1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chủ đề vấn đề bảo hiểm và trục lợi bảo hiểmtrong kinh doanh xuất nhập khẩu

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một loại bảo hiểm được cung cấp bởi các công ty bảohiểm, nhằm bảo vệ cho các hàng hóa được vận chuyển qua các đ

Trang 1

Đà Nẵng, Tháng 5 năm 2024

Trang 2

MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Họ và tênTrần TrúcDuyên

Lê PhươngThảo

NguyễnThảo Anh

Nguyễn ThịThùy Trang

Tưởng LêBảo Trúc

Trang 3

MỤC LỤC

1 Vấn đề về bảo hiểm hàng hoá XNK 3

1.1 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì? 3

1.2 Tại sao phải sử dụng bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu: 3

1.3 Các loại bảo hiểm xuất nhập khẩu 4

1.4 Các loại chứng từ bảo hiểm hàng hóa 4

1.5 Các rủi ro và phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: 5

2 Trục Lợi Bảo hiểm 7

2.1 Khái niệm 7

2.2 Các hình thức trục lợi 7

2.3 Hậu quả của việc trục lợi bảo hiểm 8

2.4 Thực trạng của việc trục lợi bảo hiểm.( Việt Nam, Thế giới) 9

3 Trục lợi bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển 10

3.1 Khái niệm và các quy tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển 10

3.2 Trục lợi bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển 12

3.3 Thực trạng của việc trục lợi bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển 12

4 Ví dụ cụ thể về các hình thức trục lợi bảo hiểm 13

4.1 Trục lợi hoàn toàn từ phía người tham gia bảo hiểm 13

4.2 Trục lợi khi có sự cầu kết của người tham gia bảo hiểm và nhân viên bảo hiểm 15

5 Một số biện pháp nhằm nắm bắt và ngăn chặn trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh xuất nhập khẩu 16

5.1 Xây dựng chính sách và thủ tục rõ ràng 16

5.2 Xác minh khách hàng, hàng hóa trước khi lập thỏa thuận bảo hiểm 17

5.3 Điều tra kỹ lưỡng các yêu cầu bồi thường 17

5.4 Thực hiện các cuộc rà soát nội bộ 17

5.5 Gia tăng chính sách, tăng cường các công tác ngành từ các quốc gia 17

Trang 4

1 Vấn đề về bảo hiểm hàng hoá XNK.

Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho việc kinh doanhxuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ hơn, mở ra cơ hội lớn cho tất cả các quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên, cùng với những cơ hội và lợi ích kinh tế, hoạt động này cũng đối mặt với nhiều rủiro, phát sinh từ các nguyên nhân như vấn đề pháp lý, vị trí địa lý xa xôi và khó tiếp cận Điềunày đặt ra nhu cầu về việc bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khỏicác tổn thất và rủi ro tiềm ẩn

1.1 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một loại bảo hiểm được cung cấp bởi các công ty bảohiểm, nhằm bảo vệ cho các hàng hóa được vận chuyển qua các đường biên giới, đường hàng hảivà đường hàng không Bảo hiểm này bao gồm các rủi ro như mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại củahàng hóa trong quá trình vận chuyển, cung cấp sự bảo đảm tài chính cho chủ hàng hóa trongtrường hợp xảy ra sự cố.

1.2 Tại sao phải sử dụng bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu:

Trong quá trình vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu (đặc biệt là vận tải đường biển) việcmua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là cần thiết và quan trọng:

- Rủi ro trong vận chuyển: Hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển khi gặp rủi ro có thểxảy ra tổn thất, thiệt hại mất mát về hàng hóa khi tàu bị mắc cạn, chìm đắm, đâm va nhau,cháy, nổ mất tích, không giao hàng hóa được.

- Trách nhiệm giới hạn của người vận chuyển: Theo thông lệ vận tải quốc tế, trách nhiệm củangười vận tải là rất hạn chế, do đó việc kiện đòi người vận tải bồi thường vô cùng phức tạp,tốn kém và lâu dài.

- Bảo hiểm là biện pháp phòng ngừa rủi ro: Bảo vệ và tạo niềm tin an toàn cho nhà kinhdoanh.

=> Vì vậy, trong hợp đồng ngoại thương, một nội dung cần được quy định giữa người xuất khẩuvà người nhập khẩu là: "Ai là người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa?” trong quá trìnhchuyên chở từ nơi nhà xuất khẩu đến nơi nhà nhập khẩu Trong thực tế, theo thoả thuận nhà xuấtkhẩu hoặc nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá cho toàn bộ hành trìnhchuyên chở.

