Điều đóđòi hỏi ở tầm vĩ mô, nhà nước phải có chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp, kịp thờiđể kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, bền vững, tạo điều kiện tốt cho các chủ thể kinhdoanh
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -
-CHỦ ĐỀ: GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quỳnh Mai Nhóm: Bất ngờ chưa bà già Lớp: DHMK17B Thành viên nhóm: ST T HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Nguyễn Thị Thủy Tiên 21020581
2 Nguyễn Thị Quỳnh Như 21024211
3 Trần Thị Cẩm Tiên 21023121
4 Phạm Thị Ngọc Hân 21022401
5 Đinh Thị Ngọc Hân 21026051
6 Nguyễn Hữu Phú 21026651
7 Tô Hiếu Đông 20046761
8 Lê Nguyễn Quỳnh Anh 21029681
9 Huỳnh Thanh Tiến 21029121
10 Cao Huỳnh Mỹ Nương 21015921
Năm học : 2022-2023
Trang 2Mục lục
1 Khái quát về văn hóa: 3
1.1 Khái niệm về văn hóa 4
2 Vai trò của giao tiếp trong môi trường kinh doanh 5
2.1 Trong đời sống kinh tế xã hội: 6
2.1.1 Là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững 6
2.1.2 Là nguồn lực phát triển kinh doanh 7
2.1.3 Là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế 7
2.2 Trong đời sống cá nhân 8
2.2.1 Là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường 8
2.2.2 Hình thành và phát triển nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là phẩm chất đạo đức 9
2.2.3 Thỏa mãn nhiều nhu cầu khác của con người 9
3 Đặc trưng văn hóa Phườn Đông trong môi trường kinh doanh: 10
3.1 Thời gian: 10
3.2 Phong cách làm việc: 11
3.3 Phong cách quản lý: 11
3.4 Hình thức tổ chức: 12
3.4.1 Tổ chức phân quyền 12
3.4.2 Cơ cấu theo chức năng 14
3.4.3 Tổ chức cấu trúc ma trận 15
3.5 Kinh nghiệm làm việc: 17
3.6 Chiến lược kinh doanh: 17
3.7 Cách đưa ra ý kiến cá nhân: 18
Trang 3Chương 6 Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.
1 Khái quát về văn hóa:
Sự hình thành, tồn tại và phát triển của văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc đều có lịch sử riêng, có điểm giống nhau và khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống cộng đồng, dân tộc, tôn giáo cùng với phương thức lao động sản xuất và ảnh hưởng của địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo ra nền văn hóa mang bản sắc riêng Tuy nhiên, từ nền văn hóa riêng đó tạo ra nền văn hóa chung và trở thành di sản văn hóa chung của nhân loại Trải qua nhiều ngàn năm tồn tại và phát triển, đến nay kho tàng văn hóa nhân loại đã trở thành thứ tài sản vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho mỗi quốc gia dân tộc
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng hội nhập
và toàn cầu hóa đã và đang tạo điều kiện cho các quốc gia, doanh nghiệp có thêm nhiều
cơ hội hợp tác và phát triển Qua đó tạo nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác kinh doanh, chuyển giao công nghệ, đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý, nhân viên kinh doanh giao tiếp, phát huy sở trường và tỉnh sáng tạo, đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà
Hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang đem lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội cho nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức Đồng thời mặt trái tiêu cực của hội nhập cũng ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế như đầu tư công nghệ lạc hậu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và hủy hoại môi trường Điều đó đòi hỏi ở tầm vĩ mô, nhà nước phải có chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp, kịp thời
để kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, bền vững, tạo điều kiện tốt cho các chủ thể kinh doanh hội nhập và phát triển
Mỗi nền văn hóa của mỗi quốc gia, khu vực đều có nét riêng đẹp đẽ, độc đáo để ta học tập, nhưng cũng có hạn chế, tiêu cực cần né tránh hoặc có giải pháp phù hợp trong giao tiếp kinh doanh Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa
Trang 4của dân tộc đó là đường lối phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới, thời
kỳ hội nhập và phát triển
1.1 Khái niệm về văn hóa
Khái niệm về văn hóa từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới ở nhiều lĩnh vực với nhiều cấp độ khác nhau Có thể đưa ra một số định nghĩa về văn hóa như
