ĐỀ TÀI VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC VÀ GIÁ TRỊ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH

19 0 0
ĐỀ TÀI VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC VÀ GIÁ TRỊ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA SƯ PHẠM

MÔN: TIẾNG VIỆT

TIỂU LUẬN THAY THẾ THI HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNGTRÌNH TIỂU HỌC VÀ GIÁ TRỊ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC

Trang 2

2

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Văn học thiếu nhi là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc Văn học thiếu nhi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, là hành trang đi cùng các em suốt đời, bởi lẽ những gì được lưu giữ suốt thời ấu thơ thường khó phai trong tâm trí mỗi em nhỏ Ngoài góp phần bồi dưỡng tâm hồn cũng như nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, văn học còn giúp học sinh Tiểu học phát triển tình cảm, năng lực, phẩm chất và trí tuệ.

Đối với văn học thiếu nhi, giá trị giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ Nhà văn Tô Hoài, người có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác cho các em đã khẳng định tầm quan trọng của chức năng này: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy.”[4] Hay Võ Quảng, người đã để tâm sức cả đời sáng tác cho các em, cũng quan niệm: “Văn học cho thiếu nhi còn đặt ra vấn đề chính yếu thứ hai, đó là vấn đề giáo dục: giáo dục cái hay, cái đẹp cho thiếu nhi Người viết cho thiếu nhi là một nhà văn nhưng đồng thời cũng là một nhà giáo muốn các em trở nên tốt đẹp Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là hai anh em sinh đôi."[4]

Trên hành trình giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh thì bộ môn Tiếng Việt với những phân môn như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện có vị trí hết sức quan trọng Do đó, cần nhận thức và phát huy hết các giá trị giáo dục trong quá trình giảng dạy để áp dụng vào thực tiễn Xuất phát từ những lý do trên, em xin chọn đề tài “Văn học thiếu nhi Việt Nam trong chương trình Tiểu học và giá trị giáo dục đối với học sinh” với mục tiêu làm rõ vấn đề giá trị giáo dục của văn học thiếu nhi đối với học sinh Tiểu học Từ đó, bước đầu đề xuất một số cách thức giảng dạy và xây dựng kế hoạch bài dạy các tác phẩm Văn học thiếu nhi dành cho học sinh lứa tuổi Tiểu học

Trang 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Mảng văn học thiếu nhi Việt Nam là những tinh hoa của nhân loại đã bổ sung cho văn học nước nhà Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống xung quanh, về thế giới bao la, rộng lớn và cả về những văn hoá, những miền đất xa xôi Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật Vì vậy việc giáo dục trẻ qua các tác phẩm văn học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng” Người đã không ngừng chăm lo “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và trong sự nghiệp giáo dục cần phải đặc biệt chú trọng những bài học giáo dục đạo đức, nhân cách, trí tuệ… cho học sinh.

Các tác phẩm văn học thiếu nhi có vai trò to lớn không gì có thể thay thế được trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Việc cho trẻ em lứa tuổi Tiểu học làm quen với các tác phẩm văn học từ lâu đã được đặt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào lòng người một cách tự nhiên và sâu sắc Có thể nói, đó là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em một cách toàn diện V.G Biêlinxki đã từng nói: “Một cuốn sách viết cho thiếu nhi là để giáo dục, mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại, vì nó quyết định số phận con người"[4] Những ảnh hưởng của văn học tới các em là một quá trình lâu dài và bền bỉ Nó tác động một cách từ từ, nhưng giá trị nhân văn của nó thì có thể tạo nên sức mạnh, ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em

Vấn đề giáo dục trẻ qua các tác phẩm văn học đã được các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình và giáo dục lí giải sâu sắc Có thể kể tới một số công

trình nghiên cứu nổi bật như Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi(Hoàng Văn Cẩn), Giáo trình Văn học trẻ em (Lã Thị Bắc Lý), Bách khoa toàn

thư văn học thiếu nhi Việt Nam, Mỗi tác giả, trong các bài viết, công trình của mình đều đề cập đến nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau của vấn đề lí

Trang 5

luận về giáo dục học sinh qua các tác phẩm văn học giúp người dạy văn, học văn có phương hướng đúng về phương pháp dạy các tác phẩm văn học Bài tiểu luận này sẽ tiếp tục nghiên cứu các giá trị giáo dục và đề xuất một số cách thức giảng dạy văn học thiếu nhi Việt Nam cho học sinh Tiểu học thông qua các giờ học Tiếng Việt.