Ví dụ: Nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIF, thì nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệmmua bảo hiểm hàng hóa từ khi giao hàng cho tới nơi đến cuối cùng của hàng hoá Hoặc nếu thỏa

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

thuận điều kiện giao hàng là CIP tức nhà xuất khẩu chỉ chịu chi phí vận chuyển và bảo hiểmhàng hoá đến một nơi nhất định theo thỏa thuận, trách nhiệm còn lại do nhà nhập khẩu chịu.

1.3 Các loại bảo hiểm xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa cần được mua trước khi hoạt động vận chuyển diễn ra và sẽ là cơ sở choviệc đền bù và phòng ngừa các rủi ro mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển Hiện nay,nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu đa dạngcủa các cá nhân và doanh nghiệp khi gửi hàng quốc tế Mỗi đơn vị có chính sách và mức phí bảohiểm riêng biệt Để lựa chọn loại bảo hiểm phù hợp, khách hàng cần cân nhắc nhu cầu, khả năngtài chính và loại hình hàng hóa cần vận chuyển Dưới đây là các loại bảo hiểm hàng hóa trongkinh doanh xuất nhập khẩu:

- Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển- Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ- Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường không- Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt

1.4 Các loại chứng từ bảo hiểm hàng hóa

Chứng từ bảo hiểm có chức năng chứng nhận cho lô hàng đã được bảo hiểm, giải quyếtnhững rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế Là chứng từ cần thiếttrong việc yêu cầu bồi thường và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, sự cố xảy ra

Theo quy định thì có 2 loại cụ thể như sau:- Đơn bảo hiểm (Insurance Policy)

Đơn bảo hiểm là chứng từ quan trọng được cấp bởi công ty, tổ chức bảo hiểm nhằm hợp thứchóa hợp đồng bảo hiểm thông qua những điều khoản được quy định trong hợp đồng Đơn bảohiểm gồm có: Điều khoản chung có tính chất thường xuyên trong đó quy định rõ về trách nhiệmcủa các bên người bảo hiểm và người được bảo hiểm, điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm(Tên hàng, số lượng, tên phương tiện, mã hiệu, ) và việc xác định phí bảo hiểm.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)

Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ công ty, tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảohiểm nhằm mục đích xác nhận việc tham gia bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện hợp đồng Nộidung sẽ bao gồm điều khoản thể hiện đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cho việc xác địnhphí bảo hiểm cũng như điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.

Trang 6

BAN3006_Nhom11Ngoài ra còn có phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm trongkhi chờ lập chứng từ bảo hiểm Tuy nhiên thì chứng từ này không có giá trị lưu thông cũng nhưkhông có giá trị để giải quyết các tranh chấp tổn thất xảy ra mà chỉ mang tính chất tạm thời.

Lưu ý rằng, LC thường yêu cầu xuất trình Đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưnghầu như không có yêu cầu xuất trình Phiếu bảo hiểm Thông thường, mẫu yêu cầu phát hành LCcủa các ngân hàng đã được in sẵn yêu cầu xuất trình "Insurance policy/certificate " (Đơn bảohiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm) Do đó, nếu chọn mẫu này, cả Đơn bảo hiểm và Giấy chứngnhận bảo hiểm đều được chấp nhận làm chứng từ bảo hiểm Đơn bảo hiểm có thể được chấpnhận thay cho Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Tờ khai bảo hiểm bao, tuy nhiên việc xuất trìnhGiấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao thay cho Đơn bảo hiểmkhông được chấp nhận trong trường hợp LC yêu cầu xuất trình Đơn bảo hiểm Tương tự, Phiếubảo hiểm (cover note) cũng không được chấp nhận.

1.5 Các rủi ro và phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh hay giao dịch nào, rủi ro luôn là một yếu tố không thểtránh khỏi Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng không phải là ngoại lệ Mặc dùkhông ai mong muốn rủi ro dẫn đến tổn thất, nhưng khách hàng cần hiểu rõ về mức độ tổn thấtcó thể xảy ra và cách thức bồi thường phù hợp Các tổn thất này đều được quy định và thỏathuận giữa bên cung và bên mua bảo hiểm Ngoài những tổn thất được hai bên thỏa thuận tronghợp đồng, còn có các loại tổn thất khác được quy định sau khi hai bên đạt được thỏa thuận.

1.5.1 Các rủi ro trong bảo hiểm xuất nhập khẩu:

a Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Rủi ro này được chia thành hai loại đó là rủi rochính và rủi ro phụ.

- Rủi ro chính là những rủi ro có mức độ xảy ra thường xuyên và được bảo hiểm trong mọiđiều kiện bảo hiểm như:

+ Rủi ro chìm tàu: Là hiện tượng mà con tàu chìm hẳn xuống nước Hậu quả là quá trìnhxuất nhập khẩu hàng hóa bị hủy bỏ hoàn toàn và hàng hóa bị hư hại hết.

+ Rủi ro cháy: Là hiện tượng xảy ra cháy nổ do kỹ thuật hay hàng hóa chứa trên tàu bịbốc cháy Tuy nhiên công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho trường hợp cháy do nguyênnhân khách quan.

+ Rủi ro mắc cạn: Là hiện tượng mà con tàu đi vào chỗ nước cạn do vô tình Đáy tàuchạm các chướng ngại vật hoặc đáy biển cần sự hỗ trợ để thoát ra.

- Rủi ro phụ: Là những rủi ro ít khả năng xảy ra như hàng hóa bị hư hỏng, rách, cong vênh,hấp hơi, ẩm mốc, mất mùi chỉ được bảo hiểm trong những hợp đồng mở rộng.

5

Trang 7

b Rủi ro phải bảo hiểm riêng:

- Là những rủi ro bị loại trừ đối với các điều kiện tiêu chuẩn nếu người mua bảo hiểmmuốn hàng hóa của mình được bảo hiểm tuyệt đối như: rủi ro chiến tranh, rủi ro đìnhcông,…

c Rủi ro loại trừ:

- Là những rủi ro không được bảo hiểm với trong các trường hợp sau:

+ Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đốitượng bảo hiểm.

+ Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp.

+ Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù chậm trễ là do mộtrủi ro được bảo hiểm gây nên.

+ Mất mát, hư hỏng do nội tỳ Theo đó nội tỳ được định nghĩa là những tỳ vết xảy ra dobản chất hàng hóa Như côn trùng, vi khuẩn, sinh vật, cấu tạo,…dẫn tới thối rữa, sinhnhiệt, mối mọt,…

+ Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu vốn về mặttài chính chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu.

+ Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào códùng đến năng lượng, hạt nhân.

+ Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạmpháp của bất kỳ người nào.

1.5.2 Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong hợp đồng bảo hiểm sẽ xác định rõ các mứcrủi ro mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả Phạm vi bảo hiểm càng rộng, tức là bảo hiểm sẽ bao gồmnhiều rủi ro hơn, và do đó, mức chi phí bảo hiểm sẽ tăng lên Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu sẽ thể hiện những trường hợp nào công ty bảo hiểm sẽ phải đứng ra chi trả khi xuấthiện rủi ro.

Công ty xuất nhập khẩu cần xem xét kỹ các điều kiện bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm để đảmbảo rằng các rủi ro chính liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo vệ và chi phí bảohiểm là hợp lý.

Trang 8

2.2 Các hình thức trục lợi

Hành vi trục lợi thường là sự cấu kết, thỏa thuận của các bên chứ hiếm khi một người thựchiện (vì rất khó thực hiện) Những vụ án về trục lợi bảo hiểm chủ yếu là do một nhóm người mócnối với nhau cùng thực hiện, vừa lập hồ sơ giả, vừa đưa ra lời khai giống nhau và đòi một số tiềnbồi thường lớn.

Biểu hiện của hành vi trục lợi bảo hiểm thường đến từ phía người tham gia bảo hiểm hoặc chủhàng và nhân viên giám định cấu kết với nhau

2.2.1 Trục lợi hoàn toàn từ phía người tham gia bảo hiểm:

- Trục lợi bảo hiểm thông qua bảo hiểm trùng:

+ Người mua bảo hiểm đã trục lợi bảo hiểm bằng cách dùng tài sản của mình để thamgia bảo hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, nhằm mục đích thu được sốtiền bồi thường từ nhiều công ty bảo hiểm khi tổn thất xảy ra

- Cố ý gây tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm:

+ Đây là hành vi trục lợi nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất vì kẻ trục lợithường là những người am hiểu về kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm.

+ Bên mua bảo hiểm cố ý gây tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm Để thực hiện hànhvi trục lợi này thì kẻ trục lợi đã có kế hoạch từ trước, chuẩn bị rất cẩn thận Chính vìvậy, hành vi này rất tinh vi và gây nhiều khó khăn đối với việc điều tra

+ Ý đồ trục lợi của hình thức này thường nảy sinh từ khi chuẩn bị tham gia bảo hiểm,quy mô thường lớn và số tiền trục lợi rất cao.

+ Việc trục lợi bảo hiểm được thực hiện dưới hình thức: Người được bảo hiểm (chủ tàisản) sẽ tháo dỡ các bộ phận tài sản, máy móc, thiết bị có giá trị thay vào đó là các bộphận tài sản, máy móc thiết bị có giá trị kém hơn Sau đó, sẽ cố ý phá huỷ tài sản đãmua bảo hiểm Đương nhiên là khi tài sản đã được hủy hoại xong thì kẻ trục lợi bảohiểm vẫn nhận tiền bồi thường tương ứng với giá trị của các bộ phận tài sản, máy mócthiết bị có giá trị.

