1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo môn nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu đề tài phương tiện thanh toán quốc tế phương thức thanh toán quốc tế

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Theo Luật thống nhất về hối phiếu - ULB 1930: Hối phiếu là tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ ký phát đòi tiền người nhập khẩu, ngườ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

- -

BÁO CÁO

MÔN NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Đề tài: Phương tiện thanh toán quốc tế & Phương thức thanh toán quốc tế

Nhóm sinh viên: Nhóm 4

Lớp: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 62

Lớp học phần: Nghiệp vụ khinh doanh xuất nhập khẩu 01 Giảng viên hướng dẫn: TS Đặng Thị Thúy Hồng

Hà Nội, tháng 2 năm 2023

Trang 2

Thành viên nhóm 4

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ 1

I Hối phiếu (Bill of exchange) 1

1.1 Luật điều chỉnh 1

Để hối phiếu trở thành phương tiện thanh toán trong lưu thông và hạn chế những mặt trái của hối phiếu, thì một loạt các quốc gia đã ban hành đạo luật về hối phiếu 1

1.8 Quy trình lưu thông hối phiếu 8

1.9 Quy trình các nghiệp vụ của Hối phiếu 9

6 Thời hạn hiệu lực của séc: 13

7 Nội dung của Séc: 13

8 Phân tích ví dụ mẫu séc của VpBank 15

9 Quy trình lưu thông séc 15

III Lệnh chuyển tiền ( Payment order) 16

1 Giới thiệu chung 16

2 Quy định về lệnh chuyển tiền 16

3 Nội dung của lệnh chuyển tiền 17

PHẦN II CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 18

I Phương thức chuyển tiền 18

Trang 4

1 Khái niệm 18

2 Các bên tham gia 18

3 Hình thức chuyển tiền 18

4 Yêu cầu khi chuyển tiền 19

5 Quy trình thực hiện/thanh toán, chứng từ kèm theo 19

2 Các hình thức thanh toán nhờ thu 24

2.1 Nhờ thu phiếu trơn 24

2.1.1 Khái niệm 24

2.1.2 Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn 25

2.1.3 Lợi ích và rủi ro đối với phương thức nhờ thu phiếu trơn 25

2.1.4 Vai trò của Ngân hàng 26

2.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) 26

2.2.1 Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A) 27

2.2.2 Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P) 28

Trang 5

1 Khái niệm: 37

2 Nguồn luật điều chỉnh: L/C được điều chỉnh bởi 37

3 Đặc điểm của L/C 37

4 Ưu nhược điểm của phương thức TDCT 38

5 Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng 38

6 Phân loại thư tín dụng 44

7 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ 48

Trang 6

PHẦN I

CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ I Hối phiếu (Bill of exchange)

1.1 Luật điều chỉnh

Để hối phiếu trở thành phương tiện thanh toán trong lưu thông và hạn chế những

mặt trái của hối phiếu, thì một loạt các quốc gia đã ban hành đạo luật về hối phiếu

Luật hối phiếu của Anh 1882 BEA (Bill of Exchange Acts), áp dụng cho nước

Anh và các nước thuộc địa Anh

Luật thương mại thống nhất của Mỹ 1962 UCC (Uniform Commercial Code),

áp dụng trong phạm vi nước Mỹ và các nước châu Mỹ La tinh, v.v

Năm 1930, Công ước về Luật hối phiếu được phê chuẩn, gọi là Công ước Geneva

1930 về Luật thống nhất hối phiếu (Uniform Law for Bill of exchange – ULB

1930) Ngày nay, Luật hối phiếu thống nhất ULB 1930 có hiệu lực tại tất cả các nước châu Âu (ngoại trừ Anh) Nhiều nước khác mặc dù không tham gia Công ước Geneva, nhưng vẫn xây dựng Luật hối phiếu của họ tương thích với ULB 1930

Văn kiện số A/CN 9/211 ngày 18/2/1982 về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế do UB

luật TMQT của LHQ ban hành

Pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam năm 1999 (số 17/1999/PL-UBTVQH10)

• Đứng trước tình hình kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, nhằm tăng cường lưu thông và thúc đẩy sản xuất, ngày 29/12/2005 Quốc hội Việt Nam đã ban hành

Luật các công cụ chuyển nhượng, có hiệu lực từ 1/7/2006

1.2 Khái niệm

Theo Luật BEA 1882: Hối phiếu là một mệnh lệnh dưới dạng viết của người

bán phát ra đòi tiền người mua, yêu cầu người mua khi đến hạn quy định của lệnh phải trả một số tiền nhất định cho người bán, hoặc theo lệnh của người bán trả cho một người khác tại một địa điểm nhất định

Theo Luật thống nhất về hối phiếu - ULB 1930: Hối phiếu là tờ mệnh lệnh

đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng và yêu cầu người này khi thấy hối phiếu phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu hoặc theo lệnh trả của người này cho người khác

Theo Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam: Hối phiếu là một chứng

chỉ có giá, do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện

Trang 7

một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

1.3 Các bên tham gia

Các bên tham gia có quyền lợi và nghĩa vụ về hối phiếu bao gồm:

Người ký phát hối phiếu (Drawer): Chủ nợ, người lập và người ký hối phiếu

(có thể nhà xuất khẩu, người bán, đại diện tổ chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ) • Người bị ký phát (Drawee): Con nợ, người có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi

trên hối phiếu (có thể là người mua, nhà nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán, v.v)

Người thụ hưởng (Beneficiary): Người sở hữu hối phiếu, do đó có quyền được

nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu Người thụ hưởng còn có tên gọi là người cầm “holder hay bearer” Tùy trường hợp người thụ hưởng có thể:

• Người thụ hưởng đích danh do người ký phát chỉ định Người ký phát có thể chỉ định người thụ hưởng đích danh là mình

