Nguyên tắc áp dụng đối với quy định của pháp luật Việt Nam về QHDS theonghĩa rộng có yếu tố nước ngoài……….21.1 Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU……… 1
NỘI DUNG……… 1
I Khái quát chung về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 1
1 Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng 1
2 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 1
II Bình luận các quy định của pháp luật Việt Nam về QHDS theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài……….2
1 Nguyên tắc áp dụng đối với quy định của pháp luật Việt Nam về QHDS theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài……….2
1.1 Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 2
1.2 Quy định về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 3
1.3 Quy định về việc áp dụng quy định của pháp luật được dẫn chiếu 4
1.4 Quy định về các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài 4
2 Các quy định của pháp luật Việt Nam về QHDS có yếu tố nước ngoài cụ thể 5
2.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu có YTNN 5
2.2 Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có YTNN 6
2.3 Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng có YTNN 8
III.Những điểm bất cập trong quy định của PLVN và kiến nghị hoàn thiện…….9
1 Những bất cập 9
2 Kiến nghị hoàn thiện 10
KẾT LUẬN……….10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 11
PHỤ LỤC……….
……… 13
Trang 3ĐỀ SỐ 7:
Bình luận các quy định hiện hành của PLVN về QHDS theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Khái niệm QHDS theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
Các quy định của PLVN về QHDS theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (K2 Đ663BLDS 2015, Điều 464 BLTTDS 2015, )
Những điểm bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện
Trang 4MỞ ĐẦU
Tư pháp quốc tế Việt Nam có phạm vi điều chỉnh bao gồm không chỉ các quan
hệ tài sản mà còn các quan hệ nhân thân phát sinh từ các lĩnh vực dân sự, kinh tế,thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân sự có yếu tố nướcngoài Do có yếu tố nước ngoài mà quan hệ dân sự thuộc loại này có khả năngchịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, khiến cho việc giảiquyết các vấn đề pháp lý trong quan hệ giữa các bên trở nên phức tạp, nhất là khicác hệ thống pháp luật có cách tiếp cận và quy định cụ thể thường rất khác nhau
Vì những lí do trên, nhóm 4 chúng em lựa chọn đề bài số 7: “Bình luận các quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu
tố nước ngoài” làm đề tài bài tập nhóm.
NỘI DUNG
I Khái quát chung về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1 Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
Khái niệm “quan hệ dân sự” theo nghĩa rộng được hiểu là các quan hệ phát sinhchủ yếu giữa các cá nhân, pháp nhân của các nước khác nhau trong lĩnh vực pháp
lí thuộc hệ thống pháp luật tư; bao gồm quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực dân
sự, lao động, hôn nhân và gia đình, Đặc trưng lớn nhất của các quan hệ phápluật này là đều có mục đích để điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể
tư, nên trước hết nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể tư Các quan hệ pháp luậtnày luôn dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận, nguyêntắc bình đẳng trong quan hệ pháp lý
2 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Yếu tố nước ngoài (hay tính chất quốc tế) chính là phạm vi điều chỉnh củaTPQT, YTNN được coi là tiêu chí để phân biệt và nhận diện quan hệ dân sự trongnước và quan hệ trong TPQT (quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài) Theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau: “Có ít nhất một trong các
