1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chủ đề vấn đề bảo hiểm và trục lợi bảo hiểmtrong kinh doanh xuất nhập khẩu

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với hànghóa gặp thiên tai, rủi ro trong quá trình vận chuyển xuất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

-BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓMMÔN HỌC: THANH TOÁN QUỐC TẾ

TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Giảng Viên: Hồ Thị Hải LyNhóm: 11

Danh sách thành viên:

Lê Phan Phụng ĐứcPhạm Gia Minh ĐứcVõ Quý Minh AnhLê Thanh Tuấn

Trang 2

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

Phan Hữu Lợi

Đà Nẵng, Tháng 5 năm 2023

Trang 3

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

MỤC LỤC

I Vấn đề về bảo hiểm hàng hoá XNK 3

1 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì? 3

2 Tại sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 5

3 Các loại bảo hiểm xuất nhập khẩu 5

4 Các loại chứng từ bảo hiểm hàng hóa 6

5 Các rủi ro và phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 6

5.1 Các rủi ro trong bảo hiểm xuất nhập khẩu 7

5.2 Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 7

II Trục Lợi Bảo hiểm 8

1 Khái niệm 8

2 Các hình thức trục lợi 9

3 Hậu quả của việc trục lợi bảo hiểm 11

4 Thực trạng của việc trục lợi bảo hiểm (Việt Nam và Thế giới) 11

III Trục lợi bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển 15

1 Khái niệm và các quy tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển 15

2 Trục lợi bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển 19

3 Thực trạng của việc trục lợi bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển 24

IV Ví dụ cụ thể về các hình thức trục lợi bảo hiểm 25

1 Trục lợi hoàn toàn từ phía người tham gia bảo hiểm 25

2 Trục lợi khi có sự cầu kết của người tham gia bảo hiểm và nhân viên bảo hiểm 27

3

Trang 4

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

BÁO CÁO HẠT ĐỘNG NHÓM*Đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm:

Họ tên thành viên Lê PhanPhụng Đức Phạm GiaMinh Đức Minh AnhVõ Quý Lê ThanhTuấn Phan HữuLợi

Trang 5

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

I.Vấn đề về bảo hiểm hàng hoá XNK.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một vấn đề quan trọng trong thương mại quốc tế Khi hàng

hóa được vận chuyển qua biên giới, chúng có thể gặp phải nhiều rủi ro, bao gồm mất mát, hư hạihoặc chậm trễ trong vận chuyển Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giúp bảo vệ người bán hànghoặc người mua hàng khỏi những rủi ro này.

Tuy nhiên, vấn đề về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể phức tạp đối với các doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới tham gia thị trường quốc tế Nhiều quy định và yêu cầucủa các nhà cung cấp bảo hiểm khác nhau có thể làm cho việc lựa chọn bảo hiểm trở nên khókhăn và tốn kém thời gian và tiền bạc.

Để giải quyết các vấn đề này, các doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định của quốc gia về bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Họ cũng nên tìm kiếm và so sánh các sản phẩm bảo hiểm khácnhau để chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của họ Ngoài ra, họ cần đảm bảo rằng cáchợp đồng bảo hiểm được ký kết rõ ràng và đầy đủ, để tránh các tranh chấp trong quá trình vậnchuyển hàng hóa.

Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:1. Chọn loại bảo hiểm phù hợp: Có nhiều loại bảo hiểm hàng hóa khác nhau như bảo hiểm

vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa trong kho, bảo hiểm mất mát do cháy nổ, bảo hiểm từchối nhận hàng, v.v Việc chọn loại bảo hiểm phù hợp với tình huống sẽ giúp bảo vệ lợiích của các bên trong giao dịch.

2. Điều kiện bảo hiểm: Các điều kiện bảo hiểm cũng rất quan trọng, chẳng hạn như thời gianbảo hiểm, khu vực bảo hiểm, mức độ bảo hiểm và chuẩn mực bảo hiểm Việc thiếu sóttrong các điều kiện này có thể dẫn đến rủi ro và khiếu nại trong quá trình vận chuyển.

3. Thủ tục bồi thường: Tùy thuộc vào nhà cung cấp bảo hiểm và loại bảo hiểm được chọn,quy trình bồi thường cũng có thể khác nhau Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian vàchất lượng của quá trình bồi thường.