• Người nhận chuyển nhượng hối phiếu • Người cầm giữ hối phiếu vô danh

Người chuyển nhượng (Endorser or assignor): Là người chuyển quyền hưởng

lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay (đối với hối phiếu vô danh) hay bằng thủ tục ký hậu (đối với phiếu theo lệnh) Vì hối phiếu chủ yếu được ký phát theo lệnh, nên thủ tục chuyển nhượng hối phiếu chủ yếu là ký hậu Do đó, người chuyển nhượng còn gọi là người ký hậu

Người được chuyển nhượng hối phiếu: Là người hưởng lợi hối phiếu do được

người chuyển nhượng hối phiếu chuyển quyền hưởng hưởng hối phiếu bằng cách trao tay (đối với hối phiếu vô danh) hay bằng thủ tục ký hậu (đối với phiếu theo lệnh) Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng hối phiếu cho người tiếp nhận, người ký phát hoặc người chuyển nhượng

Người cầm hối phiếu: Là người có quyền cầm cố hối phiếu tại các tổ chức tín

dụng để vay vốn Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu thì người nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu cho người cầm cố Trong trường hợp người cầm cố hối phiếu không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu thì người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng hối phiếu và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm • Người chấp nhận (Acceport): Người bị ký phát sau khi ký chấp nhận hối phiếu

thì trở thành người chấp nhận hối phiếu Người chấp nhận hối phiếu có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu khi đến hạn Như vậy, người chấp nhận luôn là người bị ký phát; ngược lại, người bị ký phát chưa hẳn đã là người chấp nhận Ví dụ, đối với hối phiếu trả tiền ngay khi nhìn thấy “at sight” thì người bị ký phát không cần ký chấp nhận hối phiếu nên không trở thành người chấp nhận

Trang 8

Người bảo lãnh (Avaliseur): Là bất cứ người nào ký tên vào hối phiếu ngoại

trừ người ký phát và người bị ký phát Nếu hối phiếu đến hạn mà không được chấp nhận thanh toán, thì người bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán cho người hưởng lợi Người thụ hưởng có quyền truy đòi bất kỳ người nào đã ký tên vào hối phiếu kể cả người ký phát

1.4 Chức năng

Hối phiếu có 3 chức năng:

Hối phiếu là phương tiện thanh toán: hối phiếu là phương tiện giúp người bán

đòi tiền người mua và giúp người chuyển tiền trả nợ cho người bán

Hối phiếu là phương tiện đảm bảo: hối phiếu là chứng từ có giá do đó nó có

thể mua bán, cầm cố, thế chấp, v.v

Hối phiếu là phương tiện cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có

giá nên nó có thể là công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng

1.5 Đặc điểm tính chất

Tính trừu tượng: trong hối phiếu không ghi nội dung của quan hệ tín dụng,

nguyên nhân phát sinh ra hối phiếu

Tính bắt buộc trả tiền: người bị ký phát bắt buộc phải trả tiền theo đúng nội

dung ghi trên hối phiếu Người trả tiền không được viện những lý do riêng giữa mình và người ký phát hoặc với người ký hậu hối phiếu để từ chối thanh toán • Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể chuyển nhượng một hoặc nhiều

lần trong thời hạn của nó

1.6 Nội dung

Yêu cầu về mặt hình thức của hối phiếu:

• Hối phiếu phải được thể hiện dưới dạng văn bản, hình mẫu hối phiếu do các pháp nhân và thể nhân tự quyết định

• Ngôn ngữ hối phiếu bằng ngôn ngữ viết tay, in sẵn bằng mực không phai (không phải mực đỏ) hoặc đánh máy và phải bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất

Trang 9

• Hối phiếu có thể được lập thành một hay nhiều bản (thường là hai bản), mỗi bản đều đánh số thứ tự, các bản đều có giá trị như nhau Khi thanh toán, ngân hàng thường gửi hối phiếu cho người trả tiền làm hai lần kế tiếp nhau đề phòng thất lạc, bản sao nào đến trước sẽ được thanh toán, bản nào đến sau sẽ trở thành vô giá trị Nếu là bản thứ nhất thì ghi “second of the same tenor and dated being unpaid”, nếu là bản thứ hai thì ghi “first of the same tenor and dated being unpaid”

Hình mẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu, nhưng vì là chứng chỉ có giá và được lưu thông nên nội dung của Hối phiếu phải được quy định hết sức chặt chẽ Một chứng từ được xem là hối phiếu nếu hội tụ đủ (8) yếu tố sau:

(1) Tiêu đề hối phiếu:

• Bắt buộc phải ghi chữ “HỐI PHIẾU” (Bill of Exchange, có khi được viết tắt là Exchange hoặc là Draft) trên chứng từ và phải ghi cùng thứ tiếng lập hối phiếu Tiêu đề viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải viết bằng tiếng Anh

• Bắt buộc phải có tiêu đề hối phiếu mới có giá trị

• Tiêu đề được viết bằng cỡ chữ to, ở trên cùng và riêng biệt với nội dung của tờ hối phiếu

(2) Lệnh thanh toán và chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định a/ “Vô điều kiện” nghĩa là:

• Đối với người ký phát, khi đưa ra lệnh thì không được kèm theo bất kỳ điều kiện hay lý do nào, mà chỉ đơn thuần là ra lệnh thanh toán/chấp nhận là đủ Khi ra lệnh, người ký phát lại kèm theo điều kiện sẽ làm cho hối phiếu trở nên vô hiệu

Trang 10

• Đối với người bị ký phát khi nhận được hối phiếu, người bị ký phát chỉ có hai lựa chọn hoặc là thanh toán/chấp nhận mà không được đưa ra hay viện ra bất cứ một lý do hay điều kiện nào, hoặc là từ chối thanh toán/chấp nhận Mọi thanh toán/chấp nhận kèm điều kiện là vô giá trị

b/ Số tiền ghi trên hối phiếu:

• Số tiền của hối phiếu là số tiền nhất định được ghi một cách rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ Chú ý: Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trong thư tín dụng (L/C)

• Số tiền thường được ghi trên hối phiếu bằng số ở góc trên cùng của hối phiếu (trái hoặc phải) và bằng chữ trong văn bản của hối phiếu

• Số tiền được ghi có thể vừa bằng số vừa bằng chữ hoặc hoàn toàn bằng số hay hoàn toàn bằng chữ và về nguyên tắc phải thống nhất với nhau

• Khi số tiền trên phiếu được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán

(3) Tên và địa chỉ của người bị ký phát:

Việc quy định tên và địa chỉ của người ký phát là nhằm bảo đảm cho người thụ hưởng có thể xác định được ai, ở đâu là người chịu trách nhiệm thanh toán Trong ngoại thương, người bị ký phát phụ thuộc vào phương thức thanh toán:

• Trong phương thức ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền và nhờ thu: là người nhập khẩu hàng hóa

• Trong phương thức tín dụng: là ngân hàng phát hành L/C

Họ và tên người trả tiền hối phiếu phải được ghi ở mặt trước, góc trái, dưới cùng của tờ hối phiếu, sau chữ : “Gửi ”

Trách nhiệm của người bị ký phát:

• Nếu hối phiếu là trả tiền ngay, thì phải trả theo nội dung quy định trong hối phiếu • Nếu hối phiếu là kỳ hạn, thì phải chấp nhận ký khi nhìn thấy hối phiếu và thanh

toán hối phiếu khi đến hạn

Quyền lợi của người ký phát:

• Có quyền từ chối trả tiền khi hối phiếu ký sai luật

• Có quyền từ chối trả tiền khi chưa chấp nhận hối phiếu kỳ hạn

(4) Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu có 2 dạng:

Thanh toán ngay: Thanh toán khi nhìn thấy, yêu cầu, khi xuất trình hối phiếu

Trên hối phiếu sẽ ghi là “trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này (at …… Sight of this FIRST (SECOND) Bill of Exchange) Thời hạn xuất

Trang 11

trình để thanh toán theo ULB 1930 là trong vòng 01 năm, theo Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam là 90 ngày

Thanh toán sau: có nhiều cách thỏa thuận:

Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu

X ngày sau khi nhìn thấy (bản thứ nhất hoặc hai của Hối Phiếu này) (Bản thứ nhất/ hai có cùng nội dung và ngày tháng không thanh toán) thanh toán cho số tiền là…

Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu

X ngày sau khi ký phát (bản thứ nhất hoặc hai của Hối Phiếu này) (Bản thứ nhất/hai có cùng nội dung và ngày tháng không thanh toán) thanh toán cho số tiền là…

Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký vận đơn

X ngày sau ngày vận đơn của bản thứ (bản thứ nhất hoặc hai của Hối Phiếu này) (Bản thứ nhất/ hai có cùng nội dung và ngày tháng không thanh toán) thanh toán cho số tiền là…

Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày hóa đơn

X ngày sau ngày hóa đơn của bản thứ … (nhất hoặc hai) của hối phiếu này, thanh toán cho … số tiền là …

Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai

Tại (ngày tháng) của bản thứ (bản thứ nhất hoặc hai của Hối Phiếu này) (Bản thứ nhất/ hai có cùng nội dung và ngày tháng không thanh toán) thanh toán cho số tiền là…

Lưu ý: Đối với những hối phiếu không quy định thời hạn thanh toán được xem là hối

phiếu thanh toán ngay Các hối phiếu quy định nhiều thời hạn thanh toán sẽ trở nên vô giá trị

(5) Địa điểm trả tiền của hối phiếu: Nếu không có quy định khác, thì địa chỉ của người

bị ký phát (người trả tiền) được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu Tuy nhiên, nếu trên hối phiếu quy định một địa điểm thanh toán khác, thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu

(6) Tên người thụ hưởng lợi hối phiếu:

• Họ tên người hưởng lợi được ghi đầy đủ, rõ ràng ở mặt trước của tờ hối phiếu • Người hưởng lợi có thể là bản thân người ký phát hối phiếu, hoặc một người

khác được người ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay

• Trong thực tế, người ký phát có thể chỉ định một người thụ hưởng khác Cụ thể trong các trường hợp:

Trang 12

• Chỉ thị một người thụ hưởng đích danh • Quy định thanh toán theo lệnh

• Quy định việc thanh toán cho người cầm “to the bearer”

• Trong ngoại thương, các hối phiếu thường được ký phát cho người hưởng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu

(7) Ngày tháng và nơi ký phát hối phiếu:

• Nơi lập hối phiếu: Hối phiếu được ký phát ở đâu thì lấy nơi đó là địa điểm ký phát hối phiếu, đó thường là địa chỉ của người lập phiếu

• Ngày lập hối phiếu: không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C

(8) Người ký phát hối phiếu: Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt

buộc phải thể hiện trên hối phiếu Chữ ký của người ký phát muốn có hiệu lực phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý Chữ ký phải được ghi ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu và người ký phát hối phiếu phải ký tên bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu…mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý

1.7 Phân loại

1.7.1 Căn cứ vào thời hạn thanh toán

• Hối phiếu trả ngay (Sight bill) • Hối phiếu có kỳ hạn (Time bill)

1.7.2 Căn cứ vào chứng từ kèm theo

• Hối phiếu trơn (Clean bill)

• Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary bill)

Trang 13

1.7.3 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng

• Hối phiếu đích danh (Restrictive bill): ko chuyển nhượng được • Hối phiếu theo lệnh (To order bill): có thể chuyển nhượng được • Hối phiếu vô danh (Bear bill) : có thể chuyển nhượng được