Nhà nhân chủng học Kluckhohn và Krocber (1952) đã sưu tầm và đưa ra 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa
Theo ông Kluckhohn (1961) và ông Lanr cùng Distefano (1988) cho rằng văn hóa là các giá trị, niềm tin được chia sẻ, gìn giữ và dùng để xác định các hành vi đúng hay sai của một nhóm người nhất định
Theo nhà xã hội học Heller (1988) thì định nghĩa văn hóa là các quan niệm thống trị
có tính chất xã hội, có tính chất chọn lọc của trí tuệ, thị hiếu và những hành vi, kỹ năng được hình thành thông qua giáo dục và đào tạo
Theo Terpstra và David (1985) thì Văn hóa là tập hợp các giá trị, biểu tượng được học hỏi, được chia sẻ và có mối liên hệ mật thiết với nhau cho việc cung cấp cho các thành viên trong xã hội những định hướng nhất định để thể hiện các hành vi xã hội Cuối thế kỷ 19, ở nước Anh, nhà xã hội học Taylor cho rằng văn hóa được hiểu như
sự văn minh, trong đó chứa đựng cả vấn đề tri thức, luật lệ, nghệ thuật, nhân bản, niềm tin và tất cả những khả năng mà những người trong cộng đồng đã lĩnh hội và thể hiện Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn
Giáo sư Hoàng Vinh cũng đưa ra quan điểm của minh về văn hóa trong cuốn “Đề cương văn hóa và tôn giáo" thì văn hóa là vốn hiểu biết của con người được tích lũy trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn — lịch sử, được kết tinh thành lại các giá trị và chuẩn mực xã hội, gọi chung là hệ giá trị xã hội, biểu hiện ở vốn di sản văn hóa và phong cách ứng xử của cộng đồng Hệ giá trị làm nên bản sắc riêng của mọi cộng đồng xã hội, có khả năng liên kết các thành viên làm cho cộng đồng thành một khối vững chắc và có khả
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5năng điều tiết hoạt động của các thành viên sống trong cộng đồng xã hội đó Văn hóa cũng được hiểu là hệ thống những chuẩn mực và giá trị mà trong cộng đồng các thành viên có thể chia sẻ cho nhau tạo nên sự khác biệt với cộng đồng khác
Với tư cách là một tổ chức Liên hiệp quốc về Văn hóa, Unesco đã đưa ra định nghĩa chính thức về văn hóa trong các Công ước quốc tế, với nỗ lực phổ quát hóa cách hiểu về văn hóa một cách chung nhất trên toàn cầu Trong Tuyên bố Toàn cầu về đa dạng văn hóa của Unesco năm 2001, văn hóa được định nghĩa là “tập hợp những đặc trưng về tinh thần, vật chất, trí tuệ và xúc cảm của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa chứa dựng, bên cạnh nghệ thuật và văn chương, cả cách sống, phương thức chung sống, các hệ thống giá trị, các tập tục và tín ngưỡng"
Như vậy, theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm tất cả những yếu tố cấu thành nên đời sống con người Văn hóa không chỉ hàm ý ám chỉ đời sống tinh thần, văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt tâm linh, tôn giáo Văn hóa còn chính là sự ứng xử của con người với thiên nhiên, con người với con người và với cộng đồng rộng lớn Văn hóa là phương thức con người thể hiện những tri thức bản địa đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, và những phương thức sinh kế để con người tồn tại và phát triển Là sản phẩm do con người tạo ra, được hình thành và nuôi dưỡng cùng với quá trình sống của loài người, và đến lượt nó, văn hóa lại chi phối, quyết định sự tồn tại, bản sắc và sự phát triển bền vững của một cộng đồng người
Theo nghĩa hẹp, văn hoả được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng, theo không gian, thời gian hoặc chủ thể bao gồm văn hoá nghệ thuật, văn hoa ẩm thực, văn hóa kinh doanh, trình độ văn hoá, nếp sống văn hoá, văn hoá phương Đông; văn hoả Việt Nam, văn hoá đại chúng
Từ nhiều định nghĩa của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế trên thế giới như đã nêu trên, ta có thể định nghĩa về văn hóa là sản phẩm của con người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ giữa con người và xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa nhằm đạt đến chân, thiện, mỹ
Trang 6Văn hóa bao gồm hai đặc trưng là văn hóa vật thể như nhà cửa, công trình kiến trúc, phương tiện giao thông, cảnh vật thiên nhiên và văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, tư tưởng, văn học, nghệ thuật…
