Tổng quan về Công ty cổ phần Nước khoáng Quảng Ninh
Giới thiệu chung về công ty
Hình 1 - Logo Công ty Cổ phần nước khoáng Quảng Ninh Tên Công ty: CÔNG TY Cc PHdN NƯỚC KHOÁNG QUẢNG NINH Tên Quốc tế: QUANG NINH MINERAL WATER CORPORATION Tên viết tắt: QNWCORP
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Tổ 3A, khu 4, Phố Suối Mơ, Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ long, Tỉnh Quảng Ninh. Điện thoại : 033.3847038
Email : nuockhoangquangninh@yahoo.com.vn
Website : http://nuockhoangquangninh.com.vn/
Ngày chính thức trở thành công ty đại chúng: 15/04/2016 (theo Công văn số1952/UBCK-GSĐC ngày 15/4/2016 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước).
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: số 5700379618 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 01/09/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 13/12/2021.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
Người đại diện pháp luật : Nguyễn Thiều Nam – Chủ tịch hội đồng quản trị Vốn điều lệ : 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng)
Công ty có 3 nhà máy trực thuộc bao gồm:
Nhà máy nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh: Địa chỉ: Km 9, Phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Hình 2 - Nhà máy nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh
Nhà máy nước khoáng thiên nhiên Suối Mơ 1: Địa chỉ: tổ 3A, khu 4, Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Hình 3 - Nhà máy nước khoáng thiên nhiên Suối Mơ 1
Nhà máy nước khoáng thiên nhiên Suối Mơ 2: Địa chỉ: Cái Dăm, PhườngBãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Hình 4 - Nhà máy nước khoáng thiên nhiên Suối Mơ 2
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Một thành viên Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh trước khi cổ phần hóa là doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý với ngành nghề kinh doanh chính là Khai thác, sản xuất, kinh doanh các loại nước khoáng thiên nhiên, nước giải khát, nước sinh hoạt
Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Nước khoáng Quảng Ninh, được thành lập ngày 17/7/1989 theo Quyết định số 381/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh và trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý.
Năm 1993, Xí nghiệp nước khoáng Quảng Ninh được sáp nhập vào Công ty Duyên Hải Quảng Ninh theo quyết định số 1396/QĐ-UB ngày 15/7/1993 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và trở thành một đơn vị thành viên của Công ty Duyên Hải Quảng Ninh trực thuộc Văn Phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý
Năm 2002, Xí nghiệp nước khoáng Quảng Ninh được tách ra và đổi tên thành Công ty Nước khoáng Quảng Ninh theo quyết định số 463/QĐ-UB ngày 28/1/2002 và trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý
Năm 2004 Công ty chuyển đổi thành; Công ty TNHH 1 TV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh theo quyết định số 2492/QĐ-UB ngày 26/7/2004 và trực thuộc văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý.
Năm 2006 Công ty TNHH một thành viên nước khoáng Quảng Ninh được đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên nước khoáng và Thương mại Dịch vụ Quảng Ninh theo quyết định số 32 – QĐ/VPTU ngày 10/01/2006 của Văn phòng Tỉnh Ủy Quảng Ninh cho đến nay.
Ngày 19/10/2015, Tỉnh ủy Quảng Ninh phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH một thành viên Nước khoáng và Thương mại, Dịch vụ Quảng Ninh thành công ty cổ phần tại Quyết định số 03-QĐ-TU Vốn điều lệ của Công ty là 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng)
Ngày 02/12/2015, Công ty đã phối hợp với CTCP Chứng khoán Bản Việt thực hiện bán đấu giá công khai thành công 159.100 cổ phần (chiếm 1,99% vốn điều lệ) tại CTCP Chứng khoán Bản Việt (do tổng giá trị chào bán theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng) với giá khởi điểm 11.100 đồng/cổ phần Giá đấu thành công cao nhất: 13.500 đồng/cổ phần, giá đấu thành công thấp nhất: 11.100 đồng/cổ phần, giá đấu thành công bình quân: 11.421 đồng/cổ phần
Ngày 22/12/2015, Công ty tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Công ty cổ phần Nước khoáng Quảng Ninh và chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
5700379618 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 01/09/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 25/12/2015.
Ngày 22/12/2016: Công ty chính thức đăng ký giao dịch trên Hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (“UpCom”) do Sở Giao dịch Chứng khoán
Kể từ thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần (25/12/2015) cho đến nay, Công ty không có sự thay đổi về vốn chủ sở hữu, mức Vốn điều lệ được giữ nguyên là 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng).
