TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Một số công trình nghiên cứu về ca khúc Việt Nam và ca khúc viết về
1.1.1 Nghiên cứu về ca khúc Việt Nam
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về ca khúc Việt Nam với nhiều cấp độ và cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu dưới đây
1.1.1.1 Công trình nghiên cứu Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu: “Đây là công trình khoa học đầu tiên được tổng kết dưới dạng chuyên luận, mang tính hệ thống, đánh giá cả một quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc mới Việt
Luận án tiến sĩ Y học
Nam trải dài gần toàn bộ thế kỷ XX” [110, tr.6] Công trình với số lượng 100 trang được chia làm ba phần:
Phần thứ nhất: Sự hình thành âm nhạc mới (khoảng đầu thế kỷ XX đên 1945) gồm 5 chương (Chương 1: Đời sống âm nhạc; Chương 2: dòng ca khúc lãng mạn; Chương 3: Dòng ca khúc yêu nước tiến bộ; Chương 4: Dòng ca khúc cách mạng; Chương 5: Ý nghĩa và vai trò lịch sử của âm nhạc giai đoạn trước 1945) Nội dung phần này là cái nhìn khái quát chung về vấn đề giao lưu văn hóa âm nhạc giữa nước ta với các nước phương Tây thông qua văn hóa Pháp, và quá trình hình thành của các dòng ca khúc Không thấy nội dung nào trong phần này đề cập tới ca khúc viết về Thanh Hóa
Phần thứ hai: Những bước trưởng thành, phần này dựa trên sự phân đoạn lịch sử chiến tranh cách mạng tương đương với hai giai đoạn của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Phần thứ hai có hai nội dung:
A Âm nhạc mới sau Cách mạng Tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, gồm các chương: chương VI (Đời sống âm nhạc), chương
VII (Ca khúc quần chúng: ca khúc hành khúc, ca khúc tập thể), chương VIII (Ca khúc trữ tình), chương IX (Ca khúc hợp xướng và trường ca), chương X (Ca cảnh và ca kịch), chương XI (Ca khúc thiếu nhi) Chương XII (Ý nghĩa và vai trò lịch sử của âm nhạc giai đoạn 1945- 1954)
B Âm nhạc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước và trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (từ chương XIII đến chương XXII) Trong đó, từ chương XII đến chương XVII có tiêu đề và bố cục gần giống hoàn toàn với phần A Các chương còn lại thứ tự với các nội dung: Âm nhạc thính phòng và giao hưởng; Những tác phẩm; Những tác phẩm viết cho nhạc cụ cổ truyền dân tộc; Âm nhạc trong vùng tạm chiếm; Ý nghĩa và vai trò lịch sử của âm nhạc giai đoạn
1954 - 1975 Phần thứ 2, chương XIV với tiêu đề là Ca khúc quần chúng, ở mục Hành khúc có điểm ca khúc Pháo thủ Hàm Rồng của Hoàng Tạo [110,
Luận án tiến sĩ Y học tr.3450] Mục Ca khúc tập thể, có đoạn: “Những chiến công bảo vệ cầu Hàm Rồng trên dòng sông Mã của quân và dân Thanh Hóa được ngợi ca trong các ca khúc Chào sông Mã anh hùng (1965) của Xuân Giao, Thanh Hóa anh hùng (1965) của Hoàng Đạm” [110, tr.355] Cũng trong nội dung của mục ca khúc tập thể một số ca khúc viết về Thanh Hóa được nhắc tới: Hát mừng các cụ dân quân của Đỗ Nhuận, Bô lão chúng ta còn dẻo dai của Nguyễn Đình Phúc, Trúng rồi các cụ ơi của Nguyễn Văn Tý [110, tr.367]
Phần thứ ba: Chặng đường mới (từ 1975 đến nay), gồm 5 chương (từ chương XXIII đến XXVIII) với các nội dung về đời sống âm nhạc sau ngày thống nhất đất nước; các thể loại nhạc nhẹ; âm nhạc thính phòng và giao hưởng; âm nhạc viết cho nhạc cụ truyền thống; âm nhạc viết cho sân khấu điện ảnh và đánh giá vai trò của âm nhạc trong giai đoạn này Toàn bộ nội dung trong Phần thứ ba, không thấy xuất hiện ca khúc viết về Thanh Hóa
Tổng tập Âm nhạc Việt Nam - Tác giả và tác phẩm, tập 1, công trình tập trung vào giới thiệu chân dung của 61 nhạc sĩ và các tác phẩm tiêu biểu của họ Trong đó, phần viết của tác giả Lê Văn Toàn, ông cho rằng: “Nhạc sĩ Hoàng Đạm đã vận dụng sáng tạo cấu trúc và lối diễn xướng đối đáp trong
Hò sông Mã ở tác phẩm Thanh hóa anh hùng” [117, tr.674-676]
Bay lên từ truyền thống là công trình nghiên cứu của Nguyễn Đăng
Nghị [123] Công trình gồm 3 chương, Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của ca khúc Việt Nam từ 1930 đến 1975; Chương 2: Nhận diện một số đặc trưng của ca khúc cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1975, Chương 3: Những giá trị của ca khúc cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1975 Chúng tôi chú ý tới chương 2, trong mục 2.2 Sự đa dạng của các loại thể, trong sự phân loại ca khúc, ở loại thể Những bài hát trào phúng, tác giả đã nhắc tới một số ca khúc viết về Thanh Hóa, cụ thể:
Cũng những năm tháng này, chúng ta còn thấy tiếng reo vui của các bô lão, khi tham gia canh giữ bầu trời Tổ quốc Niềm vui ấy được các nhạc sĩ thể hiện qua: Bô lão chúng ta càng dẻo dai
Luận án tiến sĩ Y học
(Nguyễn Đình Phúc), Hát mừng các cụ dân quân (Đỗ Nhuận),
Trúng rồi các cụ ơi (Nguyễn Văn Tý) Đó là tiếng reo vui ca ngợi tinh thần chiến đấu hăng say, ca ngợi chiến công của các cụ khi lập nên kỳ tích phi thường là bắn rơi máy bay giặc Mỹ, trong lúc chúng leo thang oanh tạc miền Bắc [123, tr.104]
Chương 3: Những giá trị của ca khúc cách mạng Việt Nam, chương này, tác giả tìm ra những giá trị của ca khúc cách mạng Việt Nam ở 3 phương diện: Tính nhân bản truyền thống trong cách tiếp cận cái bi; Bước chuyển trong tâm thức từ hướng ngoại sang hướng nội; Gợi mở về phương thức sáng tác ca khúc Những nội dung này không đề cập cụ thể đến ca khúc viết về Thanh Hóa, nhưng đó là gợi mở khá quan trọng để chúng tôi có cách nhìn về giá trị của ca khúc viết Thanh Hóa, sẽ thực hiện ở chương 3 của luận án
1.1.1.2 Các bài đăng trên tạp chí
Về ca khúc Việt Nam có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, tuy nhiên ở đây chỉ giới thiệu mang tính liệt kê một số bài như sau:
Các bài đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật: Lê Lôi (1978), Những ca khúc về nông thôn, số 01, tr 58-63,94 [97]; Nguyễn Viêm (1986), Chặng đường ca khúc Việt Nam 40 năm qua, (Bộ VH và TT), số 02 [169]; Nguyễn
Thị Nhung (1986), Vài nét về các thể loại ca khúc Việt Nam, số 05, tr 10-
Nghiên cứu về phương pháp dạy học và dạy học âm nhạc
1.2.1 Về phương pháp dạy học
Các công trình của Thái Duy Tuyên, Phạm Viết Vượng, Đặng Thành Hưng, Nguyễn Văn Cường… không viết về phương pháp dạy học thanh nhạc, nhưng là những nghiên cứu có giá trị, giúp có cơ sở đối sánh, tham chiếu để vận dụng vào luận án Dẫu vậy, ở đây chỉ khái quát một số công trình như sau:
Lí luận dạy học hiện đại - cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của Nguyễn Văn Cường, xuất bản năm 2016 [26], gồm 10 chương: Chương 1: Khoa học giáo dục; Chương 2: Các lí thuyết học tập và chiến lược; Chương 3: Các lí thuyết giáo dục; Chương 4: Các mô hình;
Chương 5: Phát triển năng lực và mục tiêu dạy học; Chương 6: Nội dung dạy học; Chương 7: Phương pháp; Chương 8: Phương tiện dạy học; Chương
9: Bài tập định hướng năng lực; Chương 10: Đánh giá và cho điểm thành tích học tập Trong cuốn sách này tác giả trình bày nhiều vấn đề về khoa học giáo dục trong đó bao gồm cả lý thuyết giáo dục, mô hình giáo dục, sự phát triển năng lực và mục tiêu trong quá trình giảng dạy Chúng tôi quan tâm nhiều đến chương 2, đặc biệt khi bàn về vai trò của lý luận dạy học, tác giả cho rằng: “lí luận dạy học có một vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học khoa học giáo dục, góp phần hình thành năng lực nghề nghiệp của người giáo viên, bao gồm các năng lực giáo dục và dạy học, năng lực chẩn đoán, đánh giá và năng lực phát triển nghề nghiệp” [26] Từ vai trò của lý luận dạy học mà tác giả nhận định như vừa nêu, chúng tôi xác định lại những vấn đề cần thiết về lý luận trong luận án của mình
Luận án tiến sĩ Y học
Cuốn Dạy học hiện đại - lý luận - biện pháp - kĩ thuật của Đặng Thành Hưng do Nxb Đại học Sư phạm phát hành năm 2014 [62] Sách được tác giả dày công nghiên cứu, với 436 trang được bố cục gồm ba phần chính
Phần một: Những vấn đề lý luận gồm năm chương Chương I: Vị trí và cấu trúc của khoa học giáo dục; Chương II: Vấn đề cơ cấu của quá trình giáo dục theo cách tiếp cận hiện đại; Chương III: Đối tượng và mục tiêu của lý luận dạy học; Chương IV: Bản chất của dạy học hiện đại; Chương V: Một số xu thế của dạy học hiện đại Trong phần I, tác giả trình bày chi tiết những vấn đề về lý luận của khoa học giáo dục trong đó có các nội dung: cấu trúc, cơ cấu, đối tượng, mục tiêu và một số xu thế dạy học hiện đại
Phần hai: Biện pháp và những ứng dụng, nội dung phần này được tác giả trình bày trong bảy chương Chương VI: Vấn đề nội dung học vấn trong
Lý luận dạy học; Chương VII: Sự phát triển quan niệm về bài học; Chương
VIII: Phương pháp dạy học trong điều kiện đổi mới giáo dục; Chương IX:
Phương pháp dạy học đại cương và phương pháp dạy học cụ thể trong quá trình dạy học; Chương X: Chức năng và những ứng dụng của phương pháp dạy học; Chương XI: Tình huống dạy học và tình huống vấn đề; Chương XII: Vấn đề tích cực hóa và biện pháp tích cực hóa học tập
Phần ba: Kỹ thuật dạy học vi mô, gồm chín chương: Chương XIII: Câu hỏi và kỹ thuật sử dụng câu hỏi trong dạy học; Chương XIV: Kỹ thuật hành vi ứng xử với học sinh trên lớp; Chương XV: Kỹ thuật sử dụng và khai thác các phương tiện dạy học; Chương XVI: Kỹ thuật ghép nhóm học sinh và tổ chức dạy học; Chương XVII: Kỹ thuật sử dụng trò chơi dạy học; Chương XVIII: Kỹ thuật dạy sáng tạo; Chương XIX: Kỹ thuật giao bài tập về nhà; Chương XX: Kỹ thuật dạy lĩnh hội kỹ năng học tập; Chương XXI: Những kỹ năng dạy học hiệu quả của giáo viên Nội dung ở phần ba tác, giả đã nghiên cứu rất kỹ các kỹ thuật dạy học hiện đại, từ các hoạt động trên lớp cho đến việc giao bài tập về nhà; từ các kỹ thuật sử dụng trò chơi cho đến việc khai thác các phương tiện dạy học…Đây là tài liệu quan trọng giúp chúng tôi có
Luận án tiến sĩ Y học được những kiến thức về các kỹ thuật dạy học mới, để áp dụng vào quá trình dạy hát các ca khúc viết về Thanh Hóa
Cũng bàn về phương pháp dạy học còn có công trình nghiên cứu của Thái Duy Tuyên được xuất bản thành sách với tên Một số vấn đề hiện đại giáo dục học [159], sách được bố cục ba phần Phần I: Những vấn đề chung gồm 6 chương Trong phần này, tác giả trình bày các vấn đề về: cơ sở triết học của giáo dục, mục đích, đối tượng giáo dục, tính chất và nguyên nhân giáo dục và các mô hình giáo dục hiện đại
Phần II: Những đề dạy học (từ chương VII đến chương XV) Nội dung phần II liên quan đến các vấn đề về dạy học Tác giả khai thác sâu về bản chất của quá trình dạy học, tính quy luật của quá trình dạy học - giáo dục, các nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức quá trình dạy học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên và một số vấn đề mới trong lý luận dạy học
Phần III: Những vấn đề cấp thiết (từ chương XVI đến chương XX) Các vấn đề được đề cập trong nội dung phần III gồm: giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục gia đình, dự báo và kế hoạch hóa phát triển giáo dục
Ngoài hai cuốn sách nêu trên, nghiên cứu về phương pháp giáo dục còn có cuốn: Competence Báed Assesment technique (các kỹ thuật đánh giá năng lực) của Shirley Fletcher do Kogan Page Ltd [182]; Teaching with Dimension for Learning (Dạy học theo những định hướng của người học) của Mỹ Jobert J Marzano [183]; Learning Intelligence (Học tập một cách thông minh) của Michael Shayer và Philip Adey [181]; Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới của Thái Duy Tuyên [160], Lý luận dạy học đại học Việt Nam của Phạm Viết Vượng [172]; Lý luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu và phương pháp dạy của Prof Bernd và Nguyễn Văn Cường
[179]… Nhìn chung, nghiên cứu của tác giả đề cập tới nhiều vấn đề về lý
Luận án tiến sĩ Y học luận, phương pháp, đối tượng dạy học… Chúng tôi sẽ cân nhắc, lựa chọn những những vấn đề đó để đưa vào luận án của mình một cách hợp lý nhất
1.2.2 Phương pháp về dạy học âm nhạc và dạy học thanh nhạc Đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học thanh nhạc Chúng tôi chia các công trình theo dạng: công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học âm nhạc; công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học thanh nhạc chuyên nghiệp; luận án, luận văn, các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học, dạng công trình văn bản âm nhạc
1.2.2.1 Phương pháp dạy học âm nhạc
Phương pháp dạy học âm nhạc theo phát triển năng lực (2021) của
Nguyễn Thị Tố Mai (tài liệu nội bộ cho SV hệ ĐHSP Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW) [100], gồm 4 chương:
Chương 1, Vai trò giáo dục âm nhạc cho học sinh phổ thông có 7 nội dung: Phát triển năng lực thẩm mỹ; Giáo dục đạo đức; Giúp HS được giải trí; Góp phần phát triển trí tuệ, nâng cao nhận thức; Phát triển năng lực âm nhạc; Góp phần phát triển thể chất; Vai trò khác của giáo dục âm nhạc.
Chương 2, Chương trình giáo dục âm nhạc cho học sinh phổ thông
2018 gồm: Đặc điểm cơ bản của Chương trình môn Âm nhạc 2018; Mục tiêu của chương trình; Yêu cầu cần đạt; Nội dung giáo dục khái quát
Nhận xét tình hình nghiên cứu và hướng đi của luận án
Nhìn toàn bộ lại các công trình có liên quan đến nghiên cứu của chúng tôi đã nêu ở trên, có thể thấy một số vấn đề sau:
1.3.1.1 Những vấn đề đã nghiên cứu
Về phương pháp dạy học nói chung, các công trình đã đề cập tới các khái niệm về dạy học và phương pháp dạy học Bên cạnh đó là các quan điểm về dạy học lấy người học làm trung tâm và đưa ra các phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của người học, nhằm đáp ứng nhu cầu của xu thế giáo dục hiện nay
Về phương pháp dạy học thanh nhạc, đa phần các tác giả tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề chính là: nguyên lý về âm thanh, bộ máy phát âm của con người; các tiêu chí phân loại giọng hát, vấn đề cộng minh; nguyên âm và phụ âm, cách xử lý âm khu, rèn luyện kỹ thuật và kỹ xảo thanh nhạc (tư thế hát, cách lấy hơi, mở khẩu hình, hát liền tiếng ngắt tiếng, hát luyến, hát nhấn…); chế độ luyện tập, sinh hoạt (ăn, ngủ, nghỉ); áp dụng các kỹ thuật và những kiến thức vào trong dạy học thanh nhạc chuyên nghiệp; Vận dụng phương pháp thanh nhạc vào xử lý ngôn ngữ Việt Nam trong ca hát…
Các công trình nghiên cứu đã tìm ra những giá trị của ca khúc viết về Thanh Hóa trên các phương diện về: kế thừa những tinh hoa âm nhạc dân gian xứ Thanh (thang âm, điệu thức, âm hưởng…) và khả năng lan tỏa cũng như vai trò của ca khúc trong đời sống của nhân dân Thanh Hóa
Các luận án, luận văn nghiên cứu về những vấn đề cụ thể của một dạng kỹ thuật nào đó để dạy học cho một loại giọng, hoặc một nhóm đối tượng ở một cơ sở đào tạo cụ thể
Luận án tiến sĩ Y học
Các công trình về văn bản âm nhạc, là sự tập hợp một số ca khúc Việt Nam nói chung và ca khúc viết về Thanh hóa nói riêng Điều đó cho thấy, ca khúc viết về Thanh Hóa có số lượng không nhỏ, và khẳng định được vị thế của nó trong nền thanh nhạc mới Việt Nam
1.3.1.2 Những vấn đề chưa nghiên cứu
Mỗi công trình nghiên cứu đều có những mục đích riêng, do đó nếu cho rằng các công trình đó còn một số vấn đề chưa nghiên cứu thì nhìn nhận như vậy là không đúng, phiến diện Tuy nhiên, cần phải hiểu cho đúng, các công trình nêu trên, chưa đề cập tới vấn đề mà chúng tôi quan tâm Những vấn đề đó là:
Chưa cho thấy rõ vai trò của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường ảnh hưởng tới việc sáng tác của các nhạc sĩ Chưa làm nổi bật vai trò của ca khúc viết về Thanh Hóa trong dạy học thanh nhạc cho SV giọng soprano tại trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa Chưa phân tích kỹ về đặc điểm giọng lirico soprano của SV người Thanh Hóa học tại trường Chưa phân tích hóa một cách cụ thể, để nhận diện đặc điểm và những giá trị riêng có của ca khúc viết về Thanh Hóa Đặc biệt, chưa có công trình về dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa cho giọng soprano nói chung giọng lirico soprano nói riêng
1.3.2 Hướng nghiên cứu của luận án
Tiếp tục kế thừa những vấn đề có liên quan để đưa vào luận án một cách hợp lý nhất
Xây dựng cơ sở lý luận (thông qua các khái niệm, quan điểm tiếp cận, hệ thống lý thuyết) cho luận án, đánh giá thực trạng để làm cơ sở vận hành cho nội dung chính của luận án Đề xuất điều chỉnh và đưa một số ca khúc viết về Thanh Hóa vào dạy học cho SV giọng soprano tại trường
Luận án tiến sĩ Y học
Thực hiện một số biện pháp dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa cho giọng lirico soprano, thực nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu…
Ca khúc viết về Thanh Hóa là những tác phẩm có vai trò quan trọng cho SV thanh nhạc và SV giọng soprano tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa Tìm và đọc các công trình, sách, luận án, luận văn, bài viết là việc làm không thể thiếu đối với người làm nghiên cứu Qua đó có thể thấy những nội dung, vấn đề mà các tác giả đã nghiên cứu để vừa học hỏi, kế thừa, vừa để khẳng định sự khác biệt và tìm ra khoảng trống để NCS tiếp tục nghiên cứu
Với đề tài Dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho sinh viên đại học thanh nhạc giọng soprano tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, chúng tôi đã sưu tầm và đọc các công trình nghiên cứu về ca khúc Việt Nam và ca khúc viết về Thanh Hóa, các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học và dạy học âm nhạc của một số nhà sư phạm nổi tiếng Thông qua những công trình nghiên cứu của các tác giả, đã gợi mở cách nhìn về một số phương pháp dạy học tích cực để áp một phần nào vào việc dạy học cho SV đại học thanh nhạc giọng soprano tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa
Về lĩnh vực chuyên ngành sâu, không thể bỏ qua các công trình về phương pháp sư phạm thanh nhạc Những công trình nghiên cứu này đã đề cập tới nhiều vấn đề liên quan đến dạy học thanh nhạc như: tư thế hát, hơi thở, mở khẩu hình, vị trí âm thanh, các bài tập kỹ thuật, cách hát rõ lời, cách chăm sóc bản thân để đảm bảo sức khỏe cho việc học tập Đây có thể coi như giá đỡ quan trọng, giúp chúng tôi có những kiến thức để thực hiện nghiên cứu trong luận án của mình
Mảng nữa không thể không tham khảo, đó là: luận văn, luận án, công trình địa phương và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học Đây
Luận án tiến sĩ Y học là những nghiên cứu cụ thể cho từng trường hợp, mà nội dung là đề cập tới phương pháp dạy học thanh nhạc cho các giọng hát, trong đó có giọng nữ cao Bên cạnh đó có những nội dung gần với nghiên cứu của chúng tôi, đó là việc khai thác các chất liệu dân ca xứ Thanh được đưa vào các ca khúc viết về Thanh Hóa, và gần hơn là dạy ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV thanh nhạc tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa
Các tuyển tập về ca khúc và ca khúc viết về Thanh Hóa cũng là tư liệu chúng tôi không thể bỏ qua, cần khảo sát Bởi thông qua các tuyển tập này, một mặt thấy được vị trí cũng như vai trò, giá trị của ca khúc viết về Thanh Hóa trong nền thanh nhạc mới Việt Nam, mặt khác cung cấp số lượng để chúng tôi lựa chọn đưa vào giảng dạy cho SV thanh nhạc giọng nữ cao
Thông qua việc khảo sát công trình, sách, tư liệu, luận văn, luận án, bài viết… của các tác giả đã công bố, chúng tôi khẳng định: đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào về dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa cho
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÁT CA KHÚC VIẾT VỀ THANH HÓA
Cơ sở lý luận
Trong nghiên cứu khoa học, cơ sở lý luận được coi nền tảng, giúp người nghiên cứu đi đúng hướng Nội dung được trình bày dưới đây, chúng tôi đi vào giải thích các khái niệm, quan điểm về dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng soprano và một số vấn đề liên quan luận án
Có nhiều cách giải thích về ca khúc, chẳng hạn: “ca khúc là những sáng tác của nhân dân (dân ca), những tác phẩm của nhạc sĩ chuyên nghiệp (ca khúc quần chúng) … có cả những tiết mục trong opera cũng được gọi là ca khúc” [113, tr.19] Hoặc: “Ca khúc, bài hát - là một trong những hình thức nhạc hát, phổ biến rộng rãi trong sáng tác âm nhạc dân gian, trong sinh hoạt âm nhạc và cả trong âm nhạc chuyên nghiệp Ca khúc là thể loại âm nhạc lâu đời nhất, cho đến ngày nay ca khúc vẫn là thể loại phổ biến nhất” [88, tr.56] Cách định nghĩa về ca khúc như vậy cho thấy, những bài ca do nhân dân sáng tác hoặc do người hoạt động chuyên nghiệp sáng tác đều được gọi là ca khúc Với cách giải thích này không sát nghĩa và không có tính thuyết phục cao, bởi chưa phân biệt rõ giữa bài dân ca và ca khúc Chính vì lẽ đó, chúng tôi tìm kiếm một số cách giải thích của các tác giả khác Theo Dương Anh thì:
Ca khúc là danh từ dùng để gọi những tác phẩm âm nhạc được thể hiện chủ yếu bằng giọng người (thanh nhạc) Nó là sản phẩm do tập thể trong dân gian sáng tác - gọi là ca khúc dân gian hay bài dân ca; Là sản phẩm do nhạc sĩ chuyên nghiệp hoặc không chuyên sáng tác theo phương thức của phương Tây - gọi là ca khúc Ca khúc gồm hai bộ phận hợp thành đó là: âm nhạc và lời ca [4, tr.102]
Luận án tiến sĩ Y học Để phân biệt được dân ca và ca khúc tác giả cho rằng: “Trong hoạt động âm nhạc, để tránh nhầm lẫn không cần thiết, có lẽ ca khúc dân gian nên gọi là bài dân ca; còn những sáng tác mới - từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay theo phương thức phương Tây - thì gọi là ca khúc” [4, tr.102]
Chúng tôi cơ bản đồng thuận với cách giải thích: ca khúc là những sáng tác mới theo phương thức của phương Tây, gồm hai bộ phận là phần nhạc và phần lời, được thể hiện bằng văn bản âm nhạc Nhìn chung ca khúc có nhiều thể loại, phong cách khác nhau nhưng trong ca khúc, yếu tố giai điệu có vai trò quan trọng bởi: “Giai điệu vừa có sự hoàn chỉnh về hình tượng âm nhạc, mang tính độc lập, nhưng vừa có sự liên kết chặt chẽ với lời ca trong một tổng thể cấu trúc hoàn chỉnh” [4, tr.62] Nội dung thường phản ánh về cuộc sống của con người, các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, ca ngợi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp Ca khúc thường được viết ở hình thức một đoạn, hai đoạn hoặc ba đoạn đơn và có cấu trúc tương đối đơn giản
2.1.1.2 Ca khúc viết về Thanh Hóa
Từ khái niệm về ca khúc, có thể suy ra, ca khúc viết về Thanh Hóa là những ca khúc do các nhạc sĩ chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp sống tại Thanh Hóa hay ở nơi khác sáng tác Nội dung các ca khúc thường phản ánh hiện thực đời sống xã hội, con người, cảnh quan thiên nhiên… của Thanh Hóa Ngoài những đặc điểm chung về thủ pháp sáng tác, hình thức, cấu trúc giống các ca khúc khác, thì ca khúc viết về Thanh Hóa cũng có nét riêng được thể hiện thông qua giai điệu và lời ca Giai điệu đa số là mềm mại, uyển chuyển, bởi các nhạc sĩ thường khai thác từ chất liệu dân vũ, dân ca Thanh Hóa; lời ca giản dị, mộc mạc, gắn với vùng đất và con người xứ Thanh
2.1.1.3 Kỹ thuật thanh nhạc, kỹ năng hát
Kỹ thuật thanh nhạc: “bao gồm kỹ thuật phát triển giọng hát (hơi thở, âm khu, âm vực, âm sắc), các kỹ thuật hát (hát liền giọng, hát âm nảy, hát chạy nhanh, nhiều nốt, hát từ nhỏ tới to, từ to tới nhỏ, hát rung láy…)” [80, tr.17]
Luận án tiến sĩ Y học
Trong cuốn Sách học thanh nhạc của Mai Khanh [70] và cuốn Phương pháp dạy thanh nhạc của Hồ Mộ La [84], không giải thích về kỹ thuật thanh nhạc, mà chủ yếu nghiên cứu về các kỹ thuật thanh nhạc của lối hát bel canto như: tư thế, khẩu hình, hơi thở, vị trí âm thanh, cách hát liền giọng, hát nảy, hát nhanh, hát to, nhỏ, … Qua đó, chúng tôi cho rằng kỹ thuật thanh nhạc gồm các kỹ thuật cơ bản như: mở khẩu hình, đặt vị trí âm thanh, rèn luyện hơi thở, cách phát âm, nhả chữ, cách hát liền giọng, liền tiếng, hát nhanh, hát nảy, hát nhấn, hát luyến láy…
Kỹ năng hát: Là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ thuật thanh nhạc vào xử lý tác phẩm với những yêu cầu nhất định Trong dạy học thanh nhạc nói chung và dạy ca khúc hát về Thanh Hóa nói riêng, GV cần hướng dẫn
SV rèn luyện các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản (đã trình bày ở trên) để từ đó giúp các em hình thành kỹ năng ca hát
2.1.1.4 Âm vực, âm khu, giọng giả: Âm vực, là khoảng cách giữa nốt/ âm thấp nhất và nốt/âm cao nhất của một ca khúc Còn Âm khu, theo Vũ Tự Lân: “âm khu là một bộ phận của tầm cữ âm thanh của giọng hát hoặc nhạc cụ, người ta chia ra âm khu trầm, âm khu trung, âm khu cao, mặc dù ranh giới chúng vẫn còn tương đối ước lệ”
[88, tr.25] Âm khu giọng hát, theo Nguyễn Trung Kiên “Âm khu của giọng hát là một chuỗi âm thanh có âm sắc đồng nhất nằm trong âm vực của giọng hát, được tạo nên bởi những hoạt động thống nhất của cơ quan phát âm” [80, tr.74] Đối với giọng nữ chia làm ba âm khu: âm khu thấp (âm khu giọng ngực), âm khu giữa (âm khu hỗn hợp), âm khu cao (âm khu giọng óc)
Tầm cữ giọng, là khoảng cách giữa âm thấp nhất và âm cao nhất được phát ra từ giọng hát của một người có thể đạt được
Giọng giả, theo tác giả Nguyễn Trung Kiên thì:
Luận án tiến sĩ Y học
Giọng giả là một âm khu đặc biệt của giọng hát, giọng giả không những khác giọng ngực về màu sắc, mà còn khác về cơ cấu phát âm… Luyện tập giọng giả là luyện tập chuyển từ giọng ngực và giọng hỗn hợp sang giọng giả một cách chủ động tự nhiên, không biểu lộ sự thay đổi đột ngột, tập cho âm thanh có sắc biểu hiện sâu sắc” [80, tr.84]
2.1.1.5 Giọng soprano và phong cách belcanto
Giọng soprano là giọng hát có âm vực cao nhất so với tất cả loại giọng Trong thanh nhạc, giọng soprano phổ biến có 3 loại là: dramatic soprano (kịch tính), lirico soprano (trữ tình), coloratura soprano (màu sắc) Mỗi loại giọng có âm vực, tính chất, màu sắc và có đặc điểm riêng Đối với giọng Dramatic soprano là loại giọng giọng vang, dày, âm lượng cực lớn, khoẻ và đanh, hát xuyên dàn nhạc Giọng Lirico soprano nữ cao trữ tình, giọng khỏe nhưng êm dịu hơn, âm khu trung đầy đặn, giọng bay bổng mềm mại, giọng người phụ nữ hiền lành, trong sáng và có phần yếu đuối Giọng Coloratura soprano có âm vực rộng hơn so với nữ cao bình thường, đặc biệt về âm khu cao, âm sắc nghe giống tiếng sáo Giọng này có khả năng luyến láy các note ở âm vực cao rất tốt [84, tr.186]
Căn cứ vào cách phân loại giọng nữ cao, cũng xuất phát từ thực tế trong quá trình dạy học thanh nhạc tại Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, chúng tôi thấy SV giọng soprano đang theo học tại trường đa số thuộc loại nữ cao trữ tình Đào tạo thanh nhạc được phát triển từ rất sớm, nhưng đến thế kỷ XVI, XVII thì mới phát triển mạnh mẽ, nổi bật là trường phái thanh nhạc cổ điển Ý - cái nôi của các ca sĩ, là nơi đặt nền móng cho phong cách bel canto Trong cuốn Lịch sử thanh nhạc phương Tây của Hồ Mộ La có viết: “Bel canto đã gắn với sự nghiệp đào tạo và phát triển của nền opera Italia Trong
Luận án tiến sĩ Y học tiếng Italia, ‘bel’ nghĩa là tốt đẹp ‘canlto’ nghĩa là ca hát Vậy thì bel canto có nghĩa là ‘hát đẹp’ hay ‘hát có giọng đẹp” [84, tr.69] Như vậy, để đạt được những tiêu chí của cách hát bel canto, thì SV cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật thanh nhạc, rèn luyện và áp dụng linh hoạt trong việc học hát nói chung, học hát các ca khúc viết về Thanh Hóa nói riêng
2.1.1.6 Dạy học, dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa
Thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa tọa lạc tại số 561 Quang Trung phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa Nhà trường là một trong những cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực quy mô lớn và đang dần trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất
Luận án tiến sĩ Y học lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, khu vực Nam Sông Hồng - Bắc Trung Bộ và cả nước
2.2.1 Khát quát v ề Trường Đạ i h ọc Văn hóa, Thể thao và Du l ị ch 2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Theo Kỷ yếu 10 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa 2011-2021 [120], có thể tóm tắt như sau:
Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa là trường đại học công lập, chịu sự quản lý hành chính của UBND tỉnh Thanh Hóa và quản lý chuyên môn của Bộ GD&ĐT Tiền thân của Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa là Trường Sơ cấp VHNT được thành lập từ năm 1967 Ngày 5 tháng 10 năm 1978, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ký quyết định công nhận Trường Trung cấp VHNT Thanh Hóa Ngày 25 tháng 8 năm 2004,
Bộ trưởng Bộ GD& ĐT ký quyết định thành lập Trường Cao đẳng VHNT Thanh Hóa trên cơ sở trường Trung cấp VHNT Thanh Hóa Ngày 27 tháng
11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng VHNT Thanh Hóa Chức năng và nhiệm vụ của Nhà trường là tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục đại học lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có chất lượng cao ở khu vực Bắc Trung Bộ và Nam sông Hồng Thực hiện chương trình đào tạo từ bậc cao đẳng, đại học, trên đại học cho các ngành: Hội họa, Điêu khắc, Thanh nhạc, Nhạc cụ, Diễn viên sân khấu, Khoa học Thư viện…
Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đạt được nhiều thành tích trong nhiều lĩnh vực Nhà trường góp phần rất lớn trong việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cho ngành Văn hóa Thông tin, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, thể thao của tỉnh HS, SV đạt nhiều huy chương tại các hội thi tiếng hát HS, SV các trường chuyên nghiệp, các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc, tài năng trẻ toàn quốc, giải quán quân, á quân Sao Mai do đài truyền hình Việt Nam tổ chức; hội thi, triển lãm mỹ thuật trong tỉnh,
Luận án tiến sĩ Y học cấp quốc gia và quốc tế; đạt nhiều huy chương vàng, bạc tại các kỳ đại hội TDTT toàn quốc, Segame 31, Segame 32… Chất lượng quản lý đào tạo ngày được nâng cao tương xứng đáp ứng được yêu cầu của xã hội
Cơ cấu tổ chức gồm: Đảng bộ Nhà trường, Hội đồng trường, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội SV Trường hiện có 10 phòng chức năng gồm: Phòng Đào tạo, Đào tạo Sau đại học, Công tác Học sinh sinh viên, Hành chính - Tổng hợp, Khoa học - Hợp tác quốc tế, Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra, Tổ chức - Cán bộ, Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục, Quản trị cơ sở vật chất Có 5 trung tâm: Trung tâm thư viện, Giáo dục thường xuyên và liên kết, Tư vấn tuyển sinh và Giới thiệu việc làm, Ngoại ngữ - Tin học, Đào tạo, Thực hành Du lịch và Tổ chức sự kiện Có 8 khoa đào tạo: Khoa Âm nhạc, Văn hóa - Thông tin, Mỹ thuật, Du lịch, Thể dục Thể thao, Giáo dục Mầm non và Tiểu học, Luật và Quản lý Nhà nước, Ngoại ngữ
2.2.1.3 Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ GV, người lao động của Trường là 221 người Về trình độ đội ngũ cán bộ, nhà trường hiện có 03 PGS,
26 TS, 141 ThS và 28 cán bộ có trình độ cử nhân/kỹ sư Trong đó, đội ngũ
GV trực tiếp tham gia giảng dạy năm 2023: 195/221 CBGV (88,8% tổng số CBGV) Đội ngũ GV của trường cơ bản có chuyên môn vững vàng, ứng dụng công nghệ thông tin cũng như các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học Nhà trường đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích GV đi đào tạo nâng cao nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như chính sách thu hút người có trình độ cao từ tiến sĩ về trường công tác Ngoài ra, nhà trường còn có đội ngũ GV thỉnh giảng gồm nhiều GS, PGS, TS, NSND, NSƯT, chuyên gia là các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học, nhà hát, đoàn văn công, cơ
Luận án tiến sĩ Y học quan văn hóa, trung tâm du lịch, thể dục, thể thao trong nước và các GV nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học
2.2.1.4 Đội ngũ giảng viên Khoa Âm nhạc Đội ngũ GV thanh nhạc của khoa Âm nhạc với nhiệm vụ chính là dạy học thanh nhạc cho SV Đại học thanh nhạc, Đại học SPAN và Đại học SPMN Số lượng GV hiện tại Khoa Âm nhạc có 33 GV trong đó có 18 cơ hữu, 15 thỉnh giảng, được chia thành 2 bộ môn là Thanh nhạc - Nhạc cụ và
Sư phạm âm nhạc 100% GV đều có trình độ thạc sỹ, trong đó có 01 tiến sĩ và 02 GV đang theo học NCS tại Trường Đại học Nghệ thuật TW
Nhiệm vụ của khoa âm nhạc là đào tạo bậc đại học thanh nhạc, đại học sư phạm âm nhạc, trung cấp thanh nhạc, nhạc cụ phương Tây Các GV tham gia dạy khối kiến thức giáo dục đại cương 6 người, khối kiến thức cơ sở ngành có 5 người; khối kiến thức ngành và chuyên ngành 15 người còn lại là GV thỉnh giảng gồm các GS, PGS, TS được mời từ các học viện, các trường là đối tác lâu năm của Nhà trường đến từ Ba Lan, Philippin, các NSND, NSƯT của nhà hát, đoàn văn công trong tỉnh và trung ương về dạy các chuyên đề liên quan đến âm nhạc, thanh nhạc cho SV của khoa Đội ngũ GV của khoa đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, say mê với công tác giảng dạy, có tâm với nghề, luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm Các GV trong khoa tham gia các hội thi, hội diễn và đạt được nhiều thành tích, trong đó phải kể đến: Hội thi GV dạy giỏi các trường trung học chuyên nghiệp toàn quốc, năm 2003 có một GV đạt gải ba, năm 2008 có 1 GV đạt giải ba, năm
2015 có một GV đạt giải nhì Ngoài ra còn có nhiều giải thưởng, bằng khen, giấy khen của các cấp khen thưởng cho tập thể và cá nhân trong khoa Năm
2019, khoa Âm nhạc có GV được Nhà nước phong tặng danh hiệu NGƯT
Bên cạnh những ưu điểm như vừa nêu, vẫn còn số ít GV chưa thực sự cố gắng trong rèn luyện nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
Luận án tiến sĩ Y học cũng như phương pháp giảng dạy Một số GV còn hạn chế trong kỹ năng sử dụng piano trong quá trình giảng dạy Trong thời đại công nghệ như hiện nay, thị trường âm nhạc Việt Nam có nhiều thay đổi, yêu cầu GV dạy thanh nhạc cần phải tích lũy những kiến thức mới, nghiên cứu, khai thác các phương pháp giảng dạy mới để nâng cao kỹ năng, năng lực, cách thức hướng dẫn, truyền đạt đến HS, SV hiệu quả nhất Đồng hành với truyền thống của Nhà trường, khoa Âm nhạc đạt được nhiều thành tích đáng kể, cụ thể: đã đào tạo ra hàng trăm ca sĩ cho tỉnh và cả nước, trong đó có nhiều ca sĩ thành danh được đào tạo tại trường và sau đó tiếp tục sự nghiệp học tập cũng như theo đuổi đam mê của mình, như: Anh Thơ - GV Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Hồ Quang Tám, Mai Út - Giải Khuyến khích tiếng hát truyền hình toàn quốc Sao Mai năm 2003; Lê Minh Tuyến - giải nhì cuộc thi Thính phòng Nhạc kịch toàn quốc năm 2004, Đỗ Hương Giang - giải nhất giọng hát hay Hà Nội năm 2004, Phương Linh
- giải nhì dòng nhạc nhẹ - giải nhì cuộc thi Sao mai và Sao mai điểm hẹn năm 2005, Ngô Trung Quang quán quân cuộc thi Thần tượng Bolero năm
2016 Giải Sao mai toàn quốc từ năm 2013 đến nay nhà trường cũng có các
Thực tr ạng dạy họ c thanh nhạc và dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa
2.3.1 Thực trạng dạy học thanh nhạc Để đánh giá về thực trạng dạy học thanh nhạc, chúng tôi khảo sát các nội dung dưới đây
2.3.1.1 Nội dung chương trình học ngành thanh nhạc
Chương trình đào tạo ngành thanh nhạc bậc đại học chính quy tập trung trong thời gian 48 tháng, theo học chế tín chỉ Khối lượng học phần toàn khóa 120 tín chỉ với ba khối kiến thức: Giáo dục đại cương gồm 12 học
Luận án tiến sĩ Y học phần, 31 tín chỉ; Kiến thức cơ sở ngành gồm 12 học phần, 27 tín chỉ; Khối kiến thức ngành và chuyên ngành gồm 24 học phần, 44 tín chỉ
Khối kiến thức giáo dục đại cương trang bị cho SV những kiến về các môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật đại cương, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Tin học, Tiếng Anh 1-3, Giáo dục thể chất, Quốc phòng an ninh Nội dung cơ bản của khối kiến thức giáo dục đại cương về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; kiến thức cơ bản về sự hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị Mác - Lênin; giúp SV những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh; kiến thức cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Các kiến thức, kỹ năng sử dụng hệ điều hành Windows, soạn thảo văn bản bằng Microsoft Word, sử dụng Internet và E-mail; những kiến thức, kỹ năng ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng cơ bản và các kỹ năng ngôn ngữ …
Khối kiến thức cơ sở ngành trang bị cho SV những kiến thức về các môn: Lý thuyết âm nhạc 1- 2, Lịch sử âm nhạc thế giới, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Hòa âm, Phân tích tác phẩm âm nhạc, Tin học chuyên ngành, Múa dân gian, Nhạc khí phổ thông, Nhập môn sáng tác, Kỹ năng dẫn chương trình, Kỹ năng thuyết trình Nội dung khối kiến thức cơ sở ngành cung cấp kiến thức âm nhạc cơ bản về âm thanh, tiết tấu, quãng, hợp âm, điệu thức và giọng; Kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển nền âm nhạc thế giới (nước ngoài và Việt Nam); Hợp âm và các thể đảo cũng như kiến thức về các hình thức âm nhạc (một, hai, ba đoạn đơn, ba đoạn phức, biến tấu, rông đô, xô nát) và một số thể loại thanh nhạc, khí nhạc
Khối kiến thức ngành và chuyên ngành trang bị cho SV kiến thức về các môn: Thanh nhạc 1- 4, Ký xướng âm 1-5, Hát hợp xướng 1-2; Phương pháp sư phạm thanh nhạc; Kỹ thuật diễn viên; Đệm đàn; Hát dân ca; Biểu diễn với dàn nhạc; Chỉ huy hợp xướng; Khiêu vũ; Lịch sử Nghệ thuật thanh
Luận án tiến sĩ Y học nhạc; Phát âm tiếng Ý - Đức - Nga; Thực tập nghề nghiệp 1 (thực hành nghề nghiệp thường xuyên trong trường); Thực tập nghề nghiệp 2 (thực hành nghề nghiệp thường xuyên ngoài trường); Chương trình biểu diễn báo cáo tốt nghiệp Nội dung khối kiến thức ngành và chuyên ngành, giúp SV nắm vững các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản: Kỹ thuật hơi thở, khẩu hình và vị trí âm thanh, tư thế, phong cách biểu diễn; kỹ thuật rèn luyện giọng hát như legato, staccato, dresscendo, passage ; Kỹ năng xướng âm qua đọc gam - quãng, thực hành đọc các bài giọng trưởng và thứ không có dấu hóa, có 1 - 5 dấu thăng, giáng; Kỹ năng sử dụng đàn piano, phong cách biểu diễn trên sân khấu, kiến thức cơ bản về dân ca Việt Nam cũng như kỹ năng hát, biểu diễn dân ca các vùng miền; Cung cấp cho SV kỹ năng để thực hành biểu diễn dưới các hình thức đơn ca, tốp ca qua tác phẩm Việt Nam, các Romance, Aria nước ngoài được trích trong nhạc kịch (opera), ca kịch (operette) trong các chương trình biểu diễn thường xuyên trong trường và ngoài xã hội
Mục tiêu đào tạo gồm: Mục tiêu tổng quát là đào tạo cử nhân thanh nhạc có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội nhân văn; kiến thức về lĩnh vực về âm nhạc nói chung và biểu diễn thanh nhạc nói riêng; có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, tham gia tổ chức và biểu diễn các chương trình âm nhạc; Sáng tạo, nghiên cứu khoa học, có năng lực tự chủ và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển âm nhạc trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Mục tiêu cụ thể là áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội nhân văn, kiến thức về lĩnh vực âm nhạc, biểu diễn thanh nhạc để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực âm nhạc; Thể hiện được kỹ năng, phẩm chất cá nhân và định hướng phát triển nghề nghiệp trong các hoạt động âm nhạc, biểu diễn thanh nhạc; Hình thành được năng lực, xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai, tham gia tổ chức và biểu diễn các chương trình âm nhạc đáp ứng nhu cầu xã hội; Hình thành
Luận án tiến sĩ Y học được năng lực sáng tạo, nghiên cứu khoa học; Mức độ tự chủ và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp
2.3.1.2 Nội dung chương trình học phần thanh nhạc
Từ khung chương trình đào tạo ngành thanh nhạc [PL2, tr.200], xin được tóm tắt một số vấn đề sau:
Học phần thanh nhạc gồm 04 học phần (08 tín chỉ thực hiện trong 08 học kỳ), mỗi học phần gồm 2 tín chỉ; mỗi tín chỉ gồm 15 tiết/1 học kỳ/ 1 nhóm 2 SV Mỗi tuần SV lên lớp 2 lần/tuần Tiến trình một tiết học: Luyện thanh - học bài luyện thanh - học bài Việt Nam - bài nước ngoài (aria hoặc romance) Ca khúc viết về Thanh Hóa sẽ học trong phần học bài Việt Nam, do thời lượng, thời gian phân bổ ít, hạn chế cho việc chọn bài, giao bài cũng như học hát các ca khúc viết về Thanh Hóa, nên mỗi học phần đều xây dựng những nội dung cụ thể về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật thanh nhạc gồm:
Học phần Thanh nhạc 1: SV nắm được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật về hơi thở, khẩu hình và vị trí âm thanh, giúp SV biết kết hợp giữa hơi thở với khẩu hình và vị trí âm thanh để áp dụng vào các bài luyện thanh, bài hát Việt Nam Nâng cao kỹ thuật rèn luyện giọng hát (kỹ thuật hát liền giọng, kỹ thuật hát âm nẩy, kỹ thuật hát lướt nhanh), áp dụng linh hoạt vào các tác phẩm thanh nhạc Việt Nam Ở học phần này 1 mỗi SV được học từ 1 - 2 bài luyện thanh, 1 - 2 bài hát Việt Nam Tuy nhiên, các bài hát Việt Nam do GV trong bộ môn xây dựng và lưu hành nội bộ hoàn toàn do ý chủ quan, nên có ưu điểm và hạn chế nhất định Học phần thanh nhạc 1, SV mới bắt đầu học, giọng chưa ổn định, kỹ thuật chưa chắc, việc chọn bài cũng như áp dụng kỹ thuật thanh nhạc phải đảm bảo phù hợp khả năng của SV Chỉ giao những bài hát đơn giản, âm vực không quá rộng, tiết tấu không phức tạp, tốc độ vừa phải mới phù hợp với khả năng của SV
Học phần Thanh nhạc 2: giúp SV nắm được kiến thức cơ bản về điều tiết hơi thở, phương pháp hát chuyển giọng nằm ở âm khu thấp với âm thanh
Luận án tiến sĩ Y học đều, hơi thở sâu Phương pháp hát chuyển giọng của nữ giữa âm khu ngực và âm khu hỗn hợp Phương pháp hát với âm thanh mở và âm thanh đóng của nam, cách hát ở âm khu ngực bằng âm thanh mở với yêu cầu phải thanh thoát, thoải mái, vị trí không sâu Phương pháp hát với âm thanh đóng với yêu cầu mở rộng phần trong của miệng, buông lỏng hàm dưới, nhấc hàm ếch mềm lên Phương pháp hát giọng giả ở nam từ giọng ngực và giọng hỗn hợp, làm đều màu âm thanh, âm sắc với các nguyên âm khác nhau Vận dụng kỹ thuật hát liền giọng, yêu cầu về hơi thở và vị trí âm thanh Vận dụng kỹ thuật hát âm nảy, yêu cầu âm thanh nhẹ nhàng, linh hoạt Vận dụng kỹ thuật hát lướt nhanh với yêu cầu hơi thở sâu, âm thanh nhẹ nhàng, dứt khoát và chuẩn xác về cao độ Vận dụng các phương pháp hát với yêu cầu về hơi thở, khẩu hình, đồng nhất vị trí âm thanh, âm sắc Ở học phần thanh nhạc 2, SV bắt đầu ổn định về vị trí âm thanh, cách mở khẩu hình và hơi thở đúng, âm vực giọng cũng bắt đầu mở rộng hơn Nhiều em bắt đầu phân định rõ ràng chất giọng và dòng nhạc Từ đây GV bắt đầu định hướng và hướng dẫn để SV rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc, cũng như giao bài phù hợp với khả năng sở trường để các em tiếp tục phát triển
Học phần Thanh nhạc 3: Học phần này đóng vai trò quan trọng, đó là nâng cao kiến thức về các kỹ thuật thanh nhạc, hướng dẫn, rèn luyện cho SV phát triển vị trí âm thanh đúng, mở rộng âm vực giọng, khẩu hình, hơi thở đúng khi hát, nhuần nhuyễn các kỹ thuật rèn luyện giọng hát như: cantilena, legato, staccato, crescendo, passage áp dụng vào các tác phẩm thanh nhạc Việt Nam và nước ngoài Ở học phần thanh nhạc 3, SV đã phát triển giọng hát tốt hơn, ví trí âm thanh chuẩn, hơi thở đầy đặn, các kỹ thuật hát bắt đầu nhuần nhuyễn và tạo thành thói quen hát đúng Học phần này, GV có thể giao những tác phẩm khó, dài hơn, âm vực rộng và tốc độ nhanh tùy theo khả năng phát âm và điều khiển giọng hát của SV
Luận án tiến sĩ Y học
Học phần Thanh nhạc 4: Giúp SV hoàn thiện kỹ thuật phát triển giọng hát, kỹ thuật rèn luyện giọng hát, phát triển âm vực, nâng cao xử lý kỹ thuật, hoàn thiện tác phẩm với yêu cầu kỹ thuật linh hoạt, nhuần nhuyễn, áp dụng vào các tác phẩm Việt Nam và nước ngoài để chuẩn bị cho chương trình thi tốt nghiệp Học phần Thanh nhạc 4, phần lớn giọng hát của SV đã phát triển và hoàn thiện, do đó yêu cầu hát các tác phẩm có độ khó hơn, để các em có thể phô diễn được kỹ thuật thanh nhạc, biết xử lý sắc thái trong và có phong cách biểu diễn hợp lý, sáng tạo
Với nội dung chương trình học, cơ bản đảm bảo yêu cầu các kỹ thuật thanh nhạc trong việc phát triển và rèn luyện giọng hát cho SV Tuy nhiên nội dung các ca khúc viết về Thanh Hóa đưa vào chương trình giảng dạy số lượng còn ít và hạn chế Trong hệ thống bài tập thanh nhạc (tài liệu sử dụng nội bộ) năm thứ nhất có 4 bài, năm thứ hai có 5 bài, năm thứ ba có 4 bài, năm thứ tư có 4 bài Số ca khúc viết về Thanh Hóa đưa vào chương trình giảng dạy so với số lượng lớn ca khúc hiện có thì quả là một con số khiêm tốn, cần được điều chỉnh và bổ sung một cách đầy đủ và hợp lý hơn
2.3.1.3 Nội dung chương trình học cho giọng soprano
Như đã giải thích ở trên, soprano là giọng nữ có âm vực cao nhất trong tất cả loại giọng, và ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao và phổ biến hơn cả Theo khảo sát số lượng SV nữ ngành thanh nhạc tại Trường có 20/31 SV giọng soprano chiếm 64%, trong đó giọng lirico soprano 15 SV Trong nội dung đào tạo của ngành thanh nhạc tại Trường, GV đã lựa chọn và đưa các tác phẩm nước ngoài, ca khúc Việt Nam, ca khúc viết về Thanh Hóa vào trong chương trình giảng dạy Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc từng GV tự lựa chọn và giao cho
SV do mình phụ trách dạy, chưa có chương trình riêng hoặc hệ thống bài tập, hệ thống ca khúc riêng dành cho SV giọng soprano
Luận án tiến sĩ Y học
Học phần thanh nhạc có hai hệ thống tài liệu: tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo khuyến khích
Tài liệu bắt buộc gồm: Nguyễn Trung Kiên (2007), Giáo trình chuyên ngành Thanh nhạc Bậc Đại học, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam Xb; RICORDI, 50 bài Concone viết cho các giọng, Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam; Tuyển tập 100 ca khúc chào thế kỷ, Nxb Thanh niên
Tài liệu tham khảo khuyến khích gồm: PANOFKA, 24 bài Vocalise thực hành, dành cho các giọng, Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc
Đặc điểm lời ca trong ca khúc viết về Thanh Hóa
Tính địa phương trong ca khúc viết về Thanh Hóa, được thể hiện rõ nhất ở hai phương diện là: phương ngữ và tên các địa danh Phương còn được
Luận án tiến sĩ Y học hiểu là ngôn ngữ địa phương Theo Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn thì:
Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ Là hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc) các phương ngữ (có người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là vốn từ vựng
Hay ngắn gọn hơn như định nghĩa của Hoàng Thị Châu: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác” [21, tr.24] Còn tác giả Nguyễn Liên cho rằng: “Phương ngữ là từ ngữ địa phương thường sử dụng để chỉ một sự vật, hiện tượng… dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, như: dô hoặc vô - tiếng phổ thông là vào” [92, tr.323]
Thanh Hóa cũng như một số tỉnh miền Trung, trong ngôn ngữ nói thường hay dùng các từ: mô - tê - răng - rứa (có nghĩa là: đâu - đấy - gì - thế); hoặc: cái ni - cái tê, (có nghĩa là cái này - cái kia), bây chừ (có nghĩa là bây giờ), mi - tau (có nghĩa là mày - tao) … Trong 200 ca khúc khảo sát, có 30/200 dùng phương ngữ chiếm 15%; 171/200 ca khúc kể tên các địa danh trong tỉnh chiếm 85,5 % Từ những đặc điểm mang tính địa phương, đã được các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ khai thác và đưa vào các tác phẩm văn học, thơ ca, âm nhạc Xin dẫn chứng một số ca khúc viết về Thanh Hóa như sau:
Ca khúc Hát mừng các cụ dân quân của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được viết vào năm 1967 khi máy bay Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, trong đó có cây cầu Hàm Rồng là nơi huyết mạch giao thông giữa hai miền Nam Bắc Ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh Hóa, tiết tấu vui tươi, hân hoan, lời ca
Luận án tiến sĩ Y học mộc mạc, gần gũi Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã dùng từ địa phương ngay những câu đầu của ca khúc “Ai vô Thanh Hóa coi các cụ vừa hạ rơi máy bay”, “Rứa i mới là dân quân tài Nhạc sĩ dùng từ vô, rứa thay cho từ vào hay thế Hoặc trong ca khúc Con đường quê Thanh của Đinh Quang Hợp cũng sử dụng từ
“vô” ngay câu mở đầu: “Đường vô tỉnh Thanh đường qua sông Mã/ đường vô tỉnh Thanh màu xanh xanh lúa” Tác giả đã miêu tả con đường về với xứ
Thanh với một bên đường là màu xanh xanh của lúa một bên đường là dòng sông êm trôi hò ơi nhịp chèo đò, ca từ rất đỗi mộc mạc, thân thương gợi lên cho người nghe về một miền quê yên bình và hiếu khách, khi đã thực lòng thì mùa ni anh tới/ mời anh thăm đất quê em/ ngắm mặt biển đông/ thăm đồng muối trắng/ càng thêm yêu say đắm tay người lao động giỏi dang Thay vì dùng từ mùa này thì nhạc sĩ lại dùng từ mùa ni
Trong các ca khúc viết về Thanh Hóa các nhạc sĩ còn khai thác cách nói thông thường của người dân như trong câu nói có thêm từ đệm là từ a để lấy đà và đệm cho câu sau đó Ca khúc Khúc tình ca Thanh Hóa của Nguyễn Trọng, từ a được sử dụng như cách nói thông thường của người dân: Thanh Hóa anh đưa em về a Thanh Hóa/ Thanh Hóa ta đang trên đường a đi tới/
Thanh Hóa yêu sao quê mình a Thanh Hóa/ Thanh Hóa hôm nay tuy còn a gian khó/ tương lai nay đã a về tay/ ai ơi có nhớ a mình không
Từ đệm các phụ âm chừ, chứ, là, lại, mà Trong bài Khúc tình ca Thanh Hóa của Nguyễn Trọng đã sử dụng: “chứ nói rằng mình là người Thanh Hóa/ chứ nói rằng mình là người quê Thanh/ ăn cơm bằng đèn mà đi cấy sáng trăng/ qua bao ngàn đời mà ý chí không phai” Hay, trong ca khúc
Thanh Hóa anh hùng của Hoàng Đạm: “Miền quê chứ Lê Lợi/ chứ đã lừng là sử xanh, mừng tin chứ thắng lợi/ chứ nức lòng là quân dân, càng hăng chứ đánh giặc/ chứ ta càng lại sản xuất hăng” Trong ca khúc Lồng lộng quê Thanh của Phó Đức Phương thì: “chừ mênh mông một câu hò/ để cho ai lòng bâng khuâng Còn trong bài Câu hát xứ Thanh của Hoàng Sâm, nhạc sĩ dùng
Luận án tiến sĩ Y học chữ mà để nhấn mạnh và làm rõ hơn vế sau của câu hát: “Câu hò mồ hôi ướt đẫm mà xốn xang lay động tình người/ đẹp như câu hát vỗ vào ánh trăng mà thiết tha yêu câu hát quê mình” Những từ chừ, chứ, mà thường được dùng để lấy đà cho những câu tiếp theo, ngụ ý là để nhấn mạnh hơn, làm rõ ý hơn những điều của câu hát mà tác giả muốn diễn đạt Ngoài những từ địa phương, từ đệm thì trong các ca khúc viết về Thanh Hóa từ láy cũng được các nhạc sĩ sử dụng nhiều, chẳng hạn trong ca khúc Hải tiến miến biển đẹp của Vũ Công Chí, có: rì rào, rì rào, vi vu, vi vu, lung linh, lung linh…
Ngoài ra các cụm từ dô khoan, dô huầy, ê dố khoan, dố khoan hò khoan, dố ta huầy ta, dô tá, dô tà, dô hò dô ta… được các nhạc sĩ vận dụng trong các ca khúc mang âm hưởng hò sông Mã như: Chào sông Mã anh hùng của Xuân Giao; Thanh Hóa anh hùng của Hoàng Đạm; Hát mừng các cụ dân quân của Đỗ Nhuận; Hò lấn biển của Nguyễn Cường; Kỷ niệm giọng hò của
Minh Quang; Về làm dâu sông Mã của Đồng Tâm; Về theo câu hò sông Mã của Huy Thục; Đi giữa đại lộ Lê Lợi của Nguyễn Cường; Thanh Hóa thành phố mùa xuân của Đoàn Dũng; Du thuyền sông Mã của Hoàng Hải; Dòng sông quê hương của Văn Hòe; Thanh Hóa gọi ta về của Đồng Tâm; Về làm dâu sông Mã của Đồng Tâm; Đất anh hùng Yên Định quê Thanh của Mạnh
Thống; Về với xứ Thanh của Nguyễn Tiến; Nga sơn ngày vui của Thế Việt…
Bên cạnh đó một đặc điểm nhận diện các ca khúc viết về Thanh Hóa đó là các địa danh, đặc sản và làng nghề xứ Thanh được các nhạc sĩ sử dụng nhiều trong các sáng tác về Thanh Hóa Ca khúc Đường về Thanh Hóa của Nguyễn Trọng, miêu tả về từng miền quê, địa danh, đặc sản cũng như làng nghề xứ Thanh lần lượt được xuất hiện: “Về quê Thanh đất rộng người đông/ thuyền nhẹ đưa xem thắng cảnh Hồ Công/ Thành Nhà Hồ ngàn năm vững đẹp không/ tới Nga Sơn có đường lên tiên/ xin ghé thăm Hồng Đô Thiệu Hóa/ quay xa dệt ánh trăng vàng/ Về Thường Xuân thơm lừng hương quế/ rừng xanh xanh bao luồng Lang Chánh/ tới Hà Trung ăn mía đường Chèo à
Luận án tiến sĩ Y học ngon sao/ về Nga Sơn mua một đôi chiếu… Trong ca khúc Khúc tình ca Thanh Hóa của Nguyễn Trọng cũng vậy: ‘về Đông Sơn nghe trống đồng thao thức/ vang mãi sau Ngọc Trạo chiến khu/ trên đất Lam Sơn còn ghi bao chiến công/ cùng cầu Hàm Rồng đứng mãi với thiên thu… Ca khúc Tự hào Quảng
Xương của Đoàn Dũng: “Về Thanh Hóa mời bạn ghé thăm Quảng Xương quê tôi/ có dòng sông Yên, sông Hoàng, có bến phà Ghép” Trong ca khúc
Về với xứ Thanh của Nguyễn Tiến: về Thanh Hóa rau má quê ta ấm tình người lam lũ/ thăm Thành Nhà Hồ nắng mưa vẫn còn in…
Đặc điểm về âm nhạc trong ca khúc viết về Thanh Hóa
Ca khúc viết về Thanh Hóa được các nhạc sĩ kế thừa các hình thức khuôn mẫu của phương Tây gồm nhiều loại như: một đoạn đơn, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn… Sau khi tiến hành khảo sát 200 ca khúc chúng tôi thu được kết quả: Có 6/200 ca khúc được viết ở hình thức 1 đoạn đơn chiếm 3%; 146/200 ca khúc được viết ở hình thức 2 đoạn đơn chiếm 75% và 48/200 ca khúc được viết ở hình thức 3 đoạn chiếm 24%
Trong giảng dạy thanh nhạc, tìm hiểu ca khúc viết ở hình thức gì và phân tích cấu trúc của ca khúc đó là việc làm vô cùng quan trọng Tuy nhiên việc phân tích ca khúc không nên chỉ dựa vào cách tư duy phân tích âm nhạc của phương Tây một cách cứng nhắc, mà cần hài hòa và dựa vào ý nhạc, lời
Luận án tiến sĩ Y học ca để phân câu phân đoạn hợp lý Việc phân tích cấu trúc, hình thức của một của ca khúc cho dù quan trong những cũng chỉ mang tính cơ bản, khái quát, mục đích là giúp cho SV khi học hát có cơ sở để nhận diện, biết cách xử lý kỹ thuật lấy hơi, nhả chữ, sắc thái trong từng ý nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc cũng như tính chất âm nhạc khác nhau trong từng ca khúc
3.2.1.1 Hình thức một đoạn đơn
Theo Nguyễn Thị Nhung: “Đoạn nhạc là hình thức âm nhạc nhỏ nhất
(hình thức một đoạn đơn), trình bày một tư duy âm nhạc hoàn chỉnh; là một cơ cấu âm nhạc phát triển tương đối hoàn thiện, có mức độ cao của tình thống nhất về chủ đề, về các phương pháp diễn tả âm nhạc” [128, tr.43] Từ đoạn vừa trích dẫn, có thể hiểu: hình thức một đoạn đơn là đoạn nhạc nhạc có thể gồm hai hoặc ba, bốn câu nhạc khác nhau để trình bày một tư duy âm nhạc hoàn chỉnh
Khảo sát ca khúc viết về Thanh Hóa thì thấy, ca khúc viết ở hình thức một đoạn đơn có số lượng khá ít so với hình thức hai đoạn đơn và ba đoạn đơn Trong tổng số 200 ca khúc được khảo sát, thì có 4 ca khúc viết ở hình thức này, cụ thể là: Đêm tuần tra của Đồng Tâm, Khúc si mê đảo Mê của Hoàng Tạo, Tình thân ái của Văn Tuyên, Chung tay xây dựng nông thôn mới của Thế Việt Nhìn chung 4 ca khúc viết ở hình thức một đoạn đơn, thì 3 ca khúc có cấu trúc không cân phương, vấn đề này có lẽ một phần là do lời ca chi phối, phần khác là tính cách, tư duy của các tác giả Chỉ có ca khúc Khúc si mê đảo Mê của Hoàng Tạo là cấu trúc tương đối cân phương Ca khúc viết ở nhịp 2/4, giọng F trưởng, gồm 2 câu nhạc, mỗi câu có 8 ô nhịp, chia làm 2 tiết nhạc (4n + 4n) Đối với các ca khúc viết ở hình thức một đoạn, khi dạy học hát, GV cần hướng dẫn và chỉ cho SV biết phân biệt các câu, các tiết nhạc để thuận lợi trong việc điều tiết hơi thở, cách lấy hơi, ngắt hơi trong từng câu của bài để thể hiện cho đúng ý đồ của tác giả
Luận án tiến sĩ Y học
3.2.1.2 Hình thức hai đoạn đơn
Theo tác giả Nguyễn Thị Nhung: “Hình thức hai đoạn đơn gồm có hai phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ của đoạn nhạc” [130, tr.65] và được biểu thị bằng sơ đồ: a - b
Kết quả khảo sát 200 ca khúc viết về Thanh Hóa cho thấy, phần lớn ca khúc được viết ở hình thức hai đoạn đơn, cụ thể có 146/200 ca khúc (75%) Cũng giống như hình thức một đoạn đơn, ca khúc viết ở hình thức hai đoạn đơn thường có cấu trúc không cân phương, bởi giai điệu âm nhạc thường điều chỉnh theo nội dung ý nghĩa của lời ca Hình thức 2 đoạn đơn phát triển có các dạng sau:
- Dạng hai đoạn đơn phát triển có Huyền Thoại Trống Mái của Đăng Nước [PL10, tr.366] Ca khúc viết ở nhịp 6/8, giọng mi thứ Sơ đồ cấu trúc như sau: Đoạn a Nối Đoạn b
3n +2n +3n 2n+5n 2n+3n 3n +3n 4n+2n 4n+6n Ở dạng hai đoạn đơn phát triển còn có các ca khúc: Tiếng trống trò mùa xuân của Đỗ Hoài Nam [PL10, tr.368], Nhớ mãi một miền quê của Nguyễn Tiến [PL10, tr.337], Xuân về trên đất Hàm Rồng của Nguyễn Liên… [PL10, tr.345]
- Dạng hai đoạn đơn tương phản có ca khúc Đẹp như Mùa xuân của Đoàn Dũng [PL10, tr.324] Ca khúc viết ở nhịp 2/4, giọng la thứ Sơ đồ cấu trúc ca khúc như sau: Đoạn a Nối Đoạn b
Luận án tiến sĩ Y học
Ngoài ra còn một số ca khúc ở dạng này như: Sầm Sơn in dấu chân Bác Hồ của Lê Đăng Khoa [PL10, tr.367] và Nguyễn Hoài Nam, Chuyện tình Pha Dua của Nguyễn Liên [PL10, tr.322], Thành phố giữa lòng quê hương của Đỗ Xuân Dương [PL10, tr.356], Cây lúa Hàm Rồng của Đôn Truyền… [PL10, tr.359]
3.2.1.3 Hình thức ba đoạn đơn
Hình thức ba đoạn đơn gồm có ba phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ của đoạn nhạc, có chức năng độc lập, riêng biệt khác nhau Đoạn thứ nhất (a) giữ chức năng phần trình bày, đoạn thứ hai (b) giữ chức năng phần giữa và đoạn thứ ba (a) giữ chức năng phần tái hiện của hình thức [128, tr.83]
Ca khúc viết về Thanh Hóa, ở hình thức ba đoạn đơn có ba dạng:
- Ba đoạn đơn phát triển như ca khúc Khúc tình ca Thanh Hóa [PL10, tr.355] Ca khúc viết ở nhịp 2/4, giọng mi thứ, có sơ đồ cấu trúc như sau: Đoạn a Đoạn b Đoạn c
5n+4n 4n+4n 4n+6n 5n+5n 5n+6n 2n + 2n 3n + 3n Ở dạng này còn có ca khúc: Đường về Thanh Hóa của Nguyễn Trọng [PL10, tr.362], Gửi anh chiến sĩ biên phòng của Mai Kiên [PL10, tr.334]
- Dạng ba đoạn đơn tương phản có các ca khúc: Sầm sơn Biển quê Thanh của Đoàn Dũng (lời: Đoàn Dũng, Lê Đăng Sơn) … [PL10, tr.354]
- Dạng ba đoạn đơn tổng hợp có: Kỹ sư tâm hồn của Hoàng Hải [PL10, tr.330]; Lam sơn mến yêu của Trần Lê Chức [PL10, tr.349] Duyên tình xứ
Thanh của Xuân Hòa… [PL10, tr.329]
Luận án tiến sĩ Y học
3 2.2 Giai điệu , âm vực và các quãng đặc trưng
Theo V.A.Va Khra Mê Ép: “Giai điệu là sự nối tiếp các âm thành một bè, có tổ chức về phương diện điệu thức và tiết nhịp, tiết tấu” [180, tr.200] Còn Nguyễn Thị Nhung cho rằng:
Giai điệu là sự trình bày một ý nhạc, sắp xếp trong một bè, thường diễn đạt nội dung cơ bản của tác phẩm như số lớn các bài dân ca hoặc trong một vài đoạn nhạc nào đó ở những tác phẩm nhiều bè, giai điệu trình bày thành tổ chức có tính quy luật Những tác phẩm âm nhạc nhiều bè, mỗi bè có một vai trò riêng, nhưng giai điệu có ý nghĩa là bè dẫn dắt, tiêu biểu cho hình tượng chính của tác phẩm
BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÁT CA KHÚC VIẾT VỀ THANH HÓA CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THANH NHẠC GIỌNG SOPRANO 119 4.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Đảm bảo tính mục tiêu
SV thanh nhạc nói chung và SV giọng lirico soprano, phải trải qua 4 năm học tập Do đó, kiến thức SV cần đạt được trong cả quá trình học tập là phải hiểu và nắm chắc được một số vấn đề cơ bản về: tư thế hát, cách lấy hơi, mở khẩu hình, và các kỹ thuật hát liền tiếng, hát ngắt tiếng, hát luyến, hát láy, hát to, hát nhỏ và các kỹ thuật khác Sau khi tốt nghiệp, SV phải thể hiện trôi chảy và biểu cảm tốt ca khúc nước ngoài, ca khúc Việt Nam và ca khúc viết về Thanh Hóa
Hiểu cách đơn giản, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết, kỹ thuật… của con người một cách thành thục để thực hiện một công việc nào đó Ở trường hợp dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa cho giọng lirico soprano, thì SV phải đạt được các kỹ năng thông qua một số kỹ thuật cơ bản về thanh nhạc như hát liền tiếng, hát nhanh, hát ngắt tiếng, hát luyến, hát láy…
Đảm bảo phù hợp với khả năng của sinh viên
Khả năng là cái tiềm ẩn ở bên trong mỗi SV, nếu không có môi trường phù hợp, thuận lợi, thì khả năng của các em sẽ không phát triển được Đây là điều khá quan trọng, bởi nếu không biết được khả năng của SV, thì việc đưa các ca khúc vào dạy học sẽ không mang lại hiệu quả, và như vậy vô hình
Luận án tiến sĩ Y học chung sẽ phản tác dụng, theo đó mục tiêu cũng như chất lượng đào tạo không đạt hiệu quả Việc chọn ca khúc đưa chương trình, tài liệu học tập cũng phải tuân theo nguyên tắc hợp lý, logic và có tính khoa học, đi từ cơ bản đến nâng cao, từ dễ đến khó Nếu đưa quá nhiều ca khúc viết về Thanh Hóa vào giảng dạy, sẽ tạo ra sự mất cân đối trong chương trình Ngược lại, số lượng đưa vào quá ít, thì tính địa phương sẽ bị nhạt nhòa, không thể hiện được bản sắc đào tạo riêng của Nhà trường Nhìn từ phương diện nội dung của chương trình đào tạo, nếu đưa những ca khúc có kỹ thuật đơn giản quá hay phức tạp quá, nghĩa là không phù hợp với khả năng của SV, sẽ tạo hiệu ứng không tốt cho các em ở hai thái cực: dễ thì chủ quan, khó thì chán nản Như vậy, việc đưa ca khúc viết về Thanh Hóa vào chương trình tài liệu học tập, thì tiêu chí phù hợp với khả năng học tập của SV không thể bỏ qua.
Đảm bảo tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ và cấu trúc rõ ràng
Một ca khúc hay, trong nó phải có tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ và có cấu trúc rõ ràng, đây là ba vấn đề có liên quan mật thiết với nhau Với ca khúc có hình thức, cấu trúc không rõ ràng, trong quá trình học tập, SV sẽ gặp khó khăn trong việc cảm nhận chia câu, chia đoạn, theo đó các em không làm chủ và không biết lấy từng loại hơi (hơi thật, hơi lén/hơi trộm) chỗ nào cho hợp lý Điều này dễ làm cho ca khúc bị vụn, không đúng ý đồ của tác giả Mặt khác, với những ca khúc như vậy, thường gây nên sự ức chế cho SV trong quá trình học tập, các em khó mà hoàn thiện được bài học Để tạo được sự hứng khởi cho SV, ngoài vấn đề về hình thức, cấu trúc rõ ràng phải chú ý đến tính nghệ thuật và tính thẩm mỹ của ca khúc được đưa vào dạy học Tính nghệ thuật và tính thẩm mỹ ở những ca khúc được lựa chọn đưa vào chương trình, thể hiện thông qua giai điệu đẹp, có chỗ để phô trương thế mạnh của giọng hát; lời ca là những từ được chọn lọc, có hình tượng, tạo sự gần gũi và mang đậm chất thơ Thực ra bản chất của tiêu chí này là nhằm tới việc tạo ra cảm xúc cho SV trong quá trình học tập
Luận án tiến sĩ Y học
Đảm bảo tính lan tỏa sâu rộng trong công chúng
Hàng trăm ca khúc viết về Thanh Hóa trong nhiều tuyển tập đã xuất bản, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó không phải ca khúc nào cũng có sức lan tỏa rộng rãi trong công chúng Ca khúc có sức lan tỏa rộng rãi trong công chúng, hẳn nhiên phải là ca khúc hay với giai điệu đẹp, lời ca có hình tượng nhưng gần gũi thân quen với người nghe và được biểu diễn ở nhiều địa điểm, không gian khác nhau Chọn những ca khúc này đưa vào dạy học, sẽ tạo cho SV một năng lượng phấn chấn Trong dạy học, thông qua sự phân tích của GV về cái hay, cái đẹp trong giai điệu và lời ca cũng như các kỹ thuật cần áp dụng vào biểu hiện, sẽ giúp cho SV nâng cao nhận thức thẩm mỹ, từ đó các em học bài nhanh thuộc hơn.
Đảm bảo tính kế thừa, sự đa dạng hài hòa giữa các loại ca khúc trong chương trình
Trong nghiên cứu khoa học dù ở cấp độ nào cũng phải chú ý tới nguyên tắc này Bởi lẽ, các công trình nghiên cứu là sự đầu tư khá nhiều về công sức và trí tuệ của các tác giả Lựa chọn đưa ca khúc vào chương trình, tài liệu phục vụ cho việc dạy học thanh nhạc tại Trường Đại học VH,TT&DLThanh Hóa, chúng tôi cũng tôn trọng nguyên tắc này Tuy nhiên tính kế thừa phải đảm bảo tính hợp lý về liều lượng, chất lượng và thời gian, nghĩa là vấn đề nào hợp lý sẽ được giữ lại, trên cơ sở đó sẽ bổ sung những vấn đề, nội dung mới Việc bổ sung này tùy theo hướng mở, nhưng không do ý thích bản thân, mà phải tính đến sự hài hòa, đa dạng trong kết cấu chung của chương trình, nhằm đáp ứng được mục đích đào tạo Tính kế thừa, sự hài hòa, đa dạng trong tài liệu phục vụ cho việc dạy học được thể hiện: có bài kỹ thuật luyện thanh, có ca khúc nước ngoài, có ca khúc Việt Nam (trong đó có ca khúc viết về Thanh Hóa) Tuy nhiên, cần tránh thái độ cực đoan là quá coi trọng ca khúc viết về Thanh Hóa mà quên đi tính đa dạng, hoặc chỉ quan tâm tới tính đa dạng mà quên sự hài hòa của chương trình…
Luận án tiến sĩ Y học
Một số biện pháp dạy học hát
4.2.1 Xây d ự ng tiêu chí l ự a ch ọ n ca khúc đưa vào chương trình
SV thanh nhạc giọng lirico soprano được học trong 4 năm, mỗi năm trình độ kỹ thuật và giọng hát của các em đã có những bước tiến bộ nhất định Dựa vào đó, chúng tôi xây dựng tiêu chí và sắp xếp các ca khúc được đưa vào chương trình cho từng năm học như sau:
Năm thứ nhất (Thanh nhạc 1), SV bắt đầu được học những kiến thức, kỹ thuật thanh nhạc cơ bản Về cơ bản các em đã biết chuyển giọng, tuy nhiên các kỹ thuật thanh nhạc vẫn chưa được ổn định, nên phần lớn các em hát giọng tự nhiên nhiều, chưa vang sáng, việc phát âm, điều tiết hơi thở còn còn hạn chế Dựa vào những đặc điểm này, việc chọn các ca khúc đưa vào dạy học cho SV giọng soprano năm thứ nhất, là những ca khúc có giai điệu nhẹ nhàng, âm vực không quá rộng, âm khu không quá cao, nhịp độ vừa phải, chủ yếu để giúp SV bước đầu luyện tập về khẩu hình, hơi thở và vị trí âm thanh Ca khúc được chọn đưa vào năm thứ nhất để dạy học phù hợp với đặc điểm của SV gồm 08 bài, cụ thể: Chuyện tình Pha Dua của Nguyễn Liên [PL10, tr.3220]; Cô giáo về bản em của Hoàng Hải [PL10, tr.323]; Đẹp như mùa xuân của Đoàn Dũng [PL10, tr.324]; Đẹp sao, ơi rừng núi [PL10, tr.325]; Đi giữa đại lộ Lê Lợi của Nguyễn Cường [PL10, tr.327]; Duyên tình xứ Thanh của Xuân Hoà [PL10, tr.329]; Kỹ sư tâm hồn của Hoàng Hải [PL10, tr.330]; Thanh Hóa gọi ta về của Đồng Tâm [PL10, tr.332]
Năm thứ hai (Thanh nhạc 2), các em vẫn tiếp tục luyện tập các kỹ thuật thanh nhạc theo hướng của năm thứ nhất, nhưng âm vực dần được mở rộng hơn, phần giả thanh bắt đầu sáng hơn Đặc biệt các em bước đầu biết cách điều tiết hơi thở, đặt vị trí âm thanh đúng và tương đối ổn định Từ những đặc điểm này, do đó cần chú ý đến các ca khúc chọn để đưa vào chương trình cho năm học này cũng không nên quá khó Chủ yếu chọn ca khúc đáp ứng tốt cho việc tập các nốt chuyển giọng và làm đều màu âm thanh giữa các âm
Luận án tiến sĩ Y học khu từ âm khu giọng ngực (chest voice) chuyển sang âm khu giọng pha (mix voice) và sang âm khu giọng đầu (head voice) Tuy nhiên các ca khúc đề xuất đưa vào chương trình năm thứ 2 có âm vực rộng hơn năm thứ nhất, có một số ca khúc nốt cao nhất trong bài là e 2 , f 2 để các em luyện tập hát giọng đầu (head voice) và mở dần âm vực Các ca khúc được lựa chọn đưa vào dạy học cho SV giọng soprano năm thứ hai gồm 08 bài: Gửi anh chiến sĩ biên phòng của Mai Kiên [PL10, tr.334]; Lồng lộng quê Thanh của Phó Đức Phương [PL10, tr.336]; Nhớ mãi một miền quê của Nguyễn Tiến [PL10, tr.337]; Nơi rừng thông con dựng tượng đài Bác của Xuân Liên [PL10, tr.339]; Tình ca sông Mã của Phan Lạc Hoa [PL10, tr.341]; Trăng sông Mã của Thành Đồng [PL10, tr.343]; Tự tình sông Mã của Thuận Yến [PL10, tr.344]; Xuân về trên đất Hàm Rồng, Nhạc: Nguyễn Liên, Lời thơ: Nguyễn Hữu Hoàn [PL10, tr.345]
Năm thứ ba (Thanh nhạc 3), thường được ví như năm tăng tốc để năm thứ tư về đích, đây là năm quan trọng trong quá trình học hát của SV, SV vẫn tiếp tục rèn luyện các kỹ thuật cơ bản thanh nhạc và hình thành thói quen hát đúng (mở khẩu, hơi thở, vị trí âm thanh) các kỹ thuật rèn luyện giọng hát (cantilena, legato, staccato, passage…) Năm học này, giọng hát của các em đã linh hoạt, âm vực phát triển rộng hơn, cao hơn, cơ bản đáp ứng tốt những ca khúc có độ khó và phức tạp kỹ thuật Đặc biệt trong năm thứ 3, SV cần chú ý rèn luyện để hình thành phong cách biểu diễn sao cho phù hợp với nội dung cũng như tính chất của bài Từ đặc điểm này, chúng tôi chọn 08 ca khúc đưa vào dạy học gồm: Khúc tình ca Thanh Hóa của Nguyễn Trọng [PL10, tr.347]; Lam Sơn mến yêu của Trần Lê Chức [PL10, tr.349]; Nắng gió miền
Tứ Sơn của Đồng Tâm [PL10, tr.351]; Nồng nàn khúc hát tỉnh Thanh của
Thế Việt [PL10, tr.353]; Sầm Sơn biển quê Thanh, Nhạc: Đoàn Dũng, Thơ: Đoàn Dũng - Lê Đăng Sơn [PL10, tr.354]; Tạm biệt những cánh chim của Nguyễn Liên [PL10, tr.355]; Thành phố giữa lòng quê hương của Đỗ Xuân Dương [PL10, tr.356]; Quê Thanh nhớ Bác của Mai Kiên [PL10, tr.357]
Luận án tiến sĩ Y học
Năm thứ tư (Thanh nhạc 4), là năm học cuối cùng của SV, với yêu cầu cao về kỹ thuật và hoàn thiện về phong cách biểu diễn Do đó những ca khúc lựa chọn đưa vào chương trình năm thứ tư với yêu cầu kỹ thuật thanh nhạc khó hơn, phức tạp hơn, chọn ca khúc có âm vực rộng, có nhiều nốt cao để thể hiện, khoe được kỹ thuật thanh nhạc cũng như giọng hát của SV Ngoài ra giúp SV phát triển tối đa giọng hát cũng như thuần thục phong biểu diễn, làm chủ và xử lý tốt các tình huống sân khấu Do đó, năm học này, chúng tôi chọn 08 ca khúc có kỹ thuật khó, phức tạp, luyến láy nhiều hơn, cụ thể là:
Cây lúa Hàm Rồng của Đôn Truyền [PL10, tr.359]; Đẹp đôi trai gái tỉnh
Thanh của Nguyễn Trọng [PL10, tr.361]; Đường về Thanh Hóa của Nguyễn
Trọng [PL10, tr.362]; Em hát anh nghe của Văn Cốc [PL10, tr.364]; Huyền
Thoại hòn Trống Mái của Nguyễn Đăng Nước [PL10, tr.366]; Sầm Sơn in dấu chân Bác Hồ, Nhạc và lời Lê Đăng Khoa - Nguyễn Hoài Nam [PL10, tr.367]; Tiếng trống trò mừng xuân của Đỗ Hoài Nam [PL10, tr.368]; Về với xứ Thanh của Nguyễn Tiến [PL10, tr.370]
32 ca khúc viết về Thanh Hóa đã được chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng để đưa vào từng năm học cụ thể Tuy nhiên, các ca khúc đưa vào chương trình, không có nghĩa phải dạy hết mà phải dựa vào khả năng, đặc diểm giọng của mỗi SV mà GV sẽ chọn giao bài và dạy học thế nào cho hợp lý
4.2.2 Rèn luy ệ n k ỹ thu ậ t thanh nh ạ c trong d ạ y h ọ c hát ca khúc
Trong dạy học thanh nhạc, kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển và hoàn thiện giọng hát cho SV, khi hát có kỹ thuật giúp người hát biết lấy hơi, kiểm soát và điều tiết hơi phù hợp theo từng câu hát, biết mở khẩu hình đúng để tạo ra những âm thanh đẹp, tròn vành, rõ chữ, biết xử lý sắc thái to nhỏ trong từng câu, từng đoạn hợp lý để ca khúc vang lên có nhạc cảm, cảm xúc Tuy nhiên ca khúc viết về Thanh Hóa cũng có những yêu cầu cao trong việc lấy hơi, nhả chữ, luyến, láy, xử lý sắc thái tình cảm Do đó, để hướng dẫn SV học hát các ca khúc viết về Thanh Hóa đạt kết quả tốt GV cần
Luận án tiến sĩ Y học chú ý hướng dẫn các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản để áp dụng trong từng câu, từng đoạn của ca khúc
4.2.2.1 Kỹ thuật mở khẩu hình và cách phát âm
Mở khẩu hình là một kỹ thuật căn bản của nhạc được tạo bởi khuôn miệng bên ngoài và khoang họng bên trong Cách mở khẩu hình ngoài là kết hợp giữa khuôn miệng với răng, lưỡi để tạo nên ngôn ngữ và đường nét của âm thanh Cách mở khẩu hình trong, hay nói cách khác là cách mở khoang họng để tạo ra độ vang, độ cộng minh, cộng hưởng của âm thanh Khẩu hình có vai trò rất quan trọng, có thể ví von như một chiếc khuôn dùng để đúc ra âm thanh, nó quyết định đến sự tròn vành, rõ chữ, độ vang, sáng của âm thanh … Hiểu theo cách khác, việc mở khẩu hình to, nhỏ có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của âm thanh khi hát Tuy nhiên mở khẩu hình không phải lúc nào cũng giống nhau, nó còn tùy thuộc vào lời ca, cách phát âm những nguyên âm, phụ âm để quyết định cách mở khẩu hình to, nhỏ, ngang, dọc một cách linh hoạt giúp cho việc phát âm, nhả chữ rõ ràng, chính xác, để người nghe hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng ca khúc
Với ý nghĩa như vậy, nên GV cần hướng dẫn cho SV cách mở khẩu hình to như ngáp: “biết được cách nhấc hàm ếch mềm, lười gà treo cao bịt kín khoang mũi, thanh quản hạ xuống, các cơ thanh quản thả lỏng do đó khoang họng và miệng được nối liền thông thoáng sẽ dễ dàng cho âm thanh phát ra một cách nhẹ nhàng thoải mái” [80, tr.42] Ngay từ năm học đầu, GV phải quan sát, chú ý thật đến việc rèn luyện mở khẩu hình và cách phát âm cho SV để tạo cho các em có một thói quen mở khẩu hình đúng, mềm mại, phát âm rõ ràng khi hát Ngược lại, nếu không chú ý tới việc rèn luyện mở khẩu hình và phát âm cho SV, dần dần tạo một thói quen mở khẩu hình sai, dẫn đến khi hát cằm sẽ cứng, âm thanh phát ra không mềm mại, làm cho việc rèn luyện giọng hát phát triển chậm không đạt hiệu quả Để thuần thục các kỹ thuật thanh nhạc, GV cần chú ý tới vấn đề này, phải khéo léo chỉ dẫn, giải
Luận án tiến sĩ Y học thích để SV hiểu và làm chủ được hoạt động của các cơ quan phát âm, kiểm soát được cách mở khẩu hình trong và ngoài cũng như cách phát âm chuẩn
Trong ca hát, kỹ thuật hơi thở có vai trò rất quan trọng, có thể coi là nền móng âm thanh đúng, là công cụ điều khiển giọng hát, quyết định chất lượng của giọng hát Trong cuốn Phương pháp thanh nhạc, tác giả Nguyễn Trung Kiên viết:
Là ca sĩ cần phải kiên trì luyện tập về kỹ thuật hơi thở để biết cách khống chế và điều tiết hơi thở khi hát Đầu tiên phải học cách lấy hơi, sau đó là cách kiểm soát hơi và điều tiết hơi thở một cách linh hoạt Hơi thở là một vấn đề hết sức phức tạp và tinh tế, bởi vậy trong quá trình học tập cả thầy và trò đều phải kiên trì, tập trung để rèn luyện được những cảm giác về hơi thở và quá trình điều tiết hơi thở sao cho đúng [80, tr.46]
Hướng dẫn dạy mẫu một số ca khúc viết về Thanh Hóa
Ca khúc viết về Thanh Hóa với số lượng lớn, tuy nhiên để đáp ứng một mục đích của luận án, chúng tôi chọn ca khúc Khúc tình ca Thanh Hóa (phong cách dân gian) dạy cho SV năm thứ ba; ca khúc Cây lúa Hàm Rồng (phong cách thính phòng) dạy cho SV năm thứ tư, để hướng dẫn dạy mẫu
4.3.1 D ạ y ca khúc mang phong cách dân gian
GV giao bài Khúc tình ca Thanh Hóa của Nguyễn Trọng cho SV, yêu cầu về tự vỡ giai điệu, trường độ, tìm hiểu nội dung và phân tích cấu trúc, hình thức của ca khúc, tìm hiểu chất liệu dân ca được sử dụng trong bài
4.3.1.2 Tìm hiểu và phân tích ca khúc
Ca khúc Khúc tình ca Thanh Hóa của Nguyễn Trọng ra đời vào năm
1983 mang phong cách dân gian, giọng emoll, nhịp 2/4, âm vực (nốt thấp nhất h, nốt cao nhất g 2 ) Ca khúc viết ở hình thức 2 đoạn đơn dạng phát triển, với 8 nhịp mở đầu như lời mời du khách về với xứ Thanh Đoạn a bắt đầu từ nói rằng mình người Thanh Hóa cho đến thác ghềnh đưa bè trôi, được chia
Luận án tiến sĩ Y học thành hai câu, câu 1 gồm 8 nhịp (4n+4n), câu 2 gồm 10 nhịp (4n+6n) Đoạn b bắt đầu từ Thanh Hóa anh đưa em về Thanh Hóa cho đến hết bài, đoạn b chia thành 3 câu, câu 1 gồm 10 nhịp (5n+5n), câu 2 gồm 11 nhịp (5n+6n), câu 3 gồm 8 nhịp (4n+4n)
Sơ đồ cấu trúc của bài: Khúc tình ca Thanh Hóa của Nguyễn Trọng
Phần nội dung lời ca: GV hướng dẫn SV nghiên cứu và tìm hiểu nội dung lời ca Nội dung của ca khúc là lời mời du khách về quê Thanh Thanh
Hóa, ai ơi có về Thanh Hóa, ai ơi có về quê em, hát khúc tình ca Thanh Hóa quê mình Lời ca duyên dáng, thiết tha, mời mọi người về quê Thanh Hóa chung khúc hát ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Nội dung ca khúc là lời giới thiệu và đưa mọi người tham quan các danh lam, thắng cảnh đẹp, những địa danh gắn liền với xứ Thanh, về Thanh Hóa để nghe tiếng dô khoan nhớ dòng sông Mã/ có dòng sông Chu soi ánh mắt long lanh/ về Đông Sơn nghe trống đồng thao thức/ ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng/ … hay những di tích lịch sử mãi còn ghi dấu tích xưa miền quê hương anh hùng áo vải/ trên đất Lam Sơn còn ghi bao chiến công/ vang mãi sau Ngọc Trạo chiến khu/ cùng cầu Hàm Rồng đứng mãi với thiên thu… SV tìm hiểu nội dung để hiểu được ca khúc miêu tả cái gì, nói về điều gì, từ đó có tư duy và cảm xúc trong quá trình học hát
4.3.1.3 Hướng dẫn mở đầu (Luyện thanh, khởi động giọng)
GV cho SV luyện thanh bằng những mẫu âm cơ bản A, E, I, O, U đồng thời tùy vào khả năng của SV mà thêm các phụ âm sao cho phù hợp như: M,
N, Ng, P, L… Phần khởi động giọng giúp khẩu hình mở mềm mại, ổn định
Luận án tiến sĩ Y học hơi thở và vị trí âm thanh khi vào học hát ca khúc dễ dàng và thuận lợi hơn Trong ca khúc, Khúc tình ca Thanh Hóa có nhiều nốt luyến, nhiều quãng lên xuống, GV cần chọn những mẫu âm luyện thanh hợp lý để hướng dẫn SV khởi động giọng
Ví dụ 42: Dùng mẫu câu quãng 2 luyến từ dưới lên
Ví dụ 43: Dùng mẫu câu quãng 3 luyến từ dưới lên và từ trên xuống
Với mẫu câu luyện thanh này, GV hướng dẫn SV luyện tập từ thấp đến cao với tốc độ vừa phải, âm thanh luyến láy mềm mại, liền tiếng GV cho SV luyện đi lên nửa cung đến độ cao tối đa của giọng hát thì luyện quay trở lại, phần luyện thanh khởi động giọng diễn ra trong khoảng từ 12-15’
4.3.1.4 Hướng dẫn thường xuyên (Áp dụng kỹ thuật vào dạy hát)
Tiến hành bước dạy học hát áp dụng các kỹ thuật vào ca khúc Khúc tình ca Thanh Hóa, GV cần xác định cho SV hiểu ca khúc mang âm hưởng dân ca thì nên xử dụng các kỹ thuật nào?
Kỹ thuật hát cantilena (hát liền tiếng): Đây là kỹ thuật rất quan trong khi hát những ca khúc mang phong cách dân gian Khi áp dụng kỹ thuật này vào luyện tập sẽ giúp SV biết hát liền tiếng, mềm mại, uyển chuyển trong từng câu hát Ngay 8 nhịp mở đầu của ca khúc, GV hướng dẫn SV hát chậm, rall, hát như nói Từ Thanh Hóa được mở đầu bằng quãng 3 từ dưới đi lên với âm vực cao e 2 -g 2 , SV cần chuẩn bị hơi thở đầy đặn, nén chắc, chữ Hóa khẩu hình mở tròn, miết căng môi, nhấc cao hàm ếch mềm, khẩu hình như cười, âm thanh đặt nhẹ nhàng, vang, sáng, ngân dài Ca khúc viết với tốc độ vừa phải, tình cảm, sự ngợi ca về quê hương Thanh Hóa tươi đẹp, GV hướng
Luận án tiến sĩ Y học dẫn SV hát liền tiếng, uyển chuyển, mềm mại từ âm nọ sang âm kia áp dụng cho từng câu, từng đoạn trong bài
Kỹ thuật luyến, láy: GV cần lưu ý cho SV trong bài tác giả sử dụng khá nhiều từ luyến láy Thanh Hóa quê mình, cấy, sáng, trăng, gió, bốn phương, trạo, chiến, đỏ, thắm… diễn tả sự mềm mại, uyển chuyển trong việc khai thác chất liệu dân ca Đi cấy Khi hát các chữ luyến láy khẩu hình mở linh hoạt, mềm dẻo, mở ngang vừa phải kết hợp hơi thở chắc chắn, điều tiết hơi thở đều đặn trong từng câu hát
Kỹ thuật đóng tiếng: GV chỉ cho SV những chữ đóng phụ âm m, n, ng, t… rằng, long lanh, thắm, thiết… những chữ này cần khép miệng và đẩy nhẹ hơi thở ngậm âm ưh miết âm thanh vào mềm, rõ lời Còn các âm kết thúc bằng đuổi i, y, như người, xuôi, tay, đây… cần khép miệng nhanh, đóng tiếng đồng thời ngân dài âm i hoặc y, khẩu hình cười, môi kéo dãn, mở ngang
GV hướng dẫn SV đóng tiếng theo nhịp độ của bài, không vội vàng, không nhanh, đảm bảo các chữ đóng lại rõ ràng, tròn vành, rõ chữ
Kỹ thuật xử lý ngôn ngữ địa phương: trong ca khúc có điểm nhấn và khá đặc trưng về cách sử dụng các từ đệm theo cách nói của người xứ Thanh (mà, chứ, a, thì…) Dùng từ đệm ở đầu câu: mà nói rằng mình là người Thanh Hóa, mà nói rằng mình nhiều của người đông, mà ý chí không phai, mà đi cấy sáng trăng hoặc a Thanh Hóa, a đi cấy, a đi tới… Dùng từ đệm ở giữa câu: còn gian a khó, Thanh a Hóa, đã a về tay, trăm núi a ngàn sông, Thanh Hóa a mình đây, có nhớ a mình không…
Cách hát các từ đệm theo kiểu nói của người Thanh Hóa, SV cần hát mộc mạc, hát thẳng nốt nhưng mềm mại, duyên dáng chứ không căng cứng, khẩu hình mở ngang vừa phải, môi, lưỡi, hàm linh hoạt theo câu hát
4.3.2.5 Hướng dẫn kết thúc (củng cố bài)
Sau khi đã hoàn thành các kỹ thuật áp dụng vào ca khúc SV hát lại toàn bài một lần để GV kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của SV có được
Luận án tiến sĩ Y học sau giờ học Từ đó có những nhận xét, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của
Thực nghiệm sư phạm
4.4.1 M ục đích và nộ i dung th ự c nghi ệ m
Việc tổ chức dạy thực nghiệm ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng soprano nhằm mục đích đánh giá lại tính khả thi của các biện pháp đưa ra trong luận án
Trong phần thực nghiệm, chúng tôi chỉ dạy ca khúc Cây lúa Hàm Rồng của Đôn Truyền Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở biện pháp thứ
2 đã đề xuất đó là: Rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc trong dạy học hát ca khúc
4.4.2 Đối tượ ng, hình th ứ c, th ờ i gian và gi ả ng viên th ự c nghi ệ m
- Đối tượng thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm là nhóm SV đại học thanh nhạc giọng soprano năm thứ 4
Luận án tiến sĩ Y học
Thực nghiệm theo hình thức đối chứng 4 SV được chia thanh 2 nhóm: đối chứng (Lê Thị Linh, Nguyễn Thị Huyền) và thực nghiệm (Trần Thị Kiểu Chinh, Nguyễn Thị Hường) SV mỗi nhóm có khả năng, năng lực đồng đều, cùng tiến trình học tập giống nhau Nhóm SV thực nghiệm học theo cách dạy đã được trình bày ở trên, nhóm SV đối chứng học theo mô hình cũ
- Thời gian và giảng viên thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm: buổi sáng thứ ba và sáng thứ 4 (thời gian 8 tuần/ 16 buổi dạy), từ 10/8/2022 - 10/10/2022
GV tham gia dạy thực nghiệm: ThS Phạm Thị Hoàng Hiền GV tham gia dạy đối chứng: ThS Lê Mai Ly Hai GV đều thuộc Khoa Âm nhạc - Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa
Quá trình tiến hành thực nghiệm dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng lirico soprano ở trên lớp, sẽ thực hiện các bước sau:
4.4.3.1 Chuẩn bị thực nghiệm Để hoạt động thực nghiệm đạt kết quả chúng tôi đã có bước chuẩn bị như sau:
Bước 1: Chúng tôi xây dựng kế hoạt tổ chức thực nghiệm trong đó có nội dung thực nghiệm, thời gian, địa điểm, lịch thực nghiệm của từng GV
Bước 2: Báo cáo với Bộ môn TN-NC, Khoa Âm nhạc và Nhà trường về nội dung, chương trình, kế hoạch thực nghiệm, lựa chọn GV và SV tham gia nhóm dạy và học thực nghiệm, nhóm dạy và học đối chứng
Bước 3: Gặp gỡ và trao đổi với GV và SV tham gia nhóm dạy và học thực nghiệm cũng như nhóm dạy và học đối chứng, đồng thời triển khai kế hoạch tổ chức dạy và học thực nghiệm
Bên cạnh đó GV hướng dẫn, giao bài tập, yêu cầu SV chuẩn bị trước bài ở nhà, có thái độ nghiêm túc, tập trung trong buổi học thực nghiệm Để
Luận án tiến sĩ Y học đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm một cách trung thực, khách quan, chúng tôi thực hiện khảo sát SV nhóm thực nghiệm với 3 câu hỏi sau:
Câu 1: Em có thích học hát ca khúc viết về Thanh Hóa không?
Câu 2: Theo em học hát các ca khúc viết về Thanh Hóa có khó không? Câu 3: Theo em việc kết hợp giữa kỹ thuật Thanh nhạc phương Tây với cách hát Việt Nam vào học ca khúc viết về Thanh Hóa có cần thiết không?
Kết quả điều tra được thể hiện qua các bảng biểu dưới đây:
Bảng 4.1: Mức độ thích học hát ca khúc viết về Thanh Hóa
STT Rất thích Thích Không thích
Bảng 4.2: Mức độ cảm nhận độ khó về kỹ thuật hát ca khúc viết về Thanh Hóa
STT Rất khó Khó Không khó
Bảng 4.3: Mức độ cần thiết của việc kết hợp giữa kỹ thuật bel canto với kỹ thuật hát truyền thống vào học ca khúc viết về Thanh Hóa
STT Cần thiết Không cần
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
4.4.3.2 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm
Căn cứ vào nội dung, mục tiêu và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đại học thanh nhạc của Trường Đại học VH, TT&DL Thanh Hóa Căn cứ
Luận án tiến sĩ Y học vào khả năng thanh nhạc cũng như khả năng hát các ca khúc viết về Thanh Hóa của SV giọng lirico soprano, dựa vào thang cấp độ tư duy của Benjamin S.Bloom (1956), sau khi được điều chỉnh gọi là Thang Bloom từ chính Bloom’s Revised Taxonomy chúng tôi xây dựng các tiêu chí để đánh giá kết quả thực nghiệm như sau:
Bảng 4.4: Tiêu chí đánh giá khả năng hát ca khúc viết về Thanh Hóa của sinh viên giọng lirico soprano
Bậc TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Điểm số
- Hát nhuần nhuyễn cao độ, trường độ, lời ca
- Xử lý linh hoạt, hợp lý các kỹ thuật thanh nhạc khi thực hiện hát ca khúc viết về Thanh Hóa
- Xử lý tốt nhạc cảm tác phẩm, sáng tạo trong xử lý sắc thái và dựng bài
- Chuyển giọng đẹp, âm thanh vang, sáng, bay bổng
- Phong cách biểu diễn, trang phục đẹp, sáng tạo trong biểu diễn tác phẩm
- Hát chuẩn cao độ, trường độ, thuộc lời ca
- Biết lựa chọn hợp lý các kỹ thuật thanh nhạc khi thực hiện hát ca khúc viết về Thanh Hóa
- Biết sử dụng các kỹ thuật hát có sắc thái, tình cảm tác phẩm
- Chuyển giọng đẹp, âm thanh vang, sáng
- Biết lựa chọn phong cách biểu diễn và lựa chọn trang phục phù hợp với tác phẩm
- Trình bày đúng cao độ, trường độ, thuộc lời ca
- Vận dụng đúng các kỹ thuật thanh trong quá trình hát ca khúc viết về Thanh Hóa
Luận án tiến sĩ Y học
- Vận dụng cách hát sắc thái, tình cảm phù hợp với tác phẩm
- Áp dụng chuyển giọng linh hoạt, hợp lý trong bài
- Vận dụng các kỹ năng ngôn ngữ hình thể trong cách biểu diễn ca khúc, lựa chọn trang phục phù hợp với tác phẩm
- Trình bày được ca khúc viết về Thanh Hóa tương đối chuẩn cao độ, trường độ, lời ca
- Hiểu các kỹ thuật thanh nhạc được dùng trong hát tác phẩm
- Hiểu cách chuyển giọng khi hát tác phẩm
- Có phong cách biểu diễn, trang phục phù hợp với tác phẩm
- Hát thuộc cao độ, trường độ, lời ca (hoặc còn quên, chưa chuẩn một số chỗ cao độ, trường độ, lời ca)
- Nhớ được một số kỹ thuật thanh nhạc khi thực hiện hát ca khúc viết về Thanh Hóa
- Bước đầu biết chuyển giọng nhưng còn mờ, nhỏ
- Xác định được cách thể hiện tác phẩm
4.4.4.1 Đánh giá trước thực nghiệm Để đưa ra được kết quả so sánh trước và sau thực nghiệm công bằng và chính xác, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá khả năng của SV cả hai nhóm (nhóm SV thực nghiệm và nhóm SV đối chứng) Mỗi SV sẽ biểu diễn trên sân khấu có trang bị âm thanh, ánh sáng đầy đủ, biểu diễn một ca khúc viết về Thanh Hóa có trong chương trình đào tạo và đã được học trước đó
Luận án tiến sĩ Y học
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra, đánh giá trước thực nghiệm
Nhóm đối tượng Sinh viên Lớp Kết quả đạt được Điểm số
Linh Đại học Thanh nhạc K9
Có chất giọng hay, chuyển giọng vang, sáng, có kỹ thuật thanh nhạc tốt
Có giọng hát đẹp, chuyển giọng vang, sáng, nắm vững kỹ thuật thanh nhạc, xử lý bài tương đối tốt
Kiều Chinh Đại học Thanh nhạc K9
Có giọng hát tốt, khỏe, sáng, có kỹ thuật thanh nhạc tốt, biết xử lý bài, phát âm một số từ chưa chính xác
Có giọng hát tương đối tốt, biết vận dụng kỹ thuật vào bài nhưng chưa tinh tế, hát có nhạc cảm nhưng xử lý chưa sâu
Từ kết quả đánh giá trước khảo sát cho thấy, khả năng và trình độ của
SV hai nhóm thực nghiệm và đối chứng khá tương đồng Căn cứ vào điểm số: đạt điểm 9,1 có 01 SV; đạt điểm 9,0 có 02 SV, đạt điểm 8,8 có 01 SV
4.4.4.2 Tổ chức dạy thực nghiệm
Trong quá trình dạy thực nghiệm các bước lên lớp được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bài (tuần 1)
Luận án tiến sĩ Y học
Phân công và chia nhóm GV, nhóm SV thực nghiệm và đối chứng
GV giao bài cho SV cả hai nhóm, yêu cầu về tự vỡ giai điệu, trường độ, tìm hiểu trước nội dung và cấu trúc, hình thức của ca khúc
Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu và phân tích ca khúc (tuần 1,2)
GV hướng SV nghiên cứu và tìm hiểu nội dung lời ca, tính chất, đặc điểm âm nhạc…
GV hướng dẫn SV phân tích cấu trúc và hình thức trong bài
GV kiểm tra kết quả vỡ bài của SV ở nhà, nhận xét và chỉnh sửa, luyện tập từng câu, từng đoạn của bài
Bước 3: Hướng dẫn mở đầu (luyện thanh khởi động giọng)
GV hướng dẫn SV khởi động giọng với các nguyên âm I, E, I, Ô, U áp dụng các quãng, các mẫu câu luyện thanh đảm bảo sự phù hợp với năng lực của SV, giúp cho giọng linh hoạt, thoải mái để áp dụng hát và các tác phẩm thanh nhạc thuận lợi hơn
Bước 4: Hướng dẫn các kỹ thuật thanh nhạc áp dụng vào học hát (tuần
Sau khi SV đã hát đúng cao độ, trường độ, lời ca, đồng thời hiểu được nội dung của ca khúc, nắm được cấu trúc của bài, GV hướng dẫn SV luyện tập áp dựng các kỹ thuật hát vào trong bài SV nên tập trung những chỗ khó, điểm nhấn trong bài, xử lý sắc thái trong bài GV cần trao đổi thường xuyên với SV, đưa ra những câu hỏi để xem SV đã hiểu và nắm bắt được những nội dung, kiến thức nào Bên cạnh đó GV mở video của các thế hệ trước đã hát những ca khúc đó để phân tích, chỉ ra cho SV biết những ưu điểm, hạn chế, từ đó phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề trong từng trường hợp từ, rút ra bài học kinh nghiệm, đổi mới sáng tạo trong cách hát, cách diễn
Bước 5: Hướng dẫn hoàn thiện bài (tuần 7,8)
Luận án tiến sĩ Y học
Sau khi hoàn thành yêu cầu của các bước trên, GV lựa chọn nhạc đệm, ghép nhạc để chuẩn bị cho báo cáo thực nghiệm GV hướng dẫn SV hoàn thiện phong cách biểu diễn cũng như lựa chọn trang phục biểu diễn hợp lý nội dung, tính chất của ca khúc SV hoàn thiện ca khúc đã được học trong quá trình thực nghiệm để biểu diễn báo cáo