3 Mục đích và nhiệm vụ

- Mục đích:

Thông qua vai trò và ý nghĩa của các tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam đem đến cho học sinh giá trị giáo dục về mặt tình cảm, đạo đức, tính thẩm mĩ và trí tuệ nhằm nâng cao khả năng nhận thức của học sinh qua văn học Từ đó, giúp các em hình thành nhân cách và các kĩ năng sống cần thiết, các em sẽ có cái nhìn đúng đắn và thấu hiểu được các tác phẩm bằng tâm hồn trẻ thơ Đồng thời, từng bước rèn luyện cho các em kĩ năng đọc, khả năng ngôn ngữ, cảm thụ văn học và vận dụng cũng như thực hành học tập hiệu quả.

- Nhiệm vụ:

Đề ra các giá trị giáo dục của văn học thiếu nhi Việt Nam, giáo viên sẽ có thể truyền tải được cho học sinh đạt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, tối thiểu của môn học, các hoạt động giáo dục cả trong và ngoài giờ lên lớp một cách tối ưu nhất Từ đó, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và nhận thức, rèn luyện các bài học được rút ra.

Thông qua các giá trị giáo dục cũng như xây dựng kế hoạch bài giảng từng bước tiếp cận học sinh theo chương trình giáo dục tích hợp Đưa học sinh trải nghiệm và khám phá theo nhiều cách thức khác nhau những vẫn hướng tới một mục tiêu chung là truyền tải cho học sinh tình cảm và đạo đức tốt đẹp.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Văn học thiếu nhi Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Cánh Diều từ lớp 1 đến lớp 4, Sách giáo khoa Tiếng 5 tập 1 và tập 2

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Trang 6

+ Nghiên cứu bộ sách giáo khoa Tiếng Việt theo chương trình Tiểu học mới và chương trình cũ đối với lớp 5

+ Tổng hợp tài liệu có nội dung nghiên cứu về Văn học thiếu nhi Việt Nam - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, thu thập và xử lí thông tin + Thông qua việc quan sát, tìm hiểu để biết được thực trạng trong việc tiếp cận văn học thiếu nhi Việt Nam

+ Các thông tin thu thập định tính sẽ được đối chiếu với các nguồn tài liệu khác nhau để rút ra kết luận có chất lượng khoa học.

6 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận: Góp phần làm phong phú, mang lại rõ góc nhìn hơn cơ sở lý luận về các biện pháp nâng cao giá trị giáo dục qua các tác phẩm văn học thiếu nhi trong nhà trường Tiểu học

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng và đề ra các kế hoạch giảng dạy nhằm phát huy giá trị giáo dục của văn học thiếu nhi Việt Nam Từ đó, học sinh có thể áp dụng những bài học giáo dục được rút ra từ những đoạn trích, tác phẩm văn học thiếu nhi trong học tập, đời sống hàng ngày Đồng thời, nâng cao chất lượng dạy học văn học cho học sinh Tiểu học để học sinh có thể phát triển các kỹ năng học văn học

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị và Tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 2: Văn học thiếu nhi và giá trị giáo dục đối với học sinh trong chương trình Tiếng việt Tiểu học

Chương 3: Xây dựng kế hoạch bài dạy văn học thiếu nhi Việt Nam trong chương trình Tiểu học

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Vài nét về văn học thiếu nhi Việt Nam

1.1.1.1 Tổng quát chung về văn học thiếu nhi Việt Nam

Năm 1992, các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học lần đầu tiên đã giớithiệu khái niệm Văn học thiếu nhi như sau: “Văn học thiếu nhi, theo nghĩa hẹp,

là các tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho trẻ em, theo một phạm vi rộng, chỉ cả các tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của trẻ em.” [10]

Theo Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt Nam, Văn học thiếu nhi là:

“Những tác phẩm văn học được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi và nhiều khi, cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, hay một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em, mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi.”[10]

“Những tác phẩm thiếu nhi thích thú tìm đọc Bởi vì các em đã tìm thấy ở trong đó cách nghĩ, cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ, cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên, khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích, trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình"[10]

Tóm lại, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm là thiếu nhi hoặc được nhìn bằng “đôi mắt trẻ thơ", với tất cả những xúc cảm, tình cảm mãnh liệt, tinh tế, ngây thơ, hồn nhiên, được các em thích thú, say mê và có nội dung hướng đến việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, đặt nền móng cho sự hoàn thiện nhân cách của các em thuộc những lứa tuổi khác nhau từ thuở ấu thơ đến suốt cuộc đời.

Quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam

Trang 8

Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc Cùng với thời gian, mảng văn học này dần hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức và góp phần vào sự trưởng thành của văn học nước nhà Ở Việt Nam, văn học viết cho thiếu nhi thực sự hình thành với tư cách một bộ phận văn học từ khi Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập (17/6/1957) nhưng trước đó đã có một số nhà văn quan tâm tới việc viết và dịch sách cho các em Quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam có thể kể tới qua các giai đoạn chính sau:

Trước cách mạng tháng Tám: Ở Việt Nam, dòng văn học dân gian phát

triển phong phú và có vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc Chính dòng văn học dân gian này là cơ sở, là nguồn sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần của thiếu nhi nhiều thế kỉ Từ lúc lọt lòng, trong tiếng hát ru, em bé đã được nghe nhiều câu ca nhẹ nhàng, thiết tha Khi lớn lên, các em lại được nghe những

truyền thuyết, những câu chuyện thần thoại như Trăm trứng, trăm con, Thánh

Gióng, Chử Đồng Tử, Rùa vàng, Thạch Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây khế,

Có thể nói, dưới chế độ phong kiến, ngoài văn học dân gian, không có sáng tác phục vụ cho thiếu nhi

Đến những năm 30, nhóm Tự lực văn đoàn cho xuất bản loại sách hồng.

Sau sách hồng, các loại Hoa xuân, Hoa mai, Học sinh, Tuổi xanh, Truyền bá,

ra đời Đối tượng phục vụ của các loại sách này, chủ yếu là trẻ em ở thành thị, bóng dáng các em thiếu nhi nông thôn rất hiếm Cũng trong giai đoạn này, một số nhà văn hiện thực tham gia viết cho các em như Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài, Truyện thiếu nhi của Nam Cao có khuynh hướng

hiện thực Các truyện Con mèo mắt ngọc (1942), Những trẻ khốn nạn (1943) ít

nhiều nói lên những bất hạnh của tầng lớp trẻ con nhà nghèo Tô Hoài dùng

hình thức đồng thoại để đề cập đến các vấn đề lớn trong xã hội như Đám cưới

chuột, Võ sĩ bọ ngựa, Dế mèn phiêu lưu kí, trong đó Dế Mèn phiêu lưu kí là một

thiên truyện xuất sắc, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới Bác Hồ

cũng viết một số bài thơ cho các em như Trẻ chăn trâu (1941), Kêu gọi thiếu

nhi (1941), trong đó Bác đã nêu lên những nỗi thống khổ của trẻ em Việt Nam.

Trang 9

Bác chỉ rõ kẻ thù của dân tộc và vạch rõ nhiệm vụ cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng Những bài thơ của Bác có tính thời sự sâu sắc và mang ý nghĩa giáo dục cao

Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện những tác phẩm viết cho thiếu nhi một cách lẻ tẻ chứ chưa thực sự có phong trào sáng tác cho các em, nhưng dù sao đó cũng chính là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng xây dựng nên nền văn học thiếu nhi Việt Nam.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (từ 1945 đến 1954): Sự quan tâm

của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ góp phần thúc đẩy sự hình thành nền văn học

cho thiếu nhi từ khi Cách mạng tháng Tám thành công Tờ Thiếu sinh - tiềnthân của báo Thiếu niên tiền phong đã được ra mắt từ 1946 Hàng năm, vào

những dịp Trung thu, Tết hay những dịp biểu dương, khen ngợi thiếu nhi, Bác

Hồ đều có thơ chúc Tết, thơ khen cho các cháu Làm theo Bác Hồ dạy tập hợp

những bài thơ và những bức thư đó

Sau đó xuất hiện một số sách mang tên Kim Đồng của các nhà văn đang

tham gia kháng chiến viết cho các em như: Chiến sĩ ca nô của Nguyễn HuyTưởng, Hoa Sơn của Tô Hoài, Dưới chân cầu mây của Nguyên Hồng, Chú

Giao làng Sen của Nguyễn Tuân, Phác Kim Tố của Nguyễn Xuân Sanh Nội

dung chủ yếu của các cuốn sách này là nêu các tấm gương thiếu nhi dũng cảm trong kháng chiến Sách Kim Đồng là một sự gợi ý cho việc thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng sau này Tuy số lượng còn ít ỏi, nội dung đơn giản, nhưng các truyện trên cũng đã có những tác dụng nhất định trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm yêu nước, chống đế quốc xâm lược cho các em, và là cơ sở đầu tiên cho sự hình thành một nền văn học thiếu nhi hoàn chỉnh

Sau khi hoà bình được lập lại (từ 1954 đến 1964): Ngày 17/6/1957, Nhà

xuất bản Kim Đồng được thành lập, mở ra một giai đoạn mới của văn học thiếu nhi Vì mới ra đời, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng còn chưa được ổn định nên chủ yếu truyện dịch và truyện cổ được in với số lượng lớn Chỉ đến khi phát động phong trào viết về cuộc kháng chiến chống Pháp trong các nhà văn thì mới có một loạt tác phẩm có giá trị Đứng đầu là các

Trang 10

tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957) của Đoàn Giỏi, Hai làng Tà Pình và

Động Hía (1958) của Bắc Thôn, Em bé bên bờ sông Lai Vu (1958) của Vũ Cao,Cái Thăng (1961) của Võ Quảng, Vừ A Dính (1963) của Tô Hoài… Những tác

phẩm này đã lấy nhân vật thiếu nhi làm trung tâm, miêu tả cuộc sống sinh hoạt, những đóng góp của các em vào công cuộc kháng chiến của dân tộc Năm

1960, Nguyễn Huy Tưởng đã cho ra đời hai truyện lịch sử xuất sắc: Lá cờ thêu

sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung Như vậy, một đội ngũ các nhà văn

viết cho thiếu nhi đã hình thành Bên cạnh đó xuất hiện một loại truyện viết về sinh hoạt bình thường hàng ngày của các em Các nhân vật thiếu nhi có những nét hồn nhiên, trong sáng, tiêu biểu cho lớp thiếu nhi sau Cách mạng tháng Tám Có thể kể đến tác giả, tác phẩm như: Phong Nhã với các mẩu chuyện nhỏ

(Cây bách tán, Lo cho các cháu, Đôi giày làm bác ấm chân, Quả táo của Bác

Hồ), Nguyễn Đình Thi với Cái tết của mèo con, Phạm Ngọc Toàn với truyện

khoa học Lai Ka, Bùi Minh Quốc với Những mẩu chuyện về bé Ly, Cùng với

truyện, thơ viết cho thiếu nhi hình thành trong những ngày hoà bình và mỗi ngày một phát triển với một đội ngũ đông đảo như Vũ Ngọc Bình, Huy Cận, Nguyễn Bá Dậu, Bảo Định Giang, Thanh Hải, Tế Hanh, Phạm Hổ,

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ (từ 1965 đến 1975): Sách cho các em

phát triển mạnh về mọi mặt trong giai đoạn cả nước chống Mĩ Một loạt tập truyện và thơ được xuất bản khẳng định rõ bước tiến rõ nét của nền văn học

viết cho thiếu nhi Tiêu biểu là Truyện viết cho thiếu nhi (1961) của NguyễnHuy Tưởng, Hai bàn tay chiến sĩ (Tuyển tập chọn lọc về đề tài kháng chiếnchống Pháp), Dòng nước xiết (Tập truyện ngắn và ký về đề tài miền Bắc chốngMĩ), Măng tre (1971), tập thơ của Võ Quảng Ở thời kỳ này, đề tài kháng chiếnchống Pháp tiếp tục được khai thác với những thành tựu mới Tiêu biểu là Đội

du kích thiếu niên Đình Bảng (1963) của Xuân Sách - viết về tập thể anh hùng

nhỏ tuổi hoạt động trong lòng địch vùng Đình Bảng (Bắc Ninh), Quê nội của

Võ Quảng (1973) quay lại một thời kì xa hơn làm sống lại những ngày sau Cách mạng tháng Tám, tràn đầy một tinh thần ngợi ca chế độ mới đã đem lại sự đổi thay cho cả một vùng quê duyên hải miền Trung

Ngày đăng: 09/04/2024, 10:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan