1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài văn hóa vùng trung bộ tiểu vùngvăn hóa xứ huế

45 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Vùng Trung Bộ - Tiểu Vùng Văn Hóa Xứ Huế
Tác giả Nhóm 04
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Huyền Ngân
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 6,25 MB

Nội dung

Còn đối với con người chúng ta thì hiểu “ Văn hóa” mang một nghĩa rất rộng, không chỉ với 2 nghĩa trên mà còn được hiểu là những gì thuộc về đời sống tinh thần, kể cả đời sống tâm linh,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN-DU LỊCH -  -

BÀI THẢO LUẬN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Đề tài:

VĂN HÓA VÙNG TRUNG BỘ - “TIỂU VÙNG

VĂN HÓA XỨ HUẾ”

Trang 2

Mục lục

LỜI CẢM ƠN……… 3 LỜI GIỚI THIỆU………4-5 DANH SÁCH THÀNH VIÊN………6 BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM………7 BIÊN BẢN HỌP NHÓM……… 8-10 PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ VÀ TIỂU VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ………11 1.1 Đặc điểm tự nhiên……… 11-15 1.2 Đặc điểm xã hội………15-17 PHẦN 2: NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ TRANG PHỤC TIỂU VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ……… 17 2.1 Khái quát về tiểu vùng văn hóa xứ Huế……… 17-20 2.2 Trang phục của tiều vùng văn hóa xứ Huế ……… 20-27 2.3 Ẩm thực của tiểu vùng văn hóa xứ Huế……… 27-33 2.4 Giá trị của ẩm thực và trang phục của tiểu vùng văn hóa xứ Huế…… 34-37 2.5 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực và trang phục của tiểu vùng văn hóa xứ Huế………37-39 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 40-41

2

Trang 3

Đề tài thảo luận của nhóm chúng em là: “ Văn hóa vùng Trung bộ- Tiểu vùng văn hóa xứ Huế” Do sự hiểu biết còn chưa rộng, vốn kiến thức còn ít nên bài thảo

luận sẽ không ít những sự thiếu xót và hạn chế Nhóm em rất mong sẽ nhận được sự hướng dẫn, nhận xét từ cô để khi nhìn nhận được sự sai sót trong lần đầu mà từ lần sau bài thảo luận sẽ có sự chuẩn chỉnh hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

3

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Theo UNESCO, có hơn 400 định nghĩa về “văn hóa” Nguồn gốc từ này theo tiếng Hán là “biến đổi để tạo nên cái đẹp”, dịch một từ phương Tây “Culture” (có gốc

từ tiếng Latinh Cultura – trồng trọt) Như vậy, nguồn gốc của khái niệm văn hóa gắn với sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế chủ yếu buổi đầu lịch sử con người Ta

có thể thấy “ Văn hóa “ mang cả 2 nghĩa bao gồm nghĩa rộng và nghĩa hẹp “ Văn hóa” khi mang nghĩa rộng có nghĩa là tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Còn với nghĩa hẹp sẽ hiểu là giá trị tinh thần (phong tục, tập quán, tâm lý, tính cách…) hoặc là các giá trị văn học – nghệ thuật (ca múa nhạc, hội họa, kiến trúc – điêu khắc…) Nếu như xét về 2 nghĩa trên thì

“ Văn hóa” chỉ được xét về mặt lý thuyết Còn đối với con người chúng ta thì hiểu “ Văn hóa” mang một nghĩa rất rộng, không chỉ với 2 nghĩa trên mà còn được hiểu là những gì thuộc về đời sống tinh thần, kể cả đời sống tâm linh, là sự thể hiện tư duy sáng tạo, là ý thức về những lĩnh vực trong đời sống của người Việt Nam cùng với những phương thức tiếp cận giá trị đời sống tinh thần qua quan hệ giao lưu với các dân tộc khác Để hiểu sâu sắc hơn về “ Văn hóa”- những giá trị cốt lõi về vật chất và tinh thần thì bộ môn CSVHVN ra đời giúp cho người đọc hiểu được những khái niệm

cơ bản cần thiết trong việc tìm hiểu về một nền văn hóa, giúp hình dung rõ hơn về những đặc trưng về quá trình xây dựng hình thành thành và phát triển lên nền văn hóaViệt Nam