1.7.4 Căn cứ vào người ký hối phiếu

• Hối phiếu thương mại (Commercial bill) • Hối phiếu ngân hàng (Banking bill)

1.7.5 Căn cứ vào trạng thái chấp nhận

• Hối phiếu chưa được ký chấp nhận

• Hối phiếu đã được người trả tiền ký chấp nhận

1.7.6 Căn cứ vào loại tiền ghi trên hối phiếu

• Hối phiếu nội tệ • Hối phiếu ngoại tệ

1.7.7 Căn cứ vào cơ sở hình thành hối phiếu

• Hối phiếu thực • Hối phiếu khống

1.7.8 Căn cứ vào không gian lưu thông hối phiếu

• Hối phiếu nội địa và hối phiếu quốc tế

1.8 Quy trình lưu thông hối phiếu

1.8.1 Lưu thông hối phiếu trả ngay

1 Giao hàng (có thể nhận ngay cả bộ chứng từ hàng hóa)

2 Ký phát hối phiếu và ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền

3 Người mua thanh toán tiền hàng cho người bán sau khi nhìn thấy hối phiếu thông qua hệ thống ngân hàng

Trang 14

1.8.2 Lưu thông hối phiếu trả tiền sau

4 Đòi tiền hối phiếu đã được chấp nhận

5 Người mua trả tiền và ngân hàng nhập khẩu báo nợ cho người mua và ngân hàng xuất khẩu báo có cho người bán

1.9 Quy trình các nghiệp vụ của Hối phiếu

1.9.1 Chấp nhận hối phiếu

• Thể hiện sự cam kết trả tiền của người trả tiền HP khi HP đến hạn thanh toán • Được thực hiện bằng chữ và chữ ký của người trả tiền ở mặt trước, góc trái,

phía dưới của tờ hối phiếu, gồm:

• Chữ "chấp nhận" hoặc một chữ tương tự như "xác nhận", :đồng ý" (accept, acceptance, accepted, )

• Chữ ký và tên họ của người chấp nhận • Ngày tháng ký chấp nhận

Trang 15

• Điều kiện chấp nhận hối phiếu

• Theo ULB 1930 việc chấp nhận HP phải là chấp nhận vô điều kiện • Việc chấp nhận làm thay đổi bất cứ ND nào của HP thì tương đương

như từ chối chấp nhận HP nếu người hưởng lợi không đồng ý

1.9.2 Ký hậu hối phiếu

• Ký hậu là một thủ tục để chuyển nhượng hối phiếu từ người hưởng lợi hối phiếu sang cho một người khác

• Ký hậu được thực hiện bằng cách ký vào mặt sau của tờ HP theo đúng quy định và trao HP cho người được chuyển nhượng

• Ý nghĩa của hành vi ký hậu:

• Thừa nhận quyền hưởng lợi HP được chuyển cho người khác

• Xác nhận trách nhiệm của người kí hậu HP về việc trả tiền hối phiếu đối với những người hưởng lợi kế tiếp

quyền nhận tiền của hối phiếu

• Ký hậu miễn truy đòi: người hưởng lợi kế tiếp không được quyền đòi tiền ở người ký hậu cho mình khi người trả tiền từ chối trả tiền hối phiếu

1.9.3 Bảo lãnh hối phiếu

• Là sự cam kết của người thứ ba về khả năng thanh toán hối phiếu cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền

• Người bảo lãnh thường là một ngân hàng lớn, có uy tín

• Nghiệp vụ bảo lãnh thường được thực hiện ở mặt trước của hối phiếu bằng chữ (good as aval,aval, guaranteed) và chữ ký của người bảo lãnh

• Nếu bảo lãnh được thực hiện ở mặt sau của hối phiếu thì thường ghi "Receipt for aval " để phân biệt với ký hậu

1.9.4 Kháng nghị việc không tiền hối phiếu

• Do người hưởng lợi tiến hành khi HP đến hạn không được trả tiền • Trình tự kháng nghị:

• Bước 1: Người hưởng lợi lập đơn kháng nghị trong vòng 2 ngày làm việc kế tiếp ngày mà hối phiếu được thanh toán

• Bước 2: Gửi bản sao đơn kháng nghị cho các bên hữu quan và vào sổ tố tụng của tòa án

• Bước 3: Tòa án xem xét điều hành kiện tụng

Trang 16

II Séc 1 Khái niệm:

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản tiền gửi), ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm séc (Công ước); Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng (Luật CCCNVN 2005)

Nguồn luật điều chỉnh: Công ước Geneva về Séc năm 1931, Luật Các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005,

2 Các bên tham gia:

Người phát hành séc hay người ký phát (Drawer): là người có tài khoản phát hành séc ở ngân hàng (là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng) Thường thì người ký phát séc là người mua hàng, phát hành séc để trả nợ

Ngân hàng thanh toán hay người trả tiền (Drawee): là người trích trả tiền tờ séc từ tài khoản của người phát hành séc để trả cho người khác

Người thụ hưởng (Beneficiary): là người nhận tiền từ tờ séc do người ký phát chỉ định đích danh hay thông qua thủ tục chuyển nhượng

Ngoài ra, một số loại séc có thể xuất hiện người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng quy định

3 Các loại séc thông dụng

Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng:

Séc đích danh (nominal cheque) là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi trên tờ

séc

Séc vô danh (Bearer cheque) là loại séc không ghi rõ tên người thụ hưởng, chỉ

ghi câu “trả cho người cầm séc” (Pay to the bearer) Đối với loại séc này có thể chuyển

Trang 17

qua tay nhiều người, ai là người cầm séc, người đó có thể mang séc đến ngân hàng lĩnh tiền

Séc theo lệnh (Order cheque) là loại séc được dùng phổ biến trong thanh toán

quốc tế và là loại séc ghi trả theo lệnh của người ký phát trên tờ séc Trên séc có ghi câu “trả theo lệnh của ông (bà)……” Loại séc này có thể chuyển nhượng cho người khác bằng thủ tục ký hậu giống như hối phiếu Trong thời hạn hiệu lực, séc theo lệnh có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng cách ký hậu

Căn cứ theo cách thức thanh toán:

Séc tiền mặt: Là loại séc chuyên dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng

Séc chuyển khoản: Là loại séc ngân hàng phải trích tiền từ tài khoản của con nợ

sang tài khoản của chủ nợ Loại séc này không chuyển nhượng được và không dùng để rút tiền mặt được

Các loại Séc đặc biệt:

Séc gạch chéo (crossed check) là loại séc mà trên mặt trước của nó có 2 gạch

chéo song song với nhau Mục đích của gạch chéo là để không rút được tiền mặt, dùng để chuyển khoản qua ngân hàng

Séc du lịch (traveller’s cheque) là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả

tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó ở trong hay ngoài nước Ngân hàng phát hành séc đồng thời là người trả tiền Người hưởng lợi séc du lịch là người có tiền gửi vào ngân hàng phát hành séc

Séc xác nhận (certified cheque) còn gọi là séc bảo chi, là loại séc được ngân

hàng đứng ra xác nhận việc trả tiền Mục đích của việc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc và ngăn chặn tình trạng phát hành séc quá số dư trên tài khoản

4 Yêu cầu đối với Séc:

Séc có giá trị thanh toán như tiền, do vậy séc cần phải tuân thủ những nội dung và hình thức theo luật định:

• Người ký phát hành séc phải có số dư trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng;

• Số tiền phát hành séc không được vượt quá số dư trên tài khoản;

• Tiêu đề của séc phải được ghi trên tờ séc và sử dụng bằng một thứ mực với ngôn ngữ ký phát séc;

• Ghi rõ địa điểm, ngày tháng lập séc, địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tên địa chỉ người hưởng lợi séc, và chữ ký của người phát hành

5 Điều kiện phát hành Séc:

Trang 18

• Có tài khoản vãng lai tại ngân hàng

• Có đủ số dư hoặc được cấp một khoản tín dụng • Có quyền sử dụng quyển sổ séc

• Chỉ sử dụng mẫu séc do tổ chức tín dụng phát hành

• Các tờ séc phải phải được ghi rõ ràng và chính xác, không gạch xóa, ghi bằng 1 loại chữ, 1 thứ mực; không ghi bằng mực đỏ Giá trị séc phải được ghi bằng cả số và chữ

• Ngân hàng thanh toán sẽ thanh toán tờ séc khi được xuất trình trong thời hạn hiệu lực được trích từ tài khoản của người ký phát mà không cần hỏi ý kiến người này

• Chủ tài khoản chịu mọi hậu quả về những rủi ro khi mất séc, giả mạo séc

6 Thời hạn hiệu lực của séc:

Séc có tính chất thời hạn, chỉ được thanh toán trong thời hạn hiệu lực, thời hạn hiệu lực của Séc sẽ được ghi rõ trên tờ Séc

Quy định thời hạn hiệu lực của Séc trả tiền ngay:

* Luật Các Công cụ Chuyển nhượng Việt Nam năm 2005: 30 ngày kể từ ngày ký phát, tuy nhiên trong trường hợp quá thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá sáu tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký

phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán

* Luật Thống nhất về séc theo Công ước Geneva 1931:

• 8 ngày kể từ ngày phát hành Séc và tờ Séc được lưu thông trong phạm vi một quốc gia;

• 20 ngày đối với séc lưu thông ở nước ngoài nhưng trong cùng một châu lục; • 70 ngày đối với séc được trả ở các châu lục khác nhau

7 Nội dung của Séc:

a Tiêu đề “Séc”: Séc phải ghi tiêu đề của nó, nếu không ghi, séc sẽ vô hiệu

Sở dĩ phải ghi tiêu đề là vì để trong lưu thông dễ nhận biết đó là séc nhằm tránh nhầm lẫn với các công cụ tín dụng khác Ngôn ngữ của tiêu đề phải cùng ngôn ngữ của nội dung séc Séc trở nên vô hiệu nếu ngôn ngữ của tiêu đề và của nội dung khác nhau

b Địa điểm thanh toán séc: Là nơi mà người thụ hưởng xuất trình séc để

nhận tiền hoặc là nơi mà người thụ hưởng séc chỉ định cho NH nhờ thu xuất trình séc để nhận tiền Thông thường, địa điểm trả tiền là địa chỉ của NH mà người phát hành séc mở tài khoản Do đặc điểm kinh doanh của

Trang 19

nghề NH, NH có nhiều chi nhánh ở các nơi cư trú khác nhau, NH thường thiết lập quan hệ đại lý rộng khắp trong và ngoài nước, NH có quan hệ với trung tâm thanh toán bù trừ nên NH có thể chấp hành lệnh rút tiền vô điều kiện ngay tại địa chỉ mà NH cư trú, song NH cũng có thể ủy quyền cho chinh nhánh của mình, NH đại lý của mình trả tiền cho người thụ hưởng ghi trên séc, nếu người thụ hưởng có yêu cầu trả tiền tại 1 địa chỉ khác với địa chỉ cư trú của NH chấp hành lệnh rút tiền Dự liệu tình huống này, luật của hầu hết các nước cho phép thiếu vắng địa điểm trả tiền ghi trên séc, với điều kiện là có thể áp dụng quy tắc suy diễn từ nội dung của séc để tìm ra địa điểm trả tiền Một séc không chỉ rõ địa điểm trả tiền thì lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên người bị ký phát làm địa điểm trả tiền, trong trường hợp bên cạnh tên người bị ký phát không có ghi địa chỉ thì B/E đó sẽ vô hiệu

c Ngày và địa điểm phát hành séc: Séc phải có thời hạn hiệu lực nhất định

Quá hạn này, séc không còn giá trị Thời hạn hiệu lực của séc tính từ ngày phát hành séc đến ngày do luật séc quy định Vì vậy, ngày phát hành phải được ghi trên séc, nêu không, séc sẽ vô hiệu Séc được tạo lập ở đâu thì tuân thủ luật ở đó => cần phải ghi địa điểm phát hành Tuy nhiên, việc ghi địa điểm phát hành séc có thể ở nước thứ 3 hoặc ở 1 nơi mà không thể xác định được địa chỉ ở đâu, ví dụ như trên máy bay đang bay trên không trung, cho nên luật các nước cho phép thiếu vắng địa chỉ phát hành Trong trường hợp này, ngta coi địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát séc là địa chỉ phát hành, bởi vì người ký phát séc phải hiểu và tuân thủ luật séc của nước mình

d Số tiền: Số tiền của séc là một số tiền nhất định: số tiền đó là bao nhiêu

mà không cần phải tính toán dù cho phép tính đơn giản Để đảm bảo tính xác thực của số tiền, luật thường quy định số tiền vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau

e Ngân hàng thanh toán- Ngân hàng phát hàng Séc: là người bị ký phát

có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát

f Tên người ký phát và số tài khoản

g Người nhận tiền - người thụ hưởng tờ séc và số tài khoản:

h Chữ ký hợp pháp của người ký phát: Người ký phát là người có tài khoản

mở tại NH hoặc các trung gian tài chính khác Khi mở tài khoản tại NH, chủ tài khoản phải lưu giữ chữ ký của mình hoặc chữ ký ủy quyền tại NH mở tài khoản Chữ ký trên séc phải giống hệt chữ ký của chủ tài khoản hoặc chữ ký ủy quyền Ký séc phải kí bằng tay, các loại chữ khác đều vô giá trị

Trang 20

8 Phân tích ví dụ mẫu séc của VpBank

9 Quy trình lưu thông séc

1 Thông qua 1 ngân hàng

1 Người bán giao hàng cho người mua

2 Người mua phát hành séc thanh toán tiền hàng, giao tờ séc cho người bán

3 Người bán mang tờ séc đến ngân hàng để lĩnh tiền 4 Ngân hàng ghi Nợ và báo Nợ cho người mua

2 Thông qua 2 ngân hàng

1 Người bán giao hàng cho người mua

Trang 21

2 Người mua phát hành séc thanh toán tiền hàng, giao tờ séc cho người bán

3 Người bán nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ghi trên tờ séc

4 Ngân hàng phục vụ người bán thu tiền trên tờ séc ở ngân hàng phục vụ người mua

5 Ngân hàng phục vụ người mua thanh toán tiền hàng cho ngân hàng phục vụ người bán

6 Quyết toán giữa ngân hàng và người mua 7 Ngân hàng báo có cho người bán

III Lệnh chuyển tiền ( Payment order) 1 Giới thiệu chung

1.1 Các bên tham gia

• Người phát lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân gửi Lệnh chuyển tiền đến Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để thực hiện việc chuyển tiền

• Người nhận lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân được thụ hưởng khoản tiền (nếu là Lệnh chuyển Có) hoặc là tổ chức hay cá nhân phải trả tiền (nếu là Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền) - còn gọi là người trả tiền

• Ngân hàng A: Là Ngân hàng trực tiếp nhận Lệnh chuyển tiền từ người phát lệnh để thực hiện Lệnh chuyển tiền đó

• Ngân hàng B: là Ngân hàng B (được xác định trên Lệnh chuyển tiền) sẽ trả tiền cho Người thụ hưởng (nếu là Lệnh chuyển Có) hoặc sẽ thu nợ từ người nhận lệnh (nếu là Lệnh chuyển Nợ)

1.2 Một số khái niệm

Lệnh chuyển tiền: là một chỉ định của người phát lệnh đối với Ngân hàng A dưới dạng chứng từ kế toán nhằm thực hiện việc chuyển tiền Lệnh chuyển tiền có thể quy định thời điểm thực hiện, ngoài ra không kèm theo điều kiện thanh toán nào khác Lệnh chuyển tiền có thể là Lệnh chuyển Nợ hoặc Lệnh chuyển Có

Lệnh chuyển Nợ là Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận mở tại Ngân hàng B một số tiền xác định và để ghi Có cho Tài khoản của người phát lệnh tại Ngân hàng A về số tiền đó

Lệnh chuyển Có là Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ Tài khoản của người phát lệnh tại Ngân hàng A một số tiền xác định để ghi Có cho Tài khoản của người nhận lệnh (người thụ hưởng) tại Ngân hàng B về số tiền đó

2 Quy định về lệnh chuyển tiền

Trang 22

Người lập lệnh chuyển tiền là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền Giấy lệnh chuyển tiền được lập trên mẫu in sấn, là chứng từ ghi nhận nội dung ủy nhiệm của chủ tài khoản Tổ chức thực hiện lệnh chuyển tiền là ngân hàng, kho bạc nhà nước nơi người lập lệnh chuyển tiền có tài khoản

Thông thường lệnh chuyển tiền sẽ có 2 liên, bao gồm: - Liên 1: Ngân hàng giữ lại

- Liên 2: Sau khi ngân hàng xác nhận sẽ đóng dấu và trả lại cho khách hàng để kế toán doanh nghiệp căn cứ làm hạch toán

3 Nội dung của lệnh chuyển tiền

Lệnh chuyển tiền bao gồm các yếu tố sau: - Lệnh chuyển tiền, mã số;

- Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người trả tiền;

- Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền; - Họ tên, địa chỉ số hiệu tài khoản người thụ hưởng;

- Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng; - Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số;

- Nơi, ngày tháng năm lập lệnh chuyển tiền;

- Chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền;

- Các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không trái pháp luật

Trang 23

2 Các bên tham gia

Các chủ thể tham gia chuyển tiền:

• Người chuyển tiền (Remitter) – Người yêu cầu ngân hàng thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài (Người nhập khẩu, con nợ, người đầu tư…)

• Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Ngân hàng chuyển tiền đi theo yêu cầu người của người chuyển tiền (Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền)

• Ngân hàng thanh toán (Paying bank): Ngân hàng nhận tiền từ ngân hàng nước ngoài và thực hiện trả tiền cho người thụ hưởng theo đúng yêu cầu của người chuyển tiền (thường là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, năm giữ tài khoản của thụ hưởng)

• Người thụ hưởng (Beneficiary) – Người nhận số tiền chuyển đến thông qua ngân hàng (người xuất khẩu, chủ nợ…)

3 Hình thức chuyển tiền

Căn cứ vào cách thức gửi lệnh thanh toán, chuyển tiền được chia thành 2 loại:

Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer- M/T): Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp gửi lệnh

chuyển tiền bằng thư đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này thanh toán cho người thụ hưởng theo chỉ định

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): Lệnh thanh toán do ngân hàng

chuyển tiền gửi trực tiếp thông qua mạng lưới liên lạc viễn thông đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này chi trả cho người thụ hưởng chỉ định.Chuyển tiền bằng điện thường được sử dụng vì tính nhanh chóng Có 2 cách thức:

• Chuyển tiền trả sau: nhà NK chỉ giao tiền sau khi người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho nhà NK Phương thức này có thể gây một số bất lợi cho nhà XK Bởi nhà NK có thể nhận hàng rồi nhưng lại trả tiền chậm Vì ngân hàng nhà NK chỉ đóng vai trung gian trong chuyển tiền

Trang 24

Mà không có bất cứ trách nhiệm nào trong việc yêu cầu nhà nhập khẩu nhanh chóng thanh toán

• Chuyển tiền trả trước: nhà NK lệnh chuyển tiền trước rồi nhà XK mới giao hàng và bộ chứng từ Phương thức này gây một số bất lợi cho nhà NK Vì tiền đã giao rồi nhưng nếu nhà XK chậm trễ trong giao hàng có thể gây thiệt hại cho nhà NK

Do tính chất đơn giản Không có sự rườm rà trong thủ tục và thời gian nhanh chóng cũng như không có sự bắt buộc nhiều Mà phụ thuộc vào thiện chí của hai bên XK và NK là chính Nên phương thức này chỉ thường dùng khi cả hai bên thực sự tín nhiệm lẫn nhau và giá trị hợp đồng không lớn lắm

Ngân hàng chuyển tiền có thể chuyển tiền bằng điện thông thường (Telex) hoặc chuyển tiền thông qua mạng SWIFT)

TT nhanh hơn MT nhưng chi phí chuyển tiền cao hơn rất nhiều nên khi vận dụng các nhà XNK cần cân nhắc kỹ

4 Yêu cầu khi chuyển tiền

• Giấy chứng nhận ĐKKD, Giấy chứng nhận mã số XNK (Áp dụng với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu)

• Hợp đồng ngoại thương bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của người có thẩm quyền

• Hoá đơn thương mại bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của người có thẩm quyền • Tờ khai hải quan nếu hàng đã đến cửa khẩu

• Hợp đồng mua bán ngoại tệ ( nếu có ) • Giấy nộp ngoại tệ tiền mặt ( nếu có ) • Lệnh chi của khách hàng

5 Quy trình thực hiện/thanh toán, chứng từ kèm theo

Trang 25

(1) Người thụ hưởng (người xuất khẩu) thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (giao hàng, cung ứng dịch vụ …)

(2) Người chuyển tiền (người nhập khẩu) lập lệnh chuyển tiền kèm theo hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài

(3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra hồ sơ chuyển tiền và bảo nợ tài khoản của người chuyển tiền

(4) Căn cứ vào lệnh thanh toán của khách hàng, Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở nước thụ hưởng

(5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền và báo cáo tài khoản của người thụ hưởng

Để thực hiện chuyển tiền, các ngân hàng phải ký thỏa thuận ngân hàng đại lý và có quan hệ tài khoản với ít nhất một ngân hàng đại lý Nếu giữa ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng thanh toán không có quan hệ tài khoản, ngân hàng thanh toán thường hành động với tư cách đại lý ủy nhiệm của ngân hàng chuyển tiền, thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng và sau đó sẽ nhận khoản thanh toán bồi hoàn từ một ngân hàng trung gian khác

Xét về thời hạn chuyển tiền, có:

❖ Chuyển tiền trả sau ❖ Chuyển tiền trả ngay ❖ Chuyển tiền trả trước

Trong đó chuyển tiền trả sau được áp dụng nhiều nhất Quy trình thanh toán T/T:

Quy trình thanh toán bằng T/T trả trước:

1 Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu

2 Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua 3 Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán 4 Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán

5 Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua

Quy trình thanh toán bằng T/T trả sau:

1 Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua 2 Người mua ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả 3 Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ cho người mua

4 Ngân hàng bên mua chuyển tiền trả cho ngân hàng bên bán 5 Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán

Trang 26

6 Trường hợp áp dụng

Do phương thức chuyển tiền mức độ an toàn trong thanh toán thấp, nó chỉ nên sử dụng cho các mối quan hệ giữa các đối tác tin cậy lẫn nhau hoặc quy mô thanh toán nhỏ Nó thường được áp dụng cho các trường hợp chuyển vốn đầu tư, chuyển tiền tư nhân, chuyển tiền chính phủ, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc cho các nghiệp vụ thanh toán phi mậu dịch khác Trong quan hệ thanh toán mậu dịch, không nên sử dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu mà chỉ nên sử dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu Thông thường, phương thức chuyển tiền được thực hiện sau khi giao hàng, trên thực tế người ta có thể thực hiện chuyển tiền trước khi giao hàng trong trường hợp người mua ứng trước một phần tiền hàng cho người bán Khoản tiền này thực chất là một khoản tín dụng do người mua cấp cho người bán, hay cũng có thể coi là một khoản tiền đặt cọc để tạo sự yên tâm cho bên bán giao hàng đồng thời ràng buộc người mua phải nhận hàng Trong tình huống này, hai bên cần ghi rõ trong hợp đồng mua bán Người ta cũng có thể vận dụng hình thức chuyển tiền trả chậm một khoảng thời gian sau khi giao hàng mà thực chất đây là một hình thức mua bán chịu Ngược lại với tình huống trên, trong tình huống này chính là người bán cấp tín dụng cho người mua, nó có lợi cho người mua

• Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì có thể người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động

• Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng Đối với phương thức chuyển tiền trả sau:

• Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập khẩu đã có thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi • Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất mất

chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất

Trang 27

• Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu

Đối với phương thức chuyển trả trước:

• Bất lợi cho nhà nhập khẩu vì đã chuyển tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ đợi nhà xuất khẩu giao hàng

• Nếu vì lý do gì đó khiến nhà xuất khẩu chậm trễ giao hàng, nhà nhập khẩu sẽ bị nhận hàng trễ

8 Giải pháp

Nếu đã tham gia vào các hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp phải luôn có các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi thanh toán quốc tế

• Các bên phải đảm bảo và cam kết về các thông tin được cung cấp

• Kiểm tra kỹ địa chỉ, các nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định trong hợp đồng • Tuân thủ các quy tắc an toàn khi thực hiện thanh toán quốc tế bằng thẻ, tài khoản

ngân hàng

• Nếu nghi ngờ trong quá trình thanh toán có xuất hiện yếu tố trái phép cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc ngân hàng mà doanh nghiệp đang sử dụng để có thể tạm ngừng giao dịch

• Đọc kỹ các chính sách của các đơn vị có nghĩa vụ cung cấp hoặc nhận hàng hóa, dịch vụ trước khi thanh toán để tránh các rủi ro mất mát không đáng có

• Giữ lại mọi chi tiết giao dịch và các chứng từ liên quan theo từng phương thức thanh toán để phục vụ cho quá trình tra soát sau này

• Thời điểm chuyển tiền phải được quy định rõ trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác (Chuyển tiền trước, chuyển tiền sau)

• Quy định rõ phương tiện chuyển tiền bằng điện (T/T) hay bằng thư (M/T)

II Phương thức thanh toán nhờ thu 1 Những vấn đề chung

1.1 Khái niệm

Trang 28

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu, sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu, lập bộ chứng từ thanh toán, kèm theo thư ủy nhiệm, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu hoặc yêu cầu họ ký chấp nhận trả tiền hối phiếu khi đến thời hạn, trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán do mình lập ra

1.2 Cơ sở pháp lý điều chỉnh

Khi thực hiện thanh toán nhờ thu, các bên tham gia thanh toán nhờ thu thường dẫn chiếu và vận dụng bản “quy tắc thống nhất về nhờ thu” – Uniform Rules for Collection – URC, do phòng thương mại quốc tế ICC soạn thảo và phát hành Bản URC đầu tiên ra đời và có hiệu lực từ 01/01/1979 với tên gọi URC 322 Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, nội dung của URC 322 đã được nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp với thực tế Ấn phẩm hiện đang có hiệu lực thay thế cho URC 322 là URC 522

URC 522 được ban hành năm 1995 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1996 URC 522 được áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ nhờ thu khi nó được dẫn chiếu vào chỉ thị nhờ thu và ràng buộc tất cả các bên liên quan, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc trái với luật pháp quốc gia

1.3 Các bên tham gia

Người ủy thác thu (Principal): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu

• Là người chịu chi phí cuối cùng về nhờ thu

Ngân hàng nhờ thu (Remitting bank): là ngân hàng, theo yêu cầu của người

ủy thác, chấp nhận chuyển nhờ thu đến ngân hàng đại lý (Ngân hàng thu hộ) ở gần và thuận tiện với người trả tiền Do đó, Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng phục vụ người ủy thác, và trong quá trình xử lý nhờ thu, ngân hàng nhờ thu chịu trách nhiệm với người ủy thác

Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): Thông thường đây là ngân hàng đại lý

hay chi nhánh của Ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước người trả tiền Ngân hàng thu hộ nhận chỉ thị nhờ thu từ của Ngân hàng nhờ thu và thực hiện thu tiền từ Người trả tiền theo các chỉ thị ghi trong lệnh nhờ thu Sau khi thu được tiền, Ngân hàng thu hộ phải chuyển trả cho Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ phải chịu trách nhiệm về nhờ thu với Ngân hàng nhờ thu

Ngân hàng xuất trình (Presenting bank):

Ngày đăng: 12/07/2024, 10:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình mẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu, nhưng vì là  chứng chỉ có giá và được lưu thông nên nội dung của Hối phiếu phải được quy định hết  sức chặt chẽ - báo cáo môn nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu đề tài phương tiện thanh toán quốc tế phương thức thanh toán quốc tế
Hình m ẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu, nhưng vì là chứng chỉ có giá và được lưu thông nên nội dung của Hối phiếu phải được quy định hết sức chặt chẽ (Trang 9)
Sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P) - báo cáo môn nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu đề tài phương tiện thanh toán quốc tế phương thức thanh toán quốc tế
Sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P) (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w