1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lớp chức danh nghề nghiệp các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp

13 31 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp
Tác giả Nguyễn Phúc Nhật Huy
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Linh Giang
Trường học Trường Trung cấp Gò Công
Chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Gò Công
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 372,55 KB

Nội dung

Chủ đề 1: Các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp * Vị trí, vai trò của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp: Nhà giáo nói ch

Trang 1

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

BÀI TIỂU LUẬN LỚP CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

PHẦN 2

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Linh Giang

Họ và tên học viên: Nguyễn Phúc Nhật Huy Ngày sinh: 25/12/1999

Khoá: CDNN T1.2024 Đơn vị công tác : Trường Trung cấp Gò Công

Gò Công, tháng 01/2024

Trang 2

Chủ đề 1: Các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp

* Vị trí, vai trò của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp:

Nhà giáo nói chung, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nói riêng có vị trí vai trò quan trọng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, là người trực tiếp thực hiện công tác dạy học phát triển nhân lực lao động kỹ thuật trực tiếp cho quốc gia Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục việt nam theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa xã hội hóa dân chủ hóa và hội nhập quốc tế Vai trò của nhà giáo trong việc quyết định chất lượng hiệu quả đào tạo ngày càng được khẳng định Chính vì vậy, Chiến lược phát triển dạy nghề thời

kỳ 2011-2020 đã xác định phát triển đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý dạy nghề

là một trong hai giải pháp đột phá thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-20220 coi phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp then chốt để thực hiện chiến lược

* Các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo

+ Chủ động đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp,

cơ quan chủ quản để xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút đối với đội ngũ nhà giáo và những người tham gia đào tạo nghề nghiệp trong các làng nghề, danh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; chính sách tôn vinh nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu như :

+ Chính sách tiền lương đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 21/05/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp + Chế độ làm việc nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; chế độ tuyển dụng; sử dụng bồi dưỡng nhà giáo và cơ chế chính sách ưu đãi cho nhà giáo giáo dục nghề

Trang 3

nghiệp để khuyến khích nhà giáo yên tâm phát triển nghề nghiệp Có chế độ chính sách đối với người dạy, cán bộ làm công tác giáo dục nghề nghiệp trong các làng nghề, trong các doanh nghiệp đơn vị sử dụng lao động

+ Chính sách đối với nhà giáo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân tộc nội trú; khoa dân tộc nội trú và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chính sách đối với người tham gia đào tạo ở các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

+ Chính sách để nhà giáo được tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ở nước ngoài được hỗ trợ bằng nguồn ngân sách nhà nước

+ Chính sách tôn vinh nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu xây dựng quy trình riêng xét công nhận nhà giáo ưu tú,nhà giáo nhân dân cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp

+ Cơ chế chính sách để thu hút đội ngũ kỹ sư cử nhân nghệ nhân người có

kỹ năng nghề cao đã làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trở thành nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

- Đổi mới công tác tổ chức đào tạo bồi dưỡng nhà giáo tham gia chủ động trong

kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp cho từng đối tượng nhu cầu về nghiệp vụ sư phạm kỹ năng nghề tin học ngoại ngữ công nghệ mới và kỹ năng mềm trên cơ sở chuẩn của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp xây dựng các chương trình bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn những tiến bộ khoa học công nghệ mới phương pháp giảng dạy phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo của cơ sở vận dụng đổi mới phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo theo hướng phát huy tích cực chủ động tự học và sáng tạo của người học ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động đào tạo bồi dưỡng chú trọng phương pháp thực hành, hoạt động nhóm; đổi mới nội dung và hình thức tổ chức thực tập

- Đổi mới công tác quản lý đội ngũ nhà giáo:

Trang 4

+ Đổi mới công tác quản lý đòi ngủ nhà giáo theo hướng phân công, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn cho các khoa chuyên môn tổ bộ môn

+ Rà soát, bố trí sắp xếp lại những nhà giáo không đáp ứng được yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp như: Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ bố trí

ở trình độ thấp hơn, bố trí làm công việc phù hợp với năng lực, đồng thời đảm bảo các chế độ, chính sách đối với nhà giáo được bố trí, sắp xếp lại

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng nhà giáo, xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở

+ Tăng cường công tác giám sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng sử dụng nhà giáo

- Tập trung nguồn nhân lực phát triển đội ngũ nhà giáo

+ Tăng cường các nguồn lực để phát triển nhà giáo bao gồm: nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cách ngân sách nhà nước hiện hành đóng góp của người học theo quy định; huy động nguồn lực xã hội hóa từ các hoạt động liên doanh liên kết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; đầu tư của các tổ chức

cá nhân doanh nghiệp trong và ngoài nước vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các nguồn hợp pháp khác

+ Sử dụng tốt kinh phí các dự án ODA và các dự án khác về giáo dục nghề nghiệp giao về cho cơ sở để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

- Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp trong đào tạo bồi dưỡng nhà giáo

+ Đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và khả năng tiếp cận với thực tiễn nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

+ Thu hút những người có trình độ kỹ năng nghề cao của doanh nghiệp tham gia đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo

Trang 5

+ Tăng cường tham gia, đóng góp tại các hội nghị, hội thảo quốc tế; khảo sát học tập kinh nghiệm về đào tạo nhà giáo ở nước ngoài; lựa chọn và thí điểm

áp dụng các mô hình chương trình đào tạo bồi dưỡng nhà giáo phù hợp tại cơ sở

+ Áp dụng các tiêu chuẩn,về chuyên môn, nghiệp dụng chung đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN trong các công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo để đảm bảo chất lượng sau đào tạo đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và sự dịch chuyển lao động chuyên môn, kỹ thuật giữa các nước trong khu vực

+ Tăng cường đào tạo nâng cao tiếng Anh cho các nhà giáo dạy các chương trình được đầu tư ở cấp độ ASEAN và quốc tế

- Để hình thành đội ngũ nhà giáo giáo dục có đầy đủ phẩm chất, kỹ năng nghề,

có khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, phục vụ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng xu thế hội nhập thì cần thiết

có những chính sách thu hút, đãi ngộ tốt hơn, huy động thêm nhiều nguồn lực vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Thực tế cho thấy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần đảm bảo 3 yếu tố đào tạo đội ngủ nhà giáo, cán bộ quản lý, đầu tư trang thiết bị đổi mới chương trình đào tạo Do vậy một trong ba yếu tố quyết định chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

là việc đào tạo bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cần được các ngành chức năng là già cơ sở giáo dục nghề nghiệp chú trọng hơn nữa Để làm được điều này ngoài việc tiếp tục tăng cường bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên ở các ngành, nghề trọng điểm của các cấp quản lý, các cơ

sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần chủ động liên kết trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý để phù hợp với thực tế các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cập nhật công nghệ sản xuất tại các doanh nghiệp và nhu cầu đào xã hội, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Trang 6

Chủ đề 2: Trình bày các biện pháp xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Trong lịch sử dân tộc, ở mọi thời đại, tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là nội dung quan trọng trong xây dựng nhân cách con người, hình thành lối sống, nếp sống chuẩn mực, là yếu tố nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn, đồng thời phản ánh sự tiến bộ xã hội Trong thời kỳ đổi mới, nội dung xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là nhiệm

vụ hết sức to lớn và quan trọng trong đường lối chiến lược của Đảng và đời sống thực tiễn cả trước mắt và lâu dài Nhiệm vụ này không phải của riêng ngành văn hóa, mà là yêu cầu đối với cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của toàn xã hội

- Thành tựu xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta trong thời gian qua:

Xét trên tổng thể, môi trường văn hóa là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, gắn bó hữu cơ, mật thiết với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội do con người tạo nên Môi trường văn hóa là kết quả của phép ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với chính bản thân mình

Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cũng đồng thời là cải thiện và nâng cao chất lượng của môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn, hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người

Thứ nhất, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về văn hóa ngày càng được hoàn thiện Xây dựng môi trường văn hóa đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo bằng những định hướng cơ bản quan trọng, thông qua hệ thống văn kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc qua các nhiệm kỳ đại hội Đảng và thông qua các nghị quyết chuyên đề, chuyên biệt về văn hóa, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI

về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; được thể hiện, thể chế hóa thông qua cơ chế, chính sách của Nhà nước

Trang 7

Thứ hai, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt được nhiều kết quả tích cực

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (từ tháng 4-2000) kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm, kết quả đạt được từ các phong trào

“Đời sống mới” (năm 1961), xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa” (năm 1991) và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (năm 1995) Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là sợi dây đan kết các phong trào hiện có, như phong trào “Người tốt, việc tốt”,

“Uống nước, nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Xóa đói, giảm nghèo”, xây dựng

“Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

Kể từ khi phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tại các địa phương, ngày càng xuất hiện nhiều nhân tố mới về điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Phong trào đã mang tính toàn diện, được khẳng định trong cuộc sống và có ý nghĩa chính trị - xã hội, nhân văn sâu sắc; đồng thời, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò và động lực của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước; nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển Nhiều giá trị văn hóa, các quy định pháp luật và quy chế, quy tắc ứng xử văn hóa ngày càng thẩm thấu vào đời sống, tạo dựng môi trường sống lành mạnh cho cộng đồng dân

cư, mỗi gia đình và cá nhân

Thứ ba, xây dựng nếp sống văn hóa, đạo đức, lối sống ngày càng được chú trọng và phát huy hiệu quả

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, kịp thời đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, hạn chế và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, những hủ tục Nhiều địa phương đã chú trọng chỉ đạo lồng ghép nội dung

Trang 8

thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang với các nội dung xây dựng gia đình văn hóa, làng (thôn, ấp, bản), tổ dân phố văn hóa, khu dân cư tiên tiến

Thứ tư, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu

Các giá trị, chuẩn mực cốt lõi của văn hóa, của môi trường văn hóa được gìn giữ, phát huy; các giá trị mới, chuẩn mực mới từng bước được hình thành, hoàn thiện; nhiều giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm; truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng được phát huy; các sản phẩm văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân

Thứ năm, xây dựng và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa

Thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng để tổ chức các hoạt động văn hóa

cho nhân dân, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt chung của cộng đồng; qua đó, cộng đồng tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương Thiết chế văn hóa cơ sở còn là yếu tố gắn kết cộng đồng, điều chỉnh các mối quan hệ ở địa bàn dân cư; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với mọi người dân

- Những bất cập, hạn chế trong xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta thời gian qua:

Thứ nhất, cơ chế, chính sách, pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường văn hóa vẫn còn những hạn chế, bất cập:

Thứ hai, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tuy

đã đạt được những kết quả tích cực song chất lượng phong trào chưa bền vững

Thứ ba, xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa vẫn còn một số bất cập Thứ tư, tính ổn định, bền vững của những giá trị truyền thống tích cực trong đời sống văn hóa chưa cao

Trang 9

Thứ năm, các thiết chế văn hóa, chưa phát huy được hết chức năng, chưa mang lại hiệu quả thiết thực

- Các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém:

- Nhận thức về xây dựng môi trường văn hóa chưa đầy đủ, toàn diện và thấu đáo:

- Công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả tối ưu:

- Xã hội hóa trong xây dựng môi trường văn hóa đạt hiệu quả thấp:

- Công tác nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu thực tiễn đang đặt ra:

- Giải pháp xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được và những bất cập, yếu kém cần khắc phục, từ thực tiễn môi trường văn hóa trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của môi trường văn hóa trong sự phát triển bền vững, cũng như nội dung của xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách: Để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, là nền tảng tinh thần của xã hội, nhất thiết phải có hệ thống pháp luật hướng tới việc bảo vệ các giá trị, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa tốt đẹp, bảo

vệ, tôn trọng quyền làm chủ của người khác, của cộng đồng Thông qua vai trò quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, dùng luật pháp

để điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp, nhằm dần trở thành ý thức tự giác của mỗi người, hướng tới thực hiện chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa

Thứ ba, quan tâm đầu tư, đào tạo nguồn lực xây dựng môi trường văn hóa: Phải có cơ chế, chính sách đầu tư, đào tạo nguồn lực, trước tiên là củng cố

Trang 10

bộ máy cơ quan nhà nước đủ mạnh để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này Có chính sách phát triển văn hóa tương ứng với phát triển kinh tế, đầu

tư về nguồn lực con người, nguồn lực tài chính nhằm hoàn thiện các thể chế, thiết chế văn hóa phục vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Thứ tư, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện chế độ tôn vinh khen thưởng kịp thời: Đặc biệt chú trọng các phong trào hạt nhân, như phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa

và phong trào thi đua người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến Thường xuyên chú trọng công tác tôn vinh, khen thưởng những điển hình tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Tiếp tục đẩy mạnh việc nêu gương người tốt, việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời, phê phán, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống

Thứ năm, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa; tiếp thu tinh hoa

văn hóa nhân loại, phát huy có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng môi trường văn hóa gắn với xây dựng môi trường kinh tế - xã hội: Sự kết hợp giữa môi trường văn hóa và môi trường kinh tế - xã hội đều nhằm đạt tới

sự lành mạnh, tiến bộ, phát triển cho con người và xã hội Do đó, cần phải thực hiện nghiên cứu khoa học, kiểm kê, đánh giá tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, nếp sống truyền thống, để trên cơ sở đó, cái gì tốt thì kế thừa, cái gì xấu, cản trở

sự phát triển phải loại ra khỏi đời sống thực tiễn Ngày nay, trong điều kiện mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, để xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần tiếp thu những giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, văn minh tiến bộ của các dân tộc; đồng thời, phải chống lại những yếu tố phản động, đồi trụy, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc đang tác động vào môi trường văn hóa của chúng

ta

- Một số giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới:

Ngày đăng: 09/05/2024, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w