4. Chi phí bảo hiểm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể tốn kém và ảnh hưởng đếngiá thành của hàng hóa Vì vậy, việc tính toán chi phí bảo hiểm là điều cần thiết trong quátrình thương lượng giá cả và ký kết hợp đồng.

1 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với hànghóa gặp thiên tai, rủi ro trong quá trình vận chuyển xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đã mua bảohiểm.

5

Trang 6

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

Trên thực tế, bảo hiểm xuất nhập khẩu chỉ có tác dụng giảm thiểu các tổn thất khi có sự cố xảy rachứ không thể ngăn chặn các rủi ro Tức là khi không may xảy ra sự cố trong quá trình xuất nhậpkhẩu, doanh nghiệp mua bảo hiểm sẽ được bồi thường một khoản cụ thể dựa theo hợp đồng Cònnếu không có bảo hiểm, tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu là rất lớn.

Đối tượng tham gia vào bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

+ Người bảo hiểm (Insurer, Underwriter, Insurance Company): Là người thu phí bảo hiểm,

nhận trách nhiệm về rủi ro và phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tổn thấtxảy ra trong phạm vi giá trị đã thoả thuận Trong thực tế, người bảo hiểm thường là cáccông ty bảo hiểm.

Ví dụ: ở Việt Nam có các công ty như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, PJICO, PV

+ Người được bảo hiểm (Insured or Assured): Là người trả phí bảo hiểm (còn gọi là người

mua bảo hiểm), là người chịu tổn thất khi có rủi ro xảy ra và là người được người bảohiểm bồi thường Trong thương mại quốc tế, người được bảo hiểm thường là nhà kinhdoanh xuất nhập khẩu hàng hoá.

+ Đối tượng bảo hiểm (subject matter insured): Là tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm.

Trong hoạt động XNK, đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu trong quátrình chuyên chở.

+ Rủi ro được bảo hiểm (risk insured against): Là rủi ro đã thoả thuận trong hợp đồng bảo

hiểm Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do những rủi ro đã thoả thuận gâyra Thực tế, các rủi ro này không được thể hiện trực tiếp trên hợp đồng mà được thể hiệngián tiếp qua các điều khoản tham chiếu đến nguồn điều chỉnh.

Ví dụ: Tại viện các nhà bảo hiểm London (Institute of London Underwriters), có ba điều

khoản chính liên quan đến rủi ro trong vận tải biển là Điều kiện A, Điều kiện B và Điềukiện C Điều kiện A bao gồm tất cả các rủi ro, ngoại trừ các rủi ro đặc biệt như chiếntranh, đình công,…Điều kiện B ít rủi ro hơn, còn Điều kiện C ít rủi ro nhất.

Thông thường những nhà xuất nhập khẩu luôn tham gia bảo hiểm với Điều kiện A, vì nóbảo hiểm rủi ro tốt hơn.

+ Phí bảo hiểm (insurance premium): Là khoản tiền người được bảo hiểm trả cho người

bảo hiểm để có quyền lợi bảo hiểm Đây là khoản tiền không truy đòi, nghĩa là cho dù tổnthất không xảy ra, thì người được bảo hiểm cũng không có quyền đòi lại khoản tiền này.Vì trong số những người tham gia mua bảo hiểm, chỉ có một số ít người gặp rủi ro và chịutổn thất được người bảo hiểm bồi thường, do đó phí bảo hiểm thường là một số tiền rấtnhỏ so với số tiền được bảo hiểm.

+ Giá trị bảo hiểm (insured value): Là giá trị của đối tượng được bảo hiểm.

Ví dụ: Tổng trị giá lô hàng, tài sản

Trang 7

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

+ Số tiền bảo hiểm (insured amount): Là số tiền bảo hiểm Trong trường hợp giá trị bảo

hiểm lớn, thì phí bảo hiểm có thể vượt quá khả năng tài chính của khách hàng Do đó,khách hàng có thế quyết định số tiền bảo hiểm chỉ là một phần của giá trị bảo hiểm.

