1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài văn hóa đàm phán trung quốcvà những điều lưu ý

28 36 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Đàm Phán Trung Quốc Và Những Điều Lưu Ý
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Mai Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,59 MB

Nội dung

Giá trị và thái độ.Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thếgiới, văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc xung quanhn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

à Nội – 2022

1

Trang 2

MỤC LỤC

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 5

CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN VỚI 12

Trang 3

2.2.6 Mức chấp nhận rủi ro 20

3.2 Văn hóa tặng quà của người Trung Quốc 22

3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Đàm phán đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan hệ kinh doanh mạnh mẽ

và đạt được nhiều thành công bền vững Đàm phán giúp các thỏa thuận có lợi cho cả hai bên

đi tới sự đồng thuận, ký kết

Xu hướng mở rộng hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới ngày càng tăng cao,điều này cũng đòi hỏi các quốc gia tham gia đàm phán phải hiểu được, nắm bắt được và thựchiện đúng văn hoá của đối tác để việc đàm phán có được kết quả tốt đẹp nhất Đặc điểm vănhoá dân tộc có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành phong cách đàm phán của các nước.Hiểu được phong cách đàm phán của đối tác chính là một trong những chìa khoá tạo ra thắnglợi trong thương lượng quốc tế

Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Còn Việt Namcũng đang là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc trong ASEAN Hai nước đã thiết lậpquan hệ đối tác thương mại toàn diện trong 15 năm Đến hiện tại, hai nước vẫn đang tiếp tụcphát triển và ngày càng mở rộng mối quan hệ hợp tác qua nhiều mạng như kinh tế - thươngmại, đầu tư, kết nối chiến lược, giao lưu văn hoá, giáo dục du lịch

Nhận thấy tầm quan trọng của đối tác Trung Quốc, Nhóm 2 quyết định nghiên cứu đềtài “Văn hoá đàm phán Trung Quốc và những điều cần lưu ý” Bài thảo luận này tập trungnghiên cứu về đặc điểm, đặc trưng văn hoá, con người Trung Quốc từ đó rút ra văn hoá,phong cách đàm phán của Trung Quốc Bên cạnh đó đưa ra những điều cần lưu ý, phươnghướng và lời khuyên khi đàm phán

4

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC

1.1 Giới thiệu chung về Trung Quốc.

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

Trung Quốc là quốc gia lớn nhất châu Á, nằm ở Đông Á và giáp với nhiều quốc gia lâncận bao gồm Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình Dương, Việt Nam, Lào, Mianma, Bu-tan, Nê-pan, Ấn Độ, Pakixtan, Áp-ga-ni-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan và Ca-dắc-xtan.Với diện tích khoảng 9,6 triệu km2, Trung Quốc là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sauNga và Canada

Khí hậu của Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào vị trí địa lý của từngkhu vực Ở phía nam, khí hậu là nhiệt đới với nhiệt độ trung bình là 18 độ C vào tháng 1 và

28 độ C vào tháng 7, trong khi ở phía bắc, khí hậu là ôn đới với nhiệt độ trung bình vàotháng 1 là -28 độ C Ngoài ra, Trung Quốc còn có các khu vực đất liền cao nguyên và samạc, những nơi có khí hậu khắc nghiệt hơn

Trung Quốc có một vị trí địa lý đặc biệt, với hệ thống núi non, sông ngòi, vịnh biển vàđồng bằng rộng lớn Điều này cũng tạo ra sự đa dạng về địa hình, thực vật và động vật

1.1.2 Kinh tế.

Kinh tế Trung Quốc đã trải qua một sự phát triển ấn tượng trong những năm gần đây

và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới Dựa trên mô hình kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp cải cách và mởcửa kinh tế từ những năm 1980, góp phần đưa đất nước này ra khỏi tình trạng nghèo đói vàthúc đẩy sự phát triển kinh tế

Các chỉ số kinh tế cho thấy sự mở cửa và cải cách đã mang lại những thành tựu đáng kểcho Trung Quốc Từ năm 1978 đến nay, GDP của Trung Quốc tăng trung bình khoảng 9-10% mỗi năm, đưa nền kinh tế này lên vị trí thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ Trung Quốc cũng

đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất và có dự trữ ngoại hốilớn nhất thế giới

5

Trang 6

Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” với hàng loạt các nhà máy,trụ sở của rất nhiều tập đoàn trên toàn cầu Trung Quốc có mối quan hệ giao dịch thươngmại khắng khít với các quốc gia Châu Á, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tếcủa toàn khu vực, khiến cho đất nước này trở thành một trong những điểm đến lý tưởng đểhọc tập về khối ngành kinh tế, sản xuất, logistics, khoa học kỹ thuật, công nghệ

1.1.3 Chính trị và pháp luật.

Chính trị của Trung Quốc diễn ra trong một khuôn khổ bán tổng thống chế xã hội chủnghĩa với một hệ thống đơn đảng, là Đảng Cộng sản Trung Quốc Quyền lực nhà nước tạiCộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thực hiện thông qua Đảng Cộng sản, Quốc vụ viện vàcác đại diện cấp tỉnh và địa phương

Hệ thống pháp luật Trung Quốc dựa trên một số nguyên tắc và quy định chính, baogồm Hiến pháp, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hành chính và Luật thương mại

1.2 Vài nét về con người Trung Quốc.

1.2.1 Giá trị và thái độ.

Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thếgiới, văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc xung quanhnhư Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc, là cái nôi văn hóa người Trung Quốc tôn trọng truyềnthống, coi trọng nhiều vấn đề như:

Con người Trung Quốc thường coi gia đình là trung tâm của cuộc sống

và có trách nhiệm chăm sóc và tôn trọng cha mẹ và người già trong gia đình Họrất quan tâm và luôn cố gắng gìn giữ đến những giá trị truyền thống của gia đình,xuất thân

Người Trung thường coi trọng việc duy trì sự hòathuận, tránh xung đột và tôn trọng quyền lợi và ý kiến của người khác

Người Trung Quốc thường được biết đến với lòngkiên nhẫn và sự kiên trì trong công việc và cuộc sống Họ có xu hướng đặt mụctiêu dài hạn và làm việc chăm chỉ để đạt được những mục tiêu đó

6

Trang 8

Tuổi tác và tôn giáo đều được coi trọng trong xãhội Trung Quốc Người già được kính trọng và coi là những người có kinh nghiệm

và truyền thống Tôn giáo, chủ yếu là đạo Phật, cũng có ảnh hưởng lớn đến giá trị

và thái độ của con người Trung Quốc

1.2.2 Cách cư xử.

Một đặc điểm lớn của người Trung Quốc khi giải quyết công việc là họ rất khéo léo tếnhị, họ thường không nói thẳng mà đi “đường vòng”, nói một cách hàm ý, ẩn ý nhiều hơn,diễn đạt ý tưởng rất uyển chuyển Trong làm ăn buôn bán, ngoài vấn đề công việc chính rấtcòn lưu tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, sự thuận tiện để làm hài lòng các đốitác hay nói cách khác là họ quan tâm đến việc duy trì mối quan hệ tốt trong công việc.Ngoài ra, xã hội Trung Quốc, người ta thường tôn trọng tuổi tác và vị trí xã hội Sự tôntrọng này thường được thể hiện thông qua ngôn ngữ, cử chỉ và sự tôn trọng trong giao tiếp

Thương… 100% (4)

27

VĂN HÓA ĐÀM PHÁN NHẬT BẢN và các…Đàm phán

Thương… 100% (4)

26

Copy of gt dam phan thuong mai quoc teĐàm phán

Thương mại None

171

Đàm phán thương mại quốc tếĐàm phánThương mại None

1

Các mô hình nghiên cứu lý thuyết và tổ…Đàm phán

Thương mại None

6

NHÓM 6 đàm phán Bài thảo luận đàm…Đàm phán

-Thương mại None

21

Trang 9

1.3 Vài nét về văn hóa Trung Quốc.

Là đất nước tỉ dân với sự hội tụ văn hóa phong phú, Trung Quốc có nhiều phương ngônkhác nhau, phổ biến nhất là phương ngôn Bắc Kinh (Mandarin), phương ngôn Quảng Đông(Cantonese) và phương ngôn Hakka Mỗi phương ngôn có âm điệu, từ vựng và cách phát âmriêng, và có thể có sự khác biệt lớn giữa chúng

Vì ảnh hưởng lâu đời của tiếng Trung đối với tiếng Việt, nhiều từ trong tiếng Việt cónguồn gốc từ tiếng Trung Các từ Hán Việt, còn được gọi là chữ Hán, được sử dụng phổ biếntrong văn bản học thuật, y học, pháp lý và nhiều lĩnh vực khác

