1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chủ đề môi trường dưới tác động của quá trình biến đổi dânsố thực tiễn ở nước ta trong thời gian qua

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môi trường dưới tác động của quá trình biến đổi dân số. Thực tiễn ở nước ta trong thời gian qua
Tác giả Hoàng Hữu Tính, Dương Thị Hoàng Yến, Phan Trần Thanh Tú, Lê Thị Thanh Huyền, Phan Thị Huyền Nhi
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Viết Thiên Ân
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Dân số và Phát triển
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

Biến đổi dân số có thểxảy ra do nhiều yếu tố, bao gồm:o Tỷ lệ sinh và tử: Tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử thấp làm tăng dân số.o Di cư: Di cư có thể làm tăng hoặc giảm dân số của khu vực nơi

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - -

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI DÂN

SỐ THỰC TIỄN Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA

4 Lê Thị Thanh Huyền

5 Phan Thị Huyền Nhi

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 04 năm 2023

Trang 2

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 MÔI TRƯỜNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI DÂN SỐ 5

1.1 Giới thiệu chung 5

1.1.1 Khái niệm về biến đổi dân số 5

1.1.2 Khái niệm về môi trường 5

1.2 Mô hình tác động 6

1.2.1 Quá trình biến đổi dân số dẫn đến kết quả dân số ảnh hưởng đến môi trường .6

1.2.1.1 Gia tăng dân số 6

1.2.1.2 Sự phân bố không đồng đều của dân số 7

1.2.1.3 Tỷ lệ sinh và tử của dân số 7

1.2.1.4 Thay đổi cơ cấu dân số 7

1.2.2 Tác động của kết quả biến đổi dân số đến môi trường 8

2 THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỔI DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 10

2.1 Biến đổi dân số ở Việt Nam 10

2.1.1 Gia tăng dân số ở Việt Nam 10

2.1.2 Sự phân bố không đồng đều của dân số Việt Nam 11

2.1.3 Tỷ lệ sinh và tử của dân số Việt Nam 12

2.1.4 Thay đổi cơ cấu dân số ở Việt Nam 12

2.2 Vấn đề về môi trường ở Việt Nam 13

2.2.1 Ô nhiễm không khí 13

2.2.2 Ô nhiễm nước 14

2.2.3 Tình trạng rác thải 14

2.2.4 Sự suy giảm đa dạng sinh học 15

2.2.5 Sự suy giảm tài nguyên tự nhiên 16

3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ ĐẾN MÔI TRƯỜNG 18

3.1 Kìm hãm sự gia tăng dân số 18

3.2 Quản lý và giảm thiểu tác động môi trường 19

3.2.1 Các biện pháp pháp phi công nghệ 19

3.2.2 Các biện pháp công nghệ, kỹ thuật 19

3.2.3 Các biện pháp thích ứng 20

3.2.4 Các biện pháp giảm nhẹ 21

Trang 3

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU, NGUỒN THAM KHẢO 22

Trang 4

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

LỜI MỞ ĐẦU

Dân số, môi trường và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quantâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tớimôi trường toàn cầu Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng là cho cạn kiệt tàinguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là suy thoái chất lượng cuộc sống củacộng đồng Đã đến lúc thay đổi lối tư duy và nhận thức về thế giới Làm thế nào để ngănngừa những hiểm họa do chính con người gây nên? Phát triển như thế nào để “thỏa mãnnhững nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai?” Giữ gìn tàinguyên và môi trường trong sạch cho muôn đời sau? Môi trường là tất cả những yếu tố vật

lý, hóa học và sinh học xung quanh chúng ta, bao gồm cả khí quyển, nước và đất Nó khôngchỉ là nơi chúng ta sống, mà còn là nơi cung cấp nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự sống củacon người và các sinh vật khác trên Trái đất Môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe củacon người, sự phát triển kinh tế và xã hội, cũng như các vấn đề toàn cầu như biến đổi khíhậu và sự suy thoái đa dạng sinh học Do đó, bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng

để duy trì sự sống và phát triển bền vững của con người và hành tinh này

Hiện nay việc biến đổi dân số đang diễn ra hết sức phức tạp gây ra nhiều ảnh hưởngtới nhiều khía cạnh khác nhau trong đó việc biến đổi dân số một phần cũng đã ảnh hưởngtới môi trường khá rõ rệt Việc biển đổi dân số đã dẫn tới nhiều hậu quả khá nghiêm trọngtới môi trường và cũng làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng đi xuống ảnhhưởng tới sức khỏe của chúng ta

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

1 MÔI TRƯỜNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI DÂN SỐ

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Khái niệm về biến đổi dân số

Biến đổi dân số là quá trình thay đổi về số lượng, thành phần và cấu trúc dân số củamột địa phương hoặc quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định Biến đổi dân số có thểxảy ra do nhiều yếu tố, bao gồm:

o Tỷ lệ sinh và tử: Tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử thấp làm tăng dân số

o Di cư: Di cư có thể làm tăng hoặc giảm dân số của khu vực nơi người di cư đi vàohoặc khỏi

o Tăng trưởng kinh tế: Tạo ra các cơ hội việc làm mới và thúc đẩy sự phát triển của cáclĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có thể thu hút dân số đến các địa phương hoặc quốcgia

o Giáo dục và sức khỏe: Tăng cường giáo dục và sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em có thểlàm giảm tỷ lệ sinh và tử

Các biến đổi dân số có các hệ quả lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội và môitrường, và do đó thường được theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng bởi các chuyên gia và nhà quản

lý chính sách

1.1.2 Khái niệm về môi trường

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người Môitrường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, cóquan hệ mật thiết với nhau và với con người, ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và pháttriển của con người và tự nhiên

Môi trường tự nhiên là các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật và con người, có ảnhhưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật và con người Cácyếu tố cấu thành môi trường tự nhiên: địa hình, thổ nhưỡng, động vật, thực vật, thủy văn,khí hậu, không khí

Môi trường sinh thái là môi trường tự nhiên khi có tác động của con người

Trang 6

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

1.2 Mô hình tác động

1.2.1 Quá trình biến đổi dân số dẫn đến kết quả dân số ảnh hưởng đến môi trường

1.2.1.1 Gia tăng dân số

Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau thế kỷ XX Càng những năm về sau thờigian dân số tăng 1 tỷ người càng rút ngắn Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giớităng gần 80 triệu người Dự kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng 8

tỷ người Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang pháttriển Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng của thế giới Sự giatăng dân số nhanh trên thế giới thể hiện ở một số nguyên nhân chính như: Dân số và tậpquán sống di cư, du cư; đô thị hóa; các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càngnhiều Đến nay thế giới đã có trên 270 thành phố trên 1 triệu dân và 50 thành phố trên 5triệu dân

Số lượng người trong một khu vực tăng lên, dẫn đến nhu cầu về đất, thực phẩm vànước tăng cao Nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp, việc khai thác tài nguyên môitrường để đáp ứng nhu cầu này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm sự suygiảm nguồn nước, mất rừng, đất đai và sự suy thoái đất

Nhiều người lo ngại dân số tăng quá nhanh sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường.Trong khi số dân không ngừng biến động thì các nguồn tài nguyên dần trở nên cạn kiệt vàtạo ra nhiều chất thải hơn

Khi dân số tăng lên hàng tăng lên hàng tỷ người thị họ cũng sinh sống trên một hànhtinh duy nhất Nhưng điều đáng nói, mức độ tiêu thụ tài nguyên của họ hoàn toàn khácnhau

Các nước đang phát triển có tỷ lệ nghèo đói và khả năng tiếp cận giáo dục, y tế thấphơn vì vậy dân số ở các nước này cũng tăng tăng rất nhanh Nhưng các nước phát triển lại

có tỷ lệ sinh thấp hơn Chỉ tính riêng năm 2015, khoảng 80% dân số thế giới thuộc các quốcgia kém phát triển Điều này càng tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường vì các quốc giakém phát triển có mức độ hoạt động công nghiệp thấp càng tăng mức độ tàn phá môitrường còn các nước phát triển không ngừng cải tiến công nghệ và hiệu quả về năng lượng

để giảm tác động đến môi trường

Trang 7

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

Trên phạm vi toàn cầu, dân số tăng làm phát triển kinh tế nhưng lại hủy hoại môitrường

1.2.1.2 Sự phân bố không đồng đều của dân số

Sự phân bố không đồng đều của dân số cũng có thể gây ra những vấn đề môi trường

Ví dụ, khi dân số tập trung ở các khu vực đô thị, họ thường tiêu thụ nhiều năng lượng và tàinguyên hơn so với những khu vực nông thôn Điều này có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễmmôi trường và làm tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên tự nhiên

Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển côngnghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức Sự gia tăng dân số đôthị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị cónguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng

Con người đang dần tiếp cận nhiều hơn đến khái niệm đô thị hóa Năm 1960, ít hơn1/3 dân số sống ở thành phố và đến năm 2014 thì khoảng 54%, dự kiến con số này sẽ tănglên 66% vào năm 2050 Nhưng tại các nước đang phát triển, việc di cư đến đô thị lại giántiếp hình thành nhiều khu ổ chuột, nghèo đói, tăng mức độ ô nhiễm cao hơn

Dân số tập trung chủ yếu ở các thành phố điều này cũng tạo áp lực đối với các thànhphố sẽ liên quan đến các nguồn tài nguyên như nước, năng lượng và lương thực Đồng thời

ô nhiễm từ phương tiện giao thông, nước thải, chất thải rắn cũng ngày càng nghiêm trọng

1.2.1.3 Tỷ lệ sinh và tử của dân số

Tỷ lệ sinh và tử của dân số cũng ảnh hưởng đến môi trường Nếu tỷ lệ sinh cao hơn tỷ

lệ tử, dân số sẽ tăng lên, tăng cường nhu cầu về tài nguyên, năng lượng và không gian sốngđiều này có thể dẫn đến sự suy thoái môi trường, gây ra việc tàn phá các khu rừng, đất đai

và nước; ngoài ra nhu cầu về thực phẩm và nước uống cũng sẽ tăng, gây áp lực đến môitrường Nếu tỷ lệ tử cao hơn tỷ lệ sinh, thì dân số sẽ giảm, giảm bớt áp lực lên các nguồn tàinguyên và môi trường

1.2.1.4 Thay đổi cơ cấu dân số

Sự thay đổi cơ cấu dân số, chẳng hạn như tăng tỷ lệ người già và giảm tỷ lệ trẻ em, cóthể gây ra những vấn đề môi trường khác Ví dụ, người già có thể tiêu thụ nhiều năng lượnghơn để duy trì cuộc sống của họ, trong khi trẻ em có thể tạo ra nhiều rác thải hơn

Trang 8

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng tới môi trường trong nhiều cách khác nhau Các tácđộng này phổ biến bao gồm:

o Tăng tốc độ sinh đẻ: Nếu có tăng tốc độc sinh đẻ tại một khu vực, nó có thể gây ra sựrăng dân số quá nhanh, dẫn đến sự áp lực lên tài nguyên và môi trường

o Sự chuyển đổi công nghiệp: Khi các khu vực chuyển đổi từ nông nghiệp sang côngnghiệp, đa số là lao động nam phải di chuyển đến các thành phố lớn để đi làm, gây ratình

Cơ cấu dân số theo lao động ảnh hưởng đến môi trường: Nếu có quá nhiều người laođộng thì nhu cầu sử dụng năng lượng tài nguyên và đất đai nhiều hơn để sản xuất hàng hóa

và dịch vụ Điều này dẫn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, gây ra ô nhiễm

và làm thay đổi khí hậu

Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa có thể ảnh hưởng đến môi trường một cách tíchcực hoặc tiêu cực và phụ thuốc bào việc đối phó của chính phủ và các tổ chức quốc tế: Nếu

cơ cấu dân số được cải thiện, tức là tỷ lệ người có trình độ văn hóa cao tăng lên, thì có thểdẫn đến sự tăng trường kinh tế và sử dụng tài nguyên một cách bền cững hơn Những người

có trình độ văn hóa cao thường có khả năng đáp ứng tốt hơn với các thách thức về môitrường và có thể đóng góp ý tưởng và giải pháp mới để giả thiểu tác động tiêu cực đến môitrường

1.2.2 Tác động của kết quả biến đổi dân số đến môi trường

Tác động tích cực:

- Nhu cầu sử dụng tài nguyên: Tăng dân số có thể tạo ra nhu cầu sử dụng tài nguyênđất, nước và năng lượng tăng lên Tuy nhiên, nếu được quản lý và sử dụng một cách bềnvững, tài nguyên này có thể được tận dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người

và đem lại lợi ích cho môi trường

- Phát triển kinh tế: Tăng dân số có thể thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện chấtlượng cuộc sống của con người Việc tạo ra các cơ hội việc làm mới và tăng thu nhập có thểgiúp người dân có đủ khả năng để chăm sóc và bảo vệ môi trường

Tác động tiêu cực:

Trang 9

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

- Sử dụng tài nguyên: Tăng dân số đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu sử dụng tàinguyên Nếu không được quản lý và sử dụng một cách bền vững, nhu cầu này có thể gây ra

sự cạnh tranh và bất bình đẳng trong việc phân chia tài nguyên

+ Suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Dân số tăng làm tăng nhu cầuhàng hóa khiến việc chặt phá rừng diễn ra nhanh hơn Không gian sống của con người cần

mở rộng, do đó con người luôn giành giật với sinh vật mà điển hình nhất chính là nạn phárừng diễn ra khắp nơi trên thế giới Nhiều diện tích đất rừng bị phá hủy nghiêm trọng Conngười phá rừng với mục đích mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cấu sảnxuất lương thực, thực phẩm, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhânquan trọng nhất, nhu cầu lấy củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các sản phẩm rừng, phárừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác làmgiảm diện tích rừng là do việc cháy rừng nhưng nguyên nhân sâu xa là do các hoạt động củacon người gây cháy rừng

+ Khan hiếm nước: Dự kiến đến năm 2040 khoảng 59% dân số thế giới gặp nhiều

áp lực về nguồn nước sạch

- Mất rừng và đất: Việc phá rừng, san lấp đất, và mở rộng đô thị để phục vụ nhu cầucủa dân số cũng dẫn đến mất mát diện tích rừng và đất, làm giảm sinh thái và sinh sản củacác loài động thực vật

- Ô nhiễm: Sự tiêu thụ tài nguyên và sản xuất rác thải đang gây ra các vấn đề về ônhiễm không khí, nước và đất Nếu không được kiểm soát và giảm thiểu, các hoạt động này

có thể gây hại đến sức khỏe của con người và động vật, cũng như gây mất mát đáng kể đếnmôi trường

+ Tăng ô nhiễm nước: dân số càng đông khiến nhu cầu sử dụng nước càng caokhiến nguồn nước sạch dần cạn kiệt nhưng nước thải tăng đáng kể

+ Tăng lượng rác thải: Với sự tăng dân số, sản lượng rác thải cũng tăng lên, gây ảnhhưởng đến sức khỏe con người và động vật, cũng như đất và không khí

+ Tăng lượng khí thải: Số lượng khí thải do các hoạt động sản xuất, vận tải, và sinhhoạt của dân số tăng lên, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính và gây biến đổi khí hậu

Trang 10

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

- Biến đổi khí hậu: Tăng khí thải nhà kính có thể gây ra các vấn đề liên quan đến biếnđổi khí hậu, bao gồm tăng mực nước biển, tăng nhiệt độ toàn cầu và thay đổi môi trườngsống cho động vật và thực vật

- Thảm họa thiên tai: Hạn hán, cháy rừng, bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng, mực nước biểndâng

2 THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỔI DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

2.1 Biến đổi dân số ở Việt Nam

2.1.1 Gia tăng dân số ở Việt Nam

Việt Nam thuộc các nước đang phát triển, dân số gia tăng nhanh Với tỉ suất sinh là3,8% và tỉ suất tử là 1,7% thì tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta là 2,1%/ năm (1987) Với đàgia tăng này, khoảng năm 2030, dân số ở nước ta sẽ tăng rất nhiều có thể đạt tới con số 154triệu người

Hình 1 Sự gia tăng dân số ở Việt Nam từ năm 1950-2022

Nhìn vào đồ thị ta cũng có thể thấy gia tăng dân số Việt Nam đang tăng rất nhanh từ22,5 triệu người (năm 1950) lên khoảng 99,7 triệu người (năm 2020) với tốc độ tăng dân sốhiện tại, Việt Nam vẫn đang đứng trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng dân số cao trên

Trang 11

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

thế giới Dân số tăng lên kéo theo đó là số người sống trong một khu vực sẽ tăng lên dẫnđến nhu cầu về chỗ ở, việc sử dụng tài nguyên môi trường, nguồn nước… cũng tăng lên Vàvới tốc độ tăng dân số như hiện tại ở Việt Nam sẽ gây ra những ảnh hưởng rất xấu đến môitrường

2.1.2 Sự phân bố không đồng đều của dân số Việt Nam

Hình 2 Tình trạng ùn tắt giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

Theo kết quả điều tra năm 2019, dân số thành thị nước ta là 33.122.548 người, chiếm34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6% Tỷ lệ tăngdân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, tăng gấp sáulần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn song vẫn thấp hơn mức tăng3,4%/năm của giai đoạn 1999 - 2009 Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Việt Nam

đã tăng lên những vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉcao hơn Ti-mo Lét-xtê (31%), Mi-an-ma (29%) và Cam-pu-chia (23%)

Dân số Việt Nam phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế - xã hội, trong đó,đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người,chiếm 23,4% tổng dân số cả nước; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trungvới 20,2 triệu người đang sinh sống, chiếm 21,0% Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sốngnhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước

Trang 12

Bài tập nhóm Dân số và phát triển

Giai đoạn 2009 - 2019, Đông Nam Bộ có tỷ lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước(2,37%/năm), đây là trung tâm kinh tế năng động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn,sinh sống và học tập; đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất(0,05%/năm)

Nhìn chung thì dân số ở nông thôn cao hơn so với dân số ở thành thị rất nhiều, tuynhiên hiện nay thì người dân có xu hướng tập trung vào các thành phố để sinh sống và làmviệc rất nhiều vì vậy dân số ở khu vực Đông Nam Bộ tăng rất nhanh như hiện nay thì thànhphố Hồ Chí Minh bình quân tăng khoảng 1 triệu người mỗi 5 năm đã kéo theo vấn đề đô thịhóa nhanh và điều này cũng là một trong những mối đe dọa rất lớn đến môi trường

2.1.3 Tỷ lệ sinh và tử của dân số Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến năm 2020, tỷ suất sinh là 15,4‰ dân và

tỷ suất tử là 6,4‰ dân, dẫn đến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9‰ dân

Điều đáng chú ý là Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷsuất sinh và tỷ suất chết trẻ sơ sinh trong vài thập kỷ qua Tỷ lệ sinh đã giảm từ 34,8 vàonăm 1980 xuống còn 15,4 vào năm 2020, trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 44trên 1.000 ca sinh sống vào năm 1985 xuống còn 12 trên 1.000 ca sinh vào năm 2020 Tiến

bộ này có được là nhờ những cải thiện về tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khỏe giáodục, phát triển kinh tế Tỷ suất sinh giảm cũng giảm một phần ảnh hưởng tiêu cực đến môitrường Việt Nam

2.1.4 Thay đổi cơ cấu dân số ở Việt Nam

Cơ cấu dân số theo giới tính tại Việt Nam: Theo kết quả điều tra dân số ở Việt Namnăm 2019, tỷ lệ người dân mang giới tính nam là 49,8% Trong khi dó, tỷ lệ người dânmang giới tính nữ là 50,2% Cơ cấu dân số giới tính ở nước ta khá cân bằng với nhau

Bảng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam từ 2009 - 2019:

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w