2 Tại sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

- Trong quá trình vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu (chủ yếu bằng đường biển), người kinhdoanh xuất nhập khẩu phải mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vì các lý do sau đây:+ Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường gặp rủi ro có thể gây ra tổn thất, hư hỏng.

mất mát về hàng hoá như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau, cháy, nổ mất tích, khônggiao hàng

+ Theo tập quán vận tải quốc tế, trách nhiệm của người vận tải là rất hạn chế, hơn nữa việckhiếu nại đòi người vận tải bồi thường rất phức tạp, khó khăn và kéo dài.

+ Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, bảo vệ và tạotâm lý an toàn đối với nhà kinh doanh.

Vì vậy, trong hợp đồng ngoại thương, một nội dung cần được quy định giữa người xuất khẩu vàngười nhập khẩu là: "Ai là người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa?” trong quá trìnhchuyên chở từ nơi nhà xuất khẩu đến nơi nhà nhập khẩu.

Trong thực tế, theo thoả thuận nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảohiểm hàng hoá cho toàn bộ hành trình chuyên chở.

Ví dụ: Nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là FOB hay CFR, thì nhà nhập khẩu phải chịu

trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa kể từ thời điểm nhà xuất khẩu giao hàng lên tàucho tới nơi đến cuối cùng của hàng hoá; hoặc nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIF,thì nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa từ khi giao hàng cho tớinơi đến cuối cùng của hàng hoá.

Tuy nhiên, nhà xuất khẩu và nhập khẩu cũng có thể thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIP(carriage and Insurance paid to named destination), tức nhà xuất khẩu chỉ chịu chi phí vận chuyểnvà bảo hiểm hàng hoá đến một nơi nhất định theo thỏa thuận, trách nhiệm còn lại do nhà nhậpkhẩu chịu Để biết thêm về trách nhiệm của từng bên trong từng điều kiện thương mại.

3 Các loại bảo hiểm xuất nhập khẩu

Theo nguyên tắc, doanh nghiệp phải mua bảo hiểm hàng hóa trước khi có những rủi ro xảy ra, màcụ thể là trước khi hàng hóa bắt đầu vận chuyển Mỗi loại hàng hóa sẽ được vận chuyển theo mộtphương thức phù hợp nhất định Vì vậy bảo hiểm xuất nhập khẩu được phân thành các loại bảohiểm khác nhau Cụ thể:

+ Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển+ Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ+ Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không+ Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường thủy

7

Trang 8

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

Đây là bốn loại bảo hiểm được sử dụng nhiều nhất và đáp ứng được nhu cầu cho khách hàngtrong quá trình xuất nhập hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại Mỗi loại bảo hiểmhàng hóa xuất nhập bằng các đường khác nhau đều có những ưu và nhược điểm nhất định Kháchhàng cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng tài chính và loại hình và hàng hóa cần vận chuyển để cóthể lựa chọn loại bảo hiểm sao cho phù hợp.

4 Các loại chứng từ bảo hiểm hàng hóa

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm:+ Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những

điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này Đơn bảohiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quyđịnh rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêngvề đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng, ) vàviệc tính toán phí bảo hiểm

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho):người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợpđồng Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượngđược bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảohiểm đã thỏa thuận.

Ngoài ra còn có phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trongkhi chờ lập chứng từ bảo hiểm Đây là chứng từ mang tính chất tạm thời không có giá trị lưuthông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp tổn thất xảy ra nên Ngân hàng từ chối tiếp nhậnphiếu bảo hiểm.

LC thể yêu cầu xuất trình Đơn bảo hiểm (insurance policy), Giấy chứng nhận bảo hiểm (Giấychứng nhận bảo hiểm) nhưng hầu như không bao giờ yêu cầu xuất trình phiếu bảo hiểm (covernote) Thực tế cho thấy mẫu yêu cầu phát hành LC của các ngân hàng thường in sẵn yêu cầuchứng từ bảo hiểm như sau “Insurance policy/certificate…” Nếu chọn mẫu này, thì Đơn bảohiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm xuất trình đều được chấp nhận

Lưu ý rằng Đơn bảo hiểm có thể được chấp nhận thay cho Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờkhai theo bảo hiểm bao Tuy nhiên, nếu LC yêu cầu xuất trình Đơn bảo hiểm thì việc xuất trìnhGiấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao thay cho Đơn bảo hiểmkhông được chấp nhận Tương tự, việc xuất trình Phiếu bảo hiểm (cover note) không được chấpnhận.

