HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 --- NGHIỆP VỤ HẢI QUAN BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO LOẠI HÌNH XUẤT N
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 -
NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO LOẠI HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ
Giảng viên giảng dạy: T.S Nguyễn Quang Huy
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I GIỚI THIỆU PHƯƠNG THỨC THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ 2
1.1 Khái niệm xuất nhập khẩu tại chỗ và sự khác biệt với các loại hình xuất nhập khẩu khác 2
1.2 Đặc điểm và lưu ý của loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ 3
1.3 Ưu và nhược điểm loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ 5
1.4 Vai trò và ý nghĩa của thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu tại chỗ 6
1.5 Các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ 7
II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ 7
2.1 Hồ sơ hải quan 7
2.2 Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ 8
2.2.1 Thời hạn làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ 8
2.2.2 Địa điểm làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ 8
2.2.3.Thủ tục hải quan 9
2.2.4 Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ 10
2.3 Kiểm tra hàng hóa và thông quan 10
2.4 Thanh toán thuế và các khoản phí liên quan 12
2.5 Các lưu ý và xử lý vi phạm trong thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ 12
III THỰC TRẠNG THỰC TIỄN 13
3.1 Tình hình áp dụng thủ tục hải quan XNK tại chỗ tại Việt Nam: 13
3.2 Khó khăn và hạn chế 15
3.3 Ví dụ thực tiễn 16
IV ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 18
4.1 Đề xuất bổ sung, đồng bộ hóa hệ thống pháp luật, chính sách thuế 18
4.2 Đề xuất cải tiến, nâng cấp các phần mềm quản lý hải quan 18
4.3 Đề xuất đào tạo nâng cao năng lực nhân viên hải quan và doanh nghiệp 19
4.4 Đề xuất tăng cường quản lý rủi ro và giám sát chặt chẽ 19
KẾT LUẬN 20
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ 2
Hinh 2: Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ 3
Hình 3: Kiểm tra hồ sơ và hàng hóa 11
Hình 4: Khai báo hải quan điện tử 14
Hình 5: Tập đoàn Samsung 17
Hình 6: Công ty DHL SUPPLY CHAIN VIETNAM 17
Hình 7: Giám sát hệ thống 18
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4và thời gian, mà còn là cơ hội để cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc
tế
Trong số các loại hình XNK, loại hình XNK tại chỗ (hay còn gọi là XNK không qua cửa khẩu) đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng đến việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu thời gian, chi phí cho các thủ tục hành chính Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động này diễn ra hợp pháp và hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định và thủ tục hải quan liên quan Tuy nhiên, thủ tục hải quan liên quan đến loại hình XNK tại chỗ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp Nội dung của bài báo cáo được chia thành 4 phần chính:
I Giới thiệu phương thức thủ tục hải quan XNK tại chỗ
II Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ
III Thực trạng thực tiễn
IV Đề xuất, kiến nghị
Bài báo cáo sẽ tập trung nghiên cứu và phân tích các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về quy trình, yêu cầu và các vấn đề phát sinh trong thực tế Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp để cải thiện hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan, góp
phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Trang 52
I Giới thiệu phương thức thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc xuất nhập khẩu hàng hóa không chỉ là một hoạt động kinh tế đơn thuần mà còn là cầu nối quan trọng giữa các nền kinh tế Trong bối cảnh đó, thủ tục hải quan trở thành một yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chi phí của hoạt động xuất nhập khẩu Một trong những phương thức thủ tục hải quan đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là xuất nhập khẩu tại chỗ
1.1 Khái niệm xuất nhập khẩu tại chỗ và sự khác biệt với các loại hình xuất nhập khẩu khác
Xuất nhập khẩu tại chỗ (On-spot export) là một hình thức doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh, mua - bán hàng hóa với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại trên lãnh thổ Việt Nam Ngoài ra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ Hàng hóa được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam
Lấy ví dụ một cách dễ hiểu như: Giả sử bạn là một công ty sản xuất giày dép tại Việt Nam (Công ty B) Bạn có một đơn hàng lớn từ một công ty thời trang nổi tiếng tại Singapore (Công ty A) Thay vì vận chuyển toàn bộ số giày này sang Singapore, Công