2 Vai trò của giao tiếp trong môi trường kinh doanh.
2.1 Trong đời sống kinh tế xã hội:
Giao tiếp là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Chúng ta hãy thử hình dung xem xã hội sẽ như thế nào nếu mọi người tồn tại trong đó không có mối quan hệ với nhau, mỗi cá nhân chỉ biết mình mà không quan tâm đến đến những người xung quanh ? Mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển
2.1.1 Là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững.
Hoạt động kinh doanh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ, trong đó động cơ kiếm được nhiều lợi nhuận nhất là động cơ quan trọng nhất Tuy nhiên, sẽ chưa thật đầy đủ nếu chúng ta khẳng định “ mọi cuộc kinh doanh đều bị thúc đẩy hoặc dẫn dắt chỉ bằng mục tiêu lợi nhuận và nhà kinh doanh nào cũng chỉ hoạt động vì sự ích kỷ và giàu có của bản thân ” vì những lý do sau:
- Là động cơ cho các nhà kinh doanh kiếm lợi không chỉ là các nhu cầu sinh lý và bản năng mà còn do các nhu cầu cao cấp hơn ( hay có tính văn hoá hơn ) đó là do nhu cầu mong muốn được xã hội tôn trọng, được thể hiện và sáng tạo Thức tế đã chứng minh rằng nhiều nhà kinh doanh dùng tài sản của minh để nguyên góp từ thiện … mà không vì mục đích quảng cáo hay phô trương
- Là lợi nhuận dù rất quan trọng song không phải là vật hướng dẫn duy nhất đối với hoạt động kinh doanh, vì ngoài lợi nhuận ra còn có pháp luật và văn hoá điều chỉnh:
Ví dụ như ma tuý, vũ khí, mại dâm… thường là loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhưng các nhà kinh doanh đều không muốn tham gia loại thị trường này Với hai lý do trên ta thấy kinh doanh và văn hoá có mối quan hệ biệt chứng với nhau Trong đó, kinh doanh có văn hoá là lối kinh doanh có mục đích và theo phương thức cùng đạt tới cái lợi, cái thiện và trái với nó là lối kinh doanh phi văn hoá bất chấp mọi thủ đoạn để kiếm lời Xét về góc độ kết quả và hiệu quả thì:
Trang 7- Kinh doanh phi văn hoá có thể đạt hiệu quả cao và làm cho chủ thể nhanh chóng giàu có vì họ tìm mọi cách để trốn tránh pháp luật và gian dối, thất tín… Những kiểu kinh doanh này sẽ không lâu bền vì nếu bị phát hiện sẽ bị pháp luật trừng trị, khách hàng tẩy chay và xã hội lên án
- Kinh doanh có văn hoá không giúp chủ thể đạt hiệu quả ngay vì nó chú trọng việc đầu tư lâu dài, giữ gìn chữ tín Tuy nhiên, khi qua được giai đoạn khó khăn ban đầu thì chủ thể kinh doanh sẽ có phát triển lâu dài và bền vững