5 Các rủi ro và phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trang 9

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

Rủi ro dẫn tới tổn thất là điều không ai muốn Tuy nhiên khách hàng cũng cần biết những mứctổn thất mà nếu có xảy ra thì sẽ được bồi thường phù hợp nhất Những tổn thất này cũng là mộtphần của quy định và thỏa thuận giữa bên cung cấp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm Bên cạnhnhững tổn thất được hai bên ký kết trong hợp đồng sẽ có những tổn thất khác được quy định saukhi thống nhất giữa hai bên.

5.1 Các rủi ro trong bảo hiểm xuất nhập khẩu

a Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Rủi ro này được chia thành hai loại đó là rủi ro chínhvà rủi ro phụ.

+ Rủi ro chính là những rủi ro có mức độ xảy ra thường xuyên và được bảo hiểm trong mọiđiều kiện bảo hiểm như:

+ Rủi ro chìm tàu: Là hiện tượng mà con tàu chìm hẳn xuống nước Hậu quả là quá trìnhxuất nhập khẩu hàng hóa bị hủy bỏ hoàn toàn và hàng hóa bị hư hại hết.

+ Rủi ro cháy: Là hiện tượng xảy ra cháy nổ do kỹ thuật hay hàng hóa chứa trên tàu bị bốccháy Tuy nhiên công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho trường hợp cháy do nguyên nhânkhách quan.

+ Rủi ro mắc cạn: Là hiện tượng mà con tàu đi vào chỗ nước cạn do vô tình Đáy tàu chạmcác chướng ngại vật hoặc đáy biển cần sự hỗ trợ để thoát ra.

+ Rủi ro phụ: Là những rủi ro ít khả năng xảy ra như hàng hóa bị hư hỏng, rách, cong vênh,hấp hơi, ẩm mốc, mất mùi chỉ được bảo hiểm trong những hợp đồng mở rộng.b Rủi ro phải bảo hiểm riêng:

+ Là những rủi ro bị loại trừ đối với các điều kiện tiêu chuẩn nếu người mua bảo hiểmmuốn hàng hóa của mình được bảo hiểm tuyệt đối như: rủi ro chiến tranh, rủi ro đìnhcông,…

c Rủi ro loại trừ:

+ Là những rủi ro không được bảo hiểm với trong các trường hợp sau:

+ Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đốitượng bảo hiểm.

+ Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp.

+ Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù chậm trễ là do một rủiro được bảo hiểm gây nên.

+ Mất mát, hư hỏng do nội tỳ Theo đó nội tỳ được định nghĩa là những tỳ vết xảy ra do bảnchất hàng hóa Như côn trùng, vi khuẩn, sinh vật, cấu tạo,…dẫn tới thối rữa, sinh nhiệt,mối mọt,…

9

Trang 10

5.2 Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Có nhiều rủi ro nên thông thường các hợp đồng bảo hiểm sẽ có một phạm vi bảo hiểm nhất định.Phạm vi bảo hiểm xuất nhập khẩu: Là giới hạn các mức rủi ro của hàng hóa mà bảo hiểm có thểchi trả Đây cũng chính là căn cứ để xác định trách nhiệm của công ty bảo hiểm khi rủi ro xảy ra.Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ thể hiện những trường hợp nào công ty bảo hiểmsẽ phải đứng ra chi trả khi xuất hiện rủi ro.

Hàng hóa sẽ có những điều kiện bảo hiểm xuất nhập khẩu trong hợp đồng bảo hiểm Phạm vi bảohiểm càng lớn thì những rủi ro trong diện được bảo hiểm càng nhiều, kéo theo chi phí bảo hiểmcàng lớn

II Trục Lợi Bảo hiểm.

1 Khái niệm

Theo thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 118 về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dốicủa tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồithường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm Tổ chức, cá nhân được đề cậptrong khái niệm phải là những chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm bao gồm bênmua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng, nhân viên bảo hiểm hoặc là đại lý bảohiểm, môi giới bảo hiểm.

Trục lợi bảo hiểm là hành vi lừa đảo hoặc gian lận trong việc đăng ký hoặc khiếu nại bảo hiểm đểnhận được khoản bồi thường không đúng sự thật hoặc vượt quá giá trị thực tế của tổn thất gây ra.Điều này có thể gây thiệt hại cho ngành bảo hiểm và làm tăng chi phí bảo hiểm cho các chủ sởhữu chính sách.

Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và ở bất cứ quốc gia nào đã triển khaibảo hiểm thương mại thì ở nước đó sẽ có trục lợi bảo hiểm gây nên những hậu quả:

Trang 11

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Kinh tế và tài chính bị gây thiệt hại một cách trực tiếp cụthể là lợi nhuận giảm và hiệu quả kinh doanh công ty bị hạn chế, khách hàng mất niềm tinvào doanh nghiệp

+ Đối với người mua bảo hiểm: Những khách hàng trung thực là người bị ảnh hưởng vềquyền lợi do hành vi trục lợi bảo hiểm của những khách hàng khác Bởi vì chi phí màngười trung thực nộp dùng để chi trả cho những khoản tiền gian lận chưa được phát hiện + Đối với xã hội: Hành vi trục lợi bảo hiểm là hành vi xấu xa liên quan đến đạo đức conngười, coi thường pháp luật vì vậy nó làm ngành Bảo hiểm có nhiều biến động, cạnhtranh thiếu lành mạnh và thiếu công bằng xã hội.

 Biểu hiện của hành vi trục lợi bảo hiểm

Hiện nay, có rất nhiều hình thức vận tải hàng hóa quốc tế như phương thức vận chuyển đườngbộ, phương thức vận chuyển đường sắt, phương thức vận chuyển đường hàng không, phươngthức vận chuyển đường thủy trong đó có thể nói vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trongvận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới khoảng 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bánquốc tế vì vậy biểu hiện của hành vi trục lợi bảo hiểm đường biển có xu hướng phổ biến hơn.Việc mua bảo hiểm hàng hóa có thể do người mua hoặc bán tiến hành theo Điều liện Thương mạiQuốc tế (Incoterms) do Phòng Thương mại Quốc tế xuất bán Tuy nhiên, Incoterms 2020 chỉ đềcập đến nghĩa vụ của người phải mua bảo hiểm theo điều kiện CIP và CIF vì lợi ích của ngườimua, còn trong các điều kiện khác, các bên tự quyết định việc mua bảo hiểm nếu đối phương cònlại yêu cầu Thông thường khả năng thành công của người mua bảo hiểm thực hiện hành vi trụclợi bảo hiểm là thấp bởi vì việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất nhập khẩu rất được chú trọngtrừ khi việc trục lợi này có sự tham gia và thông đồng với người chuyên chở, chủ tàu, nhân viêncảng và các chủ hàng khác Vì vậy khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa có những hình thứctrục lợi sau:

2 Các hình thức trục lợi

- Các hình thức trục lợi bảo hiểm:

+Cháy hàng” rồi mới mua bảo hiểm

Nói theo ngôn ngữ chuyên ngành nghĩa là tổn thất thực tế đã xảy ra chủ sở hữu tài sản mới đimua bảo hiểm Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất phổ biến, kiểu trục lợi này thường nảy sinhkhi sự cố, tai nạn đã xảy ra mà chủ tài sản chưa tham gia bảo hiểm cho tài sản Tuy nhiên, trên

11

Trang 12

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

thực tế hầu hết những vụ trục lợi bảo hiểm này bên được bảo hiểm chỉ có thể lừa dối thành côngkhi có sự tiếp tay của các cán bộ, nhân viên làm việc trong công ty bảo hiểm Vụ việc vừa đượcphát hiện ở Công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO mới đây thuộc hình thức trục lợi bảo hiểm này.Chủ của tài sản tìm cách thông đồng với người bán bảo hiểm hoặc tìm cách lừa người bán ghi lùingày bán bảo hiểm trở về trước so với ngày thực tế đến mua Trong vụ trục lợi tại PJICO, lẽ ratrước ngày 1-11-2002 (thời điểm tàu Hanjin rời cảng Sài Gòn đi Hamburg) thì chủ hàng đã phảimua bảo hiểm cho lô hàng tôm của mình, nhưng mãi đến ngày 11-11-2002 khi tàu bị hỏa hoạn tạiSrilanka làm cho toàn bộ lô hàng tôm chở trên tàu bị thiệt hại, đại diện cho chủ hàng mới đếnPJICO để mua bảo hiểm cho lô hàng Đây là nguyên nhân tạo nên việc một số người có chức vụcủa Công ty đã “rút ruột” PJICO 3,8 tỷ đồng và chia nhau Đối với trường hợp này, Công tyPJICO không được phép ký kết hợp đồng bảo hiểm, bởi vì theo Điều 22 của Luật Kinh doanh bảohiểm Việt Nam thì hợp đồng này là vô hiệu (Hợp đồng bảo hiểm được quy là vô hiệu khi: Tạithời điểm giao kết hợp đồng, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra hoặc tại thờiđiểm giao kết hợp đồng đối tượng bảo hiểm không tồn tại…)

+Tự phá tài sản để nhận bảo hiểm

Nói cách khác, bên mua bảo hiểm cố ý gây tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm Để thực hiệnhành vi trục lợi bảo hiểm này, kẻ trục lợi đã vạch ra kế hoạch từ trước, chuẩn bị rất công phu.Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất vì kẻ trục lợibảo hiểm thường là những người am hiểu về kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm Bởi vậy, hành vi trụclợi thường rất tinh vi, gây nhiều khó khăn đối với việc điều tra của các cơ quan chức năng có liênquan khi tổn thất xảy ra Ý đồ trục lợi của hình thức này thường nảy sinh từ khi chuẩn bị tham giabảo hiểm, quy mô trục lợi thường lớn, số tiền gian lận, trục lợi rất cao Việc trục lợi bảo hiểmđược thực hiện dưới hình thức: Người được bảo hiểm (chủ tài sản) sẽ tháo dỡ các bộ phận tài sản,máy móc, thiết bị có giá trị thay vào đó là các bộ phận tài sản, máy móc thiết bị có giá trị kémhơn Sau đó, sẽ cố ý phá huỷ tài sản đã mua bảo hiểm Đương nhiên là khi tài sản đã được hủyhoại xong thì kẻ trục lợi bảo hiểm vẫn nhận tiền bồi thường tương ứng với giá trị của các bộ phậntài sản, máy móc thiết bị có giá trị Ví dụ chủ tàu biển sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm cho contàu của mình đã tháo dỡ hết các trang thiết bị máy móc trên tàu chuyển đi nơi khác, công đoạn

cuối cùng là đánh chìm con tàu này và đòi tiền bồi thường của bảo hiểm.

+Khai tăng số tiền tổn thất trong vụ tai nạn

Trang 13

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

Hiện nay gian lận trục lợi bằng cách khai tăng số tiền tổn thất trong vụ tai nạn cũng thường xảyra, bao gồm các hình thức sau đây: Tài sản trên thực tế không bị hư hỏng, không phải sửa chữanhưng người được bảo hiểm vẫn kê khai vào hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường là đã bị hư hỏng vàphải sửa chữa Hoặc là người được bảo hiểm “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng tổn thất xảy ra đểlàm hư hỏng thêm hoặc phá hủy hoàn toàn tài sản đã tham gia bảo hiểm, nhằm được bồi thườngcao hơn hoặc là được thay thế tài sản bị hư hỏng bằng một tài sản mới có giá trị cao hơn.

+Lập hồ sơ hiện trường giả

Hình thức gian lận trục lợi bảo hiểm này thường được biểu hiện ra ngoài thông qua việc lập hồsơ, hiện trường giả: Chẳng hạn như đưa những tài sản đã bị hư hỏng không tham gia bảo hiểm từnơi khác đến nơi xảy ra tai nạn để chụp ảnh, khám nghiệm, lập biên bản; Tạo ra hiện trường giảgiống như dấu hiệu của việc mất cắp tài sản như bị phá khóa, bị cắt niêm phong kẹp chì hoặc thayđổi biển số xe đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn nhưng chưa mua bảo hiểm để đòi bồi thường từcác công ty bảo hiểm.

+Trục lợi bảo hiểm thông qua bảo hiểm trùng

Trường hợp này, người mua bảo hiểm đã trục lợi bảo hiểm bằng cách dùng tài sản của mình đểtham gia bảo hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, nhằm mục đích thu được số tiềnbồi thường từ nhiều công ty bảo hiểm khi tổn thất xảy ra Thị trường bảo hiểm càng phát triển thìcác hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũngtinh vi hơn theo thời gian và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn Thiếtnghĩ rằng cần phải xử lý nghiêm minh những trường hợp gian lận, trục lợi bảo hiểm nhằm đảmbảo cho quyền lợi của những người mua bảo hiểm trung thực đồng thời cũng là một trong nhữnggiải pháp quan trọng nhằm phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm nước ta một cách bền vững

3 Hậu quả của việc trục lợi bảo hiểm.

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hậu quả có thể tính toán được do hành vi trục lợi bảohiểm là làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh bị hạn chế Thậm chí còn gây tác độngxấu đến uy tín của doanh nghiệp.

- Đối với khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi Bởi vì, phíbảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không đượcphát hiện ra Do vậy, những DNBH nào có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm caohơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm.

13

Trang 14

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

- Đối với xã hội, gian lận bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hóa, biến chất cánbộ Nhà nước, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng Từđó còn dẫn đến tình trạng coi thường luật pháp, gây rối trật tự an ninh xã hội

4 Thực trạng của việc trục lợi bảo hiểm (Việt Nam và Thế giới)a.Trên thế giới

Quốc gia Tổn thất do trục lợi bảo hiểm gây ra.

Nam phi 8 – 35% số khiếu nại được DNBH chi trả có dấu hiệu trục lợi,thiệt hại lên đến 300 -420 tỷ USD.

Đức 10 -30% số phí bảo hiểm bị thất thoát do trục lợi trong khâubồi thường gây ra.

New Zealand 15% khiếu nại có yếu tố trục lợi.

Mỹ 1/3 khiếu nại về tai nạn xe cơ giới có yếu tố trục lợi.Châu âu Số tiền trục lợi của 25 nước thành viên mỗi năm khoảng

không dưới 8 tỷ Euro

Có thể thấy hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu xảy ra rất nhiều trên nhiều quốcgia Đa số, các hình thức trục lợi này thường tồn tại dưới dạng hình thức trục lợi từ phía ngườitham gia bảo hiểm bởi vì tại các nước phát triển trên thế giới, các công ty bảo hiểm thường là cáctập đoàn lớn, thường thuê các công ty giám định có uy tính Vì vậy muốn thực hiện hành vi trụclợi thành công phải chuẩn bị kỹ càng Nên hầu như các vụ trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhậpkhẩu là cố ý gây tổn thất hàng hóa từ trước.

b.Nguyên nhân trục lợi

Do những kẽ hở của luật pháp và do thực hiện pháp luật không nghiêm, thiếu sự kiểm tra, kiểmsoát và xử lý, nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận Ví dụ: Các nghiệp vụ bảo hiểm mà luậtkinh doanh bảo hiểm quy định bắt buộc như bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngườithứ ba, nhưng các chủ xe không tham gia bảo hiểm vì không kiểm tra xử phạt.

Trang 15

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, phức tạp, tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên cácDNBH luôn giữ bí mật thông tin Việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách hàng giữa cácDNBH hầu như không có Vì vậy, một đối tượng tài sản nào đó có thể tham gia bảo hiểm ở nhiềudoanh nghiệp bảo hiểm Khi rủi ro tổn thất xảy ra họ đã nhận được tiền bồi thường ở tất cả cáccông ty bảo hiểm.

Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là những văn bản pháp quy vềbảo hiểm Nhiều người dân nhận thức rất mơ hồ về bảo hiểm và họ cho rằng quỹ bảo hiểm giốngnhư quỹ phúc lợi Cho nên đã có những trường hợp nói sai sự thật để giúp nạn nhân nhận quyềnlợi bảo hiểm…

Không gian địa lý cũng là nguyên nhân phát sinh gian lận bảo hiểm Đối với những vụ tổn thấtxảy ra ở xa, hoang vắng, ít người qua lại (trong bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền), khó có thể giữnguyên hiện trường, sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm là rất dễxảy ra.

Do lỗi vô tình hay cố ý của nhân viên bảo hiểm Họ có thể vô tình ghi sai ngày tham gia bảo hiểmtrên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá chính xác mức độtrầm trọng của rủi ro Cũng có thể nhân viên bảo hiểm thông đồng với khách hàng trục lợi bảohiểm Họ có thể đánh giá cao mức độ tổn thất hoặc vạch đường đi nước bước cho khách hàng lợidụng các kẽ hở về giấy tờ, về thủ tục giám định, bồi thường để trục lợi…

Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người cóliên quan như: y, bác sĩ, những người làm chứng trong các vụ tổn thất…Ví dụ:Mua chuộc bác sĩđể dựng lên bệnh, làm giả hoặc kê những đơn thuốc đắt tiền để đòi được số tiền bảo hiểm nhiềuhơn

c.Thực trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam

Hiện nay vấn đề trục lợi bảo hiểm đã trở thành một vấn đề nhức nhối, một thách thức với cácdoanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở nhiều nghiệp vụ bảohiểm Trong việc cấp đơn bảo hiểm, do tính minh bạch chưa cao nên người tham gia bảo hiểm cóxu hướng muốn trục lợi Do vô tình hay cố ý các nhân viên bảo hiểm có thể ghi sai ngày tham gia

15

Trang 16

BAN3006_46K07.2_Nhóm 11

bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá được đầyđủ, chính xác mức độ trầm trọng của rủi ro Cũng có thể nhân viên hoặc đại lý bảo hiểm thôngđồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm: đánh giá mức độ tổn thất cao hơn thực tế hoặc “vẽđường ” cho khách hàng lợi dụng kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám định để trục lợi

Thêm vào đó hiện tượng kê khai thông tin không đầy đủ của khách hàng hay khai sai, khai khốngtai nạn của người tham gia bảo hiểm, bằng việc thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểmcó hành vi gian lận với những người liên quan như: y, bác sĩ, công an, những người làm chứngtrong các vụ tổn thất đang khá phổ biến ở Việt Nam Từ đó làm nảy sinh những vấn đề khônglành mạnh trong đánh giá rủi ro, giám định bồi thường Tình trạng khách hàng tham gia bảo hiểmở nhiều công ty bảo hiểm tại cùng một thời điểm để trục lợi cũng không phải là hiếm (như vụ ôngNguyễn Văn U ở Hải Dương tham gia bảo hiểm nhân thọ tại hai doanh nghiệp bảo hiểm lớn vớitổng số tiền bảo hiểm lên tới trên 1 tỷ đồng Việt Nam, khi biết mình có căn bệnh nan y không thểchữa khỏi

Đối với một số lĩnh vực bảo hiểm, nhiều khách hàng thường xuyên thực hiện hành vi trục lợi Cụthể trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, tình trạng trục lợi biểu hiện ở các hình thức tiêubiểu như: Hàng hóa được yêu cầu bảo hiểm trong hành trình vận chuyển, nhưng chưa đóng phíbảo hiểm Khi biết hàng về đến nơi an toàn, khách hàng xin hủy đơn bảo hiểm hoặc hủy hợpđồng bảo hiểm để khỏi phải đóng phí Thậm chí có chủ hàng biết thông tin hàng hóa của mình bịtổn thất rồi mới đến mua bảo hiểm hoặc thông đồng với cán bộ của doanh nghiệp bảo hiểm đểmua bảo hiểm và nhận bồi thường cho tổn thất đó Thực tế đã diễn ra và vụ việc đã được cơ quancảnh sát điều tra phát hiện, lập hồ sơ để đưa ra pháp luật xử lý Cũng có trường hợp trục lợi bịphát hiện khi hàng hóa được mua bảo hiểm vận chuyển trên một con tàu ma tức là con tàu đókhông tồn tại trên thực tế Khách hàng lừa đảo mua bảo hiểm với mục đích quy cho tàu mất tíchđể trục lợi đòi bồi thường toàn bộ Trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tàu thuyền, trục lợi bảohiểm được thực hiện thông qua việc hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm Trên thực tế còn cóviệc tạo hiện trường giả các vụ tai nạn xe cơ giới, cháy hoặc chìm tàu, cố ý gây tai nạn trong bảohiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm, gian lận đối với người thứ ba: không bồi thường cho ngườithứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w