặt tổ chức và hành động để có được sức mạnh thị trường.

“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi tắt yếu nảy sinh trong hoạt

động kinh doanh và ở một chủng mực nhất inh sẽ làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của mỗi người dân, một quyển quan trọng được Hiến pháp bảo vệ Mặt khác, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thé làm loại bỏ, làm giảm,

sai lệch hoặe cân trở cạnh tranh trên thị trưởng.

Luật Cạnh tranh năm 2004 đã quy định về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tập trung trong các điều tại mục 1 chương 2 Luật Cạnh tranh năm 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019 tiếp tục kế thừa và quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chương Il từ điều 11 đến Điều 23

Bộ Thương mại, Vụ Pháp chỗ, Kỷ yếu Hội tảo: "Cơ quan cạnh ran , Kính nghiệm quốc và lựa

chọn cho Việt Nam", Tổ chúc ại Hà Nội ngày 89772003.

Trang 6

Tinh đến nay, ở Việt Nam số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được điều tra và xử lý còn ít nhưng xét trong bối cảnh các cơ quan cạnh tranh Việt Nam còn non trẻ với nguồn lực hạn chế và Luật Cạnh tranh năm 2004 còn có nhiều vướng mắc khó khăn khi thực thi thì có thể thấy Luật Cạnh tranh đã chính thức đi vào cuộc sống và trong chừng mực nhất định đã phát huy tác

1, Những vấn đề lý luận về thoả thuận hạn chế cạnh tranh LL Khái niệm thod thuận hạn chế cạnh tranh

Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn lực cũng như hợp tác với các doanh nghiệp khác để nâng cao vị thể của mình Vấn để này đòi hỏi giữa các doanh nghiệp phải có sự thoả thuận với nhau, về đầu tư, nghiên cứu, phát triển hệ théng, cung ứng nguyên Tiệu, phân phối sản phẩm Việc thoả thuận giữa các doanh nghiệp là công việc diễn ra thường xuyên và liên tục trong thời gian vận hành, có những thoả thuận "lành mạnh" như thoả thuận về R&D, thoả thuận về thống nhất tiêu chuẩn kĩ thuật nhưng cũng có những

thoả thuận "không lành mạnh" giữa các doanh nghiệp nhằm thống nhất với nhau cùng tăng giá, hay phân chia thị trường, Ấn định sản lượng v.v Những,

thoả thuận "không lành mạnh” này làm loại trừ „ làm giảm hoặc sai lệch cạnh.

tranh giữa các doanh nghiệp tham gia vào thoả thuận cũng như thay đổi tương, ‘quan cạnh tranh trên thị trường hoặc các loại thoả thuận nhằm thu lợi bắt chính từ khách hằng, người tiêu dùng, đây chính là các thoả thuận hạn chế cạnh tranh.

‘Thoa thuận hạn chế cạnh tranh (cartel) được định nghĩa trong cuốn Black Law Dictionary như sau: “Một sự két hợp giữa các nhà sản xuất hoặc người bán é kidm soát tinh trang sản xuất hoặc giả cé của sản phẩm” hoặc “Một

higp hội của các công ty có lợi ích chung, tim cách ngăn chặn cạnh tranh một

cách cực đoan hoặc không công bằng, phân chia thị trường hoặc chia sé thông in", Đây là hai trường hợp của thoả thuận hạn chế cạnh tranh, đều thể hiện rõ mục dich của hành vi thoả thuận giữa các công ty nhằm ngăn cân cạnh tranh, * Bryan A Games, Editor in Chief, Black Law Dictionary, 9h edition, West Publishing, 2009, p.271

Trang 7

tác động tới thị trường, tới giá cả của sản phim từ đó gây tác hại cho mỗi

trường cạnh tranh, cho các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng; đặc biệt

trong định nghĩa này có đề cập tới trường hợp Hiệp hội, thực tiễn cho thấy đây là nơi khởi nguồn của rất nhiều các thoả thuận hạn chế cạnh tranh.

Nghiên cứu lịch sử phát triển pháp luật cạnh tranh trên thế giới cho thấy quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuất hiện đầu tiên trong luật cạnh.

tranh của Hoa Kỳ (section 1 của Đạo luật Sherman 1890), theo đó: "Mọi hop

đồng, liên kết đưới hình thức độc quyển hoặc theo phương thức khác, nhằm han chế trao đổi hoặc thương mại giữa các bang với nhau hoặc với các quốc gia khác, đều bị coi là bắt hợp pháp" Ở Châu Âu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 81 (Điều 85 cũ) của Hiệp ước Rome về thành lập cộng đồng chung Châu Au năm 1957 (hiện nay là Điều 101 TFEU sau Hiệp.

tước Lisbon), theo đó:

"Moi thoả thuận giữa các doanh nghiệp, mọi quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và mọi hành vi liên kết khác có thể ảnh hưởng đến trao đổi thương mại giữa các nước thành viên và có đối tượng hoặc hệ quả ngăn cản, shan chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trong thị trường của liên minh, đều bị coi là di ngược lại với mục đích thành lập thị trường chưng và bị cắm, “đặc biệt là các hành vi : én định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giá bén/mua hoặc các điều kiện giao dich khác; hạn chế hoặc kiém soái sản xuất, thị trường, tiển bộ kỹ thuật hoặc đầu tư; phân chia thị trường hoặc các nguồn cung cấp; ápđụng đối với các đối tác thương mại, các điều kiện mang tính phân biệt đốt

các giao dich tương đương gây thiệt hại cho đỐI tác trong cạnh tranh, buộc bên giao kết hợp đồng phải chấp nhận các điều kiện thương mại bổ

sung mà xét về bản chất hoặc theo tập quản thương mại, không liên quan đắn đối tượng của hợp đẳng".

Kh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mới được quy định tại Khoản 4 Điều 3 trong Luật Cạnh tranh năm 2018 Theo đó, thỏa thuận hạn chế cạnh.

tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc.

Trang 8

có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh Theo Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018 các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm:

~ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián

~ Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cắp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

~ Thỏa thuận ngăn cản, kim ham không cho doanh nịiệp khác tham gia

thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải làcác bên tham gia thỏa thuận;

~ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; = Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua bán.

hàng hóa, dich vụ cho các doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh.

nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trục tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

~ Thỏa thuận không giao dich với các bên không tham gia thỏa thuận.

~ Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cắp hàng.

hóa, cũng ứng dich vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

"Ngoài mười dạng thoả thuận được liệt kê, Điều 11 còn có một quy định mở cho phép cơ quan quản lý nhà nước vẻ cạnh tranh xem xét thoả thuận giữa doanh nghiệp có phải là thoả thuận hạn chế cạnh tranh hay không tuy (huộc vào mite độ gây tác động đến cạnh tranh của nó,

Nhu vậy, các dang thoả thuận được Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định

đã có sự thay đổi về thứ tự nhằm phù hợp với cách thức kiểm soát của Luật

Trang 9

cũng như bổ sung thêm hai dạng thoả thuận mới so với Luật Cạnh tranh năm

Thod thuận hạn chế cạnh tranh có thể tồn tại và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia, thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thé chia làm thoả thuận dọc và thoả thuận ngang Thoả thuận.

ngang còn được gọi là dhỏa dhuận các-fen, đó là thỏa thuận giữa các doanh

nghiệp đối thủ trên thị trường để chéng phải cạnh tranh với nhau về một hoặc một số yếu tố của thị trường.

‘Thod thuận các-ien thường được lập ra để phối hợp, điều hoà host động kinh doanh giữa các thành viên, nhất là trong việc ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế và kiểm soát sản lượng Nội dung của thoả thuận các-ten thường là những yếu tố cạnh tranh chủ yếu nhất trên thị trường Trong số.

những hành vi thoả thuận các-len có nhóm hành vi théa thuận giữa các doanh

nghiệp đối thủ trực tiếp ấn inh những yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất của thị trường cạnh tranh tự do như giá cả, sân lượng, thị trường hoặc thông thầu Day

được gọi là nhóm các thoả thuận các-ten nghiêm trọng (hardcore cartel).

“Thỏa thuận dọc là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công dogn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định Các thỏa thuận loại này thường không gây tác hại hạn chế cạnh tranh trong kỉnh doanh bằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp đối thủ

hoạt động trên cing thị trường liên quan.

KẾ từ khi pháp luật cạnh tranh ra đời, các cơ quan thực thi trên thé van thống nhất quan điểm cho rằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là những thoả thuận các-ten nghiêm trọng, vi phạm trực tiếp các nguyên tắc cạnh

tranh và được thừa nhận là một trong những hành vi phan cạnh tranh có tác

động nghiêm trọng nhất tới thị trường nên việc kiểm soát đối với hành vi này phải là một trong những ưu tiên hàng đầu.

