1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy học hát ca khúc viết về nam Định tại trung tâm văn hoá thông tin và thể thao huyện giao thủy

142 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học hát ca khúc viết về Nam Định tại trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện Giao Thủy
Tác giả Trần Duy Thanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Trọng Toàn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 4,54 MB

Nội dung

Vai trò của dạy học hát ca khúc viết về Nam Định mang phong cách dân gian đương đại trong đời sống xã hội và hoạt động ca hát của học viên giọng nam trung .... Tuy nhiên trong dạy học há

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

Mã số: 8140111

Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Trọng Toàn

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài Dạy học hát ca khúc viết về Nam Định tại

Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Giao Thủy là công

trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực chưa được ai công bố

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2024

Tác giả luận văn

Trần Duy Thanh

Trang 4

VH-TT&TT Văn hoá - Thông tin và Thể thao

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÁT CA KHÚC VIẾT VỀ NAM ĐỊNH PHONG CÁCH DÂN GIAN 10

ĐƯƠNG ĐẠI CHO HỌC VIÊN GIỌNG NAM TRUNG 10

1.1 Cơ sở lý luận về dạy học 10

1.1.1 Một số khái niệm 10

1.1.2 Một số đặc điểm của ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại 22

1.1.3 Vai trò của dạy học hát ca khúc viết về Nam Định mang phong cách dân gian đương đại trong đời sống xã hội và hoạt động ca hát của học viên giọng nam trung 29

1.1.4 Khái quát về giọng nam trung 32

1.1.5 Khái quát về Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện Giao Thủy 33

1.2 Thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Nam Định mang phong cách dân gian đương đại tại Trung tâm 38

1.2.1 Về chương trình, tài liệu dạy học 38

1.2.2 Thực trạng dạy của giáo viên 41

1.2.3 Thực trạng học của học viên 47

1.2.4 Đánh giá thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương đại 49

Tiểu kết 52

Chương 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÁT CA KHÚC VIẾT VỀ NAM ĐỊNHTHEO PHONG CÁCH DÂN GIAN ĐƯƠNG ĐẠICHO HỌC VIÊN GIỌNG NAM TRUNG 54

2.1 Căn cứ đề xuất biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương đại 54

Trang 6

2.1.1 Căn cứ vào đường lối của Đảng về giáo dục - đào tạo 54

2.1.2 Căn cứ vào đường lối của Đảng về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 55

2.1.3 Căn cứ vào chủ trương của Trung tâm Văn hóa - Thông tin & Thể thao huyện Giao Thủy và nhu cầu của học viên lớp thanh nhạc 55

2.1.4 Căn cứ vào lý luận dạy học và thực tiễn dạy học 56

2.2 Điều chỉnh, thiết kế, bổ sung nội dung chương trình và thời gian học thanh nhạc 57

2.2.1 Điều chỉnh, thiết kế nội dung chương trình, thời gian học Thanh nhạc (thời gian đào tạo 2 năm, 4 học kỳ) 58

2.2.2 Tuyển chọn, bổ sung ca khúc, dân ca và làn điệu Chầu văn 60

2.2.3 Vài nét về kỹ thuật ca hát dân gian 63

2.2.4 Rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc 65

2.2.5 Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học 80

2.2.6 Dạy phân loại giọng hát 84

2.3 Thực nghiệm sư phạm 89

2.3.1 Mục đích, đối tượng thực nghiệm 89

2.3.2 Thời gian, địa điểm, phương tiện dạy thực nghiệm 89

2.3.3 Nội dung thực nghiệm 89

2.3.4 Kết quả thực nghiệm 96

Tiểu kết 97

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 107

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nam Định là tỉnh có truyền thống văn hóa, nghệ thuật lâu đời, đa dạng, phong phú Cùng với những làn điệu dân ca, những điệu Chèo, Chầu văn mang đậm tính chất địa phương, còn có nhiều ca khúc viết về Nam Định, trong đó có ca khúc mang phong cách dân gian đương đại Những ca khúc mang phong cách dân gian đương đại phản ánh tình cảm sâu nặng về vùng đất, con người Nam Định của các nhạc sĩ sáng tác

Giao Thủy là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, nơi sông Hồng đổ ra biển qua cửa Ba Lạt Trải qua quá trình lịch sử mảnh đất này được hình thành từ phù sa mầu mỡ của sông Hồng, được phát triển rạng rỡ bởi bàn tay lao động cần cù, óc sáng tạo, lòng quả cảm, kiên cường trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm Truyền thống lao động, sáng tạo của người dân Nam Định nói chung, người dân Giao Thủy nói riêng là mạch nguồn nối liền quá khứ với hiện tại

và tương lai, là nguồn động lực to lớn để Đảng bộ và nhân dân Giao Thủy hôm nay đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng quê hương Giao Thủy ngày càng giàu đẹp, văn minh

Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy là đơn vị trực thuộc UBND huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Trong những năm gần đây, với chức năng nhiệm vụ của mình, Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy

đã thực hiện quản lý các hoạt động văn hóa tại chỗ và lưu động, cũng như trực tiếp giám sát tổ chức các hoạt động nghiệp vụ góp phần quan trọng vào xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Giao Thủy Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, dạy học hát ca khúc cho HS ở các bậc học phổ thông và những người yêu thích ca hát ở nhiều lứa tuổi khác nhau là nhiệm vụ của Trung tâm Trong dạy học hát, giáo viên của Trung tâm có áp dụng các phương pháp dạy với từng đối tượng khác nhau Với đối tượng là học viên

Trang 8

(HV) giọng nam trung từ 18 đến 30 tuổi, GV dạy hát sử dụng các kỹ thuật thanh nhạc như về hơi thở, khẩu hình, phát âm nhả chữ, thể hiện tính chất, tình cảm ca khúc Nhìn chung việc dạy học hát ca khúc cho HV từ 18 - 30 tuổi đạt được những yêu cầu nhất định Tuy nhiên trong dạy học hát ca khúc nói chung, ca khúc mang phong cách dân gian đương đại viết về Nam Định nói riêng cho HV giọng nam trung còn có những hạn chế như: chưa xây dựng được một chương trình mang tính hệ thống; chưa rèn luyện hơi thở, khẩu hình, phát âm, nhả chữ để giúp HV thể hiện được tính chất, tình cảm ca khúc

Trong đời sống xã hội hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin, nên thị hiếu âm nhạc các thế hệ trẻ nói chung, HV lứa tuổi thanh niên ở Giao Thủy nói riêng đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi

sự phát triển của các phương tiện thông tin và các xu hướng âm nhạc đương đại Thế hệ trẻ thường thích hát các thể loại nhạc pop, rock, rap không chú ý đến những ca khúc mang phong cách dân gian đương đại, trong khi những ca khúc này có tính nghệ thuật, vừa hiện đại vừa mang tính dân tộc

Là cán bộ dạy thanh nhạc thuộc Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy, tôi nhận thấy việc dạy học hát ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung, tại Trung tâm VH-TT &

TT huyện Giao Thủy vẫn còn nhiều hạn chế Việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp dạy học hiệu quả là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển giọng hát của HV

Từ thực tiễn dạy học hát ở Trung Tâm VH-TT&TT huyện Giao

Thủy, tôi chọn đề tài: Dạy học hát ca khúc viết về Nam Định tại Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao huyện Giao Thủy cho Luận văn Thạc sĩ

chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan ít nhiều đến đề tài Trong số các tài liệu đã sưu tầm được, chúng tôi xin nêu ra một số công trình nghiên cứu

2.1 Một số sách dạy thanh nhạc và dạy hát

Sách học thanh nhạc (1997) của Mai Khanh, do Vụ Đào tạo - Bộ

Văn hóa xuất bản [25], tác giả đã đưa ra một cách hệ thống và bài bản các bài luyện tập nhằm phát triển giọng hát cho từng loại giọng, trong từng giai đoạn cụ thể Nội dung của cuốn sách còn có những bài luyện thanh và bài tập ứng dụng cho các giọng hát Tác giả cũng phân tích các tác phẩm thanh nhạc của nước ngoài và Việt Nam