Ngoài ra tiếng Trung cũng có hệ thống Pinyin là hệ thống phiên âm Latinh được sửdụng để biểu diễn âm thanh của tiếng Trung Nó giúp người học nước ngoài phát âm tiếngTrung một cách chính xác hơn Pinyin được sử dụng rộng rãi trong việc dạy và học tiếngTrung, cũng như trong các bản đồ, biển báo và công cụ giao tiếp khác dành cho người nướcngoài

1.3.2 Tôn giáo

Trung Quốc từ lâu đã là một cái nôi và ngôi nhà của một loạt các tôn giáo lâu đời nhất,truyền thống triết học của thế giới Nho giáo, Đạo giáo, sau đó được Phật giáo gia nhập, tạothành "Tam giáo" đã định hình văn hóa Trung Quốc Không có ranh giới rõ ràng giữa các hệthống tôn giáo mà các tôn giáo này cùng tồn tại liên đới và đan xen lẫn nhau

Đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc được Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo - một tổchức vô thần cấm các đảng viên thực hành tôn giáo khi còn đương chức, các quan chức vàtrí thức có đầu óc cải cách đã áp đặt tất cả các tôn giáo là "mê tín" Trong đỉnh điểm của mộtloạt các chiến dịch chống lại các tôn giáo đã được tiến hành từ cuối thế kỷ 19, Cách mạng

8

Trang 10

Văn hóa chống lại các thói quen, tư tưởng, phong tục và văn hóa cũ kéo dài từ năm 1966 đến

1967 đã phá hủy hoặc buộc các tôn giáo chuyển sang hoạt động ngầm Vào thời điểm đó,Chính phủ chỉ chính thức công nhận năm tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Tin lành

và Công giáo Phải tới đầu thế kỷ 21 mới ngày càng có nhiều sự công nhận chính thức Nhogiáo và tôn giáo dân gian Trung Quốc là một phần của sự kế thừa văn hóa Trung Hoa.Một số tôn giáo nổi bật ở Trung Quốc:

Một trong những tôn giáo phổ biến nhất ở Trung Quốc là Phật giáo Phật giáo du nhậpđến Trung Quốc từ Ấn Độ bằng các tuyến đường lữ hành của Con đường Tơ lụa vào thế kỷ

II trước Công nguyên Ngày nay, Phật giáo là tôn giáo chính ở Tây Tạng và Nội Mông Và ởmột số vùng khác của Trung Quốc Đất nước có 9.500 ngôi chùa và tu viện Phật giáo –nhiều trong số đó được xây dựng cách đây hơn hai nghìn năm Để tập hợp các Phật tử thuộcmọi quốc gia, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc được thành lập vào năm 1953

Hiện nay, Trung Quốc có 13.000 nơi theo tôn giáo Phật giáo, 33 cơ sở Phật giáo và hơn200.000 nhà sư Những người theo Phật giáo Đại thừa, Phật tử Trung Quốc được chia thành

ba loại, Tây Tạng, Pali và Hán-Trung Quốc

Lịch sử của Đạo giáo lên tới gần 1.700 năm Tôn giáo này là một tôn giáo tự tôn Về cơbản nó được truyền tụng ở các vùng nông thôn của miền trung và miền đông Trung Quốc.Đạo giáo là một giáo lý tôn giáo truyền thống của Trung Quốc về “con đường của sự vật” –Đạo, kết hợp các yếu tố của tôn giáo và triết học Giáo lý này được hình thành trên cơ sở tôngiáo và triết lý của một số học thuyết triết học cổ đại của Trung Quốc Giáo lý về thế giớilàm nền tảng của Đạo giáo hiện đại ở Trung Quốc Tính đến ngày nay, đất nước có 1.500ngôi chùa và tu viện Đạo giáo với 25.000 tăng ni sống ở đó

Hồi giáo cũng phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Khu tự trị Tân Cương, nơingười Hồi giáo chiếm 95% dân số Bên cạnh đó, còn có cư dân của khu tự trị Hồi giáo Ninh

Hạ, và một số khu vực của tỉnh Cam Túc và Thanh Hải Hồi giáo tìm đường đến Trung

9

Trang 11

Quốc vào thế kỷ VIII trước Công nguyên từ lãnh thổ Trung Á Hiện nay, Trung Quốc có hơn17.000 tín đồ Hồi giáo và 26.000 thánh đường Hồi giáo.

Nho giáo từ lâu đã được coi là tôn giáo thống trị ở Trung Quốc Các nguyên tắc cơ bảncủa nó được phát triển bởi nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng thế giới – Khổng Tử vào thế

kỷ V trước Công nguyên

Việc chấp nhận Nho giáo là một triết lý riêng biệt của cuộc sống dẫn đến sự kết tinhcủa nó như là một tôn giáo ở Trung Quốc Hán Vũ Đế đã nhận nó như triết lý nhà nướcchính thức và nó đã trở thành biểu tượng của xã hội Trung Quốc Cơ sở của học thuyết làbảo tồn các truyền thống cổ xưa và tuân theo mệnh lệnh của người cao nhất, đại diện là vua.Căn cứ vào lời dạy của Khổng Tử, nó rao giảng tự nuôi dưỡng đạo đức, phẩm chất nhân đạo,tốt lành trong suy nghĩ, hành vi đạo đức và tập trung vào kiến thức

Hầu như tất cả các thành phố ở Trung Quốc có ngôi đền dành riêng cho Nho giáo từthời cổ đại Nhưng sau cuộc cách mạng và tuyên ngôn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Nho giáo mất dần tầm quan trọng của nó và ngày nay, nó chỉ được một bộ phận nhỏ dânchúng Trung Quốc tôn xưng

Ngoài ra ở Trung Quốc còn số một số loại tôn giáo khác như dân gian tôn giáo

1.3.3 Trang phục.

Trong thời đại hiện đại, người Trung Quốc thường mặc theo phong cách phương Tây

và trang phục công nghiệp thông thường như bộ vest, áo sơ mi, váy, quần jeans, và áokhoác Tuy nhiên, vẫn có sự kết hợp giữa trang phục truyền thống và hiện đại trong một sốdịp đặc biệt

Màu sắc và ý nghĩa: Với quan niệm tâm linh, màu đỏ được coi là một màu may mắn vàphổ biến trong trang phục của người Trung Quốc Đặc biệt, màu đỏ thường xuất hiện trongcác dịp lễ hội và cưới hỏi Ngoài ra, màu vàng và màu xanh cũng được coi là màu sắc mang

ý nghĩa tốt trong văn hóa Trung Quốc

10

Trang 12

Tôn trọng và phù hợp: Khi mặc trang phục trong các tình huống giao tiếp chuyênnghiệp hoặc thăm quan các địa điểm tôn giáo hay lịch sử, cần tuân thủ các quy tắc về trangphục phù hợp và tôn trọng văn hóa của Trung Quốc Đồng thời, cần tránh mặc những trangphục có hình ảnh hoặc thông điệp có thể gây tranh cãi hay xúc phạm người khác.

1.3.4 Phong tục tập quán.

Người Trung Quốc có những nét văn hóa, phong tục tập quán khá giống với người ViệtNam, tuy nhiên khi giao tiếp với người Trung Quốc ta cũng nên chú ý một số điểm: khôngnên bắt tay quá chặt, khi chào hỏi nên chào người có chức quyền cao nhất trước, không dùngngón tay trỏ chỉ về phía người mình muốn giới thiệu Có thể hỏi về những vấn đề khá riêng

tư khi bắt đầu làm quen, và bạn cũng không nên lẩn tránh trả lời những câu hỏi này, nhưngđừng đề cập các vấn đề chính trị, không nên có những lời phê phán

Người Trung Quốc kiêng số 4, bạn không nên tặng bất cứ thứ gì liên quan con số này.Không được lấy đũa gõ vào bát khi ăn, không được cắm đũa vào bát cơm Khi tặng quà bạn

có thể tặng hoa quả, bánh trái, đồ uống… nhưng đừng bao giờ tặng đồng hồ, vì theo ngườiTrung Quốc, nó có nghĩa là đi dự 1 đám tang Bạn cũng không nên mở món quà trước mặtngười tặng

Người Trung Quốc rất chú trọng đến những điều kiêng kỵ khi cất nhà, mở cửa tiệm, cở

sở buôn bán, dựng vợ gả chồng cho con cái… Đặc biệt là việc cất nhà được bà con xem xétrất chu đáo, kỹ lưỡng Đối với những dân tộc Á Đông, căn nhà là nơi trú ngụ quan trọng nhấtcủa đời người, liên quan đến vận mệnh của những thành viên trong gia đình cùng việc thànhbại của công ăn việc làm, buôn bán, đau yếu, bệnh hoạn – thì người Hoa càng cẩn trọngtrong việc cất nhà- đến từng chi tiết nhỏ

Trung Quốc có nhiều lễ hội truyền thống quan trọng, như Tết Nguyên đán (Lễ Tết), LễTrung Thu, Lễ Phật đản, và Lễ Tết Trung thu Những dịp này thường được tận hưởng bêngia đình và bạn bè, và có các hoạt động như đốt pháo hoa, diễu hành, ăn những món ăn đặctrưng và chơi các trò chơi truyền thống

11

Trang 13

CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC.

2.1 Trước đàm phán.

2.1.1 Phong cách cá nhân.

Phong cách cá nhân có tác động đáng kể tới nhà đàm phán trò chuyện và giao tiếp từphía đối tác thông qua cách xưng hô, cách thức ăn mặc, nói chuyện hay sự tương tác qua lạigiữa hai chiều Trung Quốc có xu hướng đàm phán theo phong cách cá nhân thân mật,hướng tới việc xây dựng mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau với đối tác trước khi bước vào đàmphán Người Trung Quốc thường mở đầu câu chuyện bằng việc uống trà và nói chuyệnphiếm với những đề tài thích hợp như thời tiết, về ấn tượng chuyến đi Việc bắt đầu cuộctiếp xúc, trao đổi như vậy rất tự nhiên, tạo tình cảm

Trong đàm phán, người Trung Quốc thường phân biệt rõ các giai đoạn đàm phán.Trong giai đoạn đầu của đàm phán, họ đặc biệt chú ý đến bề ngoài thành viên đoàn đàmphán, ứng xử của họ và kết hợp với các nguồn thông tin khác, xác định vị trí của từng người

và hướng trọng tâm vào các thành viên có vị trí cao, có vai trò quyết định kể cả chính thức

và không chính thức Họ đặc biệt chú ý đến những thành viên có thiện cảm đối với TrungQuốc Qua những đối tác này, họ sẽ tìm cách gây ảnh hưởng đến quan điểm của đối tác/đốiphương Họ đánh giá cao tinh thần hữu nghị trong đàm phán và luôn tìm cách dàn xếp quan

hệ không chính thức với những đối tác, thể hiện sự mến khách, chân thành, thân ái cá nhân.Quyết định cuối cùng về các vấn đề thương lượng, đối với người Trung Quốc như thông lệ,được tiến hành ở nhà, không phải sau bàn thương lượng

Thông thường, người Trung Quốc mở đầu trước, phát biểu quan điểm của mình trước

và đưa ra kiến nghị đầu tiên Và như thông lệ, người Trung Quốc chỉ nhân nhượng ở phútchót Không ít trường hợp, nhân nhượng của phía Trung Quốc thường vào thời điểm khithương lượng sắp rơi vào bế tắc, không lối thoát Thậm chí, trong những hoàn cảnh như vậy,các nhà đàm phán Trung Quốc bao giờ cũng biết cách sử dụng các lỗi, sai lầm, thiếu sót củađối tác, đối thủ

12

Trang 14

Người Trung Quốc rất chú trọng thu thập thông tin Họ không thích những chuyện bấtngờ Chính vì vậy, nên thông báo cho họ cái gì có thể thông báo được, càng chi tiết càng tốt.Điều đó được phía Trung Quốc đánh giá cao.

2.1.2 Mức độ nhạy cảm với thời gian.

Người Trung Quốc thường được coi là những người có tính kỷ luật và tôn trọng thờigian Họ thường đến đúng giờ và mong đợi đối tác của mình cũng làm như vậy Trong đàmphán, người Trung Quốc thường đặt ra thời hạn cụ thể và mong muốn đạt được thỏa thuậntrong thời gian đó Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm với thời gian của người Trung Quốc trongđàm phán có thể thay đổi tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể

Với mục tiêu chính là xây dựng được được mối quan hệ hợp tác lâu dài chứ không phảiđơn thuần là ký được hợp đồng riêng lẻ, người Trung Quốc thường dành nhiều thời gian hơntrong quá trình đàm phán để giúp các bên hiểu rõ nhau, qua đó làm rõ mong muốn của cácbên để tạo cơ sở cho mối quan hệ hợp tác bền vững Thậm chí họ còn có thể cho rằng phíađối tác có thể đang cố gắng che giấu điều gì đó nếu thể hiện thái độ vội vã để rút ngắn thờigian đàm phán

2.1.3 Trang phục.

Người Trung Quốc rất ấn tượng với lần gặp đầu tiên Do đó, nhà đàm phán nên chuẩn

bị kỹ càng về trang phục Khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng: đối với nam giớithì comple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắclòe loẹt Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình Thông thường là quần và áo vestsẫm màu

13

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w