1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong bộ luật dân sự 2015 thực trạng pháp luật thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong Bộ luật Dân sự 2015 - thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Tác giả Nguyễn Thảo Quỳnh, Đặng Trần Phương Uyên, Nguyễn Thành Lộc, Nguyễn Bảo Trân, Lê Triệu Vy
Người hướng dẫn Nguyễn Phan Phương Tần
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Luật Hợp Đồng
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người th ba được ghi nhận t i khoứ ạ ản 5 Điều 402 Bộ luật dân s năm 2015: ự“Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - - - LUẬT LUẬT LUẬT

ĐỀ TÀI TÀI TÀI: : : : :

Hợp đồng vì Hợp đồng vì lợi ích của ngư lợi ích của ngư lợi ích của người thứ ba ời thứ ba trong Bộ Luật D

trong Bộ Luật Dân sự 2015 ân sự 2015 ân sự 2015 thực - - - thực trạng pháp luật

trạng pháp luật, thực tiễn áp , thực tiễn áp , thực tiễn áp dụng dụng

và kiến n

và kiến nghị hoàn thiện pháp ghị hoàn thiện pháp luật ghị hoàn thiện pháp luật luật

Năm học: 2021-2022

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Kết cấu đề tài 2

PHẦN I: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VÌ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI THỨ BA 4

1.1 Khái quát về hợp đồng 4

1.2 Khái quát về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 4

1.3 Nguồn của chế định hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 6

1.4 Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 6

1.4.1 Điều kiện của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: 6

1.4.2 Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: 8

1.4.3 Hiệu lực của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: 9

1.4.4 Sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: 9

1.4.5 Quyền từ chối của người thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: 11

PHẦN II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HẠN CHẾ TỒN TẠI 13

2.1 Thực tiễn áp dụng 13

2.1.1 Khái quát và thực tiễn: 13

2.1.2 Phân tích các vấn đề tranh chấp trên thực tế: 14

2.2 Những hạn chế trong pháp luật hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 16

2.2.1 Trường hợp người thứ ba không đồng ý nhận lợi ích: 16

2.2.2 Trường hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi: 20

PHẦN III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 22

3.1 Hoàn thiện quy định về quyền từ chối và trách nhiệm của người thứ ba 22

3.2 Sửa đổi quy định về thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 23

3.3 Hoàn thiện quy định về chấm dứt hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi 24

3.4 Hoàn thiện quy định về khái niệm “người thứ ba” trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 25

KẾT LUẬN 26

NGUỒN THAM KHẢO 27

PHỤ LỤC 28

Trang 4

LỜI M Ở ĐẦ U

1 Lý do chọn đề tài

Bộ Luật Dân sự 2015 đã có nhiều điểm tiến bộ so với Bộ Luật Dân sự

2005, mang tính cấp thiết và thời đại Bên cạnh những điểm tiến bộ, việc áp dụng luật vẫn khó tránh khỏi một số điểm bất cập, mơ hồ Đặc biệt, trong thời đại xã hội ngày càng phát triển hiện nay, việc các thỏa thuận dân sự được kí kết hợp đồng ngày càng trở nên phổ biến Về thực tiễn, dù chỉ qua một thời gian ngắn kể từ khi có hiệu lực thi hành, Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã phát huy tác dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội

Căn cứ điều 402 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vì lợi ích của người thứ

ba là một trong những loại hợp đồng chủ yếu, đóng vai trong quan trọng trong đời sống dân sự Tuy nhiên, để xác định những vấn đề pháp lý và giải quyết thực tiễn về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không hề đơn giản Bên cạnh đó vụ việc phát sinh từ tranh chấp hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba ngày càng tăng

cả về số lượng và tính chất, mức độ…Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của xã hội, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội, các quan hệ dân sự được mở rộng và có nhiều biến đổi, đòi hỏi những quy định của pháp luật về vấn

đề này cần được đổi mới và hoàn thiện hơn nữa

Nhận thức rõ được điều này, nhóm đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong Bộ luật Dân sự 2015 thực trạng pháp - luật, thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”

Trang 5

Phần 2: Thực tiễn áp dụng và hạn chế tồn tại của pháp luật hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba; Phần này đi vào các vấn đề thực tiễn gặp phải liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba từ đó rút ra những vấn đề còn hạn chế.Phần 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật: Từ những mặt còn hạn chế, đưa

ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba theo quan điểm cá nhân và dựa trên sự tham khảo từ các nhà nghiên cứu khoa học hiện nay

Trang 6

PHẦN I: THỰC TRẠNG PHÁP LU T HẬ ỢP ĐỒNG VÌ L I ÍCH Ợ

CỦA NGƯỜI THỨ BA 1.1 Khái quát v hề ợp đồng

Hợp đồng là giao dịch dân sự vô cùng quan trọng và phổ biến trong đời sống h ng ngày ằ Ở Việt Nam, hợp đồng đã có mặ ừ ất t r t lâu trong th c tự ế đời sống v i các thu t ngớ ậ ữ như: khế ước, giao kèo, văn tự, văn khế, cam k t, t giao ế ờước, tờ ưng thuận…

Pháp lu t ậ Việt Nam định nghĩa về ợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự hthỏa thuận gi a các bên v ữ ề việc xác lập, thay đổi ho c chặ ấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”1 Hay có th ể giải thích, hợp đồng được xem như là lời hứa, là thỏa thuận nằm ở điểm g p trong ý chí cặ ủa các bên, mà được pháp luật thi hành, thể hiện bằng nh ng hành vi cữ ụ thể Hành vi đó bao gồm các quyền, nghĩa vụ nhất định vừa được phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, trừ những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định là không thể thay đổi ho c ch m d t b ng ặ ấ ứ ằ thỏa thu n c a các ậ ủbên

So với định nghĩa về ợp đồ h ng trong BLDS 2005 có thể nhận thấy định nghĩa về ợp đồ h ng trong Bộ luật dân sự năm 2015 có một sự tiến bộ đáng kể khi

nó t o ra sạ ự cơ bản và khái quát: Điều 394 BLDS 2005 đưa ra định nghĩa về ợp hđồng dưới thuật ngữ “Khái ni m hệ ợp đồng dân sự” trong khi Điều 385 BLDS

2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” và chỉ để “Khái ni m hệ ợp đồng”, đưa về đúng bản ch t cấ ủa nó thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm t t cả các loại hấ ợp đồng theo nghĩa rộng chứ không chỉ là các hợp đồng dân s ự theo nghĩa hẹp ban đầu

1.2 Khái quát v hề ợp đồng vì l i ích cợ ủa người thứ ba

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là một loại thỏa thuận theo đó một bên yêu c u bên kia th c hi n mầ ự ệ ột nghĩa vụ không ph i vì l i ích c a mình mà vì ả ợ ủlợi ích của người thứ ba Đây là một lo i hạ ợp đồng khá ph c t p, vì nó có liên ứ ạquan đến ba chủ thể khác nhau: người có quyền, người có nghĩa vụ và người thứ

1 Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015

Trang 7

ba được hưởng lợi Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người th ba được ghi nhận t i khoứ ạ ản 5 Điều 402 Bộ luật dân s năm 2015: ự

“Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó”2 Khái niệm này được gi nguyên so các bữ ộ luật dân s ựtrước đây Vậy có thể thấy rằng khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

đã tồn tại khá lâu trong pháp luật dân sự Việt Nam Có th ể chia hợp đồng vì lợi ích của người th ba thành hai lo i ứ ạ :

+ Loại thứ nhất đem lạ ợi l i ích cho cả người giao k t lế ẫn người th ba, ví ứ

dụ như các hợp đồng bảo hiểm Trong loại hợp đồng này, người mua bảo hiểm

để bảo hiểm cho chính mình, nhưng cũng có thể cho người khác (người thứ ba) cùng th ụ hưởng

+ Loại th hai chứ ỉ đem lạ ợi ích cho riêng người thứ ba, chẳng hạn các i lhợp đồng giảng d yạ3, chăm sóc sức kh eỏ 4 t i nhà ạ

Ở đây, có thể hiểu hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba một cách khái quát như sau: “hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự; trong đó xác định người thứ ba được hưởng lợi ích phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng”5 Như vậy, ở đây cần phân biệt hai loại quan hệ: Thứ nhất là quan hệ giữa các bên trong hợp

đồng vì dù là hợp đồng vì lợi ích người thứ ba nhưng bản chất vẫn là một hợp

đồng song vụ, trong đó mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ ng v i nhauứ ớ 6; Trong quan h ệ giữa các bên với người th ứ ba, đây là quan hệ một chi u, ề người th ba là ứngười được hưởng lợi mà không cần phải có một vật đánh đổi, hay nói cách khác đây là một quan hệ đơn vụ, chỉ một bên có quyền (người thứ ba) và bên

2 Quy định không có gì mới so với khoản 5 điều 406 BLDS 2005

3 H ợp đồng theo đó ngườ i th ứ ba (thườ ng là con ho ặc ngườ i thân c ủa ngườ i ký h ợp đồng) là ngườ i th ụ hưởng dịch vụ giảng d y t i nhà, ạ ạ chứ không ph ải ngườ i tr c ti p ký h ự ế ợp đồ ng v i giáo viên ớ

4 H ợp đồng theo đó ngườ i th ứ ba (thườ ng là b , m , con ho ố ẹ ặc ngườ i thân c ủa ngườ i ký h ợp đồng) là ngườ i th ụ

hư ởng d ch v ị ụ chăm sóc sức kh e tạ ỏ i nhà, chứ không ph ải là ngườ i tr ự c ti p ký h ế ợp đồ ng v ới ngư ời cung ứng dịch v ụ chăm sóc y tế

5 ĐẶNG THÁI BÌNH, Điều kiện áp dụng chế định hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong Bộ luật Dân sự Việt Nam So sánh với pháp luật Nhật Bản, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 08(129)/2019, Trang 39 - -51

6 Khoản 1 điều 402 Bộ luật Dân sự 2015

Trang 8

còn lại là có nghĩa vụ (các bên trong hợp đồng)7 Việc tồn tại hai mối quan hệ trong hợp đồng như trên làm cho việc áp dụng chế định hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hiện nay còn nhiều điểm khó khăn

1.3 Nguồn của ch nh hế đị ợp đồng vì lợi ích của người th ứ ba

Chế định của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được quy định trong

Bộ Luật Dân sự 2015 tại các điều khoản sau đây:

Điều 402 (khoản 05);

Điều 415 Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba;

Điều 416 Quyền từ chối của người thứ ba;

Điều 417 Không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 8

1.4 Th c trự ạng pháp luật Vi t Nam v hệ ề ợp đồng vì l i ích cợ ủa người thứ ba

1.4.1 Điều ki n c a hệ ủ ợp đồng vì l i ích cợ ủa người th ứ ba:

Theo quy định của pháp luật, việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba có những ngoại lệ so với việc thực hiện hợp đồng thông thường theo quy định tại Điều 415, Điều 416 và Điều 4179 Bên cạnh đó, để thực hiện hợp đồng

vì lợi ích của người thứ ba phải thông qua một số điều kiện nhất định:

a/ Có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan đến lợi ích của người thứ ba Điều kiện đầu tiên là phải có sự thỏa thuận giữa các bên, ngay ở khái niệm

về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba đã khẳng định đây là một loại “hợp đồng” và theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự năm 2015 10

Một điểm đặc biệt đối với loại hợp đồng này là các bên cần phải xác định

rõ các lợi ích mà người thứ ba được thụ hưởng Khác với hợp đồng thông thường, việc xác lập và thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không chỉ

7 Ngô Qu c Chi ố ến Nguyễn Thị Quỳnh Yến, “Người thứ ba trong Bộ luật Dân sự năm 2015", Người thứ ba - trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 10, 2016

8 Xem thêm về cụ thể quy định Điều luật tại Phụ lục của Tiểu luận này

9 Người thứ ba được yêu cầu thực hiện hợp đồng, được từ chối thực hiện hợp đồng các bên trực tiếp tham gia không được hủy hợp đồng nếu bên thứ ba đã đồng ý nhận

10 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

Trang 9

làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết mà còn gắn liền với quyền và lợi ích của người thứ ba, mặc dù họ không phải là chủ thể của hợp đồng Ngoài ra, theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì các bên trong hợp đồng vẫn có thể thỏa thuận thêm các quyền khác cho người thứ ba trong trường hợp này11

b/ Các bên đều phải thực hiện nghĩa vụ

Tại khoản 5 Điều 402 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định thêm một điều kiện liên quan đến các bên giao kết trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ

ba là “các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ có nghĩa vụ” Có thể hiểu theo hướng là các bên trong hợp đồng đều có nghĩa vụ, hay nói cách khác bên có quyền sẽ có các nghĩa vụ nhất định đối với bên có nghĩa vụ và bên

có nghĩa vụ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cho người thứ ba

c/ Tồn tại người thứ ba thụ hưởng

Một điểm đặc trưng của loại hợp đồng này là có sự tồn tại của người thứ

ba thụ hưởng Người thứ ba được xem như là yếu tố quyết định của hợp đồng Nếu người thứ ba nhận lợi ích do hợp đồng mang lại thì hợp đồng sẽ được tiếp tục, còn nếu người thứ ba từ chối thì hợp đồng bị hủy bỏ, các bên trao trả những

gì đã nhận được, đưa tình trạng các bên về lại như ban đầu Thậm chí, ngay cả khi các bên đã thực hiện hợp đồng thì người thứ ba vẫn có quyền từ chối hưởng lợi ích Cho nên, điều kiện trong hợp đồng này là phải tồn tại người thứ ba thụ hưởng thì mới được xem là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

d/ Sự đồng ý của người thứ ba

Điều 417 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có nhắc đến “sự đồng ý của người thứ ba”12 Quy định này cho thấy sự đồng ý của người thứ ba sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sửa đổi và hủy bỏ hợp đồng của các bên

e/ Phải tồn tại các mối liên quan giữa các chủ thể giao kết hợp đồng

11 N hững thỏa thuận này phải không trái đạo đức xã hội và vi phạm điều cấm của pháp luật.

12 Cụ thể, “khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng”

Trang 10

Hợp đồng vì lợi ích người thứ ba có hai bên giao kết, một bên tạm gọi là bên có quyền, một bên gọi là bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với người thứ

ba, họ có sự ràng buộc với nhau bởi chính những điều khoản đã thỏa thuận Trường hợp chỉ duy nhất người thứ ba là người hưởng thụ lợi ích từ hợp đồng, thì bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba và phải thanh toán cho người có nghĩa vụ Bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba và có thể yêu cầu bên có quyền thanh toán cho mình các khoản chi phí Trong trường hợp bên có quyền đồng thời hưởng lợi ích cùng người thứ ba khi đó bên có nghĩa vụ phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba và bên có quyền

f/ Hợp đồng không thể bị hủy bỏ bởi các chủ thể của hợp đồng

Lợi ích của người thứ ba phát sinh từ thỏa thuận của các chủ thể hợp đồng, chứ không phụ thuộc vào sự chấp thuận của người thứ ba Tuy nhiên, nếu người thứ ba đã chấp thuận, thì hợp đồng không thể bị hủy bỏ13 Ngay cả trong những trường hợp đặc biệt chủ thể giao kết hợp đồng chết trước khi người thứ :

ba chấp thuận hưởng lợi Khi đó, hợp đồng vẫn có hiệu lực và những người thừa

kế của các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ.14

1.4.2 Th c hi n hự ệ ợp đồng vì lợi ích của người thứ ba:

Việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba cũng được quy định

rõ ràng trong Điều 415 Bộ Luật Dân sự 2015: Với mục đích hướng tới là lợi ích của người thứ ba nên sau khi hợp đồng có hiệu lực, người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình Bởi người thứ ba trực tiếp hưởng lợi từ hợp đồng mà không có ràng buộc nào với hợp đồng được ký kết nên quy định này sinh ra nhằm bảo đảm quyền lợi cho người thứ ba trong quá trình hợp đồng được thực hiện

Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có xảy ra tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng, thì chỉ các bên tham gia ký kết hợp đồng mới có quyền đàm

13 Theo quy định tại Điều 417 Bộ luật dân sự 2015

14 Theo quy định tại khoản 1, Điều 615, Bộ luật dân sự 2015 về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Trang 11

phán, giải quyết Do hợp đồng phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên đã ký kết,

mà lợi ích lại thuộc người thứ ba nên bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho người thứ ba

1.4.3 Hiệu lực của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba:

Theo quy định tại khoản 1 điều 401 của Bộ Luật Dân sự 2015, có thể nói

từ thời điểm ngay sau khi các bên đặt bút ký thì hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba đã có hiệu lực Bên cạnh đó, chủ thể trong giao kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, chủ thể giao kết gồm bên có quyền và bên có nghĩa vụ và không bao gồm người thứ ba hưởng lợi nên việc tồn tại một thỏa thuận vì lợi ích của một chủ thể khác không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể sẽ được hưởng lợi

đó Dù cho bên thứ ba có phản ứng ra sao với thỏa thuận này thì hợp đồng vẫn

có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết

Tuy nhiên, sau khi hợp đồng có hiệu lực thì việc chấm dứt hay thay đổi hợp đồng phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người thứ ba hưởng lợi

1.4.4 S a ử đổi, h y b hủ ỏ ợp đồng vì l i ích cợ ủa người thứ ba:

Việc sửa đổi nội dung hay hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được quy định tại Điều 417 BLDS 2015:

a/ Sửa đổi hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Để đảm bảo hoàn toàn quyền lợi sẽ nhận được của người thứ ba nên quyền của các chủ thể giao kết hợp đồng phải bị giới hạn nhất định, trong đó có quyền sửa đổi hợp đồng theo quy định tại Điều 417, BLDS 2015 Việc sửa đổi hợp đồng có thể xảy ra một số hậu quả khác nhau như sau:

- Thứ nhất, sửa đổi hợp đồng chỉ có hậu quả làm thay đổi quyền và nghĩa

vụ của các bên trong hợp đồng đối với nhau, chứ không làm thay đổi lợi ích mà người thứ ba được thụ hưởng:

Ví dụ 1: A là bên có quyền, B là bên có nghĩa vụ, C là người thứ ba được hưởng lợi ích từ hợp đồng Sau khi hợp đồng được ký kết và B thực hiện, C hài lòng với việc thực hiện công việc mà B thực hiện vì lợi ích của C, A đã tăng thù lao cho B

Trang 12

Như vậy, việc sửa đổi hợp đồng này rõ ràng không có ảnh hưởng gì đến lợi ích của C Nhưng liệu B là bên có nghĩa vụ có thực hiện công việc tốt hay không thì A là bên có quyền cũng không thể nắm rõ bằng C là chủ thể trực tiếp hưởng lợi từ công việc đó Nên việc tăng thù lao dẫn đến sửa đổi nội dung hợp đồng phải thông qua sự chấp thuận của C – người thứ ba là hoàn toàn hợp lý

- Thứ hai, sửa đổi hợp đồng làm thay đổi lợi ích của người thứ ba:

Ví dụ 2: A và B thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng theo đó B sẽ thực hiện ít hơn (hoặc nhiều hơn) dịch vụ dành cho C

Ở đây, lợi ích của C bị ảnh hưởng từ việc sửa đổi này Với trường hợp này, việc sửa đổi nội dung ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người thứ ba hưởng lợi nên đương nhiên phải có sự chấp thuận của C trong việc sửa đổi này Tuy nhiên, người thứ ba hưởng lợi ích không có quyền sửa đổi nội dung hợp đồng mà chỉ có quyền chấp thuận hay không chấp thuận về việc sửa đổi Vì mục đích của loại hợp đồng này hướng tới là lợi ích của người thứ ba nhưng người thứ ba không có ràng buộc pháp lý nào với hợp đồng nên để đảm bảo lợi ích đó không bị xâm phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng, vậy nên Điều

417 sinh ra để giới hạn quyền của các bên giao kết hợp đồng, đồng thời đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba.15

b/ Hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích người thứ ba

- Trường hợp hủy bỏ hợp đồng theo ý chí của các bên giao kết hợp đồng: Cũng tương tự như việc sửa đổi hợp đồng, việc hủy bỏ hợp đồng là quyền của các bên giao kết hợp đồng.16 Tuy nhiên, quyền này bị giới hạn đối với trường hợp hợp đồng được giao kết và thực hiện vì lợi ích của người thứ ba Tức

là, nếu người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì các bên không được tự ý hủy bỏ hợp đồng nếu không có sự đồng ý của người thứ ba, kể cả khi hợp đồng chưa

15 Cần tránh nhầm lẫn với cách hiểu người thứ ba không phải là chủ thể giao kết hợp đồng nhưng lại có quyền thay đổi nội dung hợp đồng

16 Quy định tại Điều 417 BLDS 2015

Trang 13

được thực hiện hay đã thực hiện17 Đây là quy định nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba Tránh trường hợp các bên trong hợp đồng gây thiệt hại cho người thứ ba từ việc hủy bỏ hợp đồng

- Trường hợp hủy bỏ hợp đồng theo ý chí của người thứ ba:

Hợp đồng sẽ không có hoặc không còn hiệu lực trong trường hợp người thứ ba từ chối hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều 416 BLDS 2015 Như vậy, có thể hiểu rằng người thứ ba hoàn toàn có quyền định đoạt với loại hợp đồng này sau khi hợp đồng được ký kết, mọi quyết định về sửa đổi nội dung hay chấm dứt hợp đồng đều phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba trong trường hợp người thứ ba có năng lực hành vi dân sự

1.4.5 Quy n tề ừ chối của người th ba trong hứ ợp đồng vì l i ích cợ ủa người th ba: ứ

Theo khoản 1 Điều 416 Bộ Luật Dân sự 2015 về Quyền từ chối của bên thứ ba Tuy nhiên, nếu người thứ ba từ chối việc hưởng lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng thì sẽ phát sinh 03 trường hợp sau:18

- Thứ nhất: Nếu từ chối hưởng trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa

vụ thì người này không cần thực hiện nghĩa vụ nữa, đồng thời hợp đồng coi như

bị hủy bỏ và không phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết Quy định này là cần thiết, giúp bên có quyền tránh được rủi ro phải thanh toán các khoản chi phí thực hiện nghĩa vụ

- Thứ hai: Nếu từ chối thực hiện sau thì hợp đồng vẫn có giá trị Việc từ chối của người thứ ba không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng cũng như quyền và nghĩa vụ các bên Tuy nhiên, lợi ích từ hợp đồng này sẽ chuyển giao cho bên sẽ được thụ hưởng nếu như ban đầu hợp đồng này không vì lợi ích của người thứ ba

- Thứ ba: Nếu bên có nghĩa vụ mới thực hiện được một phần nghĩa vụ thì người thứ ba từ chối việc tiếp tục hưởng lợi ích thì hợp đồng này sẽ chấm dứt

17 Đối với hợp đồng đã thực hiện, nếu người thứ ba không đồng ý thì các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình.

18 Xem thêm các ví dụ về từng trường hợp tại bài viết về “Trái Quyền và Hợp đồng” của Đỗ Quỳnh, trg 9,10

Trang 14

nhưng đây không hủy bỏ hợp đồng, bởi hủy bỏ hợp đồng sẽ làm cho hợp đồng không có giá trị từ thời điểm xác lập, còn đối với trường hợp này, hợp đồng vẫn

có giá trị đối với phần đã được thực hiện Bên có quyền vẫn phải thực hiện phần hợp đồng tương ứng với phần nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện

Trang 15

PHẦN II: TH C TI N ÁP D NG VÀ H N CH TỰ Ễ Ụ Ạ Ế ỒN T I Ạ2.1 Thực ti n áp dễ ụng

2.1.1 Khái quát và th c tiự ễn:

Pháp luật bảo vệ bên thứ ba thực chất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch trên tinh thần ngay thẳng, trung thực và ổn định trong giao dịch dân sự

Trường hợp A được B thuê để giao hàng cho C Vậy B sẽ là bên có quyền,

A là bên có nghĩa vụ và C là người thứ ba, cả B và C đều có quyền yêu cầu bên

có nghĩa vụ là A phải thực hiện nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi cho người thứ

ba Trong tình huống A vi phạm nghĩa vụ dẫn đến người thứ ba là C bị thiệt hại hoặc không đạt được lợi ích thì chỉ B mới có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa

vụ phải chịu trách nhiệm Bởi vì, về thực chất hợp đồng dân sự vì lợi ích của người thứ ba chỉ là sự thỏa thuận giữa bên có quyền với bên có nghĩa vụ chứ không có sự thỏa thuận của bên thứ ba Như vậy, đây là sự thỏa thuận hai bên chứ không phải thỏa thuận ba bên và người thứ ba không phải là chủ thể của hợp đồng.19

Qua ví dụ trên có thể thấy, điều 415 BLDS 2015 áp dụng cho hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba khi các bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba mà họ không nhất thiết phải thông báo về hợp đồng Vì ý chí của người thứ ba không phải là điều kiện để xác lập hợp đồng Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của bên thứ ba, pháp luật quy định bên thứ ba có quyền chấp nhận hoặc từ chối lợi ích đó Thực tiễn

do quyền lợi của bên thứ ba rất quan trọng trong loại hợp đồng này nên nhiều người lầm tưởng rằng bên thứ ba có lợi ở đây cũng chính là chủ thể của hợp đồng Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng, các quy định này chỉ được xây dựng nhằm đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba trong giao dịch dân sự Việc giao kết hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào nguyện vọng của bên có quyền và bên có nghĩa vụ, không nhất thiết phải có sự đồng ý của bên thứ ba hưởng lợi từ hợp

19 Điều 415 BLDS 2015.

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w