2.1.2 Là nguồn lực phát triển kinh doanh.
Văn hoá kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh được thể hiện qua hai vấn
đề sau:
- Trong tổ chức và quản lý kinh doanh: Vai trò của văn hoá thể hiện ở sự lựa chọn phương hướng kinh doanh, sự hiểu biết sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ giữa người và người trong tổ chức, về việc tuân theo quy luật và quy tắc của thị trường, về việc phát triển và bảo hộ những hàng hoá có bản sắc văn hoá dân tộc, về hướng dẫn và định hướng tiêu dùng Và khi tất cả những yếu tố văn hoá đó kết tinh vào hoạt động kinh doanh tạo thành phương thức kinh doanh có văn hoá thì đây là một nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh doanh Bởi vì nó giúp chủ thể tạo phong cách kinh doanh trung thực không vì lợi ích riêng mà hy sinh lợi cả lợi ích của cộng đồng quốc gia và xã hội
- Văn hoá trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh: Trong kinh doanh đặc biệt là trong mối quan hệ giữa mua và bán Khi giao tiếp với khách hàng chúng ta có những lời nói lịch sự, nhã nhặn, dịch vụ hậu mãi thích hợp sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng và lúc này văn hoá kinh doanh sẽ thực sự trở thành nguồn lực quan trọng với chủ thể kinh doanh Ngoài ra trong thái độ với đối tác, đối thủ chúng ta sẽ tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội tồn tại và sự phát triển lâu dài Văn hoá trong giao tiếp kinh doanh còn thể hiện thông qua các đàm phán, ký kết các hợp đồng và hình thức quảng cáo… Tất cả những lĩnh vực đó khi được thăng hoa lên bởi văn hoá kinh doanh sẽ mang lại nguồn lực tiềm tàng cho chủ thể
Trang 8- Văn hoá trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh: Chủ thể kinh doanh gánh vác tự nguyện những nghĩa vụ, trách nhiệm và kinh tế và pháp lý và thoả mãn những mong muốn xã hội Kinh doanh không chỉ chú trọng đến lợi nhuận
2.1.3 Là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế.
Khi trao đổi thương mại buôn bán quốc tế sẽ tạo ra cơ hội tiếp xúc giữa các nền văn hoá khác nhau của các nước Việc hiểu văn hoá của quốc gia đến kinh doanh là một điều kiện quan trọng của thành công trong kinh doanh quốc tế Và một nhiệm vụ cao hơn nữa trong văn hoá giao tiếp kinh doanh là thông qua việc thương mại buôn bán cho thị trường quốc tế, giới thiệu những tinh hoa văn hoá dân tộc mình cho các nước bạn Ngày nay, trong điều kiện hợp tác quốc tế, nhiều trường hợp giao lưu văn hoá lại đi trước và thúc đẩy sự giao lưu kinh tế
2.2 Trong đời sống cá nhân
2.2.1 Là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường
Về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành khối tài sản cho riêng mình Tâm lí và nhân cách của con người qua giao tiếp chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường sống và làm việc, qua giao tiếp tâm lí và nhân cách sẽ phát triển tùy vào sự tác động của yếu tố bên ngoài và sự hấp thu của yếu tố bên trong con người Môi trường giao tiếp tốt sẽ sẽ làm cho tâm lí con người có cảm xúc tốt và tình cảm đẹp và nhân cách cũng ngày càng tốt hơn
Qua quá trình giao tiếp cá nhân tự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi; mỗi người có xu hướng tự giáo dục chính mình, tự hoàn thiện bản thân Vậy nhờ giao tiếp cá nhân tự nhận thức, đánh giá được gì ở bản thân? Đó có thể là bề ngoài của mình trong mắt mọi người,
đó cũng có thể là nội tâm, tâm hồn bên trong hay thậm chí là giá trị tinh thần của chính mình, vị thế bản thân trong xã hội cũng như những quan hệ xã hội mà mình đã, đang và
sẽ có Nhờ có sự tự nhận thức này mà khi giao tiếp với mọi người xung quanh, kể cả trong công việc lẫn trong cuộc sống đời thường con người, họ luôn tự nhìn nhận đúng
Trang 9bản thân, tự đối chiếu so sánh mình với người khác để biết mọi người hơn mình ở điểm nào, mình còn khiếm khuyết phần nào Từ đó có sự phấn đấu, nỗ lực để phát huy điểm mạnh, tích cực và giảm thiểu, hạn chế điểm yếu kém
