1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài kỹ năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa

79 104 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Môi Trường Đa Văn Hóa
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Năng Giao Tiếp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 15,1 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Khái quát chung về văn hóa (4)
    • 5.1 Khái niệm về văn hóa (4)
    • 5.2 Cơ cấu văn hóa (5)
    • 5.3. Chức năng của văn hóa (6)
    • 5.4. Các loại hình văn hóa (7)
    • 5.5. Vai trò của văn hóa trong giao tiếp (8)
  • Chương 2: Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Việt Nam (9)
  • Chương 3: Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người nước ngoài (15)
    • 3.1: Đặc điểm văn hóa giao tiếp của một số nước châu Âu và người Mỹ (15)
      • 3.1.1: Người Pháp (15)
      • 3.1.2: Người Anh (19)
      • 3.1.3: Người Nga (25)
      • 3.1.4: Người Đức (32)
      • 3.1.5: Người Italia (37)
      • 3.1.6: Người Mỹ (45)
    • 3.2: Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người phương Đông (51)
      • 3.2.1: Người Trung Quốc (51)
      • 3.2.2: Người Nhật (60)
      • 3.2.3: Hàn Quốc (65)
  • Chương 4: Một số nét khác biệt trong văn hóa giao tiếp giữa phương Đông và phương Tây (72)
  • Chương 5: Một số kỹ năng trong môi trường đa văn hóa (76)
    • 5.1. Quan sát và lắng nghe (76)
    • 5.2. Tôn trọng sự khác biệt (76)

Nội dung

Có nghĩa là: Quan sát trời đất hiểuđược sự biến hóa của trời đất, người có lòng nhân có thể được thiên hạ.Văn hoá về sau được dùng với nghĩa giáo hoá, dùng văn chương, lễnhạc cảm hoá con

Khái quát chung về văn hóa

Khái niệm về văn hóa

- Hiện nay, trên cơ sở những tiếp cận khác nhau, có rất nhiều khái niệm văn hoá.

- Trong tiếng Việt, văn hoá là từ gốc Hán Khái niệm văn hoá đã được nói đến trong Chu Dịch Quẻ Bí Quan hồ thiên văn đĩ sát thời biến, hồ nhân văn dĩ -hoá thành thiên hạ” Có nghĩa là: Quan sát trời đất hiểu được sự biến hóa của trời đất, người có lòng nhân có thể được thiên hạ.

Văn hoá về sau được dùng với nghĩa giáo hoá, dùng văn chương, lễ nhạc cảm hoá con người, không dùng vũ lực.

- Theo Đào Duy Anh thì văn hoá là văn vật và giáo hoá, dùng văn tự để giáo hoá con người

- Được định nghĩa một cách khác nhau, khái niệm văn hoá có thể quy về hai cách hiểu: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.

- Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật ) Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh ) Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

Save to a Studylist giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ ) Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn).

- Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.

- Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

- Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.

- Tất cả các định nghĩa khác nhau trên đây đều chứa một nét nghĩa chung là “con người”, đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người.

- Tóm lại, Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người.

- Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.

Cơ cấu văn hóa

- Văn hóa chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của con người và nhân loại Cơ cấu văn hóa là những yếu tố:

- Chân lý: là tính chính xác, rõ ràng của tư duy, là những nguyên lý được nhiều người thừa nhận, là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong đầu óc con người.

- Giá trị: là cái mà ta cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của con người Giá trị chứa đựng một số yếu

- Mục tiêu: được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động Là cái đích cần phải hoàn thành, mục tiêu có khả năng hợp tác các hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến khả năng xây dựng phương án và tổ chức hành động Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của giá trị Giá trị thế nào thì mục tiêu như thế ấy.

- Chuẩn mực: là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu tượng để hướng dẫn và quy định đối với các hành vi của các thành viên trong xã hội.

Chức năng của văn hóa

- Văn hóa là một một tổng thể nhiều hoạt động tạo ra các sản phẩm văn hóa hữu hình và vô hình nhằm tác động đến con người và xã hội

- Văn hóa có năm chức năng:

- Chức năng tổ chức: văn hóa mang tính hệ thống và thực hiện chức năng tổ chức Văn hóa làm cho tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị, hội đoàn, tổ nhóm, của mỗi dân tộc khác nhau và mang bản sắc riêng.

- Chức năng điều chỉnh: văn hóa giúp phát huy, tìm mới những yếu tố tích cực, triệt tiêu những giá trị lỗi thời, không phù hợp,văn hóa làm cho xã hội loài người ngày càng phát triển.

- Chức năng giao tiếp: con người tạo ra ngôn ngữ và các ký hiệu để phục vụ nhu cầu giao tiếp và đặc trưng ngôn ngữ thệ hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc Văn hóa thể hiện trong môi trường giao tiếp, là sản phẩm của giao tiếp.

- Chức năng giáo dục: khuôn mẫu xã hội, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên truyền thống văn hóa Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng truyền thống, mà còn bằng cả những chuẩn mực đang hình thành.

Các loại hình văn hóa

-Các nền văn hóa trên thế giới rất phong phú và đa dạng Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng.

-Loại hình văn hóa được xác lập dựa trên môi trường địa lí, điều kiện sống, các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên xã hội và chính các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa.

- Dựa vào điều kiện hình thành, đặc điểm nhận thức, tổ chức công đồng, xã hội, cách ứng xử với tự nhiên, cộng đồng, xã hội, hai loại hình văn hóa được hình thành: Văn hóa gốc nông nghiệp và Văn hóa gốc du mura

- Khu vực phương Đông với điều kiện tự nhiên và khí hậu nóng ẩm, nhiều, thuận lợi cho phát triển trồng trọt, hình thành văn hóa nông nghiệp Văn hoá nông nghiệp gắn l với trồng trọt, mang tính ổn định nên cư dân không thích mạo hiểm, ít tư duy sáng tạo, tính tập thể cao, tôn kinh nghiệm Cộng đồng và tổ chức xã hội được tổ chức linh hoạt để thích hợp với những hoàn cảnh cụ thể, nên thường thiếu tính chặt chẽ, kỷ luật.

- Môi trường sống phương Tây thường là các vùng thảo nguyên có khí hậu lạnh và khô (Tây Âu, Bắc Mỹ) thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, hình thành văn hóa du mục Điều kiện tự nhiên khắc khổ làm cho con người có tham vọng chế ngự tự nhiên, tư duy phân tích khách quan, mang tính thực nghiệm và lý tính cao Cộng đồng và tổ chức xã hội được tổ chức chặt chẽ, luật lệ nghiêm minh.

Vai trò của văn hóa trong giao tiếp

- Nhà triết học người Đức L Pheurbach từng viết: “Con người cá thể không chứa bản chất con người trong mình Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông thường; còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thượng đế”

- Quan trọng hơn, nó sẽ tồn tại song hành cùng với sự tồn tại của nhân loại, là phương tiện để con người tự hoàn thiện bản thân mình, để cùng nhau tiến bước vào nền văn minh mới

-Văn hóa thể hiện bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia

- Nó được kết tinh qua bề dày lịch sử và thấm sâu vào đời sống con người và chi phối đến hoạt động của con người Văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động, trong đó có giao tiếp, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập của nước ta hiện nay.

-Văn hóa thể hiện tri thức - tư tưởng, tín ngưỡng, các giá trị đạo đức, truyền thống, pháp luật, thẩm mỹ, lối sống của một dân tộc và tác động đến những dân tộc khác trong giao tiếp

- Thông qua hoạt động giao tiếp, văn hóa gián tiếp thể hiện đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán của cá nhân, cộng đồng Tác động đến mỗi thành viên xã hội, buộc mỗi thành viên phải tỏ thái độ của mình trước mỗi sự kiện xã hội.

- Nêu cao, duy trì chuẩn mực đạo đức của một dân tộc, pháp luật điều chỉnh xã hội thông qua hình phạt, sự nghiêm cấm, cho phép được làm và không được làm gì, đạo đức điều chỉnh xã hội bằng dư luận và lương tâm nghĩa vụ, bằng lẽ phải và những điều cần làm

-Yếu tố đạo đức trong văn hóa giao tiếp chính là yếu tố truyền thống ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của mỗi con người, khó có thể bị chi phối, làm mai một.

Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

- Nghệ thuật giao tiếp là một trong những bản sắc văn hóa của người Việt

Nam Nó được duy trì qua lịch sử, làm thành cái quý báu của nền văn hóa dân tộc.

- Người Việt Nam làm nông nghiệp, sống định cư, phụ thuộc lẫn nhau nên coi trọng, giữ gìn các mối quan hệ

- Khi có thời gian, họ luôn đến thăm nhau nhất là vào những ngày lễ, Tết, hiếu hỉ…

- Khi có khách đến đến chơi, người Việt hiếu khách luôn đón tiếp chu đáo và thịnh tình ( Nhiệt tình, nồng hậu trong tiếp đón, đối xử) Người Việt Nam vui vẻ, thoải mái trong giao tiếp với người quen, nhưng với người lạ, lại khá rụt rè.

“Lời chào cao hơn mâm cỗ”

( Lời chào cao hơn mâm cỗ” là lời răn dạy tiền nhân để lại, không chỉ thể hiện phép lịch sự, mà còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam Việc coi trọng lời chào, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn hơn cả mâm cao cỗ đầy.)

“Dao năng liếc năng sắc, người năng chào, năng quen”

( Thường xuyên tiếp xúc, đi lại thì thành thân thiết)

- Khi chào hỏi, người Việt Nam quan tâm đến nụ cười, sự lễ phép và cách xưng hô Quan niệm “Xưng khiêm, hô tôn” được người Việt Nam đặt lên hàng đầu, chúng ta có thể hiểu “xưng khiêm” là gọi mình khiêm nhường, còn

“ hô tôn” là gọi người khác tôn kính, nên luôn khiêm tốn lắng nghe, và trân trọng người đối diện

- Khi chào, người nhỏ tuổi hơn, cấp bậc nhỏ hơn sẽ chào trước, người lớn tuổi hơn, cấp bậc cao hơn sẽ chào lại.

VD: Một học sinh tiểu học gặp một giáo viên.Học sinh sẽ khoanh tay chào giáo viên và nói "Chào cô ạ!" Giáo viên sẽ mỉm cười và chào lại học sinh.

- Người Việt Nam có một số kiểu chào:

+ Hai người nhìn nhau và gật đầu với nhau

Vd: Hai người bạn gặp nhau nhưng không tiện nói chuyện chỉ cần nhìn nhau và gật đầu

+ Tay phải úp lên tay trái, là biểu tượng che chở nhau, đưa lên ngang ngực, ngang miệng, ngang trán để thể hiện sự tôn kính người mình tt đang chào.

+ Hai tay nắm lại để sát người hoặc khoanh tay sau đó cúi đầu trước người mà mình đang chào thể hiện tính khiêm nhường.

- Lời chào tuỳ thuộc vào mối quan hệ thân - sơ hay quan hệ vị thế giữa những người tham gia giao tiếp mà có các loại:

+ Chào đánh tiếng (Chào!, Xin chào!, Tổng chào!) + Chào bằng lời mời (Anh với tôi làm ấm chè nào! , Anh ăn cơm không?)

+ Chào bằng lời hỏi thăm (Ông bà vẫn khỏe chứ chị? Hỗm nay con chị vẫn học tốt chứ?)

+ Chào bằng lời chúc (Chúc quý khách lên đường bình an!, Chúc bạn thi tốt nhé!)

+ Chào theo quan hệ xã hội (Em chào sếp ạ! ).

- Người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào và chào theo tình cảm (Con chào nội!; Xin phép cụ cháu về; Thím ở chơi, con về! ), theo tuổi tác (Con chào dì! Bác chào cháu nhé! ); đôi khi chào bằng hình thức câu hỏi (Bác đi chợ sớm thế! Anh đi làm chưa? ).

- Tiếng Việt là quốc ngữ của người Việt Nam.

- Người Việt Nam giao tiếp tế nhị nên hay “vòng vo tam quốc”, không bao giờ đi thẳng vào vấn đề mà đưa đẩy, hỏi thăm nhà cửa, ruộng vườn, rồi mới đi vào chủ đề.

- Người Việt Nam thường cân nhắc kỹ khi nói:

“Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

( Câu tục ngữ này có nghĩa là lời nói có thể không tốn kém, nhưng nếu không được lựa chọn cẩn thận thì có thể gây tổn thương, làm mất lòng người khác.

Do đó, khi giao tiếp, chúng ta cần lựa chọn lời nói phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, và tôn trọng cảm xúc của người nghe.)

VD: Khi nói chuyện với người lớn tuổi, chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng Khi nói chuyện với bạn bè, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ thân mật, thoải mái hơn Khi nói chuyện với người có địa vị cao hơn, chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự Khi nói chuyện với người có địa vị thấp hơn, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ thân thiện, gần gũi hơn hay “ Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói ”

(Câu tục ngữ này có nghĩa là lời nói có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, vì vậy chúng ta cần suy nghĩ cẩn thận trước khi nói.)

- Lời nói có thể là một công cụ hữu ích để kết nối, gắn kết mọi người với nhau, nhưng cũng có thể là một thứ vũ khí sắc bén gây tổn thương, chia rẽ Vì vậy, chúng ta cần sử dụng lời nói một cách có trách nhiệm, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác Chính vì với tính cách này mà người Việt Nam không làm mất lòng ai, luôn giữ được sự hòa thuận.

- Văn hóa nông nghiệp Việt Nam trọng tình, trọng các mối quan hệ nên từ xưng hô, không chỉ dừng ở đại từ nhân xưng mà còn có cả các danh từ thân tộc (anh, chị - em; ông, bà, bác, cô, gì, chú - cháu, con ), danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ, giám đốc, quản lý ), quan hệ vợ chồng (chồng, vợ) Mọi người đều trở thành bà con họ hàng khi sử dụng danh từ thân tộc trong xưng hô: bà, dì, tía, má,

- Người Việt Nam xưng hô phụ thuộc vào mối quan hệ, tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp: khi nhỏ thì mày - tao; lớn lên là cậu - tớ và còn xưng hô phụ thuộc vào tình cảm: bình thường thì bạn - tôi, bồ - tớ, cậu – tớ , ghét nhau thì anh - tôi, mày - tao, thân nhau thì mày - tao, bồ tèo

4 Chủ đề trong giao tiếp

- Người Việt Nam hay hỏi về tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, công việc làm ăn, tình trạng gia đình vì muốn thể hiện sự quan tâm chứ không phải tò mò.

- Khi đã biết đối tượng giao tiếp, người Việt Nam sẽ lựa chọn đề tài, cách thức giao tiếp thích hợp Khi không được lựa chọn thì người Việt Nam thích ứng một cách linh hoạt:

“Đi với phật mặt áo cà sa, đi với ma mặt áo giấy”

( Ăn mặc phải tùy hoàn cảnh, với người giàu, người nghèo Lựa tình thế, lựa người, lựa quan hệ mà hành động, đối xử cho phù hợp.)

- Người Việt Nam được đánh giá là cần cù lao động, hiếu học, thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm.

- Tác giả Peter G Bourne trong sách Men, stress, and Vietnam xuất bản năm 1970 có đánh giá về người Việt:

+ Làm việc chăm chỉ + Có tính kiên trì + Luôn mong muốn vượt lên phía trước

- Người Việt có tinh thần dân tộc cao nên các ý tưởng mang tinh thần dân tộc sẽ rất được hưởng ứng Có thể kể đến một số ví dụ:

Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người nước ngoài

Đặc điểm văn hóa giao tiếp của một số nước châu Âu và người Mỹ

- Người Pháp tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng tự do cá nhân của người khác, thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, thay phiên nhau làm những công việc như làm cơm, rửa bát, giặt đồ tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, phải gõ cửa trước khi vào phòng.

- Cư xử nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc, người Pháp thường kiểu cách và trọng hình thức, có sự phân biệt đẳng cấp trong quan hệ, có sự phân chia rõ ràng trong cách chào, cách nói, cách viết thư và đặc biệt là cách đối xử với phụ nữ.

- Khi gặp nhau chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ Nếu thân quen, có thể hôn nhẹ tượng trưng, lên gò má trái và phải của người phụ nữ khi sắp, chia tay, cảm ơn mỗi khi nhận quà Ở mỗi thành phố, mỗi vùng, số lượng nụ hôn vào má khác nhau, thường là 1 vào má phải, 1 vào má trái, buy nhiên cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4 cái.

- Những người trong gia đình, bạn bè thân thiết sẽ "Bisous” còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan, đối tác thì bắt tay lịch sự (nếu người Pháp chủ động hôn, không nên ngại, điều đó thể hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn).

- Nói tiếng Pháp, ít nói tiếng nước ngoài, khách nói được tiếng Pháp thì sẽ được xem là khách quý.

- Người Pháp rất tôn trọng nghi thức xã giao, hệ thống cấp bậc, chức vụ Đại từ nhân xưng "vous" đầy vẻ trân trọng luôn được sử dụng, nên Tránh từ “tư”, trừ khi được yêu cầu.

- Tiếng "bonjour" (chào buổi sáng), nụ cười, cái cúi đầu, tiếng “merci” (cám ơn), lời chúc “bonne journée" (chúc ngày tốt đẹp) dường như ở sẵn cửa miệng của họ.

- Người Pháp rất tự hào về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, thành tựu nghệ thuật của đất nước.

- Chủ đề ưa thích của họ là: món ăn, thể thao, văn hóa nghệ thuật Họ ránh các chủ đề về tiền bạc, giá cả, đời tư, chính trị

- Họ thích tranh luận về mọi đề tài trong cuộc sống, ở phạm vi địa phương lẫn phạm vi toàn cầu Người Pháp không thích đề cập đến sự riêng tư trong gia đình và bí mật trong buôn bán.

- Họ luôn tôn trọng giờ giấc trong cuộc hẹn hay những buổi làm việc, nội họp, tôn trọng quy cách giao tiếp và rất tôn trọng các ngày nghỉ, ngày Lễ Điều này được xem như một trong những “nguyên tắc sống" của người Pháp.

- Người Pháp rất nghiêm túc, cẩn trọng trong công việc, thường đòi mỏi phải được giới thiệu từ những người họ biết và nể trọng Họ nổi tiếng hận trọng và xét nét đối với từng thông tin, số liệu và không thích bị húc giục Các cuộc thương thảo làm ăn thường diễn ra thẳng thắn, trực tiếp, ánh mắt nhìn thẳng vào mặt, mắt của người đối thoại.

- Người Pháp hay đưa những câu hỏi, thắc mắc hóc búa nhằm thử rình độ, bản lĩnh, tài ứng xử của những người cùng làm ăn Khi mới bắt Tầu cuộc thương thảo không nên đề cập đến tiền bạc ( nên ở phần gần kết thúc) Người chức vụ cao nhất luôn là người quyết định cuối cùng, người uyên bố cuộc họp kết thúc

- Bữa ăn là nơi đàm phán, thương thảo hợp đồng thuận tiện và được ưa chuộng.

