1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt

41 52 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần FPT
Tác giả Nguyễn Hoàng Kiều My, Trần Khánh Linh, Đinh Thị Khánh Dung, Đoàn Thục Đan, Phạm Thị Ánh Dương
Người hướng dẫn GVHD: Ngô Thị Minh Thư
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Đại Học Đà Nẵng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 4,74 MB

Cấu trúc

  • I. Bảng cân đối kế toán (6)
    • 1. Đọc bảng cân đối kế toán (6)
    • 2. So sánh ngang (8)
      • 2.1. Tài sản (8)
      • 2.2. Nguồn vốn (9)
    • 3. So sánh dọc (11)
      • 3.1. Tài sản (11)
      • 3.2. Nguồn vốn (12)
  • II. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (13)
    • 1. Đọc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (13)
  • III. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (18)
    • 1. Đọc bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (19)
      • 2.1. Hoạt động kinh doanh (19)
      • 2.2 Phân tích các hạng mục trên dòng tiền thông qua các hoạt động đầu tư (21)
      • 2.3. Phân tích dòng tiền trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp (22)
      • 3.1 Năm 2020 (22)
      • 3.2 Năm 2021 (26)
  • IV. Thuyết minh báo cáo tài chính (30)
    • 1. Tìm hiểu về doanh nghiệp (30)
    • 2. Thuyết minh bảng cân đối kế toán (30)
    • 3. Thuyết minh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (31)
  • V. Phân tích các chỉ số (32)
    • 1. Các hệ số thanh toán (32)
    • 2. Phân tích hiệu quả hoạt động (35)

Nội dung

Điều nàycho thấy công ty đã mua thêm cái trang thiết bị, máy móc và sở hữu những tàisản dài hạn ổn định mang giá trị cao giúp gia tăng năng suất, hiệu quả hoạtđộng của công ty. FPT khôn

Bảng cân đối kế toán

Đọc bảng cân đối kế toán

 Bảng cân đối kế toán trình bày những nội dung sau:

 Tổng tài sản: Năm 2020 là 41734 tỷ VNĐ, năm 2021 là 53698 tỷ VNĐ

 Nợ phải trả: 23129 tỷ VNĐ (2020), 32280 tỷ VNĐ (2021)

 Vốn chủ sở hữu: 18606 tỷ VNĐ (2020), 21418 tỷ VNĐ (2021)

 Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

So sánh ngang

Hình 2 Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang (ĐVT: triệu đồng)

2.1 Tài sản a Tài sản ngắn hạn

 Tiền và các khoảng tương đương tiền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp Chỉ tiêu này của năm 2021 so với năm 2020 tăng 732 tỷ VNĐ tương ứng với 15,62%

 Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có mức tăng tương đối lớn lên đến 8295 tỷ VNĐ Điều này cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng đẩy mạnh về khoản đầu tư tài chính Đây là không phải hoạt động chính của doanh nghiệp, tuy nhiên hoạt động tài chính này cũng đem lại một mức lợi nhuận không hề nhỏ Mặt khác, năm 2020 với diễn biến phức tạp của dịch một số ngành nghề bị hạn chế hoạt động vì vậy việc tăng cường khoảng đầu tư tài chính là một phương án tốt.

 Phải thu ngắn hạn có tăng 617 tỷ VNĐ tương ứng với 9,85%

 Hàng tồn kho năm 2021 tăng tương đối ít, so với năm 2020 là 217 tỷ VNĐ Khi giữ lượng hàng tồn kho ở mức thấp, doanh nghiệp có thể giảm được một số chi phí, hoặc chi phí bỏ ra thấp hơn ban đầu như chi phí chất lượng khởi động Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho không đủ cung thì doanh số bán hàng sẽ giảm, ngoài ra do doanh nghiệp không kịp cung cấp sản phẩm theo nhu cầu nên khách hàng chắc chắn sẽ chuyển sang mua hàng của các đối thủ cạnh tranh Vì vậy công ty cần có những dự đoán phù hợp để việc lưu trữ kho được hợp lý b Tài sản dài hạn

 Các khoản phải thu dài hạn có xu hướng giảm

 Tài sản cố định có xu hướng tăng từ 8318 tỷ VNĐ lên 10399 tỷ VNĐ Điều này cho thấy công ty đã mua thêm cái trang thiết bị, máy móc và sở hữu những tài sản dài hạn ổn định mang giá trị cao giúp gia tăng năng suất, hiệu quả hoạt động của công ty.

 FPT không có kế hoạch phát triển hoạt động thương mại bất động sản mà tiếp tục tìm kiếm cơ hội M&A trong và ngoài nước

 Tài sản dở dang dài hạn là một trong những tiêu chí dùng để tổng hợp và phản ánh giá trị của chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang còn dang dở hay những chi phí xây dựng dài hạn vẫn còn đang dang dở ngay tại thời điểm báo cáo giảm từ 1291 tỷ VNĐ xuống 2373 tỷ VNĐ

 Đầu tư tài chính dài hạn tăng từ 2581 tỷ VNĐ lên 3102 tỷ VNĐ

 Tài sản dài hạn tăng khá nhiều tương đương với 748 tỷ VNĐ

 Lợi thế thương mại tăng hơn gấp đôi cụ thể là 266 tỷ VNĐ

Thổng tài sản năm 2021 tăng so với năm 2020 là 28,67% cho thấy công ty cổ phần FPT không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh mặc dù chịu nhiều áp lực của dịch bệnh Covid 19 vào năm 2020 Việc mở rộng sản xuất kinh doanh đã đem lại doanh thu tương ứng vì vậy có thể nói đây là một công ty có tầm phát triển cao và đáng để xem xét đầu tư.

2.2 Nguồn vốn a Nợ phải trả

 Tổng nợ phải trả của năm 2021 tăng lên 9151 tỷ VNĐ so với năm 2020 với tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng cao có thể sẽ gây áp lực cho công ty về việc trả nợ, vì thời gian đáo hạn của nợ ngắn hạn rất ngắn Trong đó: o Nợ phải trả ngắn hạn tăng 33,07% o Nợ phải trả dài hạn tăng hơn gấp 3 lần

 Mặc dù nợ cao nhưng nếu hoạt động kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao và có các kế hoạch kiểm soát tốt được dòng tiền thì điều đó sẽ khó trở thành rủi ro lớn để công ty phải e ngại b Vốn chủ sở hữu

 Vốn chủ sở hữu tăng 2812 tỷ VNĐ tương ứng với 15,12%

 Ở hai năm thì nguồn kinh phí và quỹ khác không đổi

Tổng nguồn vốn tăng từ 41734 tỷ VNĐ lên 53698 tỷ VNĐ Điều này cho thấy công ty ngày càng mở rộng quy mô của mình để gia tăng thêm lợi nhuận, chứ không có dấu hiệu của sự thu hẹp

Công ty tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính, chủ yếu thông qua nợ ngắn hạn để thực hiện đầu tư tài chính ngắn hạn Chiến lược này phản ánh sự thay đổi trong chính sách hoạt động của công ty, hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thông qua các khoản đầu tư tài chính có kỳ hạn ngắn.

So sánh dọc

Hình 3 Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc (DVT: triệu đồng )

 Cơ cấu Tài sản của công ty bao gồm 2 phần Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần FPT chiếm cơ cấu nhiều hơn so với Tài sản dài hạn và có sự thay đổi qua hai năm cụ thể như sau:

 Ta thấy, cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty năm 2020 chiếm tỉ lệ 61,37% và 65,4% năm 2020

 Tiền và các khoản tương đương tiền điều giữ ở mức hơn 10% trong cơ cấu tổng tài sản, điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lý hiệu quả dòng tiền của mình để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của mình Điều này là quan trọng đối với một công ty sử dụng đòn bẩy tài chính.

 Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 29,8% năm 2020 lên 38,6% năm 2021 Cho thấy doanh nghiệp đang có xu thế đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn Đây là khoản mục đáng để đầu tư vì thứ nhất vẫn đem lại lợi nhuận, thứ 2 đây là khoản mục có tính thanh khoản cao chỉ sau tiền Như vậy việc sử dụng đòn bẩy tài chính được đảm bảo thanh toán.

 Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cổ phần FPT vào năm 2020 chiếm tỉ trọng 15,06% giảm xuống còn 12,8% năm 2021 Tuy nhiên xét về mặt giá trị thì không thay đổi gì nhiều Như vậy ta thấy rằng mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn có sự sụt giảm về tỉ trọng tuy nhiên về giá trị thì không thay đổi gì nhiều, vậy ta thấy doanh nghiệp vẫn giữ nguyên chính sách bán chịu của mình mà không có thay đổi gì nhiều, làm hạn chế khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng.

Bên cạnh đó, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty Điều này phản ánh đúng bản chất hoạt động của doanh nghiệp là một công ty công nghệ viễn thông, vốn không yêu cầu lượng hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn lớn như các ngành sản xuất hoặc thương mại.

 Về Tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng 38,63% năm 2020 và giảm xuống còn 34,6% năm 2021 Như vậy ta thấy doanh nghiệp dùng Tài sản dài hạn của mình để làm điều kiện để công ty tăng trưởng doanh thu Chiếm cao nhất trong tài sản ngắn hạn đó là khoản mục máy móc thiết bị, đây là ngành công nghệ viễn thông vì vậy mà cần các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại là điều hết sức quan trọng và công ty đã duy trì được điều này nghĩa là công ty ngày càng phát triển mà chưa có dấu hiệu thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Do giảm giá trị tài sản, tỷ trọng trong mục Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn của Phải thu dài hạn và Tài sản cố định có sự sụt giảm Tuy nhiên, mức giảm này không đáng kể, chỉ lần lượt là 0,58% và 0,31% ở Phải thu dài hạn và Tài sản cố định.

 Năm 2021, cơ cấu nợ phải trả chiếm đến hơn 55% cao hơn so với vốn chủ sở hữu, điều này là do trong năm 2021, công ty có khoản nợ ngắn hạn tăng lên hơn 6 nghìn tỷ tăng hơn 34% so với năm 2020 Chính điều này làm cho cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi mạnh vào năm 2021.

 Điều này cũng cho ta thấy rằng, trong năm 2020 công ty cổ phần FPT sử dụng đòn bẩy tài chính của mình nhiều hơn để mở rộng quy mô công ty.

 Tuy nhiên trong cơ cấu Nợ phải trả thì cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm hầu hết, điều này sẽ gây ra các áp lực đối với nhà quản lý vì nếu dùng đòn bẩy tài chính là nợ ngắn hạn thì thời gian đem lại lợi nhuận phải ngắn, hiệu quả vì thời gian trả nợ ngắn hạn ngắn.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đọc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp là 4,424 tỷ (2020) và 5,349 tỷ

(2021) Doanh nghiệp đang có lãi

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 943 tỷ (2020) và 955 tỷ (2021)

- Xác định kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính:

+ Đánh giá sơ bộ: KQHDKD chính năm 2021 lãi 6,228 tỷ, tăng 19.9% so với năm 2020

- Xác định kết quả kinh doanh từ hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động TC

Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính

Bảng 1 Bảng KQHĐKD tài chính (ĐVT: tỷ đồng)

+ Đánh giá sơ bộ: KQHĐKD tài chính năm 2021 lãi 127 tỷ, giảm hơn 50% so với năm 2020 Nguyên nhân chính do năm 2020, chi phí tài chính tăng lên đáng kể (1,144 tỷ đồng)

- Xác định kết quả kinh doanh từ hoạt động khác

Chỉ tiêu 2020 2021 Thu nhập khác

Chi phí khác 59 25 Lợi nhuận khác

Bảng 2 Bảng KQHĐKD từ hoạt động khác (ĐVT: tỷ đồng)

+ Đánh giá sơ bộ: Hoạt động khác năm 2021 thu lại lợi nhuận tần hơn 50% so với năm 2020 Nguyên nhân chính là do chinh phí giảm đi hơn một nữa.

Hình 5 Bảng BCKQKD theo chiều ngang (ĐVT: triệu đồng)

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 tăng 19.2% so với năm

2020, tương ứng với số tiền là 5,749,354 triệu đồng Qua đó, ta thấy được doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả và có những chuyển biến tốt hơn Ta thấy, khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp lại giảm đi 84.9% so với năm trước

2020, nghĩa là doanh nghiệp đã vận dụng các chính sách bán hàng một cách hiệu quả để đem lạu sự tăng trưởng doanh thu.

- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 so với năm 2020 tăng 56.6% tương ứng với số tiền 448 tỷ Cho ta thấy, FPT cũng có sự đầu tư vào mảng tài chính và cũng mang lại mức lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp Xét về mặt giá trị khoản lợi nhuận này là khá lơn, cho thấy năm 2021 các đầu tư về tài chính ngắn hạn đã mang lại nguồn lợi nhuận khá tốt cho doanh nghiệp.

- Xét thu nhập khác, ta chưa thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2021 so với năm 2021, chỉ vỏn vọn 1,4% tương ứng với hơn 1 tỷ đồng Sự tăng trẳng của thu nhập khác rất đáng lo ngại

- Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2021 so với năm 2020 tăng 2,6% tương ứng với số tiền 116 tỷ đồng, chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững được cường độ, các chính sách hoạt động hiệu quả để không làm tăng chi phí

- Chi phí khác của doanh nghiệp năm 2021 so với năm 2020 có sự giảm rõ rệt là 58.4%, hơn một nửa Cho thấy doanh nghiệp đã giảm chi phí đầu tư vào các ngành khác lại.

- Nhìn chung thì doanh nghiệp FPT năm 2021 so với năm 2020 đã có sự tăng trưởng trong mùa covid do doanh nghiệp sau khi ổn định cổ phần hoá đã đầu tư và mở rộng thị trường, kinh doanh một số ngành khác, vì vậy doanh nghiệp có một chính sách kinh doanh vô cùng hợp lý và hiệu quả

Hình 6 Bảng BCKQHDKD theo chiều dọc (ĐVT: triệu đồng)

 Tỷ trọng giá vốn của 2 năm 2020 và 2021 lần lượt là 60.04% và 61.77% Cho viết trong 100 đồng doanh thu thuần, có 60.04 đồng giá vốn năm 2020, có 61.77 đồng giá vốn năm 2021 Như vậy, ta thấy giá vốn đươc tăng dần qua các năm và doanh thu thuần cũng tăng cao Như vậy, ta chưa thể thấy được doanh nghiệp tối ưu được giá vốn hàng bán trong 2 năm này

 Tỷ trọng doanh thu hoạt động tài chính qua 2 năm 2020 và 2021 lần lượt là 2.76% và 3.57% Cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần, có 2.76 đồng doanh thu từ hoạt động tài chính vào năm 2020, và tăng lên thành 3.56 đồng vào năm 2021. Như vậy cho ta thấy, mặc dù hoạt động tài chính không đáng kể so với doanh thu thuần nhưng vì dây là một doanh nghiệp có quy mô lớn nên doanh thu từ hoạt động tài chính so về giá trị thì có một giá trị không hề nhỏ

 Tỷ trọng về chi phí tài chính nhỏ hơn tỷ trọng về doanh thu từ hoạt động tài chính Cụ thể, vào năm 2020, tỷ trọng chi phí tài chính là 1.84% và 3.21% vào năm

2021 Điều quan trọng trong chi phí tài chính là chi phí lãi vay Và tỷ trọng chi phí lãi vay so với doanh thu thuần qua 2 năm 2020 và 2021 lần lượt là 1.29% và 1.36%. Điều này có ý nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần có 1,29 đồng (năm 2020) và 1,36 đồng (năm 2021) là chi phí lãi vay Như vậy, ta thấy chi phí lãi vay của doanh nghiệp này so với doanh thu là không đáng kể Suy ra doanh nghiệp có nguồn vốn rất đáng kể.

 Tỷ trọng chi phsi bán hàng so với doanh thu thuần trong 2 năm 2020 và 2021 lần lượt là 9.1% và 10.11% Tức là trong 100 đồng doanh thu thuần, công ty cổ phần FPT phải trả 9,1 đồng vào năm 2020 và 10,11 đồng vào năm 2021 cho chi phí bán hàng của mình Như vậy, cho ta thấy đội ngũ bán hàng của công ty này hoạt động hiệu quả.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng qua 2 năm 2020 và 2021 lần lượt là 15.07% và 12.94% Cho ta biết trong 100 đồng doanh thu thuần có 15,07 đồng (năm 2020) và 12,94 đồng (năm 2021) chi phí quản lý doanh nghiệp Vì đây là một doanh nghiệp có quy mô lớn nên vấn đề chi phí quản lý doanh nghiệp chắc chắn cao nhưng so với doanh thu thuần thì chỉ chiếm hơn 15%, tức là công ty đang tổ chức quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả Và chi phí quản lý doanh nghiệp năm

2021 thấp hơn 2020 cho thấy rằng doanh nghiệp đang vận dụng hiệu quả các chính sách quản lý.

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đọc bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Dựa vào BCLCTT ta thấy:

 Dòng tiền thuần của hoạt động kinh doanh luôn dương ở 2 năm, điều này phần nào thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh chính của công ty. Nhưng trong khi năm 2020 là 6,339,679 (triệu đồng) thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong năm 2021 của công ty ở mức 5,839,694 (triệu đồng), giảm 7% so với năm 2020.

 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong 2 năm đều âm, đặc biệt là trong năm

2021 Điều này cho thấy công ty luôn thực hiện nhiều hoạt động đầu tư của mình trong giai đoạn này Ta có thể thấy năm 2021 dòng tiền từ hoạt động đầu tư là (10,412,890) triệu đồng tăng tới 27% so với năm 2020 (8,144,124) triệu đồng

 Dòng tiền thuần của hoạt động tài chính trong 2 năm đều dương, năm 2021 với 5,364,662 (triệu đồng) tăng gần 2 lần so với năm 2020 là 3,037,357 (triệu đồng) Điều này cho thấy công ty đã giảm số tiền cổ tuwcd chi trả so với năm

Vào năm 2020, công ty đã huy động thêm vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu mới, cho thấy họ đang chủ động tiếp cận các nguồn tài chính để thực hiện các dự án đầu tư lớn trong tương lai gần.

 Lợi nhuận trước thuế của năm 2020 nhỏ hơn năm 2021.

 Điều chỉnh cho các khoản: Đây là những khoản mục không làm phát sinh dòng tiền ra vào.

 Khấu hao tài sản cố định: Đây là số tiền mua sắm tài sản cố định thực chất đã được chi trả ra từ lâu Trong quá trình sử dụng, tài sản đó được trích khấu hao theo hang năm Như vậy, chi phí khấu hao là có những các khoản tiền không chảy ra bên ngoài, do đó được cộng bổ sung vào lợi nhuận trước thuế Khoản mục này trong năm 2020 và 2021 gần bằng nhau do tỷ lệ trích khấu hao hàng năm như nhau.

Khoản dự phòng là chi phí mà doanh nghiệp trích lập nhưng thực tế không chi Trong năm 2021, nhờ tình hình kinh doanh thuận lợi nên khoản dự phòng được đánh giá cao hơn nhiều so với năm 2020.

 Lỗ / (Lãi) chênh lệch tỷ giá xuất phát từ việc tỷ giá đồng ngoại tệ thay đổi.

Về khoản mục chênh lệch tỷ giá ngoại tệ do đánh giá lại của năm 2021 giảm rất nhiều so với năm 2020 do tỷ giá đồng ngoại tệ giảm hay mất giá

Chi phí lãi vay mặc dù là dòng tiền ra nhưng đã được trừ khi tính lợi nhuận của doanh nghiệp, tức là thể hiện ở chi phí tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh Do đó, để tính toán dòng tiền thuần, cần cộng lại chi phí lãi vay.

2021 cao hơn 2020 có thể do công ty tăng lãi suất hoặc chưa thanh toán một khoản vay trước đó.

 Thu nhập từ khoản vay được miễn giảm đều không có ở cả 2 năm

 Các khoản biến động dòng tiền vào ra của doanh nghiệp:

 Biến động các khoản phải thu: Có sự giảm xuống các khoản phải thu trong năm 2021

 Biến động hàng tồn kho năm 2021 giảm nhiều lần so với năm 2020

 Biến động các khoản phải trả và nợ phải trả khác của năm 2021 tăng cao.

 Biến động chi phí trả trước nhỏ hơn nhiều lần so với 2020.

 Tiền lãi vay đã trả năm 2021 nhỏ hơn 2020

 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp giảm nhiều so với với 2020 Công ty chưa

 Tiền chi cho các hoạt động kinh doanh gần bằng nhau.

 Lưu chuyển thuần từ các hoạt động kinh doanh không có chênh lệch quá lớn. Các hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường.

Các chỉ số cần phân tích khi đánh giá dòng tiền hoạt động kinh doanh:

 Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh = Lưu chuyển tiền từ HĐKD/ Tổng lưu chuyển tiền Trong năm 2020 là 5.14% còn năm 2021 là 7.38%

 Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh = Dòng tiền thu từ HĐKD / Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động

 Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh = Dòng tiền chi từ HĐKD / Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động

2.2 Phân tích các hạng mục trên dòng tiền thông qua các hoạt động đầu tư

 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài sản cố định, đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính Các hạng mục của dòng tiền trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bao gồm:

 Tiền chi mua sắm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.

 Tiền thu do thanh lí, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

 Tiền chi cho vay hoặc mua các công cụ nợ, trừ những công cụ nợ được coi là tương đương tiền.

 Tiền thu hồi lại vốn cho vay hoặc bán các công cụ nợ, trừ những công cụ nợ được coi là tương đương tiền.

 Tiền chi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác

 Tiền thu hồi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác

 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

 Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư) = Dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư – Dòng tiền chi ra của hoạt động đầu tư Dòng tiền thu vào của năm 2021 nhỏ hơn dòng tiền thu vào của năm2020

 Tiền thu từ hoạt động đầu tư có thể dùng để bù đắp sự thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh, để trả nợ vay hoặc để trả cổ tức Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của năm 2020 và 2021 âm thể hiện doanh nghiệp mở rộng đầu tư, do doanh nghiệp phải chi tiền ra để mua sắm xây dựng thêm tài sản cố định hoặc gia tăng đầu tư vốn ra bên ngoài.

2.3 Phân tích dòng tiền trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp:

Dòng tiền từ hoạt động tài chính là dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra sự thay đổi kết cấu và qui mô của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:

 Dòng tiền từ hoạt động tài chính bao gồm:

 Tiền thu từ vốn góp của chủ sở hữu

 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, kể cả tiền chi mua cổ phiếu quĩ

 Tiền thu từ các khoản vay ngắn và dài hạn

 Tiền chi trả nợ gốc vay ngắn và dài hạn

 Tiền chi trả nợ thuê tài chính

 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu

 Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính = Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính – Dòng tiền chi cho hoạt động tài chính Ý nghĩa của Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đo lường lượng vốn được cung ứng từ bên ngoài sau khi trừ lượng vốn từ doanh nghiệp ra bên ngoài. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện doanh nghiệp đã chi trả các khoản nợ vay cũng như cổ tức cho cổ đông khá ít trong năm 2020 và cả 2021.

 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: a) Lợi nhuận từ HĐKD trước những thay đổi vốn lưu động.

 Lợi nhuận trước thuế của công ty lãi 5,263,457 (triệu đồng) Chỉ tiêu này lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh – lợi nhuận trước thuế.

 Mục khấu hao và phân bổ: 1,490,607 (triệu đồng) Số tiền mua sắm TSCĐ đã được chi từ trước Trong quá trình sử dụng được trích hàng năm Chi phí khấu hao là có nhưng không có dòng tiền ra.

Không có phân bổ lợi thế thương mại xảy ra khi giá phí đầu tư cao hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con vào ngày mua Lợi thế thương mại trong bối cảnh này không được công nhận để mục đích hạch toán, dẫn đến việc không có khoản lợi nhuận hoặc lỗ do chênh lệch giữa giá phí đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần.

Thuyết minh báo cáo tài chính

Tìm hiểu về doanh nghiệp

- FPT có tên gọi đầy đủ Công ty cổ phần FPT (tên tiếng anh: FPT Group)

- Hoạt động chính của Tập đoàn là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp chủ yếu:

 Công nghệ thông tin: tư vấn chuyển đổi số, dịch vụ công nghệ thông tin, giải pháp theo ngành, hệ sinh thái công nghệ made by FPT, nền tảng quản trị doanh nghiệp, dịch vụ quản trị hệ thống, dịch vụ BPO, tích hợp hệ thống, dịch vụ phát triển phần mềm gồm xuất khẩu phần mềm, cung cấp phần mềm đóng gói và giải pháp, dịch vụ phần mềm và hệ thống quản trị, nguồn lực ERP.

 Viễn thông: các dịch vụ Internet, Truyền hình FPT và các dịch vụ giá trị gia tăng như kênh thuê riêng, trung tâm dữ liệu, hệ sinh thái truyền thông số, quảng cáo trực tuyến, …

Giáo dục đa cấp từ phổ thông đến đại học và sau đại học, phối hợp với quốc tế cùng các khóa đào tạo ngắn hạn dành riêng cho doanh nghiệp.

- Công ty được thành lập vào ngày 31/01/1997 FPT có bề dày thành tích trong việc tạo dựng và triển khai các mô hình kinh doanh mới có quy mô lớn

- Sau 24 năm hoạt động với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT Telecom đã lớn mạnh vượt bậc với hơn9.500 nhân viên chính thức, gần 300 văn phòng điểm giao dịch thuộc hơn 90 chi nhánh tại 59 tỉnh thành trên toàn quốc.

Thuyết minh bảng cân đối kế toán

Tiền và các khoản tương đương tiền:

 Ngày 1/1/2021 tiền và tương đương tiền là 4.686 tỷ VNĐ, đến ngày 31/12/2021 tiền và tương đương tiền là 5.418 tỷ VNĐ Mức tăng khá cao.

 Phải thu ngắn hạn: Ngày 1/1/2021 là 6.265 tỷ VNĐ, đến ngày 31/12/2021 các khoản phải thu ngắn hạn là 6.882 tỷ VNĐ Có tăng nhẹ.

 Phải thu dài hạn: Ngày 1/1/2021 là 243 tỷ VNĐ, đến ngày 31/12/2021 các khoản phải thu dài hạn là 167 tỷ VNĐ Giảm mạnh.

Tài sản cố định: Cả hai loại hình tài sản là tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình đều chiếm một tỷ trọng vừa và trong năm 2021 có tăng Tài sản cố định tăng từ 8.318 tỷ VNĐ lên 10.399 tỷ VNĐ.

Chi phí phải trả: Theo số liệu thì Tập đoàn đã giảm nhẹ các chi phí trong các hoạt động như là hỗ trợ bán hàng và khuyến mãi, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công thuê ngoài, chi phí lãi vay, chi phí bảo trì và sửa chữa, chi phí thuê kệ trưng bày, chi phí nhiên liệu và chi phí khác, => Có thể thấy Tập đoàn vẫn dành ra một khoản lớn để thúc đẩy bán hàng, phát triển các dịch vụ,

Vay ngắn hạn và dài hạn:

 Vay ngắn hạn: tăng nhẹ (Năm 2020: 22.365 tỷ, năm 2021: 29.761 tỷ VNĐ).

 Vay dài hạn: tăng khá mạnh Nợ phải trả dài hạn tăng hơn gấp 3 lần (Năm 2021:

 Lợi nhuận thuần trong năm: 35.657 tỷ VNĐ

 Nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ 18.603 tỷ VNĐ lên đến 21.415 tỷ VNĐ.

Thuyết minh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu và chi phí sản xuất:

 Doanh thu thuần: So với năm 2020, năm 2021 tăng nhẹ (Năm 2020 là 29.830 tỷ, năm 2021 là 35.657 tỷ).

 Doanh thu hoạt động tài chính: So với năm 2020, năm 2021 tăng khá mạnh (Năm

2020 là 822 triệu, năm 2021 là 1.271 tỷ VNĐ).

 Chi phí tài chính: Năm 2021 tăng mạnh so với 2020 (Năm 2020: 548 triệu, năm 2021: 1.144 tỷ VNĐ).

 Chi phí bán hàng tăng so với năm 2020 (Năm 2020: 2.714 tỷ VNĐ, năm 2021:3.605 tỷ VNĐ).

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng nhẹ so với năm 2020 (Năm 2020: 4.495 tỷ, năm 2021: 4.612 tỷ VNĐ).

 Thu nhập khác: Tăng nhẹ so với 2020 (Năm 2020: 131 triệu, năm 2021: 133 triệu VNĐ).

 Các chi phí khác: Giảm mạnh (Năm 2020: 59 triệu, năm 2021: 25 triệu VNĐ).

 Thuế thu nhập: Không thay đổi nhiều trong vòng 2 năm

 Lãi cơ bản trên cổ phiếu:

1 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ: So với năm 2020, năm 2021 tăng. (Năm 2020: 3.538 tỷ, năm 2021: 4.337 tỷ VNĐ)

2 Số cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền; không thay đổi trong vòng 2 năm qua.

Phân tích các chỉ số

Các hệ số thanh toán

 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio): cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn trong kỳ báo cáo

Công thức: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Khoản mục 2020 2021 triệu đồng triệu đồngTài sản ngắn hạn 25.612.490 35.118.373

Bảng 3 Bảng đánh giá hệ số khả năng thanh toán hiện hành 2020-2021

Qua 2 năm tỷ số thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1, cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt Bởi có thể nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền Vì vậy để chắc chắn hơn ta dùng hệ số thanh toán ngành để so sánh Cụ thể:

Hệ số thanh toán tổng quát của ngành là 1,2 Năm 2020 hệ số thanh toán hiện hành 1,15 và sang năm 2021 tăng nhẹ là 1,18 Như vậy qua 2 năm này, hệ số thanh toán tổng quát thấp hơn hệ số thanh toán tổng quát của ngành bởi sự tăng lên của nợ ngắn hạn nhiều hơn sự tăng lên của tài sản ngắn hạn Làm cho hệ số bị giảm và thấp hơn của ngành Tuy nhiên sự sụt giảm này không đáng kể, vẫn được đảm bảo, nhà đầu tư cũng như chủ nợ cũng có thể yên tâm.

 Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio): Hay còn gọi là Tỷ lệ thanh toán nhanh,

Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.

Công thức: Tỷ số thanh khoản nhanh Kho n m cả ụ

Bảng 4 Bảng đánh giá tỷ số thanh khoản nhanh 2020-2021

Hệ số thanh toán nhanh của FPT tại năm 2020 là 1.09 lần, năm 2021 tăng lên là 1,12 lần (0,5

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1  Bảng cân đối kế toán năm 2020&2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
Hình 1 Bảng cân đối kế toán năm 2020&2021 (Trang 6)
Hình 2 Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang (ĐVT: triệu đồng) - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
Hình 2 Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang (ĐVT: triệu đồng) (Trang 8)
Hình 5 Bảng BCKQKD theo chiều ngang (ĐVT: triệu đồng) - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
Hình 5 Bảng BCKQKD theo chiều ngang (ĐVT: triệu đồng) (Trang 15)
Hình 6 Bảng BCKQHDKD theo chiều dọc (ĐVT: triệu đồng) - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
Hình 6 Bảng BCKQHDKD theo chiều dọc (ĐVT: triệu đồng) (Trang 16)
Hình 7 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2020&2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
Hình 7 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2020&2021 (Trang 19)
Bảng  4. Bảng đánh giá tỷ số thanh khoản nhanh 2020-2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
ng 4. Bảng đánh giá tỷ số thanh khoản nhanh 2020-2021 (Trang 33)
Bảng  3 Bảng đánh giá hệ số khả năng thanh toán hiện hành 2020-2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
ng 3 Bảng đánh giá hệ số khả năng thanh toán hiện hành 2020-2021 (Trang 33)
Bảng  5 Bảng đánh giá tỷ số khả năng thanh toán tức thời 2020-2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
ng 5 Bảng đánh giá tỷ số khả năng thanh toán tức thời 2020-2021 (Trang 34)
Bảng  6 Bảng đánh giá vòng quay hàng tồn kho năm 2020-2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
ng 6 Bảng đánh giá vòng quay hàng tồn kho năm 2020-2021 (Trang 35)
Bảng  7 Bảng đánh giá vòng quay TSCĐ kho năm 2020-2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
ng 7 Bảng đánh giá vòng quay TSCĐ kho năm 2020-2021 (Trang 36)
Bảng  9Bảng đánh giá tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2020-2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
ng 9Bảng đánh giá tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2020-2021 (Trang 37)
Bảng  8 Bảng đánh giá tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần năm 2020-2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
ng 8 Bảng đánh giá tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần năm 2020-2021 (Trang 37)
Bảng  10 Bảng đánh tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2020-2021 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần fpt
ng 10 Bảng đánh tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2020-2021 (Trang 38)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w