Ngày mới thành lập Công ty chỉ có 90 m2 nhà xưởng, một dây chuyền sản xuất nước khoáng công suất 1.000 chai/ca Đến nay, Công ty đã có tổng mặt bằng công nghiệp rộng 9000 m2 và trên 3000 m2 nhà xưởng khang trang sạch đẹp với 5 dây chuyền thiết bị máy móc tương đối hiện đại, sản xuất và tiêu thụ 45 triệu lít nước khoáng/ năm với 10 chủng loại sản phẩm của 4 thương hiệu nước khoáng khác nhau, đó là:
- Nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh,
- Nước khoáng Quang Hanh –Faith vị Chanh muối,
- Nước khoáng thiên nhiên Suối Mơ
Hoạt động kinh doanh
Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
Khai thác, xử lí và cung cấp nước
Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác
Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
Sản phẩm chủ lực của Công ty
Công ty Cổ phần Nước khoáng Quảng Ninh chủ yếu sản xuất và kinh doanh nước khoáng được khai thác từ nguồn suối khoáng tại Quảng Ninh Sản phẩm sản xuất chính hiện nay bao gồm:
Dòng sản phẩm khoáng thiên nhiên: Nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh bổ sung ga 500 ml, nước khoáng Quang hanh Faith - hương vị chanh muối 355 mlDòng sản phẩm Nước uống đóng chai: Nước uống Suối Mơ bình 18,9L
Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài
Môi trường bên trong
Công ty luôn hướng tới mục tiêu không ngừng sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao khách hàng bằng cam kết chất lượng
Công ty sẽ giữ ổn định nguồn nhân lực, tập trung chỉ đạo công tác sản xuất đạt năng suất cao, triệt để tiết kiệm chi phí đầu vào cho sản xuất, thực hiện tốt nhất các dự án đầu tư, sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng theo đúng kế hoạch đặt ra
2.1.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Giữ vững và ổn định các khu vực thị trường truyền thống, từng bước hoàn thiện hệ thống phân phối phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và xu thế thị trường. Đối với các sản phẩm truyền thống:
Thực hiện cải tiến, nâng cấp mẫu mã bao bì, chất lượng các sản phẩm truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu khối khách hàng sẵn có.
Duy trì những sản phẩm truyền thống chủ đạo, nhằm giữ vững thương hiệu và tính chất đặc thù riêng có của nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh, làm cơ sở giữ vững niềm tin của người tiêu dùng, từ đó Công ty phát triển các sản phẩm mới có tính kế thừa từ các nguồn nước khoáng sẵn có mà Công ty đang quản lý khai thác Đối với công tác phát triển sản phẩm mới:
Việc được quản lý khai thác và sản xuất các loại nước khoáng thiên nhiên từ nguồn nước khoáng có hàm lượng khoáng hóa cao Quang Hanh là một lợi thế riêng có của Công ty Đây cũng là điều kiện đủ quan trọng nhất để Công ty tập trung nghiên cứu sản xuất thêm các sản phẩm mới có giá trị thương mại cao Sản phẩm mới sẽ được phát triển trên cơ sở đánh giá phân khúc khách hàng, theo thị trường tiêu thụ nhưng phải đảm bảo được yếu tố đặc thù riêng có của từng nguồn nước khoáng thiên nhiên mà Công ty đang quản lý khai thác Duy trì việc thực hiện quản lý tài chính theo pháp lệnh kế toán thống kê Tranh thủ các chính sách về vay vốn, giảm thuế của Nhà nước cũng như các ưu đãi khác của địa phương trong lĩnh vực đầu tư, phát triển sản phẩm, xuất khẩu Tận dụng triệt để các nguồn vốn tự có, thực hiện vay vốn đầu tư theo lộ trình tương ứng các giai đoạn đầu tư sao cho phù hợp với tốc độ phát triển, kết quả tiêu thụ theo kế hoạch đề ra nhằm hạn chế thấp nhất các khoản chi phí tài chính về vốn vay
Tăng vòng quay vốn nhất là vốn thuộc các sản phẩm có giá trị thương mại cao thông qua việc áp dụng linh hoạt các phương thức thanh toán đối với khách hàng Phấn đấu tăng vòng quay vốn đầu tư cho bao bì luân chuyển thông qua công tác quản lý thu hồi và sử dụng bao bì luân chuyển để giảm vốn vay ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Đa dạng hóa các phương thức thanh toán linh hoạt đối với các nhà cung cấp, tận dụng tốt nhất khả năng có thể đối với nguồn vốn vật tư thông qua các nhà cùng cấp nhưng vẫn đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty, tập trung cho công tác mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phân loại theo trình độ: lao động phổ thông chiếm đa số, do đặc thù của ngành nên không đặt nặng vấn đề bằng cấp Một lượng nhỏ lao động ở trình độ Đại học, Cao đẳng có kiến thức quản lý, chuyên ngành, kỹ thuật đảm nhiệm các vị trí vận hành cao hơn Họ là những người được đào tạo, tốt nghiệp cử nhân thông qua trường, lớp đào tạo chuyên nghiệp
Hình 5 - Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Công ty đã thực hiện tốt những chính sách đào tạo, chính sách lương thưởng, chính sách an toàn lao động Chế độ làm việc 8h/ ngày, tăng ca không quá 4h/ ngày, cũng như có chính sách cải thiện chất lượng cơm ca đảm bảo sức khỏe cho công nhân làm việc có hiệu quả nhất.
Môi trường bên ngoài
Các yếu tố về kinh tế
- Lãi suất cho vay của các ngân hàng: Trái ngược với xu hướng tăng lãi suất của thế giới thì Việt Nam vẫn giữ mức lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi , theo đó Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng phấn đấu giảm lãi suất từ 0,5 – 1% trong 2 năm 2021 và 2022 để hỗ trợ doanh nghiệp
- Chính sách tiền tệ: Theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) năm 2023, bên cạnh việc hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế thì mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo giữ được sự ổn định của đồng tiền, kiểm soát được lạm phát Phấn đấu giảm lãi suất cho vay Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô , kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu chính phủ.
Chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả đã tiếp tục tạo lập, củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân Qua tiếp xúc, phần lớn doanh nghiệp đều đánh giá cao chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của Ngân hàng Trung ương Trong đó chính sách lãi suất, tỷ giá có tác động hiệu ứng tích cực và trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhờ việc doanh nghiệp được giảm lãi suất vay, giảm chi phí tài chính, từ đó giảm giá thành để duy trì, ổn định và phục hồi, vượt qua khó khăn.
- Tỷ lệ lạm phát nền kinh tế: Năm 2022, GDP tăng trưởng quý 1 là 5,05%, quý 2: 7,83%, quý 3: 13,71% và quý 4: 5,92%; tính chung cả năm là 8,02%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 6,0-6,5% cũng như thực tế trong nhiều năm qua và còn cao hơn nữa so với năm 2021 (2,58%) do các đợt phong tỏa phòng dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2023: Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước GDP quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước Tính chung GDP
9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ tăng 6,32%.Trong tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,08% so với tháng trước So với tháng 12/2022, CPI tháng 9 tăng 3,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,66% CPI bình quân quý III/2023 tăng 2,89% so với quý III/2022 Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49% Với chỉ số GDP, CPI, và lạm phát tăng cơ bản không cao do đó hoạt động SXKD của doanh nghiệp sẽ trở nên thuận hơn.
Hình 6 - Tăng trường GDP năm 2022
- Chính sách thuế: Năm 2023, ngành thuế tiếp tục triển khai thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về địa bàn ưu đãi (địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn) và đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi
- Tỷ lệ thất nghiệp: tình hình thất nghiệp của người lao động vẫn tiếp tục duy trì xu hướng giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là gần 1,06 triệu người, giảm 13,9 nghìn người so với quý trước và đặc biệt giảm 658,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là 2,28%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,70 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Hình 7 - Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2022
- Hiệp định TPP : Việc tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương sẽ tạo cho ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam có nhiều cơ hội mới như: Gia tăng xuất khẩu do các nước TPP xóa bỏ thuế quan theo cam kết, được áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ hội thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các nước TPP khác vào ngành đồ uống Việt Nam, DN Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Tuy nhiên, TPP cũng mang đến nhiều thách thức khi ngành đồ uống phải đón nhận sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài Việc giảm thuế nhập khẩu từ 30% đối với nước giải khát có gas xuống 0% đã đưa ngành nước giải khát Việt Nam vào cuộc cạnh tranh khốc liệt Tâm lí ưa thích sử dụng sản phẩm ngoại của một bộ phân người tiêu dùng Việt Nam sẽ làm giảm thị phần của các doanh nghiệp thuần nội địa.
Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật Ở Việt Nam môi trường chính trị tương đối ổn định, do đó có là cơ hội tốt cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển Thể chế chính trị ổn định, đường lối chính trị mở rộng giúp các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các mối quan hệ sản xuất kinh doanh với bên ngoài.
Hệ thống luật pháp ở nước ta còn một số điểm chưa rõ ràng nên cng ảnh hưởng nhiều đến việc bảo vệ bản quyền cng như những công ty cạnh tranh không lành mạnh tác động xấu đến việc phát triển của công ty.
Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra cơ hội nhưng cũng mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và ngành nước khoáng cũng không ngoại lệ khi phải cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài có năng lực mạnh về thương hiệu, tài chính,công nghệ và quản lý.
Các yếu tố tự nhiên Đối với nước khoáng Quảng Ninh nguyên liệu chủ yếu là nguồn nước khoáng tự nhiên
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa hè thường có nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng sản phẩm giải khát rất lớn.Môi trường ngày càng bị ô nhiễm đòi hỏi công ty phải đầu tư quy trình công nghệ hiện đại để xử lý chất thải cho đúng với tiêu chuẩn cho phép, việc đó sẽ làm chi phí sản xuất của công ty gia tăng Thiên tai bão lũ gây khó khăn cho công tác vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Vào mùa mưa bão, tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khả năng bị đình trệ khi nhà máy phải ngưng hoạt động, và chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Điều này tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Do đó, cần có những phương án dự phòng đón đầu rủi ro do các thảm họa thiên tai bão lũ gây ra đối với tính ổn định của sản xuất trong tổ chức Môi trường xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, từ đó việc lo cho vấn đề sức khỏe của bản thân đang được người dân đặc biệt quan tâm Do đó việc bổ sung 1 lượng nước mỗi ngày là một trong những thói quen của người dân Việt Nam Với lối sống lành mạnh của người dân đã giúp công ty có 1 chỗ đứng nhất định trên thị trường. Dân số
Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dân số trung bình năm
2022 của cả nước ước tính 99,46 triệu người, tăng 955.500 người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021 Trong đó, dân số thành thị 37,09 triệu người, chiếm 37,3%; dân số nông thôn 62,37 triệu người, chiếm 62,7% Dân số với quy mô lớn đã khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng đồ uống trong đó có nước khoáng Đây cũng là cơ hội để Công ty Cổ phần nước khoáng Quảng Ninh phát triển
Phân tích SWOT của công ty
Sở hữu nhiều mỏ khoáng: Hiện Công ty đang quản lý và khai thác sản xuất kinh doanh 06 Giếng khoan là các mỏ nước khoáng Thiên nhiên do Bộ Tài nguyên
& Môi trường quản lý - Cục khai thác khoáng sản và Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh cấp phép Trữ lượng và thời gian được cấp quyền khai thác đủ điều kiện gia tăng sản lượng mục tiêu và phát triển mở rộng thị phần tiêu thụ trong nước.
Có uy tín cao trong ngành: Công ty đã đăng ký bản quyền riêng 06 nhãn hiệu hàng hóa trong đó có nhiều nhãn hiệu có uy tín cao trong ngành và được người tiêu dùng tin yêu lựa chọn sử dụng.
Sản phẩm có chất lượng tốt : Các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất theo hai hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế HACCP và ISO 9001:
2008, tại nguồn các mỏ khoáng có những tính chất riêng phù hợp với xu thế tiêu dùng trong hiện tại và tương lai Đặc biệt các sản phẩm sản xuất tại lỗ khoan số 4 – Quang Hanh có hàm lượng khoáng hóa cao mặn được các nhà chuyên môn đánh giá cao
Dây chuyền sản xuất hiện đại: Công ty có 14.408,7 m2 mặt bằng công nghiệp trong đó trên 7.500m2 nhà xưởng cùng hệ thống máy móc đủ điều kiện sản xuất trên 70 triệu lít nước khoáng các loại trên năm Đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, làm chủ thiết bị công nghệ hiện có và có đủ khả năng tiếp nhận công nghệ mới, vận hành thiết bị hiện đại theo xu thế phát triển ngành.
Hoạt động Marketing chưa mạnh mẽ: Ít có các chương trình ưu đãi, khuyến mãi vào các dịp lễ, Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu
Chưa đa dạng hóa được nhiều loại sản phẩm, mới dừng lại ở một số sản phẩm và kích cỡ nhất định.
Sản phẩm chưa thâ št sự nổi bâ št trong lòng khác hàng: do đă šc tính, mẫu mã khá nhàm chán, không được bắt mắt.
Giá cả hợp lý: Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ nước khoáng thiên nhiên cùng với hình thức phân phối, khuyến mại, xúc tiến bán hàng khá đa dạng tạo lên áp lực cạnh tranh cao Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Nước khoáng Quảng Ninh có mức giá khá rẻ, phù hợp với túi tiền hầu hết mọi người, điều này tạo nên vị thế cao trong ngành.
Dân số với quy mô lớn: Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dân số trung bình năm 2022 của cả nước ước tính 99,46 triệu người, tăng 955.500 người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021 Trong đó, dân số thành thị 37,09 triệu người, chiếm 37,3%; dân số nông thôn 62,37 triệu người, chiếm 62,7% Việt Nam là một đất nước có cơ cấu dân số trẻ Số người trong độ tuổi 15-40 đạt khá cao, và đây là độ tuổi được đánh giá là có nhu cầu lớn nhất về nước giải khát không cồn tại Việt Nam trong đó có ngành nước khoáng Dân số với quy mô lớn và cơ cấu dân số trẻ khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng đồ uống trong đó có nước khoáng.
Tiềm năng thị trường nước khoáng: Theo đánh giá của các cơ sở bán lẻ, thực phẩm và đồ uống là 2 ngành có sự ổn định tăng trưởng hàng đầu tại cửa hàng, siêu thị Đây đều là những ngành hàng cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày và trực tiếp cho người tiêu dùng Trong đó, cứ 10 giỏ hàng ở siêu thị sẽ có 5 giỏ hàng xuất hiện sản phẩm nước khoáng đóng chai Đây là cơ hội cho doanh nghiệp có thể phát triển
Thương mại điện tử phát triển: Việc nhắn tin mua hàng hiện đang trở thành một phần của hành vi tiêu dùng thông thường Khảo sát cho biết, ít nhất có 1 trong
3 người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần một lần Hành vi nhắn tin, kinh doanh hội thoại phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là Millennials và GenZ Đây là nhu cầu mới của người tiêu dùng; đồng thời là xu hướng mang tới nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mọi quy mô để kết nối phát triển kinh doanh online.
Rủi ro về giá nguyên liệu đầu vào: năm 2022 diễn ra trong tình hình kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi dần sau đại dịch Covid 19 Tuy vậy, với các khó khăn do lạm phát thế giới tăng nhanh; cuộc xung đột chính trị giữa Nga – Ukraine; chính sách Zero Covid của chính phủ Trung Quốc đã khiến giá nguyên liệu đầu vào biến động tăng làm ảnh hưởng đến chính sách giá bán của Công ty.
Sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành: thị trường nước giải khát nói chung và thị trường nước khoáng nói riêng là thị trường rất nhiều tiềm năng do đó tạo nên sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành: vừa phải cung cấp được sản phẩm an toàn thực phẩm, chất lượng vừa phải có giá thành hợp lý để thu hút người tiêu dùng Điều này khiến việc giữ và phát triển thị trường ngày càng khó khăn hơn.
Thiên tai: Các rủi ro như thiên tai, ngập lụt,…là những rủi ro bất khả kháng và nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn về con người, về tài sản và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Ô nhiễm môi trường: Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm Ước tính riêng Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới) Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số
Phân tích các chỉ số tài chính
Tổng qua về tài chính của công ty (giai đoạn 2015-2019)
Bảng 1- Bảng cân đối kế toán (Đơn vị tiền tệ: triệu đồng)
Tiền và các khoản tương đương tiền 88.101 60.736 64.957 19.633 43.394 Đầu tư tài chính ngắn hạn - 2.500 15.000 - -
Các khoản phải thu ngắn hạn 4.265 1.977 2.972 61.616 67.344
Tài sản ngắn hạn khác 1.800 822 2.653 1.881 793
Tổng tài sản ngắn hạn 122.716 75.068 95.757 92.219 121.192
Các khoản phải thu dài hạn - - 300 300 300
Tài sản dở dang dài hạn - 329 1.131 - 637
Tài sản dài hạn khác 35.935 37.664 32.854 28.075 26.107
Tổng tài sản dài hạn 91.312 82.330 71.999 61.692 51.973
Bảng 2 - Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị tiền tệ: triệu đồng)
Doanh thu BH và CCDV 374.539 398.431 331.262 224.834 267.355 Các khoản giảm trừ doanh thu - 22.855 20.819 216 55
Doanh thu thuần về BH và
Lợi nhuận gộp về BH và
Doanh thu hoạt động tài chín 564 958 3.017 1.328 928
Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.204 21.546 15.055 21.266 18.348 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 32.360 40.573 40.933 7.101 35.766
Kết quả từ hoạt động khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 32.774 41.793 40.482 6.876 35.691
Chi phí thuế TNDN hiện hành 7.375 9765 7.934 1.138 7.410
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 25.399 33.401 32.091 5.435 28.479
Tài sản: Về tổng tài sản của doanh nghiệp trong 5 năm mốc phân tích, ta có thể thấy doanh nghiệp tăng trưởng không đều và có xu hướng giảm Cụ thể: năm
2016 giảm mạnh từ 214.029 triệu VNĐ (2015) xuống 157.399 triệu VNĐ, giai đoạn 207 – 2019 tăng giảm liên tục nhưng không đáng kể Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có những chính sách duy trì khá tốt nên tổng tài sản không giảm nhiều
Tài sản ngắn hạn: Trong gian đoạn 2015 – 2018, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm mạnh và liên tục Năm 2019, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đã tang trưởng trở lại.
Tài sản dài hạn: Chỉ số này cũng như tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn cũng doanh nghiệp cũng giảm qua các năm.
Vốn chủ sở hữu: Tình hình vốn chủ sở hữu lại khả quan hơn nhiều so với các chỉ số khác, trong 5 năm phân tích, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng liên tục.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Phân tích các thông số tài chính
3.2.1 Thông số khả năng thanh toán a Khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán hiện thời là thông số cho biết khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn Thông số này cung cấp một dấu hiệu đơn giản về mức độ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản dự kiến có thể chuyển hóa nhanh thành tiền Nó nhấn mạnh đến khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn trong tương quan với các khoản nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện thời
Qua biểu đồ trên có thể thấy được khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp tăng liên tục qua 5 năm Cụ thể
Năm 2015 khả năng thanh toán hiện thời của công ty chỉ đạt ở mức 1.09 trong khi bình quân ngành lúc đó lên đến 14.8 cho thấy khả năng chi trả của công ty từ số tài sản sẵn có của mình là rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tuy nhiên đến 2016 con số này đã được cải thiện lên 2.5, năm 2017 tăng lên 4.75, năm 2018 tăng lên 6.23 và đến 2019 khả năng thanh toán hiện thời của công ty là 7.3
Trong giai đoạn từ 2016 - 2019 chỉ số thanh toán hiện thời của công ty luôn cao hơn so với mức bình quân ngành, điều này cho thấy rằng khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn đang được giữ ở mức ổn định hơn so với các đối thủ cùng ngành, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác, tình hình tài chính của công ty được đánh giá là tốt. b Khả năng thanh toàn nhanh
Thông số này là một công cụ hỗ trợ bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời khi đánh giá về khả năng thanh toán Nó giống với thông số khả năng thanh toán hiện thời ngoại trừ đặc điểm không có hàng tồn kho trên tử số vì hàng tồn kho thuộc loại tài sản có tính khả nhượng thấp nhất trong số các tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.
Khả năng thanh toán nhanh
Nhìn chung thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá giống so với khả năng thanh toán hiện thời.
Năm 2015 chỉ số này chỉ ở mức 0.8 nhỏ hơn 1 trong khi chỉ số thanh toán hiện thời lớn hơn 1 điều này cho thấy doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn Trong trường hợp hàng tồn kho khó chuyển hóa thành tiền, doanh nghiệp sẽ gặp phải vấn đề trong trả nợ ngắn hạn.
Từ năm 2016-2019 chỉ số này đã tăng liên tục qua 4 năm Cụ thể năm 2016 là 2.2, năm 2017 là 4.24, năm 2018 là 5.54, năm 2019 là 6.17 và trong giai đoạn này chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty luôn cao hơn so với mức bình quân ngành, cho thấy là doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản của mình. c Vòng quay phải thu khách hàng
Vòng quay phải thu khách hành cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượng phải thu khách hàng và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ.
Vòngquay phảithukháchhàng= Doanh thuthuầnvề BH vàCCDV
Vòng quay phải thu khách hàng
Vòng quay phải thu của khách hàng trong giai đoạn 2015-2017 đều cao hơn so với các đối thủ trong ngành Năm 2016 tăng mạnh lên đến 221.45 vòng, cao hơn mức bình quân của ngành đến 137.35 cho thấy vòng quay phải thu của khách hàng chưa được kiểm soát tốt.Chỉ số này quá cao cũng có nghĩa là chính sách tín dụng của doanh nghiệp chỉ xem xét đến dòng tiền, những khách hàng bị thu nợ có thể trở nên không hài lòng hoặc khó chịu và doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ những khách hàng trong tương lai. Đến năm 2017 chỉ số này giảm còn 125.45 vòng, cao hơn bình quân ngành 73.76 vòng, điều này cho thấy doanh nghiệp đã dần kiểm soát được vòng quay phải thu của khách hàng. Đến năm 2018 vòng quay phải thu khách hàng giảm mạnh còn 6.955 vòng, chỉ cao hơn mức bình quân ngành 0.9 vòng Đây là dấu hiệu tích cực trong việc doanh nghiệp đã có những chính sách kiểm soát vòng quay này khá tốt
Vào năm 2019, nếu so với bình quân ngành thì chỉ số này chỉ thấp hơn 0.23 cho thấy vòng quay phải thu khách hàng của công ty có xu hướng được cải thiện tốt hơn Công ty nước khoáng Quảng Ninh luôn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm rất chi tiết và chặt chẽ, vì vậy việc kiểm soát các vòng quay hoạt động được thực hiện rất hiệu quả. d Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian bình quân mà phải thu khách hàng của công ty có thể chuyển thành tiền.
Con số này cho biết số ngày bình quân doanh số duy trì dưới hình thức phải thu khách hàng cho đến khi được thu hồi và chuyển thành tiền
Kỳ thu tiền bình quân
Nhìn chung,Từ năm 2015- 2017, theo như bảng trên thì ta có thể thấy kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp dường như nằm ở mức thấp và tăng khá ít so với các công ty khác và thấp hơn so với bình quân ngành Chỉ từ năm 2018-2019 thì chỉ số kỳ thu tiền bình quân tăng mạnh vượt trội gần tương đương với các doanh nghiệp đổi thủ cũng như là cao hơn bình quân ngành(chiếm khoảng gần 90%) Điề u này cho thấy công ty ngày càng nới lỏng chính sách tín dụng nhằm thu hút và giữ chân được các khách hàng của mình trong quá trình mở rộng quy mô.
Còn nếu so với bình quân ngành, chúng ta có thể thấy rõ sự chênh lệch rõ rệt về hiệu quả thu hồi phải thu khách hàng của công ty và ngành Ta có thể thấy công ty có tốc độ thu hồi nợ chậm hơn và kém hiệu quả hơn so với bình quân ngành. e Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kì Chu kì chuyển hóa hàng tồn kho đo lường số ngày hàng nằm trong kho trước khi được bán ra thị trường.
Từ 2015-2019 chỉ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng Cụ thể:
- Năm 2015 là 9.9 vòng đến năm 2016 đã tăng lên 13.5 vòng
- Năm 2018 vẫn tăng nhưng con số không đáng kể, vẫn duy trì ở mức
- Đến 2019 chỉ số này tăng lên đến 22.5 lần.
Ta thấy rằng số vòng quay hàng tồn kho qua 5 năm có xu hướng tăng lên và so với bình quân ngành thì chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty luôn cao hơn từ 1~5 vòng, điều này cho thấy hiệu công tác quản lý hàng tồn kho của công ty đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, kế hoạch nhập hàng hiệu quả và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty a Thông số nợ trên vốn chủ
Thông số này dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty Thông số nợ trên vốn chủ được tính theo công thức sau:
Thôngsố nợ trên vốnchủ= Tổngnợ
Thông số nợ trên vốn chủ
Phân tích điểm mạnh điểm yếu
Điểm mạnh
Thông qua chỉ số khả năng thanh toán hiện thời ta có thể thấy khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn đang được giữ ở mức ổn định và có xu hướng tăng lên Doanh nghiệp có tài chính vững mạnh và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay và mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác, tình hình tài chính của công ty được đánh giá là tốt Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra niềm tin cho đối tác kinh doanh và nhà cung cấp đối với công ty.
Chỉ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng liên tục và lớn hơn 1.0 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh chóng các nghĩa vụ ngắn hạn mà không phải sử dụng đến hàng tồn kho Điều này cho thấy doanh nghiệp có sự linh hoạt và ổn định trong việc giải quyết các khoản nợ ngắn hạn, và có khả năng đáp ứng các yêu cầu tài chính khẩn cấp một cách hiệu quả.
Ta thấy rằng số vòng quay hàng tồn kho qua 5 năm có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy hiệu công tác quản lý hàng tồn kho của công ty đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, kế hoạch nhập hàng hiệu quả và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, từ đó giúp tăng hiệu suất hoạt động và giảm thời gian chu kỳ hàng tồn kho.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ của công ty thấp hơn 1 (trừ 2015) cho thấy công ty có khả năng quản lý nợ tốt hơn và ít phụ thuộc vào việc vay vốn Điều này có thể cho thấy sự ổn định tài chính và khả năng thanh toán nợ hiện tại và tương lai Tỷ lệ nợ thấp cũng có thể tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư và tín dụng, đồng thời cung cấp sự đảm bảo cho các bên liên quan về khả năng trả lãi và trả nợ đúng hạn Qua đó, còn chứng tỏ mức độ tín nhiệm tín dụng của doanh nghiệp cao và rủi ro tài chính của công ty khá thấp.
Hệ số nợ trên tổng tài sản dưới 1 cho thấy tổng nợ của doanh nghiệp không vượt quá giá trị tài sản mà doanh nghiệp sở hữu Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả nợ một cách đáng tin cậy và quản lý tài chính hiệu quả
Vì vậy, rủi ro tài chính của doanh nghiệp thấp Điều đó cũng dẫn đến việc công ty có nhiều cơ hội tiếp cận vốn vay hơn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp tăng cường tăng trưởng và tăng cường cạnh tranh trong ngành.
ROA của công ty trong giai đoạn 2015 -2019 thường ổn định trên 10% Qua đó ta có thể thấy được khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của công ty trong giai đoạn này hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận một cách hiệu quả Chỉ số ROA cao chứng tỏ doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, có thể làm việc hiệu quả hơn và tạo ra lợi nhuận tốt hơn từ cùng một mức đầu tư tài sản.
Điểm yếu
Tỷ lệ nợ dài hạn trong nguồn vốn của công ty thấp và ít gây tác động đến công ty, doanh nghiệp chưa đưa ra được chính sách khai thác lợi thế đòn bẩy Công ty không đầu tư vào các dự án có quy mô lớn chỉ tập trung vào sản xuất là chủ yếu
Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp có xu hướng tăng và tăng mạnh trong hai năm 2018, 2019 Điều này có thể làm cho công ty không có đủ lượng tiền mặt để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó công ty phải tăng các khoản nợ ngắn hạn.
Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp khá thấp, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp vấn đề, việc sử dụng nguồn vốn chưa thực sự hiệu quả Các tài sản mà doanh nghiệp đầu tư chưa thực sự tạo ra nhiều doanh thu, chưa có nhiều thúc đẩy để mang lại dòng tiền.
Đề xuất
Các gải pháp để tối ưu vòng quay hàng tồn kho
Phân tích và dự đoán nhu cầu Đầu tiên, phân tích nhu cầu đòi hỏi thu thập thông tin về khách hàng và thị trường để hiểu rõ về họ, điều này có thể bao gồm việc thu thập dữ liệu từ các cuộc khảo sát, phỏng vấn khách hàng hoặc nghiên cứu thị trường Quá trình này giúp tìm ra các đặc điểm chung, nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách hàng.
Sau đó, dựa trên dữ liệu đã thu thập, phân tích nhu cầu giúp tìm ra các xu hướng, mẫu thức mua và các nhóm khách hàng có nhu cầu tương tự Qua đó, doanh nghiệp có thể phát hiện ra cơ hội kinh doanh mới, tối ưu hóa sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tối ưu cách quản lý hàng hóa trong kho
Sử dụng phần mềm quản lý kho như ROSY ERP, WMS, GoSELL để có thể quản lý lượng hàng tồn kho một cách hiệu quả Những phần mềm này có thể biết được số lượng hàng tồn kho của từng loại sản phẩm, như vậy sẽ có thể lên lịch nhập hàng hay chủ động đẩy các mặt hàng đang tồn nhiều trong kho ra thị trường.
Thiết lập thêm mô hình kinh doanh mới (online) song song kinh doanh truyền thống trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Tạo ra các chương trình tiếp thị với những ưu đãi, khuyến mãi dành cho khách hàng: giảm giá, tặng kèm, chiết khấu cho lần mua hàng sau, tích điểm đổi quà, Áp dụng phương pháp Just-in-Time (JIT): JIT là một phương pháp quản lý hàng tồn kho mà hàng chỉ được giao đến khi cần thiết Điều này giảm thiểu hàng tồn kho và giúp tăng năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất và phân phối.
Các giải pháp để giảm tỷ lệ kỳ thu tiền bình quân để công ty có đủ lượng tiền mặt để phục vụ
Áp dụng chính sách thu nợ đối với nợ quá hạn:Đàm phán, thương lượng để thu hồi nợ
Bên cạnh việc gửi văn bản, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc tiến hành đàm phán từng bước với Bên nợ để đưa ra các yêu cầu của mình rõ ràng, mạnh mẽ hơn theo các giai đoạn sau:
Tiến hành nhắc nhở: Ở giai đoạn này, Doanh nghiệp có thể dùng các phương thức liên lạc như email, tin nhắn, điện thoại để thể hiện thái độ ôn hòa,nhẹ nhàng nhưng không kém phần kiên quyết
Tiến hành đốc thúc: Sau thời gian gia hạn trên mà Bên nợ vẫn không thực hiện thanh toán, Doanh nghiệp tăng dần tần suất nhắc nhở nhằm nhấn mạnh nghĩa vụ trả tiền của Bên nợ dù vẫn giữ thái độ thiện chí.
Tiến hành cảnh cáo: Sau khi đã thực hiện các giai đoạn trên nhưng Bên nợ vẫn không có động thái tích cực thì tại thời điểm này Doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành biện pháp cảnh cáo nghiêm khắc, mạnh mẽ hơn. Áp dụng chiết khấu tiền mặt “2/10, net 60” (khách hàng có 60 ngày kể từ ngày lập hóa đơn đến trả toàn bộ số tiền; Tuy nhiên, người mua có thể được lợi2% trên giá nếu thanh toán hóa đơn trong vòng 10 ngày) khuyến khích khách hàng thanh toán hoá đơn sớm.