6 Trong các hoạt động khác

- Người Pháp luôn được đánh giá là lịch sự, trang trọng, "trau chuốt" về ăn mặc, trang trí và đi đứng, giao tiếp Trang phục hợp thời trang, hợp thời tiết và có đủ các đồ phụ tùng phù hợp.

- Được người Pháp mời dùng cơm gia đình là rất vinh dự, không nên từ chối.

Khách nên đến với 1 chai rượu vang và hoa, hoặc 1 món quả nhỏ, và khi người Pháp mang rượu đến tặng, chúng ta sẽ sử dụng luôn chai rượu đó Trên bàn ăn, nói những câu chuyện thường ngày, không mang sắc thái riêng tư, không rời bàn ăn khi rượu còn trên nửa ly Phụ nữ được phục vụ trước và sau khi tất cả đã được phục vụ đồ ăn, uống lúc đó mới bắt đầu tiệc Người Pháp dành nhiều thời gian trò chuyện trên bàn ăn, có thể kéo dài 4 hay 5 giờ.

Những bữa tiệc chính thức, nam giới phải mặc comple đồng bộ hoặc đờ mi.

Cuối bữa, nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là khách mời họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống dưới, thể hiện rằng mình đã dùng xong Đồ uống sau ăn là cà phê hoặc trà và lúc này bắt đầu trao đổi về công việc.

- Khi đi thang bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn, đàn ông đi sau và xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết Khi đi thang máy, trẻ em, người già, phụ nữ và người khuyết tật đi trước Trong thang máy, người đứng gần bảng điều khiển sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào (ở Pháp có các công trình, phương tiện công cộng dành cho người khuyết tật)

- Trên đường phố, bước đi theo nhịp của dòng người Trên vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách nhẹ nhàng lách qua bên trái, đồng thời xoay ngang người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh Người đàn ông luôn đi gần nhất với lề đường để bảo vệ cho những người già, phụ nữ và trẻ em.

- Người Pháp không thích bàn tán khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở kịch, vỗ tay tán thưởng khi kết thúc phần biểu diễn.

- Xếp hàng là nét văn hóa đặc trưng của người Pháp, mọi lúc mọi nơi họ trật tự khi xếp hàng.

- Ngón tay trỏ chỉ vào thái dương là ngu ngốc

- Hoa cúc màu vàng thể hiện sự chết chóc.

- Hoa cẩm chướng thể hiện sự xui xẻo.

- Con số 13 đem lại sự không may mắn.

Người Anh có đặc điểm chung là lạnh lùng, trầm lặng, thực tế và bận rộn,ngắn gọn, không ưa dài dòng, theo chủ nghĩa cố tục, luôn giữ thái độ dè dặt,giữ ý, tôn thờ gia đình, ít thay đổi, có tính truyền thống cao Nối tiếng lịch lãm, có văn hóá (được gọi là Gentlemen - người phong nhã)

- Người Anh khá dè dặt trong cách chảo hỏi Ở trường học hay ở chỗ làm thì câu chào hỏi thông thường nhất là "Hello", "HT", "Good morning".

- Có những cách chào hỏi khác như: bắt tay, hôn nhẹ vào má là thông thường nhất giữa người Anh với nhau.

Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người phương Đông

- Khác với người phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp.

- Người Trung Quốc giàu lòng thương người, sâu sắc trong quan hệ, hào hiệp, cao thượng trong cư xử Họ thông minh, cần cù và kiên nhẫn, có đầu óc làm ăn lớn và tính toán kinh tế giỏi, rất kín đáo và thâm thuý.

- Thương gia Trung Quốc nổi tiếng là mềm mỏng và khéo chiều lòng người Phụ nữ thường nghiêm trang với người ngoài Người TrungQuốc thích bầu không khí thân mật, cởi mở trong gia đình Trong giao tiếp thường nói to, nói nhiều và luôn coi trọng lời mời trực tiếp.

- Người Trung Quốc rất thích số 6, 8, 9, màu đỏ và màu vàng là màu của hạnh phúc, no ấm và giàu sang, thích chơi cây cảnh.

- Trong ngày Tết, cưới hỏi thường uống rượu, ăn sủi cảo, đặc biệt là các doanh nhân Người Trung Quốc thích ăn rau vì vậy trong bữa ăn luôn luôn có rau Họ ăn nhiều và biết thưởng thức đồ ăn, có nhiều kỹ thuật nấu ăn cầu kỳ phức tạp

- Người Trung Quốc thích uống trà Trà uống là trà xanh, pha trong ấm hoặc trong ly Họ thường uống trà vào lúc sáng sớm, sau các bữa ăn, vào chiều tối, trong lúc trò chuyện, đàm đạo.