1.2, Tác động của thoả thuận hạn chỗ cạnh tranh

Trang 10

'Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là một trong những hành

vi nguy hiểm, có tác động làm giảm, làm sai lệch, gây cản trở hoặc hạn chế va

thậm chí triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm triệt tiêu động lực phát

triển của nền kinh tế thị trường Với việc thỏa thuận, các doanh nghiệp dang tir đối thủ cạnh tranh chuyển sang thành đối tác của nhau, cùng nhau thống nhất dua ra những tiêu chuẩn chung như giá, kỹ thuật, công nghệ qua đó làm giảm hoặc triệt tiêu cạnh tranh lẫn nhau Hậu quả là các doanh nghiệp không còn phải đối mặt với sức ép cạnh tranh nên có thể tự do đưa ra những điều kiện giao kết bắt lợi cho khách hàng, làm giảm hiệu quả kinh tế của toàn xã hội Thoả các quốc gia trên thế giới nhìn nhận là hành vi gậy ảnh hưởng rực tiếp đến teu ding cá nhân, ác động tiêu cục đến

cấu trúc, môi trường cạnh tranh và sự phát triển của nền kinh

thuận hạn chế cạnh tranh được

Đối với môi trường và cấu trúc cạnh tranh Thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh có tác động làm giảm, sai lệch, cản trở thậm chí triệt tiêu cạnh tranh giữa

các sản phẩm liên quan, ngăn cản.

doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các nhà phân phối khác, loại bỏ các đối thủ

gia nhập hay mở rộng thị trường của các.

cạnh tranh Ngoài ra, nó còn làm giảm khả năng cạnh tranh hiệu quả của các

doanh nghiệp trong thỏa thuận Với những tác động đó sẽ dẫn tới hậu quả là môi trường cạnh tranh nói chung và cầu trúc cạnh tranh của thị trường nói riêng sẽ bị tác động và phá vỡ, các hoạt động cạnh tranh không còn diễn ra theo đúng,

cquy luật của thị trường.

Đối với người tiêu dùng phải mua hàng hóa, dich vụ ở mức giá cao hon nhưng chất lượng thấp hơn Do sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận bị hạn chế hoặc trệt tiêu nên các doanh nghiệp không còn động, lực để nâng cao trình độ, cải tiến công nghệ, kỹ thuật nhằm cải tiến hoặc nâng, cao chất lượng sản phẩm, dich vụ và giảm thiểu chi phí Vì vậy, người tiêu

ding sẽ phải mua hàng hóa, dịch vụ với giá cao hơn so với giá trên thị trường,

cạnh tranh trong khi chất lượng của hàng hóa, dịch vụ lại thấp hơn hoặc không hề được cải thiện Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp trong thỏa thuận áp dụng,

Trang 11

chung chính sách giá, chính sách bán hàng, hoặc không có động cơ đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm hoặc trong trường hợp thỏa thuận nhắm đến loại bỏ doanh nghiệp đối thủ hiện tại hoặc tiểm năng khỏi thị trường cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng bị hạn chế hoặc mắt đi quyền lựa chọn sản phẩm, dịch vụ nhà cùng ứng hoặc mức giá của sản phẩm.

Đối với nên kinh tế và toàn xã hội Trước hết, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm cho tổng phúc lợi xã hội bị giảm do tại mức giá thỏa thuận số lượng

hàng hóa bán ra it hơn và giá cả cao hơn so với tại mức giá cạnh tranh Thing

du của các nhà sản xuất trong toàn ngành và thing dư người tiêu dùng giảm, trong khi đó, phần thặng dư còn lại rơi vào túi các doanh ngiệp tham gia thỏa thuận Tiếp theo, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm cho sự phân bổ tối ưu nguồn lực và các nhân tố sản xuất trở nên kém hiệu quả dẫn đến tăng chỉ phí, giá bin và tác động đến mối quan hệ giữa các nhân tổ sản xuất, lâm cho mỗi quan hệ này không phản ánh được sự khan hiểm và quy luật của chúng Bên cạnh đó, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng làm cho nguyên tắc phân phối thu nhập theo năng lực và lao động bị ảnh hưởng tiêu cục khi xuất hiện sự phân bổ,

nguồn lực theo dang tối ưu cục bộ bởi sự khác biệt về lợi ích giữa các doanh nghiệp trong và ngoài thỏa thuận Cuối cùng, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không thúc đây hoặc thậm ct là kìm hãm sự phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ do thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường chỉ hình thành trong các ngành hay lĩnh vực mà độ chín muỗi tương đối lớn hoặc đang trong tình trạng,

suy thoái nên các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thường không có ý định.

dùng lợi nhuận để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

Đánh giá một cách chung nhất, trong dự án nghĩ cứu ảnh hưởng của

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với các nước đang phát triển, tổ chức UNCTAD cho rằng thoả thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt các thoả thuận các-ten nghiêm trọng, xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng ở tắt cả các nước, từ ác nước dang hoặc chậm phát triển Hơn thé, nếu trong một lĩnh vực kinh tế hay một ngành sản xuất có tồn tại những thoả thuận hạn.

các nước phát

Trang 12

chế cạnh tranh dẫn đến thiếu tính cạnh tranh thì trong dài hạn tính cạnh tranh

hiệu quả của lĩnh vực hay ngành đó sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng xdu và lan truyễn đến toàn bộ các hoạt động của cả nền kinh tế đất nước.

1.3 Mục tiêu kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Do tính chất nguy hai và có những tác động tiêu cực nên đồi hỏi những

hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được kiểm soát, điều chỉnh bing các quy định của pháp luật Vì vậy, kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những chế định cơ bản không thể thiếu trong pháp luật cạnh tranh

da táo qulG ga nhằm EiyE tên:

Một là, duy trì một môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng, bảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngăn chặn hạn chế cạnh tranh một cách bất hợp lý Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường, nhắm đến mục tiêu đạt được lợi ích cho các bên tham gia thỏa thuận bằng cách.

triệt tiêu sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp này và bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường, khi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận lợi dụng sức mạnh.

kết hợp để tạo thế cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp khác Do đó, ngăn chặn các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng cho tắt cả các chủ thể kinh doanh.

Hai là, bảo vệ lợi ich của người tiêu ding, Khí các doanh nghỉtrên thị

trường cạnh tranh đúng nghĩa, thì người tiêu dùng được hưởng lợi từ cạnh tranh

do giá cả thấp hơn và chất lượng sản phẩm, địch vụ tốt hơn Khi các đối thủ cạnh tranh thỏa thuận loại bỏ cạnh tranh để câu kết với nhau thì người tiêu.

dùng mắt đi những lợi ích đó Việc kiểm soát, ngăn chặn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng nhằm mục tiêu bảo vệ ich của người tiêu ding.

Ba lồ, bảo vệ tổng phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế bằn vững, thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ Duy trì cạnh tranh tự do, công bằng cũng là nhằm đảm bảo hiệu quả phân bổ nguồn lực tối ưu thông qua việc cắt

công nghệ, sin xuất được nhiễu sản phẩm với giá thấp hơn, đảm bảo phúc lợi xã h

Trang 13

2 Nội dung co bản của pháp luật kiểm soát hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh cña các nước trên thé giới va cia Việt Nam

'Kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những chế định co bản không thể thiếu trong pháp luật cạnh tranh của các nước nói chung và Việt ‘Nam nói riêng bởi tính chất nguy hại và tác động tiêu cực của hành vi này đối

với môi trường cạnh tranh Nhìn chung, để kiểm soát hành vi thoả thuận han

chế cạnh tranh, pháp luật của các nước trên thé giới và pháp luật Việt Nam tập.

trung quy định những nội dung sau:

Thứ nhất, quy định đề nhận diện ra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh "Trước hết, thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật các nước được quy định theo những cách khác nhau nhưng hầu hết đều quy định nhắm đến bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi Cách quy định có thé là quy định bao quát nhắm đến bản chất hạn chế cạnh tranh của bành vi hoặc quy định theo cách liệt kê những hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh điển hình có nhắm đến bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi Theo cách thứ nhất, ti

được thé hiện trong Luật chống độc quyền Sherman của Mỹ Cụ thể Điều 1 Luật này quy định: Mọi hợp đồng, liên kết dưới hình thức độc quyền hoặc phương thức khác nhằm hạn chế trao đổi hoặc thương mại giữa các bang với nhau hoặc với các quốc gia đều bị coi là bắt hợp pháp Theo cách thứ hai, ví dụ Điều 19, Luật thương n

¡ lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc quy định: Không một doanh nghiệp nào được thỏa thuận với một doanh nghiệp khác bằng hình thức hợp đồng, thỏa thuận, nghị quyết hoặc bắt kỳ mot biện pháp nào khác dé cùng nhau tham gia vào bắt kỳ một hành vi nào trong số những hành vi được liệt kê dưới đây mà sẽ làm hạn chế một cách đáng kể sự cạnh tranh trong một lĩnh vực thương mại nhất định, bao gồm: ấn định, duy trì hoặc thay đổi giá cả; Hạn chế việc sản xuất , vận chuyển hoặc mua bán hang hóa hoặc dich vụ; hạn chế phạm vi mua bán hoặc khách hang

Điểm thứ hai có thể thấy là pháp luật cạnh tranh của tắt cả các nước chỉ chú trọng quy định về các hình thức biểu hiện của hành vi thỏa thuận hạn chế:

Trang 14

cạnh tranh (thông qua hợp đồng, thỏa thuận, nghị quyét) mà không yêu cầu nội

dung thỏa thuận phải được thực hiện.