7

Trang 9

+ Ví dụ chủ tàu biển sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm cho con tàu của mình đã tháo dỡhết các trang thiết bị máy móc trên tàu chuyển đi nơi khác, công đoạn cuối cùng làđánh chìm con tàu này và đòi tiền bồi thường của bảo hiểm.

- Khai tăng giá trị tổn thất:

+ Tài sản trên thực tế không bị hư hỏng, không phải sửa chữa nhưng người được bảohiểm vẫn kê khai vào hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường là đã bị hư hỏng và phải sửa chữa+ Người được bảo hiểm lợi dụng những tổn thất đang xảy ra để làm hư hỏng thêm hoặcphá hủy hoàn toàn tài sản đã tham gia bảo hiểm, nhằm được bồi thường cao hơn hoặclà được thay thế tài sản bị hư hỏng bằng một tài sản mới có giá trị cao hơn

2.2.2 Trục lợi khi có sự cấu kết của người tham gia bảo hiểm và nhân viên bảo hiểm:

- Khi đã xảy ra tổn thất hàng hóa mới đi mua bảo hiểm và móc nối với nhân viên bán hàngbảo hiểm để thay đổi ngày mua.

+ Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất phổ biến

+ Kiểu trục lợi này thường nảy sinh khi có sự cố, tai nạn đã xảy ra mà chủ tài sản chưatham gia bảo hiểm cho tài sản Sau đó có sự tiếp tay của nhân viên bảo hiểm để thayđổi ngày mua bảo hiểm

2.3 Hậu quả của việc trục lợi bảo hiểm.

Trục lợi bảo hiểm không những ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các công tybảo hiểm mà còn gây tác động xấu đến xã hội, gây thiệt hại trực tiếp đến những khách hàng muabảo hiểm trung thực

- Đối với công ty bảo hiểm: giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty bị hạn chế, thậmchí còn gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp Những công ty bảo hiểm nào có nhiềuvụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loạitrừ những kẻ trục lợi bảo hiểm

Trang 10

BAN3006_Nhom11- Đối với khách hàng: Người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi, vì phí bảo hiểm mà họ

phải nộp dành để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra - Đối với xã hội: làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng Từ

đó, dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội.

2.4 Thực trạng của việc trục lợi bảo hiểm.( Việt Nam, Thế giới)2.4.1 Trên thế giới

Hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu xảy ra rất nhiều trên nhiều quốc gia Đasố, các hình thức trục lợi này thường tồn tại dưới dạng hình thức trục lợi từ phía người tham giabảo hiểm vì ở các nước phát triển thì các công ty bảo hiểm thường là các tập đoàn lớn, thườngthuê các công ty giám định có uy tín Vì vậy muốn thực hiện hành vi trục lợi thành công phảichuẩn bị kỹ càng Hầu như các vụ trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là cố ý gây tổn thấtcho hàng hóa được bảo hiểm.

NướcTổn thất do trục lợi bảo hiểm gây ra

Nam Phi 8 – 35% số khiếu nại được DNBH chi trả có dấu hiệu trục lợi, thiệt hại lên đến300 -420 tỷ USD

Đức 10 - 30% số phí bảo hiểm bị thất thoát do trục lợi trong khâu bồi thường gây raNew Zealand 15% khiếu nại có yếu tố trục lợi

Mỹ 1/3 khiếu nại về tai nạn xe cơ giới có yếu tố trục lợi

Châu Âu Số tiền trục lợi của 25 nước thành viên mỗi năm khoảng không dưới 8 tỷ Euro

2.4.2 Tại Việt Nam

Hiện nay vấn đề trục lợi bảo hiểm đã trở thành vấn đề nhức nhối, một thách thức với cácdoanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở ViệtNam có nhiều điểm khác biệt với trên thế giới Đa số các hành vi trục lợi được tiến hành sau khicó tổn thất hơn là có sự chuẩn bị khi bắt đầu ký kết hợp đồng bảo hiểm Vì kẻ trục lợi bảo hiểmlợi dụng thông đồng với nhân viên trong công ty bảo hiểm hay với cơ quan giám định tổn thất đểthực hiện hành vi trục lợi của mình.

Việt Nam là nước nông nghiệp nên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thủy sản…hàng nhập thường là nguyên liệu phục vụ sản xuất, các nguyên liệu cho nông nghiệp như phânbón, thức ăn gia súc… Phần lớn các hàng hóa tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu thường có

9

Ngày đăng: 12/06/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN