1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đầu đen Opisina arenosella (Lepidoptera: Xylorictidae) trên một số loại thức ăn

90 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Khả Năng Nhân Nuôi Sâu Đầu Đen Opisina Arenosella (Lepidoptera: Xylorictidae) Trên Một Số Loại Thức Ăn
Tác giả Trinh Thi Ngoc Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Tuấn Đạt, ThS. Nông Hồng Quân
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 27,51 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài: “Đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đầu đen Opisina arenosellaLepidoptera: Xylorictidae trên một số loại thức ăn” đã được tiến hành tại phòng thínghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

k*kwwx«%«%t%%

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI SAU DAU DEN

Opisina arenosella (Lepidoptera: Xylorictidae)

TREN MOT SO LOAI THUC AN

NGANH: BAO VE THUC VATKHOA: 2019 — 2023

SINH VIÊN THUC HIEN: TRINH THI NGỌC LINH

Thành phố Hồ Chí Minh, Thang 02 năm 2024

Trang 2

ĐÁNH GIÁ KHẢ NANGNHAN NUOI SAU DAUDEN

O pisina arenosella (Lepidoptera: Xylorictidae)

TRENMOT SO LOẠI THUC AN

Tac gia

TRINH THI NGOC LINH

Khoa luận được đệ trình để đápứngyêu cầucấp baug

kỹ sư ngành Bảo vệ ‘Thure vật

Hướng dẫn khoa họcThS NGUYÊN TUẦN ĐẠTThS NÔNG HÒNG QUẦN

=.

Thanh Phé Hồ Chí MinhTháng 02/2024

Trang 3

LOI CAM ON

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi nhận được rấtnhiều sự giúp đỡ, động viên của gia đình, thầy cô và bạn bè Tôi xin chân thành gửi lờicảm ơn đên:

Quý thầy cô trong Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố HồChí Minh đã hết lòng giảng dạy những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập

Cảm ơn bạn bẻ, các anh chị em đã động viên tôi.

Cuôi cùng, tôi xin được nói lời cảm ơn sâu sắc dén BO Mẹ đã sinh thành, nuôi

dưỡng, luôn động viên và ủng hộ tôi, để tôi có được ngày hôm nay

Thành pho Hồ Chi Minh, tháng 02 năm 2024

Tác giả

Trinh Thị Ngọc Linh

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài: “Đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đầu đen Opisina arenosella(Lepidoptera: Xylorictidae) trên một số loại thức ăn” đã được tiến hành tại phòng thínghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành

phé Hồ Chi Minh, từ 05/2023 đến 02/2024 Đề tài nhằm cung cấp thêm một số thông

tin về khả năng phát triển của sâu dau đen O arenosella được nhân nuôi trên lá dừa

xiêm, lá mít Thái, lá chuối sáp và lá dừa nước

Đề tài gồm 02 thí nghiệm, thí nghiệm 1 nhằm xác định một số đặc điểm hình thái,sinh học và khả năng nhân nuôi sâu đầu đen trên 4 loại thức ăn; thí nghiệm thứ 2 nhằmđánh giá ảnh hưởng của 4 loại thức ăn đến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ thành trùng sâuđầu đen

Kết quả từ các thí nghiệm cho thấy:

Trong 4 loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm, chiều dài ấu trùng tuổi 5 nuôi trên

lá dừa nước là nhỏ nhất, 8,140 + 0,026 mm, chiều dài ấu trùng tuổi 5 nuôi trên lá dừaxiêm, lá mít Thái và lá chuối sáp dao động từ 11,038 + 0,088 — 11,368 + 0,363 mm.Chiều dài ấu trùng tuổi 6 nuôi trên lá diva nước là nhỏ nhất, 10,258 + 0,071 mm, chiềudai âu trùng tuổi 6 nuôi trên lá diva xiêm, lá mít Thái và lá chuối sáp dao động từ 16,542

+ 0,132 — 17,519 + 0,552 mm Âu trùng sâu đầu đen nuôi trên lá dừa xiêm, lá mít Thái

và lá chuối sáp trải qua 6 tuổi, trên dừa nước trải qua 8 tuổi Vòng đời của sâu đầu đennuôi trên lá chuối sáp và lá mít Thái ngắn nhất, dao động từ 52,00 + 0,62 — 53,88 + 1,26ngày.

Khả năng nhân nuôi sâu đầu đen trên lá chuối sáp là tốt nhất trong 4 loại thức ăn

sử dụng trong thí nghiệm 1, tỷ lệ âu trùng tuổi 1 phát triển đến hoàn thành vòng đời trên

lá chuối sáp là lớn nhất dat 56,00 + 3,00 % Tỷ lệ giữa thành trùng đực và thành trùngcái sâu đầu đen nuôi trên lá chuối sáp, lá dừa xiêm và lá mít Thái khác biệt không có ýnghĩa thống kê, trên lá dừa nước có sự chênh lệch lớn Tỷ lệ trứng sâu đầu đen nở trên

lá chuối sáp, lá dừa xiêm và lá mít Thái dao động từ 94,33 + 3,21% — 98,67 + 1,53%,

trên lá dừa nước có tỷ lệ 83,67 + 4,73%.

iii

Trang 5

Tổng số trứng đẻ của thành trùng cái trên lá dừa xiêm là 177,90 + 85,17 trứng,lớn nhất trong 4 loại thức ăn; trên lá mít Thái và lá chuối sáp dao động từ 136,60 + 63,31trứng — 163,30 + 90,20 trứng; trên lá dừa nước là 84,50 + 36,87 trứng Tuổi thọ thànhtrùng cái nuôi trên lá dừa xiêm, lá mít Thái, lá chuối sáp và lá dừa nước khác biệt không

có ý nghĩa thống kê

Trang 6

I oi tua 1 TOD GAIT-GTizaspnsgsetgotGRDIERINGSSSHGIIGRGSSIEROSSIIRGEGRGS.SRSINtdbiGtiSyiGSSSidG)GGGHhottsSHgSG Q0 gRDNQ888 il

a iii

MU LU occ eee = VDanh sách các chữ viẾt tắt - 2-52-2222 21921521221271221211212121112121212121 21 ca VIDanh sach cac bang TT Vill [Danh sách các: hÌTÍ:scscsxssszscs21495605 56564 8404 50889SEESaSPMSSSISNSSSGHG56:3S204IAESGE-23385802358328ugiasussusi X200/059:0131007757 5Š 1Đặt VẤN VỀ 2 ST 1E 1111121 2111111111111121 1111011111111 2111211121112 1

IV LG HT vcore sarisanescesemnr es suse sun wsmtetrnntio isan a nn Ua a a enna en 1

ee 2Giới hạn đề tài -. - + 2 5223 212E22122121121112112121121121211211211221111212221121 11221221 re 3CHƯƠNG 1 TONG QUAN TÀI LIEU 5° 5° 5252552 ©S££s££s££se£szseeses 3

Se tổ Hy | „ «eeeeenee-eesddtesinkodinangiodtDEHiunhgsbENidkesgiztngrbugbourdik-60eSgi2:oSd4pdrb-ud.tdEc-l1.2 Sơ lược về tình hình sản xuất dừa trên thế giới và Việt Nam . - 3Lãi RE gỉ ri Doe), ae 41.4 Sâu đầu đen Opisina arenosella WalÌker -©2:©2¿©225222222E22222E2xczxczxczxrei 51.4.1 Nguồn gốc và phân bỐ - 2 2 22+22+SE+SE22EE2EE2E122122312212212221221221222121222 5l8 06300 ốốốốốố cố ốẽCố cố CỔ CC oS 71.4.3 Đặc điểm sinh học và hình thái của sâu đầu đen O arenosella - 8

1.4.4 Nhân nuôi và thức ăn nhân tạo của sâu O arenosella -+-<<=<<s5+ 10

1.4.5 Thiệt hại do sâu O arenosella gây Ta -5-c 52c S+S2S HH Hư, 10

1.4.6 Các biện pháp quản lý sâu O arenOsella -5<£++<++c£+s++eexxexerrxeexe I1

CHUONG 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 142:1 Nội dung nBphiẾH GỨU cooisseneoaibiiitiiebisdisCi48558033305895E0SESIISEESESGESEESSESI2VEISSSE646 14

22 Thôi sian, địa điểm TiglÏểN BÊ sssssssasrossiesgoesaiL2S0A80c6 1880S0000008/6/0600G000000300309.Gu2, 14

23, DUNS VaVat LEU THIẾT CÚ áseneseseesroooesniiniliit090590133/1930500G0858H2H380043383300900035/0008 14 2.4 i50 (101401000) 2 17