Phương pháp sư phạm thanh nhạc, của tác giả Nguyễn Trung Kiên,

do Nhạc viện Hà Nội, Viện Âm nhạc in và phát hành năm 2001 [27], gồm

14 chương Trong cuốn sách này, tác giả trình bày các nội dung cơ bản của lĩnh vực thanh nhạc: cách lấy hơi thở, luyện hơi thở, tư thế, kỹ thuật thanh nhạc, mẫu luyện thanh cơ bản Đây là công trình có giá trị thực tiễn, dành cho những người đang giảng dạy thanh nhạc

Phương pháp dạy thanh nhạc được tác giả Hồ Mộ La biên soạn năm

2008 [30] Công trình là kết quả của hơn 40 năm giảng dạy thanh nhạc tại trường Nghệ thuật Quân đội (nay là trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội) và Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam) Nội dung cuốn sách đề cập tới kỹ thuật bel canto trong dạy và học thanh nhạc

Năm 2014, tác giả Nguyễn Trung Kiên biên soạn cuốn Những vấn đề

sư phạm thanh nhạc, Nxb Âm nhạc [28] Nội dung gồm có những lý thuyết

cơ bản về âm thanh học, về kỹ thuật hơi thở, các âm khu giọng hát và các bài tập luyện mở rộng âm vực, luyện hát cộng minh Ngoài ra cuốn sách

Trang 10

còn có phần hỏi đáp ngắn gọn những thắc mắc của người nhập môn và đưa

ra những nguyên tắc cho người mới học hát

Năm 2011, tác giả Trần Ngọc Lan viết cuốn Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát [32] Nội dung sách trình bày các

phương pháp xử lý ngôn ngữ, thanh điệu tiếng Việt trong ca hát Tác giả phân tích việc sử dụng ngôn ngữ, lời ca trong một số ca khúc do nhạc sĩ Việt Nam sáng tác, mục đích dùng kỹ thuật hát belcanto áp dụng vào dạy học hát

2.2 Một số luận án, luận văn dạy thanh nhạc và dạy hát

Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: của Đào

Thị Khánh Chi bảo vệ thành công năm 2019, với đề tài Dạy học Aria của W.A Mozart cho sinh viên giọng soprano chuyên ngành Thanh nhạc Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Nội dung luận án đề

xuất một số phương pháp dạy học hiện đại sử dụng dạy học hát aria trong một số vở opera của W A Mozart cho giọng nữ soprano

Năm 2022, Trương Quang Minh Đức bảo vệ thành công đề tài: Dạy học hát Bài Chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh Trung học cơ sở,

chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW Luận án đề xuất đưa một số bài Lý Quảng Nam và Bài Chòi Quảng Nam vào chương trình môn Âm nhạc Trung học cơ sở; bổ sung một số vấn đề mang tính lý luận về dạy học hát Lý và Bài Chòi Quảng Nam

Nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho hệ Đại học sư phạm

âm nhạc trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương của Nguyễn Chí

Công (2014), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc, bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương [6] Luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thanh

Trang 11

nhạc cho sinh viên hệ Đại học Sư phạm âm nhạc, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Nâng cao chất lượng đào tạo thanh nhạc tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn của Nguyễn Việt Cường (2014), Luận văn Thạc sĩ chuyên

ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc, bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương [7] Luận văn đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Đại học Thanh nhạc và các bài luyện thanh trong dạy hát tại khoa Nghệ thuật, trường Đại học Sài Gòn

Dạy học ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho học sinh Trung cấp Thanh nhạc, Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa của

Đỗ Thị Lam (2018), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc, bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương [31] Luận văn phản ánh thực trạng dạy học thanh nhạc hệ Trung cấp Thanh nhạc, Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và đào tạo

Dạy học thanh nhạc cho học viên ngành Quản lý Văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội của Dương Trọng Thành (2020),

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc, bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương [44]

2.3 Một số công trình nghiên cứu phân tích tác phẩm âm nhạc

Trong nghiên cứu viết luận văn, chúng tôi có nội dung phân tích ca khúc viết về Nam Định, do đó có đề cập đến một số công trình phân tích tác phẩm âm nhạc nói chung, phân tích ca khúc nói riêng

Cuốn sách Hình thức, thể loại âm nhạc, Nxb Đại học Sư phạm,

2005) của tác giả Nguyễn Thị Nhung [41] Nội dung cuốn sách trình bày phương pháp diễn tả cơ bản, chức năng từng phần của hình thức, sự phân chia trong hình thức Nghiên cứu hình thức một đoạn đơn, hai đoạn đơn, ba

Trang 12

đoạn đơn, ba đoạn phức Sơ lược về vài hình thức âm nhạc khác Giới thiệu vài thể loại thanh nhạc

Phân tích tác phẩm âm nhạc (2006) của tác giả Đào Ngọc Dung,

Nxb Âm nhạc [9] Nội dung cuốn sách hướng dẫn phương pháp phân tích các ca khúc và giới thiệu các bài phân tích một số ca khúc cụ thể Cung cấp một hệ thống kiến thức phân tích ca khúc chi tiết và toàn diện Tác giả trình bày các khái niệm và phương pháp phân tích một cách rõ ràng

và dễ hiểu, giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về cấu trúc và yếu tố cốt lõi của một bài hát

Cuốn Phân tích tác phẩm âm nhạc, hệ đại học Sư phạm Âm nhạc của tác giả Phạm Lê Hòa biên soạn năm 2013 [18] Nội dung cuốn sách đã

đề cập đến một số khái niệm liên quan tới hình thức tác phẩm; Các nguyên tắc xây dựng tác phẩm để cuối cùng dẫn tới cấu trúc tác phẩm âm nhạc mang nhiều hình thái khác nhau, qua đó người học sẽ từng bước phân biệt được thể loại với hình thức

Nhìn chung, từ các công trình, sách, luận văn nêu trên chúng tôi

được biết, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về Dạy học hát ca khúc viết về Nam Định tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện Giao Thủy, Tuy nhiên, những công trình trên là cơ sở nền tảng giúp

tác giả luận văn phân tích, tuyển chọn một số ca khúc phù hợp sử dụng trong dạy học hát cho HV giọng nam trung tại Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học hát ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Trang 13

Mục đích nhằm góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân địa phương , dạy học hát ca khúc viết về Nam Định giúp người dân hiểu rõ hơn về lịch sử , văn hóa , con người Nam Định

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến ca khúc và dạy học ca khúc Khảo sát các ca khúc viết về Nam Định

Nghiên cứu đặc điểm giá trị các ca khúc viết về Nam Định nói chung

và cho giọng nam trung nói riêng

Giới thiệu và phân tích một số ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương đại

Nghiên cứu thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung, tại Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy

Đề xuất một số biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung, tại Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung, tại Trung tâm VH-TT&TT huyện

- Phạm vi đối tượng nghiên cứu : Là học viên giọng nam trung

Trang 14

- Phạm vi không gian: Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy

- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2021 – 2023, thời gian HV học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, trình độ Thạc sĩ tại Trường.Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu viết luận văn, học viên sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp Phân tích những tư liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố; phân tích về thực trạng, các biện pháp, phương pháp dạy học hát ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung, tại Trung tâm VH-TT&TT huyện

Giao Thủy Trên cơ sở phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận về những vấn

đề liên quan đến đề tài

- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tiễn Sử dụng phương pháp này để khảo sát, điều tra, quan sát, phỏng vấn nhằm thu thập thông tin từ thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung, tại Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy, sau đó tổng kết thành lý luận, áp dụng vào thực tiễn

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của những biện pháp

đã đưa ra trong luận văn

6 Những đóng góp của luận văn

6.1 Về lý luận

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản dạy học hát ca khúc viết

về Nam Định phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung, tại Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

6.2 Về thực tiễn

Đổi mới quy trình, phương pháp dạy học hát ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung, tại Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định mang tính thực tiễn

Trang 15

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong việc dạy học thanh nhạc nói chung, dạy học hát ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại cho HV giọng nam trung

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục luận văn gồm 02 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại cho học viên giọng nam trung

Chương 2: Biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương đại cho học viên giọng nam trung

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÁT CA KHÚC

VIẾT VỀ NAM ĐỊNH PHONG CÁCH DÂN GIAN

ĐƯƠNG ĐẠI CHO HỌC VIÊN GIỌNG NAM TRUNG

1.1 Cơ sở lý luận về dạy học

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu, các sách đã xuất bản, chúng tôi tìm hiểu về một số khái niệm và về lý luận dạy học, giúp chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu viết luận văn

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Dạy học

Từ điển tiếng Việt (2003) do Hoàng Phê chủ biên, định nghĩa về dạy

học: “Truyền lại tri thức hoặc kĩ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có

phương pháp” [42, tr.244] Theo Từ điển tiếng Việt thì “dạy chỉ là truyền

lại trí thức, kỹ năng của người dạy, chưa có sự tương tác của người học” [42, tr.245]

Tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn Lí luận dạy học Đại học: “Dạy

học là quá trình mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người GV, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học” [51, tr.132]

Quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học Là một quá trình tương tác giữa người dạy và người học trong đó người dạy có vai trò hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động học của người dạy cho người học Học là hoạt động của người học dưới sự tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người dạy Đây là quá trình phức tạp và đa chiều, bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc truyền đạt kiến thức từ người dạy đến người học

Vai trò của người GV trong quá trình dạy học cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Một trong những yếu tố quan trọng nhất là sự

Trang 17

chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi dạy Người GV cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu rõ về nội dung mà mình sẽ truyền đạt và có kế hoạch giảng dạy cụ thể Ngoài ra khả năng giao tiếp và tương tác của GV cũng ảnh hưởng đến vai trò của họ trong quá trình dạy học

Chúng tôi hiểu: Dạy học là quá trình tương tác trong một thể thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo lấy việc học làm tiền đề, nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, kỹ năng, tình cảm, nhân cách… của người học

1.1.1.2 Hát và ca hát

Trong cuốn Phương pháp sư phạm thanh nhạc, tác giả Trung Kiên

viết: “Ca hát là một môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ” [27, tr.7] Âm nhạc đóng vai trò nền tảng trong ca hát , cung cấp cấu trúc nhịp điệu và giai điệu cho lời ca Các yếu tố như cao độ, trường độ, tiết tấu và hòa âm kết hợp với nhau tạo lên một khung âm thanh có khả năng truyền tải cảm xúc và tạo ra bầu không khí cho bài hát

Tác giả Nguyễn Trung Kiên trong sách Phương pháp Sư phạm Thanh nhạc, do Viện Âm nhạc, Hà Nội in năm 2001, viết:

Ca hát là một môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ Giọng hát của con người được coi là một nhạc cụ sống phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ với sức mạnh biểu hiện lớn lao, khả năng phổ cập rộng rãi, đã làm cho nghệ thuật ca hát trở thành một phương tiện truyền cảm giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm

mỹ và giải trí vô cùng quan trọng [27, tr.7]

Qua trích dẫn của tác giả Nguyễn Trung Kiên nêu ở trên, ca hát là nghệ thuật của sự kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ

Trong cuốn Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát,

tác giả Trần Ngọc Lan viết:

Ca hát sinh ra từ ngôn ngữ, là nghệ thuật gắn liền với ngôn ngữ Ngôn ngữ sinh ra từ nhu cầu giao tiếp và chuyển tải ý nghĩ, tình

Trang 18

cảm từ cá nhân này sang cá nhân khác Ngôn ngữ đã trở thành công cụ phản ánh thế giới khách quan, trở thành phương tiện giáo tiếp và bộc lộ tình cảm của con người với con người Ca hát được cho là ngôn ngữ gián tiếp ở mức độ cao [32, tr.15]

Tác giả Trần Ngọc Lan quan niệm ca hát là nghệ thuật của ngôn ngữ

Ca và hát là hai từ đồng nghĩa Ca cũng có nghĩa là hát Theo chúng

tôi hiểu: hát và ca hát là hoạt động của giọng người phát ra những âm thanh cao thấp, dài ngắn, mạnh nhẹ để thể hiện tư tưởng, tình cảm 1.1.1.3 Thanh nhạc

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, viết: “Thanh nhạc là âm

nhạc biểu hiện bằng giọng hát, phân biệt với khí nhạc (do nhạc khí phát

ra)” [42, tr.36] Trong Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc của Đào Trọng Từ -

Đỗ Mạnh Thường và Đức Bằng, Nxb Văn hóa năm 1984, viết: “Thanh nhạc là âm nhạc được thể hiện bằng giọng người” [47, tr.48] Hai cuốn từ điển trên đều quan niệm thanh nhạc là giọng hát

Trong cuốn Phương pháp dạy thanh nhạc, do Hồ Mộ La biên soạn

có viết:

Phương pháp thanh nhạc bel canto (hát đẹp) vốn bắt nguồn từ nước Ý (từ thế kỷ XVII, XVIII) Phương pháp đó chuyên hát opéra Ý và thánh ca nhà thờ Thời kỳ đó, bel canto là sở hữu riêng của nước Ý; vì phương pháp có tính ưu việt, cho nên các nước châu Âu lần lượt tiếp thu và vận dụng vào âm nhạc và ngôn ngữ của nước mình Ngày nay, nghệ thuật ca hát đó được phát triển thịnh vượng ở các nước phương Tây và kể cả một số nước châu Á, và nó trở nên sở hữu chung của nhiều nước trên thế giới Các nước đều đưa phương pháp đó vào vào các trường âm nhạc thành một bộ môn đào tạo ngành biểu diễn ngang hàng với các

bộ môn khí nhạc, mệnh danh là “thanh nhạc” [30, tr.226]

Trang 19

Theo tác giả biên soạn cuốn Phương pháp dạy thanh nhạc, thanh

nhạc là nghệ thuật ca hát của nước Ý và phương Tây

Trước khi có khái niệm thanh nhạc, ở nước ta thường dùng khái niệm hát để chỉ về hoạt động ca hát, diễn xướng như hát Chèo, hát Trống quân, hát Xoan, hát Ghẹo… Trong các lối hát, diễn xướng truyền thống có những kỹ năng ca hát riêng, hình thành những đặc trưng của từng lối hát, lối diễn xướng Thanh nhạc là lối hát phương Tây khác với lối hát truyền thống ở Việt Nam Nghệ thuật thanh nhạc gồm những kỹ thuật hát phức tạp, nhưng khoa học và tinh tế nhằm khai thác, phát triển mọi khả năng của

giọng hát con người Chúng tôi quan niệm: Thanh nhạc là nghệ thuật ca hát theo phong cách cổ điển phương Tây

Hát và thanh nhạc đều có nghĩa là hát, chúng có những nét giống nhau, song có những nét khác nhau Hát dân ca khác với hát ca khúc Hát

ca khúc có thể bao gồm nhiều kỹ năng, kỹ thuật ca hát truyền thống kết hợp với kỹ thuật thanh nhạc Vận dụng kỹ thuật thanh nhạc phương Tây khi hát

ca khúc Việt Nam nói chung, ca khúc viết về Nam Định nói riêng cần có sự nghiên cứu để thể hiện vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính dân tộc

1.1.1.4 Ca khúc

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, ca khúc được định nghĩa:

“Bài hát ngắn có bố cục mạch lạc” [42, tr.96] Giải thích của tác giả về ca khúc chưa thật chuẩn, vì thực tế trong ca khúc Việt Nam có những bài rất

dài như Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Sông Lô (Văn Cao)

Trong cuốn sách Các thể loại âm nhạc (1981) do Lan Hương dịch,

có định nghĩa: “Ca khúc là những tác phẩm âm nhạc hết sức đa dạng, loại giai điệu du dương, hoàn chỉnh và độc lập Khi biểu diễn không có lời ca

và nhạc đệm, giai điệu ca khúc vẫn diễn cảm đặc sắc… được sáng tác trực tiếp cho giọng hát biểu diễn” [21, tr.14] Về nội dung và hình thức ca khúc

có “hình thức đơn giản cô đọng… có khả năng phản ánh những tư tưởng,

Trang 20

tình cảm cao đẹp, khái quát những hình tượng có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống của nhân dân” [21, tr.26]

Từ khi xuất hiện đến nay, ca khúc luôn được coi là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần Với những giai điệu và lời ca tuyệt vời,

ca khúc đã trở thành một phương tiện giao tiếp và diễn tả cảm xúc của con người, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng tới tư duy, thẩm mỹ âm nhạc của người nghe Tất cả những cái hay, cái đẹp; những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống hàng ngày thường được con người sử dụng ca khúc để diễn tả

Ca khúc có thể tạo cho người nghe những cảm xúc khác nhau, tác động đến

tư duy và thẩm mỹ âm nhạc của người nghe

Tác giả Nguyễn Bách định nghĩa: “Ca khúc là một tác phẩm âm nhạc được biểu diễn bởi giọng người có hoặc không có nhạc đệm, hoặc một bài thơ được phổ nhạc Âm nhạc làm nổi bật từ ngữ bằng những khả năng cảm xúc mà lời nói đơn thuần không truyền tải được” [1, tr.1] Định nghĩa do

Nguyễn Bách nêu ra hơi dài Theo chúng tôi hiểu: Ca khúc là thể loại âm nhạc được thể hiện bởi giọng hát con người, bao gồm hai yếu tố chính: âm nhạc và lời ca Ca khúc thường được sáng tác để truyền đạt cảm xúc, ý

nghĩa hoặc thông điệp của người sáng tác đến người nghe

1.1.1.5 Phong cách, phong cách ca khúc dân gian đương đại

- Phong cách

Từ điển tiếng Việt viết: “Những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư

tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại” [42 tr.755] Theo nghĩa chung nhất, thì phong cách hàm nghĩa rộng hơn, thể hiện những cung cách, cách thức hành xử của một người hay một nhóm người, được thể hiện nhất quán trong lao động, học tập, sinh hoạt, tạo nên cái riêng của họ, phân biệt họ với người khác

Phong cách âm nhạc có thể hiểu là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác âm nhạc cùng một thể loại

Trang 21

- Phong cách ca khúc dân gian đương đại

Dân gian là khái niệm quen thuộc và rất gần gũi với người Việt Nam,

nó là toàn bộ những người dân sinh sống trong một không gian ở một vùng địa lý Có cùng nền văn hóa, phong tục tập quán và truyền thống Đương đại theo nghĩa đen là thuộc về thời điểm hiện tại Tuy nhiên trong bối cảnh

âm nhạc Việt Nam hiện nay, đương đại còn mang ý nghĩa là sự kết hợp giữa những yếu tố truyền thống và hiện tại

Ca khúc dân gian đương đại là một thể loại âm nhạc đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam Sự kết hợp giữa âm nhạc dân gian và các yếu tố hiện đại đã tạo ra những bài hát

có phong cách riêng được người nghe đón nhận, yêu thích Qua đó, chúng ta

có thể thấy sự phát triển của âm nhạc dân gian trong bối cảnh hiện đại, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống

Trong bối cảnh hội nhập văn hóa, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống là một vấn đề quan trọng Ca khúc dân gian đương đại đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam Từ đó giúp cho công chúng hiểu và trân trọng hơn những nét đẹp của văn hóa dân gian

Ngoài ra, ca khúc dân gian đương đại còn là một cách để giới thiệu

và quảng bá văn hóa Việt Nam đến với thế giới Với sự phát triển của công nghệ thông tin, những bài hát dân gian đương đại có thể được phát sóng và chia sẻ trên các nền tảng trực tuyến, giúp cho những giá trị văn hóa của

Việt Nam được lan tỏa rộng rãi hơn Như vậy, có thể hiểu: Phong cách ca khúc dân gian đương đại là tên gọi chung cho những ca khúc có sử dụng chất liệu dân ca hoặc âm hưởng âm nhạc dân gian cùng với những tiết tấu, nhịp điệu thời điểm đương đại - hiện tại

1.1.1.6 Phương pháp dạy học

PPDH là một khoa học nghiên cứu về cách dạy và cách học… là một vấn đề rộng, xuất hiện khi có nhà trường và luôn được các nhà sư phạm,

Trang 22

các nhà giáo dục tranh luận với các quan niệm khác nhau, ngày càng hoàn thiện và tiếp cận, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục Tác giả Nguyễn Quốc Toản có nêu: “PPDH là cách tổ chức, cách truyền đạt của GV và cách tổ chức học tập, tiếp nhận của HS nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Vì thế, phương pháp dạy học là cách tổ chức dạy của GV và cách tổ chức học của HS để cùng đạt được mục tiêu đề

ra của bài học” [45, tr.29] Có thể nói PPDH là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác

định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể

Theo cuốn Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới của Thái

Duy Tuyên: “Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, đảm bảo HS lĩnh hội nội dung học vấn”… “là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học” [49, tr.38] Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng, phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể

Theo sách Dạy âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực (các

lớp 6, 7, 8, 9), do Nguyễn Thị Tố Mai (chủ biên, 2018), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, khái niệm về PPDH là: “tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò, là một hệ thống những hành động có mục đích nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh, đạt được mục tiêu dạy học” [36, tr.26] Trong giáo dục hiện đại, lý thuyết dạy học theo định hướng đổi mới giáo dục là chú trọng vào việc hình thành phẩm chất và năng lực cho HS

Theo Đặng Vũ Hoạt: “Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò

Trang 23

chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” [19, tr.51] Các quan điểm trên đều có điểm chung là đề cập đến phương pháp dạy học như một hệ thống các hành động, cách thức hoạt động của GV và HS nhằm đạt được mục đích dạy học

Từ những nhận định trên có thể hiểu khái niệm phương pháp dạy học

là cách thức hoạt động, tương tác giữa người dạy và người học, là sự điều khiển của người dạy đối với hoạt động nhận thức, lĩnh hội của người học qua việc tổ chức các hoạt động học, nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập

1.1.1.7 Phương pháp dạy học hát, phương pháp dạy học hát ca khúc dân gian đương đại

- Phương pháp dạy học hát

Phương pháp dạy học hát là một lĩnh vực nghiên cứu trong giáo dục âm nhạc, tập trung vào việc tìm hiểu và phát triển các phương pháp hiệu quả để dạy học hát cho học sinh ở mọi lứa tuổi và trình độ

Phương pháp dạy học hát là con đường giúp trò nắm vững kiến thức và kĩ năng âm nhạc Với sự chủ đạo và chỉ bảo của người thầy, cùng với sự nỗ lực và cố gắng học tập của trò, phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho trò trong quá trình học tập Chính vì vậy, việc áp dụng các phương pháp dạy học hát hiệu quả là rất cần thiết để giúp trò phát triển tốt hơn trong môn học âm nhạc

Trong dạy học hát, cách thức tổ chức là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hiệu quả và tính hấp dẫn của quá trình giảng dạy Để tổ chức một buổi học hát thành công, GV phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc lựa chọn bài hát phù hợp với độ tuổi và trình độ của HV, đến việc sắp xếp không gian lớp học sao cho tạo điều kiện thuận lợi cho việc hát chung và tương tác giữa các HV Ngoài ra, việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như âm thanh, video hay bảng trắng tương tác cũng giúp tạo sự hấp dẫn và sinh động trong buổi học Đồng thời, việc phân chia thời gian một cách hợp lý

Trang 24

giữa việc hướng dẫn kỹ thuật hát và thực hành cùng lúc cũng là yếu tố quan trọng giúp HV tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất Trong quá trình dạy học hát, sự tổ chức chặt chẽ và linh hoạt của GV sẽ giúp tạo ra môi trường học tập tích cực và động viên HV phát triển kỹ năng âm nhạc của mình một cách toàn diện

- Phương pháp dạy học hát ca khúc dân gian đương đại

Phương pháp dạy học hát ca khúc là một hệ thống nhằm giúp người học lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng, thái độ và phẩm chất cần thiết về hát ca khúc GV cần nắm vững các nguyên tắc, phương pháp và các bước dạy học hát ca khúc để có thể tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả, giúp người học phát triển khả năng hát ca khúc của mình

Qua các khái niệm phong cách ca khúc dân gian đương đại và phương pháp dạy học hát đã trình bày, có thể hiểu, phương pháp dạy học hát ca khúc dân gian đương đại là một hệ thống các phương pháp được sử dụng trong quá trình dạy học hát ca khúc, nhằm giúp người học nắm được kiến thức, kỹ năng hát ca khúc dân gian đương đại và phát triển năng lực

âm nhạc

Dạy học hát ca khúc có thể sử dụng các phương pháp như: Phương pháp trực quan sử dụng các phương tiện trực quan như tranh ảnh, băng đĩa, nhạc cụ, để giúp người học hình dung được nội dung, giai điệu, lời ca của bài hát; Phương pháp thực hành, GV cần hướng dẫn người học luyện tập hát đúng giai điệu, lời ca, diễn cảm và có thẩm mỹ; Phương pháp đàm thoại, Sử dụng phương pháp đàm thoại để giúp học sinh hiểu nội dung, giai điệu, lời ca của bài hát; Phương pháp trò chơi: Sử dụng các trò chơi âm nhạc để giúp người học hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập

1.1.1.8 Phương pháp dạy học phát triển năng lực

Trong dạy học ở nước ta trước đây thường có quan điểm tiếp cận nội dung hay còn gọi là dạy học tiếp cận trang bị kiến thức Những năm gần đây và hiện nay, dạy học chuyển sang định hướng phát triển năng lực Nghị

Trang 25

quyết Hội nghị Trung ương Đảng 8 khóa XI, số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ghi rõ:

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học [13] Phương pháp dạy học phát triển năng lực lấy người học là trung tâm của quá trình dạy học; người học chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phát huy

khả năng tự học; chú trọng các phương pháp dạy học tích cực như: nêu vấn

đề và giải quyết vấn đề Phương pháp này được đặt trong tình huống có vấn

đề do người dạy tạo ra và hướng dẫn người học phát hiện và tự giải quyết vấn đề bằng các hoạt động tự giác, tích cực, chủ động Thông qua đó người học rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh tri thức và có

phương pháp nhận thức sáng tạo; phương pháp dạy học tự phát hiện là

người dạy định hướng cho người học khả năng tự phát hiện vấn đề và có thể tự giải quyết vấn đề, phát huy tối đa năng lực tự giác, chủ động, tích

cực; Dạy học theo dự án là phương pháp, trong đó người học thực hiện

nhiệm vụ học tập với tính tự tạo cao, từ việc xác định mục đích, xây dựng

kế hoạch đến thực hiện dự án và tự kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện 1.1.1.9 Biện pháp, biện pháp dạy học hát, biện pháp dạy học hát ca khúc

- Biện pháp

Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn

Đạm cho rằng: “Biện pháp là cách làm, cách hành động, đối phó để đi tới một mục đích nhất định” [10, tr.66]

Trang 26

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đưa ra khái niệm: “Biện

pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [42, tr.64]

Như vậy, nghĩa chung nhất của biện pháp là cách thức để thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Tuy nhiên, cần phân biệt biện pháp với một số khái niệm tương tự như: phương pháp, giải pháp, cách thức Điểm giống nhau của các khái niệm này là đều liên quan đến cách thức thực hiện một công việc Tuy nhiên, giữa các khái niệm này vẫn có sự khác biệt Biện pháp chủ yếu được nhấn mạnh đến cách thức hành động cụ thể Phương pháp tập trung vào trình tự các bước liên kết với nhau để tiến hành một công việc có mục tiêu Về giải pháp, tác giả Hoàng Phê tập trung vào phương pháp giải quyết vấn đề, trong khi đó Nguyễn Văn Đạm nhấn mạnh ý kiến khắc phục khó khăn Tuy nhiên, khái niệm giải pháp không chỉ liên quan đến cách hành động mà còn liên quan đến tư duy hành động Chẳng hạn, theo Nguyễn Văn Đạm: “Giải pháp là toàn bộ ý kiến có hệ thống kèm theo quyết định và hành động sau cùng để vượt qua khó khăn” [10, tr.325] Về khái niệm cách thức, tác giả Nguyễn Văn Đạm

có quan điểm đó là đường lối phải theo để làm một việc gì đó

Theo suy nghĩ của chúng tôi, biện pháp dạy học là một quá trình hoạt động có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác, trong đó có phương pháp dạy học Biện pháp nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể

- Biện pháp dạy học hát

Biện pháp dạy học hát là một quá trình sư phạm được tổ chức có mục đích, có quy trình, kế hoạch cụ thể nhằm phát triển kiến thức, khả năng âm nhạc cho người học, do vậy việc đưa ra những biện pháp là cách thức tiến hành các hoạt động bằng những phương pháp cụ thể nhằm giúp người học phát triển khả năng âm nhạc tiến tới sáng tạo trong học tập

Dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của người học, học mỗi bài hát giúp người học biết thêm về một nội dung, về tác giả hoặc đặc điểm

Trang 27

riêng của bài hát Sự phong phú về mặt chủ đề của bài hát giúp người học thêm hiểu biết về cuộc sống Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các người học Bên cạnh đó, dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca làm vốn ngôn ngữ của HV trở nên

phong phú và sinh động hơn

- Biện pháp dạy học hát ca khúc

Biện pháp dạy học hát ca khúc là quá trình hướng dẫn người học về cách hát và thể hiện ca khúc một cách sáng tạo Biện pháp dạy học hát ca khúc bao gồm nhiều yếu tố như: kỹ thuật hát, diễn cảm, và kỹ năng biểu diễn Nó tập trung vào việc giáo dục, huấn luyện và phát triển những khả năng âm nhạc của người học, từ việc xây dựng kỹ thuật hát cơ bản cho đến việc thể hiện cảm xúc và kỹ năng biểu diễn trên sân khấu Biện pháp dạy học hát ca khúc cũng có thể bao gồm việc lựa chọn và phân loại ca khúc phù hợp với giọng hát và phong cách biểu diễn của người học, cũng như việc cung cấp hỗ trợ và phản hồi để người học có thể phát triển kỹ năng của mình một cách toàn diện

Biện pháp dạy học hát ca khúc là cách thức mà người dạy sử dụng để giúp người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng hát ca khúc một cách hiệu quả Biện pháp dạy học hát ca khúc gồm phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, nhằm truyền thụ và hướng dẫn người học cách học, cách tìm kiếm, tự bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng để hình thành phẩm chất và năng lực thực hành ca hát

Biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Nam Định của chúng tôi gồm

cả lý luận và thực hành Phần lý luận hướng dẫn kiến thức cho sinh viên nắm bắt được bộ máy phát âm, các kỹ thuật sử dụng trong việc thể hiện ca khúc Phần thực hành hướng dẫn sinh viên thực hiện các thao tác kỹ thuật, sử dụng kỹ thuật thể hiện ca khúc

Trang 28

1.1.2 Một số đặc điểm của ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại

Dạy học hát ca khúc viết theo một phong cách nào đó, cần tìm hiểu một số đặc điểm chính của ca khúc viết theo phong cách đó Trên cơ sở phân tích những đặc điểm chính của ca khúc như: nội dung lời ca phản ánh

về vấn đề gì; thang âm, điệu thức, cấu trúc, giai điệu, nhịp điệu… ca khúc thế nào Khi dạy hát, GV sẽ truyền đạt những đặc điểm chính của ca khúc cho HV hiểu để thể hiện đúng tính chất, tình cảm của ca khúc

1.1.2.1 Lời ca (ca từ)

Một số bản phổ ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian

có trong Phụ lục luận văn, nên chúng tôi nêu khái quát ý nghĩa chính của nội dung lời ca các ca khúc này

Lời ca ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương đại thường sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, lối nói quen thuộc trong ca dao, tục ngữ, thơ ca dân gian Đề cập đến nhiều nội dung như: ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ; ca ngợi cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta; ca ngợi công cuộc xây dựng đất nước; phản ánh những tâm tư, tình cảm cá nhân con người xã hội chủ nghĩa, như:

Ca khúc Mùa thu Nam Định (Thơ: Nguyễn Thế Minh, nhạc: Kiều

Dư) là một ca khúc viết về mùa thu Nam Định Lời ca của bài thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của Nam Định vào mùa thu, một vùng đất nổi tiếng với những cánh đồng lúa chín vàng trải dài (PL 4, tr.118)

Người Nam Định (Thơ: Nguyễn Thế Minh, nhạc: Ngọc Độ) là một

ca khúc viết về con người Nam Định với tính cách mộc mạc, giản dị, lao động cần cù nhưng đầy sự sáng tạo, thông minh, tâm hồn luôn lạc quan, yêu đời (PL 4, tr.119)

Ca khúc Bâng khuâng hồ Vị Xuyên (Thơ: Tất Đắc, nhạc: Văn Chức),

ngợi ca vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của hồ Vị Xuyên, một danh thắng nổi tiếng của Nam Định (PL 4, tr.121)

Trang 29

Hát về Hải Hậu hôm nay (Trần Công Thủy) viết về huyện Hải Hậu,

một huyện ven biển của Nam Định Bài hát nói về vẻ đẹp thiên nhiên, người dân huyện Hải Hậu, một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đời sống văn hóa, kinh tế đang ngày càng phát triển (PL 4, tr.123)

Ca khúc Khát vọng thành phố Rạng Đông (Thơ: Nguyễn Thế Minh,

nhạc: Kiều Dư) viết về thành phố Nam Định, thủ phủ của tỉnh Nam Định Lời ca của bài hát thể hiện niềm tự hào của người dân về thành phố trước đây nổi tiếng về công nghiệp dệt, nay ngày càng phát triển, hội nhập và vươn mình ra thế giới (PL 4, tr.124)

Nam Định thành phố tôi yêu (Thơ: Đặng Thị Châu Loan, nhạc: Kiều

Dư) Lời ca của ca khúc như lời tri ân của người con Nam Định là nơi sinh

ra và nuôi dưỡng trưởng thành (PL 4, tr.125)

Một số ca khúc viết về Nam Định với những nội dung khác như: ca ngợi những thành tích kinh tế - xã hội của tỉnh, ca ngợi những người con Nam Định thành đạt Mỗi một ca khúc là sự phản ánh một trạng thái tình cảm nhất định của người nhạc sĩ trước hiện thực cuộc sống

Nhìn chung, các ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương đại đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của người dân Nam Định Những ca khúc này không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của quê hương, đất nước đến với bạn bè trong nước và quốc tế mà còn

là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, góp phần làm phong phú thêm kho tàng âm nhạc Việt Nam Nội dung lời ca các ca khúc viết về Nam Định phù hợp với việc dạy học hát các ca khúc này

1.1.2.2 Về âm nhạc

- Thang âm

Theo sách Lý thuyết âm nhạc cơ bản do Vũ Tự Lân biên dịch, chúng tôi

viết ký hiệu các nốt nhạc trong thang âm và các quáng 8 của một số ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại

Trang 30

Một số ca khúc viết về Nam Định sử dụng thang ngũ cung cổ truyền, có bài là một thang 5 âm, có bài đan xen hai thang 5 âm; có bài đan xen thang 5

âm với thang 7 âm phương Tây; có bài thang 7 âm phương Tây Chúng tôi nêu về thang âm trong một số ca khúc viết về Nam Định như:

Ca khúc Hát về Hải Hậu hôm nay (PL4, tr.123) của Trần Công

Thủy, câu đầu thang âm: La – Đô1 – Rê1 – Pha1 – Son1 (a – c1 – d1– f1 – g1); câu thứ hai thang âm: La – Đô1- Rê1 – Mi1 – Son1 (a – c1 – d1 – e1 – g1); câu 3 - câu 4 thang 7 âm phương Tây: Pha1- Son1– La1 - Si giáng1 – Đô2 – Rê2 - Mi2 (f1 - g1 – a1 – b1– c2– d2 – e2)

Ví dụ 1 HÁT VỀ HẢI HẬU HÔM NAY

Nhạc và lời: Trần Công Thủy Đoạn 1 ( trích )

Đoạn 2 (trích)

Ca khúc Nghe em câu hát văn chiều nay của Nguyễn Cường (PL 4,

tr.130), đoạn 1 là thang 5 âm: Đô1 – Rê1 – Pha1 – Son1 – La1 (c1 – d1 – f1 – g1- a1) Đoạn 2 là thang 7 âm phương Tây Việc sử dụng hai thang âm

Trang 31

khác nhau trong ca khúc là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhạc sĩ Nguyễn Cường

NGHE EM CÂU HÁT VĂN CHIỀU NAY

(trích)

Bâng khuâng hồ Vị Xuyên (PL 4, tr.121) là tên gọi ca khúc có lời thơ

Tất Đắc, Văn Chức phổ nhạc, thang 7 âm phương Tây: Rê1– Mi1 – Pha1 – Son1 – La1– b1 – Đô2 – Rê2 – Mi2(f1 – g1- a1 – b1 – c2– d2– e2)

BÂNG KHUÂNG HỒ VỊ XUYÊN (trích)

Nhạc: Văn Chức Thơ: Tất Đắc

- Điệu thức

Ca khúc viết về Nam Định có các dạng điệu thức 5 âm cổ truyền dân tộc; điệu thức trưởng, thứ phương Tây:

Hát về Hải Hậu hôm nay, của Trần Công Thủy, đoạn 1, câu đầu điệu

Rê vũ; câu thứ hai điệu La vũ; đoạn 2, thang 7 âm phương Tây, điệu thức

Rê thứ (PL 4, tr.123)

Ca khúc Nghe em câu hát văn chiều nay của Nguyễn Cường, đoạn 1

là điệu Pha cung Đoạn 2 là điệu thức Pha trưởng (PL 4, tr.130)

Trang 32

Ca khúc Bâng khuâng hồ Vị Xuyên (PL4, tr.121) thơ Tất Đắc, nhạc

Văn Chức, điệu thức Rê thứ

- Cấu trúc hình thức

Ca khúc viết về Nam Định phong cách dân gian đương đại có một số

dạng cấu trúc hình thức Điểm cơ bản trong cấu trúc đều phát triển, biến đổi từ cấu trúc hình thức phong cách âm nhạc cổ điển Có ca khúc viết theo cấu trúc hình thức một đoạn, nhưng biến đổi không hoàn toàn cân phương theo

lối cổ điển như: ca khúc Thành Nam xuân về của tác giả Ngọc Độ; ca khúc Hương đời, nhạc Như Chuyên, thơ Minh Hòa:

HƯƠNG ĐỜI

(trích)

Nhạc: Như Chuyên

Thơ: Minh Hòa

Hầu hết ca khúc viết về Nam Định (chúng tôi chép bản nhạc trong

Phụ lục) có cấu trúc hình thức hai đoạn đơn không cân phương: Nghe em câu hát văn chiều nay (Nguyễn Cường), Hát về Hải Hậu hôm nay (Trần

Công Thủy), Bản tình ca quê hương và Mùa thu Nam Định (Kiều Dự)

Thương về Nam Định (Đặng Hoàng Long), Giao Thủy quê chúng ta (Xuân Trí), Khúc tình ca bên cầu Giao Thủy (Vũ Đức Sao Biển), Mời anh về Nam Định quê em (Xuân Trí), Qua bến đò quan (Thái Cơ), Nhớ chầu văn đêm hội (Vũ Minh Vĩ)

Trang 33

GIAO THỦY ĐÓN BÌNH MINH (trích)

- Giai điệu

Giai điệu ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương

đại hầu hết mang tính trữ tình, lối tiến hành, phát triển giai điệu theo các thủ pháp phương Tây: trên cơ sở nét nhạc, câu nhạc; nhắc lại có thay đổi

âm hình tiết tấu, giai điệu; mô phỏng, mô tiến giai điệu, âm hình tiết tấu Đặc biệt giai điệu có âm hưởng, chất liệu các bài dân ca, làn điệu Chầu văn Sử dụng nhiều nốt luyến, láy

Ví dụ ca khúc Bài tình ca quê hương giai điệu câu nhạc đầu có dùng

thủ pháp nhắc lại có thay đổi:

BÀI TÌNH CA QUÊ HƯƠNG

(trích)

Nhạc và lời: Kiều Dư

Giai điệu ca khúc Khát vọng thành phố rạng đông phát triển theo thủ

pháp mô phỏng, mô tiến:

Trang 34

KHÁT VỌNG THÀNH PHỐ TÌNH YÊU

(trích)

Ca khúc Nhớ chầu văn đêm hội của tác giả Vũ Minh Vỹ có sử dụng

chất liệu Chầu văn và nhiều nốt luyến láy:

NHỚ CHẦU VĂN ĐÊM HỘI

(trích)

Ca khúc Nam Định – Thành Nam quê tôi sử dụng chất liệu Trống

quân và chất liệu Chầu văn:

NAM ĐỊNH - THÀNH NAM QUÊ TÔI

(trích)

Cùng với cấu trúc, lối tiến hành, phát triển giai điệu thì về góc độ

hòa thanh trong ca khúc viết về Nam Định theo phong cách dân gian đương

đại cũng trên nền của hòa thanh cổ điển, rồi biến đổi với nhiều mảng màu

sắc khác nhau

Loại nhịp các ca khúc viết về Nam Định khá phong phú: 2/4; 3/4;

4/4; 6/8 Nhịp điệu tiết tấu ca khúc viết về Nam Định thường bình ổn, nhẹ

nhàng, thanh thản không có sự dồn dập, mãnh liệt

Trang 35

Tóm lại âm nhạc trong ca khúc viết về Nam Định theo phong cách

dân gian đương đại đều trên cơ sở âm nhạc cổ điển phương Tây và kế thừa,

phát huy những tinh hoa âm nhạc dân gian truyền thống, từ đó biến đổi đa dạng, phong phú vừa mang tính hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc

1.1.3 Vai trò của dạy học hát ca khúc viết về Nam Định mang phong cách dân gian đương đại trong đời sống xã hội và hoạt động ca hát của học viên giọng nam trung

Ca khúc viết về Nam Định góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân địa phương Dạy học hát ca khúc viết về Nam Định giúp người dân hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa, con người Nam Định, từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời góp phần làm phong phú về số lượng, chất lượng các ca khúc trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong dạy học hát

1.1.3.1 Trong đời sống tinh thần của người dân

Những ca khúc về Nam Định với giai điệu da diết, trữ tình khơi gợi niềm tự hào, yêu mến quê hương trong lòng người nghe Trong thời kỳ kháng chiến ca khúc nói chung, ca khúc viết về Nam Định nói riêng hừng hực khí thế tiến công, giúp động viên tinh thần quân dân ta lớn lao, góp phần vào chiến thắng của quân dân ta; góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Âm nhạc giúp kết nối con người, dù đi xa quê hương vẫn luôn hướng về mảnh đất chôn nhau cắt rốn

Ca khúc viết về Nam Định tạo thêm một phương thức giao tiếp trong cộng đồng Qua âm nhạc và lời ca, người dân có cơ hội chia sẻ và truyền đạt thông điệp, ý nghĩa và giá trị của địa phương; kết nối và thể hiện tình yêu quê hương một cách sâu sắc, chân thành Người dân tự hào về vùng đất nơi sinh ra, lớn lên, trưởng thành

Ca khúc viết về Nam Định tạo ra một môi trường truyền thống mà người dân Nam Định có thể tham gia và tận hưởng Việc học hát và hát góp

Trang 36

phần tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử của những bài hát địa phương tạo ra

sự đồng cảm với quá khứ của đất nước Người học hát không chỉ học hát từ câu chuyện của những người tiền bối, mà còn được truyền đạt tinh thần, giá trị và ý nghĩa sâu xa của âm nhạc dân gian

Ca khúc viết về Nam Định tạo ra một phương tiện giải trí và thư giãn cho người dân Qua việc thể hiện và hát theo những bài ca khúc yêu thích, người dân có thể thoả sức thể hiện cảm xúc và giải tỏa căng thẳng cuộc sống hàng ngày Ngoài ra, hát các ca khúc viết về Nam Định cũng tạo ra cơ hội cho người dân Nam Định tận hưởng và tham gia vào các hoạt động văn hóa, sự kiện và lễ hội, góp phần vào sự phát triển của cộng đồng dân cư tại địa phương

1.1.3.2 Trong hoạt động chuyên nghiệp và giảng dạy thanh nhạc

- Trong hoạt động chuyên nghiệp

Những chương trình biểu diễn cho bà con dưới xã hoặc tham gia liên hoan nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp, ca khúc viết về Nam Định là một phần không thể thiếu trong kết cấu của chương trình Các ca

khúc: Thương về Nam Định (Đặng Hoàng Long), Giao Thủy quê chúng ta (Xuân Trí), Khúc tình ca bên cầu Giao Thủy (Vũ Đức Sao Biển), Mời anh

về Nam Định quê em (Xuân Trí), Qua bến đò quan (Thái Cơ), Hải Hậu rực sáng một miền quê (Vũ Minh Vĩ)… đã làm nên bản sắc của Nam Định

Trong hoạt động biểu diễn các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp, ca khúc viết về Nam Định giúp tạo nên nét đặc trưng cho chương trình biểu diễn Nam Định có những bài ca ngọt ngào, lãng mạn và tự hào

về quê hương Việc hát các ca khúc này không chỉ thể hiện tình yêu và sự

tự hào của người dân Nam Định mà còn mang đến một sự tương tác gần gũi và giữa nghệ sĩ và khán giả Những ca khúc viết về Nam Định sẽ tạo nên một dấu ấn riêng và góp phần làm nên thành công của chương trình biểu diễn

Trang 37

Khi hát ca khúc viết về Nam Định giúp nghệ sĩ nắm vững văn hóa và truyền thống địa phương Việc nắm vững văn hóa địa phương là một thước

đo quan trọng trong việc thể hiện sự tôn trọng và sự thông hiểu đúng đắn với nguồn gốc và ý nghĩa của ca khúc Điều này tạo ra sự sâu sắc và truyền cảm trong việc trình diễn ca khúc, từ đó tạo nên một trải nghiệm tinh thần đáng nhớ cho khán giả

Ca khúc viết về Nam Định trong hoạt động chuyên nghiệp thể hiện tình cảm và tình yêu quê hương một cách sâu sắc và chân thành Việc biểu diễn những ca khúc này tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ giữa nghệ sĩ và

người nghe

- Trong giảng dạy thanh nhạc mang phong cách dân gian đương đại

Thanh nhạc là một môn học nghệ thuật, giúp người học rèn luyện kỹ năng ca hát, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc và hiểu biết về âm nhạc Bên cạnh đó, thanh nhạc cũng là một cách thể hiện và truyền tải giá trị văn hóa Các ca khúc viết về Nam Định mang phong cách dân gian đương đại không chỉ có giai điệu đẹp, lời ca ý nghĩa mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương Việc hát và trình diễn các ca khúc này giúp HV hiểu

và truyền đạt ý nghĩa của các tác phẩm, tìm hiểu về lịch sử và truyền thống của Nam Định

Để tạo cho nội dung chương trình mang bản sắc riêng của một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy đã đưa một

số ca khúc viết về Nam Định vào dạy học là điều hợp lý, phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay

Việc sử dụng các ca khúc viết về Nam Định mang phong cách dân gian đương đại trong việc giảng dạy thanh nhạc tạo ra một sự kết hợp giữa giáo dục và văn hóa Dạy hát ca khúc viết về Nam Định mang phong cách dân gian đương đại không chỉ yêu cầu là học các kỹ năng, mà còn yêu cầu

HV để thể hiện ý nghĩa, tính chất của ca khúc Việc học hát để thể hiện các

ca khúc viết về Nam Định tạo ra một sự tương tác và kết nối sâu sắc giữa

Trang 38

GV và HV Thầy và trò cùng nhau học hát, trình diễn và cùng nhau truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa của các ca khúc Điều này tạo ra một môi trường học tập tích cực, khích lệ sự tham gia của HV và tạo ra một tinh thần đoàn kết trong lớp học

Dạy học hát ca khúc viết về Nam Định mang phong cách dân gian đương đại không chỉ mang đến sự đa dạng trong nội dung chương trình dạy học tại Trung tâm mà còn giúp HV khám phá và tiếp cận với dòng ca khúc vừa hiện đại, vừa dân tộc Điều này giúp mở rộng kiến thức âm nhạc và phát triển khả năng thể hiện của HV Việc nắm vững văn hóa và truyền thống địa phương là một yếu tố quan trọng trong việc thể hiện âm nhạc một cách chính xác và sâu sắc, không chỉ cung cấp kiến thức âm nhạc, mà còn giúp HV có cái nhìn toàn diện về các trào lưu và phong cách âm nhạc khác nhau, giúp HV phát triển năng khiếu âm nhạc và mở rộng tầm nhìn nghệ

thuật của bản thân

1.1.4 Khái quát về giọng nam trung

Theo các cuốn sách: Sách học Thanh nhạc, do nhà giáo Mai Khanh biên soạn; sách Phương pháp sư phạm Thanh nhạc, do tác giả Nguyễn Trung Kiên biên soạn; sách Phương pháp giảng dạy thanh nhạc, của tác giả

Hồ Mộ La đều có phân loại các giọng hát, HV trình bày khái quát về giọng

nam trung

Giọng nam trung là một loại giọng nam có âm vực nằm giữa giọng nam trầm (Basso) và giọng nam cao (Tenor) Giọng nam trung (barytone)

có hai loại là nam trung trữ tình và nam trung kịch tính

Giọng nam trung trữ tình âm thanh vang sáng, ấm áp, mềm mại, có những tính chất gần với giọng nam cao

Giọng nam trung kịch tính có âm thanh trầm ấm, vang khỏe

Âm vực cơ bản của giọng nam trung từ nốt La quãng tám nhỏ đến nốt Pha2(a – f2)

Trang 39

1.1.4.1 Sơ lược về giọng nam trung trữ tình

Giọng nam trung trữ tình âm thanh vang sáng, bay bổng, truyền cảm, thường được sử dụng để thể hiện những giai điệu uyển chuyển, thiên về chiều sâu Giọng nam trung trữ tình có độ linh hoạt cao, có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các quãng giọng, từ âm trung trầm ấm đến âm trung cao và

âm cao

Khả năng biểu cảm: Giọng nam trung trữ tình có khả năng biểu cảm

cao Giọng hát có thể truyền tải được nhiều cung bậc cảm xúc, từ vui tươi, hạnh phúc đến buồn bã, đau khổ

Giọng nam trung trữ tình phù hợp với nhiều thể loại nhạc hát đa

dạng Trong opera, giọng nam trung trữ tình là một trong những giọng hát

thường được sử dụng để thể hiện các vai diễn như: lãng mạn, bi kịch hoặc hài hước

Giọng nam trung trữ tình thể hiện rất phù hợp các bài tình ca, ballad hoặc các ca khúc mang phong cách dân gian đương đại

1.1.4.2 Sơ lược về giọng nam trung kịch tích

Giọng nam trung kịch tính (Dramatic Baritone) với âm sắc mạnh mẽ, dày dặn, đầy nội lực Cũng như giọng nam trung trữ tình, giọng nam trung kịch tính có độ linh hoạt cao, dễ dàng chuyển đổi giữa các quãng giọng, từ trầm ấm đến cao vút Giọng nam trung kịch tính thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc, từ vui tươi đến buồn bã, đau khổ ; thể hiện nhiều thể loại, dòng ca khúc khác nhau, từ thính phòng đến nhạc nhẹ, dân gian đương đại

Giọng nam trung kịch tính là một trong những giọng hát phổ biến nhất trong opera, thường được sử dụng để thể hiện các vai diễn mang tính anh hùng, bi kịch

1.1.5 Khái quát về Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện Giao Thủy

Trung tâm VH-TT&TT (sau đây gọi tắt là Trung tâm) huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định đã có những thành tích đóng góp vào việc sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật của nhân dân các tầng lớp của huyện; có những thành

Trang 40

tích về bảo tồn các giá trị văn hoá, nghệ thuật và thể thao của huyện Giao Thủy và của tỉnh Nam Định

1.1.5.1 Sơ lược về lịch sử

Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy được thành lập từ tháng

04 năm 2014 Trung tâm là một bộ phận của Ủy ban Nhân dân huyện, chịu trách nhiệm quản lý văn hóa, thông tin và thể thao trong huyện [59, tr.1] Trung tâm đã được Ủy ban huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: nhà văn hóa, thư viện, sân vận động và các phòng tập thể dục thể thao; là nơi người dân huyện Giao Thủy tham gia vào các hoạt động văn hóa, thông tin và thể thao

Trong quá trình lịch sử hoạt động, Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy đã tổ chức nhiều sự kiện nhằm tăng cường ý thức văn hóa và thể thao cho cộng đồng Các hoạt động như triển lãm nghệ thuật, biểu diễn văn nghệ, thi thể thao địa phương và các khóa đào tạo về văn hóa - nghệ thuật, thông tin và thể thao đã thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của người dân Ngoài việc tổ chức các sự kiện, Trung tâm cung cấp thông tin

và tư vấn cho cộng đồng về văn hóa - nghệ thuật, thông tin và thể thao Thư viện của Trung tâm có nguồn tài liệu phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ văn hóa đến khoa học và công nghệ Hoạt động của Trung tâm giúp người dân Giao Thủy được tiếp cận và tham gia vào các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thông tin và thể thao, góp phần làm cho đời sống tinh thần người dân phong phú, vui tươi, phấn khởi, khỏe mạnh

1.1.5.2 Cơ cấu tổ chức

Trung tâm VH-TT&TT huyện Giao Thủy là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện; Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn của

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định;

Ngày đăng: 13/12/2024, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w