- Trong giao tiếp, người Trung Quốc rất chú ý đến địa vị xã hội và tuổi tác, nó quyết định phong cách ngôn ngữ, cách xưng hô mà họ sẽ chọn.

- Khi chào hỏi người Trung Quốc khom người hoặc cúi đầu, không bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng Họ không có thói quen vỗ lưng và ôm người khi gặp nhau

- Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước, không chào hỏi phụ nữ trước

- Khi giới thiệu người khác với ai đó, không bao giờ dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó (không lịch sự), phải ngả bàn tay chỉ về phía người đó Đối với người Trung Quốc, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy.

- Tiếng Phổ Thông (Quan Thoại) được sử dụng phổ biến nhất tại TrungQuốc Ngoài ra còn có tiếng Quảng Đông được sử dụng tại tỉnh QuảngChâu, tiếng Ngô sử dụng tại tỉnh Triết Giang, tiếng Mân tại tỉnh PhúcKiến

- Viết thông tin về đối tác, cần viết tên gắn liền với chức danh hoặc gọi một cách trân trọng là "ông" hay "bà".

- Người Trung Quốc không từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự Thay vì trả lời "Không" một cách dứt khoát, họ nhẹ nhàng và tế nhị để giữ thể diện cho đối tác ("Có thể" hay "Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó" là cách từ chối thường thấy).

- Khi gặp gỡ có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương

- Chủ đề được ưa thích là thể thao, bóng đá, lịch sử, văn hóa, gia đình, sự tiền bộ ở Trung Quốc, không thích các đề tài về Cách mạng văn hóá, tình dục, chính trị, Đài Loan

- Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn, đúng giờ.

- Khi giao dịch kinh doanh, người Trung Quốc mặc sang trọng (nam giới thì comple sầm màu và cravat, phụ nữ thì quần và áo vét sẫm màu).

- Người Trung Quốc đàm phán không đơn giản, thường kéo dài (mở đầu thường là một bữa tiệc dài, chuyện làm ăn dành đến cuối bữa).

- Đối với người Trung Quốc, "Guanxi" là quan hệ hay mối liên kết có một tầm quan trọng đặc biệt Thiết lập được một mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến lược kinh doanh Yêu cầu xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau mang ý nghĩa sống còn để thành công.

- "Mian-zi" với nghĩa là "thể diện", sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền với địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân.

Trong văn hóa kinh doanh, "giữ thể diện", "mất thể diện" hay "đem lại thể diện" có một sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh Khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác là một hình thức "đem lại thể diện" và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành của cấp dưới

- "Keqi" dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết "ke" có nghĩa là khách tơi và

"qi" là ứng xử cũng là một từ được đặt lên hàng đầu khi thiết lập tộc mối quan hệ kinh doanh Thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường quan trong hơn việc bộc lộ khả năng ngay lúc đầu, việc thể hiện bản thân quá lớm với các đối tác Trung Quốc dễ gây nghi ngờ

- Người Trung Quốc không đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng Cần giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh, cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty

- Người Trung Quốc nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức.

- Không vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn

Một số nét khác biệt trong văn hóa giao tiếp giữa phương Đông và phương Tây

Về Đề cao sự khéo léo, mềm mỏng Đề cao sự thẳng thắn quan điểm Ăn mặc kín đáo (phô bày thân hình là xúc phạm thuần phong mỹ tục, làm giảm giá trị con người)

Kỷ niệm ngày giỗ (ngày qua đời) của ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, anh chị em có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ

Quốc kỳ phải được trưng bày, treo ở chỗ trang trọng

Coi trọng quá trình thực hiện (không đối đầu, xung đột, chấp nhận đi vòng để đạt kết quả và không tổn hao sức lực) Đưa cái xấu của ai trước dư luận đôi khi bị coi là ác độc, nhỏ nhen, nên đa số đều an phận thủ thường. Ăn mặc phóng khoáng (vẽ tranh, tạc tượng đàn ông đàn bà khỏa thân là đưa ra cái đẹp để mọi người chiêm ngưỡng).

Chỉ tổ chức tiệc sinh nhật, không cúng giỗ cha mẹ, tưởng nhớ ngày qua đời của ông bà, cha mẹ.

Quốc kỳ có thể được may hoặc in trên đồ lót được coi như nét đẹp của tự do.

Coi trọng kết quả sau cùng, sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất.

Ngoài cái tốt, cái gì xấu cần phơi bày cho công luận biết để sửa chữa

Trân trọng tập thể, phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa Cái Tôi nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp Đề cao cái tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân.

Về giờ giấc Có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn. Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ. Ứng xử Sếp được coi là “người khổng lồ”. Đàn ông, đàn bà gặp nhau vá chào, nghiêng mình, sau bắt tay chứ không ôm hôn Ôm hôn ch dành cho tình nhân, vợ chồng, bày tỏ một cách kín đáo.

Sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn. Đàn ông, đàn bà gặp nhau bắt tay và có thể ôm hôn để bày tỏ tình cảm thân thương, quý

Người nhỏ tuổi chào người lớn tuổi trước, người cấp thấp chàc người cấp cao trước…

Khách tới chơi là quý

Quà tặng thì để đó như món đồ quý giá, trưng bày, khi nào khách về mới mở ra.

Thấy người ngã ra bất tỉnh thì xúm lại cạo gió, giật tóc, xoa bóp để cấp cứu vì không nỡ quay mặt làm ngơ.

Tin tưởng, quý trọng thầy cô.

Trong các dịp lễ, Tết thường đem quà biếu thầy/cô Chuyện kiện nhà trường và thầy/cô là bất đắc dĩ.

Con cái đang đi học mà phải đi làm thêm là bất hạnh (với nhà giàu là sỉ nhục) Cha mẹ phải lo cho con cái đầy đủ, không để thiếu thốn.

Cha mẹ suốt đời lo cho con, rồi cháu nội, cháu ngoại.

Lo cho thân nhân, bà con họ hàng mình trước: "Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Sợ, ngại kiện cáo để tránh tốn kém, giữ hòa khí, đỡ nhức đầu vì thù oán

Trong các dịp lễ, Tết, nhân viên phải đem quà biếu cấp trên để bày tỏ lòng trung thành và kính trọng “sếp” Quà càng to, càng quý giá càng tốt.

Mọi người đều bình đẳng, con nít, người lớn, cụ già đều ngang nhau nên không quan trọng việc ai phải chào trước, chào sau.

Thăm viếng phải báo trước, nếu không họ sẽ vô cùng khó chịu và không tiếp.

Quà tặng mở ra ngay và khoe cho mọi người biết.

Thấy người té xỉu, ngã xuống chỉ gọi điện thoại cấp cứu Nếu không sẽ bị gia đình họ thưa kiện vì mình không phải là chuyên viên cấp cứu có bằng cấp.

Quyền hạn của phụ huynh rất lớn (Chuyện phụ huynh học sinh ở Mỹ đưa nhà trường và thầy/cô ra tòa là chuyện bình thường).

Tập cho con cái tính tự lập, khuyến khích con đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng.

Con cái tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết trách nhiệm.

Tinh thần đóng góp thiện nguyện rất cao.

Lấy luật pháp làm lẽ sống để rõ trắng đen, để kẻ xấu không dám tái phạm, để làm đẹp xã hội, để công lý sáng tỏ.

Trong các dịp lễ lớn như NămMới, cấp chỉ huy, quản lí gửi

Chỉ nói "cảm ơn" khi thật sự biết ơn Và “xin lỗi" thì “cái tôi” nhỏ bé đi và bị tổn thương, nhất là xin lỗi trước công luận.

Thường nhẫn nhục, chịu đựng dù có thiệt thòi.

Phải thật khiên tốn Không nên nói về mình mà phải để người khác ca ngợi mình.

Tình cảm phải ý nhị, đằm thắm Đem khuyết tật của người khác ra chế giễu ít bị công luận lên án và nhiều khi coi đó là chuyện vui đùa.

Khen không đúng chỗ bị coi là mỉa mai.

Cả 3 bữa ăn trong ngày đều quan trọng, thích sự nóng sốt. thiệp chúc Tân Niên, kèm theo một món quà nho nhỏ cho thư ký, nhân viên như một hình thức cám ơn nhân viên dưới quyền đã giúp đỡ mình chu toàn trách nhiệm trong năm

"Cám ơn", "xin lỗi" là những từ rất phổ thông Xin lỗi là hành vi can đảm.

Rất lịch sự, kiên nhẫn nhưng không nhường nhịn.

Tự tin nói về mình, về thành tích của mình.

Tình cảm được bộc lộ cuồng nhiệt Đem khuyết tật của người khác ra làm đề tài chế giễu là ác độc và thiếu văn hóa.

Hay khen ngon, hay, giỏi, tuyệt, tuyệt vời, khen cho vừa lòng người.

Thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày.

Có thể “ trong héo ngoài tươi” Vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng.

Nghỉ ngơi Tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí. Ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hoặc về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành.

Thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, hào hứng, vui vẻ Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.

Thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện.

Có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người. quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy.

Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay.

Du lịch Thích lưu hình ảnh kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm tham quan.

Thích quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi.

Một số kỹ năng trong môi trường đa văn hóa

Quan sát và lắng nghe

- Theo Brian Steel - Giám đốc Tổ chức trao đổi nguồn lực quốc tế đã chia sẻ :

“Bí quyết quan trọng để giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa chính là niềm đam mê, ham học hỏi và sự tôn trọng cách ứng xử, bản sắc, tín ngưỡng của các nền văn hóa khác.”

- Theo ông Brian Steel, khi giao tiếp với ai đó thuộc nền văn hóa khác, việc đầu tiên chúng ta cần thực hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình.

Chúng ta cần quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cách ứng xử cho phù hợp Mỗi quan hệ sẽ dần được thiết lập khi giữa bạn và đối tượng có sự đồng điệu.

- Muốn giao tiếp tốt vượt qua những khác biệt về văn hóa, chúng ta phải lắng nghe để không chỉ nghe thấy từ ngữ mà còn nắm bắt được ý nghĩa thực sự mà người kia muốn nói Bằng cách đỏ, chúng ta sẽ nghe hiệu quả hơn và nâng cao khả năng giao tiếp, tránh được mâu thuẫn hay hiểu lầm.

- Cách giao tiếp đa văn hóa này còn được gọi là "lắng nghe đồng cảm" Janet Reid, một chuyên gia về đa văn hóa và quan hệ đối tác của Global Novations - công ty chuyên tư vấn về tính đa dạng cho các doanh nghiệp, gọi đó là "lắng nghe để kết nối với cảm xúc và suy nghĩ của người đối thoại".

- Theo Reid, để làm được điều đó, chúng ta không những phải luyện đôi tai mà còn phải tập cho cơ bắp cũng mang tính "đa văn hóa" Nghĩa là chúng ta phái thả lỏng, làm chậm phản xạ xương bánh chè để trò chuyện với mọi người và lắng nghe theo nhịp điệu của nền văn hóa đó.

Tôn trọng sự khác biệt

- Khi giao tiếp với một đối tượng, chúng ta cần phải tôn trọng sự khác biệt.

Tôn trọng sự khác biệt không chỉ là tôn trọng nền văn hóa khác mà cả sự tôn trọng cá nhân Vì trong cùng một đất nước nhưng mỗi người sẽ có một cách ứng xử riêng biệt Họ có thể giao tiếp với chúng ta bằng chính bản sắc cá nhân, tín ngưỡng của họ.

- Theo Brian Stell: “Một số nền văn hóa có cách ứng xử hết sức riêng biệt, điều mà đối với nền văn hóa khác có thể bị coi như cách cư xử không đúng mực, một sự xúc phạm ”

Ví dụ: Tại Ấn Độ, đúng giờ không phải là một điều quan trọng, người ta thường khá ung dung và không mảy may quan tâm tới giờ giấc Nhưng nếu đến Thụy Sỹ, chúng ta chỉ cần chậm một phút thôi đó cũng được coi như là một sự xúc phạm.

- Brian Steel nhấn mạnh: “Nếu bạn chịu khó quan sát và tư duy thì rất nhiều hành động hàng ngày dù nhỏ nhưng cũng mang màu sắc văn hóa từng miền, từng quốc gia Mỗi nền văn hóa đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Điều quan trọng khi giao tiếp trong môi trường đa văn hóa chúng ta cần thích nghi cho phù hợp mới môi trường.”

VD: Ở Việt Nam, chúng ta thường dùng đũa để ăn Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác như ở Mỹ, người ta thường dùng dao, nĩa để ăn

- Với nhiều nền văn hóa khác nhau, cách tiếp cận cũng phải khác nhau.Việc nhận ra những đặc trưng văn hóa cũng như tuân thủ những nguyên tắc chung sẽ tránh được rắc rối và được đối tượng giao tiếp thông cảm, quý mến.

+ Tôn trọng những dị biệt

+ Tìm hiểu kỹ phong tục tập quán, văn hóa, văn hóa giao tiếp nơi làm việc, đối tượng giao tiếp.

+ Không đưa ra hình mẫu chung cho một dân tộc (xem đối tượng giao tiếp là những cá nhân riêng biệt có một số những điểm chung của nền văn hóa mà họ xuất phát).

+ Chủ động thích nghi, học hỏi + Kiên nhẫn khi đối mặt với sự bất đồng trong môi trường đa văn hóa.

+ Đối xử với người khác theo cách mà họ mong đợi.

+ Tôn trọng thông lệ quốc tế.

+ Nêu cao tinh thần tự hào dân tộc và lòng tự tin cũng như ý thức tự trọng, đồng thời khiêm tốn học tập cái hay của người nước ngoài, tôn trọng phong tục tập quán của họ.

+ Chăm sóc hình ảnh cá nhân để không làm ảnh hưởng đến hình tượng quốc gia, dân tộc.

+ Tôn trọng các biểu tượng của quốc gia như quốc kỳ, quốc ca, quốc huy của dân tộc khác.

+ Làm việc với đồng nghiệp một cách hữu nghị.

+ Tuân thủ thời gian đã thỏa thuận.

+ Tuân thủ trật tự công cộng.

Ngày đăng: 25/05/2024, 17:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w