Trang 7

2.4.1 Thí nghiệm xác định một số đặc điểm hình thái, sinh học và đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đầu den O arenasella trên một số loại thức ăn - 2 25s5s+54 17 2.4.2 Thí nghiệm đánh giá khả năng đẻ trứng và tuôi thọ của sâu đầu đen O arenasella trên một số loại thite BM sevesssnscsssvssssessveassesssesensonvessuynensassevavesssvenvosnvensnsavonseussevoauvesnvenenves 19 2.5 Phương pháp xử lí số liệu 2- ¿522 +S2S+2ESE2EEEE2EE2E2EE2121221121221221221.2Xe2 20 CHƯƠNG 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 2 5<©<©csecssczs+rsersrrsers 21 3.1 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng nhân nuôi sâu đầu đen O arenosella trên

A la THÚC BH rseeseiontisneti sang ESOGEIGSSIPLHISEGEEEHOINGIHGRDSEIRGHEREISSQEidBNi4Gp0-GinUAiGlĐlBSialsatzsa 21

3.1.1 Đặc điểm hình thái sâu dau den O arenosella trên 4 loại thức ăn 21

3.1.2 Đặc điểm sinh học sâu đầu den O arenosella trên 4 loại thức ăn 34

3.1.3 Kha năng nhân nuôi sâu đầu đen O arenosella trên 4 loại thức ăn - 39

3.2 Kha năng đẻ trứng và tuôi thọ thành trùng của sâu đầu đen O arenosella 43

HE a eee 45 Kết luận - + S222 2 21221211212112111121121111112112111211112111111211211112012112121212111 221cc 45 KEIE et ttre Se 46 TÁI TIYU THAM KHẢ G cocnonicunannnmonamnnmmnnmaneacsimnnmmacnen 47 PHỤ LU © 2e dt 6 01600011010535551305336513E23EEEAoSEGE20Ẹ0g189135:3380đ39330 034810124 Etixkiagsi 51

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

BHC Black Headed Capterpillar (Sâu đầu đen Opisina arenosella)

BVTV Bao vé thuc vat

Ctv Cộng tác viên

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

FAO Food and Agricultural Organization of the United Nations (Tổ

chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)

IPPC International Plant Protection Convention (Công ước Bao vệ thực

vat quốc tế)

VI

Trang 9

DANH SÁCH CAC BANG

Bang 2.1 Thức ăn của sâu đầu đen O arenosella trong thí nghiệm 17

Bang 3.1 Kích thước vỏ đầu các pha ấu trùng sâu đầu den O arenosella trên 4 loại thức

Bảng 3.1 Kích thước vỏ đầu các tuổi ấu trùng sâu đầu đen O arenosella trên 4 loại thức

ăn (tiếp theO) 2-22-2222 22122222221223122112211221127112211221121112112112112111111112111 211.11 ca 26Bang 3.2 Kích thước chiều dài các tuổi ấu trùng sâu đầu đen O arenosella trên 4 loạiHENTAI seccme ser eeresisisncr tein cseerB ate io aa i Sem oe ioe oS ONO 257Bảng 3.2 Kích thước chiều dai các tuổi ấu trùng sâu đầu đen O arenosella trên 4 loạithức ăn (tiếp theo) ¿-2¿2222222212212221221221122122112112211211211211211211211211 211211 1e re 28Bảng 3.3 Kích thước chiều rộng các tuôi ấu trùng sâu đầu đen O arenosella trên 4 loại

Bang 3.4 Kích thước nhộng và chiều dài thành trùng sâu đầu đen O arenosella trên 4li] TH all 2s eee eee eee 31Bang 3.5 Kích thước chiều rộng và chiều dai sai cánh thành trùng sâu dau đen O.arenosella trén 4 loat thie 000000858 33Bang 3.6 Thời gian phát triển giai đoạn trứng, ấu trùng tuổi 1 — 4 của sâu đầu den O.arenosella trên 4 loại thức ăn - 2 2221222132211 1211 2112211 9111211211 g1 nxnnrnườy 35Bảng 3.7 Thời gian phát triển giai đoạn ấu trùng tuổi 5 — 8 và nhộng sâu đầu đen O.eniosollrtrễn 4 loại THC Hi eessaesnaiidniiidisdikidRotlsrrsreEsdlerctdiDirbogbdiiigce.482600040/200-gciai ceE 37Bảng 3.8 Thời gian tiền đẻ trứng và vòng đời của thành trùng sâu đầu đen O arenosella

Bang 3.9 Ty lệ ấu trùng sâu dau đen O arenosella tuổi 1 sông sót qua các giai đoạn trên

4 16a CHWS ẤN sang ong noi th TLGIDGESOSERGIGECEEEGHGSEHDERESGEEISNGEINIECBSI-ESĐINGHCRSEIBHLSISGWGSSBSĐAAOcRSES 39Bang 3.10 Tỷ lệ (%) ấu trùng sâu đầu đen Ó arenosella tuôi 1 phát triển đến hóa nhộng

và hoàn thành vòng đời, tỷ lệ (%) nhộng vũ hóa trên 4 loại thức ăn 40

Trang 10

Bang 3.11 Khối lượng ấu trùng tuổi 5- 8 và nhộng sâu đầu đen O arenosella trên 4 loại0010/0001 6 6 6 dddii13 41Bang 3.12 Tỷ lệ thành trùng đực : cái va tỷ lệ trứng nở của sâu đầu đen O arenosellaAST lớãi THÍ Ai sung crete cetera eer eter er reat ere enon eee eer 42

Bang 3.13 Kha năng đẻ trứng của sâu đầu den O arenosella trên 4 loại thức an

Bang 3.14 Tuổi thọ thành trùng của sâu đầu đen O arenosella trên các loại thức ăn 44

1X

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Diện tích trồng dừa của Việt Nam phân theo vùng năm 2022 - 4Hình 1.2 Dự đoán phân bồ dia ly của O arenosella dựa trên sự thích hợp của khí hậu.6

Hình 2.1 Dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm . - ¿55+ +5 *S2££+£+zzzEeeeeererrke 14

Hình 2.2 Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm - 2 2 2222222E22EE2EE2E+22EcZE+zzxee 15Hình 2.3 Nhân nguồn sâu đầu den O arenosella cccccecccsssesvecseesveseeseessessnessesseesse 16Hình 2.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm hình thái và sinhhọc của sâu đầu đen O a7riaselÏa 2-5-5 S2+E+EEE2EEEE2EEE323E1112121111211111 11111 te 17Hình 2.5 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ và khả năng đẻ trứngcủa thành trùng sâu đầu đen Ó arenasella -2 22-©2222222222222222222zzzzzzzsre2 19Hình 3.1 Trứng sâu đầu đen O arenosella 1 ngày tuổi - -2-55-552552 21Hình 3.2 Sâu đầu đen Ó arenosella tuôi 6 khi nhân nuôi trên 4 loại thức an 22Hình 3.3 Nhộng của sau O arenosella 5 ngày tuổi nhân nuôi trên 4 loại thức ăn .23Hình 3.4 Nhộng sâu đầu đen O arerosella : 2-©52©22222222222222+22+zzszzzsee 23Hình 3.5 Thanh trùng sâu đầu đen Ó arerosella -. -+©2+©22©5255z552522s>sz55+2 24Hình 3.6 Vỏ đầu ấu trùng sâu đầu đen Ó arenosella -2 2©-2+522555z<: 26Hình 3.7 Vòng đời sâu đầu đen O arenosella nhân nuôi trên lá chuối - 36

Trang 12

GIỚI THIỆU

Đặt vấn về

Sâu đầu đen Opisina orenosella là loại sâu ăn lá gây hại nặng trên cây dừa ở Nam

A (Nasser và Abdurahiman, 2001; Mohan và ctv., 2010), gây thiệt hại kinh tẾ cao(Kumara va ctv, 2015) Sâu đầu đen (BHC) tan công cây dừa trong tat cả các giai đoạn,

từ cây con đến trưởng thành và có thể gây thiệt hại 45,4 % sản lượng (Mohan và ctv,2010) Cây dừa có thân cây cao gây nhiều khó khăn trong việc phát hiện, và kiếm soátkhi xuất hiện sâu hại Việc áp dụng biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hiệuquả và cũng không được ưu tiên vì tốn chi phí cao Hơn nữa, thuốc BVTV ảnh hưởngtrực tiếp đến người dân và các sinh vật sinh sống dưới tán lá dừa Dé đáp ứng nhu cầu

về canh tác hữu cơ, sản xuất cây trồng an toàn và bền vững, kiểm soát sinh học là biệnpháp thay thế, thân thiện với môi trường và là biện pháp kiêm soát sâu đầu đen hiệu quả(Lê Khắc Hoàng và ctv, 2022)

Việc nhân nuôi sâu O arenosella bằng lá đừa trong phòng thí nghiệm cần cungcấp một lượng lớn lá dừa tươi (Nasser và Abdurahiman, 2001; Mohan và ctv, 2010), do

đó khó có thê đáp ứng nhân nuôi sâu đầu đen ở quy mô lớn Vì vậy, cần thay thế nguồnthức ăn bằng một số loại kí chủ khác, các nghiên cứu cho thấy BHC có thể hoàn thànhvòng đời trên nhiều loại ký chủ, như lá chuối, lá mít và lá dita nước Những loại cây nàyrất phổ biến tại Bến Tre, hơn nữa có thé lợi dung những dot tỉa cành, lá làm thức ăn nhânnuôi sâu đầu đen

Vi vậy, dé tài: “Đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đầu đen Opisina arenosella(Lepidoptera: Xylorictidae) trên một số loại thức ăn” đã được thực hiện

Mục tiêu

Xác định hiệu quả của các nguôn thức ăn dén khả năng nhân nuôi sâu dau đen O.

arenosella thông qua một sô chỉ tiêu về kích thước và đặc điềm sinh học.

Trang 13

Yêu Cau

Các thí nghiệm được thực hiện ở cùng điều kiện nhiệt độ 28 + 2 °C, ẩm độ 70 +

5 %, thời gian chiếu sáng 12 giờ

Giới hạn đề tài

Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05/2023 đến tháng 02/2024, tại phòngthí nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thànhphó Hồ Chí Minh

Thí nghiệm được thực hiện trên 4 loại thức ăn: lá đừa xiêm, lá mít Thái, lá chuốisáp và lá dừa nước.

Trang 14

Chương 1 TONG QUAN TÀI LIEU

1.1 Sơ lược về cây dừa

Dừa (Cocos nucifera L.) là loại cây có giá trị sử dụng cao, là nguyên liệu cho

nhiều ngành công nghiệp Cây dừa là một trong mười loại cây hữu ích nhất trên thé giới.Nguồn gốc cây dừa trên thế giới vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi, một số học giả chorằng nó có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam châu Á trong khi những người khác chorằng nó có nguồn gốc ở miền Tây Bắc Nam Mỹ Tuy nhiên, cây dừa tập trung nhiềunhất ở khu vực Châu A — Thái Bình Dương Cây dừa là một loại cây trồng nông nghiệptruyền thống, sức sông mãnh liệt, phân bố rộng, phát triển tốt ở khu vực Duyên hải đếnDong bang, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng ven biển (Grimwood và Ashman,1975).

1.2 Sơ lược về tình hình sản xuất dừa trên thế giới và Việt Nam

Theo FAOstat (2021), cây dừa được trồng trên 86 quốc gia với tổng điện tích11,347 triệu ha, trong đó diện tích dừa của các nước Châu A là 9,646 triệu ha, chiếm85% tổng diện tích dừa thế giới Trong đó, quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Philippine,với tông diện tích là 3,646 triệu ha, kế đến là Indonesia 2,825 triệu ha và An Độ 2,199triệu ha (FAOstat, 2021) Từ năm 2016 đến năm 2021, diện tích trồng dựa trên thé giới

đã tăng từ 11,066 triệu ha lên đến 11,347 triệu ha và đồng thời kéo theo sản lượng dừatrên thế giới cũng tăng từ 59,203 triệu tấn lên đến 64,093 triệu tan

Diện tích dita của Việt Nam đứng hàng thứ 7 trong các nước trồng dừa trên thế

giới với điện tích 167.642 ha, sản lượng 1,866 triệu tan đứng hàng thứ 6 trên 86 quốc

gia (FAOstat, 2021).

Trang 15

Dừa ở ĐBSCL chiếm 88,2% diện tích diva cả nước với điện tích khoảng 171.000

ha Các tỉnh có diện tích trong dừa lớn là: Bến Tre (khoảng 78.000 ha), Trà Vinh (khoảng26.000 ha), Tiền Giang (khoảng 21.000 ha), Vĩnh Long (khoảng 10.000 ha) (theo số liệuthống kê của Hiệp hội Dừa Bến Tre, 2022) Dừa được xác định là cây trồng quan trọngcung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp

PHÂN BỎ DIỆN TÍCH DỪA VIỆT NAM 2022

Các tỉnh phía Bắc

Các tỉnh MĐNB (1,8%

Hình 1.1 Diện tích trồng dừa của Việt Nam phân theo vùng năm 2022

(Nguồn: Hiệp hội Dừa Bến Tre, 2022)1.3 Một số sâu hại trên dừa

Sâu hại phá hoại cây dừa quanh năm (Mohan và ctv, 2010), là nguyên nhân chính

làm giảm năng suất dừa Sâu gây hại trên các bộ phận khác nhau như thân, lá, hoa vàtrái Theo Abhishek và Dwivedi (2021), cây dừa bị rất nhiều loài côn trùng tấn công, cóhơn 900 loài được phát hiện, trong đó kiến vương Oryctes rhinoceros Linnaeus

(Coleoptera: Scarabaeidae), bọ dừa Brontispa longissima Gestro (Coleoptera: Chrysomellidae), đuông dừa Rhynchophorus ferruginenus Olivier (Coleoptera:Curculionidae) và sâu đầu den Opisina arenosella Walker là những loài côn trùng gâyhại chính trên dừa Theo ghi nhận của Winotai (2014), Kumara va ctv (2015), kiến

vương Oryctes rhinoceros L (Winotai, 2014), bọ dừa Brontispa longissima G., đuông

Trang 16

dừa Rhynchophorus ferruginenus O và sâu đầu đen Opisina arenosella Walker là nhữngloài côn trùng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất ở các vùng trồng dừa lớn trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre (2009), bọ đừa

(Brontispa longissima G.) hay còn gọi là bọ cánh cứng xuất hiện ở Việt Nam vào cuốinăm 1999 và phát triển nhanh thành dịch gây hại trên qui mô rộng khắp các tỉnh phíanam; kiến vương (Oryctes rhinoceros L.) là một loại côn trùng phổ biến và gây thiệt hạinhiều nhất cho cây dừa, thành trùng tấn công cây dừa ở đủ mọi lứa tuổi, ăn các lá nonđang phát triển, đục vào chồi và đỉnh tăng trưởng của dừa, trường hợp nặng có thê gâychết cây dừa; đuông dừa (Rhynchophorus ferruginenus O.) là côn trùng gây hại nguyhiểm bởi vì rất khó phát hiện khi nó bắt đầu tấn công đọt non, đến khi phát hiện ra thìđỉnh sinh trưởng đã bị phá hủy, cây dừa chết mà không thé cứu được; sâu nai (Parasa

lepida) khác với con bọ dừa, sâu nai ăn lá dừa già, trường hop gây hại nặng tán lá trở

nên xơ xác, cây không quang hợp được dẫn đến giảm năng suất dừa

Đặc biệt, năm 2020 xuất hiện loài Opisina arenosella Walker tại tỉnh Bến Tre,loài này đã gây hại nặng và đang tiếp tục lây lan (Trung tâm giám định kiểm dịch thực

vật, 2020).

1.4 Sâu đầu đen Opisina arenosella Walker

1.4.1 Nguồn gốc và phân bố

Sâu đầu đen hại dừa O arenosella thuộc ho Xylorictidae, có nguồn sốc ở Nam

A Trong những thập ky qua, O arenosella đã lan sang một số nước ở Đông và ĐôngNam Á Âu trùng BHC có thể gây rụng lá nghiêm trọng trên dừa và có thể làm chết cây,dẫn đến thiệt hại trực tiếp về sản lượng, đồng thời làm giảm giá trị thâm mỹ của cảnhquan đô thị và nông thôn (Lu và ctv, 2023) BHC được mô tả lần đầu tiên ở Án Độ vàSri Lanka vào giữa thé ky XIX, loài O arenosella gần đây đã xâm chiếm một số nướcchâu Á, bao gồm Myanmar, Bangladesh, Thái Lan, Malaysia và Pakistan (Perera và ctv1988; Muralimohan và ctv 2007; Lya và ctv 2013).

Trang 17

CHÚ GIẢI `

test

train L_] Không thích hơn

bởi BHC.

Năm 2007, BHC xuất hiện lần đầu ở tỉnh Prajuabkirikhan, Thái Lan

(Chomphukhiao va Uraichuen, 2017) Năm 2013, O arenosella cũng được ghi nhận ở

thành phố Vạn Ninh (Hải Nam), lan sang Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến trênđất liền Trung Quốc (Yan và ctv, 2013, Jin và ctv, 2018)

Tại Việt Nam, BHC xuất hiện lần đầu tại tỉnh Bến Tre vào tháng 7 năm 2020.Theo kết quả giám định của Trung tâm giám định kiểm dịch thực vật, số17/GDKDTV/PKQ, ngày 29 tháng 7 năm 2020, đã xác định mẫu loài sâu đầu den hại

dừa được phát hiện tại Bến Tre là loài O arenosella Walker từng gây ra dịch hại nguy

hiểm tại Ấn Độ, Indonesia, Myanma và Thái Lan

Trang 18

1.4.2 Ký chủ

Cây dừa (Cocos nucifera L.) là ky chủ chính cua BHC Các cây ký chủ khác baogồm cây cha là hoang dã (Phoenix sylvestris L), cây cọ Trung Quốc (Livistona chinensisJacq R Br.), cây cọ Washington (Washingtonia Robusta H Wendl), cọ trầu hoặc coAreca (Areca catechu L.), cọ hoàng gia (Roystonea regia (Kunth) O F Cook), cọ đường (Arenga pinnata (Wurmb) Merr.), cọ bướm (Chrysalidocarpus lutescens H.), co đuôichồn (Wodyetia bifurcata K.), cọ chai (Hyophore lagenicaulis L) Cây cọ Alexandra(Archontophoenix alexandrac H.) va cay co palmyra (Borrassus flabellifer L.) (Rao vactv, 1948) Các cây ký chủ khác bao gồm cây cha là (Phoenix dactylifera L.) (Butani,1975), cây cọ Talipot (Corypha umbraculifera L.) (Talati và Busani 1988), cây cọ cao

lương (Metroxylon sagu Rottboell), cây cọ Kithul (Caryota urens L.), cọ doum

(Hyphaene thebaica L.) (Lever., 1969), cọ bắp cải (Oredoxa oleracea Kurth) và cọ Nipa(Nypa fruticans Wurmb., 1985).

BHC được xem là loài sâu ăn lá gây hại nguy hiểm trên cây dia, cũng như một

số cây ký chủ phụ như cây mít (Artocarpus heterophyllus), cây chuỗi (Musa paradise),cây cọ (Elaeis guineensis), cau kiếng (Normanbya merillii) O điều kiện không có sựlựa chọn ký chủ cho thấy dấu hiệu ăn phá của sâu đầu đen hại dừa O arenosella chỉ xuấthiện ở cây mít (ăn phá ở phần lá non rất nhiều so lá già), cây chuối, cây cọ dầu, cây cau

kiếng và cây dừa, các cây điều, cacao, lúa cũng có xuất hiện những dấu cắn phá của sâu

đầu đen hại dừa O arenosella nhưng thời gian sống rất ngắn (Lư Nữ Chiều Xuân, 2021)

Theo Seni (2019), ký chủ của loài sâu này có loài cọ dừa Palmyra (Borassus flabellifer), thực vật thuộc chi Corypha, Hyphaene, Phoenix và Roystonia BHC đượcghi nhận gây hại trên cây cọ dầu, cây chà là, cây quả hạch, cây cọ cảnh, cây chuối(Winotai, 2014), là loài gây hại chính trong vùng canh tác cây cọ, gây thiệt hại và làmgiảm đáng ké năng suất dita (Mohan và ctv., 2010) Theo IPPC (2022), một số ký chủ

của BHC bao gồm cọ dầu, chà là, cọ cảnh và chuối Tại Karnataka (Ấn Ðộ), BHC gây

thiệt hại đến 1,6 triệu cây cọ dừa và gây rụng lá diện rộng vào cuối những năm 1990(Shivashankar và ctv, 2000) BHC ăn lá chuối ở các vườn dừa bị nhiễm khuẩn nặng, khi

ký chủ chính của nó đã cạn kiệt (Shameer và ctv., 2018) Trong điều kiện phòng thí

Trang 19

nghiệm, BHC hoàn tat quá trình phát trién trên quả mít và hạt điều (Kumara và ctv,2015; Shameer và ctv 2018).

1.4.3 Đặc điểm sinh học và hình thái của sâu đầu đen O arenosella

Trứng

Trứng hình elip, màu vàng nhạt khi mới nở và có màu nâu đỏ khi trứng gần nở(Nasser và Abdurahiman, 2001) Theo Lê Khắc Hoàng và ctv (2022), trứng mới đẻ 1 —

2 ngày đầu có màu vàng kem, sau 3 — 5 ngày chuyền màu đỏ cam, sau 6 — 7 ngày gan

nở trứng có màu nâu đỏ; trên bề mặt trứng trơn bóng, vỏ trứng mỏng; chiều dải trungbình 0,7 mm, chiều rộng trung bình 0,5 mm, thời gian trứng nở trung bình 7 ngày

Thành trùng cái đẻ theo từng nhóm không đều ở mặt dưới lá dừa (Nasser vàAbdurahiman, 2001) Trứng thường nam gần các 6 ấu trùng cũ (Seni, 2019) BHC đẻtrứng thành từng nhóm nhỏ Trứng thường được tìm thấy trong vùng lân cận nơi ấu trùngđang ăn phá, người ta cho rằng điều này dẫn đến sự lây lan chậm của BHC (Perera và

ctv, 1987).

Au trùng

Au trùng mới nở có màu đỏ cam, sau đó chuyền sang màu vàng nhạt, đầu màunâu sam Ba đường mau nâu chạy dọc thân Mau ngực nhạt hon mau ở đầu và chân(Chomphukhiao, 2011) Au trùng thường có 5 tuôi và lên đến 8 tuổi khi được nhân nuôi

ở điều kiện phòng thí nghiệm (Chomphukhiao, 2011) Perera và ctv (1988) cũng khẳng

định mặc dù thông thường BHC có 5 tuổi, nhưng có tới 8 tuổi đã được ghi nhận trong

phòng thí nghiệm khi ấu trùng ở trong điều kiện bat lợi

Theo Lê Khắc Hoàng và ctv (2022), ấu trùng sâu đầu đen trải qua 6 tuổi, mỗi tuôi

có sự thay đổi về mau sắc, kích thước Âu trùng tuổi 1 đến tuổi 3 có màu vàng nhạt,nhưng ấu trùng tuổi 4 và 5 có màu xám nâu, au trùng tuổi 6 có màu vàng Ong Tổng thờigian ấu trùng trung bình 31 ngày Au trùng tạo nơi trú ân từ tơ và chất thaiva thường lầntrốn khi có tín hiệu bị đe dọa (Kumara và ctv, 2015)

Trang 20

Khi ấu trùng bước vào giai đoạn chuẩn bị thành nhộng, chiều dài ấu trùng giảm

đi và có màu vàng nhạt,giai đoạn này không hoạt động kéo dai trong 2 ngày BHC quanquanh cơ thể một lớp kén dày và bước vào giai đoạn nhộng (Nasser và Abdurahiman,2001).

Nhộng

Nhộng có hình bầu dục và màu nâu sam (Chomphukhiao, 2018) Giai đoạn nhộngcủa O arenosella trung bình 8 ngày (Perera va ctv, 1987) Nhộng sâu đầu đen (1 — 2ngày tuổi) có màu trang xám, sau đó chuyền dan sang màu đỏ va nâu đen khi gần vũhóa (4 — 7 ngày tuổi) (Lê Khắc Hoàng va ctv, 2022)

Thành trùng

Thành trùng BHC có màu trắng xám, dài 10 — 15 mm, sai cánh dai 20 — 25 mm(Seni, 2019) Con cái lớn hơn con đực (Chomphukhiao, 2018) Thành trùng cái có màuxám nhạt và trên cánh trước của thành trùng cái có 3 chấm mờ ở cánh trước So vớithành trùng cái, thành trùng đực có màu xám sáng và óng hơn, râu đầu thành trùng đựcngắn hơn và thân thon dài hơn thành trùng cái (Lư Nữ Chiều Xuân, 2021) Phần cuốibụng của thành trùng cái thường tù và có màu xám đậm, phần cuối bụng của thành trùngđực nhọn và có màu xám trắng (Lê Khắc Hoàng và ctv., 2022)

Những con cái chưa giao phối và giao phối bắt đầu đẻ trứng trong ngày thứ 2 saukhi nở và cao điểm vào ngày thứ 4 sau khi giao phối Thành trùng cái giao phối đẻ sốlượng trứng cao nhất lên tới 273,63 trứng (Kumara và ctv, 2015), tiếp theo là 161,80trứng ở 26°C và 83,40 trứng ở 28°C, khi nhiệt độ tang con cái có thể đẻ nhiều trứng hơn.Thành trùng cái chưa giao phối có thể đẻ 79,37 quả trứng, nhưng trứng không nở(Chomphukhiao, 2018) Con trưởng thành thường được tìm thấy vào ban ngày nghỉ ngơi

ở mặt dưới của những tàu lá dừa bị ấu trùng cắn phá

Vòng đời và tuôi thọ

Sâu đầu den dừa trải qua 4 giai đoạn phát triển liên tiếp: trứng, ấu trùng, nhộng

và trưởng thành Đối với chủng O arenosella tại An Độ thời gian phát triển ở giai đoạn

Trang 21

trứng là 5 - 8 ngày, giai đoạn ấu trùng là 42 - 48 ngày giai đoạn nhộng 12 ngày, trongkhi tuôi thọ của con trưởng thành dao động trong khoảng 5 - 8 ngày ở 26 °C (Lyu và ctv2013; Muralimahan và ctv, 2013; Kumara và ctv, 2015).

Theo Lê Khắc Hoàng và ctv (2022), thời gian hoàn thành vòng đời của sâu đầuđen trung bình 47,7 ngày, biến động từ 43 — 52 ngày Theo nghiên cứu của Perera va ctv(1988), vòng đời trước khi trưởng thành là khoảng 46 ngày Theo nghiên cứu củaChomphukhiao và Uraichuen (2017), thời gian hoàn thành vòng đời của sâu đầu đen Ó.arenosella là khoảng 55,75 ngày.

Theo ghi nhận của Chomphukhiao và ctv (201 1), thành trùng cái có tuổi thọ 13,38ngày, thành trùng đực có tuổi thọ 13,42 ngày Theo Nasser và Abdurahiman (2001),tudi thọ con trưởng thành từ 5 — 13 ngày Theo Lư Nữ Chiều Xuân (2022), tuổi thọ thànhtrùng cái là 4,7 ngày và tuổi thọ thành trùng đực là 3,6 ngày

1.4.4 Nhân nuôi và thức ăn nhân tao của sâu O arenosella

Jin và ctv (2018), đã tối ưu hóa công thức thức ăn dùng đề nhân nuôi O.arenosella dựa theo phân tích OAD trên 11 loại nguyên liệu khác nhau bao gồm mầmlúa mì; sucrose; bột ngô; men bia; bột dừa frond; muối Wesson; cholesterol;cholineclorua; inositol; axit sorbic; axit ascobic Kết qua cho ra chế độ ăn nhân tạo dénuôi O arenosella đạt hiệu quả tốt nhất là: 7,5 g mam lúa mì, 2 g sucrose, 6 g bột ngô,

4 g men bia, 6 g bột lá dừa, 0,75 g muối Wesson, 0,05 g cholesterol, 0,05 g cholinechloride, 0,01 g inositol, 0,2 g sorbic acid, 0,4 g ascorbic acid, 1 g agar va 72,04 mL

nước vô trùng.

Theo Chomphukhiao và ctv (2017), O arenosella phát trién va đẻ trứng tốt nhấttrên lá dừa, tiếp theo đó là lá cọ, lá chuối và lá cọ dầu (Chomphukhiao và Uraichuen,2017) Ngoài ra, qua sang lọc trong phòng thí nghiệm cho thay O arenosella còn có thétrưởng thành trên mít, lá điều và cọ dau (Shameer và ctv, 2018)

1.4.5 Thiét hại do sau O arenosella gay ra

Au tring cua O arenosella can pha các tau lá, tạo nơi trú an từ tơ và chất thải,làm giảm số lượng gai hoa, làm chậm sự phát triển của cây và dẫn đến rụng quả sớm(Lever, 1969; Manjunath, 1985), ghi nhận gây thiệt hại 45,4% sản lượng và 13,8 — 21%

Trang 22

số lá dừa từ cây dừa bị sâu đầu đen tan công trong năm tiếp theo (Mohan và ctv., 2010).

Au trùng O arenosella ăn cả lá già và lá non, đồng thời tan công các chéi và quả non

(Lever, 1969; Manjunath, 1985) Trong trường hợp bị nhiễm nặng, các tàu lá bị khô và

rũ xuống, các quả non bị rụng nhiều (Seni, 2019), toàn bộ vườn dừa có vẻ như bị cháy

do lá chét bị tan công chi còn lại lớp biểu bì trên

1.4.6 Các biện pháp quan lý sâu O arenosella

Bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc ngăn chặn, diệt trừ và kiểm soát hiệuquả các loài BHC là việc phát hiện sớm Vì vậy, việc giám sát thường xuyên là điều cầnthiết dé quản lý hiệu quả loài gây hại này, nhưng phát hiện bằng mắt thường khó có thé,bởi tập tính của O arenosella Au trùng ăn mặt dưới của lá dừa, lúc đầu thành dan,nhưng sau đó đơn lẻ, ăn biểu bì đưới và lá mầm nhưng dé nguyên biéu bì trên Mặt trêncủa lá có vết cháy sém đặc trưng nơi ấu trùng đã kiếm ăn Thành trùng đẻ trứng thành

từng nhóm nhỏ trên mặt dưới của lá dừa Trứng thường được đẻ tập trung trong vùng

lân cận nơi ấu trùng đang ăn, và người ta cho rằng điều này dẫn đến sự lây lan chậm củacác đợt bùng phát sang các cây chưa bị gây hại (Perera và ctv, 1987) Trứng sâu đầu đenthường được đẻ ở mặt dưới của lá chét, những rãnh trên lá hoặc đẻ ở gần đường hầm do

au trùng tạo ra Thông thường trên một lá có nhiều lứa tuổi sâu đầu đen khác nhau cùngsinh sống (Nasser và Abdurahiman, 2001) Với thuộc tính cây đừa có thân cao, nên khóphát hiện ở giai đoạn đầu (Lu và ctv, 2023)

Các phương pháp quản lý khác nhau đã được sử dụng dé kiểm soát O arenosella.Kiểm soát sinh học:

BHC gây hại rất nặng, đã có nhiều ghi nhận về việc sử dụng biện pháp kiểm soátsinh học, kiểm soát hiệu quả BHC trong khu vực và trên thế giới Thái Lan người ta sửdung Bacillus thuringiensis Berliner (IPPC, 2017) Tuoi đất bằng hỗn hợp tỏi vàazadirachtin làm giảm mật độ BHC ở An Độ một cách hiệu quả (Chandrashekharaiah,2013) Bẫy đèn được sử dụng rộng rãi dé bay O arenosella trưởng thành ở An Độ(Muralimohan va ctv, 2007) Sau khi xác định và tong hop pheromone cua O arenosella(Bhanu va ctv, 2015), bay pheromone đã được sử dung rộng rãi dé kiểm soát BHC

II

Trang 23

Các nghiên cứu về kiểm soát sâu đầu đen đã được tiến hành và ghi nhận các loảithiên địch kiểm soát sâu đầu đen như sau: Agonoxena spp., Antaeotricha spp., Artonacatoxantha, Durrantia arcanella, Furcivena rhodoneurialis, Hedylepta blackburni, Herculia nigrivitta, Homophylotis catori, Loxotoma elegans, Odites sp., Stenoma impressella va Struthocelis semiotarsa (Cock, 1987); Bracon brevicornis, Goniozus

nephantidis, Brachymeria nosatoi, B nephantidis, Xanthopimpla nana nana and

Cardiastethus exiguus (Nasser và Abdurahiman, 2001); Brachymeria nephantidis Gahan, Brachymeris nosatoi Habu, Brachymeria latus Walker, Bracon hebetor Say, Bracon brevicornis Westmeal, Trichospilus pupivora Ferriere, Anthocephalus hakonensis Ashmead, Elasmus nephantidis Rohwer, Goniozus nephantidis (Muesebeck), Apanteles taragamae Vierick, Eriborus trochanteratus (Morley), Goryphus sp.

Meteoridea hutsoni Nixon, Tetrastichus isaraeli (Mani and Kurian), Stomatomyia

bezziana Baranoff, Cardiastethus exigruis Popius (Winotai, 2014)

Theo Winotai (2014), kiểm soát sâu đầu den bang thiên địch như ong kí sinh

Goniozus nephantidis, Bracon brevicornis, Brachymeria nephantidis Gahan Ở An Độ,Thái Lan và Trung Quốc, ty lệ kiểm soát BHC cao dat được thông qua việc phóng thíchnhiều loài thiên địch khác nhau, ví dụ: Goniozus nephantidis Muesbeck, Brachymerianephantidis Gahan, Trichogramma embryophagum Hartig (Raghwani va ctv 1997), tancông BHC vào giai đoạn au trùng, nhộng và trứng Bracon brevicornis được phát hiện

ở Nam Malabar, Kerela là loài ong kí sinh BHC (Rao và ctv, 1948) Loài này đã được

nhân nuôi hàng loạt và thả khắp Kerela (Nasser và Abdurahiman, 2001) Một số loài

ong như ong ký sinh Argyrophlax fumipennis được áp dụng tai Sri Lanka năm 1987

(Cock, 1987); từ năm 1980 — 2000, ong ký sinh Goniozus nephantidis và Bracon

brevicornis su dụng thành công tại An Độ (Rao và ctv, 2018) Tại Thái Lan, sau khiBHC được ghi nhận tại tỉnh Prachuap Khiri Khan vào năm 2007 và bùng phát gây hạitrên diện tích rộng lớn, loài ong ký sinh Goniozus nephantidis được nhập khâu từ SriLanka năm 2012 và phóng thích để kiểm soát BHC, sau đó sử dụng ong ký sinhHabrobracon hebetor (Braconidae) và một loài thiên địch bản địa dé kiểm soát BHC(Chomphukhiao và ctv, 2018) Trong các loài thiên địch được tìm thấy thì ong ký sinhGoniozus mephamidis (Hymenoptera: Chrysidoidea), Bracon brevicornis

(Hymenoptera: Braconidae) và Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) là 3 loài có

Trang 24

khả năng kiêm soát BHC hiệu quả và đã được áp dụng thành công nhiều nơi trên thégidi.

Qua quá trình điều tra và khảo sát ngoài đồng tại Việt Nam cũng đã thu được 10loài thiên dich của BHC Trong đó, có 3 loài ong kí sinh tiềm năng nhất là: Braconhebeto - ky sinh trên au trùng BHC, Trichospilus pupivorus và Brachymeria sp - kysinh trên nhộng BHC (Lê Khắc Hoàng va ctv, 2022) Bracon hebetor là loài ky sinh âutrùng tiềm năng và có khả năng kiểm soát dịch hại BHC cao tại Bến Tre

Kiểm soát hóa học:

Trong giai đoạn đầu của dịch hại BHC, ở Trung Quốc, những người trồng dừađịa phương thường sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp (Li và ctv, 2010) Trong những năm

1970, nông dân An Độ đã sử dung hợp chất organophosphates va organic phosphorus

dé kiểm soát O arenosella (Mack và ctv, 2002)

Đối với sâu dau đen hai dừa O arenoselia phương pháp tiêm thuốc cũng được

áp dụng, theo một nghiên cứu của Kanagaratnam và Pinto (1985), monocrotophos được

tiêm vào thân cây dừa cao từ 15 — 20 m với liều lượng 3 và 6 g hoạt chất trên mỗi cây.Hoạt chất được dịch chuyên và tích lũy trong lá với số lượng đủ để tiêu diệt ấu trùng sâudau đen Opisina arenosella Monocrotophos được đưa vào, ở dạng cô đặc 60% hòa tantrong nước, không pha loãng, vào các lỗ mới tạo, sâu 15 em được khoan bằng mũi khoan

ở góc 45 ° so với chiều ngang, cách mặt dat 1 m Các thí nghiệm cho thấy tac dụng kéodài khoảng 6 tháng Việc tiêm thuốc trừ sâu sinh học hòa tan Soluneem trong nước, vàothân cây cũng có tác dụng kiểm soát hiệu quả ấu trùng O arenosella ở An Độ(Shivashankar va ctv, 2000).

Tuy nhiên, với kha năng sinh san cao cua O arenosella và thuộc tính thân cao,

thang của cây dừa, việc sử dung các biện pháp hóa học để phòng trừ dich hại khôngmang lại hiệu quả cao, mặc dù đã có một số thành công với các loại thuốc trừ sâu khácnhau Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp hóa học gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏecon người, vật nuôi, quần thể côn trùng có lợi, các phương pháp thay thế cho hóa chất

đã được tìm kiếm để giảm dư lượng hóa chất có trong trái, cũng như duy trì các côntrùng có lợi, tạo động lực cho nền nông nghiệp bền vững

13

Trang 25

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Xác định một số đặc điểm hình thái, sinh học và đánh giá khả năng nhân nuôi sâuđầu đen O arenosella trên 4 loại thức ăn

Đánh giá ảnh hưởng của 4 loại thức ăn đến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ thànhtrùng sâu đầu đen O arenosella

2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Các thí nghiệm được thực hiện từ tháng 05/2023 đến thang 02/2024, tại phòng

thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thành

phố Hồ Chí Minh ở điều kiện nhiệt độ 28 + 2 °C, 4m độ 70 + 5 % phòng thí nghiệm,thời gian chiếu sáng là 12 giờ

2.3 Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu

Trang 26

Dụng cụ nghiên cứu:

Panh gap côn trùng chuyên dung, cọ quét mẫu, kéo cắt cành, kéo nhỏ, bút lông,

túi nilon, hộp nhựa (15 x 10 x 7,5 cm) va hộp nhựa tròn (7,3 x 6,5 x 3,2 cm), dia petri

(đường kính 9 cm), lồng mica (30 x 30 x 25 cm), ống falcon (50 ml), bông gòn, khăngiấy

Máy anh Canon 7D Mark II — Nhật Ban (Độ phân giải 20,1 mp).

Kính hiền vi soi nổi KTST — 978PRO KTECK - Đài Loan (Độ phóng đại 17 x —

110 x Vật kính 0,7 x — 4 x Ong kính tiêu chuẩn: 0,75 x; 1 x, 1,5 x và 2 x)

Cân tiêu vi A&D FX — 120i — Nhật Ban (Độ lệch chuẩn 0,001 g)

Hình 2.2 Thiết bi sử dung trong thi nghiệm

Vat liệu nghiên cứu: Sâu đầu đen O arenosella, lá dừa xiêm (lá được lấy từ tàu

lá 1 đến 5 tính từ dưới lên), lá mít Thái (lá được lấy từ cành 1 đến 3 tính từ dưới lên), láchuối sáp (lá được lấy từ tàu lá 1 đến 3 tính từ đưới lên), lá diva nước (lá được lấy từ tàu

lá 1 đến 3 tính từ ngoài vào)

Vật liệu nhân nuôi: mật ong hoa cà phê, lá dừa xiêm.

l5

Trang 27

Nhân nguồn sâu dau đen O arenosella:

Tiến hành thu mẫu Sâu đầu đen trên các vườn dừa bị gây hại và được nhân nuôibang lá đừa xiêm, trong hộp nhựa kích thước 15 x 10 x 7,5 cm (nắp hộp được cắt ở giữanắp hộp và dan lưới dé cho hộp thoáng khí), trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2 °C, âm độ

70 + 5 %, thời gian chiếu sáng là 12 giờ

Thay lá dừa 2 ngày 1 lần, thường xuyên kiểm tra nhằm đảm bảo có đủ nguồnthức ăn cho sâu đề thu nhộng và ấu trùng đủ số lượng làm thí nghiệm

Thành trùng sâu đầu đen được cho ăn thêm với mật ong nồng độ 30 % và đượcchuyển vào lồng mica (30 x 30 x 25 em) có treo sẵn các miếng khăn giấy (2 x 15 em)làm chỗ cho thành trùng đẻ trứng Au trùng tuổi 1 mới nở được tách riêng và cho vàohộp nhân nuôi (15 x 10 x 7,5 em) có sẵn lá dita xiêm làm thức ăn Thu sâu thế hệ thứ 3

dé làm thí nghiệm

Trang 28

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thí nghiệm xác định một số đặc điểm hình thái, sinh học và đánh giá khảnăng nhân nuôi sâu đầu den O arenasella trên một số loại thức ăn

Hình 2.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm hình thái và sinh

học của sâu dau đen O arenasella.

Bảng 2.1 Thức ăn của sâu đầu đen O arenosella trong thí nghiệm

Tên Việt Nam Tên khoa học Giống

Cây dừa Cocos nucifera Dừa xiém

Cay mit Artocarpus heterophyllus Mit Thai

Cây chuối Musa paradise Chuối sáp

Cây dừa nước Nypa fruticans

Phuong phap thi nghiém

Thí nghiệm được bố tri theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên don yếu tố, 4 nghiệmthức với 3 lần lặp lại, trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2 °C, âm độ 70 + 5 %, thời gian chiếusáng 12 giờ Mỗi nghiệm thức là 100 ấu trùng sâu đầu đen 1 ngày tuổi, được cho vàohộp nhân nuôi (15 x 10 x 7,5 em; có nắp lưới thoáng khí) có sẵn các loại thức ăn ở Bang

Dele

17

Trang 29

Thức ăn trong mỗi hộp được thay 2 ngày/1 lần Khi thành trùng vũ hóa được tách

ra và nhân nuôi tiếp tục trong lồng mica (30 x 30 x 25 cm) có treo sẵn các miếng khăngiấy (2 x 15 cm) làm chỗ cho thành trùng cái đẻ trứng Các chỉ tiêu được theo dõi hằngngày.

Chỉ tiêu theo dõi đặc điểm hình thái

Trứng: quan sát hình dạng, màu sắc (trứng được quan sát ở thời điểm 12 giờ sau

đẻ).

Au trùng: quan sát hình dạng, màu sắc, đo kích thước vỏ dau, chiêu dài, chiêu

rộng ấu trùng (au trùng được do ở thời điểm sau khi lột xác 24 gid)

Nhộng: quan sát hình dạng, màu sắc, kích thước (nhộng được đo ở thời điểm sau

khi hóa nhộng 36 giờ).

Thanh trùng: quan sát các đặc điểm trên cơ thé, màu sắc, đo kích thước chiều dai,chiêu rộng và chiêu dai sai cánh.

Chỉ tiêu theo đõi đặc diém sinh học

Thời gian phát dục của từng pha (ngày).

Thời gian tiền đẻ trứng của thành trùng cái (ngày)

Vòng đời (ngày).

Chỉ tiêu đánh giá khả năng nhân nuôi

Tỷ lệ ấu trùng tuổi 1 sống sót qua các giai đoạn (%) = số âu trùng chuyên tuéi/téng

số ấu trùng tuổi 1*100

Khối lượng ấu trùng tuổi 5, tuổi 6 và nhộng (g)

Tỷ lệ ấu trùng tuổi 1 — hóa nhộng (%) = số cá thé hoá nhộng/tổng số au trùng tuổi

1 *100.

Ty lệ nhộng vũ hoá (%) = số nhộng vũ hoa/téng số nhộng*100

Tỷ lệ đực : cái = số thành trùng đực/số thành trùng cái

Trang 30

Tỷ lệ ấu trùng tuổi 1 - hoàn thành vòng đời (%) = số cá thé hoàn thành vòng

doi/100* 100.

2.4.2 Thí nghiệm đánh giá khả năng dé trứng và tuổi thọ của sâu đầu den O.arenasella trên một số loại thức ăn

Hình 2.5 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ và khả năng đẻ

trứng của thành trùng sâu đầu đen O arenasella

Phương pháp thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, 4 nghiệmthức, mỗi nghiệm thức là 1 cặp thành trùng sâu đầu den mới vũ hóa, được nhân nuôi

tiếp tục trong hộp nhựa tròn (7,3 x 6,5 x 3,2 cm; có nắp lưới thoáng khí), 10 lần lặp lại.

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2 °C, 4m độ 70 + 5 %, thờigian chiếu sáng 12 giờ Thành trùng ở 4 nghiệm thức của thí nghiệm được thu thập tương

ứng với 4 nghiệm thức của thí nghiệm 2.4.1 Thành trùng được cho ăn thêm với mật ong

nồng độ 30%, nước cat, trong hộp có dé sẵn các miếng khăn giấy (2 x 3 cm) cho thànhtrùng đẻ trứng Các chỉ tiêu được theo dõi hằng ngày

Chỉ tiêu theo đõi khả nang đẻ trứng

Thời gian đẻ trứng (ngày).

19

Trang 31

Số lượng trứng dé trong ngày của thành trùng cái (trứng/ ngày)

Tổng số trứng của thành trùng cái (trứng)

Thời gian sau đẻ trứng (ngày).

Tuổi thọ thành trùng đực và cái (ngày)

Tỷ lệ trứng nở (%) = số trứng nở/100*100 (chọn ngẫu nhiên 100 trứng từ các cặpthành trùng dé theo dõi)

2.5 Phương pháp xử lí số liệu

Các số liệu được thu thập và chuyên đổi bằng phần mềm Microsoft Excel 2019 vàđược xử lý thống kê ANOVA, trắc nghiệm phân hạng LSD (a = 0,01) bằng phần mềmSAS 9.1.

Trang 32

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

x eK ` ra ˆ ` - ^ As CA À

3.1 Đặc điềm hình thái, sinh học và khả năng nhân nuôi sâu dau đen O arenosella

trên 4 loại thức ăn

3.1.1 Đặc điểm hình thái sâu đầu đen O arenosella trên 4 loại thức ăn

Mau sắc và hình dang của trứng BHC nhân nuôi trên 4 loại thức ăn không có sựkhác biệt Trứng có hình elip, khi mới nở trứng mới đẻ 1 — 2 ngày đầu, trứng trên 4 loạithức ăn đều có màu vàng kem, sau 3 — 5 ngày chuyền màu đỏ cam, sau 6 — 7 ngày gần

nở trứng có màu nâu đỏ Kết quả nghiên cứu tương tự với kết quả nghiên cứu của Nasser

và Abdurahiman (2001), Lê Khắc Hoàng và ctv (2022), Mai Thị Thảo (2023)

Khi nuôi trên 4 loại thức ăn, âu trùng BHC mới nở có màu đỏ cam, sau đó chuyên

sang mau xám xanh, sau đó chuyên màu vàng nhạt và âu trùng có màu vàng ong khi gan

hóa nhộng Dau ấu trùng màu nâu sam Trên thân âu trùng có 3 đường màu nâu chạydọc thân Kết quả tương tự với mô tả trong nghiên cứu của Chomphukhiao (2011)

21

Trang 33

A: sâu dau đen nuôi trên lá dừa xiém; B: sâu đâu đen nuôi trên lá mít Thái; C: sâu dau

đen nuôi trên lá chuôi sáp; D: sâu dau đen nuôi trên lá dừa nước.

Qua Hình 3.2 cho thay, màu sắc ấu trùng sâu đầu đen Ó arenosella tuổi 6 khinhân nuôi trên lá dừa nước có sự khác biệt: 3 đường dọc trên thân ấu trùng nuôi trên ládừa nước không rõ nét và có màu đỏ tím, 3 đường màu dọc trên thân ấu trùng nuôi trên

lá dừa xiêm, lá mít Thái và lá chuối sáp rõ nét và có mau nâu; màu sắc cơ thé ấu trùng

ở tuổi 6 trên lá đừa nước màu xám xanh, khác với ấu trùng trên 3 loại thức ăn còn lại,

ấu trùng có màu vàng nhạt Sự khác biệt này có thê do thời gian ấu trùng nuôi trên lá

dừa nước dài hơn thời gian âu trùng nuôi trên lá dừa xiém, lá mít Thái va lá chuối sáp.

Nhộng BHC nhân nuôi trên 4 loại thức ăn về màu sắc và hình dạng không có sự

khác biệt, đêu có có hình bau dục, hơi tròn ở phân dau và nhỏ dân vệ phía dau còn lại.

Trang 34

Hình 3.3 Nhộng của sâu O arenosella 5 ngày tuôi nhân nuôi trên 4 loại thức ăn.

A: nhộng của sâu dau đen nuôi trên lá dừa xiêm; B: nhộng của sâu dau đen nuôi trên lá

mít Thái; C: nhộng của sâu dau đen nuôi trên lá chuôi sáp; D: nhộng của sâu dau den

nuôi trên lá dừa nước.

A: nhộng 1 ngày tuôi; B: nhộng 2 ngày tuổi; C: nhộng 5 ngày tuôi

23

Trang 35

Nhộng | ngày tuôi có màu trăng xám, có 3 đường màu hông nhạt dọc trên cơ thê

nhộng, sau đó chuyên dân sang màu đỏ cam, nhộng sau 4 ngày tuôi có màu nâu đỏ.

Tương tự với mô tả trong nghiên cứu của Lê Khắc Hoàng và ctv (2022)

Thành trùng BHC không có sự khác biệt về màu sắc và hình dang khi nhân nuôitrên 4 loại thức ăn Qua Hình 3.3, thành trùng O arenosella có màu trắng xám, trên cánhtrước của thành trùng có cham mờ ở cánh trước Khác với thành trùng cái, thành trùngđực có thân thon hơn Phần cuối bụng của thành trùng cái hình tù, có bộ phận sinh dụclòi ra, nhọn, đề đẻ trứng, phần cuối bụng của thành trùng đực có lông

Đặc điểm hình thái của thành trùng sâu đầu đen trong nghiên cứu tương ứng với

mô tả trong nghiên cứu của Seni (2019), Lê Khắc Hoàng và ctv (2022)

Hình 3.5 Thành trùng sâu đầu đen O arenosella

A, C: thành trùng đực; B, D: thành trùng cái.

Trang 36

Qua Bảng 3.1 cho thấy kích thước vỏ đầu ấu trùng trên 4 loại thức ăn xuất hiện

sự khác biệt về mặt thống kê từ giai đoạn ấu trùng tuổi 4 đến giai đoạn thành trùng, kíchthước vỏ đầu ấu trùng trên 4 loại thức ăn ở giai đoạn tuôi 2 và tuổi 3 không có khác biệt

biệt rất có ý nghĩa thông kê mức a = 0,01.

Ở giai đoạn ấu trùng tuôi 4, vỏ đầu ấu trùng trên lá dừa nước có kích thước 0,541

+ 0,005 mm, nhỏ nhất trong 4 loại thức ăn, vỏ đầu ấu trùng trên lá dừa xiêm, lá mít Thái

và lá chuối sáp có kích thước khác biệt không có ý nghĩa thống kê, dao động từ 0,659 +0,003 — 0,675 + 0,003 mm, kích thước vỏ đầu trên lá dừa xiêm, lá mít Thái, lá chuối sáplần lượt là 0,675 + 0,003 mm; 0,660 + 0,003 mm và 0,659 + 0,003 mm

29

Trang 37

Hình 3.6 Vỏ đầu ấu trùng sâu đầu đen O arenosella.

Bảng 3.1 Kích thước vỏ đầu các tuổi au trùng sâu đầu đen O arenoselia trên 4 loại thức

ăn (tiếp theo)

Kích thước vỏ đầu các tuổi ấu trùng (mm)

Loại thức „ R : :

' Tuôi 5 Tuôi 6 Tuôi 7 Tuôi 8

ăn

(TB + SE) (TB + SE) (TB + SE) (TB + SE)

La dừa 1,365a+0,007 1,942 a+0,014

La mit 1,344a+0,008 1,894a+0,015

-Láchuối 1,346a+0,014 1,896a+0,011 - =

Lá dừa

„ 0,975 b+0,007 1,37Ib+0,003 1,640+0,010 1,895 + 0,017 nước

CV 1,30 1,13 = z

Fein 402,09** 541,68** 3

TB: Trung bình; SE: sai số chuẩn; CV: độ biến động: -: du trung hoa nhộng Trong cùng mot cột, các gid trị trung bình có cùng ký tự di kèm khác biệt không có ý nghĩa thông kê; " khác biệt không có ÿ nghĩa thông kê; ** khác biệt rat có ý nghĩa thông kê mức a= 0,01.

Giai đoạn ấu trùng tuổi 5, vỏ dau au trùng trên lá dừa nước có kích thước nhỏnhất trong 4 loại thức ăn, 0,975 + 0,007 mm, kích thước vỏ đầu ấu trùng trên lá dừaxiêm, lá mít Thái và lá chuối sáp khác biệt không có ý nghĩa thống kê, dao động từ 1,344

+0,008 — 1,365 + 0,007 mm Ở giai đoạn ấu trùng tuổi 6, kích thước vỏ đầu của ấu trùng

Trang 38

trên lá đừa xiêm, lá mít Thái và lá chuối sáp khác biệt không có ý nghĩa thống kê, daođộng từ 1,894 + 0,015 — 1,942 + 0,014 mm và vỏ đầu ấu trùng trên lá đừa nước là 1,371+ 0,003 mm, thấp nhất trong 4 loại thức ăn.

Giai đoạn ấu trùng tuổi 7, kích thước vỏ đầu của ấu trùng trên lá dừa nước là1,640 + 0,010 mm Giai đoạn âu trùng tuôi 8, kích thước vỏ đầu của ấu trùng trên lá dừanước là 1,895 + 0,017 mm.

Bang 3.2 Kích thước chiều dai các tuổi ấu trùng sâu đầu đen O arenosella trên 4 loạithức ăn

Chiêu dài các tuôi âu trùng (mm)

Loại thức ăn Tuôi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

(TB + SE) (TB + SE) (TB + SE) (TB + SE) Ladita 1/250+0,002 2,4644+0,006 3,756a+0,050 5,863 a+0,065

biệt rat có ý nghĩa thông kê mức a = 0,01.

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy kích thước chiều dài ấu trùng trên 4 loại thức ăn xuấthiện sự khác biệt về mặt thong kê từ giai đoạn ấu trùng tuổi 3, kích thước chiều dài ấutrùng trên 4 loại thức ăn ở giai đoạn tuổi 1 và tuổi 2 không có khác biệt về mặt thống

kê Ở giai đoạn ấu trùng tuổi 3, chiều dài ấu trùng trên lá dừa nước có kích thước 3,445

+ 0,014 mm, nhỏ nhất trong 4 loại thức ăn, chiều đài ấu trùng trên lá dừa xiêm, lá mít

Thái và lá chuối sáp có kích thước khác biệt không có ý nghĩa thống kê, dao động từ3,713 + 0,049 — 3,756 + 0,050 mm, kích thước chiều dài trên lá đừa xiêm, lá mít Thái,

lá chuối sắp lần lượt là 3,756 + 0,050 mm; 3,741 + 0,035 mm và 3,713 + 0,049 mm

27

Trang 39

Giai đoạn ấu trùng tuổi 4, chiều dài ấu trùng trên lá dừa nước có kích thước 5,504 +0,015 mm, nhỏ nhất trong 4 loại thức ăn, chiều dài ấu trùng trên lá chuối sáp có kíchthước là 5,782 + 0,101 mm Kích thước chiều dai trên lá diva xiêm, lá mít Thái khác biệtkhông có ý nghĩa thống kê và có kích thước lần lượt là 5,863 + 0,065 mm và 6,001 +

0,083 mm.

Giai đoạn ấu trùng tuổi 5, chiều dai ấu trùng trên lá đừa nước có kích thước nhỏnhất trong 4 loại thức ăn, 8,140 + 0,026 mm, chiều dài ấu trùng trên lá dừa xiêm, lá mítThái và lá chuối sáp có kích thước khác biệt không có ý nghĩa thống kê, dao động từ11,038 + 0,088 — 11,368 + 0,363 mm và có kích thước chiều dài lần lượt là 11,318 +0,279 mm; 11,368 + 0,363 mm và 11,038 +0,088 mm.

Bảng 3.2 Kích thước chiều dai các tuổi ấu trùng sâu đầu đen O arenosella trên 4 loạithức ăn (tiếp theo)

Chiêu dài các tuôi âu trùng (mm) Loại thức ; „ l ¬

- Tuôi 5 Tuôi 6 Tuôi 7 Tuôi 8

an

(TB + SE) (TB + SE) (TB + SE) (TB + SE)

La dừa 11,318a+0,279 17,519a+0,552

La mit 11,368 a+0,363 16,580a+0,113

Láchuối 11,038 a £0,088 16,542 a+0,132

-La dừa

8,140b+40,026 10,258b+0,071 10,964+40,123 13,671 + 0,245 nước

CV 3,86 3,32 ts

-Fựnh 44,50** 131,40** - 2

TB: Trung bình; SE: sai số chuẩn; CV: độ biến động; -: ấu trùng hóa nhộng Trong cùng một cội, các giá trị trung bình có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa thông kê; '` khác biệt không có ý nghĩa thông kê; ** khác biệt rat có ý nghĩa thông kê mức a= 0,01.

Ở giai đoạn ấu trùng tuôi 6, chiều dài ấu trùng trên lá đừa nước có kích thước nhỏnhất trong 4 loại thức ăn, 10,258 +0,071 mm, chiều dài ấu trùng trên lá dừa xiêm, lá mítThái và lá chuối sáp có kích thước khác biệt không có ý nghĩa thống kê, dao động từ

Trang 40

16,542 + 0,132 — 17,519 + 0,552 mm và có kích thước chiều dài lần lượt là 17,519 +0,552 mm; 16,580 + 0,113 mm và 16,542 + 0,132 mm Giai đoạn ấu trùng tuổi 7, kíchthước chiều dài của ấu trùng trên lá dừa nước là 10,964 + 0,123 mm Giai đoạn ấu trùngtuổi 8, kích thước chiều dai của ấu trùng trên lá dita nước là 13,671 + 0,245 mm.

Theo nghiên cứu của Lê Khắc Hoàng và ctv (2022), trong cùng điều kiện nhiệt

độ 28 + 2 °C chiều dài ấu trùng tuổi 1dén 6 nuôi trên lá dừa có kích thước lần lượt là

1,23 + 0,08 mm; 2,42 + 0.10 mm; 3,74 + 0,28 mm; 5,78 + 0,57 mm; 11,29 + 1,50 mm;17,41 + 1,53 mm Kết quả chiều dai ấu trùng nuôi trên lá dừa xiêm tương tự so với kếtquả trong nghiên cứu của Lê Khắc Hoàng và ctv (2022)

Bảng 3.3 Kích thước chiều rộng các tuổi ấu trùng sâu đầu đen O arenosella trên 4 loạithức ăn

Chiêu rộng các tuôi âu trùng (mm)

Loại thức ăn Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

(TB + SE) (TB + SE) (TB + SE) (TB + SE)

Ládùa 0.163+0,003 0,281 a+ 0,004 0,363a+0,003 0,851a+0,012

TB: Trung bình, SE: sai số chuẩn; CV: độ biến động Trong cùng mot cội, các giá trị trung bình có

cùng ky tự di kèm khác biệt không có ý nghĩa thông kê; "* khác biệt không có ý nghĩa thông kê; ** khác

biệt rat có ý nghĩa thông kê mức a = 0,01.

Qua Bảng 3.3 cho thấy, kích thước chiều rộng ấu trùng tuổi 1 trên 4 loại thức ănkhông có khác biệt về mặt thống kê Kích thước chiều rộng ấu trùng trên 4 loại thức ănxuất hiện sự khác biệt về mặt thống kê từ giai đoạn ấu trùng tuổi 2 Giai đoạn au trùngtuổi 2, kích thước chiều rộng ấu trùng trên lá dừa xiêm và lá mít Thái khác biệt không

có ý nghĩa thống kê, dao động từ 0,278 + 0,001 mm — 0,281 + 0,004 mm; kích thước

29

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w