1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đào tạo nguồn nhân lực Đáp Ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong quá trình công nghiệp hoá, hiện Đại hoá Ở việt nam

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Đáp Ứng Yêu Cầu Của Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4 Trong Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Ở Việt Nam
Tác giả Trần Minh Nhật, Lê Xuân Sơn, Nguyễn Hoàng Thọ, Bủi Đăng Tiến, Nguyễn Thái Minh Trí
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Trung Hiếu
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

0.4 Mục tiêu của đề tàiMột là : làm rõ lý luận cách mạng công nghiệp lần thứ tư , công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở Việt Nam hiệnnay Hai là : phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

——————– * ———————

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

HỌC KỲ: HK223

CHỦ ĐỀ 3:

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở

VIỆT NAM

GV hướng dẫn: NGUYỄN TRUNG HIẾU

Nhóm sinh viên thực hiện: DT01 - Nhóm 5

TP.HỒ CHÍ MINH, 7/2023

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

STT Mã số SV Họ và tên Nhiệm vụ được

phân công

% Điểm BTL

Điểm BTL Ký tên

3 2114910 Nguyễn Hoàng Thọ Chương 2: 2.2 100%

4 2114981 Bùi Đăng Tiến Chương 2: 2.1 100%

5 2248072 Nguyễn Thái Minh

Họ và tên nhóm trưởng:Nguyễn Thái Minh Trí

Số ĐT: 0972525737 Email:tri.nguyen12501@hcmut.edu.vn

Nhận xét của GV:

GIẢNG VIÊN

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu

NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Trang 3

RUBRICS ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN

*** SP1033_HK211 ***

TÊN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

TÊN GIẢNG VIÊN: TH.S NGUYỄN TRUNG HIẾU LỚP: DT01; NHÓM 5

A Phần 1: Đánh giá thực hiện BTL của nhóm

đã được hướng dẫn

(1) Trình bày tương đối đúng, còn một vài sai sót nhỏ những quy định về văn bản khoa học

đã được hướng dẫn

(1) Trình bày đúng nhưng vẫn còn nhiều lỗi quy định về văn bản khoa học đã được hướng dẫn

(1) Trình bày chưa đúng quy định về văn bản khoa học đã được hướng dẫn

(2) Cấu trúc các phần cân đối

(2) Cấu trúc các phần khá cân đối, còn một phần chưa cân đối

(2) Cấu trúc các phần tương đối cân đối, còn vài phần chưa cân đối

(2) Cấu trúc các phần chưa cân đối

(3) Nêu nội dung khá đầy đủ,

rõ ràng theo yêu cầu;

(3) Nội dung còn thiếu theo yêu cầu;

(3) Thiếu trên 50% nội dung kiến thức theo yêu cầu;

(4) Các luận cứ đưa ra đầy

đủ, rõ ràng, cần thiết;

(4) Các luận cứ đưa ra đầy đủ,

rõ ràng, cần thiết, chỉ mắc một vài lỗi;

(4) Có đưa ra những luận cứ nhưng còn thiếu nhiều luận cứ cần thiết;

(4) Thiếu hoàn toàn những luận

cứ khi trình bày, phân tích;

(5) Phân tích và đánh giá đúng đắn thực trạng;

(5) Phân tích và đánh giá đúng thực trạng, còn một số điểm chưa phù hợp;

(5) Phân tích và đánh giá thực trạng khá đầy đủ khía cạnh, còn nhiều điểm chưa phù hợp;

(5) Không phân tích được thực trạng;

Trang 4

(6) Lập luận rất vững chắc những thuận lợi và khó khăn hoặc những cơ hội và thách thức;

(6) Lập luận chặt chẽ, còn một

số ít sai sót về những thuận lợi

và khó khăn hoặc những cơ hội

và thách thức;

(6) Lập luận khá về những thuận lợi và khó khăn hoặc những cơ hội và thách thức, nhưng còn một số sai sót quan trọng về tư duy;

(6) Không có lập luận khi phân tích những thuận lợi và khó khăn hoặc những cơ hội và thách thức;

(7) Đưa ra những giải pháp đúng trọng tâm, thuyết phục, khoa học

(7) Đưa ra những giải pháp đúng trọng tâm, nhưng còn một vài điểm chưa thuyết phục và khoa học

(7) Đưa ra những giải pháp nhưng còn một vài điểm chưa đúng trọng tâm,chưa thuyết thuyết phục và khoa học

(7) Không hề đưa ra được những giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

(10) Có phối hợp trong nhóm nhưng có vài chỗ chưa hỗ trợ nhau trong thực hiện BTL

(10) Ít phối hợp trong nhóm khi thực hiện BTL

(10) Không có sự phối hợp trong nhóm khi thực hiện BTL

(11) Nhóm phối hợp tốt, thực hiện sự chia sẻ, thống nhất và hỗ trợ nhau trong việc giải quyết vấn đề của BTL

(11) Nhóm có phối hợp nhưng còn vài chỗ chưa chia sẻ, hỗ trợ nhau trong giải quyết vấn

đề của BTL

(11) Ít có thực hiện sự chia sẻ, thống nhất và hỗ trợ nhau trong việc giải quyết vấn đề của BTL

(11) Không có sự chia sẻ, thống nhất và hỗ trợ nhau trong việc giải quyết vấn đề của BTL

* NHẬN XÉT ĐỂ CẢI TIẾN CHO NHÓM

- Về Kiến thức:

- Về Kỹ năng:

- Về Thái độ:

- Vấn đề khác:

Trang 5

B Phần 2: Đánh giá cá nhân làm việc nhóm trong quá trình thực hiện BTL

(Nhóm tự họp thảo luận đánh giá lẫn nhau Điểm của mỗi thành viên được qui đổi theo tỷ lệ % đóng góp của thành viên đó từ điểm của nhóm)

1 Qui định tham gia họp nhóm: tối đa 40%

- Tham gia đầy đủ: 40% - Vắng họp 1 lần: 30% - Vắng họp 2 lần: 20% - Vắng họp trên 2 lần: 0%

2 Qui định nộp sản phẩm được giao: tối đa 40%

- Nộp sản phẩm đúng hạn: 40% - Nộp sản phẩm trễ hạn 1 ngày: 30%

- Nộp sản phẩm trễ hạn 2 ngày: 20% - Nộp sản phẩm trễ hạn trên 2 ngày: 0%

3 Qui định tham gia giải quyết vấn đề, đóng góp ý kiến cải tiến: tối đa 20%

- Đóng góp đạt hiệu quả: 20% - Có quan tâm đóng góp: 10% - Không quan tâm: 0%

STT Điểm đánh giá (C.L.O) Điểm do nhóm tự đánh giá Điểm do giáo viên đánh giá GHI CHÚ

nhóm đánh giá Điểm do nhóm đánh giá Chữ ký

Trang 6

2114910 Nguyễn Hoàng Thọ 100% 9

Trang 7

Mục lục

Mở đầu 3

0.1 Lý do chọn đề tài 3

0.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

0.3 Phương pháp nghiên cứu 3

0.4 Mục tiêu của đề tài 4

0.5 Kết cấu của đề tài 4

1 Lý luận về Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá của Việt Nam 6 1.1 Cách mạng công nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Các cuộc cách mạng công nghiệp 6

1.2 Công nghiệp hoá 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Các mô hình công nghiệp hoá 8

1.3 Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá của Việt Nam 9

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm CNH, HĐH 9

1.3.2 Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH 9

1.3.3 Nội dung của CNH, HĐH ở Việt Nam 10

1.3.4 CNH, HĐH ở Việt Nam trong cuộc CMCN lần thứ ba 11

1.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) 11

2 Đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 13 2.1 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam 13

2.1.1 Những thành tựu nổi bật và nguyên nhân của thành tựu: 13

2.1.2 Những hạn chế tồn tại trong việc đào tạo nguồn nhân lực của Việt nam và nguyên nhân của hạn chế: 17

2.2 Những thuận lợi và khó khăn đối với nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay 21

2.2.1 Những thuận lợi: 21

2.2.2 Những khó khăn 22

2.3 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam trong thời gian tới 24

2.3.1 Giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước 24

Trang 8

2.3.2 Giải pháp đối từ phía các cơ sở đào tạo 25

Trang 9

Mở đầu 0.1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ được ưu tiền hàng đầu đối với tất cả các quốcgia trên thế giới Vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa-xã hội của đất nước lên trình độ mới.Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội với cơ sở vật chất kĩ thuật còn chưa tốt,trình độ của lực lượng sản xuất chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thế giới, quan hệ sản xuất mới chưa đượchoàn thiện Tuy nhiên từ thập niên 60 của thế kỉ XX , dưới sự lãnh đạo của Đảng , nhân dân ta đã hiểu đượctác dụng của CNH-HDH đối với nước ta có ý nghĩa rất to lớn Đó là quá trình kinh tế , kỹ thuật – công nghệ

và kinh tế-xã hội toàn diện sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trinh độ công nghiệplạc hậu lên trinh độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh Từ những

lý do đó chúng em được giao đề tài :” ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẤU CỦA CUỘCCÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

Ở VIỆT NAM “

Để thực hiện được Công Nghiệp Hóa , Hiện Đại Hóa thì vai trò của nhân tố con người là không thể thiếuđược trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì khôngthể thiếu vai trò của đào tạo tuy nhiên hiện nay thì việc đào tạo nguồn nhân lực việt nam đang đặt ra rất nhiềuvấn đề đặc biệt liên quan đến chất lượng, năng xuất , khả năng thích ứng với môi trường công việc,…

0.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu về quá trinh Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa ở Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu:

Đào tạo nguồn nhân lực trong quá trinh Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa ở Việt Nam trong giai đoạn từđầu Thế kỷ XXI đến nay

0.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, kết hợp các phương pháp biện chứng duy vật,lịch sử - logic, so sánh, phân tích - tổng hợp, số liệu - thống kê, v.v

Đề tài dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo chính thức và uy tín, bao gồm các tác phẩm của C.Mác và cácnhà Mác - Lênin, các văn bản của Đảng và Nhà nước, các báo cáo, số liệu thống kê, nghiên cứu khoa học, bàibáo, sách, v.v

Bên canh việc sử dụng phép duy vật biện chứng , duy vật lịch sử và những phương pháp khoa học chungnhư mô hình hóa các quá trinh và hiện tượng nghiên cứu chúng em còn xây dựng các giả thiết quan sát thống

kê , trừu tượng hóa , phân tích và tổng hợp , phương pháp thống kê

Trang 10

0.4 Mục tiêu của đề tài

Một là : làm rõ lý luận cách mạng công nghiệp lần thứ tư , công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở Việt Nam hiệnnay

Hai là : phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện nay ở Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến nay

Ba là : phân tích những cơ hội và thách thức đối với đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam dưới tác động của cuộccách mạng công nghiệp cách mạng lần thứ tư

Bồn là : đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Namdưới cách mạng công nghiệp lần thứ tư

0.5 Kết cấu của đề tài

Đề tài bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo Phần nội dung được kết cấu thành 2chương

Chương 1: Lý luận về Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá của Việt Nam

Chương 2: Đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư

Trang 12

Chương 1

Lý luận về Công nghiệp hoá, Hiện đại

hoá của Việt Nam

1.1 Cách mạng công nghiệp

Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sởnhững phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá rình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổicăn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bức phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụngmột cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ đó vào đời sống xã hội

Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu cuộccác mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) Cụ thể:

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thể kỷ XVIII đếngiữa thế kỷ XIX, với nội dung cơ bản là chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thựchiện cơ giới hóa sản phẩm bằng việc sủ dụng năng lượng nước và hơi nước

Tiền đề của cuộc cách mạng này xuất phát từ sự trưởng thành về lực lượng sản xuất cho phép tạo ra bướcphát triển đột biến về tư liệu lao động, trước hết trong lĩnh vưc dệt vải sau đó lan tỏa ra các ngành kinh tế kháccủa nước Anh

Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng này là: Phát minh máy móc trong ngành dệtnhư thoi bay của Jhon Kay (1773), xe kéo sợi ( 1764), máy dệt của Edmund Cartwright (1785) … làm chongành công nghiệp dệt vải phát triển mạnh mẽ Phát minh máy động lực, đặc biệt là máy hơi của James Watt làmốc mở đầu quá trình cơ giới hóa sản xuất Các phát minh trong công nghiệp luyện kim của Henry Cort, BenryBessemer về lò luyện gang, công nghệ luyện sắt là những bước tiến lớn đáp ứng cho nhu cầu chế tạo máy móc.Trong ngành giao thông vận tải, sự ra đời và phát triển của tàu hỏa, tàu thủy … đã tạo điều kiện cho giao thông

Trang 13

vận tải phát triển mạnh mẽ.

Nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C.Mác đã khái quát tính quy luật của cách mạng côngnghiệp qua ba giai đoạn phát triển là: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp C.Mác khẳngđịnh đó là ba giai đoạn tăng năng suất lao động xã hội; ba giai đoạn phát triển của lực lượng gắn với sự củng

cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đồng thời cũng là ba giai đoạn xã hội hóa lao động và sảnxuất diễn ra trong quá trình biến chyển từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, tập trung, hiện đại

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ hai được thể hiện ở việc sử dụng năng lượng điện và động cơđiện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sảnxuất điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự tiếp nối cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, với nhữngphát minh về công nghệ và sản phẩm mới được ra đời và phổ biến như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong Kỹthuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép Bessemer trong sản xuất sắt thép đã làm tăng nhanh sản lượng, giảmchi phí và giá thành sản xuất Ngành sản xuất phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát hànhsách, báo Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh Sự ra đời của nhữngphương pháp quản lý sản xuất tiên tiến của H.For và Taylor như sản xuất theo dây chuyền, phân công lao độngchuyên môn hóa được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp đã thúc đảy nâng cao năng suất lao động Cuộccách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong giao thông vận tải và thông tinliên lạc

Cách mạng công nghiệp lần ba bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX.

Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất Cáchmạng công nghiệ lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tácbởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đãđưa tới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi bật trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết

bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chínhphủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012

Gần đây tại Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ cách mạng côngnghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biếncủa Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things - IoT) Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có biểu hiệnđặc trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D

Như vậy, mỗi cuộc CMCN xuất hiện có những nội dung cốt lõi, phát triển nhảy vọt về TLLĐ Sự phát triển củaTLLĐ đã thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại Theo nghĩa đó, vai trò của cách mạng công nghiệp có

Trang 14

ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy và phát triển.

1.2 Công nghiệp hoá

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động bằng thủ công là chính sangnền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

Công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển, tiêu biểu là Anh được thực hiện gắn liền với CMCN lần thứnhất, nổ ra vào giữa thế kỷ XVIII CNH ở nước Anh được bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ, đòi hỏi ít vốn vàthu lợi nhuận nhanh Cùng với sự phát triển ngành công nghiệp nhẹ và nông nghiệp phát triển đã tạo tiền để cho

sự phát triển của ngành công nghiệp nặng, mà trực tiếp là ngành cơ khí chế tạo máy

Nguồn vốn để CNH ở các nước tư bản cổ điện chủ yếu do khai thác lao động làm thuê, làm phá sản nhữngngười sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, đồng thời gắn liền với việc xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa Quá trìnhnày đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, làm bùng nổ những cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân chống lại nhà tư bản ở các nước tư bản lúc bấy giờ, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Quá trình CNH ở các nước tư bản cổ điển cũng dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau và mâuthuẫn giữa các nước tư bản với các nước thuộc địa, trong quá trình xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa đã dẫnđến phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa, thoát khỏi sự thống trị và áp bức của các nước

tư bản

Quá trình CNH của các nước tư bản cổ điển diễn ra trong một thời gian tương đối dài, trung bình từ 60 – 80năm

Mô hình CNH kiểu Liên Xô (cũ)

Con đường công nghiệp hoá theo mô hình Liên Xô (cũ) thường là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Đểthực hiện được mục tiêu này đòi hỏi nhà nước phải huy động những nguồn lực to lớn trong xã hội, từ đó phân

bổ, đầu tư cho ngành công nghiệp nặng, mà trực tiếp là ngành cơ khí, chế tạo máy, thông qua cơ chế kế hoạchhoá tập trung, mệnh lệnh Chỉ trong một thời gian ngắn, các nước theo mô hình Liên Xô (cũ) đã xây dựng được

hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật to lớn, hoàn thành được mục tiêu đề ra Tuy nhiên, khi tiến bộ khoa học, kỹthuật ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật to lớn ở trình độ cơ khí hoá, đã không thích ứngđược, làm kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời với cơ chế kế hoạch hoá tập trungmệnh lệnh được duy trì quá lâu đã dẫn đến sự trì trệ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủnghoảng và sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu

Mô hình CNH của Nhật Bản và các nước CN mới (NICs)

Nhật Bản và các nước công nghiệp hoá mới (NICs) như Hàn Quốc, Singapore đã tiến hành công nghiệp hoátheo con đường mới Thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước, cùng với

Trang 15

việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tiến hành công nghiệp hoágắn với hiện đại hoá Kết quả là trong một khoảng thời gian ngắn, trung bình khoảng 20 – 30 năm đã thực hiệnthành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Từ thực tiễn của Nhật Bản và các nước công nghiệp hoámới (NICs) cho thấy, Việc tiếp thu và phát triển khoa học, công nghệ mới, hiện đại của các nước kém phát triển

có thể thực hiện bằng các con đường cơ bản như:

Một là, thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần trình độ công nghệ từ trình độ thấp đếntrình độ cao, thường diễn ra trong thời gian dài, và tổn thất nhiều trong quá trình thử nghiệm

Hai là, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước phát triển hơn, con đường này một mặt đòi hỏiphải có nhiều vốn và ngoại tệ, mặt khác luôn luôn chịu sự phụ thuộc vào nước ngoài

Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết hợp cả công nghệ truyền thống

và công nghệ hiện đại

1.3 Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá của Việt Nam

Khái niệm: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng mộtcách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triểncủa công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

CNH,HĐH ở Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

CNH, HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Lý luận thực tiễn cho thấy CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọiquốc gia đều trải qua

CNH tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo sự phát triển đột biến trong cáclĩnh vực hoạt động của con người

Mỗi phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủnghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình

độ khoa học và công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh

tế quốc dân

Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất– kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, quy luật kinh tế phổ biến và được thực hiện thông quaCNH, HĐH

Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, xây dựng cơ

Trang 16

sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện thông qua CNH, HĐH Mỗi bước tiến của quá trìnhCNH, HĐH từng bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượngsản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng dần trình độ văn minh của xã hội.

Thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam, trước hết nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế dựatrên thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại Mỗi bước tiến của quá trình CNH HĐH củng cố và hoànthiện quan hệ sản xuất XHCN, góp phần giúp xã hội phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của ngườidân được nâng cao

CNH, HĐH phát triển LLSX, nhằm khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong và ngoàinước, nâng cao dần tính độc lập, tự chủ nền kinh tế Đồng thời, thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa trong và ngoàinước

CNH, HĐH làm cho khối liên minh công dân, nông dân và trí thức ngày càng được tăng cường, củng cố, đồngthời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân

CNH, HĐH tăng cường tiềm lực cho an ninh, quốc hòng; taọ điều kiện vật chất và tinh thần để xây đựngnền văn hóa mới và con ngườ mới xã hội chủ nghĩa

Gổm các nội dung như sau:

Một là tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ

Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ phát triển, đòi hỏi phải dựa trên những tiền đề trong nước, quốc tế Do

đó, nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công CNH, HĐH là phải thực hiện tạo lập các điều kiệncần thiết trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Các điều kiện chủ yếu cần có như: tư duy phát triển, thể chế

và nguồn lực; môi trường quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minhcủa người dân Tuy vậy, không có nghĩa là chờ chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện CNH, HĐH Thực tế phải thựchiện các nhiệm vụ một cách đồng thời

Hai là thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc lậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại Cụ thể là:

*Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu hoa học, công nghệ mới, hiện đại:

Đối với những nước còn kém phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ của sản xuất còn lạc hậu, thì nhiệm

vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí hoá nhằm thay thể lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, đểnâng cao năng suất lao động Tuy nhiên, trong những ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế khi điều kiện vàkhả năng cho phép, vẫn có thể ứng dụng ngay những thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại để rút ngắnkhoảng cách với các nước phát triển

Quá trình thực hiện CNH, HĐH, đòi hỏi phải ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đạivào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế Tuy nhiên, cần phải có sự lựa chọn cho phù hợpvới khả năng, trình độ và điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn, không chủ quan, nóng vội cũng như khôngtrì hoãn, cản trở việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại trong quá trình CNH, HĐH

*Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí và hiệu quả

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế cũngchính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế

Trang 17

*Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình đọ phát triển của LLSX.

Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở nước ta là nhằm xây dựng chủ nghĩa xãhội, vì vậy phải củng cố và tăng cường hoàn thiện quan hệ sản xuất Trong đó thực hiện thưởng xuyên nhiệm

vụ hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý, phân bổ nguồn lực theo hướng tạo động chophát triển, giải phóng sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân

*Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh CMCN lần thứ tư

Để thích ứng với tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Namcần thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo

- Thứ hai, nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

tư (4.0)

- Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cách mạng côngnghiệp lần thứ tư (4.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển của công nghệ thông tin, điện

tử, tự động hóa sản xuất, mạng internet và các thiết bị kỹ thuật số, là những yếu tố quan trọng cho sự phát triểncông nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã giúp Việt Nam tiết kiệm tài nguyên, nâng cao năng suất lao động,thay đổi cơ cấu sản xuất xã hội, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các doanh nghiệp công nghệ

số có năng lực cạnh tranh quốc tế

CNH HĐH trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại những thành tựu quan trọng như: tăngtrưởng kinh tế cao và bền vững, cải thiện thu nhập bình quân đầu người, giảm nghèo và phát triển xã hội, pháttriển các ngành công nghiệp chủ lực như dầu khí, điện lực, xi măng, thép, bao bì, dệt may, da giày, điện tử

- viễn thông, phần mềm…, phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính ngân hàng, bảo hiểm,logistics…, phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các cụm công nghiệp vùng

Bên cạnh đó CNH HĐH trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 cũng gặp phải những khó khăn vàthách thức như: sự chậm trễ trong việc chuyển đổi số và áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, máyhọc, điện toán đám mây, big data, blockchain, IoT…, sự phụ thuộc vào vốn và công nghệ nước ngoài, sự thiếuhợp lý trong cơ cấu sản xuất xã hội và cơ cấu kinh tế vùng, sự thiếu ổn định trong môi trường kinh doanh vàchính sách thuế, sự thiếu nhân lực có trình độ cao và có khả năng sáng tạo và đổi mới, sự thiếu quan tâm đếnbảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

1.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

Cách mạng công nghiệp 4.0 là một khái niệm đang được sử dụng để miêu tả cuộc cách mạng công nghiệphiện đại, trong đó các công nghệ số, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things (IoT) đóng vai trò quantrọng

Cách mạng công nghiệp 4.0 hướng tới sự kết nối mạnh mẽ giữa con người với máy móc, tạo ra môi trườnglàm việc thân thiện, thông minh, sáng tạo và hiệu quả hơn Cách mạng này được cho là có những lợi ích như

Trang 18

tăng năng suất, cải thiện quy trình, thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông minh và linhhoạt hơn Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như thiếu nhân lực có kỹ năng, thiếu an ninh mạng, thiếu chínhsách phù hợp và thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan.

Mục tiêu tổng quát của Việt Nam như sau:”Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiệncác đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vữngdựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống,phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.”1

Đối với Việt Nam, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được xem là một cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội,văn hóa và giáo dục Các lĩnh vực có tiềm năng áp dụng công nghệ 4.0 bao gồm nông nghiệp, y tế, giáo dục,

du lịch, bán lẻ và dịch vụ Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức như chênh lệch pháttriển giữa các vùng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu sự sáng tạo và khởi nghiệp, thiếu hạ tầng và anninh mạng

Trình độ học vấn và nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện Số công nhân

có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanhnghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làmviệc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong côngnghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từđầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao độngchủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnhtranh của nền kinh tế trong tương lai…

Về Việt Nam, Chính phủ đã công bố Chiến lược phát triển công nghiệp 4.0, với Mục tiêu của Việt Namtrước mắt là Hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Qua đó tầm nhìn đến 2045 là ”Việt Nam trởthành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộcnhóm dẫn đầu khu vực Châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiệnđại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.”2

1 Nghị quyết số 52-NQ/TW (27/9/2019,nghị quyết của bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Truy cập từ:https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/bo-chinh-tri-ban-hanh-nghi-quyet-ve-cuoc-cach-mang- cong-nghiep-lan-thu-tu-537518.html

2 Nghị quyết số 52-NQ/TW (27/9/2019,nghị quyết của bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Truy cập từ:https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/bo-chinh-tri-ban-hanh-nghi-quyet-ve-cuoc-cach-mang- cong-nghiep-lan-thu-tu-537518.html

Ngày đăng: 12/12/2024, 20:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w