1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định

111 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định lượng phân bón NPK Sông Gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa Bắc Thơm 7 tại Nam Trực - Nam Định
Tác giả Đặng Thị Diên
Người hướng dẫn TS. Phạm Tuấn Anh
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 6,97 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.3. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn (15)
      • 1.4.1. Ý nghĩa khoa học (15)
      • 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn (15)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu (16)
    • 2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước (16)
      • 2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới (16)
      • 2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước (19)
    • 2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa trên thế giới và việt nam (21)
      • 2.2.1 Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới (21)
      • 2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam (23)
    • 2.3. Đặc điểm dinh dưỡng cây lúa (24)
      • 2.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng đạm (24)
      • 2.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng lân (27)
      • 2.3.3. Đặc điểm dinh dưỡng kali (29)
    • 2.4. Tình hình phát triển lúa gieo sạ tại miền bắc (30)
    • 2.5. Tình hình phát triển lúa chất lượng trên thế giới và việt nam (32)
      • 2.5.1. Tình hình phát triển lúa chất lượng trên thế giới (32)
      • 2.5.2. Tình hình phát triển lúa chất lượng ở Việt Nam (35)
    • 2.6. Tình hình sản xuất lúa của huyện nam trực và tỉnh nam định (37)
      • 2.6.1. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nam Định (37)
      • 2.6.1. Tình hình sản xuất lúa của huyện Nam Trực (38)
  • Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (42)
    • 3.1. Địa điểm nghiên cứu (42)
    • 3.2. Thời gian nghiên cứu (42)
    • 3.3. Vật liệu nghiên cứu (42)
    • 3.4. Nội dung nghiên cứu (42)
    • 3.5. Phương pháp nghiên cứu (42)
      • 3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm (42)
      • 3.5.2. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong mô hình (44)
      • 3.5.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (45)
      • 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu (50)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (51)
    • 4.1. Ảnh hưởng của mức phân bón và lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng của giống lúa bắc thơm 7 (51)
    • 4.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây (53)
    • 4.3. Ảnh hưởng của giống gieo và lượng phân bón tới động thái ra lá (55)
    • 4.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón tới động thái đẻ nhánh (57)
    • 4.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá (lai) của giống lúa bắc thơm 7 (61)
    • 4.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa bắc thơm 7 (64)
  • Phần 5. Kết luận và đề nghị (88)
    • 5.1 Kết luận (88)
  • Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................ 67 (89)
  • Phụ lục ............................................................................................................................................ 72 (94)

Nội dung

Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu

Tại xứ đồng Tư Nhi, thôn Ngọc Thỏ - Tân Thịnh - Nam Trực - Nam Định.

Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2018.

Vật liệu nghiên cứu

- Giống lúa thuần Bắc thơm số 7: là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc từ năm 1992, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống ngày 21/4/1998 của, giống cảm ôn gieo cấy được cả 2 vụ, thích hợp với vụ Xuân muộn và Mùa sớm ở miền Bắc, thời gian sinh trưởng vụ Xuân 130 - 135 ngày, vụ Mùa 105 - 110 ngày; thích hợp gieo cấy trên chân đất vàn, vàn cao; đẻ nhánh khá, trỗ bông tập trung, hạt thon nhỏ màu vàng sẫm; thích ứng rộng, dễ thâm canh, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh khá; năng suất trung bình đạt từ 45-50 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 55-60 tạ/ha; phẩm chất gạo ngon, cơm thơm, mềm, tỷ lệ mọc mầm đạt 90%.

- Phân bón: Phân bón thúc NPK 20:0:12 của Tổng công ty CP phân bón Sông Gianh.

Nội dung nghiên cứu

Xác định lượng phân bón NPK Sông Gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa Bắc Thơm 7 vụ Xuân 2018 tại huyện NamTrực, tỉnh Nam Định

Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là lượng phân bón NPK Sông Gianh (ô lớn) và lượng giống (ô nhỏ).

+ Nhân tố chính: Lượng giống gieo sạ theo các công thức sau:

M1: 20 kg/ha (0,7 kg/sào) M2: 35kg/ha (1,2 kg/sào) M3: 50kg/ha (1,8 kg/sào) + Nhân tố phụ: Lượng phân bón NPK Sông Gianh theo 3 công thức:

P1: 400 kg/ha NPK 20:0:12 (15kg/sào NPK 20:0:12) (80 kg N +48 Kg K2O)

P2: 550 kg/ha NPK 20:0:12 (20 kg/sào NPK 20:0:12) (110 kg N +66 Kg

P3: 700 kg/ha NPK 20:0:12 (25 kg/sào NPK 20:0:12) (140 kg N +84 Kg K2O)

Nền phân bón: - Sử dụng 700 kg/ha NPK 5:10:3 bón lót (Tổng công ty

Sông Gianh) (35 kg N +70kg P 2 O 5 +20 Kg K 2 O)

Thí nghiệm bố trí theo kiểu Split - plot với 3 lần nhắc lại, mỗi khối nhắc lại được chia làm 3 ô lớn tương ứng với 3 lượng giống gieo khác nhau, mỗi ô lớn được chia làm 3 ô nhỏ tương ứng với 3 mức phân bón NPK Sông Gianh khác nhau, diện tích ô nhỏ là 20 m 2 , tổng diện tích thí nghiệm là 27 ô x 20m 2 = 540 m 2

(chưa kể dải bảo vệ).

- Dải bảo vệ có bề rộng 1 m.

- Chiều rộng dải ngăn cách giữa các công thức và các lần nhắc lại: 0,5 m.

Sơ đồ thí nghiệm được bố trí theo kết quả xử lý bằng phần mềm IRRISTART 5.0

3.5.2 Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong mô hình (dựa theo Quy trình hướng dẫn gieo cấy vụ Xuân 2018 của Sở Nông nghiệp&PTNT):

* Thời vụ: Vụ Xuân 2018, gieo sạ: 25/2/2018

+ Làm đất kỹ, nhuyễn, sạch cỏ dại, bón lót đầy đủ trước khi bừa lần cuối, san phẳng ruộng (giống như làm đất gieo mạ dược).

+ Thời gian bừa và san phẳng ruộng trước khi gieo 1 ngày * Phân bón: Lượng phân bón và cách bón cho 1ha lúa như sau:

+ Bón lót: (Trước khi bừa cấy): 700 kg NPK 5:10:3 (ngày 24/2/2018)

+ Thúc lần 1 (Khi lúa được 3,5-4 lá) (bón nhử): 30 % NPK (ngày 17/3/2018) + Thúc lần 2 (Khi lúa đạt 6 lá): 70% NPK (ngày 26/3/2018)

- Điều tiết nước (khâu điều tiết nước rất quan trọng đối với lúa gieo thẳng, nó quyết định đến tỷ lệ mọc, hiệu quả bón phân và phòng trừ sâu bệnh sau này).