Điểm thứ ba là pháp luật cạnh tranh của các nước cũng như của Việt ‘Nam không đặt ra yêu cầu về hình thức của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ma đều ngầm định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thé là công khai hoặc thỏa thuận ngầm Thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể được thể hiện đưới dạng văn ‘ban tai liệu nhưng cũng có thể không được ghỉ lại dưới bắt kỳ một hình thức

Thứ hai, quy định cắm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Thoả thuận hạn chế cạnh tranh được pháp luật các nước quy định cấm theo hai nguyên tắc gồm nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se rule) và nguyên tắc đánh.

giá tác động hợp ý (ae of reason Vi phạm mặc nhiên à nguyên tắc coi một

ạng hành vithoả thuận hạn chế cạnh tranh cụ thể làmặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh Nguyên tắc này được áp dụng để quy định cẩm đổi

với những hành vi thoả thuận điển hình có bản chất hạn chế cạnh tranh rõ nét, cụ thé 1d nhóm các thỏa thuận các-ten nghiêm trọng Đó là thoả thuận theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau trên thị trường nhằm ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế hoặc kiểm soát sản lượng, và thông đồng đấu thầu Đánh giá tác động hợp lý là nguyên tắc đánh giá tính bắt hợp pháp của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên cơ sở cân nhắc giữa những tác động tích cực và tiêu cực, đặc biệt là tác động thúc đẩy cạnh tranh và tác động hạn chế cạnh tranh hoặc giữa tác động hạn chế cạnh tranh và hiệu quả hay lợi ích kinh tế mà hành vi thỏa thuận mang lại Do đó, nhìn chung pháp luật các nước không cắm đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc giữa các chủ thé ở các công đoạn khác nhau của chu trình kinh doanh trừ những thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh một cách dang kể.

G Việt Nam, Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật Cạnh tranh năm 2018 đều quy định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm gồm 2 loại: Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối, không được hưởng miễn trừ và các thỏa

@

Trang 15

thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm có điều kiện và có thể được hưởng miễn trừ ‘Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh 2018 đã không lấy tiêu chí ngưỡng thị phần là căn cứ để cắm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Theo Luật Cạnh tranh năm 2018, các théa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm tuyệt đối bao gồm 3 loại thỏa thuận quy định từ khoản 4 đến khoản 6 Điều 11, Đó là: Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia dau thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận.

ngăn cân, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc

phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp

không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm có điều kiện và có thé được hưởng miễn trừ, được chia thành các trường hợp sau:

~ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp.trên cing thị trường liên quan: Thỏa thuận Ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một

cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung.

‘img địch vụ.

~ This thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11

của Luật Cạnh tranh khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác

động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường,

~ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp.kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân

phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật Cạnh tranh khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng, kế trên thị trường.

Trang 16

Thứ ba, quy định về quy trình, cơ quan tiến hành tố tụng và thẩm uy trình tố tụng thường bắt đầu từ việc cơ quan cạnh tranh phát hiện

hoặc tiếp nhận hồ sơ khiếu nại hay thông tin về hành vi vi phạm và quyết định điều tra sự việc Quy trình này ở các quốc gia thường giống nhau, bao gồm giai đoạn là điều tra và xử lý Điễu tra là giai đoạn thu thập và xác minh đối với các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc; thực hiện tìm kiếm bằng chứng và chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm Xử lý là việc cơ quan có thẩm quyền áp đặt những biện pháp chế tài đối với đối tượng bị kết luận là có hành vi vi phạm Đây là giai đoạn kế tiếp ngay sau giai đoạn điều tra Ở đa số các nước, việc điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm được giao cho một đầu mỗi là cơ quan cạnh tranh Ở Việt Nam, theo Luật Cạnh tranh năm 2018, thẳm quyền này được giao cho Ủy ban cạnh tranh quốc gia.

Thứ tư, quy định xứ lý đối với hành vi vi pham: Trong trường hợp hành vi thỏa thuận

trọng, mức độ tác động hay thiệt hại do hành vi gây ra mà có thé bị xử lý ở các mức độ khác nhau Tùy thuộc quy định của từng quốc gia mà đối tượng có thể i xác định là hành vi vi phạm thi tùy thuộc vào tính chất nghiêm.

bị xử lý gồm doanh nghiệp, cá nhân và hiệp hội ngành nghề Các hình thức xử lý vi phạm phải phù hợp với đối tượng bị xử lý và đồng thời phải tương xứng với mức độ nguy hiểm hay tác động gây hại của hành vi Nhiễu quốc gia quy định xử lý vị phạm đổi với các cá nhân tham gia thôa thuận bạn chế cạnh tranh bất hợp pháp Hình thức xử lý có thể áp dụng với các cá nhân là phạt tù

'và/hoặc phạt

hợp thỏa thuận thuộc nhóm các thỏa thuận các-tn nghiêm trọng Doanh ngh

tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bắt hợp pháp có thể bị phạt tiền, ngoài rm còn có thé bị áp dụng hình thức xử phạt bé sung hoặc'và thực biện biện pháp, khắc phục hậu quả Phạt tiền là hình thức xử phạt chính Các hình thức xử phạt bổ sung và/hoặc biện pháp khắc phục.

Xử lý vi phạm đối với cá nhân thường là trong các trường

iu quả được các cơ quan thực thi chú

trọng áp dụng như là giải pháp nhằm cân bằng thị trường, đưa thị trường trở về

Trang 17

trạng thái cạnh tranh hơn hoặc trạng thái cạnh tranh ban đầu trước khi xây ra vi

‘Theo Luật Cạnh tranh Việt Nam, các tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm sẽ bị xử lý theo 2 hình thức:

~ Hình thức xử phạt chính: Pht tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ

chức, cá nhân vi phạm trong năm tai chính trước năm thực hiện hành vi vỉphạm.

~ Hình thức xử phạt bỗ sung (tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi

nhuận thu được từ hành vi vỉ phạm)

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân tham gia thỏa thuận có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao địch kinh doanh)

Thứ năm, quy định về thời hạn và thời hiệu xử I Tùy từng qu c gia mà

pháp luật cạnh tranh có thể quy định hoặc không quy định về vin để thời hạn, mà chủ yếu là thời hạn điều tra vàihoặc xử lý trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Tuy nhiên, về thời hiệu xử lý hầu hết các quốc gia đều quy định chác nhau Một số quốc gia cho rằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có xu hướng ngầm hóa nên cơ quan cạnh tranh rất khó phát hiện được ngay mà trong nhiễu trường hợp phải một thồi gian đài sau mới phát hiện được nên quy định thời biệu xử lý khá dài Trong khi đó, nhiều nước lại cho rng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần phải được phát hiện và xử lý ngay nên quy định thời hiệu xử lý ngắ

Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định khá cụ thể về thời hạn điều tra và xử ly hành vi thỏa thuận han chế cạnh tranh nhưng trong thực tế giải quyết thường.

không đâm bảo theo đúng các thời hạn đã quy định.nhưng có tÌ

Thủ sáu, quy định về miễn trừ: Việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn đòi hỏi sự cdn trọng bởi thực tế và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy nhiều trường hợp lợi ích hay hiệu quả kinh tế mang lại có thể lớn hơn so

Trang 18

với tác động hạn chế cạnh tranh do hành vi gây ra Vì vậy, pháp luật cạnh tranh.

của hầu hết các nước đều chứa đựng các quy định liên quan đến việc cho hưởng miễn trừ khỏi sự giảng buộc hay điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh trong

những trường hợp đặc biệt Thông thường, miễn trừ được quy định theo hai cách Mội là, quy định miễn trừ đối với một số ngành, lĩnh vực kinh doanh cụ

thể trong nền kinh tế hoặc đối với một số dạng hành vi cụ thé Hai là, quy định cho hưởng miễn trừ trong từng vụ việc với những tình huống cụ thể Trong, trường hợp thứ hai, để được hưởng miễn trừ, các bên liên quan phải gửi hồ sơ

lên đến quan có thấm quyền để xin hưởng miễn trừ trước khi thực hiện.

Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị

cấm có điều kiện có thể được hưởng miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người

tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Có thể thấy, các trường hợp miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

được quy định nhìn chung là phù hợp với nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of

reason) theo thông lệ quốc tế nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia và nâng.

‘cao hiệu quả kinh tế.

Thứ bảy, về chính sách khoan héng: Thực tiễn cho thấy không dé để phát hiện được các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là những thoả thuận ngầm Một trong những công cụ hữu hiệu mà cơ quan cạnh tranh nhiều nước áp.

