1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kỹ năng lãnh đạo đề tài hành vi giao tiếp trong học đường

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành vi giao tiếp trong học đường
Tác giả Bùi Yến Linh, Phạm Trần Mai Anh, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Vũ Hà Quỳnh Giang, Ngô Trần Thanh Nhi, Phạm Hồng Hạnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Gấm
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Kỹ năng lãnh đạo
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Qua đó, những mâu thuẫn, xung đột sẽ được giải quyết dựa trên tâm tư, nguyện vọng của con người.- Chức năng đánh giá và điều chỉnh:Trong quá trình giao tiếp, hoạt động duy nhất được diễn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



TIỂU LUẬN

KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI:

“HÀNH VI GIAO TIẾP TRONG HỌC ĐƯỜNG”

TÊN NHÓM: KÍNH VẠN HOA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM

DANH SÁCH NHÓM:

1 BÙI YẾN LINH

2 PHẠM TRẦN MAI ANH

3 NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

4 VŨ HÀ QUỲNH GIANG

5 NGÔ TRẦN THANH NHI

6 PHẠM HỒNG HẠNH

: K234050535 : K234141634 : K234070757 : K234091063 : K234091152 : K234050593

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC

BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC (cá nhân)

 Điểm mạnh:

- Năng nổ, làm việc có trách nhiệm

- Luôn cố gắng hoàn thành công việc tốt nhất

- Phân chia công việc hợp lý, công bằng

- Luôn quan tâm đến tiến độ làm việc của các thành viên để sẵn sàng hỗ trợ nếu các bạn gặp khó khăn

- Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của các thành viên góp ý

 Điểm yếu:

- Hơi cứng nhắc trong công việc

- Chưa đủ kiên quyết khi đưa ra các quyết định mang tính tập thể

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Phân loại giao tiếp 2

1.2.1 Quy cách giao tiếp 2

1.2.2 Số lượng người tham gia giao tiếp 2

1.2.3 Tính chất tiếp xúc 3

1.2.4 Vị thế trong giao tiếp 3

1.2.5 Mục đích giao tiếp 3

1.3 Chức năng 4

1.3.1 Dưới góc độ tâm lý cá nhân 4

1.3.2 Dưới góc độ hoạt động nhóm xã hội (tâm lí xã hội) 5

1.3.3 Dưới góc độ văn hóa đời sống 5

CHƯƠNG 2: HÀNH VI GIAO TIẾP TRONG HỌC ĐƯỜNG 6

2.1 Đặc điểm giao tiếp trong học đường 6

2.1.1 Giao tiếp mang tính chuẩn mực 6

2.1.2 Tác động bằng tình cảm và nhân cách 6

2.2 Vai trò 7

2.2.1 Xây dựng môi trường học đường văn minh, tiến bộ, uy tín 7

2.2.2 Truyền đạt thông tin các kiến thức được học tập một cách chính xác, đúng trọng tâm 7

2.2.3 Tạo được sự tin tưởng, tính chuyên nghiệp, lịch sự 7

2.2.4 Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp 8

2.3 Thực trạng giao tiếp trong học đường 8

2.3.1 Mặt tích cực 8

2.3.2 Mặt tiêu cực 9

2.4 Giải pháp 9

KẾT LUẬN 11

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người Thông qua việc giao tiếp, chúng ta có thể tiếp thu các nền văn hoá - lịch sử của nhiều nơi, từ

đó chắt lọc và biến chúng thành của riêng mình, góp phần phát triển văn hoá chung của loài người Chính vì thế mà phạm vi nghiên cứu đề tài giao tiếp rất rộng, từ lý luận tới thực tiễn, từ lĩnh vực này tới lĩnh vực khác Người xưa cũng có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Giao tiếp hay văn hoá ứng xử thời nay rất quan trọng Nó là phương tiện để mọi người có thể trao đổi thông tin, hợp tác và đạt được mục tiêu đã đề ra Với xu thế

“toàn cầu hoá”, đặc biệt là trong “Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư" thì giao tiếp chính là chìa khoá mở ra trăm ngàn cánh cửa dẫn đến thành công

Giao tiếp tốt là kỹ năng cần thiết để một người có thể làm tốt việc lãnh đạo của mình Ví dụ, một doanh nghiệp bao gồm nhiều mối quan hệ như: đồng nghiệp, đối tác, đối thủ cạnh tranh, Duy trì và kiểm soát tất cả các mối quan hệ này là điều tất yếu nhưng lại không hề dễ để thực hiện Đây là lúc các kỹ năng như: xây dựng mối quan

hệ, lắng nghe, thuyết phục, động viên hay tóm gọn lại chính là “giao tiếp" được sử dụng một cách hợp lý nhất Vì vậy, giao tiếp không chỉ là một kỹ năng mà đó còn là một “nghệ thuật"

Một nhà quản lý không thể lãnh đạo nhóm trong trường hợp thành viên có ý kiến bất đồng, mâu thuẫn mà không được giải quyết, dẫn đến tình trạng "anh đề xuất thì anh tự làm" Thậm chí, việc cấp dưới không hài lòng với cấp trên cũng phổ biến trong các doanh nghiệp Điều đó có thể khiến nhiều người chọn nghỉ hay nhảy việc dù

đã gắn bó với công ty ấy trong nhiều năm Chính vì lẽ ấy, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu về “Hành vi giao tiếp trong học đường" cho học phần Kỹ năng Lãnh đạo này với mong muốn có thể giúp mọi người hiểu rõ một vài khía cạnh của giao tiếp khi ảnh hưởng tới con người và xã hội sẽ như thế nào

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Đây là một vấn đề khá mới mẻ nên dù đã cố gắng nhưng chúng tôi vẫn có thể còn vài sai sót Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ mọi người để hiểu hơn về vấn đề này Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP

1.1 Khái niệm

Giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người và là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý Nó được biểu hiện bằng cách chia sẻ với nhau các thông tin, tình cảm, suy nghĩ vì những mục đích khác nhau, dưới hình thức ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ

Trong quá trình giao tiếp, sự thấu hiểu lẫn nhau hay những kinh nghiệm tri thức càng sâu sắc thì thái độ dành cho nhau về sự việc được bàn luận có thể thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực

1.2 Phân loại giao tiếp

Ta có thể phân loại kỹ năng giao tiếp dựa vào các tiêu chí sau

- Có tính chất công cộng, theo quy định, thể chế, chức trách

- Có quy cách, có các vấn đề được xác định như thời gian hay địa điểm

- Có quy trình cụ thể, thông tin được chuẩn bị kỹ càng, có văn bản và con người có ý thức đầy đủ

- Có tính chất cá nhân, không theo nội quy, quy chế nào mà dựa vào sự hiểu biết

về nhau

- Có ưu điểm là không khí cởi mở, hiểu biết lẫn nhau

- Cá nhân giao tiếp với cá nhân

Trang 6

- Cá nhân giao tiếp với nhóm.

- Các nhóm giao tiếp với nhau

Trang 7

- Giao tiếp: mặt đối mặt với nhau, gặp gỡ, trò chuyện.

- Nội dung: phong phú, đa dạng, đa chủ đề

- Phương tiện: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể, phi ngôn ngữ

- Nắm bắt được ý kiến trong cuộc đối thoại nhanh chóng

- Điều chỉnh hình thức giao tiếp linh hoạt để đạt được mục đích cuộc giao tiếp

- Thông qua các phương tiện khác như: điện thoại, internet, thư từ, máy móc, điện báo, phát thanh… khi bị hạn chế không gian và thời gian giao tiếp

- Thông tin có thể bị chậm trễ và nhiễu loạn, khả năng điều chỉnh cũng kém so với giao tiếp trực tiếp

- Vị thế trong giao tiếp là mối tương quan giữa các chủ thể khi giao tiếp với nhau

- Vị thế ảnh hưởng tới những người khác như: chi phối hành động, ứng xử, lời nói trong cuộc giao tiếp

- Người nói có vị thế cao hơn người nghe

- Người nói có vị thế ngang bằng với người nghe

- Người nói có vị thế thấp hơn người nghe

- Giao tiếp thông tin: lấy thông tin, kiến thức chính xác, đầy đủ qua cuộc đối thoại

- Giao tiếp giáo dục: truyền đạt kiến thức, học thuật cho người nghe

Trang 8

- Giao tiếp giải trí: làm người nghe cảm thấy thoải mái, thư giãn.

- Giao tiếp thuyết phục: thay đổi quan điểm, hành vi của người nghe

- Giao tiếp kinh doanh: giao tiếp để đạt mục tiêu kinh doanh hay lợi ích cho

doanh nghiệp

- Giao tiếp khẩn cấp: truyền đạt thông tin quan trọng trong tình huống khẩn cấp,

cấp thiết

- Giao tiếp tương tác xã hội: xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong xã hội

1.3 Chức năng

- Chức năng định hướng hoạt động:

Là khả năng thăm dò để xác định nhu cầu, thái độ, tình cảm… của đối tượng giao tiếp Đồng thời, trong giao tiếp con người thống nhất với nhau mục đích, phương thức hoạt động Qua đó ta có được những định hướng đúng đắn, phù hợp cũng như những đáp ứng kịp thời để thực hiện hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ chung

- Chức năng nhận thức (còn gọi là chức năng phản ánh):

Trong giao tiếp con người tiếp nhận và trao đổi thông tin từ đối tượng giao tiếp

về những vấn đề được trao đổi, từ đó có những hiểu biết về đối tượng giao tiếp và về thế giới Có thể nói, giao tiếp đóng vai trò to lớn trong cuộc sống, nó giúp gắn kết con người, giúp con người hiểu được bản thân và đối tượng giao tiếp Qua đó, những mâu thuẫn, xung đột sẽ được giải quyết dựa trên tâm tư, nguyện vọng của con người

- Chức năng đánh giá và điều chỉnh:

Trong quá trình giao tiếp, hoạt động duy nhất được diễn ra không chỉ là truyền đạt thông tin giữa mình và đối tượng giao tiếp, mà ta còn quan sát và đánh giá hành vi,

cử chỉ, lời nói, thái độ… của người đó Đồng thời, những biểu hiện của bản thân cũng được quan sát và đánh giá bởi người khác và bởi chính bản thân mình Như vậy, giao tiếp như một tấm gương không chỉ để soi chiếu cho ta thấy được người khác mà còn

Trang 9

để nhìn nhận lại bản thân Điều đó giúp con người điều chỉnh hành vi, thái độ, tình cảm sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đạt được mục đích giao tiếp và thỏa mãn nhu cầu của mình và đối tượng giao tiếp

- Chức năng liên kết:

Trong xã hội, con người khó có thể tồn tại một cách độc lập nếu không có sự gắn kết và liên hệ với những cá nhân khác xung quanh Chức năng liên kết trong giao tiếp cho phép con người có thể trao đổi thông tin với nhau Sự liên kết này liên quan đến nhiều mặt trong cuộc sống như công việc, học tập, tình cảm, Sự liên kết thống nhất này không chỉ là điều kiện để con người hoàn thành những công việc chung một cách có hiệu quả mà còn là cơ sở để xây dựng những góc nhìn, quan điểm xã hội mang tính khách quan

- Chức năng hòa nhập:

Khi con người được liên kết qua giao tiếp, để đạt được kết quả mong muốn và gắn bó lâu dài với tập thể, con người cần phải hòa nhập Tồn tại trong một nhóm xã hội, nhờ giao tiếp, chia sẻ thông tin mà con người biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với tập thể, ý thức được quyền lợi mà mình có Từ đó thông qua nỗ lực, gắn

bó và hòa nhập với mọi người, con người được công nhận là thành viên của một nhóm với những giá trị mà họ có thể đem lại cho nhóm

- Chức năng nhận thức:

Con người có nhiều phương cách học hỏi và tiếp thu những giá trị từ cuộc sống xung quanh như giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội, đạo đức, giá trị làm người… Một trong những cách ấy chính là giao tiếp Con người có thể lĩnh hội những giá trị ấy nhờ giao tiếp với mọi người, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, đối tác Giao tiếp giúp con người nhận thức được những sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, chính trị, kinh

tế và văn hóa

Trang 10

- Chức năng cảm xúc:

Để có thể giải phóng những cảm xúc tiêu cực và giải tỏa tinh thần, con người thường tìm đến giao tiếp Họ giao tiếp với người thân, bè bạn, họ chia sẻ suy nghĩ của mình, bày tỏ quan điểm về một vấn đề nào đó Cảm xúc ấy có thể là vui là buồn, là tích cực hoặc tiêu cực Nhưng qua đó, con người có cơ hội nói lên cảm xúc của mình, nhờ vậy mà giữa người với người mới có thể chia sẻ tình cảm và gần gũi với nhau hơn

- Chức năng xúc cảm thẩm mĩ:

Khi giao tiếp, con người không chỉ nhận lại mỗi thông tin mà họ cần, đôi lúc họ còn nhận được sự vui thích khi được kích thích trí tưởng tượng phong phú và những cảm xúc thẩm mĩ, những tần số rung động Điều đó làm cho họ cảm thấy phấn khích, hân hoan và mang đến nhiều giá trị tốt đẹp cho cả mình và đối tượng giao tiếp

CHƯƠNG 2: HÀNH VI GIAO TIẾP TRONG HỌC ĐƯỜNG

2.1 Đặc điểm giao tiếp trong học đường

Giao tiếp trong học đường là sự giao tiếp giữa Giảng viên với học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng Đồng thời, đó còn là sự giao tiếp giữa học sinh, sinh viên trong việc tương tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và làm việc

Tính chuẩn mực là điều tất yếu trong học đường Giảng viên làm việc trong môi trường giảng đường luôn phải có hành vi giao tiếp mẫu mực, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo và học sinh, sinh viên đối với thầy cô phải có sự lễ phép, kính trọng Giao tiếp giữa học sinh, sinh viên với nhau cũng phải có sự tôn trọng, thêm vào

đó là tinh thần trách nhiệm, sự sẻ chia và quan tâm trong quá trình làm việc cùng nhau

Tác động của yếu tố tình cảm và nhân cách cá nhân ảnh hưởng quan trọng tới giao tiếp trong học đường Một môi trường giao tiếp tích cực giữa giảng viên với sinh

Trang 11

viên và giữa các sinh viên với nhau thường được xây dựng dựa trên cơ sở của sự tôn trọng và tin tưởng cũng như những lời động viên, khích lệ và thấu hiểu Chúng có thể giúp họ vươn lên và phát triển hơn trong tương lai Mặt khác, những tác động về mặt nhân cách như tính cẩn trọng, sự tự tin và linh hoạt sẽ càng làm cho cuộc giao tiếp hiệu quả hơn Bên cạnh đó, ta sẽ học hỏi được những điểm tích cực và bổ ích này từ nhau

2.2 Vai trò

Như chúng ta đã biết, “Tiên học lễ, Hậu học văn” đã chỉ rõ giáo dục tri thức phải luôn song song với giáo dục văn hoá Và giao tiếp là kỹ năng phản ánh rõ nhất việc giáo dục văn hóa trong học đường Vì vậy, sinh viên cần nâng cao kỹ năng giao tiếp để có thể truyền đạt mục đích hướng tới của mình đến các mối quan hệ xung quanh một cách phù hợp Giao tiếp có chuẩn mực trong học đường sẽ góp phần xây dựng không khí thân thiện, tích cực Qua đó, chất lượng học tập và giảng dạy được nâng cao, tạo niềm tin về một môi trường học đường thật nhân văn, ý nghĩa

Kỹ năng giao tiếp được thể hiện thông qua những buổi làm việc nhóm, thuyết trình hoặc trao đổi bài học Giảng viên cũng như sinh viên cần nắm vững kỹ năng giao tiếp để truyền tải các kiến thức hay thắc mắc một cách chính xác, cụ thể, tránh nói không đúng trọng tâm Vì vậy, chúng ta cần diễn đạt thông tin một cách đầy đủ, ngắn gọn, hạn chế tạo hiểu lầm cho người nhận, đặc biệt là phải lôi cuốn, thu hút người nghe Nhờ đó, người nhận sẽ nắm bắt được vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc lời hồi đáp

rõ ràng, nhanh chóng và cũng tạo được ấn tượng

Các kỹ năng giao tiếp trong học đường là “chìa khóa” mở ra sự tin tưởng của những mối quan hệ xung quanh Một nội dung được thể hiện một cách sơ sài, không đầu không đuôi sẽ bị đánh giá không tốt Điều đó được thể hiện nhiều nhất khi trình bày mong muốn qua thư từ Một Email không có tiêu đề, lời mở đầu, lời kết sẽ

Trang 12

không được đề cao, thậm chí sẽ không nhận được phản hồi bởi sự thiếu chuyên nghiệp của người truyền thông tin Do vậy, kỹ năng giao tiếp trong học đường là một nhân tố quan trọng khi muốn khéo léo nhận được sự tín nhiệm từ người nhận thông tin

Hai đối tượng mà lứa tuổi học đường luôn cần để tâm để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp trong học đường là quan hệ với Thầy/ Cô và quan hệ với các anh/ chị/ bạn/ em

Trong quan hệ với Thầy/ Cô, kỹ năng giao tiếp lịch sự sẽ đạt được sự tin tưởng, tín nhiệm của Giảng viên trong hành trình học tập và có những cơ hội tốt hơn trong các quá trình đề bạt, giới thiệu hay nhận được sự cố vấn nhiệt tình từ các Giảng viên Trong văn hoá học đường, kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp bản thân người truyền thông tin nhận được sự tôn trọng, quan tâm từ bạn bè, tạo động lực lớn để cố gắng hơn cũng như mang đến một môi trường năng động, tích cực và chất lượng học tập được nâng cao

2.3 Thực trạng giao tiếp trong học đường

Hiện nay, khi thời đại công nghệ đang phát triển thì sự quan tâm của nhà trường cũng như xã hội về vấn đề giao tiếp cũng ngày càng tăng cao Chung quy lại, tình trạng giao tiếp trong học đường đang có xu thế chia thành nhiều hướng, trong đó

2 hướng chính là “hiện đại” – “truyền thống” vừa song hành vừa mâu thuẫn nhau, vừa tích cực, vừa tiêu cực

Nhờ giao tiếp tích cực mà mối quan hệ giữa thầy cô học sinh, giảng viên -sinh viên ngày càng được kéo gần hơn, thân thiết và khắng khít hơn Từ đó có thể gia tăng mức độ chú ý bài giảng của sinh viên lên cao nhất

- Giảng viên tạo bầu không khí làm việc, học tập thoải mái để sinh viên mạnh dạn và tự tin phát huy tiềm lực của bản thân

- Sự góp mặt, giúp đỡ của các câu lạc bộ, tổ chức, đoàn hội cũng góp phần rèn luyện, mài giũa các bạn sinh viên, thay sự tự ti, rụt rè của các bạn bằng sự tự tin, bạo dạn

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w