Trang 5bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.” Như vậy để tồn tại một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng
đủ một trong ba yếu tố sau:
Một là, chủ thể tham gia quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên là người
nước ngoài Người nước ngoài ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: có thể là cá nhânnước ngoài hoặc pháp nhân, quốc gia nước ngoài
Hai là, đối tượng của quan hệ dân sự là tài sản ở nước ngoài Tại trường hợp
này, các bên chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự cùng quốc tịch nhưng tài sảnliên quan đến quan hệ đó nằm ở nước ngoài
Ba là, sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
nước ngoài Trong đó quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chứcViệt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nướcngoài
II Bình luận các quy định của pháp luật Việt Nam về QHDS theo nghĩa rộng
có yếu tố nước ngoài
Do việc điều chỉnh quan hệ dân sự có YTNN liên quan đến nhiều chế địnhpháp luật rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên để phù hợp nhấtnhóm xin đưa ra các quan hệ dân sự có YTNN cụ thể là quan hệ sở hữu, quan hệthừa kế, quan hệ hợp đồng là các quan hệ khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay
1 Nguyên tắc áp dụng đối với quy định của pháp luật Việt Nam về QHDS theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
1.1 Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
BLDS 2015 lần đầu khẳng định nguyên tắc chủ đạo trong việc lựa chọn luật ápdụng đối với QHDS có YTNN là nguyên tắc “mối liên hệ gắn bó nhất” (Khoản 3,
Trang 6Điều 664) Đây là nguyên tắc chọn luật áp dụng phổ biến, được chấp nhận rộngrãi ở nhiều nước hiện nay và được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế về tưpháp quốc tế1 Mối liên hệ gắn bó này được xác định không phụ thuộc vào mộtyếu tố liên kết đơn nhất mà gồm nhiều yếu tố và hoàn cảnh, được đánh giá, cânnhắc tổng thể trong từng trường hợp cụ thể Đây cũng được coi là một cách thứclàm giảm bớt tính cứng nhắc trong việc pháp điển hóa các quy phạm xung đột.Như vậy, việc đưa quy định về nguyên tắc chọn luật áp dụng là luật có mối liên hệgắn bó nhất là một điểm tiến bộ cho tư pháp quốc tế của Việt Nam, góp phần làmhài hòa các quy định về xung đột luật của Việt Nam với các quy tắc quốc tế được
áp dụng rộng rãi bởi hai lý do Thứ nhất, nó cho phép các quy định về chọn luật
áp dụng được nhất quán và có căn cứ Thứ hai, nó định hướng cho thẩm phántrong việc tìm kiếm luật áp dụng, đặc biệt trong những trường hợp mà pháp luậtViệt Nam chưa có quy định về luật áp dụng, đảm bảo một giải pháp toàn diện hơn
về giải quyết xung đột luật Đồng thời, quy định này còn khắc phục được thực tiễn
phổ biến hiện nay là các thẩm phán Việt Nam thường có xu hướng áp dụng ngaycác quy định của BLDS vào giải quyết tranh chấp có YTNN mà bỏ qua bước tiênquyết là áp dụng các quy phạm xung đột để xác định pháp luật áp dụng đối vớiQHDS có YTNN
1.2 Quy định về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Điều 464 BLTTDS2 2015 quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việcdân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp Phần thứ tám của BLTTDS 2015 không
có quy định thì áp dụng các quy định khác có liên quan của BLTTDS 2015 để giảiquyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài phải trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm thực hiện các đường lối, chínhsách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ quốc tế; bảo đảmchủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi Tòa án Việt Namgiải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc không phân
1 Lý Vân Anh (2017), “Một số đánh giá về những điểm mới của BLDS năm 2015 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”,
Tạp chí KTĐN số 91/2017.
2 Xem phụ lục Điều 464 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Trang 7biệt đối xử giữa các bên đương sự Khi tham gia tố tụng dân sự, cá nhân, cơ quan,
tổ chức nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chứcViệt Nam Ngoài ra, việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phải trên
cơ sở tôn trọng các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập và tuân thủcác quy định của pháp luật Việt Nam Đối với các nước có hiệp định tương trợ tưpháp với Việt Nam thì việc thụ lí giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nướcngoài phải tuân theo các quy định của hiệp định tương trợ tư pháp mà Nhà nước ta
đã kí kết Đối với các nước chưa có hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thìviệc thụ lí giải quyết sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam (Điều 2 BLTTDS 20153)
1.3 Quy định về việc áp dụng quy định của pháp luật được dẫn chiếu
Điều 668 BLDS 20154 quy định cụ thể xác định rõ phạm vi dẫn chiếu đến phápluật được chọn áp dụng, chỉ dẫn chiếu đến pháp luật nội dung (không bao gồmquy phạm xung đột) trong trường hợp các bên được lựa chọn pháp luật áp dụng.Các trường hợp khác cho phép dẫn chiếu ngược để tăng cơ hội áp dụng pháp luậtViệt Nam Ngoài ra, BLDS 2015 quy định cho phép dẫn chiếu đến pháp luật củanước thứ ba, trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu đến pháp luật của nướcthứ ba thì quy định của pháp luật nước đó về quyền và nghĩa vụ của các bên thamgia quan hệ dân sự được áp dụng
1.4 Quy định về các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
Điều 670 BLDS 2015 quy định về vấn đề không áp dụng pháp luật nước ngoàikhi được dẫn chiếu đến khi nội dung của pháp luật nước ngoài không xác địnhđược mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tốtụng Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ được viện dẫn điều khoản này đểkhông áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp đã thực hiện các biện phápcần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng mà vẫn không xác định được quyđịnh pháp luật nước ngoài điều chỉnh QHDS đó Quy định này nhằm ràng buộctrách nhiệm xác định pháp luật áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền Mặc dù
3 Xem phụ lục Điều 2 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015.
4 Xem phụ lục Điều 668 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015
Trang 8quy định này nhằm tới các cơ quan có thẩm quyền, các bên trong quan hệ phápluật dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng nếu không xác định được nội dung củapháp luật nước ngoài điều chỉnh thì cũng có thể viện dẫn quy định này để áp dụngPLVN.
2 Các quy định của pháp luật Việt Nam về QHDS có yếu tố nước ngoài cụ thể
2.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu có YTNN
Quan hệ sở hữu có YTNN là quan hệ mà trong đó chủ sở hữu là người nướcngoài hoặc pháp nhân nước ngoài, hoặc căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi,chấm dứt quan hệ sở hữu tồn tại ở nước ngoài.5
Theo khoản 1 Điều 678 BLDS 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay
đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản” Điều này có nghĩa, pháp luật và thực tiễn
Việt Nam thừa nhận quyền sở hữu đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưđối với cá nhân tổ chức Việt Nam đối với những tài sản tồn tại ở nước ngoài nếuquyền đó hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài nơi có tài sản Theo đó, tạiKhoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở6 năm 2020 quy định các hình thức tạo lập nhà ở hợppháp ở Việt Nam như đầu tư xây dựng nhà, nhận quyền sở hữu nhà thông quacác giao dịch về nhà ở; tuy nhiên có sự phân hóa rất rõ về cách thức tạo lập vàxác lập quyền sở hữu nhà ở của cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ởnước ngoài và người nước ngoài Cá nhân nước ngoài chỉ có quyền mua, thuêmua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựngnhà ở không thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh Chủ thể này chỉ có thểnhận chuyển quyền sở hữu nhà ở từ người khác đối với nhà ở thương mại trong
dự án phát triển nhà ở Về giao dịch cũng chỉ giới hạn trong bốn loại giao dịchmua, thuê mua và thừa kế, tặng cho nhà
5 Nguyễn Công Khanh, Luận án Tiến sĩ, Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay.
6 Xem phụ lục Luật Nhà ở 2020.
Trang 9Về bản chất, nội dung quyền sở hữu nhà ở hình thành trên nền của quyền sởhữu tài sản, đối tượng của quyền sở hữu ở đây là bất động sản và nhà ở Quyền
sở hữu nhà ở của người nước ngoài chính là quyền của chủ sở hữu trong việcthực hiện các quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt nhà ở thuộc
sở hữu của mình (quy định tại Điều 158 BLDS năm 2015) Tuy nhiên, trongtrường hợp của người nước ngoài thì quyền đối với nhà ở của họ bị giới hạn hơn
so với công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài Như vậy,không phụ thuộc vào đối tượng của quan hệ sở hữu là động sản hay bất độngsản, quyền sở hữu và các quyền tài sản khác sẽ do luật nơi có tài sản đó điềuchỉnh Các quyền như: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng,quyền bề mặt sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam nếu tài sản đó đang trênlãnh thổ Việt Nam, không phụ thuộc vào quốc tịch và nơi cư trú của chủ sở hữu;hoặc sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà tài sản đang tồn tại ngay cảkhi chủ sở hữu có quốc tịch Việt Nam hay có nơi cư trú tại Việt Nam Căn cứvào quy định này pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận quyền sở hữu của tổ chức,
cá nhân nước ngoài cũng như tổ chức, cá nhân Việt Nam đối với những tài sảntồn tại ở nước ngoài nếu quyền đó hình thành trên cơ sở pháp luật của nướcngoài – nơi có vật Khi tài sản đó được đưa vào Việt Nam một cách hợp pháp thìViệt Nam vẫn thừa nhận quyền sở hữu của các chủ tài sản đó Tuy nhiên về nộidung, phạm vi hành xử quyền sở hữu trong trường hợp này phải do pháp luậtViệt Nam quy định
2.2 Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có YTNN
Thừa kế trong TPQT là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnhtheo các nguyên tắc và các quy phạm của TPQT7
Đối với thừa kế theo pháp luật, về nguyên tắc chung, pháp luật Việt Nam sửdụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế trước khi chết đểđiều chỉnh Theo quy định tại Điều 680 BLDS 20158, quan hệ thừa kế theo pháp
7 Trần Minh Ngọc, Giáo trình Tư pháp Quốc tế (2019), Trường Đại học Luật Hà Nội, tr-279.
8 Xem phụ lục Điều 680 BLDS năm 2015.
Trang 10luật, gồm nhiều nội dung như xác định hàng thừa kế, diện thừa kế, phân chia disản thừa kế (gồm cả động sản và bất động sản), đều phải tuân theo pháp luậtcủa nước nơi người để lại tài sản thừa kế là công dân ngay trước khi chết Việcthực hiện thừa kế đối với bất động sản tại Việt Nam được xác định theo khoản 2điều 680 BLDS 2015 Điều này đồng nghĩa rằng người hưởng di sản thừa kế hayngười có quyền thừa kế thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản như thếnào, có được sở hữu đối với di sản thừa kế hay không, hoàn toàn do pháp luậtcủa nước nơi có bất động sản quy định Trường hợp pháp luật Việt Nam hạn chếngười nước ngoài sở hữu bất động sản hoặc họ chỉ có quyền sở hữu bất động sảnvới các điều kiện nhất định thì quy định đó phải được tôn trọng Việc xác địnhmột di sản thừa kế là bất động sản hay động sản được xác định theo điều 677BLDS 20159.
Đối với việc thừa kế theo di chúc, pháp luật Việt Nam quy định hai vấn đềchính năng lực hành vi lập di chúc và hình thức lập di chúc Về năng lực lập dichúc, thay đổi, hủy bỏ di chúc thì được xác định theo pháp luật của nước màngười lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc(quy định tại khoản 1 Điều 68110) Về hình thức của di chúc, pháp luật Việt Nam
sử dụng hệ thuộc luật nơi lập di chúc (Khoản 2 Điều 681)
Đối với di sản không có người thừa kế, việc xác định quyền sở hữu của Nhànước đối với di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nướcnơi có bất động sản đó, còn di sản không có người thừa kế là động sản thì thuộc
về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết quy địnhtại Điều 622 BLDS năm 2015 hay khoản 4 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020
“Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người
thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự” và khoản 3
Điều 77 Luật Doanh nghiệp “Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà
9 Xem phụ lục Điều 677 BLDS năm 2015.
10 Xem phụ lục Điều 681 BLDS năm 2015.