Bên cạnh đó việc vận tải đường biển gặp nhiều rủi ro nên khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro về an toàn của hàng hóa luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp bởi vì t
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Môn : Bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu
Giảng viên hướng dẫn : Lê Thành Trung
Lớp học phần : CĐKDXK25Z; CĐKDXK25A1 - 020200052902
Nhóm thực hiện : 6
Đề Tài : Điều kiện bảo hiểm loại B – ICC 2009
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Trang 3MÔN : BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
GVHD: LÊ THÀNH TRUNG
NHÓM: 6
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM- ICC 4
1.1.Khái niệm chung 4
1.2.Lịch sử hình thành 4
1.3.Quá trình phát triển 4
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM ICC (B) 01/01/2009 6
2.1.Nguy cơ và rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 6
2.1.1 Rủi ro từ thiên nhiên 6
2.1.2 Rủi ro từ tai nạn 6
2.1.3 Rủi ro từ con người 6
2.2 Các điều kiện cụ thể trong bảo hiểm loại B 6
2.2.1 Rủi ro được bảo hiểm 6
2.3 Rủi ro loại trừ 7
2.4 Thời gian hiệu lực bảo hiểm 8
2.5 Quyền và nghĩa vụ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm 8
2.5.1 Người bảo hiểm 8
2.5.2 Người được bảo hiểm 8
2.6 Thủ tục bồi thường khi có tổn thất xảy ra 9
Chương 3 SO SÁNH ĐIỀU KIỆN LOẠI B VÀ ĐIỀU KIỆN LOẠI C 2009 10
1 Nguyễn Thị Thu Hà 2101737 CĐKDXK25N
2 Đào Thị Thùy Linh 2103143 CĐKDXK25C
3 Huỳnh Thị Diễm My 2101714 CĐKDXK25N
4 Danh Thị Nhiều 2102262 CĐLOGT25K
5 Mai Thị Kiều Ngân 2101130 CĐLOGT25E
8 Trần Nguyễn Kiều Trang 2102464 CĐLOGT25L
Trang 43.1.Tương đồng 10
3.2 Khác biệt 10
KẾT LUẬN 11
Tài liệu tham khảo 12
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong nền hội nhập kinh tế các nước, nền kinh tế của các nước ngày càng phát triển cũng chính vì lẽ đó có nhiều nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác, từ nước này sang nước khác, từ châu lục này sang châu lục khác có khoảng cách địa lý rất lớn Thế nên việc xuất hiện các phương thức vận tải đã xuất hiện ví dụ như đường hàng không, đường biển, đường sắt… Tuy nhiên, để giảm chi phí vận tải thì các doanh nghiệp sẽ chọn vận tải đường biển để có được nhiều lợi nhuận hơn Bên cạnh đó việc vận tải đường biển gặp nhiều rủi ro nên khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro về an toàn của hàng hóa luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp bởi vì trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, các rủi ro về mất mát hoặc thiệt hại là điều không thể tránh khỏi Đó cũng chính là lý do tại sao bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là một phần không thể thiếu trong các hoạt động vận tải Việc sở hữu một chính sách bảo hiểm phù hợp giúp đảm bảo sự an toàn của hàng hoá cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa
Trong bài thuyết trình này, nhóm chúng em sẽ trình bày về các lợi ích của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và lý do tại sao nó là cần thiết đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Từ đó, nhóm chúng em hy vọng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM- ICC
1.1.Khái niệm chung
Bảo hiểm (Insurance): Là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế trong đó người được hướng bảo hiềm phải có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho đói tượng bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã được quy định Ngược lại, người bảo hiêm có trách nhiệm bồi thường những tồn thật của đối tượng báo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm gây nên
Bảo hiểm ra đời là do sự tồn tại khách quan của các rủi ro nhưng bản chất của bảo hiểm chính là sự trang tải những tổn thất của những người được bảo hiểm gặp rủi ro cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu thông qua phí bảo hiểm Người bảo hiểm là người trung gian đứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất này cho tất cả những người tham gia bảo hiểm
Ví dụ: Khi mua bảo hiểm cháy nổ cho hàng hóa Thì khi hàng hóa gặp sự cố liên quan đến cháy nổ, thì người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường tổn thất đó Còn ví dụ nếu
bị ướt mưa thì không phải bồi thường
1.2.Lịch sử hình thành
ICC là viết tắt của từ "International Chamber of Commerce" (Phòng Thương mại Quốc tế) Đây là một tổ chức phi chính phủ quốc tế được thành lập vào năm 1919, có trụ sở tại Paris, Pháp ICC chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức và các chính phủ trên toàn thế giới
Để giúp cho việc thực hiện thương mại quốc tế trở nên dễ dàng, đơn giản và minh bạch hơn, ICC đã xây dựng và phát triển nhiều bộ quy tắc thương mại quốc tế, trong
đó có điều kiện ICC Đây là một định dạng chuẩn được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa
Điều kiện ICC được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất để hỗ trợ cho thương mại quốc tế, đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ và giảm thiểu các tranh chấp trên phạm vi toàn cầu ICC đã phát hành nhiều phiên bản của điều kiện ICC, từ phiên bản đầu tiên ra đời vào năm 1936 cho đến những phiên bản mới nhất được cập nhật và phát hành vào năm 2020
Tổ chức ICC đang là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế uy tín và được các doanh nghiệp trên toàn thế giới tin tưởng và sử dụng trong hoạt động của họ
1.3.Quá trình phát triển
Trên phạm vi toàn thế giới, trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, các công ty bảo hiểm sử dụng rất phổ biến các bộ điều kiện bảo hiểm ICC (The
Trang 7Institute Cargo Clauses) do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn – Anh quốc (The Institute of London Underwriters – ILU), và sau này là Hội bảo hiểm quốc tế Luân Đôn (The International Underwriting Association of London (IUA), đã ban hành với các phiên bản ICC sau:
ICC 1/1/1963 (The Institute Cargo Clauses ban hành ngày 1/1/1963) , điều kiện bảo hiểm hàng hóa trong Incoterms® 1963 phụ thuộc vào điều khoản được thỏa thuận và trong mỗi điều khoản sẽ có những quy định, trách nhiệm cụ thể
về bảo hiểm hàng hóa
ICC 1/1/1982 (The Institute Cargo Clauses ban hành ngày 1/1/1982) bảo hiểm hàng hóa có thể được phân chia thành các điều kiện bảo hiểm khác nhau tùy thuộc vào phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm Bảo hiểm vận chuyển đường biển được chia làm 3 loại A,B và C tương ứng với 3 cấp độ bảo hiểm hàng hóa
ICC 1/1/2009 (The Institute Cargo Clauses ban hành ngày 1/1/2009) dựa trên bản ICC 1982 chỉnh sửa bổ sung một số điều kiện cho phù hợp với nền kinh tế
hiện nay.
Hình 1: Mối quan hệ của 3 điều kiện trong bảo hiểm ICC
Trang 8CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM ICC (B) 01/01/2009
2.1.Nguy cơ và rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Khi vận tải đường biến có những rủi ro khó tránh khỏi, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hàng hóa, khiến chủ hàng và phía cung cấp dịch vụ chịu tổn thất nặng nề, cụ thể:
2.1.1 Rủi ro từ thiên nhiên
Yếu tố quyết định cho tuyến đường vận tải trên biển diễn ra suôn sẻ và thuận lợi là thời tiết Các hiện tượng tự nhiên như bão, sóng lớn, biển động thường gây ra tình trạng lật, nghiêng tàu, nghiêm trọng hơn là làm gãy thân tàu khiến hàng hóa bị rò rỉ,
vỡ nát khi đè lên nhau Khi di chuyển trên biển, nếu sét đánh trúng sẽ khiến hàng hóa
bị bốc cháy, hư hại làm thất thoát số tiền lớn hay vỏ trái đất bị biến dạng, thay đổi mạnh, nơi dâng cao chỗ hạ thấp gây ra chấn động lớn, gây ra hiện tượng sóng thần, hàng hóa bị mất mát
2.1.2 Rủi ro từ tai nạn
Các tai nạn như mắc cạn, chim đầm, cháy nổ hay đâm va đều gây tổn thương đến con tàu và hàng hóa bị rò rỉ, mất mát Khi đáy tàu chạm đất, chướng ngại vật làm tàu không thể di tải được gọi là mắc cạn Chim đảm khiến toàn bộ phần nổi của con tàu cùng hàng hóa nằm dưới nước Trường hợp tàu hay phương tiện khác và vào nhau hoặc đâm vật thể (cố định, tải động, nổi) làm hàng hóa trên tàu bị xô lệch, xếp chồng lên nhau
2.1.3 Rủi ro từ con người
Con người cũng chính là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hàng hóa khi vận tải trên biển, chẳng hạn như mất cắp, mất trộm, thiếu hụt hay không giao hàng do hành động phi pháp của thuyền trưởng và thuyền viên
2.2 Các điều kiện cụ thể trong bảo hiểm loại B
2.2.1 Rủi ro được bảo hiểm
Nguyên nhân mất mát, hư hỏng hàng hóa sẽ được bảo hiểm
Tàu, xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
Cháy hoặc nổ
Phương tiện vận tải đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
Tàu, xà lan hoặc các phương tiện vận tải đâm va nhau hoặc đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước
Dở hàng tại cảng lánh nạn
Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh
Mất mát, hư hỏng hàng hóa gây ra bởi :
Hy sinh tổn thất chung
Trang 9 Ném hàng xuống biển, hoặc hàng bị nước cuốn khỏi tàu.
Nước biển nước hồ, nước sông xâm nhập vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng
Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi mất khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng xuống khỏi tàu, xà lan
2.3 Rủi ro loại trừ
Các loại trừ chung :
Mất mát, hư, hỏng hoặc chi phí do hành động cố ý của người được bảo hiểm
Rò rỉ thông thường, hao hụt thông thường về trọng lượng hoặc khối lượng, hao mòn tự nhiên của đối tượng bảo hiểm
Ví dụ : Trái cây vận chuyển đường dài, bị héo nên giảm trọng lượng
Mất mát, hư, hỏng hoặc chi phí do việc đóng gói, chuẩn bị cho hàng hóa được bảo hiểm không thích hợp hoặc không đầy đủ
Mất mát, hư, hỏng hoặc chi phí do nội tỳ (Inherent vice) hoặc bản chất của đối tượng bảo hiểm
Mất mát, hư, hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân trực tiếp là chậm chễ cho dù chậm chễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên
Mất mát, hư, hỏng hoặc chi phí phát sinh do việc mất khả năng thanh toán hoặc mất khả năng tài chính của chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu
Mất mát, hưu, hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào có sử dụng phản ứng phân hạch và/hoặc tổng hợp hạt nhân hay nguyên tử hay tương tự khác hoặc năng lượng hay chất phóng xạ
Hư hại hay bị phá hủy một phần hoặc toàn bộ hàng hóa được bảo hiểm bởi hành động cố ý bất hợp pháp của bất kỳ người nào hay nhóm người nào
Những rủi ro loại trừ về tình trạng phương tiện không đủ khả năng hoặc không thích hợp đi biển :
Bảo hiểm không bồi thường những tổn thất về mất mát, hư, hỏng hoặc chi phí
do tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển; tàu, xà lan, các phương tiện vận tải khác, container, toa xe không thích hợp cho an toàn hàng hóa vận chuyển
mà người mua bảo hiểm hoặc người làm công của họ đã biết tình trạng nói trên khi xếp hàng lên các phương tiện và công cụ vận tải đó
Những điều khoản loại trừ do rủi ro chiến tranh :
Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch gây ra bởi/hoặc chống lại một thế lực tham chiến
Bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể cướp biển), và hậu quả của những hành động đó
Bom, mìn, ngư lôi hoặc các vũ khí chiến tranh còn sót lại trong các cuộc chiến
Trang 10Những điều khoản loại trừ do rủi ro đình công :
Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc bất kỳ một người nào tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc rối loạn dân sự
Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc nổi loạn dân sự
Kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào có hành động vì động cơ chính trị
2.4 Thời gian hiệu lực bảo hiểm
Bảo hiểm có hiệu lực khi hàng hóa được bảo hiểm rời khỏi kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển thông thường và kết thúc tại một trong những thời điểm sau đây:
*Khi giao tới kho của Người nhận hay tới kho, nơi chứa hàng cuối cùng tại nơi đến được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm
**Khi giao tới kho hoặc nơi chứa hàng nào khác, trước khi tới hoặc tại nơi đến được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm và người được bảo hiểm lựa chọn sửa dụng (i) để chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển thông thường hoặc (ii) để chia hay phân phối hàng hóa
Vào lúc hết hạn 60 ngày sau khi kết thúc việc dỡ hàng hóa được bảo hiểm khỏi mạn tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng
Nếu sau khi dỡ hàng khỏi mạn tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng, nhưng trước khi kết thúc bảo hiểm, hàng hóa được bảo hiểm được chuyển đến một nơi khác với nơi đến ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, thì sẽ không mở rộng bảo hiểm cho vận chuyển đến nơi khác đó, trừ khi có quy định khác
Bảo hiểm sẽ vẫn giữ nguyên hiệu lực, trong thời gian bị chậm trễ ngoài khả năng kiểm soát của Người được bảo hiểm, trong thời gian tàu đi chệch hướng, bốc dỡ hay chuyển tải bắt buộc và trong thời gian thay đổi hành trình bởi việc sử dụng quyền tự định đoạt của Người sở hữu tàu hoặc Người thuê tàu theo hợp đồng vận chuyển
2.5 Quyền và nghĩa vụ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm
2.5.1 Người bảo hiểm
Quyền yêu cầu người được bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm
Nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hàng hóa và giá trị hàng hoá để tính phí bảo hiểm
Nghĩa vụ bồi thường nếu hàng hoá bị mất mát hoặc thiệt hại trong quá trình vận chuyển theo hợp đồng bảo hiểm
Quyền yêu cầu mua bảo hiểm với giá cả hợp lý và đảm bảo được bảo vệ cho hàng hóa
Nghĩa vụ thanh toán phí bảo hiểm cho người bảo hiểm
Trang 11Nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và hoàn chỉnh về hàng hóa cần được bảo hiểm
Ngoài ra, cả người mua bảo hiểm và người bảo hiểm cần tuân thủ các quy định chung trong điều kiện B-ICC 2009 Các quy định này đảm bảo rằng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan được xác định rõ ràng và đầy đủ Các quy định chung bao gồm: Quy định về việc thanh toán phí bảo hiểm và điều kiện thanh toán
Quy định về việc bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Quy định về trách nhiệm và bồi thường trong trường hợp mất mát hoặc thiệt hại hàng hóa
Quy định về giải quyết tranh chấp và thủ tục khi có tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
Tóm lại, người mua bảo hiểm và người bảo hiểm cần phải hiểu rõ quyền lợi và nghĩa
vụ của mình theo điều kiện B-ICC 2009 để đảm bảo quá trình mua bán và vận chuyển hàng hóa được thực hiện một cách thuận lợi và an toàn
2.6 Thủ tục bồi thường khi có tổn thất xảy ra
Khi có thông báo từ phía khách hàng về vụ việc rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ
cử giám định viên đến hiện trường để thực hiện giám định về thiệt hại tài sản cũng như xác định về nguyên nhân và mức độ tổn thất
Trường hợp 1: Cả 2 bên thống nhất mức độ và nguyên nhân tổn thất thì chi phí giám định mức độ tổn thất sẽ hoàn toàn do công ty bảo hiểm bắt buộc chi trả
Trường hợp 2: Hai bên không thống nhất được mức độ và nguyên nhân gây tổn thất thì sẽ trưng cầu giám định độc lập Và nếu hai bên lại không thỏa thuận được với việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên sẽ được yêu cầu tòa án chỉ định giám định viên độc lập
Lưu ý: Khi có sự cố xảy ra thì người mua bảo hiểm sẽ được hưởng bồi thường thiệt hại và đồng thời cần phải hoàn thành thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc theo quy định Một số giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị như:
Hợp đồng bảo hiểm đã mua
Giấy yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm
Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của các cơ quan có thẩm quyền
Giấy chứng nhận, xác nhận cơ sở đủ điều kiện để được bồi thường thiệt hại
Kê khai những thiệt hại cùng các giấy tờ chứng minh thiệt hại
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm hoặc người được công ty bảo hiểm
ủy quyền