đụng nhằm phát hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là chính sách khoan

hồng Chính sách khoan hồng là một cơ chế do Nhà nước quy định dành quyền miễn trừ khỏi các chế tài phạt mà pháp luật áp dụng đối với các thành viên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhưng chủ động khai báo, cung cấp

thông tin, tài liệu hay chứng cứ chứng minh hành vi thỏa thuận và có sự hợp tác

Với cơ quan điều tra trong suốt quá trình điều tra Hiện nay có rất nhiều quốc

gia đã áp dụng chính sách khoan hồng trong cuộc chiến chống lại các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Tuy còn có sự khác nhau trong các quy định cụ thé tại các quốc gia đã áp dụng nhưng nhìn chung chính sách khoan hồng sau

khi ra đời đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ quan điều

Trang 19

tra phát hiện và xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Nhật Bản là một nước đã sắt thành công trong việc thực hiện chính sách khoan hồng nên đã phát hiện và xử lý nhiễu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đặc biệt là các thỏa thuận ấn định giá ‘va hành vi thông thầu Năm 2005, 399 doanh nghiệp bị phạt tiền trong đó 99%.

là do thực hiện hành vi thông thầu và thỏa thuận ấn định giá.

Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018 đã bắt đầu quy định về chính sách khoan hồng đối với các thành viên tham gia thỏa thuận chủ động khai báo, cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận

"Đánh giá chung: Về cơ bản, pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Việt Nam đã có những quy định tương đồng với pháp luật của nhiều nước trên thế giới trong việc kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Một số quy định bắt hợp lý về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh 2004 đã được xem xét sửa đổi, bỏ sung trong Luật Cạnh tranh 2018 để đảm bảo xử lý được các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tồn tại trong thực tế kinh doanh

của Việt Nam.

Trang 20

CAN CU XÁC ĐỊNH HANH VI THOẢ THUẬN HAN CHE CẠNH ‘TRANH THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018

TAS Ting Đức Duy

Dai học Luật Hà Nội

1, Khái quát về căn cứ xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh

‘Hanh vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi gây phản cạnh tranh, làm giảm bớt hoặc xoá bỏ cạnh tranh trên thị trường Hành vi này nếu không, được kiểm soát sẽ dẫn tới phá vỡ cấu trúc thị trường, tạo thành các các-ten, độc quyền nhóm trong nền kinh tế thị trường Vì vậy, việc nghiên cứu các căn cứ để xác định bành vi này vô cùng quan trọng Xác định thị trường liên quan và đánh giá sức mạnh thị trường là hai thành tố thiết yếu để xác định hành vĩ hạn chế cạnh tranh.

1.1 Thị trường liên quan

‘Thj trường liên quan là thành tố tiên quyết trong xác định các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Trong một số đạng vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất Một số vụ việc thỏa thuận hạn chế nếu xác định sai hoặc không chính xác về thị trường, liên quan, có thể dẫn tới sai một phần hoặc toàn bộ vụ việc Trong quy định của một số nước, một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ bị cắm khi ít nhất hai chủ thể thực hiện hành vi có tổng thị phần đạt ngưỡng cần kiểm soát trên thị trường, liên quan Từ đó, nếu xác định sai về thị trường liên quan có thé dẫn tới sai số về thị phần dẫn tới kết quả điều tra vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể

không chính xác.

Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan Tuy nhiên, không thể hiểu day là hai thành tố riêng, biệt, nó có mối quan hệ gắn chặt với nhau.

Trang 21

Xhi xác định được thị trường liên quan, việc xác định cạnh tranh sản

phẩm liên quan được thực hiện trên chính thị trường này Tuy nhiên, việc xác định căn trở cạnh tranh trên thị trường một cách căn bản không phải điều dễ

ding, chính vì vậy, qua thực tiễn xét xử, Ủy ban Thương mại công bằng và Tòa cán Nhật Bản đã giải thích trong các quyết định xử lý và phán quyết của mình Uy ban Thương mại công bằng của Nhật Bản cho rằng, cạnh tranh bị giảm một cách căn bản là sự hạn chế cạnh tranh đến mức mà cạnh tranh không còn tác

dụng trong việc tạo áp lực lên các doanh nghiệp trên thị trường.1.2 Sức mạnh thị trường

Sức mạnh thị trường trong luật cạnh tranh có vai trd trong việc đánh giáxem hành vi của một hoặc một nhóm doanh nghiệp có đủ sức mạnh chi phối th

trường và thực hiện hành vi nhờ lạm dụng vị tri của mình gây ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh hoặc thực hiện hành vi phá vỡ cấu trúc thị trường dẫn tới nguy cơ độc quyền hoặc độc quyền Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường có thé hạn chế sản lượng, tăng giá bán trên mức cạnh tranh và kiếm lợi nhuận độc quyền Việc này tắt yếu sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho xã hội nói chung Khi có sức mạnh thị trường, doanh nghiệp có thể tăng giá bán sản phẩm mà không hé bị giảm doanh thu Tuy nhiên, việc tăng giá bán hàng hóa sẽ còn phụ thuộc vào nhiều nhân tổ sau đây: sự sẵn có của sản phẩm thay thế từ các nhà sản xuất khác; sự tồn tại của rào cân và khả năng gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiểm năng.

Hai yếu tố trọng tâm trong sức mạnh thị trường là sức mạnh về giá (power over price) và sức mạnh loại trừ (power to exclude).

'Thứ nhất, sức mạnh về giá (power over price) là kha năng có thé gia ting

lợi nhuận từ việc tăng và duy trì mức giá cao hơn mức giá cạnh tranh hoặc kha

năng kiểm soát, hạn chế sản lượng để tăng giá Đây chính là lý do mà trong quá trình đánh giá kiểm soát tập trung kinh tế, mồi quan tâm hàng đã la cơ quan

cạnh tranh là sự hợp nhất sau tập trung kinh tế có kha năng tạo ra doanh nghiệp.

Trang 22

thống lĩnh với súc mạnh đáng kế để rễ đàng trục lợi từ khách hằng thông qua

việc định giá cao hơn mức cạnh tranh trước đó.

“Thứ hai, sức mạnh loại trừ (power to exclude) là kha năng vượt tội trên

thị trường để có thể thực hiện hành vi ngăn cản, kìm hãm hay loại trừ đối thủ ‘canh tranh xâm phạm trực tiếp đến cấu trúc cạnh tranh và từ đó có thể tăng giá.

Đây là cách tiếp cận theo thiên hướng của các học giả trên cơ sở quy định của Luật chống độc quyền Hoa Kỳ”

2 Quy đị

vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.1 Quy định pháp luật cạnh tranh Việt Nam về thị trường liên quan

Theo quy định luật cạnh tranh 2018, thị trường liên quan được quy

pháp luật eạnh tranh việt nam vé căn cứ xác định hành

định tại điều 9 luật cạnh tranh và nghị định quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật cạnh tranh 2018, Người viết sẽ phân tích và

lâm rõ các quy định trong Dự thảo về hướng dẫn chỉ tiết thị trường Luật

cạnh tranh 2018

~ Quy định về Xác định thị trường sản phẩm liên quan quy định tại điều.

4,5,6 dự thảo nghị định quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều.

của luật cạnh tranh 2018

~ Quy định về Xác định thị trường địa lý liên quan tại điều 7 dự thảo nghị định quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật cạnh tranh

'Trong dự thảo Nghị định quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cạnh tranh 2018 đã nêu thêm các yếu tố quy định về đặc tính của hang hóa dịch vụ so với Nghị định chỉ nêu ra các yếu tố vẻ tính chất vat lý, hóa.

học, kỹ thuật, tác dụng phụ với người sử dụng, khả năng hấp thụ Nghị định

116/2005/NĐ-CP chỉ hướng tới các đặc tính của sản phẩm, chưa nêu ra được

các đặc tính của dịch vụ thì trong dự thảo Nghị định quy định chỉ tiết và hướng,

5 Giorgio Monti, Khoa Loậ Trường kinh tế Lain Đản (London School of Economies): Khái niệm,

thắng i

Trang 23

dẫn thi hành một số điều của Luật cạnh tranh 2018 đã khắc phục được điều này khi quy định thêm : Đặc điểm và tính chất của hàng hóa, dịch vụ; Thành phần chủ yếu của hàng hóa, dịch vụ; Tỉnh năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng; Tỉnh chất riêng biệt khác của hàng hóa, dich vụ Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, cách quy định liệt kê các yếu tố chỉ bổ sung thêm so với văn bản cũ, nhưng lại không đảm bảo được tính bao quát của điều khoản Bởi nói tới đặc tính của hàng hóa, dịch vụ là yếu tố mang tính định tính nên có.

hàng hóa, địch vụ.

3.1.1 Tính thay thể của sản phẩm, dich vụ

éu khoản quét về đặc tính của.

Tinh thay thé của sản phẩm, dich vụ được quy định theo dự thảo nghị định hướng dẫn Luật cạnh tranh 2018 như sau : “Thuộc tính có thé thay thé cho nhau của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào một số yếu tổ như sau:

Dic tính tương tự của hàng hóa, dịch vụ; Mue dich sử dụng tương tự của hàng

hóa, dich vụ; Tỷ lệ thay đổi về cầu đối với một hàng hóa, dich vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dich vụ khác; Chi phí và thời gian mà người tiêu ding phải trả khi chuyến sang mua hoặc sử dung hàng hóa, dich vụ có thé thay thé; So sánh giá của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường dia lÿ liên quan khi không có hoặc có một hoặc nhiều sản phẩm hàng hóa, địch vụ khác thay thé; Thời gian cưng ng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột biến về cẩu;Thời gian sử dung của hàng hóa, dịch vụ; Tập quán tiêu dùng; Các quy định ve

pháp luật có thé gây tác động đến khả năng thay thé của hàng hóa; Phân biệt giá đối với các nhóm người tiêu dùng khác nhau; Khả năng thay thé về cung trên thị

trường sản phẩm liên quan theo quy định tại Điều 6 của Nghị định nay.”

Thứ nhất, vấn đề quan trọng trong xác định thị trường sản phẩm liên “quan là việc phân tích tính thay thé của sản phẩm, dịch vụ Việc này là xác định những sản phẩm thay thé mà một sản phẩm hoặc một ngành nghé phải đối mặt "Về mặt lí thuyết, đây là việc khả rõ và đơn giản, nhưng trong thực tế thường.

Trang 24

khó thực hiện Xác định những sản phẩm thay thé đòi hỏi phải tim kiếm những sản phẩm va dich vụ thực hiện được chức năng hoặc các chức năng tương ty như sản phẩm của ngành nghề, chứ không chỉ là tìm kiếm những sân phẩm có hình thức tương tự Ví dụ : “Xe tải edt khác biệt với thu hỏa chỡ hàng, nhưng cả hai đều thực hiện một chức năng tổng quát tương tự nhau cho người sử dụng — đó là vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác", Trong dự thảo nghị định mới có yếu tổ “Đặc tính tương tự của hàng hóa, dich vụ” đã mình chúng cho van 48 nói trên.

'Thứ hai, “Mục đích sử dụng tương tự của hàng hóa, dịch vụ” là yêu tố được nêu ra làm căn cứ xác định cho thuộc tính có thé thay thé cho nhau của sản phẩm, địch vụ Chức năng, mục đích sử dụng của một sản phẩm thực hiện sẽ phụ thuộc vào vai trò của sản phẩm đó trong chuỗi giá trị của người sử dụng hoặc người mua 48 đánh giá tính thay thể sản phẩm nhằm đánh giá về thị

trường sản phẩm liên quan Ví dụ xe tải hoặc tau hỏa mà người sử dụng đều sửï giá trị như vậy, có

thể coi tau hỏa và xe tải có thể thay thé cho nhau về sản phẩm , tuy nhiền nếu người sử dụng tàu hỏa để chở người và xe tải để chờ hàng như vậy hai sản phẩm này không thé thay thé cho nhau.

“Thứ ba, về đặc tính tương tự, mục đích sử dụng tương tự cũng có sẽ những giới hạn khác biệt Ví dụ : một sản phẩm hoặc dich vụ thay thế cũng có thé thực hiện các chức năng trong trong phạm vi rộng hơn hoặc hẹp hơn so với sản phẩm ban đầu, những chuỗi thay thé cho một sản phẩm có thé di theo nhiều hướng khác nhau Các chức năng của đường đua ở một số nước bao gồm cả cá cược lẫn giải tri Những sản phẩm, dich vụ thay thé cho cá cược là sdng bạc, cá cược bên ngoài đường đua, các trung gian cá cược; còn sự thay thế cho chức năng giải tri thì nhiều hình thức khác như phim ảnh, sách, thé thao *

1Levit(1960) ~ nội dung cổ đền về yêu cầu duy dưới góc độ chúc năng của sin phim"Trang 372 Competitive Advantage (Lại thế nh tranh) ~Michoel Porter

Trang 25

Thực tế, trong vụ việc điều tra cục cạnh tranh va bảo vệ người tiêu dùng.

đang điều tra vụ việc sáp nhập giữa Uber và Grab ở Việt Nam, Grab luôn

khẳng định rằng tính thay thé sản phẩm của Grab là rất rộng, Grab khẳng định mình là công ty vận tải hàng khách và phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác như taxi truyền thống, xe ôm truyền thống, các ứng dụng gọi xe vận tải tương,

như Grab như Fastgo, Vietgo, thậm chí là cả xe bus, BRT Đơn giản vì

khẳng định như vậy thì thị phần của Grab càng nhỏ, và vụ việc tập trung kinh tế

giữa Grab va Uber sẽ dưới ngưỡng 30% trên thị trường liên quan, không vi

phạm luật cạnh tranh 2004 Đây được coi là vụ "thâu tóm" khá tai tiếng trên thị trường thời gian vừa qua khi Grab đã mua lại Uber Đông Nam A Theo kết quả điều tra sơ bộ của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu ding thì việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50% Nhưng theo đại điện của Grab thi cho rằng thị phần kết hợp của Grab va Uber trên thị trường liên quan tại ‘Nam được xác định thấp hơn 30% nên họ không cần phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước “khi tiến hành và hoàn tat giao địch tại Việt Nam,

‘Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, việc Grab khẳng định minh

cạnh tranh với xe buýt hay BRT là không hợp lí, vì Grab được coi là ứng dunggọi xe cá nhân hoặc dịch vụ vận tải cá nhân, còn xe buýt hay BRT là phương,

tiện dich vụ vận tải công cộng và rõ rằng hai sản phẩm này có tính cá biệt hóa khác nhau về giá cả, mục đích sử dụng Theo học thuyết về tính thay thể sản phẩm và các yếu tố quy định trong dự thảo hướng dẫn của luật cạnh tranh như chỉ phí và thời gian mà người tiêu dùng phải trả khi chuyển sang mua hoặc str dụng hàng hóa, dich vụ có thể thay thé yếu tố tập quán của người tiêu dùng thì xe buýt hay BRT có sản phẩm thay thé là tàu điện trên cao hoặc tàu điện ngầm vi đó là những sin phẩm dịch vụ mang tính công cộng Grab là dich vụ gọi xe cá nhân hoặc dich vụ vận tải mang tính cá nhân thì san phẩm thay thé chỉ có thé là taxi truyền thống, xe ôm truyền thống, hoặc các ứng dụng tương tự Grab 'Ngoài ra, vận dụng các yếu tố hướng dẫn trong nghị định có thé thấy thời gian.

Trang 26

cũng như giá cả để di chuyển quãng đường bằng phương tiện công cộng thì cũng khác với thời gian di chuyển bằng phương tiện cá nhân Vì vậy, hoàn toàn có thể vận dụng các yếu tố quy định trong dự thảo nghị định mới để xác định rõ ràng tính thay thé của sản phẩm nói

1g và thị trường sản phẩm liên quan nói2.1.2 Phương thức khảo sát thị trường

Phương thức khảo sát thị trường đã được quy định khoản 5 điều 4 Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh 2018

“Theo đánh giá của người viết thì đây là một phương thức tốt để xác định.

thị trường liên quan, và phương pháp nảy đã được áp ding thành công ở nhiều

quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ Hoàn toàn có thể sử dụng phương thức này để xác định thị trường sản phẩm liên quan trong vụ việc tập trung kinh tế giữa Uber và Grab ở thị trường Việt Nam Phương thức khảo sát thị trường cho thấy sự học hỏi của pháp luật cạnh tranh với phép thử SSNIP của luật chống độc quyền của Hoa Kỳ khi để xác định hoặc kết luận rõ rang về thị trường liên

“Khi để kết luận rõ rằng về thị trường liên quan có khả năng thay thé cho nhau, thi các cơ quan cạnh tranh ở Hoa Kỳ có dùng phép thử SSNIP 8 khẳng

định về tính thay thé cho nhau của sản phẩm Phương pháp SSNIP (Small but

Significant and Non-Transitory Increase in Price) - ting giá nhỏ nhưng có ý

nghĩa và phi tạm thời, còn được gọi là phương pháp thử độc quyền giả định Nội dung của phương pháp này là giả định đang tồn tại một nha cung cấp, nhà cung cấp tăng giá sản phẩm của họ lên 5%, sau đó kiểm tra tình huống trong, vòng một năm xem liệu có tổn tại nhu cầu của người tiều dùng lấy sản phẩm khác để thay thé hay không Nếu câu trả lời là khẳng định thì hàng hóa dang được điều tra cùng với hàng hóa thay thế được coi là tồn tại trong cùng một thị

trường, tức là thị trường hàng hóa liên quan Phương pháp SSNIP đã sử dụng lý

luận “độ eo giãn chéo về cầu” của kinh tế học Nó cho thấy, khi xác định giới hạn thị trường hàng hóa liên quan, nhân tố quyết định không phải là sự khác

Trang 27

biệt tuyệt đối của giá cả mà là sy thay đổi giá của một loại sản phẩm có dẫn đến ảnh hưởng mang tính cạnh tranh phát sinh đối với hàng hóa khác hay không Phuong pháp SSNIP vẫn được sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ, chẳng hạn như trong vụ án “Eastman Kodak Co v Image Technical Services, Inc” năm 1992, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã nhắn mạnh ring: khi quyết inh sức mạnh thị trường tổn tại hay không, đặc biệt là phản ứng của một quy mô sản phẩm đối với sự thay đổi giá của sản phẩm khác, thì phương pháp chính xác là xem xét can thận hiện thực kinh tế của thị trường có liên quan."

Phương thức SSNIP đã được quy định trong văn bản hướng dẫn về Luật cạnh tranh 2004 và tiếp tục được quy định trong dự thảo nghị định quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cạnh tranh 2018 : “Hàng hóa, địch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dũng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, địch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, địch vụ mà họ đang sử dụng hoặc.

có ý định sử đựng trong trường hợp giá của hàng hóa, địch vụ đó tăng lên quá

"Để đánh giá chính xác khi dùng phép thử này thì cần phải có kết luận điều tra vé thị trường liên quan của Cục

10% và được duy tri trong 06 tháng liên tiếp.””

Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu ding Tuy nhiên, Cục cạnh tranh và bảo vệ

người tiêu dùng thì đang trong quá trình điều tra về thị trường này trong vụ việc tập trung kinh tế giữa Uber và Grab" Người viết sẽ đưa ra những con số để chứng minh về tính thay thế của Uber, Grab cho taxi truyền thống Tháng

7/2017, địch vụ nghiên cứu th trường Việt Nam Q&Me đã thực hiện khảo sát

sần 700 người lứa tuổi từ 18 ~ 39 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về sức ảnh hưởng của Grab và Uber đối với người tiêu ding Việt Nam Theo khảo sắt, có

5 Bastman Kodak Co, v, Image Technica Service, Ine, 304 US 451 (1992), p.133

"Điền e Moàn 5 đi 4 Nghị nh 116/2005/NĐ-CP gi dn ch ang ein ht hành mt sổđiều của Lut cạnh ranh

® Quydt dink sb 61/QD-CT về việc điều ra chính thức vự vie tip rung nh ita Grab và Uber tại

thi tường Việt Nam.

Trang 28

25% người dùng sử dụng duy nhất ứng dụng đặt xe mới là Grab/Uber, trong khi đó, 75% sử dụng cả hai: taxi truyền thống và ứng dụng đặt xe thông minh “Trong các tiêu chí để chọn lựa, người đùng ứng ứng dụng đặt xe thông minh có thành (81%) và khuyến mãi(50%) Taxi truyền

xu hướng quan tâm tới

thống chỉ vượt mặt ứng dung goi xe của Grab/Uber trong hai trường hợp là thời

tiết xấu (45% người ding gọi taxi truyền thống trong khi đó chi 44% chọn ding

ứng dụng Grab/Uber) và di chuyển đến sân bay (phần trăm tương ứng là 47% và 46%) Cũng theo khảo sát của Q&Me, 61% người dùng khẳng định họ sử

dụng địch vụ taxi truyền thống it thường xuyên hơn so với một năm về trước,

‘Ty lệ nhóm sử dụng Uber đang gia tăng trong nhóm người lớn tuổi và nhóm người có thu nhập từ 9 triệu trở lên mỗi tháng Trong khi đó, nhóm người sit

dụng Grab trai đều ở các nhóm.Cụ thể, đối với nhóm tuổi từ 18 — 29 tuổi, tỷ lệ

sử dụng Grab tương ứng là 78%, gần gap đôi tỷ lệ dùng Uber, chi 37% Trong khi đó, sang nhóm tuổi từ 30 — 39 tuổi, tỷ lệ sử dụng Grab có sự giảm nhẹ, chỉ

cồn 70%, còn tỷ lệ dùng Uber thi tăng lên 49% Khảo sát cũng cho biết 68%

người được hỏi cho biết họ ding Grab thường xuyên và hơn Uber VA khi nói đến hình ảnh thương hiệu, Grab cũng nổi bật hơn trong tất cả các phương diện, đặc biệt trong hình ảnh về khuyến mãi, giá thành và tiện ích sử dụng”, Như vậy, thông qua những con số “biết nói” của cuộc khảo sát, người tiêu dùng chấp nhận sự thay thế về đặc tính, giá cả và khả năng hàng hoá giữa

dich vụ vận tai bằng công nghệ thông minh và địch vụ vận tải truyền thống.

Điều đó khẳng định hoàn toàn Uber, Grab và taxi truyền thống là cùng thị

trường liên quan khi dùng phương pháp khảo sát thị trường được quy định‘rong pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

2.1.3 Xác định th trường địa If liên quan

'Thị trường địa lí liên quan trong dự thảo nghị định quy định chỉ tiết và

hướng dẫn thi hành một số lều của Luật cạnh tranh 2018 quy định 7 căn cứ để

° Con số nghiên cứu từ địch vu nghiên cứu tị trường Vit Nam O&Me

Trang 29

"xác định ranh giới của khu vực địa lý : Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của.

doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan; Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý để có thể tham gia phân phối các sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó; Chi phí vận chuyển hàng hóa và cung ting địch vụ; Thời gian vận chuyển hàng

hóa, cũng ứng dich vụ; Rao cân gia nhập, mở rộng thị trường; Tập quần người

tiêu dùng và chi phí, thời gian dé người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ tại các

khu vực lân cận; Đặc tính của hàng hóa, dich vụ và khu vực địa lý Như vậy,

cách tiếp cận về xác định thị trường địa lý liên quan trong luật cạnh tranh 2004 và luật cạnh tranh 2018 không có sự khác biệt, chỉ bỗ sung thêm 02 căn cứ sovới 5 căn cứ của nghị định 116/2005/NĐ-CP Đây là cách tiếp cận dựa theo khả

năng thay thé về cung và cẩu.

Tiếp theo, phương thức SSNIP về thị trường địa lí liên quan được néu ra trong quy định về phương pháp giả định “ Chỉ phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hoá tăng không quá 10%” "va vẫn khuyết thiếu yếu tố dịch vụ trong điều khoản này.

Rao cân gia nhập, mở rộng thị trường cũng là yếu tố để xác định thị trường liên quan gồm các loại rào can cụ thể ''

day, nghị định hướng dẫn mới đã cụ thể hơn các rào cản gia nhập, mỡ rộng thị trường Đây là điều khoản mở khi có điều khoản nói tới các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường khác Tuy nhiên, khi quy định mở về rào cản nhập, mở rộng thị trường khác theo tiêu chí đánh giá như thé nào thì không quy định. Khi quy định mở về các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường vẫn cần có các

tiêu chí đánh giá hợp lý.

"Ngoài ra, luật cạnh tranh 2018 vẫn không quy định tương tự về rào cản mở rộng thị trường với thị trường sản phẩm liên quan Đây là điểm.

Trang 30

chưa hoàn thiện trong luật cạnh tranh 2018 vì rào cản gia nhập thị trường cũng

có thể tác động tới khả năng thay thé về nguồn cung của phạm vi của thị trường sản phẩm liên quan.

2.2 Quy định pháp luật cạnh tranh Việt Nam về đánh gid sức mạnh.

thi trường

Điều 26 Luật cạnh tranh 2018 quy định về sức mạnh thị trường Nhiều học giả và chuyên gia nghiên cứu cho rằng “xác định sức mạnh thị trường đáng, kế" là điểm rong Luật cạnh tranh 2018 so với Luật cạnh tranh 2004 và các văn bản dưới luật về lĩnh vực cạnh tranh Tuy nhiên, theo quan điểm của người

viết, Luật cạnh tranh 2004 và nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chỉ tiết.

và hướng dẫn thi hành một số u của luật cạnh tranh 2004 đã có hiện hữu.

én yếu tố này không được định

một cách hữu hình như luật cạnh tranh 2018,

yếu tổ “sức mạnh thị trường đáng kể”, tuy.

danh cũng như định ngt

'Trong Luật cạnh tranh 2004, đã có "yếu tổ về sức mạnh thị trường đáng, kế" quy định tại xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường : “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể"? Điều 22 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định các căn cứ để xác

định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể bao gồm : Năng lực tài

chính của doanh nghiệp ; năng lực tài chính của tỗ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp; năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyển kiểm soát ối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp; năng lực tài chính của công ty mẹ; năng lực công nghệ; quyển sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; quy mô của mạng lưới phân phối Ở đây xuất hiện cả yếu tố định lượng, định tính

hoặc chỉ pI

và hai yếu tố đã bé trợ cho nhau, và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc ve kinh tế học trong việc xác định mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và thị phần Thị phần chính là con số 30% trong yếu tố định lượng, còn khả năng gây.

ˆP Khoản 1 iu 11 Luật cạn tranh 2004

Trang 31

hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể có thé coi đó là biểu hiện của sức mạnh thị trường Như vậy, yếu tố sức mạnh thị trường đáng kế đã hiện hữu trong các

quy định của luật cạnh tranh 2004 và nghị định 116/2005/NĐ-CP Yếu tổ định. tính ở đây được coi như một điều khoản quét toàn bộ doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, nếu như con số định lượng 30% đôi khi chưa thể hiện được toàn bộ

sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp và mang tính máy móc, thì yếu tố định lượng biểu š sức mạnh thị trường một cách đáng kể là khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể với các tiêu chí trong điều 22 ND

116/2005/NĐ-CP lại thể

hợp thị phần không phản ánh đúng sức mạnh thị trường trong những trường, hợp sức mạnh thị trường mang tính đối kháng, hoặc thị phần dưới 30% nhưng.

lại có những yếu tố tạo ra một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.

Tuy nhiên, khái niệm xác định thị trường một cách đáng kể trong luật

cạnh tranh 2018 được mô tả một cách rõ rằng hơn và ghỉ nhận vào luật giúp.

in được tính mềm déo và hỗ trợ trong những trường,

năng cao hiệu quả các quy định về xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường Thêm nữa, trong dự thảo nghị định quy định chỉ tết và hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh 2018 đã có những quy định chỉ ác định sức mạnh thị trường đáng kể từ tiết hướng dẫn các yếu tổ quy định

điều 20-29 , chương IV

3 Giải pháp.

'Thứ nhất, hầu hết các quy định về thị trường liên quan trong dự thảo nghị định Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi bành một số điều của Luật Cạnh tranh 2018 chỉ là bổ sung so với nghị định 116/2005/NĐ-CP Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi bành một số điều của Luật Cạnh tranh 2004 Các quy định về xác định thị trường liên quan vẫn tương đối máy móc, không đạt được tinh mở và mềm đẻo như cách quy định về thị trường liên quan trong pháp luật một số quốc gia ví dy Nhật Bản, Hoa Kỳ Pháp luật cạnh tranh cần đơn giản hóa và có quy định mềm dẻo hơn khi xác định vẫn đề thị trường liên quan.

Trang 32

“Thứ hai, so với nghị định 116/2005/NĐ-CP hầu hết các quy định chỉ

hướng tới các đặc tính của sản phi, chưa néu ra được các đặc tính của dịch vụ

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cạnh tranh 2018 đã khắc phục được điều này khi quy định thêm ; Đặc điểm và tính chắt của hàng hóa, dich vụ; Thành phén chủ yếu của hàng hóa,

dich vu; Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; Tác dụng phụ của hàng

hóa, dịch vụ đối với người sử dụng; Tinh ch

thì trong dy thảo nghị định quy định cl

ít riêng biệt khắc của hàng hóa,

gt, cách quy định liệt kê các yếu tố chỉ bổ sung thêm so với văn bản cũ, nhưng không đảm bảo được tính bao quát của điều khoản Nên có “điều khoản quét” mang tính bao quát và định

tính mô tả đặc tính của hang hóa, dich vụ Như vậy, tránh tính trạng các quy

định mang tính “cứng nhắc” sẽ nhanh chóng lỗi thời hoặc doanh nghiệp sẽ ìm địch vụ Tuy nhiên, theo quan điểm của người

cách *lách luật” trong các trường hợp luật chỉ có những quy định mang tínhchất ligt kế

“Thứ ba, Luật cạnh tranh 2018 vẫn không có quy định tương tự về rào cản gia nhập, mở rộng thị trường với thị trường sản phẩm liên quan Đây là điểm

chưa hoàn thiện trong Luật cạnh tranh 2018 vi rào cản gia nhập thị trường cũng

có thể tác động tới khả năng thay thế về nguồn cung của phạm vi của thị trường sản phẩm liên quan Vì thé, cần bé sung cả yếu tố rào cản gia nhập thị trường trong yếu tổ đánh giá về thị trường sản phẩm liên quan.

Trang 33

CAC THỎA THUẬN HAN CHE CẠNH TRANH THEO CHIEU NGANG BỊ CAM TUYỆT BOI THEO LUAT CẠNH TRANH NĂM 2018

ThS Trin Thị Phương Liên

Dai học Luật Hà Nội

1 Khái quát về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang bị cắm tuyệt đối

Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh (HCCT) được nhìn nhận là sự thống nhất hanh động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh Khoản 1 Điều 81 Hiệp ước Rome nghiêm cắm mọi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, mọi quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và mọi hành động phối hợp có khả năng ảnh hưởng đến trao đổi thương mại giữa các quốc gia thành viên và có mục đích hoặc hệ quả phản cạnh tranh”, Theo Luật Cạnh tranh 2018, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn

nhận là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc

có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh'' Đồng thời liệt kê các dang hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 So với Luật

“Cạnh tranh 2004 trước đây, Luật Cạnh tranh 2018 đã liệt kê các dạng bảnh vi

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo hướng mở, nhằm mở rộng phạm vi của các dang hành vi này Tuy nhiên không phải tất cả các dang hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nêu trên đều bị cắm Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này j cắm nếu rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 Theo đó, các hành vi quy định tại khoản 4,5,6 Điều 11 bao gồm: thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia

cũng chỉ

đấu thầu trong việc cung cắp hàng hóa, cung ứng dịch vy; thỏa thuận ngăn cản,

' Khái niệu hành v thỏa thuận hạn ch cạnh nh,

"Nguồn: hp wow veasov.vn/NeusDetlÌLaspv7ID=374ECAlelD=i

"hon 4 Điều 3 Luật Cạnh ranh 2018

Trang 34

kìm ham, không cho doanh nghiệp khác tham gia thi trường hoặc phát triển

kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải

là các bên tham gia thỏa thuận, là những hành vi bị cắm tuyệt đối, không kể.

doanh nghiệp thực hiện hành vi có cùng thị trường liên quan hay không Sở dT

những hành vi này bị cắm tuyệt đối là do hậu quả bắt lợi của hành vi gây ra đối với môi trường cạnh tranh Những hành vi bị cắm tuyệt đối luôn hằm chứa tính ‘bit lợi và gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

"Ngoài ra, Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 còn phân loại các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm theo chiều ngang và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm theo chiéu dọc Cụ thé, các hành vi quy định tại khoản 1,2,3 Điều 11 bao gồm: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dich vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia khách hang, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Các thỏa thuận này sẽ mặc nhiên bị cắm nếu như doanh nghiệp thực hiện hành vi hoạt

động trên cùng thị trường liên quan, tức ct j cắm nếu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang, Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang, là sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong cùng cắp độ của chuỗi quá trình sản xuất kinh doanh Đây được xem là các “hardcore-cartel” do có tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường một cách nghiêm trọng Ngược lại nếu các hành vi này là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều đọc, tức là sự thỏa thuận diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các cắp độ khác nhau của chuỗi quá trình sản xuất kinh doanh sẽ chỉ bị cắm nếu như gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường,

Những dạng hành vi thỏa thuận han chế cạnh tranh còn lại bao gồm: “Thỏa thuận han chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dich vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Thỏa.

Trang 35

thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận hạn

chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

của các bên không tham gia thỏa thuận, dù là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang hay thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc sẽ chỉ bị cấm nếu gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh mot cách đáng kế trên thị trường Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào nhiều yếu tố Ngoài ra các hành vi thỏa thuận không bị cấm tuyệt đối, tức là không thuộc trường hợp quy định tại “khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 sẽ có thể được hưởng, miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng các điều kiện luật định Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được hưởng miễn trừ sẽ:

không bị xử lý với tu cách là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Có thể nói, so với Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 đã điều chỉnh cách tiếp cận kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo hướng kết hợp tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, phù hợp với thực tiễn cạnh tranh trên thị trường và thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu quả thực thi Luật Cạnh tranh 2018 không tiếp cận kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh chi dựa vào tiêu chí t phan như trước, mà kiểm soát hành vi trên cơ sở bản chất, tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của hành vi Việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kế của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ dựa trên các yếu tố như thị phần, rào cản gia nhập thị trường, năng lực công nghệ, cơ sở hạ ting thiết yếu, các yếu tố đặc thù ngành '®

Mặc dù không sử dụng thuật ngữ "thỏa thuận theo chiều ngang” hay “thỏa thuận theo chiều dọc, nhưng với việc xác định cắm dựa theo các chủ thể "Ce hỏa thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tl khoản 3 và khoản 4 Điu 12 Luật Cạnh tranh

* Quy định ev thé tại Đi 13

phủ vẻ hướng dẫn th hàn một số du của Lait Cạnh tranh 2018,Cạnh tranh 2018 và được hướng dẫn ev he ti Nghị định chính

Trang 36

thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có cùng thị trường liên quan

hay không, Luật Cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi các thoả thuận hạn chế

cạnh tranh bị kiểm soát, bao gồm cả các thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo.

chiều ngang và chiều đọc Ngoải ra quy định cắm tuyệt đối với những hành vi

thoà thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang như thoả thuận ấn định giá, phân chia thị trường, kiểm soát sản lượng là một trong những điểm mới nỗi bật của Luật Cạnh tranh 2018 Pháp luật cạnh tranh trên thé giới thường sử dụng thuật ngữ “hardcore -cartel” để chi những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường Trong cuốn

Competition Law, tác giả Richar Whish và David Bailey cũng đã chỉ ra rằng,

các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang như thỏa thuận vẻ giá, phân chia thị trường, hạn chế sản xuất, và thông đồng trong đấu thầu là những mục tiêu điều chỉnh chính của hệ thống pháp luật cạnh tranh Những thỏa thuận này thường hầu như bị cắm bởi hệ thống pháp luật cạnh tranh của các nước và thường phải chịu một chế tài nghiêm khắc'”, Pháp luật cạnh tranh của Liên

minh Châu Âu cũng chỉ ra các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh điền hình

về “hardcore -cartel” bao gồm thỏa thuận ấn định giá, gian lận thầu, hạn chế sản lượng hoặc sản ngạch, phân chia thị trường” Pháp luật cạnh tranh của Hoa

KY lại phân chia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ra thành các thỏa thuận hạn chế.

cạnh tranh bị cắm tuyệt đối theo nguyên tắc “per se illegal” và những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm có điều kiện theo nguyên tắc hợp lý “rule of reason” Trong đó những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm tuyệt đối theo nguyên tắc mặc nhiên cắm thường được đề cập bao gồm thỏa thuận ấn định giá đầu ra hoặc đầu vào; thông đồng trong đấu thầu, thỏa thuận phân chia thị trường, Theo đó tòa án sẽ tuyên bố những thỏa thuận này là bat hợp pháp ma không cần phải chứng minh hậu quả của né”, Như vậy có thể thấy pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có sự kế thừa và kết hợp một cách chọn lọc những quy

' Richar Whish & David Bailey, Competition Law, Oxford University Pres, Page $13,

'9 Mutrap & VCCI, Han vi gn chế cảnh anh, một sổ vụ vie din hình của Châu Âu, Trang 18US FIC & US DOJ, Anitust Guidelines for Collaborations Among Competitors

Trang 37

‘inh của thông lệ quốc tế về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Luật Cạnh tranh 2018 vẫn giữ những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cắm tuyệt đối như ở Luật Cạnh tranh 2004 là những hành vi quy định tại khoản 4,5,6 Điều 11, đồng thời quy định về các dạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang bị cắm tuyệt đối bao gồm: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dich vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thự, nguôn cung cấp hàng hóa, cung ứng dich vụ; thỏa thuận han chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, ban hàng hỏa, cung ứng dich vu Những quy định này sẽ góp phần giúp cơ quan cạnh tranh Việt Nam kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thực tế một cách.

có hiệu quả hơn.

2 Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang bị cắm tuyệt đối theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam

2.1 Hành vi thoả thuận ấn định giá hàng hoá dich vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Hành vi vi thoả thuận ấn định giá hàng hoá dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp được coi là loại TTHCCT kinh điển và phổ biến nhất được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật cạnh tranh 2004, khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh 2018 và được cụ thể hoá tại Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP do Dự thảo "Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh 2018 dang trong qué trình hoàn

“Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, bản chất của loại thỏa thuận ấn định giá là việc thống nhất cùng hành động ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và được thực hiện dưới một trong các hình thức sau đây”:

¡p dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tắt cả khách hang; ~ Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể;

39 Khoản 1,2, 3 Didu 11 Luật Cạnh tranh 2018

"Dida 14 Ni ảnh 1162t050ND C sy 15 án 9 tăm 200 uy ph củ Ế ti bàn mội số

điều của Luật cạnh tran,

Trang 38

~ Áp dụng công thức tính giá chung;

~ Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan;

~ Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất; hành và Luật cạnh tranh 2018 đều

không đưa ra khái niệm về thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ mà chỉ quy định liệt kê cụ thể về các hình thức thoả thuận ấn định giá Tuy nhiên, thoả

"bán hàng hoá, dich vụ với khách hàng hoặc trao đổi thông ti

thuận ấn định giá hàng hoá, dich vụ có thé được hiểu là việc các doanh nghiệp.

thống nhất áp dụng một mức giá hoặc một cách thức tính giá chung khi mua,

về giá để tạo nên

những phản ứng thống nhất về giá hang hoá, dịch vụ khi dim phán với khách

hàng Đồng thời, dựa trên bản chất hành vi có thể chia thành 2 nhóm:

'Thứ nhất, các thoả thuận trực tiếp ấn định giá mua, bán bao gồm việc các doanh nghiệp thoa thuận áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả

khách hàng; hoặc tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thé; hoặc áp dụng công thức tính giá chung Bằng những thoả thuận này, các doanh nghiệp đã tạo ra mặt

bing chung về giá mua, bán hang hoá trên thị trường Khi đó, giá mua bán.

| không được hình thành từ những quy luật của thị trường như quy luật giá trị,

quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu mà do thoả thuận giữa các doanh | nghiệp tạo nên.

'Thứ hai, các thoả thuận gián tiếp tác động đến giá mua, bán hàng hoá, | dich vụ bao gồm việc các doanh nghiệp thoả thuận duy.

giá hoặc tl

tỷ lệ cố định về giá

của sản phẩm cạnh tranh giống nhau nhưng không đồng nhất; loại trừ việc chiết lập mức chiết khấu đồng bộ; duy trì tỷ lệ cố định về giá của.

| sản phẩm liên quan; dành hạn mức tín dung cho khách hàng; không giảm giá

Trang 39

nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận; sử dụng mức giá thống nhất tại liễm các cuộc dim phán vẻ giá bất đầu, Các thoả thuận này

không tạo ra mức giá mua, bán như nhau giữa các doanh nghiệp tham gia tho’thuận nhưng có tác dung ngăn cản, kìm hãm các doanh nghiệp này định giá sản

phẩm của mình một cách độc lập theo cơ chế thị trường.

Nhin chung cho dù có nội dung là mức giá thống nhất hay một công thức.

tính giá chung

không còn sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận với nhau Nếu thoả thuận không bị ngăn chặn, các doanh nghiệp sẽ cùng tăng giá hoặc ép giá đối với khách hàng trong các giao dịch mua hoặc bán hang hod, tết quả cuối cùng của thoả thuận ấn định giá sẽ dẫn đến

địch vụ.

‘Vi thé pháp luật các quốc gia đều quy định cắm mặc nhiên với loại thoả

thuận này Trong khi luật cạnh tranh hiện hành của chúng ta lại quy định cắm có điều kiện khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp đạt ngưỡng 30% và có thể được hưởng miễn trừ Luật cạnh tranh 2018 đã có quy định bổ sung phù hợp với thông lệ quốc tế hơn khi cắm mặc nhiên với dạng thoả thuận này do hành vi thoả thuận ấn định giá luôn mang bản chất HCCT và góp phần giảm

bớt nghĩa vụ chứng minh cho cơ quan cạnh tranh.

2.2 Thod thuận phân chia thị trường tiêu thy, nguồn cung cấp hàng

‘hod, cung ứng dich vu

‘Thoda thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cắp hang hoá, cung, ứng dịch vụ được quy định trong khoản 2 Điều 8 Luật cạnh tranh 2004, khoản 2 Điều 11 Luật cạnh tranh 2018 và Điều 15 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, khoản 2 Điều 9 Luật cạnh tranh cắm thoả thuận này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên còn khoản 2 Điều 12 Luật cạnh tranh 2018 đã có cách tiếp cận phù hợp hơn thông qua quy định cấm mặc nhiên đối với dạng thoả thuận này.

‘Thod thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nh lượng hàng hoá, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hoá, dịch vụ; nhóm khách hàng đối

Trang 40

với mỗi bên tham gia thoả thuận Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dich vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thoá thuận chỉ được mua hàng hoá, dich vụ từ một hoặc một số nguồn cung cắp nhất định

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam về thoả thuận phân chia thị trường nhằm kiểm soát những TTHCCT thống nhất theo các yếu tố định lượng (số lượng hàng hoá, dịch vụ); yếu tố lãnh thổ-địa lý (địa điểm mua, bán hàng hoá, dich vụ) và yếu tổ khách hàng (nhóm khách hàng đối với mỗi bên) Tắt nhiên, thoả thuận phân chia thị trường còn thống nhất về nhiều yếu tố khác, nhưng có thể nói rằng ba yếu tố định lượng, lãnh thổ-địa lý, khách hàng là ba yếu tố thường được thống nhất trong thực tế trong các vụ việc về thoả thuận phân chia thị trường và ba yếu tố trên được coi là tiêu biểu trong thoả thuận phân chia thị trường Một thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ có thé thống nhất một hoặc hai trong ba yếu tố định lượng, lãnh thổ-địa lý, khách hàng hoặc thống

nhất cả ba yếu tổ trên.

“Thống nhất về số lượng hàng hoá, địch vụ (yếu tố định lượng) đối với mỗi bên tham gia thoả thuận là việc các bên thống nhất phân chỉa thị trường

hàng hoá, dịch vụ mua, bán trên

thành sự thống nhất về số lượng hàng hoá, dịch vụ, các doanh nghiệp tham gia thoả thuận phải tiên liệu được số lượng hàng hoá, dịch vụ theo cung-cdu của nén kinh tế thị trường, sau đó “bao sân” và phân chia theo đúng tỉ lệ để thoả thuận nhằm mục đích kiểm soát, lũng đoạn thị trường và chia sẻ lợi ích phi

pháp kiếm được từ thoả thuận nay.

“Thống nhất về địa điểm mua, bán hàng hoá, dịch vụ (yếu tố lãnh thổ-địa lý) là việc các bên tham gia thống nhất phân chia thi trường tiêu thụ cho từng bén tham gia được độc quyền mua, bán hàng hoá dịch vụ một cách tương đối

trường cho mỗi bên tham gia ĐỂ hoàn

độc quyền trong số khu vực lãnh thổ-địa lý nhất định đã được phân chia, Khi

doanh nghiệp đã thống nhất được về địa điểm mua, bán hàng hoá, dịch vụ tức là họ đã thoả thuận được về việc phân chia thị trường và chiếm lĩnh khu vực đã.

được phân chia, Sau khi chiếm lĩnh được khu vực đã được phần chia, các doanh

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN