tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH Liên hệ với quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH Liên hệ với quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài: 3

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu: 3

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 4

4 Ý nghĩa của đề tài: 4

5 Bố cục: 4

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 5

2.1 LÝ LUẬN: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo52.1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo: 5

2.1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin: 6

2.2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN: Liên hệ với quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay 8

2.2.1 Tình hình tôn giáo hiện nay tại Việt Nam: 8

2.2.2 Quan điểm, chính sách của Đảng trong chủ trường đường lối tôn giáo: 9

2.2.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới: 10

2.2.4 Các tác động tích cực của tôn giáo đến con người nói chung và tại Việt Nam nói riêng: 112.2.5 Vấn đề lợi dụng tôn giáo chống phá làm hoang mang dư luận và biện pháp phòng tránh:14CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

DANH SÁCH NHÓM

Trang 3

2 Nguyễn Thị Ngọc Minh K204010885 100%

Trang 4

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định Tôn giáo không chỉ là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh, tinh thần, mà còn là văn hóa, đạo đức Mặc dù còn những hạn chế, song tôn giáo cũng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý bởi tính nhân bản, nhân văn, hướng thiện của nó, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới, góp phần bổ sung hoàn thiện cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Hơn nữa, mọi tôn giáo chân chính đều răn dạy tín đồ hướng tới cái chân, thiện, mỹ Điều ấy thể hiện một cách sâu sắc quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm Cùng với sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, Đảng ta đã từng bước đổi mới về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo Trong quá trình đó, tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được thể hiện một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Vấn đề tôn giáo cũng đã từng bị lợi dụng cho mục đích chính trị, chống phá cách mạng Việt Nam và ngày nay vẫn còn một số thành phần tìm cách lợi dụng tôn giáo để chống lại Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa nước ta Chính vì thế mà mỗi người dân chúng ta cần phải có những sự hiểu biết thấu đáo và chính xác về tôn giáo để không bị kẻ gian lợi dụng sự tín ngưỡng tôn giáo vào những mục đích xấu.

Xuất phát từ những lý do trên và để phục vụ cho việc học tập bộ môn Chủ Nghĩa xã hội khoa học, theo sự phân công của cô cho nhóm về đề tài, tiểu luận “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH Liên hệ với quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay” sẽ làm rõ những vấn đề này Do còn hạn chế về trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình trình bày Vì vậy, nhóm em rất mong nhận được sự đánh giá và hướng dẫn của cô Em xin trân trọng cảm ơn!

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: Tôn giáo Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Việt Nam

- Thời gian: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và hiện nay.

 Mục đích nghiên cứu: Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và đang có chiều hướng

phát triển trên phạm vi cả nước Trước tình hình đổi mới đất nước như hiện nay, để góp phần xây dựng đất nước, chúng ta cần phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Đảng về vấn đề tôn giáo, hiểu rõ hơn về tôn giáo trong quá tình xây dựng xã hội chủ nghĩa.

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với cácphương pháp: thống nhất logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.

4 Ý nghĩa của đề tài:

Ý nghĩa lý luận: Việc nghiên cứu đề tài đã giúp chúng ta hiểu được bản chất, nguồn gốc,… của tôn giáo theo quan điểm của Mác - Lênin trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chính sách của Nhà nước trong thời kỳ này.

Trang 5

Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao cái nhìn đúng đắn về tôn giáo cũng như việc thực hiện các hành động về tôn giáo, đề xuất những chính sách về tôn giáo một cách phù hợp và linh hoạt trong tình hình hiện nay.

Chương 3: Kết luận.

Trang 6

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

2.1 LÝ LUẬN: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo

2.1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo:

Theo từ điển triết học, tôn giáo là một hình thức đặc biệt của ý thức xã hội Theo Ăngghen: “Tất cả mọi

tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bênngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đãmang hình thức những lực lượng siêu trần thế”

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa do con ngườisáng tạo ra Con người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyê ̣nvọng, suy nghĩ của họ Nhưng, sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lê ̣ thuô ̣c vào tôn giáo, tuyê ̣t đối hoá vàphục tùng tôn giáo vô điều kiê ̣n

Thứ nhất, bản chất của tôn giáo:

Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh thế giới hiện thực một cách hoangđường và hư ảo.

Tôn giáo phản ánh sự bất lực, sự phản kháng tiêu cực của con người trước những lực lượng, những sứcmạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đang đe dọa, uy hiếp cuộc sống hằng ngày của họ

Tôn giáo có chức năng đền bù, an ủi một cách hư ảo cho những nỗi khổ đau, bất hạnh và sự thiệt thòicủa con người ở thế gian

Tôn giáo có mặt tích cực là ở giá trị đạo đức và tính hướng thiện của nó Khuyên con người nên làmđiều thiện, tránh điều ác.

Thứ hai, nguồn gốc của tôn giáo:

Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội: Trước thiên nhiên hùng vĩ, con người cảm thấy yếu đuối và bấtlực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí

Khi xã hô ̣i xuất hiê ̣n các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do không giải thích được, con ngườitrông chờ vào sự giải phóng của mô ̣t lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế

Nguồn gốc nhận thức: Nguồn gốc nhâ ̣n thức của tôn giáo chính là sự tuyê ̣t đối hoá, sự cường điê ̣u mặtchủ thể của nhâ ̣n thức con người, biến cái nô ̣i dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh

Nguồn gốc tâm lý: Sự sợ hãi trước những hiê ̣n tượng tự nhiên, xã hô ̣i, hay trong những lúc ốm đau,bê ̣nh tâ ̣t; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi làm mô ̣t viê ̣c lớn, conngười cũng dễ tìm đến với tôn giáo

Thứ ba, tính chất của tôn giáo:

Tính lịch sử: Tôn giáo có sự hình thành, tồn tại và phát triển, có khả năng biến đổi trong những giaiđoạn lịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế đô ̣ chính trị - xã hô ̣i

Tính quần chúng: Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiê ̣n ở số lượng tín đồ rất đông đảo, màcòn thể hiê ̣n ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của mô ̣t bô ̣ phâ ̣n quần chúng nhân dân

Tính chính trị: Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiê ̣n khi xã hô ̣i đã phân chia giai cấp, có sựkhác biê ̣t, sự đối kháng về lợi ích giai cấp

Trang 7

2.1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin:

Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân

Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng Do đó, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân, công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau Quyền này nói lên rằng việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả những chức sắc tôn giáo, tổ chức hội giáo…được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ.

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật Quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà còn được thực hiện trên thực tiễn một cách nhất quán, xuyên suốt và lâu dài Nhà nước xãhội chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các các phương tiện phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được nhà nước Xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.

Thứ hai, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xâydựng xã hội mới

Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ hướng vào việc giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng này sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học…một thếgiới hiện thực không còn cần đến “sự đền bù hư ảo” của tôn giáo mà người ta có thể tìm thấy những hạnh phúc thật sự ngay trong cuộc sống Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ,xây dựng xã hội mới.

Phân biệt 2 vấn đề tư tưởng và chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo: vì có sự phân biệt được 2 mặt đó mới tránh khỏi khuynh hướng tả hoặc hữu trong quá trình quản lý, ứng xử trước các vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong xã hô ̣i công xã nguyên thuỷ, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiê ̣n thuần tuý về tư tưởng Nhưng khi xã hô ̣i đãxuất hiê ̣n giai cấp thì dấu ấn giai cấp - chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiê ̣n và có mối quan hê ̣ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo.

Ví dụ: trong xã hội chiếm hữu nô lệ, những tầng lớp giai cấp nô lệ bị chủ nô bóc lột nặng nề (chính trị), vì thế họ tin rằng có một thế lực có thể cứu giúp họ, cho họ tự do

Mặt chính trị phản ánh mối quan hê ̣ giữa tiến bô ̣ với phản tiến bô ̣, phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiê ̣p cách mạng với lợi ích của nhân dân lao đô ̣ng Mặt tư tưởng biểu hiê ̣n sự khác nhau về niềm tin, mức đô ̣ tin giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng.

Trang 8

Phân biê ̣t hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân biê ̣t tính chất khác nhaucủa hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo Sự phân biê ̣t này, trong thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hô ̣i, hiê ̣n tượng nhiều khi phản ánh sai lê ̣ch bản chất, mà vấn đề chính trị vàtư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau Mặt khác, trong xã hô ̣i có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó nhâ ̣n biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo Viê ̣c phân biê ̣t hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Ví dụ: người Việt Nam cảm thấy ăn thịt heo là chuyện bình thường nhưng ở các quốc gia theo đạo Hồi thì việc ăn thịt heo là cấm kỵ

Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

Tôn giáo không phải là mô ̣t hiê ̣n tượng xã hô ̣i bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vâ ̣n đô ̣ng và biến đổi không ngừng tuỳ thuô ̣c vào những điều kiê ̣n kinh tế - xã hô ̣i - lịch sử cụ thể Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác đô ̣ng của từng tôn giáo đối với đời sống xã hô ̣i không giống nhau Quan điểm, thái đô ̣ của các giáo hô ̣i, giáo sĩ, giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hô ̣i luôn có sự khác biê ̣t Vì vâ ̣y, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể.

Ví dụ: ở triều đại phong kiến, Phật giáo được truyền vào nước ta để hình thành giá trị văn hóa chùa, làng Ngày nay Phật giáo không chỉ giữ gìn văn hóa chùa làng mà còn tổ chức các khóa tu, các đại lễ lớn, phóng sanh, cho các tín đồ Phật giáo đến tham gia

2.2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN: Liên hệ với quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay

2.2.1 Tình hình tôn giáo hiện nay tại Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại lâu đời trong lịch sử của dân tộc Mặc dù đức tin, giáo lý và sự thờ phụng của đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa và luôn đồng hành cùng dân tộc cả trong cách mạng giải phóng dântộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Chính vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộc

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật” Theo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 2013), Điều 24 quy định:

“1 Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào… 2 Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

3 Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để nhân dân ta thực hiện quyền bình đẳng trong chính sách tự do tôn giáo theo nguyên tắc: bình đẳng về tín ngưỡng, bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ (nghĩa vụ tôn giáo, nghĩa vụ công dân) và bình đẳng về pháp luật.

Trên thực tế, mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ, được tự do hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Tuyệt nhiên không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị

Trang 9

chính quyền ngăn cấm Chức sắc, tín đồ các tôn giáo luôn gắn bó với quốc gia, dân tộc theo phương châm “Đạo phápdân tộc và CNXH”, thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “nước vinh đạo sáng”, vừa làm tròn bổn phận của tín đồ đối với tôn giáo, vừa hăng hái lao động sản xuất, góp phần cùng toàn dân đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổ quốc Thực tiễn sinh động đó đã, đang được khẳng định qua những thành tựu được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao

Theo số liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2019 thì cả nước có hơn 13,162 triệu người xác nhận theo một trong những tôn giáo được đăng ký chính thức Năm tôn giáo lớn nhất là Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo, Tin Lành, và Cao Đài; các tôn giáo khác chiếm tỷ trọng nhỏ Bên cạnh đó, Nhà nước tạo điều kiện cho hàng trăm tu sĩ đi học tập, hội thảo nâng cao trình độ ở nước ngoài và nhiều người đã trở thành tiến sĩ Phật học Việc in ấn,xuất bản kinh sách được Nhà nước quan tâm, hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có báo, tạp chí, bản tin, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo Chỉ tính riêng Nhà xuất bản Tôn giáo, mỗi năm đã cấp phép xuất bản hơn 1.000 ấn phẩm liên quan đến tôn giáo Hằng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức ở các quy mô khác nhau trên phạm vi cả nước; trong đó, các sự kiện trọng đại của các tôn giáo đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương đều quan tâm, động viên, chúc mừng Ngoài ra, quan hệ đối ngoại của các tôn giáo cũng được Nhà nước tạo điều kiện và ngày càng mở rộng, nhất là quan hệ với các tổ chức tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á, Tây Âu và Tòa thánh Va-ti-căng, góp phần làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước cũng như tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam.

Tuy nhiên một thực trạng đang xảy ra là các thế lực thù địch cùng các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lại ra sức tung tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tôn giáo tại Việt Nam Chúng lợi dụng một số phần tử đội lốt tôn giáo, vi phạm luật pháp và bị pháp luật xử lý để vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, ngăn cấm xây, sửa nơi thờ tự, cản trở các hoạt động tín ngưỡng của các chức sắc tôn giáo, nhà tu hành,… Không những thế, các tổ chức thiếu thiện chí ở nước ngoài đã dựa trên những thông tin bịa đặt từ một nhóm người có hoạt động chống Nhà nước Việt Nam để đưa ra những luận điệu vu cáo “Việt Nam đàn áp, tấn công tôn giáo” Song sự thật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm đã và sẽ là một trong những thứ vũ khí sắc bén, lâu bền, vững chắc nhất đập tan những luận điệu xuyên tạc của chúng.

2.2.2 Quan điểm, chính sách của Đảng trong chủ trường đường lối tôn giáo:

Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật Những quan điểm nhất quán này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013.

Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo có 5 nhóm vấn đề lớn

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong

quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Các tôn giáo hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật

Hai là, thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do

Trang 10

tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các dân tộc Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng”

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng Công tác vận động quần chúng phải động

viên được đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ cán bộ

chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng nòng cốt.

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo Mọi tín đồ có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp

theo quy định của pháp luật Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; đồng thời đó không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.

Qua đó, ta có thể thấy được, quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo rất rõ ràng, nhất quán và dân chủ Có nhữngquan điểm rõ ràng sẽ giúp việc đề ra các phương hướng đúng đắn hơn Đồng thời qua đó phê phán bộ phận lợi dụng tôn giáo để chia rẽ nhân dân, từ đó đưa ra các biện pháp nhận diện phòng tránh

2.2.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đưa ra đường hướng đối với vấn đề tôn giáo, coi đây là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng, ảnh hướng tới sự mọi hoạt động của bộ máy chính trị, đến đời sống, an ninh xã hội Đại hội đã nêu lên những nhiệm vụ, chiến lược phải đạt được trong thời gian sắp tới của nhiệm kỳ trong đó mục tiêu “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Trong thời gian vừa qua nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đối với công tác tôn giáo, các cán bộ cấp cao ởtrung ương đã trực tiếp tham gia, gặp gỡ các chức sắc, tín đồ tôn giáo để nắm bắt tình hình hoạt động, tâm tư nguyện vọng qua đó có những thay đổi, hoạch định chính sách phù hợp với thực tiễn đang diễn ra Ngoài ra các cơ quan ban ngành chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với vấn đề tôn giáo đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nghiên cứu, đánhgiá qua đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, những tồn đọng gây ảnh hưởng tới quyền tự do tín ngưỡng của một số bộ phận tín đồ Hay gần đây là những lễ tuyên dương những đóng gópcủa các chức sắc, tín đồ trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhtrực tiếp tham gia

Nhìn chung phương hướng của Đảng, nhà nước là luôn đề cao vai trò của tôn giáo trong mọi giai đoạn của đất nước xem đây là nhiệm vụ chiến lực và trong thực tế đã chứng minh được sự quan tâm này đối các tổ chức tôn giao, bà con giáo dân Và trong tương lai nhiệm vụ về tôn giáo sẽ luôn được đề cao và luôn được đảm bảo thực hiện với tình thần cao nhất.

2.2.4 Các tác động tích cực của tôn giáo đến con người nói chung và tại Việt Nam nói riêng:

Tác động tích cực của tôn giáo đến con người:

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:36

Tài liệu liên quan