+ Sau khi gieo cần giữ ẩm mặt ruộng vừa giữ ấm cho cây con mọc nhanh, cứng cây đanh dảnh, rễ bám sâu hơn, đồng thời tăng hiệu lực diệt trừ cỏ

+ Khi cây đạt 3,5-4 lá thật đưa nước láng chân, bón thúc lần 1 (bón nhử) và tiến hành tỉa dặm đồng thời phòng trừ ốc bươu vàng.

+ Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương thức tưới nông và giữ ẩm xen kẽ, để tạo điều kiện cho mùn giun phát triển, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung, khi lúa đạt 6 lá tiến hành bón thúc lần 2.

+ Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu sẽ tăng khả năng chống đổ của cây Sau đó tiến hành bón đón đòng (sau gieo 60 ngày).

- Dặm tỉa theo từng ô thí nghiệm khi lúa đạt 3,5-4 lá (thời gian dặm tỉa ngày 17/3/2018 sau gieo 23 ngày).

3.5.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.5.3.1 Chỉ tiêu sinh trưởng (theo giáo trình cây lương thực): Định cây theo dõi (10 cây/ô thí nghiệm): trên mỗi ô thí nghiệm đánh dấu 10 cây theo 2 đường chéo góc.

- Thời gian sinh trưởng: từ ngày gieo đến chín 95%.

- Thời gian từ gieo đến ngày bắt đầu đẻ nhánh: 10% số cây đẻ nhánh dài 1cm nhô khỏi bẹ lá.

- Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến ngày kết thúc đẻ nhánh: 10% số cây đẻ nhánh dài 1cm nhô khỏi bẹ lá đến ngày có số nhánh không đổi.

- Thời gian trỗ của quần thể.

+ Ngày bắt đầu trỗ: khi có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm.

+ Ngày kết thúc trỗ: khi có 80% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm.

+ Thời gian trỗ bông: là số ngày từ bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ.

* Theo dõi động thái sinh trưởng ở các giai đoạn từ khi gieo đến khi thu hoạch,

- Động thái đẻ nhánh: Đếm tất cả nhánh của mỗi cây đã đánh dấu trước.

- Động thái tăng chiều cao: Đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất.

- Động thái ra lá trên thân chính: đánh dấu các lá mới xuất hiện theo số lá lẻ, đếm số lá trên thân chính.

Khi lúa được 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá: lá thứ 3 đánh dấu 1 chấm sơn trắng; lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm; lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm; lá thứ 9 lại quay về đánh 1 chấm, cứ theo dõi như vậy đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/thân chính.

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ mặt đất đến mút đầu bông (không kể râu hạt).

3.5.3.2 Các chỉ tiêu sinh lý ( Dựa theo giáo trình Sinh lý thực vật)

Các chỉ tiêu sinh lý được xác định tại 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh rộ, thời kỳ trước trỗ và thời kỳ chín sáp.

Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 cây theo dõi các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ số diện tích lá (LAI): m 2 lá/m 2 đất

Theo phương pháp cân trực tiếp Cắt tất cả các lá dàn đều trên tấm kính 1dm 2 Sau đó cân khối lượng 1dm 2 và cân toàn bộ khối lượng lá tươi/cây rồi tính theo công thức:

P 2 Trong đó: P 1 là khối lượng trung bình toàn bộ lá tươi/1cây (g)

P2 là khối lượng 1dm 2 lá tươi (g) + Khối lượng chất khô tích luỹ (DM ): g/m 2 đất

Những cây sau khi đo diện tích lá được đem sấy ở nhiệt độ 80 0 C đến khối lượng không đổi Sau đó cân riêng thân lá.

+ Tốc độ tích luỹ chất khô (CGR ): g/m 2 đất/ngày

Trong đó: W1, W2, W3 là khối lượng chất khô tại 3 thời điểm lấy mẫu t: là khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu + Hiệu suất quang hợp (NAR): g/m 2 lá/ngày

W1, W2, W3 là khối lượng chất khô tại 3 thời điểm lấy mẫu

S1, S2, S3 là diện tích lá của cây tại 3 thời điểm lấy mẫu t là khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu

+ Khối lượng rễ tươi và khô: Cắt toàn bộ lượng rễ của những cây được sử dụng để do diện tích lá cân rửa sạch lau khô và đem cân được khối lượng rễ tười.

Sau đó đem rễ đi phơi khô kiệt và sấy ở nhiệt độ 80 0 C/12h đến khối lượng không đổi được khối lượng rễ sấy khô.

+ Chiều dài Rễ: tính từ mặt đất đến mút đầu rễ dài nhất.

3.5.3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Mỗi công thức lấy 10 cây đã đánh dấu đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng theo đường chéo góc rồi đo đếm các chỉ tiêu năng suất:

- Số cây/m 2 : theo từng công thức thí nghiệm.

- Số bông/cây: đếm số bông trên mỗi cây tại các điểm điều tra, mỗi điểm điều tra lấy 1 cây.

- Số hạt/bông: đếm tổng số hạt trên mỗi bông tại các điểm điều tra, mỗi điểm điều tra lấy 1 cây Lấy giá trị trung bình của số hạt/bông.

- Tỷ lệ hạt chắc (%): đếm tổng số hạt chắc trên các bông điều tra trên Lấy giá trị trung bình của số hạt chắc/bông.

- Khối lượng 1000 hạt (gram): cân thóc ở độ ẩm 13%, đếm lấy 200 hạt/mẫu, lặp lại 5 lần, sau đó suy ra khối lượng 1000 hạt.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha).

NSLT = số bông/m 2 x số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc (%) x M 1000 hạt x 10 -4

- Năng suất thực thu (tạ/ha): thu hoạch riêng từng ô, tách thóc, phơi khô, quạt sạch đạt độ ẩm 13-14% sau đó cân riêng khối lượng từng ô, rồi quy ra tạ/ha.

- Năng suất sinh vật học: tính từ khối lượng chất khô không kể rễ của 5 khóm

(cây) lấy mẫu sấy khô rồi tính ra 1 ha.

Hệ số kinh tế: Năng suất sinh vật học

3.5.3.4 Mức độ nhiễm sâu bệnh:

Hàng kỳ theo dõi, thấy công thức nào xuất hiện sâu bệnh gây hại, ghi tên sâu, bệnh; theo dõi mức độ phát triển sâu, bệnh sau 3 ngày quan sát lại nếu thấy mức độ tăng lên đến ngưỡng phòng trừ thì tiến hành phun thuốc, ghi loại thuốc, nồng độ; thời gian sâu bệnh ngừng gây hại sau phun; chỉ tiêu nào đến điểm thì ghi điểm.

Mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất được đánh theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI.

Loại sâu, bệnh hại Điểm Tỷ lệ bị hại (%)

Sâu đục thân 1 1-10 cây bị hại

Sâu cuốn lá 1 1-10 cây bị hại

Rầy nâu 1 Bị hại rất nhẹ

3 Lá thứ nhất và lá thứ 2 bị biến vàng

5 Bị biến vàng và lùn rõ rệt khoảng 10-25% cây bị héo

7 Hơn nửa số cây bị héo hoặc chết, số còn lại bị lùn hoặc héo dần

9 Tất cả các cây bị chết Bệnh đạo ôn 1 Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử. vết bệnh.

3 Dạng hình vết bệnh như ở bậc 2, nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.

4 Vết bệnh dài 3 mm hoặc dài hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá

5 Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá

6 Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá

7 Vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá

8 Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá

9 Vết bệnh điển hình chiếm >75% diện tích lá Bệnh khô vằn 1 Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây

3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 5.0, MicrosoftExcel 2010.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Ảnh hưởng của mức phân bón và lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng của giống lúa bắc thơm 7

THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM 7

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn, thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, nhiệt độ, ánh sáng, chế độ canh tác, lượng phân bón và mật độ cấy Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa trải qua hai thời kỳ sinh trưởng chính là thời kì sinh trưởng dinh dưỡng và thời kì sinh trưởng sinh thực Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây lúa, có liên quan đến dự trữ dinh dưỡng và tạo tiền đề cho năng suất lúa về sau Thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định trực tiếp đến năng suất cá thể và năng suất cuối cùng của ruộng lúa vì nó quyết đến số hạt chắc trên bông, độ mẩy của hạt.

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo sạ tới thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng từ ngày gieo đến thu hoạch (ngày)

Phân Lượng KTĐN BĐ trỗ KT trỗ

BĐĐN- (10%) - (80%) – bón giống BĐĐN BĐ trỗ TGST

Ghi chú: BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh; KTĐN: Kết thức đẻ nhánh; BĐ trỗ: Bắt đầu trỗ; KT trỗ: Kết thúc trỗ; TG trỗ: Thời gian trỗ; TGST: Thời gian sinh trưởng.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất Ngoài ra thông qua thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thể điều khiển được thời điểm trỗ bông của cây lúa, tránh lúa trỗ vào những thời điểm điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống.

Từ kết quả trên bảng 4.1 cho thấy:

Thời gian từ khi gieo sạ đến khi bắt đầu đẻ nhánh các công thức đều có thời gian như nhau vì gieo cùng một thời điểm trên cùng một chân đất và cùng một lượng giống, chưa có sự tác động của yếu tố nào Tuy nhiên thời gian từ sau khi đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh, sau khi bón thúc phân lần 1 thì biểu hiện về thời gian sinh trưởng ở các công thức khác hẳn nhau, thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh tăng dần theo lượng phân bón từ 32 đến 35 ngày ở các công thức Ở công thức: mức bón P1 (400kgNPK/ha) có thời gian ngắn nhất (32 ngày), mức bón P3 (700kg NPK/ha) có thời gian dài nhất (35 ngày) Như vậy, khi tăng lượng phân bón đã làm kéo dài thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào thời vụ, giống và biện pháp kĩ thuật như chế độ nước, phân bón, mật độ Ở mức P3 (700kgNPK/ha) có thời gian này dài hơn so với các công thức có bón phân P2(550kg NPK/ha) và mức bón phân P1 (4000kg NPK/ ha) (bảng 4.1) có thể là do cây phải hút từ đất lượng dinh dưỡng nhiều hơn thì sẽ kéo dài thời gian này dài hơn.

Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ 10%: Giữa các công thức, thời gian này chênh nhau từ 0 - 2 ngày, ở mức P1(400kg NPK/ha) có thời gian này dài hơn so với các công thức bón phân P2 (550 kg NPK/ha), công thức P2 dài hơn P3

(700 kg/ha) (bảng 4.1) có thể là do cây phải hút từ đất một lượng dinh dưỡng cần thiết để bước vào thời kỳ làm đốt, làm đòng - trỗ bông, ở các công thức P2, P3 thí nghiệm được bổ sung một lượng dinh dưỡng từ bên ngoài nên thời gian này rút ngắn hơn so với mức P1.

Thời gian từ trỗ bắt đầu trỗ (10%) - kết thúc trỗ (80%) ở các công thức dao động từ 3 - 4 ngày Ở mức bón phân P3 (700kg NPK/ha), thời gian này kéo dài hơn là do ở mức bón này thì số dảnh/cây nhiều hơn nên cần thời gian đẻ nhánh kéo dài hơn so với công thức bón P1, P2 (400 kg NPK/ha; 550 kg

NPK/ha) (theo số liệu bảng 4.1).

Thời gian từ trỗ 80% đến chín hoàn toàn: ở mức P1 thì thời gian này ngắn nhất (26 ngày), khi giảm lượng phân bón từ mức P3(700kg NPK/ha) xuống P2

(550 kg NPK/ha) thì thời gian này cũng giảm (từ 29 ngày xuống 28 ngày) Kết thúc trỗ hạt lúa bắt đầu tích lũy chất dinh dưỡng, đây là thời kỳ quyết định trọng lượng hạt và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất lúa.

Như vậy, ở cùng một mức bón Đạm lượng giống gieo sạ khác nhau thì thời gian sinh trưởng ở các giai đoạn của giống lúa Bắc thơm 7 hầu như không ảnh hưởng Khi tăng liều lượng phân bón đã kéo dài thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm trên cả ba mức gieo sạ khác nhau Khi tăng liều lượng phân bón từ P1- P2 thì thời gian sinh trưởng tăng từ 114 lên 116 ngày, khi tăng lượng phân bón từ P2 - P3, thời gian sinh trưởng tăng từ 116 lên 119 ngày.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng của cây lúa, thể hiện đặc trưng, đặc tính của từng giống, liên quan đến khả năng quang hợp, khả năng chống đổ và khả năng chịu phân của cây Giống lúa thấp cây khả năng chống đổ tốt hơn, chịu phân hơn và tốc độ vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn so với giống cao cây Sự tăng trưởng chiều cao cây chính là sự tăng trưởng của thân lá từ khi cây lúa nảy mầm đến khi vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn Chiều cao cây là đặc tính nông sinh học do di truyền của từng giống quy định song nó vẫn chịu sự chi phối nhất định của điều kiện môi trường như đất đai, nhiệt độ, ánh sáng và các biện pháp kỹ thuật tác động như phân bón, chế độ nước trong ruộng.

Phân bón là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới chiều cao cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển Phân bón thúc đẩy quá trình phân chia tế bào, tăng trưởng về cả chiều cao và kích thước cây Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.2.

Kết quả trên bảng 4.2 cho thấy tất cả các công thức chiều cao cây tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và đạt cao nhất tại thời điểm chín (dao động từ 107,7– 116,8 cm), công thức P1M3 (400kg NPK/ha; 50 kg giống/ha) chiều cao cây đạt thấp nhất (107,7cm), công thức P3M1 700kg NPK/ha ; 20 kg giống/ha đạt chiều cao cây cao nhất (116,8 cm) Sự tác động của cả 2 nhân tố đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cuối cùng là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới động thái chiều cao cây Đơn vị tính: cm

Thời gian theo dõi (ngày sau sạ)

20 30 40 60 80 bón giống NSS NSS NSS 50NSS NSS 70NSS NSS CCCC

Ghi chú: NSS: Ngày sau sạ; CCCC – Chiều cao cuối cùng;các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Chiều cao cây tăng nhanh nhất ở giai đoạn 80 NSS đến chiều cao cuối cùng

(bảng 4.2) khi tăng lượng phân bón ở tất cả các mức là do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng đưa bông lúa trỗ thoát ra ngoài.

Như vậy: Trên cùng một nền gieo sạ thì chiều cao cây cuối cùng có xu hướng tăng khi lượng phân bón tăng dần (từ P1 lên P3) (400kg NPK lên 700kg NPK) ở mức sai khác có ý nghĩa Trên cùng một mức phân bón với lượng giống gieo sạ khác nhau thì chiều cao cây cuối cùng của giống Bắc thơm 7 biến động khá lớn với mức sai khác có ý nghĩa, điều này chứng mật độ gieo thưa hay dầy đều, hàm lượng phân bón nhiều hay ít đều ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây lúa, mật độ gieo thưa hơn hay, mức phân bón nhiều hơn thì cây lúa sẽ có chiều cao cây cao hơn Tuy nhiên sự tương tác giữa hai nhân tố lượng giống gieo và lượng phân bón đến chiều cao cây cuối cùng là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Ảnh hưởng của giống gieo và lượng phân bón tới động thái ra lá

Sự hình thành và phát triển lá là một quá trình sinh lý biểu thị sự sinh trưởng, phát triển của cây Lá là cơ quan quang hợp chính của cây, tạo chất khô tích lũy, liên quan trực tiếp tới năng suất Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của từng giống Tuy nhiên, tốc độ ra lá còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, bố trí thời vụ cấy và các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc khác.

Trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước phù hợp, nếu chúng ta cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ làm cho quần thể ruộng lúa có bộ lá phát triển thích hợp, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp thuận lợi, nâng cao năng suất sinh vật học, năng suất kinh tế và hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại Phân bón là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein, tạo chất diệp lục ở lá giúp cây quang hợp Phân bón giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh tạo sinh khối lớn để tích lũy vật chất.

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới tốc độ ra lá Đơn vị tính: lá/thân chính

Lượng Thời gian theo dõi (ngày sau sạ) giống 30 NSS 40 NSS 50NSS 60 NSS 70NSS 80 NSS

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo sạ đến số lá trên cây của giống Bắc thơm 7, kết quả trình bày qua bảng 4.3 cho thấy, số lá trên cây tăng lên qua các tuần theo dõi từ sau gieo khoảng 10 ngày đến 60 NSS và đặc biệt số lá/thân chính tăng mạnh nhất ở giai đoạn 50 NSS, điều này cho thấy do giai đoạn đầu cây lúa sinh trưởng thân lá mạnh để tích lũy vật chất hữu cơ. Ở thời điểm 80 NSS, xét trên cùng 1 mức phân bón thì số lá/thân chính ở ba mật độ M1, M2 và M3, công thức gieo thưa M1(gieo 20kg giống/ha) có số lá cao nhất sau giảm dầnM2 (35kg giống/ha) ở mức sai khác có ý nghĩa, nhưng khi tăng lượng giống từ M2 (50 kg/ha) đến M3 (50kg giống/ha) thì số lá giảm dần ở mức sai khác không có ý nghĩa Khi tăng lượng phân bón từ P1 - P3 (từ 400kg NPK/ha - 700kg NPK/ha) thì số lá/thân chính tăng từ 11,9 - 12,8 lá/thân chính (trên nền M1: gieo 25 kg giống/ha), tăng từ 10,9 - 12,2 lá/thân chính (trên nền M2:gieo 35 kg giống/ha), tăng từ 10,7 - 11,9 lá/thân chính (trên nền M3: gieo 50 kg giống/ha) ở mức sai khác không có ý nghĩa Đồng thời sự tác động của cả hai nhân tố đến tốc độ ra lá của giống lúa Bắc thơm 7 cũng là ở mức sai khác không có ý nghĩa do số lá là đặc thù của một giống song kèm với điều kiện thời tiết vụ xuân 2018 khá thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nên tốc độ ra lá ở các công thức khá đồng đều.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón tới động thái đẻ nhánh

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, nhánh được hình thành từ các mầm nách ở các đốt thân gần gốc Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành bông và năng suất sau này. Song khả năng đẻ nhánh của cây lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, thời vụ, điều kiện dinh dưỡng, đất đai, mật độ cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác Tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hay thấp ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng Xác định thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu giúp chúng ta có biện pháp chăm sóc phù hợp nhằm điều khiển ruộng lúa đẻ nhánh theo mong muốn, hạn chế nhánh đẻ vô hiệu, tập chung dinh dưỡng cho các nhánh hữu hiệu.

Số nhánh trung bình/m 2 của các công thức tăng dần qua các giai đoạn ở mức phân bón khác nhau trên cả 3 nền mật độ gieo khác nhau.

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới đông thái đẻ nhánh của cây (khóm) Đơn vị tính: Nhánh/cây (khóm)

Lượng Thời gian theo dõi (ngày sau sạ)

20 NSS 40 NSS 60 NSS 80 NSS NHH

M3 1,5 3,2 4,8 2,2 2,2 Ở giai đoạn đầu (20NSS) thì công thức M1 gieo lượng giống ít nhất

(20kg/ha) sẽ có số nhánh cao nhất (1,8 số nhánh/m 2 , công thức M3 gieo lượng giống nhiều nhất (50Kg/ha) sẽ có số dảnh thấp nhất (1,5 số nhánh/m 2 ) Đặc biệt số nhánh/m 2 chênh lệch nhau ở ngay giai đoạn đầu (20NSS) cho thấy: công thức gieo lượng giống nhiều hơn thì mật độ cây/m 2 cũng nhiều hơn nên số nhánh/m 2 cũng nhiều ở tất cả các giai đoạn Khi tăng lượng phân bón sau lần bón thúc 1 thì giống lúa Bắc thơm 7 đã hấp thụ lượng phân bón nên số nhánh tăng dần theo từng công thức khi tăng lượng phân bón từ P1 – P3 Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Quách Ngọc Ân và Lê Hồng Nhu (1995) Mặt khác, sau cấy thời tiết nắng ấm tạo điều kiện thuận lợi cho giống lúa thí nghiệm sinh trưởng, phát triển Khả năng đẻ nhánh tăng dần bắt đầu từ 20 NSS và đạt tối đa vào 60NSS, sau đó giảm

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới động thái đẻ nhánh trên đơn vị diện tích (m 2 ) Đơn vị tính: Nhánh/m 2

20 NSS 40 NSS 60 NSS 80 NSS NHH

Ghi chú: NSS: Ngày sau sạ, NHH – Nhánh hữu hiệu Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa. Ở thời điểm 60 NSS số số nhánh/m 2 ở các công thức đều đạt mức tối đa, trong đó mức phân bón P3 (700kg NPK/ha) số nhánh/m 2 đạt cao nhất (dao động từ 655,2 -969,6 số nhánh/m 2 ), còn ở mức P1 (400 kgNPK/ha) thì số nhánh/m 2 đạt thấp nhất (dao động từ 555,1-

808,0 số nhánh/m 2 ) Cùng một nền mật độ gieo thì số số nhánh/m 2 cũng tăng dần khi tăng lượng phân bón từ P1 (400kg NPK/ha) lên P3 (700kg NPK/ha) và ngược lại cùng một lượng phân bón thì gieo mật độ khác nhau thì số nhánh/m 2 cùng khác nhau ở mức có ý nghĩa.

Số nhánh hữu hiệu ở các công thức tăng dần khi tăng mật độ gieo cũng như tăng lượng phân bón, cụ thể: ở cùng mức phân bón khi tăng lượng giống gieo từ M1 (20 kg /ha) lên M3 (50 kg/ha) thì số dảnh hữu hiệu tăng ở mức có ý nghĩa,trên cùng lượng giống gieo khi tăng lượng phân bón từ P1 (400 kg NPK/ha) lên P2 (550 kg NPK/ha) thì số nhánh hữu hiệu tăng ở mức có ý nghĩa, nhưng khi tăng lượng phân bón P2 (550 kg NPK/ha) lên P3 (700 kg NPK/ha) thì số nhánh hữu hiệu tăng ở mức có ý nghĩa Điều này lý giải vì khi bón lượng phân nhiều cây lúa sẽ đẻ nhánh lai rai làm xuất hiện nhiều nhánh vô hiệu, khi đó số nhánh hữu hiệu sẽ giảm.

Tại thời kỳ 60 NSS và thời kỳ thu hoạch, số nhánh/m 2 sự tác động của hai nhân tố phân bón và mật độ gieo cho số nhánh/m 2 ở các công thức khác nhau ở mức có ý nghĩa Lượng phân bón tăng, lượng giống gieo dầy hơn làm tăng số nhánh ở tất cả các giai đoạn. Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt với sự hình thành bông hữu hiệu và năng suất sau này Khi tăng lượng giống gieo sạ thì số nhánh vô hiệu lại tăng lên nhiều đặc biệt là ở công thức P1M3, P2M3, P3M3, trong đó tỷ lệ nhánh hữu hiệu giảm dần từ công thức P1M3 (45,8%) xuống P3M3 (48,6%) Đặc tính của giống lúa Bắc Thơm 7 có tỷ lên dảnh hữu hiệu cao, tuy nhiên khi gieo sạ tỷ lệ nhánh hữu hiệu giảm hơn so với lúa cấy do gieo sạ tỷ lệ cây/m 2 nhiều hơn so với lúa cấy, tỷ lệ nhánh hữu hiệu biến động trong khoảng 45,8-50,8%, cao nhất ở công thức bón phân ở mức P1 trên cả 3 nền M1, M2, M3 Điều này chứng tỏ khi cây lúa ít dinh dưỡng hơn sẽ đẻ nhánh kém hơn, những nhánh đẻ sớm là những nhánh hữu hiệu cho bông sau này, đồng thời nhánh vô hiệu ít nên tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn so với các công thứ bón nhiều phân hơn.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá (lai) của giống lúa bắc thơm 7

Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý để đánh giá khả năng phát triển bộ lá trong quần thể, có mối quan hệ khăng khít với từng nhánh lúa Chỉ số diện tích lá thể hiện khả năng quang hợp thuần của quần thể ruộng lúa Trong phạm vi nhất định sẽ có mối quan hệ thuận giữa chỉ số diện tích lá với năng suất.

Chỉ số diện tích lá thay đổi tùy theo từng giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác như lượng phân bón, mật độ, điều kiện khí hậu, ánh sáng, chế độ nước tưới… nhưng hơn cả là yếu tố phân bón và mật độ cấy chi phối mạnh mẽ đến chỉ số diện tích lá Do đó cần đều chỉnh hợp lý các yếu tố đó để diện tích lá đạt tối ưu ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa tạo điều kiện tốt cho quá trình quang hợp tối đa tạo chất hưu cơ nuôi cây và vận chuyển vào hạt sau này.

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) Đơn vị tính: m 2 lá/m 2 đất

Phân bón Lượng Chỉ số diện tích lá (LAI) giống Đẻ nhánh rộ Trước trỗ 10 ngày Trỗ Chín sáp

P2M3 0 Đẻ nhánh Trước Trỗ Chín sáp P3M1 rộ trỗ 10 P3M2 ngày P3M3 diện tích lá (LAI)

Qua bảng kết quả về diện tích lá 4.6 cho thấy: Chỉ số diện tích lá tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và đạt cao nhất ở giai đoạn trước trỗ 10 ngày sau đó giảm dần đến giai đoạn chín sáp ở tất cả các công thức Nguyên nhân giảm là do trong thời kỳ này, cây tập trung dinh dưỡng để nuôi các cơ quan sinh sản, các lá phía dưới già, bị lụi dần, một số lá bị chết do sâu bệnh trong khi không được bù thêm vì khi đó cây lúa đã đạt số lá tối đa Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng: Trên đồng ruộng chỉ số diện tích lá tăng dần theo quá trình sinh trưởng của cây và thường đạt cao nhất vào thời kỳ trước trỗ và sau đó giảm dần (Đào Thế Tuấn, 1980; Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997) Ở các giai đoạn đẻ nhánh, trước trỗ 10 ngày, trỗ và chín sáp, ở các công thức khác nhau cho LAI không khác nhau ở mức ý nghĩa nhưng từng yếu tố phân bón hoặc mật độ gieo tác động cho LAI ở mức khác nhau có ý nghĩa Cụ thể khi tăng lượng phân bón từ P1 lên P2, P3 với lượng giống gieo như nhau thì chỉ số diện tích lá tăng dần theo lượng phân bón và ngược lại trên cùng một nền phân bón mật độ gieo càng tăng thì LAI càng tăng.

Giai đoạn đẻ nhánh rộ, thời kì này lúa tập trung vào đẻ nhánh, số nhánh đẻ nhiều nên số lá trên cây chưa đạt đến mức tối đa của giống nên chỉ số diện tích lá

LAI thấp, chỉ số diện tích lá dao động từ 1,69 - 3,55 m 2 lá/m 2 đất, công thức đạt chỉ số LAI thấp nhất ở công thức P1M1(400kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha).

Giai đoạn trước trỗ 10 ngày, chỉ số lá diện tích lá LAI cao nhất trong các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống Bắc thơm 7 dao động từ 3,03 - 5,05 m 2 lá/m 2 đất và chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở công thức P3M3 với mức phân bón

700 kg NPK/ha và 50 kg giống/ha (LAI = 5,05 m 2 lá/m 2 đất).

Tại giai đoạn trỗ, công thức P1M1 (400kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha) chỉ số diện tích lá LAI đạt thấp nhất 2,37 m 2 lá/m 2 đất và P3M3 (700kg NPK/ha và gieo 50 kg giống/ha) đạt LAI cao nhất (4,75 m 2 lá/m 2 đất).

Từ giai đoạn trước trỗ 10 ngày đến chín sáp, chỉ số diện tích lá giảm ít nhất ở mức công thức P3M1 (2,85 - 2,61 m 2 lá/m 2 đất) chứng tỏ ở mức phân bón P3 (700kg NPK/ha) và lượng giống gieo sạ M1 (20kg/ha) duy trì bộ lá sau trỗ tốt nhất, do đó làm tăng khả năng quang hợp sau trỗ dẫn đến tăng năng suất Đến giai đoạn chín sáp, chỉ số diện tích lá giảm do các lá phía dưới già đi và chết, nhánh vô hiệu lụi đi.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa bắc thơm 7

Lượng chất khô mà cây xanh tích lũy được từ hai con đường quang hợp và hút dinh dưỡng từ đất, trong đó có tới 80 - 90 % chất khô cây xanh tích lũy được tạo trong quá trình quang hợp của cây còn lại là kết quả của quá trình trao đổi chất diễn ra trong đời sống cây trồng Khả năng tích lũy chất khô là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng, qua chỉ tiêu này chúng ta có thể đánh giá được tiềm năng năng suất của cây trồng Lượng chất khô được tích lũy diễn ra triệt để.

Tích lũy chất khô là biểu hiện của khả năng sinh trưởng, phát triển tạo ra năng suất sinh vật học, làm cơ sở tạo năng suất thu hoạch sau này của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng Lượng chất khô tích luỹ càng nhiều chứng tỏ hoạt động sống của cây diễn ra càng thuận lợi Cây trồng tích luỹ chất khô từ hai con đường: quang hợp và hút chất dinh dưỡng từ đất, trong đó 80- 90% chất khô được tạo thành do quá trình quang hợp (Yoshida, 1981) Ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, một phần chất khô được tích luỹ trong thân lá, còn lại được sử dụng cho các hoạt động sinh lý diễn ra trong cây Ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực, chất khô chủ yếu tích luỹ về hạt tạo năng suất, một phần nhỏ được sử dụng để duy trì cơ quan sinh trưởng.

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô Đơn vị tính: g/m 2 đất

Lượng Khả năng tích lũy chất khô giống Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy: Ở tất cả các công thức khối lượng chất khô tích lũy đều tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt lớn nhất vào giai đoạn chín sáp Khối lượng chất khô được tích luỹ ở tất cả các công thức khác nhau, tăng dần khi tăng lượng phân bón và mật độ gieo ở mức sai khác có ý nghĩa Xét trên cùng một mức phân bón, lượng giống gieo sạ M2 (35 kg/ha), M3 (50kg/ha) luôn cho khối lượng tích lũy chất khô cao hơn M1(20kg/ha) ở độ tin cậy 95%, vì công thức M2, M3 mật độ gieo dầy hơn, số cây/m 2 nhiều hơn, nên khối lượng chất khô cao hơn so với M1 Đây chính là một trong những cơ sở giải thích cho năng suất của M2, M3 luôn cao hơn M1.Trên nền mật độ gieo như nhau, khối lượng chất khô tích lũy tăng dần theo các mức phân bón ở tất cả các công thức và tăng ở mức có ý nghĩa ở các giai đoạn.

0 Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp

Hình 4.2 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ cây lúa còn non nên lượng chất khô tích luỹ được chưa nhiều Mặt khác, trong thời kỳ này, dinh dưỡng trong cây tập trung chủ yếu vào quá trình tổng hợp và kích thích mầm nhánh phát triển nên khối lượng chất khô tích luỹ vào thân lá thấp Thời kỳ trước trỗ 10 ngày, quá trình tích luỹ chất khô diễn ra mạnh mẽ hơn thời kỳ trước do cây lúa đã phát triển hoàn thiện cả về chiều cao, số nhánh và diện tích lá, chất khô trong thân lá được tích luỹ đầy đủ để chuẩn bị cho sự vận chuyển từ thân lá về hạt Tại thời kỳ đẻ nhánh rộ và giai đoạn trước trỗ 10 ngày, khối lượng chất khô tích lũy tăng dần từ P1M1 (400 kg

NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha) đạt 85,8 g/m 2 đất và 403,4 g/m 2 đất đến công thức đạt khối lượng chất khô tích lũy cao nhất P3M3(700 kg NPK/ha và gieo 50 kg giống/ha) 222,6 g/m 2 đất và g/m 2 đất, tuy nhiên sự tương tác của hai nhân tố phân bón và giống cho thấy khối lượng chất khô tích lũy được ở các công thức ở 2 thời kỳ này khác nhau không có ý nghĩa Nhưng khi tăng lượng phân bón từ P2 - P3, khối lượng chất khô tích lũy không tăng ở mức có ý nghĩa.

Thời kỳ chín sáp, lượng chất khô trong giai đoạn này tăng mạnh do khả năng quang hợp của bộ lá đồng thời giai đoạn này nhiệt độ và cường độ ánh sáng thuận lợi cho cây lúa quang hợp tích lũy chất khô vào hạt Ở thời kỳ này chất dinh dưỡng trong hạt chuyển thành dạng sáp đặc và lượng chất khô tích lũy là cao nhất trong ba thời kỳ theo dõi Khối lượng chất khô tích luỹ biến động trong khoảng

600,0 g/m 2 đất (công thức P1M1) đến 1129,3 g/m 2 đất (công thức P3M3) Sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

4.7 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO VÀ LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN TỐC ĐỘ TÍCH LŨY CHẤT KHÔ (CGR) CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7

Qua bảng số liệu 4.8 về tốc độ tích lũy chất khô (CGR) của giống lúa Bắc thơm số 7 cho thấy:

Giai đoạn: Đẻ nhánh rộ - Trước Trỗ: Tốc độ tích lũy chất khô luôn thấp nhất ở công thức P1M1 (với mức phân bón 400 kg NPK/ha và lượng giống gieo 20kg/ha) đạt 10,2 g/m 2 đất/ ngày đêm, cao nhất ở công thức P3M3 (với mức phân bón 700kg NPK/ha và lượng giống gieo sạ 50kg/ha) đạt 14,2 g/m 2 đất/ ngày đêm. Trên cùng lượng phân bón thì mật độ gieo khác nhau tốc độ tích lũy chất khô cũng khác nhau ở mức có ý nghĩa, đạt cao nhất ở công thức P3M3 (700kg NPK/ha và gieo 50kg giống/ha), thấp nhất ở công thức P1M1(700kg NPK/ha và gieo 50kg giống/ha).

Giai đoạn Trước trỗ - Chín sáp: Tốc độ tích lũy chất khô luôn thấp nhất ở công thức P1M1 (với mức phân bón 400 kg NPK/ha và lượng giống gieo

20kg/ha) đạt 8,5 g/m 2 đất/ ngày đêm, cao nhất ở công thức P3M3 (với mức phân bón 700kg NPK/ha và lượng giống gieo sạ 50kg/ha) đạt 19,0 g/m 2 đất/ ngày đêm. Ở cùng một lượng giống gieo với lượng phân bón khác nhau khối lượng chất khô tích lũy cũng tăng dần ở độ tin cậy 95% Ở cùng mức phân bón xét trên cả 3 lượng giống gieo khác nhau tốc độ tích lũy chất khô tăng dần theo lượng giống ở mức sai khác có ý nghĩa Điều này là do khi lượng phân bón ít, diệp lục trong lá ít, bộ lá vàng, khả năng quang hợp sau trỗ kém, lá già bị lụi dần Nhưng khi tăng lượng phân bón nên bộ lá duy trì được xanh đến cuối vụ, khả năng quang hợp thời kỳ sau trỗ tốt hơn làm tăng quá trình tích lũy và vận chuyển các hydratcacbon về hạt và có số bông, số hạt nhiều nên chất khô tăng lên Như vậy, có nghĩa là phân bón có vai trò làm tăng tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa Bắc Thơm 7 ở giai đoạn từ trước trỗ 10 ngày - chín sáp Tốc độ tích lũy chất khô tăng tỷ lệ thuận với lượng phân bón vì tăng lượng phân bón làm tăng mạnh số nhánh và chiều cao của lúa thí nghiệm (theo số liệu bảng 4.2, 4.4).

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến tốc độ tích lũy chất khô (CGR) của giống lúa Bắc thơm số 7. Đơn vị: g/m đất/ ngày đêm

Lượng Tốc độ tích lũy chất khô

Phân bón Trước trỗ - giống Đẻ nhánh - Trước trỗ

Xét ảnh hưởng tác động của hai nhân tố giống và phân bón: Giai đoạn đẻ nhánh rộ - Trước trỗ trên nền giống gieo sạ M1, M2, M3 khi tăng lượng phân bón từ P1-P3 thì tốc độ tích lũy chất khô tăng ở mức không có ý nghĩa (10,2 - 10,7 g/m 2 đất/ngày đêm; 12,2-13,8 g/m 2 đất/ngày đêm; 13,7-14,2 g/m 2 đất/ngày đêm).

4.8 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO VÀ LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN HỆ THỐNG RỄ CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM 7

Rễ lúa là một trong những bộ phân đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, và cũng là một trong những bộ phận để nhận biết một số các loại bệnh trên cây lúa Rễ lúa phát triển từ phôi gọi là rễ nguyên thủy (hay còn gọi là rễ mộng hay rễ mầm) chỉ có 1 chiếc duy nhất Rễ mộng có tác dụng hút nước trong thời gian đầu để cung cấp cho mầm phát triển, sau một thời gian ngắn (khoảng một tháng) sẽ chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ (còn gọi là rễ bất định, rễ chân kiềng) - là bộ rễ hút chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau này Giai đoạn đầu, bộ rễ này được phát triển từ những đốt ở dưới thấp (dưới mặt đất) và bộ rễ được chia thành 2 lớp: lớp rễ mặt ở phía trên và lớp rễ thường ở sâu hơn Ở những giai đoạn phát triển về sau của cây lúa, những đốt ở phía trên cũng bắt đầu sinh rễ và phát triển theo chiều ngang tạo thành lớp rễ trên bề mặt Những mắt đầu chỉ ra được trên dưới 5 rễ, nhưng những mắt sau có thể đạt 5-20 rễ và tập hợp các hớp rễ tạo thành bộ rễ chùm Bộ rễ lúa có thể đạt tới 500-800 cái và tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đạt tới 168m Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20cm là chính, trong đó phần lớn ở tầng mặt 0-10cm Ở lớp đất sâu trên 20cm cũng có rễ phân bố nhưng không đáng kể Những rễ già hoặc những phần già của rễ có màu nâu, còn những rễ mới hoặc những phần non của rễ có màu trắng (Bùi Huy Đáp, 1980).

Sự phát triển của bộ rễ được chia làm 2 thời kỳ chính: Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: bộ rễ phát triển theo chiều nằm ngang và thời kỳ trỗ bông: bộ rễ lúa phát triển theo chiều sâu Ở lúa gieo thẳng, lúa sạ: do mật độ cây tương đối cao, phân bố rải rác và gieo nông nên bộ rễ lúa ăn rộng hơn và nông hơn so với lúa cấy Bộ rễ thường phát triển mạnh ở lớp đất mặt, phân nhánh nhiều do lớp đất mặt có chứa lượng không khí lớn hơn so với tầng đất sâu Sự phát triển của bộ rễ phụ thuộc vào các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, làm cỏ

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến chiều dài rễ

Phân bón Lượng giống Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp

Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy: Ở thời kì trước trỗ do bộ rễ lúa ăn sâu nên bộ rễ có chiều dài lớn nhất so với thời kì đẻ nhánh và chín sáp Ở cùng một mức phân bón, mật độ gieo khác nhau cho chiều dài rễ khác nhau, cụ thể ở công thức gieo M1 (20kg giồng/ha) rễ có chiều dài hơn so với công thức gieo M2, M3 (35 kg giống/ha, 50 kg giống/ha) Như vậy khi gieo mật độ thưa hơn bộ rễ có cơ hội phát triển và dài hơn so mật độ gieo dầy hơn Ở cùng một mật độ gieo thì công thức nào bón phân nhiều hơn rễ dài hơn so với công thức bón ít phân, ở các công thức trên công thức bón phânP3 (770 kg NPK/ha) cho rễ dài hơn so với công thức P1, P2 (550 kg NPK/ha; 700kg NPK/ha).Điều này chứng tỏ khi cung cấp một lượng dinh dưỡng bộ rễ có xu hướng ăn sâu để hút dinh dương nuôi cây Ở tất cả các giai đoạn, công thức P3M1 (700 kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha) rễ luôn có chiều dài lớn nhất (14,5 cm; 16,7 cm; 11,5 cm), công thức P1M3 (700 kgNPK/ha và gieo 20 kg giống/ha) rễ luôn có chiều dài ngắn nhất (9,5 cm; 13,3 cm; 7,9 cm), điều này chứng tỏ nếu ta bón nhiều phân và gieo mật độ dày làm cho bộ rễ lúa không những là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại mà còn làm cho bộ rễ lúa kém phát triển, làm cho khả năng chống đổ của cây lúa cũng giảm.

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến khối lượng rễ

Phân Lượng KL tươi KL khô bón giống Đẻ

Trước Chín nhánh nhánh trỗ sáp trỗ sáp rộ rộ

Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy: ở các giai đoạn khối lượng rễ tươi và rễ khô cao nhất ở công thức P3M1 (bón 700kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha), công thức có khối lượng rễ thấp nhất là công thức P1M3 (bón 400kg NPK/ha và gieo 50 kg giốn/ha), điều này chứng tỏ khi gieo mật độ càng dầy, bón lượng phân càng ít thì bộ rễ kém phát triển, làm cho khả năng chống đổ của cây lúa giảm đi, đồng thời khả năng hút chất dinh dưỡng của cây lúa kém nên năng suất thấp hơn so với các công thức khác Khối lượng tươi và khô của khóm lúa ở tất cả các công thức đạt cao nhất ở thời kỳ chín sáp Trên cùng một lượng phân bón công thức M1 (gieo 20 kg giống/ha) cho khối lượng rễ lớn nhất, công thức M3 (gieo 50 kg giống/ha) cho khối lượng rễ nhỏ nhất ở các giai đoạn.Trên cùng nền mật độ gieo như nhau thì công thức P3 (bón 700kg NPK/ha) cho khối lượng rễ cao nhất ở các giai đoạn, công thức bón P1 (400kg NPK/ha) cho khối lượng rễ thấp nhất.

4.9 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ LƯỢNG GIỐNG GIEO

VÀ ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH HẠI CỦA GIỐNG BẮC

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp làm giảm năng suất và phẩm chất lúa gạo Tính chống chịu sâu bệnh của các giống là do đặc tính sinh lý, sinh hoá và hình thái cấu trúc của cây quy định Trong kỹ thuật thâm canh lúa phải nắm rõ quy luật phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh hại chính, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và có những biện pháp xử lý kịp thời tránh để lây lan trên diện rộng Đồng thời phòng, trừ sâu bệnh phải theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp.

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo và đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Các loại sâu bệnh hại chính

Khô Sâu Đục bón giống Đạo ôn Bạc lá Rầy vằn cuốn lá thân

* Về sâu hại: Ở vụ xuân 2018 giống lúa Bắc thơm 7 bị 3 loại sâu hại chính là: Sâu cuốn lá nhỏ, Rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm.

Ngày đăng: 23/11/2023, 09:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm (Trang 16)
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2016 (Trang 17)
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa nước tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2016 - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa nước tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2016 (Trang 20)
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất lúa của Nam Định trong những năm gần đây - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất lúa của Nam Định trong những năm gần đây (Trang 37)
Bảng 2.7. Cơ cấu lúa của tỉnh Nam Định trong những năm gần đây - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 2.7. Cơ cấu lúa của tỉnh Nam Định trong những năm gần đây (Trang 38)
Bảng 2.8. Cơ cấu giống lúa Bắc thơm 7 của huyện Nam Trực trong những năm gần đây - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 2.8. Cơ cấu giống lúa Bắc thơm 7 của huyện Nam Trực trong những năm gần đây (Trang 40)
Bảng 2.9. Diện tích, năng suất lúa của Nam Trực trong những năm gần đây - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 2.9. Diện tích, năng suất lúa của Nam Trực trong những năm gần đây (Trang 41)
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo sạ tới thời gian sinh trưởng - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo sạ tới thời gian sinh trưởng (Trang 51)
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới động thái chiều cao cây - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới động thái chiều cao cây (Trang 54)
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới tốc độ ra lá - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới tốc độ ra lá (Trang 55)
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới đông thái đẻ nhánh của cây (khóm) - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới đông thái đẻ nhánh của cây (khóm) (Trang 58)
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới động thái đẻ nhánh trên đơn vị diện tích (m 2 ) - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới động thái đẻ nhánh trên đơn vị diện tích (m 2 ) (Trang 60)
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) (Trang 62)
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô (Trang 65)
Hình 4.2 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Hình 4.2 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô (Trang 66)
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến tốc độ tích lũy chất khô (CGR) của giống lúa Bắc thơm số 7. - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến tốc độ tích lũy chất khô (CGR) của giống lúa Bắc thơm số 7 (Trang 68)
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến chiều dài rễ Chiều dài rễ (cm) Phân bón Lượng giống - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến chiều dài rễ Chiều dài rễ (cm) Phân bón Lượng giống (Trang 71)
Bảng 4.10 . Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến khối lượng rễ - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến khối lượng rễ (Trang 72)
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo và đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo và đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại (Trang 74)
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (Trang 78)
Hình 4.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng suất giống lúa Bắc thơm 7 - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Hình 4.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng suất giống lúa Bắc thơm 7 (Trang 80)
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống lúa Bắc thơm - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống lúa Bắc thơm (Trang 83)
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế của giống lúa Bắc thơm 7 - (Luận văn thạc sĩ) xác định lượng phân bón npk sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực   nam định
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế của giống lúa Bắc thơm 7 (Trang 85)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w