1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Đánh giá khả năng nhân nuôi ong ký sinh Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) trên ấu trùng sâu sáp (Galleria mellonella L.)

65 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá khả năng nhân nuôi ong ký sinh Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) trên ấu trùng sâu sáp (Galleria mellonella L.)
Tác giả Huỳnh Lê Trúc Oanh
Người hướng dẫn TS. Lê Khắc Hoàng, KS. Phạm Phước Đức
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 20,99 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tai “Đánh giá khả năng nhân nuôi ong ký sinh Bracon hebetor Hymenoptera:Braconidae trên ấu trùng sâu sáp Galleria mellonella L.” được thực hiện tại Bộ mônBao vệ Thực vật, Khoa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

RRR

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DANH GIÁ KHẢ NANG NHÂN NUOI ONG KÝ SINHBracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) TREN

AU TRUNG SAU SAP (Galleria mellonella L.)

SINH VIEN THUC HIEN : HUYNH LE TRUC OANH

NGANH : BAO VE THUC VAT

KHOA : 2020 — 2024

Trang 2

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI ONG KÝ SINH

Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) TREN

AU TRÙNG SAU SAP (Galleria mellonella L.)

Tac gia HUYNH LE TRUC OANH

Khoá luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành việc học và Đề tài tốt nghiệp ngoai sự cô gắng nô lực của bảnthân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ quý thay cô, anh chị, bạn bè và nhận được sự ủng

hộ từ gia đình Tôi xin được bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗcon nên người, và tạo điều kiện tốt nhất cho con có được như ngày hôm nay

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lê Khắc Hoàng, ThS Nông HồngQuân và KS Phạm Phước Đức người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và định hướng tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết khóa luận

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý Thầy Cô đang công tác tại KhoaNông học, Trường Dai học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bao,hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập

tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn Huỳnh Như người luôn đồng hành giúp đỡ tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tai tốt nghiệp Cảm ơn các anh chị lớp DH1§BV, bạnTrọng Nghĩa, em Thái An, em Minh Chiến, em Phước Hoa, em Minh Chí cùng các bạnsinh viên lớp Lớp Bảo vệ Thực vật thực hiện đề tài khoá luận tháng 10/2023 đã hỗ trợtôi trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp

Xin chân thành cam on!

Thanh phố Hồ Chi Minh, tháng 5 năm 2024

Tác giả

Huỳnh Lê Trúc Oanh

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tai “Đánh giá khả năng nhân nuôi ong ký sinh Bracon hebetor (Hymenoptera:Braconidae) trên ấu trùng sâu sáp Galleria mellonella L.” được thực hiện tại Bộ mônBao vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,

từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 05 năm 2024 Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định mật

số au trùng sâu sáp Galleria mellonella L dé nhân nuôi ong ký sinh B hebefor

Thí nghiệm xác định tuổi ấu trùng sâu sáp phù hợp cho ong B hebetor ky sinhđược bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố 5 nghiệm thức (tương ứng với

ấu trùng sâu sáp: tuổi 1; tuổi 2; tuổi 3; tuổi 4; tuổi 5), 5 lần lặp lại Kết quả nghiên cứucho thấy ấu trùng sâu sáp tuổi 5 là phù hợp để nhân nuôi ong B hebefor với tông trứngcao nhất là 173,80 + 32,60 trứng và có tổng ong ký sinh B hebetor vũ hoá cao nhất là

77,20 + 7,36 con.

Thí nghiệm xác định mật số giữa ong Ö hebetor và au trùng sâu sáp phù hợpđược bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố 4 nghiệm thức (tương ứng vớicác mật số ấu trùng sâu sáp 10; 20; 30; 40 ấu trùng), 5 lần lặp lại Kết quả thí nghiệmcho thay khả năng ký sinh của 2 cặp ong B #ebefor lên mật số 20 au trùng sâu sáp làphù hợp dé nhân nuôi quan thé ong B ebefor với tổng số trứng cao nhất là 955,60 +51,67 trứng và có tông ong ký sinh B hebetor vũ hoá cao nhất là 814,40 + 33,38 con

11

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

(carn ee a i

LOL CATO theeeasasss:esasmencenananamans umn muaneomnne aa RE ERR ll

TOm tate iii

LG WU -x-ssesL-eseeideesesokBkddndfiesarskioetedidbdgdtkbakdlordoeu4C1aenikoddkrenridsallizgcsoaAkgexEsreirndiecsnkacoi 4

1.1.3 Đặc điểm hình thái, sinh học Bracon Nebetor c.cc.ccscsscscsssesvesesseeveseeseesesesseeseeeeeees 4

1.1.4 Phương thức và khả năng ký sinh của ong Bracon heBefOf - 5-55: 6

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ký chủ và hiệu quả ký sinh của ong B hebetor 91.1.6 Khả năng kiểm soát sinh học của ong B hebetor đối với một số loài sâu hai 111.2 Giới thiệu về sâu sáp G zmellonela -2+©2+-©2+©ccScxerkecrerrerrrrrrrrrerrerree 121.2.1 Nguồn gốc và phân bỐ 2 2-©222222E22E122125122122112212211221271211221 21222220 12

DJ TH D0 LH E naaaaaaaaeaaaabaaguotetctottglsrr (G0900 05)/9630000080000600ng0680 131.2.4 Điều kiện phat sinh và phát triển của sâu sáp 2 2222222+22+22zz£z+zzzzzxz 16

1.2 OUL GL ICH CUa IS A188 TÌkseseossesesgdogbsugtoggrtodiogscarbggtttog2gginnyp2gic0gi0g8 1g ggg008gM troggtiggtonitigt tiedsu3000m158 16

Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 NOi dung nghicn CUU 1 17

Trang 6

2.3 Vật liệu va dụng cụ sử dụng trong nghiên CỨU - + 5525 +++£++£+zEzeEeererrrrres lợi 2.4 Phương pháp nghiên cứu - - 5-5222 222221 21221121221 212212 1 2122101 HH HH ưệc 18

2.4.1 Nhân nguồn sâu sáp G zmellonelÏa -2- 2-5252 522S2+2E+2E22E22E22EczEzxczzzsse2 18

2.4.2 Nhân nguồn ong ký sinh Bracon JhebefOF 2:-22-5222222222S22222222222c2Szzzzzev 192.4.3 Thí nghiệm xác định tuổi ấu trùng sâu sáp phù hợp cho ong B hebetor ký sinh.19

2.4.4 Thí nghiệm xác định mật số giữa ong B hebefor với âu trùng sâu sáp phù hợp 21

2.5 Phương pháp xử lý số liệu - 22 2¿©2222222122EE2EEE22E12221222122212211221E221 22 ee 22

Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN -2 2 22222222E222222E22222E2Eerxee 23

3.1 Xác định tuổi tuổi ấu trùng sâu sáp phù hợp cho ong Bracon hebetor ky sinh .23

3.2 Xác định mật số giữa ong Bracon hebetor với tuổi au trùng sâu sáp phù hợp 30

KET LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ, 2222 2222212212212112212211211211 21121121211 1e re 40

TT 1701 BA eeeeeraereedoonerernuorrntoroogiodriosttoidtssfrsoorsrg 41

3:08 47

Trang 7

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ

CABI Center for Agricultural Biology International

(Trung tâm Nông nghiệp va Khoa học Sinh học Quốc tế)

ctv Cong tac vién

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BANG

Bảng 3.1 Số ấu trùng bị tê liệt, số ấu trùng bị tê liệt có đẻ trứng -=+ 23Bảng 3.2 Số trứng và thời gian vũ hoá ong ký sinh B heberor trên tuôi âu trùng sâu