ty A yêu cầu bạn giao hàng trực tiếp cho một cửa hàng bán lẻ lớn tại Việt Nam (Công
ty C)
Hình 1: Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ
Trang 63
Sự khác biệt với các loại hình xuất nhập khẩu khác:
Sự khác biệt chính giữa xuất nhập khẩu tại chỗ và các loại hình xuất nhập khẩu khác nằm ở tính chất và quy trình thực hiện
Trong hoạt động xuất khẩu quốc tế, hàng hóa được chuyển giao từ một quốc gia này sang một quốc gia khác, chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan hải quan và các quy định về thuế, an toàn vệ sinh, quy định về xuất xứ hàng hóa Ngoài ra, hàng hóa cần phải qua các thủ tục như kiểm tra giấy tờ, kiểm định chất lượng, và xử lý các chính sách thương mại quốc tế Điều này trái ngược với xuất nhập khẩu tại chỗ, nơi mà quy trình thực hiện đơn giản hơn rất nhiều Các sản phẩm chỉ cần được phân phối và vận chuyển từ một tỉnh thành này đến một tỉnh thành khác trong nội địa, do đó các doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và chi phí Bên cạnh đó, việc không phải tuân theo các quy định hải quan sẽ giúp giảm thiểu các rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc gia tăng doanh số bán hàng
Về đối tượng khách hàng mà các loại hình xuất nhập khẩu hướng đến Trong khi xuất khẩu quốc tế tìm kiếm thị trường toàn cầu và đối mặt với đa dạng nhu cầu của các khách hàng quốc tế, xuất nhập khẩu tại chỗ thường tập trung vào thị trường nội địa, nơi
mà nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người dân có những đặc điểm riêng biệt Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi và tùy chỉnh sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu nội địa
1.2 Đặc điểm và lưu ý của loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ
Hinh 2: Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ
Trang 74
Đặc điểm loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ
Thứ nhất, giao hàng cho một doanh nghiệp được chỉ định trên lãnh thổ Việt Nam là một trong những đặc trưng nổi bật của xuất khẩu tại chỗ Điều này có nghĩa là, sản phẩm hoặc hàng hóa sẽ được chuyển giao từ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tới một doanh nghiệp cụ thể tại Việt Nam, thay vì xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài Hình thức này giúp giảm bớt các rào cản về hải quan và thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong việc ký kết hợp đồng và thương thảo Việc chọn một doanh nghiệp được chỉ định cũng giúp đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được phân phối một cách hiệu quả và đúng địa điểm yêu cầu
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam bán hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài Đây
là quá trình mà các doanh nghiệp trong nước không chỉ sản xuất hàng hóa mà còn trực tiếp tiếp cận và phát triển thị trường quốc tế Khi các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành xuất khẩu tại chỗ, họ có cơ hội mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu mà không cần phải đầu tư lớn vào việc xây dựng hệ thống phân phối ở nước ngoài Điều này tạo
ra một môi trường kinh doanh năng động và cạnh tranh, giúp cho các sản phẩm Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế
Thứ ba, toàn bộ các thông tin liên quan đến người nhận hàng sẽ được công ty nước ngoài cung cấp Đây là một yếu tố rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu tại chỗ, vì thông tin này giúp doanh nghiệp xuất khẩu hiểu rõ hơn về nhu cầu và yêu cầu của thị trường Công ty nước ngoài thường cung cấp đầy đủ thông tin liên quan như địa chỉ giao hàng, tên người nhận, và các yêu cầu đặc biệt khác Sự minh bạch trong việc cung cấp thông tin không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp mà còn
giảm thiểu những rủi ro liên quan đến giao hàng và thanh toán
Một số lưu ý loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ:
Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối
đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa
Trường hợp tờ khai xuất khẩu và nhập khẩu mở cùng tại 1 Cơ quan hải quan, nếu
tờ khai xuất khẩu được phân luồng đỏ và đã kiểm tra hàng hóa thực tế và hoàn thành thủ tục thông quan thì tờ khai nhập khẩu đối ứng có thể được miễn kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định
Trường hợp quá hạn mở tờ khai nhập khẩu đối ứng thì tham khảo hình thức xử phạt
vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế được quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính
phủ “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng
Trang 85
10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan”
1.3 Ưu và nhược điểm loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ
Ưu điểm loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ
- Thủ tục đơn giản: Giảm thiểu các bước phức tạp của quy trình xuất nhập khẩu truyền thống, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
- Thời gian nhanh chóng: Tăng tốc độ giao hàng và thông quan hàng hóa nhờ vào việc thực hiện tại địa điểm gần gũi
- Chi phí thấp: Giảm thiểu chi phí vận chuyển và logistics do hàng hóa không phải
Nhược điểm loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ
- Giới hạn khu vực hoạt động: Xuất nhập khẩu tại chỗ thường chỉ áp dụng cho các giao dịch trong một khu vực địa lý nhất định, điều này có thể hạn chế khả năng mở rộng và tiếp cận thị trường quốc tế Các doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn ở các thị trường xa hơn
- Chi phí vận chuyển cao: Mặc dù xuất nhập khẩu tại chỗ có thể giảm thiểu một
số chi phí logistics, nhưng chi phí vận chuyển nội địa vẫn có thể cao, đặc biệt đối với các sản phẩm cần yếu tố bảo quản đặc biệt hoặc khi được vận chuyển qua các vùng địa hình khó khăn
- Thiếu tính linh hoạt trong nguồn cung ứng: Khi chỉ dựa vào các nhà cung cấp trong nước, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro về nguồn cung khi có sự cố xảy ra như thiên tai, dịch bệnh hay khủng hoảng kinh tế Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa hoặc chậm trễ trong sản xuất
- Cạnh tranh trong nội địa: Xuất nhập khẩu tại chỗ có thể bắt doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước Nếu không có lợi thế cạnh tranh rõ rệt, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc duy trì thị phần và lợi nhuận
Trang 96
1.4 Vai trò và ý nghĩa của thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu tại chỗ
Thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu tại chỗ có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và điều hành hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình luân chuyển hàng hóa Xuất nhập khẩu tại chỗ đã trở thành một phương thức thương mại quan trọng, đặc biệt là trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu chi phí logistic cho doanh nghiệp Thủ tục hải quan trong XNK tại chỗ đóng vai trò mấu chốt, không chỉ đảm bảo sự tuân thủ pháp luật mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của hoạt động thương mại quốc tế
Đảm bảo tuân thủ pháp luật và quản lý nhà nước
Thủ tục hải quan giúp cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó kiểm soát được hàng hóa ra vào quốc gia Trong xuất nhập khẩu tại chỗ, việc thực hiện đúng thủ tục này đảm bảo rằng doanh nghiệp không vi phạm quy định pháp luật, giúp tránh các rủi ro pháp lý liên quan.Giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra và giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó phòng ngừa các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hay vận chuyển các mặt hàng cấm Điều này góp phần duy trì an ninh kinh tế và trật tự thương mại quốc tế
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại
Thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu tại chỗ được thiết kế để đơn giản hóa các quy trình, giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa mà không cần thực hiện việc vận chuyển thực tế ra/vào biên giới Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
Xác nhận quyền sở hữu và giá trị hàng hóa
Thông qua thủ tục hải quan, các thông tin về giá trị hàng hóa, quyền sở hữu, và đối tác tham gia giao dịch được xác nhận chính thức Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và tránh các tranh chấp trong hoạt động thương mại
Thu thuế và nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thủ tục hải quan là cơ chế để nhà nước thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu Các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), và các khoản phí khác được thu từ doanh nghiệp thông qua thủ tục này Điều này đóng góp vào nguồn thu ngân sách quốc gia
Thúc đẩy hoạt động thương mại nội địa và quốc tế
Xuất nhập khẩu tại chỗ cho phép các doanh nghiệp nội địa thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu mà không cần hàng hóa phải đi qua biên giới thực tế, giúp giảm bớt các chi phí và rủi ro trong vận chuyển Thủ tục hải quan trong trường hợp này giúp các bên nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ thương mại, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa và tăng cường thương mại
Trang 107
1.5 Các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
- Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam
II Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ (XNK tại chỗ) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo luồng hàng hóa lưu thông nhanh chóng, hợp pháp và hiệu quả Đây là quy trình đặc thù, không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn tối ưu hóa hoạt động thương mại nội địa Với hình thức xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ, thủ tục hải quan được tiến hành thực hiện dựa trên quy định do pháp luật ban hành
2.1 Hồ sơ hải quan
Tương tự như thủ tục nhập khẩu hoặc xuất khẩu thông thường, thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ cũng yêu cầu khá nhiều giấy tờ, chứng từ Do đó để việc làm thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ diễn ra suôn sẻ tiết kiệm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
Hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ:
Bộ hồ sơ giống với thủ tục xuất khẩu bình thường, quy định tại Điều 16 thông tư số 38/2015/TT-BTC (có sửa đổi bổ sung tại thông tư 39/2018/TT-BTC) bao gồm:
+ Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ (cũng là tờ khai Hải quan điện tử) theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu số 02 phụ lục II ban hành kèm theo thông tư số 38/2015/TT-BTC
Nếu hàng hóa nằm trong diện phải khai tờ khai Hải quan giấy (Quy định tại Điều
25 nghị định 59/2015/NĐ-CP, có sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị định CP), thì chủ hàng phải khai và nộp 02 bản chính theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV ban hành kèm thông tư số 38/2015/TT-BTC)
59/2018/NĐ-+ Hóa đơn thương mại hoặc các loại chứng từ tương đương: (01 bản chụp)
+ Giấy phép xuất khẩu hoặc giấy tờ tương đương cho phép xuất khẩu
• Nếu chỉ xuất khẩu 1 lần : nộp 01 bản chính
• Nếu xuất khẩu từ 2 lần trở lên : 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu
Trang 118
+ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính – nếu có
+ Hồ sơ chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa: 01 bản chụp đối với lần đầu làm thủ tục xuất khẩu
+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp – nếu có
+ Các giấy tờ khác theo quy định đối hàng xuất khẩu (trừ vận tải đơn – B/L)
Hồ sơ hải quan nhập khẩu tại chỗ gồm:
+ Tờ khai Hải quan điện tử theo các tiêu chí thông tư quy định tại mẫu 01 phụ lục II ban hành kèm thông tư số 38/2015/TT-BTC
Nếu thực hiện tờ khai giấy thì dựa vào mẫu HQ/2015/NK: 2 bản chính
+ Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp
+ Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản tương đương cho phép nhập khẩu
• Nếu nhập khẩu chỉ 1 lần: 01 bản chính
• Nếu nhập khẩu từ 2 lần trở lên: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu
+ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính) – nếu có
+ Chứng từ thể hiện tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập lô hàng đầu tiên + Tờ khai trị giá: Thực hiện khai theo mẫu điện tử Nếu người khai Hải quan khai trên tờ khai giấy thì nộp 2 tờ khai trị giá (Bản chính) tới cơ quan Hải quan + Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp – Nếu có
+ Các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ vận tải đơn – B/L)
2.2 Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình
2.2.1 Thời hạn làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Thời hạn làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo khoản
4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan
2.2.2 Địa điểm làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Theo khoản 2 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa
chọn và theo quy định của từng loại hình
Trang 129
2.2.3.Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan được quy định tại khoản 5 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC cụ thể như sau:
Về trách nhiệm của người xuất khẩu:
+ Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong
đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý
nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau:
#&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
+ Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
+ Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
+ Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan
từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo
Về trách nhiệm của người nhập khẩu:
+ Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong
đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý
nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu
tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
+ Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
+ Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo; + Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan
Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu:
+ Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;
+ Theo dõi những tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để quản lý, theo dõi, đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan
Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu:
+ Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa;
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan