CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ1.Cơ cấu kính tếCơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế cùng các mốiquan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn đị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ- XÃ HỘI
Chủ đề:
TÌM HIỂU VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ DỰ BÁO VỀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
GVHD: NGUYỄN MẠNH HIẾU Lớp: 46K04.2 & 46K11
Nhóm 10 - Thành viên:
Đàm Thị Huyền Trang
Hồ Thị Thu Nga Phạm Thị Thùy Trang Đặng Thị Huyền Trang
Đà Nẵng, 11/04/2023.
Trang 2Mục Lục
I CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 3
II NHIỆM VỤ CỦA DỰ BÁO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 12 III CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ .12 1 MÔ HÌNH HARROD - DOMAR 12
1.1 Nội dung mô hình Harrod - Domar: 12
1.2 Các bước của mô hình Harrod - Domar: 13
2 Mô hình cân đối liên ngành 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trang 4DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI –NHÓM 10
I CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1 Cơ cấu kính tế
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận
ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điều kiện nhất định của nền sản xuất xã hội
Có nhiều loại cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng), cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh
tế, cơ cấu kinh tế theo vùng, Trong đó 3 loại cơ cấu ngành, vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng nhất phản ánh tập trung thống nhất trình độ phát triển của phân công lao động xã hội
Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế là để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.Chảy máu chất xám có thể hiểu như sau:
2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển của nền kinh tế
Sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đều có thể làm thay đổi trạng thái của cơ cấu kinh tế, tuy nhiên tác động của con người mới là yếu
tố có tính chất quyết định
your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh
tế có thể đưa vào cơ cấu kinh tế những ngành mới, những sản phẩm mới hay các dịch vụ mới và cũng có thể là loại bỏ những ngành, những sản phẩm và các dịch vụ đã không còn phù hợp ra khỏi cơ cấu kinh tế; hoặc có thể chuyển dịch theo hướng tăng hay giảm tỷ trọng của một số ngành, một số sản phẩm hay dịch vụ nào đó Đó là quá trình chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, cũ
kĩ, bất hợp lý sang cơ cấu kinh tế năng động hơn, hợp lý hơn; hoàn thiện và
bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu kinh tế mới hiện đại và phù hợp với kinh tế toàn cầu
3 Các loại cơ cấu kinh tế
-Cơ cấu kinh tế theo ngành
Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế còn là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể
Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính:
Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm các ngành nông lâm, ngư nghiệp
Nhóm ngành công nghiệp: Gồm các ngành công nghiệp và xây dựng
Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại, du lịch…
-Cơ cấu vùng, lãnh thổ kinh tế
Trang 6Cơ cấu kinh tế vùng là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một vùng kinh tế lãnh thổ Việc phân chia các vùng kinh tế của một quốc gia thường căn cứ vào vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, những lợi thế và trình
độ phát triển
Cơ cấu vùng - lãnh thổ kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một hệ thống nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội Cơ cấu vùng lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế Trong cơ cấu vùng - lãnh thổ kinh tế có sự biểu hiện của
cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ Loại cơ cấu này phản ánh những mối liên hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một đất nước trong hoạt động kinh tế
Thông thường cơ cấu này bao gồm cơ cấu khu vực kinh tế thành thị và nông thôn, khu vực kinh tế trọng điểm và phi trọng điểm, khu vực kinh tế đồng bằng và miền núi…
-Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là để đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh
tế, từng vùng lãnh thổ
-Cơ cấu nền kinh tế theo quan hệ sản xuất
Nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu như sở hữu toàn dân,
sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp Chính vì thế mà nền kinh
tế nước ta có nhiều thành phần kinh tế như: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 7Các thành phần kinh tế trên kết hợp với nhau tạo nên cơ cấu thành phần kinh tế Mỗi thành phần có vai trò và tỷ trọng khác nhau thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội,
4 Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Về mặt lượng:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng đầu ra thể hiện bằng thay đổi tỷ trọng của các bộ phận trong cơ cấu
Sự chuyển dịch phụ thuộc vào 2 yếu tố: năng suất lao động và quy mô
sử dụng các yếu tố đầu vào (L,K,T,N)
Về mặt chất:
Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở sử dụng các yếu tố nguồn lực trên phạm vi toàn bộ của nền kinh tế Phương pháp phổ biến nhất để đánh giá trình độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế sử dụng phương pháp véc tơ Theo đó mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa 2 thời điểm t0 và t1 được xác định qua công thức:
Trang 8Trong đó:
Si(to), Si(t1) là tỷ trọng ngành i tại kỳ gốc và kỳ thực tế
là góc hợp bởi hai vectơ cơ cấu S(to) và S(t1), cos càng lớn thì các
cơ cấu càng gần
nhau và ngược lại
+ Khi cos =1, thì góc giữa 2 vectơ bằng 0, hai cơ cấu đồng nhất.ϕ + Khi cos = 0, góc giữa 2 vectơ bằng 90 độ, nghĩa là hai cơ cấu trựcϕ giao với nhau
Như vậy 0<= <=90 độ.ϕ
Trang 95 Các nhân tố tác động đến quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của một quốc gia
Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế là một quá trình liên tục và thường diễn ra với tốc độ tương đối chậm chạp theo thời gian Sự chuyển dịch đó do tác động của 2 nhóm nhân tố khách quan và chủ quan
Nhân tố khách quan:
Các nhân tố về điều kiện tự nhiên: tài nguyên, khoáng sản, khí hậu, Đây là những nhân tố quyết định điều kiện sản xuất, vừa là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
Trang 10 Nhân tố kinh tế xã hội bên trong của quốc gia: nhu cầu thị trường, dân
số và nguồn lao động, trình độ phát triển lực lượng sản xuất, hoàn cảnh lịch sử, trình độ quản lý
Nhân tố bên ngoài: Thị trường, chính trị thế giới, quan hệ kinh tế đối ngoại, phân công lao động quốc tế,
Nhân tố chủ quan: Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế
quản lý, chiến lượng phát triển kinh tế của từng thời kỳ, hợp tác và phân công lao động quốc tế,
Tính quy luật phổ biến của quá trình chuyển dịch CCKT trong KTTT có
sự quản lý Nhà nước
Trong điều kiện phát triển của khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, các nước có thể và cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại học
Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên nhanh chóng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống
Trang 11Nhìn vào bảng 1 “tỷ trọng cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020”, ta thấy được tỷ trọng ngành nông nghiệp trong giai đoạn này giảm từ 16,32 xuống còn 14,85% Trong 2 ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhẹ lần lượt trong ngành công nghiệp tăng lên 1 điểm phần trăm (từ 32,72 lên 33,72%), ngành dịch vụ tăng xấp xỉ 1 điểm phần tăng (từ 40,91 lên 41,63%)
Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên nhanh chóng và tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống (do diện tích đất nông nghiệp bị giới hạn nên việc phát triển nông nghiệp bị hạn chế so với 2 khu vực trên)
Trong nội bộ ngành công nghiệp:
Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu
Trong nội bộ ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn liên quan đến việc chuyển đổi từ các phương thức canh tác truyền thống sang phương thức canh tác hiện đại dựa trên công nghệ nghệ để nâng cao năng suất sản xuất và khả năng cạnh tranh
Thứ nhất, đã có sự chuyển đổi sang canh tác thương mại, trong đó nông dân tập trung vào sản xuất cây công nghiệp hơn là canh tác tự cung tự cấp Các phương pháp canh tác hiện đại như tưới tiêu, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, và cơ giới hóa đã được áp dụng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này
Trang 12 Thứ hai, canh tác theo hợp đồng đã nổi lên như một cách để cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho nông dân Nông dân ký kết thỏa thuận với các công ty kinh doanh nông nghiệp để sản xuất các loại cây trồng
cụ thể, với các công ty cung cấp đầu vào cần thiết và hỗ trợ kỹ thuật Sau khi thu hoạch, cây trồng được mua với giá cao, tăng thu nhập cho nông dân
Thứ ba, Việt Nam đã đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản Các ngành này chế biến các sản phẩm nông nghiệp thô như gạo, cà phê
và hải sản thành các sản phẩm giá trị gia tăng như cà phê hòa tan, thủy sản đóng hộp và mì gạo Điều này đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp
Như vậy, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp thuần túy giảm xuống Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên và tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống Tái cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam đã giúp tăng năng suất, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao giá trị gia tăng trong ngành Những thay đổi này đã mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế của đất nước
Xét theo thành phần kinh tế, bộ phận tư nhận ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, kinh tế nhà nước có thể giảm xuống nhưng nắm giữ phần lớn cơ sở
hạ tầng và các ngành công nghiệp then chốt của nền kinh tế
Theo lãnh thổ, sẽ giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, xuất hiện các trung tâm tăng trưởng nhanh, hình thành các khu công nghiệp tập trung
Trang 13II NHIỆM VỤ CỦA DỰ BÁO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1 Khái niệm dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế là dự kiến xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế trong tương lai, thể hiện ở việc xác định tương quan
về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế
2 Nhiệm vụ dự báo
Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá khứ và trình
độ đạt được của cơ cấu kinh tế hiện tại
Phát hiện các nhân tố tác động đến sự biến động cơ cấu kinh tế trong quá khứ, phân tích xu hướng biến động của các nhân tố đã hình thành
và dự kiến các nhân tố mới có thể xuất hiện trong tương lai
Dự kiến các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tương lai, đánh giá mức độ tin cậy của phương án
Khai thác mọi khả năng để thúc đẩy quả trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo mục tiêu định hướng với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất
III CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.MÔ HÌNH HARROD - DOMAR
1.1 Nội dung mô hình Harrod - Domar:
Mô hình Harrod- Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư
Mô hình này cho thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào:
Trang 14 Mức độ tiết kiệm
Năng suất của đầu tư, tức là tỷ lệ sản lượng vốn
Mô hình này coi đầu ra của bất kì một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng
số vốn đầu tư cho nó
1.2 Các bước của mô hình Harrod - Domar:
B1: Dự báo tốc độ tăng trưởng các ngành theo hệ thức cơ bản của mô hình Harrod – Domar (g=s/k)
B2: Xác định tỷ trọng của các ngành ở thời kỳ dự báo dựa vào mối quan hệ tác động giữa tăng trưởng và cơ cấu kinh tế trong biểu thức sau:
B3: Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu kinh tế mới (Có thể đánh giá thông qua hệ số ICOR)
Trong kinh tế học, hệ số ICOR còn được sử dụng để so sánh vai trò của vốn với các yếu tố tăng trưởng
khác như: công nghệ, hoặc so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các
thời kỳ hoặc giữa các nền kinh tế Hệ ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế
đó sử dụng vốn kém hơn
Hệ số ICOR cao chứng tỏ tăng trưởng kinh tế không dựa nhiều vào yếu
tố công nghệ, hiệu quả đầu tư ngày càng thấp đi Tính cạnh tranh của nền kinh
tế, vì vậy mà cũng bị giảm đi
Trang 15g là tốc độ tăng trưởng của ngành
s là tỷ lệ tiết kiệm của ngành
k là hệ số ICOR của ngành
Si (t) là cơ cấu của ngành i tại thời điểm t (t=1÷n)
gi (t+1) là tốc độ tăng trưởng của ngành i ở thời kỳ t+1
Ví dụ: Ta có bảng số liệu của ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2020 như sau
Năm t
s
(tỷ lệ tiết kiệm)
k (ICOR)
2011 1 41,09% 5,5
2012 2 42,94% 6,4
2013 3 43,68% 6,5
2014 4 36,34% 5,9
2015 5 35,45% 5,6
2016 6 41,88% 6
2017 7 45,38% 6,1
2018 8 41,48% 5,9
2019 9 43,07% 5,9
2020 10 32,53% 13,9
B1: Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành Dịch vụ theo hệ thức cơ bản của mô
hình Harrod – Domar (g = s/k)
Năm t
s
(tỷ lệ tiết kiệm)
k (ICOR) g
2011 1 41,09% 5,5 7,47%
2012 2 42,94% 6,4 6,71%
2013 3 43,68% 6,5 6,72%
Trang 162014 4 36,34% 5,9 6,16%
2015 5 35,45% 5,6 6,33%
2016 6 41,88% 6 6,98%
2017 7 45,38% 6,1 7,44%
2018 8 41,48% 5,9 7,03%
2019 9 43,07% 5,9 7,30%
2020 10 32,53% 13,9 2,34%
B2: Xác định tỷ trọng của ngành Dịch vụ ở thời kỳ dự báo dựa vào mối quan
hệ tác động giữa tăng trưởng và cơ cấu kinh tế trong biểu thức sau:
2011 1 41,09% 5,5 7,47% 36,73%
2012 2 42,94% 6,4 6,71% 37,27%
2013 3 43,68% 6,5 6,72% 38,74%
2014 4 36,34% 5,9 6,16% 39,04%
2015 5 35,45% 5,6 6,33% 39,73%
2016 6 41,88% 6 6,98% 40,92%
2017 7 45,38% 6,1 7,44% 41,26%
2018 8 41,48% 5,9 7,03% 41,12%
2019 9 43,07% 5,9 7,30% 41,64%
2020 10 32,53% 13,9 2,34% 41,63%
B3: Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu kinh tế mới.
Kết quả phân tích cho thấy, sự chuyển dịch tỷ trọng ngành dịch vụ có tăng nhẹ qua các năm từ 2011 - 2020, chiếm tỷ trọng cao nhưng vẫn chưa có
sự chuyển dịch rõ ràng Trong đó, hệ số ICOR các năm vẫn luôn nằm ở mức
Trang 17cao chứng tỏ sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế chưa hiệu quả, chưa theo hướng hiện đại
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vào năm 2019, có thể thấy hệ số ICOR năm 2020 đã tăng gấp 2,3 lần so với năm trước, chứng tỏ hiệu quả đầu tư ngày càng thấp đi trong khi tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trong thời điểm này tăng mạnh Tính cạnh tranh của nền kinh tế, vì vậy mà cũng bị giảm đi
→ Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chuyển dịch chậm qua các năm từ 2011
- 2020 Ngành dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chịu tác động nặng nề nhất vì dịch bệnh Covid-19 (điển hình là du lịch, lưu trú, ăn uống và vận tải)
Điều này cho thấy, trong thời gian tới các ngành dịch vụ cần cơ cấu lại theo hướng nâng cấp chuỗi giá trị, phát triển những ngành có lợi thế, có giá trị gia tăng cao; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, phát triển các loại hình dịch vụ
số, nội dung số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử
Để phát triển bền vững ngành dịch vụ, ngoài các dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước cần tập trung khai thác đẩy mạnh vào những ngành “mũi nhọn” của Việt Nam như du lịch, các sự kiện trong và ngoài nước… nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến các nước trên thế giới
2.Mô hình cân đối liên ngành
Mô hình của bảng cân đối liên ngành có dang:
X = AX + Y
X : Véc tơ sản phẩm của ngành
A : Ma trận hệ số chi phí trực tiếp
Y : Véc tơ sản phẩm cuối cùng