2.2.2 Hình thành và phát triển nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là phẩm chất đạo đức.
Con người có nhiều phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất đạo đức được hình thành qua giao tiếp từ khi mới chào đời cho đến khi trưởng thành Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống
và tâm hồn Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: Chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì cần làm, cái gì không nên làm mà từ đó thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác chủ yếu được hình thành và phát triển trong giao tiếp Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội
Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng
mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức
2.2.3 Thỏa mãn nhiều nhu cầu khác của con người.
Con người có nhiều nhu cầu vật chất và tinh thần như: Nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được quan tâm, nhu cầu được hòa nhập vào những nhóm xã hội nhất định chỉ được thỏa mãn trong giao tiếp
Trang 10Cơ thể con người được tạo nên bởi các yếu tố vật chất con người tồn tại, phát triển
về thể chất và tinh thần là do được cung cấp đầy đủ các yếu tố vật chất, tinh thần, xã hội Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo ra con người gọi là nhu cầu cơ bản( hay còn gọi là nhu cầu để tồn tại và phát triển của con người) Mức độ và tầm quan trọng của mỗi nhu cầu ở từng người có khác nhau, thay đổi theo các thời kì phát triển của cuộc đời Tại một thời điểm nhất định, một người có nhu cầu mạnh hơn, cấp thiết hơn và được gọi
là nhu cầu ưu tiên Maslow đã phân tích các nhu cầu cơ bản của con người theo các cấp bậc:
- Nhu cầu mức thấp là các nhu cầu để con người tồn tại bao gồm:
+ Nhu cầu về thể chất( oxy, nước uống, thức ăn, bài viết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi, ) là nền tảng của hệ thống phân cấp, được ưu tiên hàng đầu, cần được đáp ứng để duy trì sự sống của con người
+ Nhu cầu an toàn và được bảo vệ(Tính mạng và tinh thần):
An toàn về tính mạng là con người được bảo vệ, tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống như bệnh tật, tai nạn, thiên tai, chiến tranh,
An toàn về tinh thần: tránh được sự sợ hãi, lo lắng, những tác động xấu về tinh thần cũng có thể nguy hại cho tính mạng con người
- Nhu cầu mức cao là nhu cầu về tình cảm và quan hệ(nhu cầu giao tiếp); nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu tự hoàn thiện(Tự khẳng định)
Theo Maslow chỉ có khoảng 1% số gười trưởng thành đã từng đạt đến mức tự hoạt động, tự khẳng định hoàn thiện bản thân Các nhu cầu cơ bản của con người được đáp ứng thõa mãn sẽ tạo ra động lực sáng tạo và tự hoàn thiện ở mọi cá thể, con người sẽ phát triển toàn diện, trong đó có sức khỏe được nâng cao
3 Đặc trưng văn hóa Phườn Đông trong môi trường kinh doanh:
3.1 Thời gian:
Trong văn hoá doanh nghiệp phương Đông, thời gian có thể co giãn, khó kiểm soát
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
Ở phương Đông, việc đi trễ một chút hoặc lùi thời hạn cũng không trở thành vấn đề lớn, miễn có sự đồng thuận giữa các bên Nhưng nếu có cuộc hẹn gặp với khách hàng là