Ai trong chúng ta cũng đều biết, mỗi đất nước hay mỗi dân tộc, vùng miền đều có những nền văn hóa khác nhau Chính nhờ vào việc gây dựng nên bản sắc văn hóa riêng cho vùng miền của mình mà nhờ đó khi chỉ cần ta nhắc đến địa danh đó thôi thì dường như cũng đều liên tưởng đến ngay đến một đặc điểm như: ẩm thực, trang phục, lễ hội, dân ca, … rất đặc trưng và nhờ vào đó mà tạo nên màu sắc khác biệt cho chính vùng miền mình đang sinh sống Nơi mà chúng ta sinh ra và lớn lên, tựhào khi là một người con trên đất nước mang dải hình chữ S Việt Nam ta đã tiếp nối truyền thống giữ gìn những bản sắc văn hóa mà con người đã tần tảo, kì công gây dựng nên Vậy nên văn hóa Việt Nam dù ở hiện tại có sự thay đổi do sự hội nhập đổi mới từ các nước bạn Nhưng cái cốt yếu giá trị nhất của nền văn hóa Việt Nam là cho

dù có mọc thêm biết bao nhiêu thế hệ trẻ ra đời, có phát triển nền kinh tế hay được thêm vào giá trị văn hóa mới từ các nước bạn thì giá trị văn hóa xưa vẫn luôn còn tồn đọng và gìn giữ và tiếp nối giá trị về cả tinh thần và vật chất của văn hóa truyền tiếp nối cho những thế hệ trẻ nay và sau này Việt Nam chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan”, phải luôn nhớ ghi, gìn giữ và tiếp nối những giá trị văn hóa tinh túy đó Đất nước Việt Nam mang một bản sắc văn hóa độc đáo, mới mẻ và sinh động Nếu như nhắc đến Hà Nội ta nghĩ ngay đến món ăn đặc trưng và bún chả hay khi nghĩ về Hà Nội là gợi nhớ ngay đến những nơi linh thiêng cổ kính như Đền Ngọc Sơn, Văn MiếuQuốc Tử Giám,… Hay nơi mà lưu giữ thi hài Bác Hồ- nơi mà không chỉ có người dân Việt Nam vẫn thường đến để tưởng nhở mà các vị khách nước ngoài cũng đến đểtham quan và tưởng nhớ Bác Không chỉ có Hà Nội mang những đặc trưng văn hóa riêng mà còn rất nhiều các tỉnh khác mang những nét đa dạng về văn hóa Mỗi vùng mang một nét riêng khác về văn hóa và nhóm 04 chúng em muốn gửi đến cô và các

bạn về những nét đặc trưng của “ Văn hóa vùng Trung Bộ- tiểu vùng văn hóa xứ

4

Trang 5

Huế” Khi xét về văn Hóa Huế ta cần tìm hiểu rõ không chỉ về mặt địa hình, đặc

điểm- đặc trưng mà con người nơi đây chính là nhân tố tạo nên bức tranh thiên thơ mộng nơi xứ Huế Chính vì vậy khi tìm hiểu về vùng văn hóa xứ Huế thì chúng ta không chỉ xét về văn hóa vật chất và cũng cần xét tinh thần- giá trị giữ gìn, bảo tồn văn hóa Huế của con người nơi đây Khi họ tạo ra được một nền văn hóa mang vẻ đẹp hồn hậu, trữ tình thì họ cũng phải có trách nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị đẹp từvăn hóa đó nhờ vậy mới phát triển được nền kinh tế- xã hội của Huế Tại một diễn đàn bàn về bản sắc văn hóa Huế, nhiều ý kiến cho rằng, tính cách Huế không chỉ có

ưu điểm mà còn nhiều hạn chế, đó là tính trì trệ, bảo thủ, khép kín, chậm đột phá Trọng giá trị truyền thống nên người Huế ngại tiếp cận với cái mới, đòi hỏi phải có thời gian gạn lọc, thử thách mới tiếp nhận Chính điều đó nhiều khi làm cho Huế chưa bắt kịp với sự chuyển động của xã hội Bởi vậy, trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa con người Huế, cần nhận thức những lợi thế để phát huy, nhưng cũng phải nhìn thấy nhược điểm để khắc phục, loại bỏ những điều không phù hợp Một mặt, giữ gìn bản sắc của người Huế, nhưng mặt khác, tạo hướng đi tích cực, hạn chế sự bảo thủ,

dè dặt; chọn lọc những gì tinh túy, phù hợp, gìn giữ, bồi đắp, hòa quyện vào cuộc sống hiện đại một cách hài hòa Thế hệ trẻ chính là người sẽ giữ gìn bản sắc, cốt cách, phẩm hạnh của người Huế, vì thế, quan trọng nhất là giáo dục về truyền thống văn hóa để hình thành nhân cách cho lớp trẻ Nhóm chúng tôi khi xác định tìm hiểu vùng văn hóa Huế là chúng tôi đã xác định được nơi đây không chỉ mang màu sắc văn hóa không chỉ riêng biệt mà còn mang nét truyền thống cao về tinh thần của con người Việt Nam Điển hình như trang phục của xứ Huế là áo dài- liên tưởng đến người con gái Huế uyển chuyển, thướt tha, nhẹ nhàng Chính vì áo dài đó lại là nét đặc trưng to lớn đối với người dân xứ Huế về mặt xây dựng hình thành nên phong

cách con người nơi đây Đề tài “ Vùng văn hóa Trung Bộ- Tiểu vùng văn hóa xứ Huế” đây chính là cơ hội cho nhóm chúng tôi thể hiện qua thuyết trình và tái hiện lại

một phần đặc trưng của xứ Huế, mong muốn rằng các bạn có cái nhìn phong phú, mới mẻ hơn về Huế hay phát huy về giá trị tinh thần mà con người xứ Huế mang lại

và vận động tuyên truyền gìn giữ bản sắc văn hóa Huế để mong bị phai mòn theo thờigian vẫn giữ được những giá trị văn hóa về tinh thần và vật chất đến cho thế trẻ mai sau này

Với một di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới Di sảnHuế đang được bảo tồn rất tốt bởi những nỗ lực không mệt mỏi của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế, của Bộ Văn hóa Thông tin, mà trực tiếp là Trung tâm Bảo tồn

Di tích Cố đô Huế Ngày 11 tháng 12 năm 1993, cả nước hân hoan đón mừng Quần thể di tích Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới; ngày 7 tháng

11 năm 2003 vừa qua, văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại Hẳn không chỉ như vậy, với một công cuộc bảo tồn lớn lao theo những tiêu chuẩn cao nhất của Di sản Thế giới, kho tàng văn hóaHuế sẽ còn nở rộ những đóa hoa nghệ thuật khác nữa “Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn”cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta

5

Trang 6

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

viên

Chức vụ Nhiệm vụ

word

6

Trang 7

Discover more

from:

Document continues below

Cơ sở văn hóa

Trang 8

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STT Họ và tên Lớp học phần Mã sinh viên Mức độ đánh giá thực hiện

NHÓM TRƯỞNG

Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam

Cơ sở vănhóa việt… 100% (2)

39

Trang 9

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 (Buổi 1)

I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 20h30 ngày 10/10/2023

Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

37 Nguyễn Phương Linh Vắng(Phép)

47 Nguyễn Thị Bảo Ngân

48 Nguyễn Minh Ngọc (Nhóm trưởng)

III, Nội dung cuộc họp:

Định hướng và phân tích đề tài

Lựa chọn và tìm hiểu về nét văn hóa nổi bật của vùng Trung Bộ

IV, Kết thúc

Các thành viên trong nhóm nghiêm túc đóng góp ý kiến

Cuộc họp diễn ra từ 20h30 – 21h00

Thư ký ghi chép lại biên bản họp nhóm

Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023

Nhóm trưởng Thư ký

Ngọc Linh Nguyễn Minh Ngọc Vũ Thị Diệu Linh

8

Trang 10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 (Buổi 2)

I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 20h ngày 15/10/2023

Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

37 Nguyễn Phương Linh

47 Nguyễn Thị Bảo Ngân

48 Nguyễn Minh Ngọc (Nhóm trưởng)

III, Nội dung cuộc họp:

Nhóm trưởng triển khai bố cục, dàn ý bài thảo luận

Phân công làm nội dung, word, powerpoint, thuyết trình

Trang 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 (Buổi 3)

I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 20h ngày 3/11/2023

Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

37 Nguyễn Phương Linh

47 Nguyễn Thị Bảo Ngân

48 Nguyễn Minh Ngọc (Nhóm trưởng)

III, Nội dung cuộc họp:

Nhóm trưởng tiển khai ND phần cuối và phân công nhiệm vụ cho mọi người

Cả nhóm cùng thảo luận, tổng kết những việc còn lại và những việc đã hoàn thành xong

Cuộc họp diễn ra từ 20h-20h30

Hà Nội, ngày 3 tháng 11 năm 2023

Nhóm trường Thư ký

Ngọc Linh Nguyễn Minh Ngọc Vũ Thị Diệu Linh

10

Trang 12

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ VÀ TIỂU VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ

1.1.Đặc điểm tự nhiên:

1.1.1 Vị trí địa lí:

-Trung Bộ, hay miền Trung, là một trong ba miền địa lý của Việt Nam, cùng với Bắc

Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ có nhiều đồi núi lan sát ra biển, chia cắt các đồng bằng nhỏhẹp Khí hậu và phần lớn đất đai thường khắc nghiệt hơn hai miền còn lại

-Vùng văn hóa Trung Bộ là vùng lãnh thổ dài và hẹp nhất nước ta, phía Bắc giáp vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, phía Nam giáp Tây Nguyên, phía Đông là biển Đông

và phía Tây giáp với Lào

-Vùng văn hóa Trung Bộ là vùng đất thuộc lãnh thổ các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng hiện nay

Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ

11

Trang 13

+ Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế + Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,

Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Ma Cô) ở giữa Quảng Bình, đèo Bình Dê ở giữa Quảng Ngãi và Bình Định)

- Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ đều chảy ngang theo chiều Tây Đông ra biển , sông ngắn,nước biển xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành các vịnh,cảng

- Lãnh thổ Trung Bộ kéo dài, hẹp ngang, đồi núi ăn ra sát biển nên sông ngòi ở đâythường ngắn và dốc Khi có mưa và bão lớn, lũ các sông lên rất nhanh và đột ngột

12

Trang 14

1.1.3 Khí hậu:

Khí hậu Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ

 Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân): Vào mùa đông có

gió thổi theo hướng Đông Bắc sẽ mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn bộ khu vực thuộc Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết lạnh giá kèm theo mưa Đây chính là điểm khác biệt hoàn toàn với thời tiết khô hanh của mùa Đông ở miền Bắc

Vào mùa hè, gió không mang theo hơi nước từ biển vào nhưng lại xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi ngược lên nên thời tiết rất khô nóng Mùa hè có những ngày nhiệt

độ có thể lên đến trên 40 độ C, độ ẩm trong không khí lại rất thấp

 Duyên Hải Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân): Gió mùa Đông Bắc khi thổi

đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực

13

Trang 15

Miền Trung nằm trên đường di chuyển của các cơn bão Vì vậy nơi đây là vùng chịu nhiều thiệt hại về người và của do bão, lũ gây ra

 Nhìn chung khí hậu quanh năm trong vùng không được thuận lợi , mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm, thời tiết khắc nghiệt nhiều biến động ,là khu vực chịu nhiều thiên tai

1.1.4 Tài nguyên:

 Tài nguyên tài nguyên:

-Tài nguyên rừng miền Trung khá phong phú và đa dạng Theo cách nói

“rừng vàng biển bạc” ngày nay có giá trị rất lớn và rất thích hợp với Trung bộ nước ta Nếu biển ẩn chứa nguồn sống lớn lao, tuyệt hảo và khá phong phú thì rừng ở Trung bộ cũng có nhiều điều kỳ diệu Đa số những cánh rừng ở trên hay gần dãy Trường Sơn đều là rừng già, thuộc loại cổ nhất trên thế giới, có nhiều động vật và thực vật quý hiếm

-Bên cạnh đó tài nguyên sinh vật dưới biển với tổng số bãi cá, bãi tôm chiếm 77% cả nước với trữ lượng khoảng 600000 tấn/năm , có nhiều hải sản quý như cá chim , cá ngừ….đặc biệt có nhiều hải sản tôm , mực phong phú nhất cả nước tạo điềukiện cho việc phát triển công nghiệp khai thác và chế biến hải sản

14

Trang 16

 Tài nguyên du lịch:

-Miền Trung Việt Nam là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịchThừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng nằm trong trọng điểm phát triển du lịch Bắc Trung Bộ, nơi đây cũng có mật độ di sản thiên nhiên, di sản văn hóa cao nhất nước -Do thuận lợi về vị trí địa lý cũng như địa hình tài nguyên du lịch phát triển đáng

kể, mỗi năm miền Trung là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, trong

dó phải kể đến các bãi tắm nổi tiếng như:Sầm Sơn, Cửa Lò, Di sản văn hóa thế giới,

Di tích cố Huế, nhã nhạc cung đình Huế

1.2 Đặc điểm xã hội:

1.2.1 Vùng văn hóa Trung Bộ:

- Trung Bộ là nơi tập trung rất nhiều các dân tộc khác nhau nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Chăm (chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận); ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thái, Mường, Tày,… sống chủ yếu ở Trường Sơn, phân bố không đều từ Đông sang Tây

- Có thể nói, đặc điểm thứ nhất của vùng văn hoá Trung Bộ là một vùng đất chứa nhiều dấu tích văn hoá Chămpa bởi khác với Nam Bộ được khai phá muộn và Bắc Bộ

là địa bàn tụ cư và khai thác lâu đời của người Việt; vùng Trung Bộ đã có một thời kì dài thuộc các tiểu quốc của vương quốc Chămpa trước khi người Việt vào nơi này

- Với Trung Bộ, làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân Bên cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ông của làng làm nghề đánh cá; bởi lẽ, đồng bằng Trung Bộ thường là đồng bằng nhỏ hẹp, sát biển

- Trong văn hoá đời thường, bữa ăn của cư dân vùng Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở nơi đây

15

Trang 17

- Không chỉ vậy, do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi phối, nên người dân vùng Trung Bộ thường sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn.

- Người miền Trung còn có những nét đặc thù, tiêu biểu rõ nét nhất là giọng nói rất nặng Đặc trưng về giọng nói và ngôn ngữ còn phản ánh đời sống, văn hóa và lịch

sử của người dân địa phương Có một thời gian ngắn, giọng nói với ngôn ngữ đặc biệt biểu hiện một tầng lớp quý phái của xã hội phong kiến Ngày nay, giọng nói người miền Trung nặng nhẹ khác nhau cũng phản ánh được từng khu vực, tỉnh huyện miền núi hay đồng bằng

- Tóm lại, vùng văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng, đặc biệt của mình khiđặt trong tương quan với các vùng văn hóa khác

1.2.2 Tiểu vùng văn hóa xứ Huế:

Văn hóa Huế là một điển hình tiêu biểu của văn hóa Việt Nam truyền thống Văn hóa Huế cũng gần như là duy nhất ở Việt Nam còn bảo tồn được tính cách cung đình,quý tộc Cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội, tiểu vùng văn hóa Huế đã, đang và sẽ ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí đặc thù trong nền văn hóa dân tộc và văn hóa thời đại

- Huế có dân số hơn 1 triệu người Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số và có 5 dân tộc thiểu số (chiếm 3,9% dân số toàn tỉnh)

- Vốn được sinh ra ở vùng đất từng là kinh đô của mô …t quốc gia, người Huế toát ra

mô …t khí chất thanh tao, trang nhã; nhưng lại không kiêu kì, chảnh chọe Ngược lại sự thanh tao ấy lại rất dễ chịu lòng người, khiến ta phải quý mến ngay từ cái nhìn đầu tiên Người Huế còn đă …c biê …t tinh tế và tế nhị; họ khéo léo, thân thiện và mến khách

Vì thuô …c dòng dõi cung đình cho nên bao đời nay vẫn thế, họ biết cách giữ mực thước cho phải phép, biết làm thế nào là tốt nhất, chuẩn mực nhất và tinh tế nhất

- Nhiều người cho rằng chẳng cần nhìn, chỉ cần nhắm mắt lắng nghe là có thể biết anh có phải người Huế hay không Cũng bởi giọng Huê … rất đă …c biê …t với chi, mô, răng,rứa Phát âm nhẹ nhàng, thánh thót theo mô …t cung bâ …c rất riêng của họ

- Huế còn là địa bàn trọng điểm về tôn giáo và quốc phòng an ninh của quốc gia; trong đó, có hai tôn giáo có nhiều chức sắc, tín đồ là Phật giáo và Công giáo Có trên 60% dân số theo bốn tôn giáo chính là: Phật giáo, Công giáo, Cao đài và Tin lành vớihơn 1600 chức sắc và 671 cơ sở thờ tự

- Nói tới xứ Huế là nói tới một hệ kinh thành còn giữ được tương đối hoàn chỉnh với Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, điện Thái Hoà, Long An, Ngọ Môn… đồng thời cũng nói tới hệ lăng tẩm với những lăng Gia Long, Minh Mạng, Triệu Trị, Tự Đức…

và cũng nói tới một hệ chùa-đền như tháp Thiên Mụ, điện Hòn Chén, chùa Từ Đàm, Tuý Vân, Diệu Đế

16

Trang 18

- Cùng với các di sản văn hoá hữu thể, văn hoá vô thể xứ Huế là một kho tàng phong phú và quý giá Trước hết là nghệ thuật biểu diễn: nhã nhạc cung đình Huế-di sản văn hóa cố đô nổi tiếng đã được UNESCO công nhận, ngoài ra còn có: những điệu hò, lí, những bài ca trên sông Hương,…

- Trong văn hoá đời thường, không thể không nhắc đến cách ăn, cách mặc của người Huế, chúng đều mang những nét đặc trưng văn hóa rất riêng: bếp ăn truyền thống của xứ Huế khá phong phú vì đã sử dụng tất cả các sản vật của vùng đất cả núi rừng lẫn đồng bằng và sông biển Hơn nữa, trang phục xứ Huế có một phong cách rấtriêng: chiếc áo dài, chiếc nón Bài Thơ, màu tím của Huế đã trở thành một biểu tượng rất Huế mà ít vùng văn hoá nào có được

- Không chỉ vậy, Huế còn là trung tâm thu hút nhân tài của mọi miền đất nước.Nơiđây đã được chọn làm nơi tổ chức các cuộc thi Hương, thi Đình, thi Hội và tuyển chọn ra biết bao nhân tài cho đất nước

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ TRANG PHỤC TIỂU VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ

2.1 Khái quát về tiểu vùng văn hóa xứ Huế:

2.1.1 Lịch sử ra đời:

-Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Thừa Thiên Huế đã từng là địa bàn cư trí của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau Tương truyền vào thời kỳ hình thành Nhà nước Văn Lang - Ân Lạc, Thừa Thiên Huế

là một vùng đất của bộ Việt Thường Tới đầu thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất này thuộc Tượng Quận Năm 116 trước công nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Đại Việt giành được độc lập Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đông với nền văn hóa của các

cư dân bản địa Với lời sấm truyền "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành Sơn, có thể yên thân muôn đời), năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ

xứ Thuận Hóa, khởi đầu cơ nghiệp của các chúa Nguyễn

-Từ đây, quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân gắn liền với sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong Sau 3 thế kỷ từ khi trở về với Đại Việt,Thuận Hóa là vùng chiến tuyến tranh giành quyền lực giữa Đàng Trong và Đàng ngoài, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện hình thành những trung tâm dân

cư sầm uất theo kiểu đô thị Sự ra đời của thành Hóa Châu (khoảng cuối thế kỷ XV,

17

Trang 19

đầu thế kỷ XVI) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy Mãi đến năm 1636, khi chúa Nguyễn Phú Lan dời phủ đến Kim Long, quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này mới được bắt đầu Hơn nữa thế kỷ sau, năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi và đổi tên thành Phú Xuân (ở vị trí tây man trong kinh thành Huế hiện nay),tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong Tuy có lúc, Phủ Chúa dời ra Bác Vọng (1712-1723), nhưng khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân và dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông nam kinh thành Huế hiện nay.

Kinh thành Huế xưa

2.1.2 Văn hóa Huế:

Văn hóa Huế đặc sắc trong cách thể hiện, phong phú về nội dung thể hiện sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kiến trúc, văn học, âm nhạc, mỹ thuật, phong tục tập quán, phong cách sống, phong cách giao tiếp,…

 Kiến trúc Huế: Khi đến du lịch Huế, bạn sẽ như ngược dòng thời gian trở về

nước Việt xưa những năm thế kỉ 17, 18 với nhiều loại hình kiến trúc đền đài, thành quách, lăng tẩm Kiến trúc Huế rất đa dạng, phong phú với kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu đan xen cùng kiến trúc truyền thống và hiện đại Trong đó công trình kiến trúc nổi bật nhất ở Huế chính là kinh thành Huế Mỗi công trình kiến trúc đều là những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc thể hiện một phần yếu tố triết lý cũng nhưtâm lý Hơn nữa, kiến trúc Huế còn nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc cổ

18

Trang 20

mang đậm tính chất phong thủy Bình phong và hòn non bộ được xem là nhữngtiểu cảnh không thể thiếu trong các kiến trúc truyển thống Huế

Kinh thành Huế về đêm

 Nghệ thuật:Huế nổi tiếng với nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật đặc trưng như Tuồng, ca Huế trên sông Hương, nhã nhặn cung đình Huế, vũ khúc cung đình Huế…

Nhã nhạc cung đình Huế

 Lễ hội: Lễ hội được chia làm hai loại lễ hội là lễ hội cung đình và lễ hội dân

gian Lễ hội cung đình thường chú trọng vào phần lễ hơn phần hội, phản ánh

19

Trang 21

sinh hoạt lễ nghi của triều đình Lễ hội dân gian gồm nhiều lễ hội phong phú như: lễ hội Huệ Nam ở Hòn Chén theo tín ngưỡng người Chăm Pa, lễ hội tưởng nhớ những vị thánh thành lập làng, lễ hội tưởng nhớ những tổ nghề của các làng nghề truyền thống Ngoài các lễ hội truyền thống đã tồn tại lâu đời ở Huế thì Festival Huế những năm gần đây là hoạt động văn hóa Huế truyền thống hấp dẫn du khách đến Huế Festival Huế được tổ chức từ năm 2000, theothường lệ hai năm tổ chức một lần.

Festival Huế 2023 Lễ hội Huệ Nam

2.1.3 Huế xưa và nay:

Cho tới hiện nay, nét cổ kính của những công trình kiến trúc như Kinh Thành Huế hay những nét đặc trưng về văn hoá Huế vẫn được giữ được bản sắc riêng của mình và dường như càng trở nên quý giá hơn theo thời gian Huế xưa và nay vẫn vậy,vẫn mang trong mình vẻ đẹp thuần khiết trường tồn với thời gian, vẫn làm lay động lòng khách du lịch mỗi khi nhớ về

2.2 Trang phục của tiểu vùng văn hóa xứ Huế:

2.2.1 Giới thiệu áo dài Huế:

-Trong dòng chảy văn hóa Việt, chiếc áo dài có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn bó với đời sống của người Huế nói riêng, và là biểu tượng của người phụ

nữ Việt nói chung Vì thế, áo dài được xem là giá trị văn hóa độc đáo trong rất nhiều các di sản văn hóa ở Huế, và địa phương này đang quyết tâm xây dựng thương hiệu

“Huế - kinh đô áo dài Việt Nam”

-Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của cố đô Huế, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua Trong vài năm trở lại đây, Thừa Thiên Huế phát động và đẩy mạnh việc phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) gắn với triển khai đề án "Huế - kinh đô áo dài Việt Nam"

20

Trang 22

- Với nữ, chiếc áo dài là trang phục để tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, thanh lịch của người con gái Huế; với nam thì là trang phục góp phần lịch lãm, góp phần tạo nên tâm hồn.

- Áo dài còn là một biểu tượng đặc sắc về đạo đức, thẩm mĩ, là 1 di sản của mảnh đất cố đô Huế

- Dưới thời nhà Nguyễn, Huế thực sự là kinh đô của áo dài Việt Nam , là nơi chứng kiến sự hình thành và phát triển của loại quốc phục này

- Khi Vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước,

áo dài ngũ thân không còn xuất hiện như một thường phục hay mặc của người dân Việt Nam nữa

- Vẻ đẹp truyền thống với những nét dịu dàng, e ấp của cô gái Huế trong tà áo dài vẫn còn nguyên vẹn và có sức lay động lòng người Phụ nữ Huế luôn coi áo dài như một trang phục thường ngày chứ không chỉ dùng trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện đặc biệt nào đó và tùy theo điều kiện kinh tế mà ai cũng có vài bộ áo dài dành cho riêng mình Chính vì vậy, sắc tím của tà áo dài chính là biểu tượng cho người con gái Huế nơi đây

+ Màu tím thường là màu sắc áo dài được phụ nữ Huế mặc, kết hợp cùng nón bài thơ, đứng thấp thoáng giữa thành phố trầm mặc tạo nên một sự hấp dẫn lạ kì Có rất nhiều màu sắc trong bảng màu áo dài, thế nhưng người con gái Huế đã chọn cho mình một màu đặc trưng: màu tím Áo dài màu tím Huế hấp dẫn về mặt cảm xúc hơn

là thị giác bởi luôn đem lại cảm giác dịu dàng, lạnh và kín đáo, đó là cảm giác rất riêng mà chỉ người con gái Huế đem lại

21

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w