Sap’ THÍ (HƠI pace erewen erneeee eine eee 27

Bảng 3.3 Chiều dai sai cánh thành tring ong B hebetor ky sinh trên ấu trùng sâu sáp

Bang 3.4 Kha năng ký sinh của ong B hebetor trên mật số ấu trùng sâu sáp phù hop 30Bang 3.5 Tổng số ong B hebetor vũ hoá và tỷ lệ giới tính -. .32Bảng 3.6 Tuổi thọ thành trùng ong B hebetor trên ấu trùng sâu sáp G mellonella 38

vil

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Trang

Hình 1.1 Phân bố của ong B j£Ư@fØr- -2-2-©2522222E2E22E22E2E222221221232122122212222e 3

Hình 1.2 Vịng đời của ong B, NCD GOP si cisccccs ki 610021511111 Ká Hà g0 tá ngà H01 k 115 1454501501504 6

Hình 1.3 Phân bố tồn cầu của lồi sâu sáp Œ mellonella -.: -¿ z-52 12

Hinh 1.4 Vịng đời sâu sáp G 7ÏÏorneÏÏA - - ¿5 -55++S+*+++++seeeerrrrrrrrrrrerrerre 15

Hình 2.1 Dụng cụ và thiết bị dùng trong thí nghiệm 2-22 2222222zz22z22zz£+2 18Hình 2.2 Nhân nuơi nguồn sâu sáp G zellonella 2:©2z©525525525s5s>sz55+2 18Hình 2.3 Nhân nguồn ong ký sinh Ư ébefor- 2 22©2222222222222222222z22z+zzzc+2 19Hình 2.4 Thí nghiệm xác định tuổi ấu trùng sâu sáp phù hợp cho ong Bracon hebetor

Hình 2.5 Thí nghiệm xác định mật số giữa ong Bracon hebetor và au trùng sâu sáp

in cee cin rg zi in ca ole an ile Re NaNO 21 Hình 3.1 Trứng ong ky sinh B R@De1OP svc ccsssevessenssscsassseresnenseasesversvisueivevssesesseorseneonans 25 Hinh.3.2 Sav cánh ong: heb elOr exc ccswcienencctnnsstontancssaotacnsendiensean avs tenareenuatcrencieesananiien 29 Hinh 3.3 Thanh trùng đực ong ky sinh Ư ?eb@foFr -s-c5-cSccscceerseexeescecce 3 Hình 3.4 Thanh trùng cái ong ký sinh Ư JeƯe@fOï 55552 <+S2<£++s++ste+see+zseerse 35

Hinh 3.5 Nhịp điệu đẻ trứng của thành trùng cai ong Ư heƯefor 3Ĩ

Trang 10

GIỚI THIỆU

Đặt van đề

Kiểm soát sinh học bằng thiên địch được coi là giải pháp hàng đầu trong quản lýdịch hại tổng hợp Bracon hebetor là một tác nhân phòng trừ sinh học tiềm năng quantrọng đối với nhiều loài trong bộ Lepidoptera Đặc biệt là sự thành công trong việc sử

dụng ong ký sinh ấu trùng B hebetor kiểm soát sâu đầu đen hại dừa tại Thái Lan

(Chomphukhiao và ctv, 2018) Tại Việt Nam, trong quá trình điều tra tình hình gây hại

của dich sâu đầu đen O arenosella tại Bên Tre đã phát hiện một số loài ong ký sinh

Bracon hebetor, Trichospilus pupivorus, Brachymeria euploeae có khả năng kiểm soátloài dich hai này Tuy nhiên, B heberor là loài ký sinh ấu trùng tiềm năng và ứng dụnghiệu quả trong kiểm soát địch hại tại Bến Tre Hiện nay, nhân nuôi dai trà ong B hebetortrên ký chủ sâu sáp có tiềm năng sản xuất tăng lên gấp nhiều lần do sâu sáp (Galleriamellonella L.) là loài dé dàng được nhân nuôi, vòng đời ngắn, kích thước lớn và chứanhiều chất dinh dưỡng cho các loài ong ký sinh sinh sản với số lượng lớn được coi là

một loài ký chủ thay thé có tiềm năng trong việc nhân nuôi ong B hebetor (Rao và ctv,

- Xác định được tuổi ấu trùng sâu sáp phù hợp đề nhân nuôi ong B heberor

- Xác định được mật số phù hợp giữa ong B hebefor ký sinh trên ấu trùng sâu sáp

Yêu cầu

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện đồng nhất nhiệt độ 28 + 2°C và 4m

độ 70 + 5%, thời gian chiếu sáng là 12 giờ

Trang 11

Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện ở 4 mật số 10, 20, 30, 40 ấu trùng nhân nuôi trên âu trùngsâu sáp tuổi 5

Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 11/2023 đến tháng 05/2024 tại phòng thí

nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại Học Nông Lâm Thành

phố Hồ Chí Minh

Trang 12

Chương 1 TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về ong ký sinh Bracon hebetor

Ong Bracon hebetor thuộc bộ Hymenoptera, ho Braconidae, chi Bracon, loài Bracon hebetor

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố

B hebetor là loài ong ký sinh âu trùng phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thé giới(Ghimire, 2008) Bracon hebetor là một loài ký sinh tan công các giai đoạn au trùng củamột số loài trong bộ Lepidoptera Lan đầu tiên B hebetor được ghi nhận trên ngài gạo(Coreyca cephalonica) Vào mùa Hè, nhiệt độ cao làm tang mật số ong tự nhiên và mật

số ong ký sinh đạt cao nhất vào mùa Thu Tuy nhiên, vào mùa Xuân điều kiện môi

trường không thuận lợi cho B hebetor phát triển (Mbata và ctv, 2019) Vì vậy, nó là một

tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng tốt trong quá trình bảo quản (Keever và ctv, 1986)

Hình 1.1 Phân bố của ong B hebetor (Nguồn: CABI, 2021)

Trang 13

1.1.2 Ký chủ

Ong ký sinh B hebetor là một loài thiên địch đã được nghiên cứu và ứng dụng

dé phòng trừ sâu hại trên nhiều cây trồng ở nhiều quốc gia trên thé giới 8 hebetor chủyếu được biết đến như một dạng thiên địch ký sinh của loài bướm đêm trong phân họPhycitinae, có liên quan đến các sản phẩm, thực phẩm được bảo quán bao gồm bướmđêm An Độ Plodia interpunctella Hubner, sâu bột Dia Trung Hải Ephestia kuehniellaZeller, sâu thuốc lá E elutella Hubner (Brower va ctv, 1996) Theo Krombein va ctv(1979), B hebetor cũng tan công một số loài sâu bướm đêm khác, chang hạn như sâu

gạo Coryna cephalonica (Stainton) (họ: Galleriinae), sâu sáp Galleria mellonella L (họ

Galleriinae), sâu bướm cỏ Laetilia coccidivora (Comstock) (ho: Crambidae), và một số

loài ngoài ho Pyralidae như sâu đục củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller (họ: Gelechiidae) Những loài bướm đêm này là một trong những loải côn trùng phá hoại

ngũ cốc và thực phẩm chế biến sẵn trên khắp thé giới (Cox và Bell, 1991)

1.1.3 Đặc điểm hình thái, sinh học Bracon hebefor

Thanh trùng cái ong B hebetor chích noc độc làm tê liệt và đẻ trứng đơn lẻ trên

cơ thé của ấu trùng ký chủ Trứng ong B hebefor hình bầu dục, thon dai, chiều rộng

trung bình của trứng là 0,12 mm và chiều đài là 0,52 mm Khi mới được đẻ ra, trứng cómàu trắng duc và sau đó chuyên sang trong suốt khi gần nở do phôi trứng phát triển(Suasa-ard và ctv, 2012) Mỗi ngày thành trùng cái đẻ dao động từ 5 - 15 trứng/ ký chủ.

Giai đoạn au trùng của B hebetor có hình bau dục, au trùng có màu sắc thay đổi

từ trắng đến vàng tùy thuộc vào ký chủ khác nhau Au trùng tuổi cuối có chiều dai là2,61 mm và chiều rộng là 0,79 mm Ở giai đoạn tiền nhộng, ấu trùng bắt đầu hình thànhkén tơ màu trắng hình trứng xung quanh bao bọc toàn cơ thé, sau khi tạo kén ấu trùngtrở nên day hơn và cứng hơn Nhộng của ong B hebetor có kén màu vàng nhạt, chiềurộng là 1,30 mm và chiều dai cơ thé 3,15 mm

Sau khi hoàn thành giai đoạn nhộng thành trùng sẽ đục một lỗ trên kén và chui

ra, con cái thường có kích thước to hơn con đực và có vòi dẫn trứng kéo dải, chiều dàicủa con đực và con cái lần luợt là 2,35 mm va 2,70 mm (Witethom, 1987) Con đực B

Trang 14

kích thước lớn hơn Vong đời của ong B hebefor khoảng 14 ngày (Amir-Maafi và Chi,

2006).

B hebetor có khả năng sinh sản đơn bội và lưỡng bội, con cái có thé kiểm soát

giới tính của thé hệ con của chúng Những quả trứng không được thụ tinh nở ra những

con đực đơn bội, trong khi những quả trứng được thụ tinh sẽ ra những con đực va con

cái lưỡng bội (Holloway va ctv, 1999) B hebetor có thời gian phát triển vô cùng ngắnchỉ kéo đài 12 ngày từ trứng đến trưởng thành Giai đoạn ấu trùng di chuyên ra các vùnglân cận ký chủ và nha tơ tạo kén, kén có hình trứng và mau trắng bao bọc cơ thé của ấu

trùng Âu trùng ăn bằng cách dùng hàm căn vào cơ thể ký chủ, thường thì ấu trùng không

ở yên một chỗ, chúng sẽ di chuyển sang ký chủ khác khi ký chủ cũ không còn phù hợp(Witethom, 1987) Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 7 ngày (Ghimire, 2008) Con

trưởng thành sống tự do bắt đầu tìm kiếm ấu trùng ký chủ để ký sinh và đẻ trứng ngay

sau khi vũ hóa (Desouhant và ctv, 2005) Một cặp thành trùng trung bình có thể sinh sản

ra 173,7 con trong 22 ngày, với tỉ lệ giới tính (đực: cai) là (1: 1) (Youm và Gilstrap, 1993).

B hebetor giao phỗi cả ban ngày và ban đêm Trứng được đẻ phía duới bụng của

cả hai au trùng O arenosella, C cephalonica với trung bình 423.3 và 33,7 trứng Conđực và con cái trưởng thành có tuổi thọ trung bình là 14,2 ngày và 12,05 ngày đối với

C cephalonica, đỗi với O arenosella trung bình là 37,9 ngày và 20,85 ngày Tỉ lệ giới

tính của đực và cái trưởng thành là 1,66:1 trên C cephalonica và 1,30:1 trên O

arenosella (Landge và ctv, 2009) B hehetor đã được nghiên cứu trên P interpunctella

Hubner, tuổi thọ của thành trùng cái trung bình là 20,88 + 0,97 ngày Vòng đời trungbình trên C cephalonica là 8,5 ngày và 10,56 ngày đối với Ó arenosella Tỷ lệ giới tínhtrong 15 ngày đầu của thành trùng cái chiếm từ 0,51 + 0,08 con đến 0,88 + 0,02 con,thành trùng đực chiếm từ 0,14 + 0,04 con đến 0,34 + 0,12 con Tỷ lệ giới tính chung củathế hệ con cái được tạo ra trên con ong mẹ được ước tính là 0,66 Tổng số thế hệ con cáitrên mỗi con cái và tỷ lệ sinh sản thuần được ước tính là 205,17 + (13,03 và 136,21) (Yu

và ctv, 1999).

Trang 15

Hình 1.2 Vòng đời của ong B hebetor (Nguồn: Lettmann, 2021)

A: Thành trùng cái và thành trùng đực; B: Thành trùng cái tiêm nọc độc vào ký chủ và

đẻ trứng; C: Trứng ký sinh bên trên bề mặt ký chủ; D: Au trùng ong B heberor,

E: Nhộng ong B hebetor 1.1.4 Phương thức và khả năng ky sinh của ong Bracon hebetor

Theo Quistad và ctv (1997), 8 hebetor sử dụng độc tố diệt côn trùng có trongtuyến noc độc của cơ thé dé làm tê liệt ấu trùng ký chủ Beard (1952), đã báo cáo rằng

cau tạo các tuyến noc độc của ong B hebetor được hình thành bởi một lớp đệm gồm

tám tế bào dai và được kết nối với cơ ống đẻ trứng Thành trùng cái ong B hebetor kysinh qua lớp biểu bì của ấu trùng ký chủ để tiêm nọc độc gây tê liệt ấu trùng ký chủ(Ghimire, 2008) Theo Quistad và ctv (1997), đã báo cáo rằng trong tuyến nọc độc củaong B hebefor gồm năm polypeptit với trọng lượng phân tử khoảng 70 kDa TheoUsherwood và ctv (1996), các polypeptit có trong tuyến noc độc của ong B hebetorngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh cơ do ức chế sự xuất bảo của túi trước synap, làmcho ấu trùng ký chủ bị tê liệt trong vòng 15 phút Nọc độc của ong B hebetor làm suygiảm hoạt động sản xuất các loại oxy phản ứng, ức chế hoạt động của phenoloxidasetrong hemolymph và giảm sự bao bọc của các tế bào máu (Kryukova va ctv, 2011) Nọc

độc của các loài ngoại ký sinh được Piek (1966) báo cáo rang là có thé ngừng quá trình

Trang 16

phát triển của au trùng ký chủ nhưng cơ ruột của ấu trùng ký chủ vẫn hoạt động Board

và ctv (1952), đã báo cáo rằng thành trùng cái ong Ö hebetor ăn hồng cầu của ấu trùng

ký chủ bị tê liệt trong quá trình đẻ trứng còn thành trùng đực ong B #ebefor có thé ăn

theo công thức thức ăn nhân tạo Au trùng của ong B #ebefor phát triển trên lớp biểu bìcủa ấu trùng ký chủ bị tê liệt cho đến khi tạo kén bắt đầu chuyền sang giai đoạn nhộng

(Kryukova và ctv, 2011) Theo Beard (1952), khi ấu trùng ký chủ không đủ đinh dưỡng

dé cung cấp cho ấu trùng ong B hebetor phát triển thì âu trùng ong B hebetor sẽ dichuyền và tìm ấu trùng ký chủ mới ngay lập tức Theo Alam và ctv (2016), trong nhânnuôi đại trà tổng số ong ký sinh xuất hiện trên ấu trùng sâu sáp tuổi cuối là 1091 + 82,38

con trưởng thành với tỷ lệ ký sinh trung bình là 98 + 0,8% Ong Ö hebefor thích ký sinh

vào giai đoạn cuối của ấu trùng ký chủ (Akinkurolere và ctv, 2009), ký sinh và tiêm nọcđộc vào ấu trùng ký chủ đẻ lam tê liệt ký chủ sau đó thành trùng cái sẽ đẻ trứng trên bềmặt của ấu trùng ky chủ bị tê liệt (Dabhi va ctv, 2012) Thanh trùng cái ong Ö hebefor

thường đẻ trứng theo nhóm, hau hết trứng được dé trên bề mặt bung của ấu trùng ký chủ

(Ahmed 2012) Số au trùng ký chủ bi ký sinh trên ngày của thành trùng cái ong B.hebetor được ghi nhận trên 3 loài ký chủ H armigera, A ceratoniae, E kuehniella lần

lượt là 9,5 + 0,1; 28 + 0,2; 31 + 0,2 con (Saadat và ctv, 2014).

1.1.4.1 Thời gian và khả năng đẻ trứng

Thời gian đẻ trứng sau khi giao phối giữa thành trùng cái và thành trùng đực ngàyđầu tiên dao động từ 11 đến 27 ngày (Yu và ctv, 1999) Theo Nikam va Pawar (1993),

thời gian đẻ trứng của ong Ö heberor ký sinh trên au trùng P interpunctella được ước

tính là 18,38 ngày Thành trùng cái ong B hebetor đẻ trứng tập trung vào 10 ngày đầu

và số lượng trứng chiếm 65% tổng số trứng được đẻ Ở điều kiện nhiệt độ 27,1°C + 1°C

và am độ 85%, ong B hebetor ky sinh trên âu trùng Corcycra cephalonica đẻ trung bình

khoảng 258,9 trứng Theo Khalil và ctv (2016), trong 5 ngày theo dõi quá trình đẻ trứng của ong Ö hebefor trên các loài ký chủ khác nhau thì ghi nhận được khả năng đẻ trứng

trung bình trên âu trùng G mellonella là cao nhất tiếp theo đến ấu trùng 77 armigera vàcuối cùng thấp nhất được xác định trên ấu trùng 77 pos/ica với tong số trứng trung bìnhlần lượt là 109,50 + 10,6; 97,16 + 9,43; 35,13 +7,0 trứng Theo Farag và ctv (2015),tổng số trứng đẻ được của thành trùng cái ong ký sinh B hebetor khi được nuôi trên các

Trang 17

loại ký chủ G mellonella; P interpunctella; E cautella lần lượt là 395,11 + 79,7; 93,5+§,11 và 56 + 6,3 trứng Số lượng trứng đẻ hằng ngày của thành trùng cái ong B hebeforcũng được ghi nhận lần lượt là 19,31 + 29; 69 + 0,8 và 5,8 + 0,58 trứng Số lượng trứngtrung bình hằng ngày của thành trùng cái ong B hebetor ky sinh trên 3 loài ký chủ 77armigera, A ceratoniae; E kuehniella được xác định lần lượt là 9,5 + 0,1; 28 + 0,2 và

31 +0,2 trứng (Saadat và ctv, 2014).

1.1.4.2 Tỷ lệ giới tính

Theo Yu và ctv (1999), trứng được đẻ trong 15 ngày đầu sau vũ hoá khi nở ra có

xu hướng thành trùng cái chiếm ưu thế về số lượng với tỷ lệ thành trùng cái dao động

từ 0,51 + 0,08 con đến 0,88 + 0,02 con Trứng được thành trùng cái ong B hebetor đẻ

từ ngày thứ 16 trở về sau, sau khi nở có xu hướng thành trùng cái giảm ưu thế về số

lượng so với thành trùng đực, tỷ lệ thành trùng cái trung bình dao động từ 0,14 + 0,04con đến 0,34 + 0,12 con Tổng số thành trùng cái được đẻ ra từ một thành trùng cái ban

đầu và tỷ lệ sinh sản được ước tính lần lượt là 205,17 + 13,03 và 136,21 (Yu và ctv,

1999) Theo Saadat và ctv (2014), tỷ lệ thành trùng cai của ong B hebetor ký sinh trên

3 loài ký chủ H armigera, A ceratoniae, E Kuehniella được ghi nhân lần lượt là 0,29

+ 0,01; 0,60 + 0,02; 0,64 + 0,02.

1.1.4.3 Tudi tho

Theo Yu va ctv (1999), tuổi tho của thành trùng cái ong B hebetor ký sinh trên

ấu trùng Ephestia cautella khi ở điều kiện nhiệt độ 27,1 + 1°C va âm độ 85% là 22,9ngày Tuôi thọ trung bình của thành trùng cái ong B hebetor ký sinh trên ấu trùng bướm

đêm hạnh nhân (Ephestia cautella) được ước tính là 20,88 + 0,97 ngày (Hagstrum và

Smittle, 1978) Tuổi thọ của thành trùng cái ong B hebetor ký sinh trên ấu trùng C

cephalonica ở 27 + 1°C ước tính là 37,5 ngày (Nikam va Pawar, 1993) và trên P.

interpunctella ở 30°C từ 27,1 + 1,4 ngày đến 37,0 + 1,2 ngày (Jervis và ctv, 1994) Alam

và cvt (2014) đã báo cáo rằng thời gian sống của thành trùng cái ong B hebetor ky sinhtrên ấu trùng sâu sáp G mellonella là 20 ngày dài hơn so với thời gian sống của thành

trùng đực ong B hebefor với 14,4 ngày khi ở nhiệt độ 25 + 2°C, độ ẩm 75 + 5 % và thời

gian chiếu sáng 12 giờ Theo Hagstrum và Smittle (1978); Jervis và ctv (1994), đã báocáo tuéi thọ của thành trùng cái ong B hebetor bị ảnh hưởng bởi mật độ ký chủ Một

Trang 18

thành trùng cái ong B hebefor phải được cung cấp đủ 5 ấu trùng ký chủ mỗi ngày dékhông bị thiếu ký chủ ký sinh (Jervis và ctv, 1994) Thành trùng cái ong Ö hebefor ở

các mức nhiệt độ khác nhau đều có tuổi thọ dai hơn thành trùng đực, đặc biệt là ở nhiệt

độ 25°C va 35°C (Ahmed, 1985) Theo Farag va ctv (2015), tuổi tho thành trùng cái vàthành trùng đực của ong B hebefor khi ky sinh trên ấu trùng các loài ky chủ G

mellonella; P interpunctella, F caufella tương ứng lần lượt là 19,11 + 1,8 ngày và 9,2

+ 0,66 ngày: 13,8 + 0,7 ngày và 7,6 + 0,6 ngày; 9,7 + 0,71 ngày và 8,2 + 0,6 ngày.

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ký chủ và hiệu quả ky sinh của ong Ö hebetor

1.1.5.1 Ảnh hưởng của mật độ ký chủ

Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã báo cáo ảnh hưởng của mật độ ký

chủ đến khả năng ký sinh của thành trùng cái ong ký sinh B hebetor Mật độ ký chủ

cũng ảnh hưởng đến hiệu quả ký sinh trên au trùng ký chủ và trọng lượng cơ thé củathành trùng thế hệ F1 ong ký sinh B hebetor Khi mật độ ấu trùng bướm đêm An Độ(P interpunctella) tăng lên thì tong số trứng mà thành trùng cái ong ký sinh B hebetor

ký sinh trên một ký chủ giảm (Yu và ctv, 2003) Nghiên cứu của Alam va ctv (2015),

đã chỉ ra rằng tỷ lệ trứng nở của ong ký sinh trên ký chủ cao sẽ làm tăng tỷ lệ vũ hoá khi

thành trùng cái ong ký sinh B hebetor ky sinh trên sâu sáp Ở mật độ ký chủ cao tổng

số trứng được ghi nhận nhiều hơn khi thành trùng cái B hebefor ky sinh trên ấu trùng

bướm đêm Địa Trung Hải (Ephestia kuehniella) so với mật độ thấp Ảnh hưởng của mật

độ ký chủ đến tỷ lệ giới tính của ong Ö hebetor cũng đã được Ghimire và Phillips (2010)

nghiên cứu Theo nghiên cứu của Benson (1973), ghi nhận tỷ lệ thành trùng cái của ong

ký sinh B hebetor tăng lên khi tỷ lệ ký sinh/ ky chủ thấp Ong ký sinh B hebetor có khả

năng xác định vi trí các ký chủ thích hợp, làm tăng kha năng ky sinh của thành trùng cái

ong B hebetor Thành trùng cái ong ký sinh B hebetor giao phối nhiều lần và làm têliệt tat cả các ấu trùng ký chủ trước khi đẻ trứng Mật độ ký chủ quá cao sẽ làm giảm

khả năng đẻ trứng của thành trùng cái Khả năng đẻ trứng giảm có thể là do thành trùng

cái ong ký sinh B hebefor tiêu tốn năng lượng trong quá trình làm tê liệt các ấu trùng

ký chủ (Bakker và ctv, 1976).

Trang 19

1.1.5.2 Ảnh hưởng của kích thước ký chủ

Kích thước ký chủ là yếu tố chính ảnh hưởng đến các phan ứng chức năng của

ong ký sinh B hebetor Ong ký sinh B hebetor ưa thích những au trùng giai đoạn cuối

có kích thước lớn hơn gap mười lần so với ấu trùng giai đoạn đầu (Hagstrum va ctv,2017) Khả năng sinh sản của thành trùng cái ong ký sinh B hebetor cao hơn trên autrùng sâu sáp (G mellonella) có khối lượng lớn (262,78 + 15,17 mg) so với ấu trùng

bướm đêm An Độ (P interpunctella) cô khối lượng nhỏ (20,15 + 0,92 mg) Au trùng có

kích thước lớn hơn cung cấp nguồn thức ăn tốt hơn và diện tích bề mặt cũng điều nàyảnh hưởng đến quá trình đẻ trứng của ong B heberor Âu trùng ong ký sinh B hebetorphát triển trên ấu trùng ký chủ có kích thước lớn thường có kích thước lớn và khi thànhtrùng cái được ký sinh trên ấu trùng ký chủ có kích thước lớn sẽ khỏe hơn, tăng tuổi thọ

và khả năng tìm kiếm ký chủ (Ghimire, 2008) Âu trùng ký chủ ở giai đoạn cuối có kíchthước lớn sẽ giàu chất dinh dưỡng hơn và cung cap đủ nguồn thức ăn cho âu trùng ong

B hebetor phát triển từ đó thành trùng cái ong B hebetor đẻ trứng sẽ cao hơn Ong kýsinh B hebetor có thê chọn lọc những au trùng ky chu thích hợp dựa vao chất lượngdinh dưỡng của ấu trùng ký chủ (Sanower và ctv, 2018) Nghiên cứu của Amir-Maafi

và Chi (2006), thành trùng cái ong ký sinh B heberor làm tê liệt ấu trùng ký chủ, tỷ lệ

ấu trùng sâu sáp ở giai đoạn tuổi 2 bị ký sinh là 30% và ong B »eberor chỉ làm tê liệtnhưng không đẻ trứng trong khi tỷ lệ ấu trùng giai đoạn tuổi 5 bị tê liệt và đẻ trứng là100% Tổng số trứng mà thành trùng cái ong ký sinh B hebefor trên ấu trùng sâu sápgiai đoạn tuổi 5 đẻ được trung bình 71,77 - 7,84 trứng

1.1.5.3 Ảnh hưởng của các loài ký chủ, trạng thái sinh lý đối với quá trình ký sinh

ấu trùng ký chủ của Ö hebefor

Thanh trùng cái ong B hebetor ký sinh tốt hơn trên các loài bướm đêm như E.kuehniella và P interpunctella so với các loài au trùng ký chủ gây hại ngoài đồng ruộng.Trạng thái sinh lý của âu trùng ký chủ cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng đếnkhả năng đẻ trứng trên những au trùng ký chủ có khối lượng khác nhau (Sanowet va ctv,2018) Kha năng ky sinh, phát triển của của thành trùng cái ong ký sinh B hebetor bị

ảnh hưởng bởi công thức thức ăn của ký chủ (Faal và Shishehbor, 2013) Một nghiên

cứu về khả năng đẻ trứng, thời gian phát triển, tuổi thọ va tỷ lệ thành trùng cái ong ký

Trang 20

sinh B hebetor trên âu trùng bướm đêm Địa Trung Hải (Ephestia kuehniella) được nuôitrên bốn công thức thức ăn khác nhau (bột gạo, bột ngô, bột mì và bột lúa mạch) đã

chứng minh rằng số lượng cá thể thành trùng cái F1 cao nhất được ghi nhận khi công

thức thức ăn của ký chủ là bột gạo Tuy nhiên, tổng số thành trùng cái cao hơn đáng kếkhi ong ký sinh B hebefor được nuôi trên au trùng bướm đêm Dia Trung Hải (Ephestia

kurhniella) cho ăn bột mì kết hợp với chế độ ăn thêm 20% glycerol Ngược lại, số lượng

thành trùng cái thé hệ sau ít hơn khi công thức thức ăn của ấu trùng ký chủ chỉ là bột mìnguyên chất (Faal và Shishehbor, 2013)

1.1.5.4 Ảnh hưởng của tuổi thành trùng ong B hebetor

Tuôi của thành trùng ong ký sinh B hebfor là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến

khả năng đẻ trứng cua ong B hebetor Thành trùng cái ong ky sinh B hebefor lớn hơn

10 ngày tuổi làm giảm khả năng ký sinh trên ấu trùng bướm đêm địa trung hải (Ephestiakuehniella) với tỷ lệ trừng nở là 34% và trên âu trùng sâu sáp (G mellonella) với tỷ lệ

trứng nở là 26,7% (Gundaz va ctv, 2005).

1.1.6 Khả năng kiểm soát sinh học của ong B hebetor đối với một số loài sâu hại

B hebetor có tộc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng nên chúng trở thành

tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng trong việc quản lý các loài sâu hại trong kho và

trên đồng ruộng (Uwais và ctv, 2006) Ong ký sinh au trùng B hebetor được dùng dé

phòng trừ sâu xanh 77 armigera hại bắp (Cline và Press, 1990; Kever và ctv, 1986) B

hebetor được đưa sang Đài Loan dé phòng trừ sâu đục thân hại mía (Cheng, 1991) Hai

loài bướm đêm G mellonella và E kuehniella Zeller (Lepidoptera: Pyralidae), thường

được sử dụng dé nhân nuôi Ö #ebefor đại trà, cả hai đều thích hợp cho việc sinh trưởng,sinh sản (Rasnitsyna và ctv, 1985) Ở Iran, B hebetor đã được đánh giá rất cao trongviệc kiểm soát Heliothis/Helicoverpa spp (Lepidoptera: Noctuidae), và một chươngtrình nhân nuôi đại trà đã được thực hiện (Attaran, 1996) Ở Thái Lan, B hebetor đãđược biết đến là một loài ký sinh của côn trùng hại hạt lưu trữ bao gồm C cephalonica

và Sitotroga grainella Tỷ lệ ky sinh dat 97% trong thí nghiệm kiểm soát 1800 ấu trùngPlodia interpunctella khi cho tiễn hành đẻ 500 cá thé cái với tỷ lệ đực: cái là 1: 2 trong

điều kiện phòng thí nghiệm (James và ctv, 1971)

11

Trang 21

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dung ong B hebetor gây ra tỷ lệ tử vong

là 35% khi cho tiếp xúc với ấu trùng P interpunctella Và nếu kết hợp với vi khuẩn

Bacillus thuringiensis (Bt) thì tỷ lệ này có thé tăng lên gấp 86% Trong khi đó, việc tha

B hebetor nhằm kiểm soát C cautella trong bảo quản các sản phẩm cây họ đậu mang

lại hiệu quả đạt 97,3% (George Mbata và Sanower Warsi, 2019) Vào 2018, Mathew

cũng khang định hiệu quả của việc sử dụng ong B hebefor nhiễm Bt dé phòng trừ sâuCorcyra cephalonica Cụ thé, ong B hebefor được cho ăn bỗ sung LC25, LC10, LC50của Bt gây ra ty lệ chết của ấu trùng Corcyra cephalonica lần lượt là 64%, 66% và 73%trong khi ong được nhân nuôi trong môi trường không có vi khuẩn Bt chỉ gây chết 37%

ấu trùng ký chủ Ngoài ra, ứng dụng kết hợp ong B hebetor và Bt đã được Sneh va ctv

(1983) dùng dé kiểm soát loài sâu Spodoptera littoralis Boisd

1.2 Giới thiệu về sâu sáp G mellonella

1.2.1 Nguồn gốc và phân bố

IÑ Tôn tai

Không tôn tại

Hình 1.3 Phân bố toàn cầu của loài sâu sáp G mellonella tính đến tháng 12 năm 2016

(Nguồn: Kwadha và ctv, 2017)

Sâu sáp thuộc bộ Lepidoptera, họ Pyralidae, loài Galleria mellonella Sâu sap là

tên gọi chung dùng dé chi các loài sâu khác nhau xâm nhập, tan công, gây hại cho cácdan ong mật và các sản phẩm từ tô ong, ký sinh trong tổ ong, ăn phá kén, phan hoa, thânong va sáp ong bao gồm các loài sâu sáp (Galleria mellonella), sâu ít sắp (Achroia

Trang 22

grisella), loài sâu sáp An Độ (Plodia interpunctella), loài sâu sáp ong nghệ (Aphomia

socialella Linnaeus) và loài sâu bột Dia Trung Hải (Anagasta kuehniella) (Shimanuki,

1980; Dang Hoang Hà và ctv, 2021) Trước đây, Fabricius đã phân loại loài sâu sáp là

Galleria cereana va Walker phân loại lại là Galleria Obquella (Kwadha và ctv, 2017)

nhưng sau đó sâu sáp đã được Linnaeus phan loại lai và đặt tên là Galleria mellonella

(Harding, 2013).

Sâu sáp được ghi nhận lần đầu tiên trong các đàn ong mật Châu Á, nhưng sau

đó lan rộng đến Châu Phi, Vương quốc Anh, một số khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và New

Zealand (Akratanakul, 1987) Hiện nay, sâu sáp đã được xác nhận có mặt ở 27 quốc gia

Châu Phi, 9 quốc gia Châu A, 5 quốc gia Bắc Mỹ, 3 quốc gia Mỹ La Tinh, Australia, 10quốc gia Châu Âu (Mondragón và cvt, 2005), 5 quốc đảo (Anderson, 1990) và hầu như

được phân bố trên toàn thé giới nơi có sự xuất hiện của các đàn ong và thay đổi theo các

yếu tố khí hậu

1.2.2 Đặc điểm hình thái

Trứng: Trứng của sâu sáp có kích thước rất nhỏ và khác nhau với chiều đài và

chiều rộng trung bình 0,478 mm và 0,394 mm, có dạng hình bầu dục với các đường lượn

sóng chạy xen ké tạo kết cau thô ráp, màu sắc của trứng thay đôi từ màu hồng, qua màutrắng kem đến màu trắng (Paddock, 1918)

Au trùng: Au trùng sâu sáp có màu trắng kem lúc mới nở và khi lớn lên sammàu sau mỗi lần lột xác Cơ thể sâu sáp bao gồm 3 phần: đầu, ngực 3 phân đoạn, bụng

11 phân đoạn Phần đầu hơi nhọn, nhỏ và nơi đó có nhiều vảy cứng, một cặp râu ngắn,phần miệng nhai, ba răng định phát triển tốt nhưng thiếu răng dưới định (Ellis và ctv,2013) Au trùng bat đầu ăn và lẫn trốn khi mới nở, chiều dài khoảng 1 - 3 mm và đườngkính 0,12 - 0,15 mm trải qua 8 - 10 giai đoạn trong quá trình phát triển khi ở nhiệt độ33,8°C (Charriere và Imdorf, 1999) và có chiều đài trước khi thành nhộng khoảng 25 -

30 mm và dường kính 5 - 7 mm Lông sâu sáp mong, dai, có màu nâu nhạt (Ellis va ctv,

Trang 23

mới được hình thành thì nhộng có màu trắng sau đó chuyên dần sang vàng và khi chuẩn

bị vũ hoá thì nhộng có mau nâu sam (Pastagia va Patel, 2007; Hosamani va ctv, 2017;

Kumar va Khan, 2018; Desai va ctv, 2019) Nhộng mới hình thành có mau trang va

chuyền sang mau vàng sau 24 giờ Sau 4 ngày, nhộng chuyền sang màu nâu nhạt, đậmdan và có màu nâu sam ở cuối giai đoạn nhộng Nhộng sâu sáp có đường kính từ 5 - 7

mm và chiều dai từ 12 - 20 mm Nhộng sâu sáp G mellonella có một hàng gai phát triển

từ phía sau đầu đến đoạn bụng thứ năm và đường thân cong xuống (Paddock, 1918)

Thành trùng: Những con thành trùng sâu sáp sau khi ra khỏi kén vẫn không hoạtđộng cho đến khi đôi cánh của thành trùng được mở rộng hoàn toàn và cứng lại (Nielsen

và Brister, 1979) Thành trùng sâu sáp dài khoảng 15 - 20 mm với sải cánh dài khoảng

31 mm va trọng lượng 169 mg (Williams, 1997) Theo Ferguson (1987), cánh của thành

trùng sâu sáp thường có màu xám và các đường vân, tuy nhiên một phần ba sau của cánhthường bị ân và có màu đông.

1.2.3 Đặc điềm sinh học của sâu sáp

Trứng: Thành trùng cái sâu sáp bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hoá và giao phối(Paddock, 1918) Thành trùng cái sâu sáp đẻ trứng theo cụm, mỗi cụm có khoảng 50 —

150 trứng Trứng được thành trùng cái đẻ trong các vết nứt hoặc đường nứt nhỏ bêntrong tổ ong giúp giảm thiếu sự phát hiện trứng và tăng cường khả năng sống sót của ấu

trùng Trung bình thời gian phát triển của trứng dao động từ 3 — 30 ngày (Kwadha và

ctv, 2017).

Au trùng: Sau khi trứng nở, ấu trùng sâu sáp di chuyên từ các vết nứt và kẽ hởlên trên tổ ong, nơi ấu trùng sâu sáp bắt đầu kiếm ăn và cắn phá sáp ong (Kwadha vàctv, 2017) Theo Nielsen (1979) va Williams (1997), trong quá trình phát triển ấu trùngsâu sáp ăn mật ong, phan hoa nhưng khi nguồn thức ăn cạn kiệt không đủ để cung cấpcho ấu trùng sâu sáp phát triển thì ấu trùng sâu sáp biểu hiện kha năng cạnh tranh dinhdưỡng bang cách ăn thịt đồng loại Au trùng trải qua 8 — 10 giai đoạn lột xác và nha tơ

ở tất cả các giai đoạn nhưng ở giai đoạn cuối thì ấu trùng mới tạo kén (Charriere và

Imdorf, 1999) Dé hoàn thành giai đoạn ấu trùng và bắt đầu chuyền sang giai đoạn nhộng

thì ấu trùng sâu sáp cần khoảng 28 ngày đến 6 tháng (Kwadha và ctv, 2017)

Trang 24

Nhộng: Sau khi tạo kén thi ấu trùng sâu sáp bất động, ngừng kiếm ăn và nằm

trong kén (Kwadha và ctv, 2017) Theo Paddock (1918), Williams (1997); Ellis (2013),

thời gian dé hoàn thành giai đoạn nhộng va bắt đầu vũ hoá xuất hiện thành trùng là 1 —

9 tuần

6- 7tuần

Nhiệt độ 30°C

Hình 1.4 Vòng đời sâu sáp G mellonella (Nguồn: Abidalla, 2018)

Sâu sáp có thời gian hoàn thành vòng đời là 32 ngày nếu được nuôi ở nhiệt độ là28°C và am độ là 65% Trong điều kiện khắc nghiệt hơn với nhiệt độ từ 2,5 đến 24°C,

am độ từ 44 - 100% và thiếu thức ăn thì thời gian hoàn thành vòng đời của sâu sáp là 93

ngày (Kumar và Khan, 2018), trung bình thời gian hoàn thành vòng đời của sâu sáp là

khoảng 50 ngày với 4 - 6 thế hệ mỗi năm (Kwadha và ctv, 2017)

Khả nang sinh san:

Thanh trùng cái bắt dau đẻ trứng ngay sau khi giao phối từ 1 — 2 giờ Thanh trùng

cái có tập tính tìm kiếm từ khe hở để đẻ trứng, khi tìm thấy vị trí thích hợp, thành trùngcái mở rộng cơ thé, căng bụng tối đa dé đưa vòi trứng vào kẻ hở (Ellis và ctv, 2013).Thời gian thành trùng cái sâu sắp đẻ trứng từ 3 - 13 ngày (Paddock, 1918) Mỗi ngàythành trùng cái có thé đẻ khoảng 60 trứng, trung bình từ 500 đến 1800 trứng trong cả

15

Trang 25

quá trình sinh sản và thành trùng cái sâu sáp có thé đẻ hơn 2000 trứng nếu gặp điều kiện

thuận lợi (Warren và Huddleston, 1962).

1.2.4 Điều kiện phát sinh và phát triển của sâu sáp

Mật độ quan thé sâu sáp quá dày sẽ làm chậm quá trình hóa nhộng, chất lượngthức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng sâu sáp (Awmack và Leather, 2002),

ấu trùng ngừng tạo kén khi thiếu thức ăn ở mức nhất định do thiếu các axit amin thiết

yếu đề tông hợp protein (Shaik và cvt, 2017) từ đó tác động đến tốc độ phát triển và khả

năng sinh sản của những thành trùng cái phát triển từ ấu trùng (Mohamed và ctv, 2014).Theo nghiên cứu của Williams (1997) đã chỉ ra rằng nhiệt độ toi ưu cho sự phát triểncủa sâu sáp là từ 29 đến 33°C, tỷ lệ sống sót cao néu ở trong điều kiện môi trường có độ

am tương đối từ 29 đến 33% (Kwadha và ctv, 2017)

1.2.5 Lợi ích của sau sáp

Các nghiên cứu về loài sâu sáp cho thay rang ấu trùng sâu sáp có khả năng phan

hủy polyetylen, có lợi cho quá trình xử lý nhựa, mô hình động vật nghiên cứu độc tính,

thử nghiệm thuốc mới, làm ky chủ thay thế nhân nuôi ong B hebetor, Trichospiluspupivorus dé kiêm soát sinh học sâu đầu den hai dừa (Rao va ctv, 2018) Ty lệ giới tính

và ty lệ sinh sản của ong B hebefor trên sâu sap G mellonella được xác nhận là cao hon các loài ký chủ khác (Antolin và Strand, 1995) Ngoài ra sâu sáp còn được sử dụng trong

nghiên cứu mầm bệnh do vi khuẩn, nắm và virus và còn có lợi ích đáng ké trong y họcnhư mô hình nghiên cứu phan ứng miễn dich côn trùng và các yêu tô độc lực của nhiềumam bệnh ở người vì chúng có thé sử dụng ở nhiệt độ cao (37°C) như Pseudomonas

aeruginosa, Enterococus faecalis, Staphylococcus aureus, Fusarium oxysporum va Aspergillus fumigatus (Gomez-Lopez va ctv, 2014, Koch va ctv, 2014).

Trang 26

Chương 2NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

- Xác định tuổi ấu trùng sâu sáp phù hợp cho ong Bracon hebetor ky sinh

- Xác định mật số giữa ong Bracon hebetor với âu trùng sâu sáp phù hợp

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 05 năm 2024 tại phòng

thí nghiệm Bộ môn Bảo môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông

Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

2.3 Vật liệu và dụng cụ sử dụng trong nghiền cứu

- Ong Bracon hebetor, sâu sap Galleria mellonella, mật ong.

- Dung cụ nhân nuôi: Khay nhựa (dai x rộng x cao: 56 x 38 x 26 cm), lồng mica

(dai x rộng x cao: 30 x 24 x 28 cm), hộp nhựa hình chữ nhật (dai x rộng x cao: 25 x 15

x 8,5 cm), hộp nhựa hình chữ nhật (dai x rộng x cao: 15 x 10 x 7,5 em), ống Falcon 50

mL có nắp lưới thông thoáng, que gỗ (dai x rộng: 15 x 2 cm), đèn chiếu sáng, máy hút

ong lớn, máy hút ong nhỏ.

- Dụng cụ, thiết bị quan sát mẫu: Đĩa petri (đường kính x chiều cao: 8,5 x 1,5cm), kính lip soi nổi (Hãng: KTECK, Model: KTST - 978PRO, độ phóng đại 17x -110x, Dai Loan), kẹp gap côn trùng, kéo, bút, giấy dan, ống nghiệm thủy tinh (5mL),kim tiêm y tế 1 mL, giấy ghi chép

- Điều kiện thí nghiệm: Nhiệt độ và độ 4m phòng thí nghiệm (28 + 2°C, 70 + 5%),thời gian chiếu sáng 12 giờ

17

Trang 27

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Nhân nguồn sâu sáp G mellonella

Nguồn sâu sáp được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ Thực vật Trường Đại học NôngLâm Thành phó Hồ Chí Minh, sâu sáp được nhân nuôi theo công thức thức ăn nhân tạocủa Lê Khắc Hoàng và Trần Thị Hoàng Đông (2023), ở điều kiện nhiệt độ 27 + 2°C, độ

am 70 + 5%, thời gian chiếu sáng là 12 giờ trong các khay nhựa (56 x 38 x 26 cm) Bắtthành trùng của sâu sáp cho vào lồng mica (30 x 24 x 28 cm) thả vào những que gỗ (15x2 em) được bó lại với nhau, dùng vải đen che lồng lại dé thành trùng sâu sáp đẻ trứng.Sau 24 giờ lây các que gỗ đã được đẻ trứng ra, cho vào hộp nhựa hình chữ nhật có nắplưới (25 x 15 x 8,5 cm) có sẵn thức ăn cho sâu sáp Nuôi sâu sáp cho đến khi ấu trùng

Hình 2.2 Nhân nuôi nguồn sâu sáp G mellonella

Trang 28

2.4.2 Nhân nguồn ong ký sinh Bracon hebetor

Nguồn ong B hebetor được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ Thực vật Trường Daihọc Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh Sau đó được nhân nuôi trên ấu trùng sâu sáp

tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông

Lâm Thành phó Hồ Chí Minh qua 3 thế hệ trước khi sử dung cho thí nghiệm Ong đượcnhân nuôi trong hộp hình chữ nhật có nắp lưới (25 x 15 x 8,5 em), dé bông gòn, được

cho ăn thêm dung dịch mật ong pha loãng (30%) Cho 50 ấu trùng sâu sáp tuổi cuối tiếp

xúc với 35 thành trùng cái và 15 thành trùng đực ong B hebetor trong 24 giờ Mỗi ngàycho thêm 50 ấu trùng sâu sáp tuổi cuối mới vào dé ong B hebetor ký sinh Thu ong B.hebetor | ngày tudi đề tiên hành làm thí nghiệm

2.4.3 Thí nghiệm xác định tuổi ấu trùng sâu sáp phù hợp cho ong Ö hebetor ký

sinh.

Phương pháp thực hiện

Cho 10 cặp ong ký sinh B hebetor vũ hóa 2 ngày tuôi đã giao phối vào trong hộpnhựa hình chữ nhật có nắp lưới (dai x rộng x cao: 15 x 10 x 7,5 em) tiép xúc với 50 ấutrùng sâu sáp ở mỗi tuôi ký chủ Sau 24 giờ, tách ấu trùng ra nhân nuôi riêng biệt và ghinhận các chỉ tiêu Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố

19

Trang 29

với 5 nghiệm thức và 5 lần lặp lại trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, 4m độ 70 + 5%,thời gian chiếu sáng 12 giờ.

Hình 2.4 Thí nghiệm xác định tuổi ấu trùng sâu sáp phù hợp cho ong Bracon hebetor

ký sinh

Các nghiệm thức trong thí nghiệm

Nghiệm thức 1: Hộp chứa 50 ấu trùng sâu sáp tuổi 1/10 cặp ong

Nghiệm thức 2: Hộp chứa 50 ấu trùng sâu sáp tuổi 2/10 cặp ong

Nghiệm thức 3: Hộp chứa 50 ấu trùng sâu sáp tuổi 3/10 cặp ong

Nghiệm thức 4: Hộp chứa 50 ấu trùng sâu sáp tuổi 4/10 cặp ong

Nghiệm thức 5: Hộp chứa 50 ấu trùng sâu sáp tuổi 5/10 cặp ong

Các chỉ tiêu theo dõi

- Số ấu trùng bị tê liệt (âu trùng): Đếm ấu trùng sâu sáp bị tê liệt, không cử động

sau 24 giờ.

- Số ấu trùng bị tê liệt có đẻ trứng (ấu trùng): Đếm ấu trùng bị tê liệt có đẻ trứngsau 24 gid.

Trang 30

- Số trứng (trứng): Đếm trứng trên từng ấu trùng bị tê liệt.

- Số ong ký sinh vũ hoá (con): Đếm số ong ký sinh vũ hoá bay lên

- Thời gian vũ hoá trên từng tuổi ấu trùng ký chủ (ngày): Tính từ lúc trứng mới

Hình 2.5 Thí nghiệm xác định mật số giữa ong Bracon hebefor và au trùng sâu sáp

phù hợp.

21

Trang 31

Các nghiệm thức trong thí nghiệm

Nghiệm thức 1: Hộp chứa 10 ấu trùng sâu sáp/2 cặp ong

Nghiệm thức 2: Hộp chứa 20 ấu trùng sâu sáp/2 cặp ong

Nghiệm thức 3: Hộp chứa 30 ấu trùng sâu sáp/2 cặp ong

Nghiệm thức 4: Hộp chứa 40 ấu trùng sâu sáp/2 cặp ong

Chỉ tiêu theo dõi

- Tổng số ấu trùng bị tê liệt (au trung): Đếm ấu trùng sâu sáp bị tê liệt, không cử

- Tỉ lệ đực/cái = Tổng số thành trùng đực/ Tổng số thanh trùng cái

- Tuổi thọ thành trùng (ngày): Được tính từ ngày vũ hoá đến khi thành trùng chết

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được thu thập từ các thí nghiệm được chuyển đổi bằng phần mềmMicrosoft Excel 2016 và phân tích thống kê ANOVA, trắc nghiệm phân hạng LSD ở

mức a = 0,05 bằng phần mềm SAS 9.1

Trang 32

Chương 3

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

3.1 Xác định tuổi tuổi ấu trùng sâu sáp phù hợp cho ong Bracon hebetor ky sinh

Bang 3.1 Số ấu trùng bị tê liệt, số ấu trùng bị tê liệt có đẻ trứng

Số au trùng Số ấu trùng bị tê liệt

Au trùng bị tê liệt (âu trùng) có đẻ trứng (âu trùng)

CV (%) 8,01 13,72

F tinh 6,83” 26,12”

Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự di kèm thê hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê ở mức a= 0,05; : khác biệt có ý nghĩa ở mức a = 0,05; So liệu tng số au tring bị tê liệt có đẻ trứng chuyên

doi bang công thức log(x+1) trước khi xử ly thông kê.

Từ kết quả Bảng 3.1 cho thấy số ấu trùng bị tê liệt trên 5 độ tuổi ấu trùng khácnhau biến động từ 29 — 49 ấu trùng Số ấu trùng ong B hebetor ký sinh tăng dan từ tuổi

1 đến tuổi 5 lần lượt là 34,64 + 3,58; 41,2 + 2,39; 46,4 + 1,14; 43 + 3,39: 44,4 + 3,44 autrùng Số au trùng bị tê liệt ghi nhận được cao nhất trên tuổi 5 là 44,4 + 3,44 ấu trùng,khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ấu trùng tuổi 1, khác biệt không có ý nghĩa thống

kê đối với ấu trùng tuôi 2; tuổi 3; tuổi 4 và số ấu trùng bị tê liệt thấp nhất trên tuổi 1 là34,64 + 3,58 ấu trùng, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ấu trùng tuổi 2; tuổi 3; tuổi

4; tuổi 5 Au trùng tuổi 5 tuy có kích thước lớn hơn so với tuổi 2; tuổi 3; tuổi 4 nhưng

số ấu trùng bị tê liệt ghi nhận được khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với tuổi 2;

23

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN