1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nam việt

133 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 2.4 Mẫn Thị Minh Huệ Giới thiệu về công ty, tổ chức quản lý, ngành nghề và địa bàn kinh doanh, định hướng phát triển 1.1.1 Mục tiêu ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH

BÀI TẬP NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Instructor/Giảng viên: TS Diêm Thị Thanh Hải Nguyễn Việt Hoàng - 19010014

Trang 2

MỤC LỤC

i Giới thiệu chung về nhóm phân tích BCTC 3

ii Giới thiệu về nhiệm vụ phân tích BCTC 4

iii Cấu trúc bài phân tích 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ NGÀNH HOẠT ĐỘNG 6

1.1 Giới thiệu về công ty 6

1.1.1 Thông tin khái quát 6

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 6

1.1.3 Tầm nhìn sứ mệnh của công ty 8

1.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.1.5 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 9

1.1.6 Định hướng phát triển 10

1.1.7 Quy trình công nghệ: 12

1.1.8 Năng lực của lao động: 13

1.1.9 Năng lực cạnh tranh: 13

1.2 Giới thiệu về môi trường hoạt động 14

1.2.1 Môi trường kinh doanh 14

1.2.2 Tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế; tiến bộ khoa học kỹ thuật 17

1.2.3 Chính sách tài chính tiền tệ; chính sách thuế 18

PHẦN 2: PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÔNG TY 19

2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính: 19

2.1.1 Về quy mô tài chính và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp 19

2.1.2 Về khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp 21

2.1.2 Về dòng tiền của doanh nghiệp 24

Trang 3

2.1.3 Về khả năng thanh toán 29

2.1.4 Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 31

2.1.5 Về khả năng sinh lời 32

2.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 34

2.2.1 Cơ cấu tài sản của ANV giai đoạn 2019-2022 34

2.2.2 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 36

2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn 37

2.4.2 Hệ số khả năng thanh toán 54

2.5 Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ (nếu được): 71 2.5.1 Phân tích khả năng tạo tiền 71

2.5.2 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 76

2.6 Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: 79

2.6.1 Phân tích tình hình doanh thu 81

2.6.2 Phân tích chi phí 83

2.6.3 Phân tích lợi nhuận 86

2.7 Phân tích khả năng sinh lời 88

2.7.1 Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần 89

2.7.2 Tỷ suất lợi nhuận gộp 93

2.7.3 Tỷ suất sinh lời của tài sản 96

2.7.4 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 99

Trang 4

2.7.5 Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROIC) 103

2.8 Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn 106

Phần 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP QUA KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 119

Phần 4: GỢI Ý/ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 120

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô tài chính của ANV giai đoạn 2019-2022 19

Bảng 2.2: Khả năng tự tài trợ của ANV giai đoạn 2019-2022 21

Bảng 2.3: Các chỉ số về dòng tiền của doanh nghiệp ANV giai đoạn 2019-2022 24

Bảng 2.4: Các chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp 29

Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn của ANV 31

Bảng 2.6: Khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu 33

Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản của ANV giai đoạn 2019-2022 34

Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của ANV giai đoạn 2019-2022 36

Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn của ANV trong giai đoạn 2019-2022 37

Bảng 2.10: Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn của ANV giai đoạn 2019-2022 39

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ phải thu/ nợ phải trả của ANV giai đoạn 2019-2022 42

Bảng 2.12: Phân tích tình hình nợ phải trả của ANV giai đoạn 2019-2022 43

Bảng 2.13: Các khoản phải thu của ANV giai đoạn 2019-2022 47

Bảng 2.14: Phân tích tốc độ thanh toán người mua của ANV giai đoạn 2019-2022 49

Bảng 2.15: So sánh tốc độ thanh toán với người mua của ANV và IDI 50

Bảng 2 16: Phân tích tốc độ thanh toán với người bán 51

Bảng 2.17: So sánh tốc độ thanh toán với người bán của ANV và IDI 53

Bảng 2.18: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của ANV 54

Bảng 2.19: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của ANV giai đoạn 2019-2022 56

Bảng 2.20: Hệ số khả năng thanh toán nhanh của ANV 58

Bảng 2.21: So sánh hệ số thanh toán nhanh giữa ANV và IDI 59

Bảng 2.22: Hệ số thanh toán tức thời của ANV giai đoạn 2019-2022 60

Bảng 2.23: Hệ số thanh toán nhanh của ANV giai đoạn 2019-2022 61

Bảng 2.24: So sánh hệ số khả năng thanh toán tức thời của ANV và IDI 63

Bảng 2.25: Hệ số dòng tiền/nợ ngắn hạn và dòng tiền/nợ vay đến hạn phải trả của ANV giai đoạn 2019-2022 64

Bảng 2.26: Hệ số nợ so với tài sản của ANV giai đoạn 2019-2022 66

Bảng 2.27: So sánh hệ số nợ so với tài sản của ANV và IDI 67

Bảng 2.28: Hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu của ANV giai đoạn 2019-2022 68 Bảng 2.29: Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của ANV giai đoạn 2019-2022 70

Trang 6

Bảng 2.30: Phân tích dòng tiền vào của ANV giai đoạn 2019-2022 72

Bảng 2.31: Hệ số tạo tiền của ANV giai đoạn 2019-2022 75

Bảng 2.32: Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của ANV 76

Bảng 2.33: Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của ANV giai đoạn 2019-2022 79 Bảng 2.34: Doanh thu theo từng hoạt động của ANV (2019-2022) 81

Bảng 2.35: Chi phí theo từng hoạt động của ANV giai đoạn 2019-2022 83

Bảng 2.36: Lợi nhuận theo từng hoạt động của ANV giai đoạn 2019-2022 86

Bảng 2 37: Khả năng sinh lời của ANV 88

Bảng 2.38: ROS của ANV 2019-2022 89

Bảng 2.39: So sánh ROS của ANV và IDI 91

Bảng 2 40: Tỷ suất lợi nhuận gộp của ANV 2019-2022 93

Bảng 2.41: So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp của ANV và IDI 95

Bảng 2.42: ROA của ANV giai đoạn 2019-2022 96

Bảng 2 43: Bảng phân tích Dupont của ROA 2019-2022 98

Bảng 2.44: ROE của ANV 2019-2022 99

Bảng 2.45: Bảng phân tích Dupont của ROE 2019-2022 101

Bảng 2.46: So sánh ROA, ROE của ANV và IDI giai đoạn 2019-2022 102

Bảng 2.47: ROIC của ANV 2019-2022 103

Bảng 2.48: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và số vòng quay tổng tài sản của ANV 106

Bảng 2.49: Vòng quay hàng tồn kho của ANV 110

Bảng 2.50: Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn của ANV 113

Bảng 2 51: So sánh hiệu suất sử dụng vốn, vòng quay tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho của ANV và IDI 115

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ quy mô tài chính của ANV giai đoạn 2019-2022 20

Hình 2.2: Tình hình tự tài trợ của ANV 22

Hình 2.3: Biến động luân chuyển thuần của ANV 25

Hình 2.4: Lợi nhuận sau thuế của ANV giai đoạn 2019-2022 26

Hình 2.5: Dòng tiền vào và dòng tiền thuần của ANV 27

Hình 2.6: Hệ số chi trả nợ ngắn hạn của ANV giai đoạn 2019-2022 (Nguồn) 28

Hình 2.7: Khả năng thanh toán tổng quát và thanh toán ngắn hạn của ANV giai đoạn 2019-2022 30

Hình 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của ANV giai đoạn 2019-2022 32

Hình 2.9: Khả năng sinh lời của ANV giai đoạn 2019-2022 qua các hệ số ROA, ROE 33

Hình 2.10: Cơ cấu tài sản của ANV giai đoạn 2019-2022 35

Hình 2.11: Cơ cấu nguồn vốn của ANV giai đoạn 2019-2020 38

Hình 2.12: Mô hình tài trợ của ANV 2019 40

Hình 2.13: Mô hình tài trợ của ANV 2020 40

Hình 2.14: Mô hình tài trợ của ANV 2021 41

Hình 2.15: Mô hình tài trợ của ANV 2022 41

Hình 2.16: Nợ phải thu/Nợ phải trả của ANV trong giai đoạn 2019-2022 43

Hình 2.17: Tình hình các khoản phải thu của ANV từ 2019-2022 48

Hình 2.18: So sánh số vòng quay nợ phải thu người mua của ANV và IDI 50

Hình 2.19: Số vòng quay nợ phải trả người bán 52

Hình 2.20: Biểu đồ so sánh số vòng quay nợ phải trả người bán giữa ANV và IDI 53

Hình 2.21: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của ANV giai đoạn 2019-2022 54

Hình 2.22: Khả năng thanh toán tổng quát của ANV giai đoạn 2019-2022 57

Hình 2.23: Hệ số thanh toán nhanh của ANV giai đoạn 2019-2022 59

Hình 2.24: So sánh hệ số khả năng thanh toán nhanh của ANV và IDI 60

Hình 2 25: Hệ số thanh toán nhanh của ANV giai đoạn 2019-2022 62

Hình 2.26: Tiền và tương đương tiền của ANV giai đoạn 2019-2020 62

Hình 2.27: So sánh hệ số thanh toán tức thời của ANV và IDI 63

Hình 2.28: Hệ số nợ so với tài sản của ANV giai đoạn 2019-2022 67

Trang 8

Hình 2.29: So sánh hệ số nợ so với tài sản của ANV và IDI giai đoạn 2019-2022 68

Hình 2.30: Hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu của ANV giai đoạn 2019-2022 69

Hình 2.31: Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 70

Hình 2.32: Cơ cấu dòng tiền vào của ANV giai đoạn 2019-2022 74

Hình 2.33: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ANV (2019-2022) 80

Hình 2 34: ROS của ANV và IDI giai đoạn 2019-2022 92

Hình 2.35: So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp của ANV và IDI 95

Hình 2.36:Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của ANV giai đoạn 2019-2022 100

Hình 2.37: Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư của ANV giai đoạn 2019-2022 104

Hình 2.38: So sánh ROIC của ANV và IDI giai đoạn 2019-2022 105

Hình 2.39: Vòng quay hàng tồn kho của ANV giai đoạn 2019-2022 111

Hình 2.40: Vòng quay tài sản ngắn hạn của ANV giai đoạn 2019-2022 114

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam kết bài báo cáo “ Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nam Việt” là công trình nghiên cứu của nhóm 1 dưới sự chỉ dẫn của TS Diêm Thị Thanh Hải Tất cả thông tin, dữ liệu và quan điểm được sử dụng từ các nguồn bên ngoài đều đã được ghi rõ và tuân theo các quy tắc của báo cáo Bài phân tích báo cáo này là kết quả của công sức và nỗ lực tự thực hiện của chúng tôi Hy vọng bài cáo này có thể đóng góp một phần nhỏ trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc ứng dụng tương ứng và sẽ được đánh giá dựa trên giá trị và công lao của nó

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài phân tích này, trước hết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả đồng đội đã cống hiến thời gian và nỗ lực để chung tay xây dựng bài báo cáo này Sự đoàn kết, chia sẻ kiến thức và sự cống hiến của chúng ta đã giúp vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành công việc này Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giảng viên hướng dẫn TS Diêm Thị Thanh Hải đã dành thời gian và kiến thức của mình để hỗ trợ và chỉ dẫn chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo Những lời hướng dẫn, phản hồi và hỗ trợ từ cô đã giúp chúng tôi phát triển kỹ năng nghiên cứu và viết lách Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Phenikaa đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia môn học Phân tích Báo Cáo Tài Chính và mọi người tại đó đã cung cấp các nguồn tài liệu quan trọng và dữ liệu hữu ích giúp chúng tôi nghiên cứu và phân tích Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn gia đình, bạn bè và tất cả những người thân thiết đã luôn ủng hộ và động viên chúng tôi trong suốt thời gian làm việc trên bài báo cáo này Mọi sự đóng góp và hỗ trợ của mọi người đã đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành bài báo cáo này

Lời cảm ơn này không thể diễn tả hết lòng biết ơn của chúng tôi đối với tất cả những sự hỗ trợ và đóng góp quý báu mà mọi người đã dành cho chúng tôi trong suốt thời gian qua

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 11

i Giới thiệu chung về nhóm phân tích BCTC a Giới thiệu thành viên

1 Bùi Duy Mạnh (nhóm trưởng) - 20010252 2 Mẫn Thị Minh Huệ - 20010242

3 Đinh Quốc An - 20010189 4 Chu Thị Ngọc Ánh - 20010189 5 Nguyễn Việt Hoàng

b Phân công nhiệm vụ chi tiết

Bùi Duy Mạnh Quy trình công nghệ và năng lực lao động (1.1.7) Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn (2.2) Phân tích tình hình tài trợ (2.3)

100%

Đinh Quốc An Năng lực cạnh tranh (1.1.9) Môi trường kinh doanh (1.2)

Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển

Trang 12

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán (2.4)

Mẫn Thị Minh Huệ Giới thiệu về công ty, tổ chức quản lý, ngành nghề và địa bàn kinh doanh, định hướng phát triển (1.1.1

Mục tiêu nghiên cứu là sử dụng dữ liệu tài chính của Công ty Cổ phần Nam Việt để thấu hiểu rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại của công ty Tiến hành phân tích chi tiết các chỉ số tài chính như lợi nhuận, thanh khoản và tình trạng nợ nần để xác định những ưu điểm và những hạn chế tồn tại của công ty

Những thông tin này sẽ giúp mọi người xây dựng được một bức tranh tổng quan về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nam Việt và đưa ra đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường năng lực tài chính của công ty giúp nâng cao khả năng quản lý tài chính và đảm bảo bền vững trong hoạt động kinh doanh Điều này sẽ đóng góp vào việc phát triển và củng cố vị thế của Công ty Cổ phần Nam Việt

b Tài liệu và phương pháp phân tích

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu này gồm:

+ Để nghiên cứu về các khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của phân tích Báo cáo Tài chính doanh nghiệp, chúng tôi đã sử dụng sách, báo, giáo trình, tạp chí và bài giảng Các nguồn này đã cung cấp kiến thức lý thuyết cơ bản và phương pháp liên quan đến việc phân tích BCTC, cũng như nội dung và ý nghĩa của các tiêu chí tài chính

Trang 13

+ Thông qua trang web của công ty để tìm hiểu về lịch sử, mục tiêu, tầm nhìn và cơ cấu tổ chức và thu thập thông tin liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của công ty

+ Để nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty cần thu thập các số liệu, báo cáo về tình hình kinh doanh cũng như các báo cáo phân tích BCTC của công ty

Phương pháp phân tích số liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, chúng tôi tiến hành sắp xếp và phân loại thông tin thành từng nhóm cụ thể Sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê tính toán để phân tích các số liệu BCTC từ năm 2019 đến 2022 Phân tích tập trung vào các chỉ tiêu tài chính để xem xét sự tăng trưởng hoặc sụt giảm, cũng như xu hướng biến động trong tương lai

Phương pháp trình bày kết quả: Kết quả của quá trình phân tích đã được trình bày bằng lời lẽ diễn giải cùng với việc sử dụng bảng biểu để minh họa thực trạng phân tích BCTC của công ty, đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm cải thiện năng lực tài chính của công ty

iii Cấu trúc bài phân tích

Ngoài phần mục lục, lời cảm ơn, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo được kết cấu thành 4 phần:

Phần 1: Giới thiệu Công ty và ngành hoạt động Phần 2: Phân tích báo cáo tài chính của công ty

Phần 3: Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp qua kết quả phân tích

Phần 4: Gợi ý/ đề xuất cải thiện tình hình tài chính của Công ty qua định hướng chiến lược và kết quả đánh giá

Trang 14

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ NGÀNH HOẠT ĐỘNG 1.1 Giới thiệu về công ty

1.1.1 Thông tin khái quát

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Nam Việt

- Vốn điều lệ: 1.275.396.250.000 VNĐ

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 1.275.396.250.000 VNĐ

- Địa chỉ: 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, Thành phố Long Xuyên, An Giang - Mã cổ phiếu: ANV

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1600168736 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp ngày 02/10/2006, thay đổi lần thứ 13 ngày 10 tháng 07 năm 2020

- Số điện thoại: (0296) 3834 065 - (0296) 3834 060 - Số fax: (0296) 3834 054 - (0296) 3932 486

- Website: www.navicorp.com.vn

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Các dấu mốc lịch sử của công ty:

Năm 1993: Công ty Cổ phần Nam Việt có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được

thành lập hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp

Năm 2000: Công ty có bước chuyển mình quan trọng đầu tư sang lĩnh vực chế biến thủy

sản, thành lập Nhà máy đông lạnh Nam Việt DL152 với công suất 150 tấn/ngày

Năm 2006: Công ty cổ phần hóa, đổi tên thành Công ty Cổ phần Nam Việt với số vốn điều

lệ là 660 tỷ đồng và nắm giữ vị trí xuất khẩu số 1 của ngành thuỷ sản Việt Nam

Tháng 12/2007: Cổ phiếu Nam Việt chính thức được niêm yết tại sàn giao dịch chứng

khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu là ANV

Năm 2011: Công ty bắt đầu xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu, tự chủ nguồn nguyên liệu

đầu vào

Trang 15

Năm 2016: Công ty đã sở hữu 8 dây chuyền sản xuất thức ăn với tổng công suất lên đến

800 tấn/ngày, đáp ứng 100% nhu cầu thức ăn cho 250 ha vùng nuôi cá nguyên liệu của công ty, phần còn lại bán ra thị trường

Năm 2018: Đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản Nam

Việt Bình Phú có diện tích 600ha

Tháng 03/2020: Góp vốn 50% thành lập Công ty TNHH Amicogen Nam Việt, Vốn điều

lệ 46 tỷ 480 triệu đồng; Ngành nghề: sản xuất collagen và gelatin, công suất 780 tấn/năm

Tháng 05/2020: Thành lập Công ty TNHH MTV Nam Việt Solar, Công ty TNHH MTV

Đại Tây Dương Solar, Công ty TNHH MTV Ấn Độ Dương Solar; Tổng vốn điều lệ 64 tỷ đồng; % góp vốn là 100%; Ngành nghề: sản xuất điện năng lượng mặt trời Thi công và bán điện trong năm 2020 là 46 cụm năng lượng mặt trời áp mái với công suất 53 MW

Tháng 07/2020: Thành lập công ty TNHH MTV Phân bón hữu cơ Nam Việt, Vốn điều lệ

5 tỷ đồng; % góp vốn là 100%; Ngành nghề: sản xuất phân bón hữu cơ, Công suất 70.000 tấn / năm

Tháng 12/2021: Khởi công nhà máy Amicogen, tổng mức đầu tư 46 tỷ 480 triệu đồng, sản

xuất collagen và gelatin với công suất 780 tấn/năm, dự kiến tháng Tháng 07/2022 hoàn thành đưa vào hoạt động

Tháng 7/ 2022: Xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đánh dấu sự kiện Navico tái xuất khẩu thành

công vào thị trường Mỹ

Tháng 11/2022: Hoàn thành xây dựng nhà máy Amicogen, đưa vào chạy thử nghiệm Vốn

điều lệ Amicogen 138,48 tỷ

Từ những ngày đầu thành lập, Navico đã không ngừng đầu tư vào chuỗi giá trị khép kín để có được thành quả như ngày hôm nay với hệ thống từ ươm giống, sản xuất thức ăn, vùng nuôi cá tra thành phẩm, nhà máy chế biến đông lạnh, nhà máy bao bì, nhà máy phụ phẩm dầu cá, bột cá Đầu tư góp vốn thành lập nhà máy sản xuất collagen và gelatin, đầu tư thành lập nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, đầu tư sản xuất điện năng lượng mặt trời

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Nam Việt hiện đang là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tại Việt Nam, góp phần mang sản phẩm cá tra có mặt tại hơn 100 quốc gia trên khắp Thế giới

Trang 16

Uy tín và vị thế thương hiệu NAVICO ngày càng được khẳng định mạnh mẽ Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Công ty tiếp tục theo đuổi mô hình kinh doanh bền vững, cân đối hài hòa giữa các trọng tâm kinh tế, xã hội và môi trường, nâng cao phúc lợi cho cộng đồng, đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập và nâng tầm thương hiệu Việt Nam trên trường Quốc tế

1.1.3 Tầm nhìn sứ mệnh của công ty

Tầm nhìn: Công ty cổ phần Nam Việt phát triển liên tục và bền vững cùng với ngành thủy sản Việt Nam, gắn liền với bảo vệ môi trường thiên nhiên và lợi ích xã hội

Sứ mệnh: Trở thành thương hiệu số một Thế giới trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá tra, góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam trên thị trường quốc tế

Với tầm nhìn và sứ mệnh của mình, công ty cổ phần Nam Việt đang không ngừng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế

1.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp

Kể từ năm 2006, Công ty cổ phần Nam Việt chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần

với mô hình tổ chức bổ máy như sau:

Trang 17

Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của ANV

● Mô hình quản trị:

Hội đồng Quản trị gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 04 thành viên

Ban Giám đốc gồm 01 Tổng Giám đốc, 05 Phó TGĐ, các GĐ trưởng bộ phận chức năng Ủy ban kiểm toán gồm 01 Chủ tịch và 01 thành viên

1.1.5 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh:

Trang 18

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa (thịt cá tra, cá basa phi lê; da cá, đầu xương cá, bao tử cá, bột cá, dầu mỡ thành phẩm cá tra, basa ) cùng một số sản phẩm từ các loại thuỷ sản khác Sản phẩm mang thương hiệu Navico được khẳng định về chất lượng trên thị trường và đặc biệt là thị trường xuất khẩu Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau

Ngoài ra, công ty Nam Việt còn sản xuất bao bì riêng cho sản phẩm của chính Công ty, chế biến bảo quản thủy sản & các sản phẩm từ thủy sản; sản xuất dầu, mỡ động, thực vật; sản xuất phân bón hữu cơ; sản xuất điện năng lượng mặt trời; sản xuất collagen và gelatin Các sản phẩm của Công đã đạt được những tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, phù hợp với các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà nhập khẩu và thị hiếu của người tiêu dùng các nước

- Địa bàn kinh doanh:

Thị trường xuất khẩu của NAVICO đã mở rộng khắp toàn cầu Đặc biệt, trong năm 2022, NAVICO chính thức quay trở lại Mỹ là thị trường Công ty có nhiều lợi thế khi được hưởng mức thuế suất 0% Đến nay, sản phẩm cá tra của Công ty đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, hiện diện trên 5 châu lục:

Châu Á : Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Singapore, Ấn Độ

Châu Âu : Anh, Pháp, Bỉ, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hy Lạp, Romania, Nga, Ukraine

Châu Mỹ : Mỹ, Mexico, Brazil, Colombia, Chile, Argentina, Costa Rica, Canada,… Trung Đông : Ả Rập Saudi, Kuwait, UAE

Châu Phi : Ai Cập, Morocco, Ethiopia, Reunion…

Việc khai thác tối đa các thị trường xuất khẩu giúp NAVICO đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, duy trì đà tăng trưởng bền vững, tạo động lực cho Công ty ngày càng vươn cao vươn xa trên hành trình chinh phục những thử thách, gặt hái thành công rực rỡ, góp sức mình vào tiến trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành thuỷ sản Việt Nam

1.1.6 Định hướng phát triển Các mục tiêu chủ yếu của công ty

Trang 19

Linh hoạt tận dụng các lợi thế sẵn có từ chuỗi giá trị khép kín từ chế biến thức ăn thủy sản, nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu Phát triển đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường; duy trì phát triển bền vững

Chiến lược phát triển trung và dài hạn

+ Tiếp tục phát triển chuyên sâu, áp dụng công nghệ cao và hoàn thành chuỗi giá trị khép kín từ con giống, sản xuất thức ăn thủy sản, nuôi trồng thủy sản đến chế biến xuất khẩu

+ Đầu tư sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu thu được từ chuỗi sản xuất từ nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu, cụ thể là: đầu tư sản xuất Colagen và Genlatin, công suất 780 tấn / năm; đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ từ phân cá và cá, công suất 70.000 tấn / năm

+ Đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ cá tra và quan tâm phát triển thị trường nội địa

+ Ứng dụng các thành tựu công nghệ, kỷ thuật vào sản xuất và quản lý để nâng cao năng suất và hiệu quả ở từng lĩnh vực, từng bộ phận phòng ban Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu chiến lược

Các mục tiêu phát triển bền vững:

- Thị trường tiêu thụ: Đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ cá tra và quan tâm phát

triển thị trường nội địa

- Chất lượng sản phẩm: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn đầu ra của từng thị

trường Đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng

- Đối với môi trường: không ngừng cải tiến hệ thống quản lý môi trường, ngăn ngừa

ô nhiễm môi trường, thực hiện tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, chung tay bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Đối với xã hội: thực hiện minh bạch giờ công, tiền lương, các chế độ phúc lợi xã

hội Đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động, bảo vệ và nâng cao sức khỏe và tạo môi trường làm việc lành mạnh cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương; tổ chức và tham gia các hoạt động cộng đồng thiết thực; lan tỏa các giá trị nhân văn ý nghĩa, đồng hành cùng tương lai đất nước

Trang 20

1.1.7 Quy trình công nghệ:

Hình 1.2: Quy trình công nghệ của ANV

Đầu năm 2019, ANV đã khởi công dự án nuôi cá tra ứng dụng công nghệ cao tại Bình Phú (An Giang) Công ty đã thành lập Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Nam Việt Bình Phú (ANV sở hữu 100% vốn điều lệ) để quản lý dự án này Diện tích 600 ha của dự án được chia thành hai khu vực:

• 150 hecta sản xuất giống chất lượng cao theo kỹ thuật của Israel cho mục tiêu tự chủ 100% con giống vào năm 2020 (năm 2018 tự chủ 30%)

• 450 hecta nuôi cá thương phẩm theo công nghệ Nhật với công suất hàng năm 160.000 tấn cá nguyên liệu Cá được thả nuôi “cuốn chiếu” liên tục đảm bảo đủ sản lượng cho chế biến mà kích cỡ phù hợp với thị hiếu từng thị trường Theo Công ty, chi phí nuôi cá của Bình Phú thấp hơn 16- 17% so với các vùng nuôi hiện hữu Khi toàn bộ vùng nuôi mới đi vào vận hành vào quý 2/2021, Công ty sẽ trả lại 80 hecta đất thuê, theo đó tổng sản lượng cá nguyên liệu dự kiến sẽ đạt 250.000 tấn/năm, tăng 108% so với năm 2019 Chất lượng cá nguyên liệu của vùng nuôi Bình Phú cũng cao hơn các vùng nuôi khác nhờ chất đất sét tại khu vực này giúp dễ vệ sinh ao cá, địa thế thượng nguồn sông Hậu khó bị xâm nhập mặn và công nghệ sục khí nano và chất xúc tác bakture giúp bảo vệ môi trường nhờ không xả thải nước ao Công nghệ cao tự động hóa sẽ được áp dụng trong quản lý vận hành tại các khâu bơm nước, cho ăn, thu hoạch, vận chuyển… giúp giảm chi phí quản lý 6-8%, theo tính toán của Công ty

Trang 21

1.1.8 Năng lực của lao động:

Một số chính sách đối với người lao động :

− Công ty áp dụng chính sách tiền lương và khen thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định pháp luật và quy chế lương thưởng của công ty dựa trên các cơ sở về hiệu quả công việc của từng người, theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất và lợi nhuận của công ty

− Công ty còn tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động tinh thần khác do Công đoàn, Các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức nhân các ngày lễ, các dịp kỷ niệm trong năm như: Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế thiếu nhi, Ngày thành lập Công ty, năm mới…

− Các chế độ phúc lợi khác: Thưởng các dịp Lễ, lương tháng 13, thưởng thành tích cuối năm Khám sức khỏe định kỳ Đồng phục và Bảo hộ lao động Các khoản trợ cấp khác: Trợ cấp khó khăn, trợ cấp tang chế, chế độ nghỉ mát hằng năm; chế độ công tác phí; trợ cấp tiền xăng… Tổ chức du lịch để cải thiện tinh thần làm việc

1.1.9 Năng lực cạnh tranh:

Công ty có vị thế và lợi thế cạnh tranh riêng nhờ sức mạnh nội tại của công ty, sở hữu 100% vùng nuôi khép kín với tổng diện tích lên đến 850 ha, quy trình khép kín sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí, chủ động ở khâu nguyên vật liệu đầu vào và kiểm soát tốt hơn việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm Điều này sẽ giúp công ty tăng khả năng cạnh

Trang 22

tranh với các công ty khác gia tăng thị phần cho mình Với việc tự chủ được vùng nuôi và đáp ứng được hoàn toàn nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xuất khẩu vì vậy công ty rất ít bị ảnh hưởng từ việc giá nguyên liệu tăng Giá thành cá tra nguyên liệu của công ty hiện nay đang thấp hơn 15% so với các hộ nuôi trồng đây là lợi thế vô cùng lớn giúp công ty phát triển mạnh trong năm 2022 so với các công ty khác cùng ngành Ngoài ra với chuỗi giá trị khép kín , công ty có thể đáp ứng nhu cầu sản phẩm ở nhiều phân khúc khác nhau của các thị trường xuất khẩu Cá nguyên liệu do công ty tự nuôi từ thức ăn thủy sản cũng do công ty tự sản xuất nên đã chủ động kiểm soát được chất lượng đảm bảo đạt tiêu chuẩn đáp ứng được các yêu cầu từ các thị trường xuất khẩu

Công ty còn sẵn có các nhà máy có công suất 1.000 tấn nguyên liệu/ngày nên có thể đáp ứng được đầy đủ khi nhu cầu tăng cao Với điều kiện sinh thái của Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã tạo thuận lợi cho việc nuôi cá tra quy mô lớn, hơn nữa trong nhiều thập niên qua An Giang không bị ảnh hưởng bởi xâm ngập măn hay biến đổi khí hậu Công ty sở hữu nhà máy chế biến thức ăn với công suất lớn với khả năng đáp ứng 100% nhu cầu của toàn bộ vùng nuôi Bên cạnh đó Navico còn là một thương hiệu hàng đầu về các sản phẩm cá tra và là thương hiệu uy tín đối với khách hàng trên thế giới với nhiều thị trường xuất khẩu và ổn định qua nhiều năm Cùng với đó Navico còn sở hữu đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, đoàn kết, trần đầy năng lượng, luôn khát khao đổi mới sáng tạo và trung thành tuyệt đối với công ty

1.2 Giới thiệu về môi trường hoạt động 1.2.1 Môi trường kinh doanh

Năm 2020, ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam đã đối diện với nhiều khó khăn và thách thức đáng kể Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và hoạt động thương mại toàn cầu Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết phức tạp, thất thường, và hạn mặn khốc liệt đã kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long, gây khó khăn cho nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt trong việc thả giống và duy trì sự sống của cá nuôi, là nguyên nhân dễ gây ra dịch bệnh cho ngành nuôi trồng thuỷ sản và ảnh hưởng đến sản xuất nuôi trồng thuỷ sản Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng

Trang 23

thuỷ sản duy trì ổn định khoảng 1,3 triệu ha (trong đó diện tích nuôi mặn đạt 850 nghìn ha và nuôi nước ngọt đạt 450 nghìn ha), tương đương 100% so với cùng kỳ năm 2019, và có khoảng 10 triệu mỏ lồng Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 8,4 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 4,56 triệu tấn, tăng 1,5% Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,4 tỷ USD Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ và gần 4.000 ha ươm dưỡng cá tra giống, sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống Sản xuất cá tra trong các tháng đầu năm 2020 đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và xâm nhập mặn, dẫn đến sụt giảm sản lượng Tuy nhiên, vào cuối năm 2020, sản xuất cá tra đã có sự phục hồi khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, sự hồi phục của các thị trường nhập khẩu, và nỗ lực của người nuôi Tổng sản lượng cá tra vượt kế hoạch năm 2020, và cá tra cũng đã có những chuyển biến tích cực Tổc độ tăng trưởng sản xuất thủy sản năm 2020 vẫn duy trì, và giá trị sản xuất thủy sản (so sánh với năm 2010) tăng 3,05% so với năm 2019 Tổng sản lượng đạt 8,4 triệu tấn, tăng 1,8% (trong đó, sản lượng khai thác đạt 3,85 triệu tấn, tăng 2,1%, nuôi trồng đạt 4,56 triệu tấn, tăng 1,5%)

Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, các tháng đầu năm 2020 thời tiết thuận lợi, giá nhiên liệu giảm so với cuối năm 2019, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản Tuy nhiên, các tháng cuối năm 2020, do ảnh hưởng liên tục của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão tại vùng biển miền Trung, hoạt động khai thác trên biển gặp nhiều khó khăn.Công đoạn chế biến là quy trình cuối cùng trong chuỗi sản xuất của ngành thủy sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ Sản phẩm thủy sản chế biến không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu, mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.Ngành chế biến thủy hải sản đã phát triển thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, với quy mô sản xuất hàng hóa lớn và dẫn đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Công nghiệp chế biến thủy sản đã đóng góp tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, giúp giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho hàng trăm nghìn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động ngành thủy sản nói chung.Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản chế biến ở Việt Nam đã không ngừng tăng qua các năm, với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 5,16% về lượng và 11,8% về giá trị Các sản phẩm thủy sản chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao đã tạo ra cơ hội tăng

Trang 24

trưởng cho ngành này Năm 2019, tổng công suất thiết kế của các cơ sở chế biến ước đạt 3,0 triệu tấn sản phẩm/năm Công suất chế biến thực tế đạt trung bình 70% công suất thiết kế, sản xuất hơn 2,1 triệu tấn sản phẩm/năm, tương đương khoảng 5,5 - 6 triệu tấn nguyên liệu/năm được đưa vào chế biến Sản phẩm chế biến chiếm 75% tổng sản lượng, còn lại 25% tổng sản lượng nguyên liệu được sử dụng cho ăn tươi và xuất khẩu tươi sống Tuy nhiên, đóng góp của công nghiệp chế biến trong việc làm tăng giá trị của thủy sản vẫn còn thấp Chất lượng sản phẩm chưa cao, tính cạnh tranh kém, giá trị thấp, và giá xuất khẩu thường thấp hơn giá thị trường thế giới cùng loại từ 10-15% Các sản phẩm chế biến còn đơn điệu, và việc đầu tư vào chế biến sâu, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng sản lượng sản phẩm Đặc biệt, các sản phẩm chủ lực như cá tra file đông lạnh chiếm đến 90% tổng sản lượng xuất khẩu, và các sản phẩm tôm giá trị gia tăng cũng chỉ đạt 30-40%.Năm 2020, sản lượng thủy sản của cả nước đạt 8,4 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với năm 2019, trong đó nuôi trồng chiếm 54% với gần 4,6 triệu tấn, và khai thác chiếm 46% với trên 3,8 triệu tấn Xuất khẩu thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019, trong đó thủy sản nuôi (tôm, cá tra) chiếm 62% với 5,2 tỷ USD và thủy sản khai thác chiếm 38% với 3,2 tỷ USD

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra trên thế giới cũng như trong nước, đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thương mại và sản xuất, nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên các thị trường giảm Tuy nhiên, các nước nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chỉ giảm nhẹ việc nhập khẩu từ Việt Nam (giảm 3,6%) Thậm chí, thị trường lớn nhất là Mỹ vẫn tăng mạnh (10%) việc nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam Các thị trường khác như Nga, Anh, Australia, Canada thậm chí còn tăng mạnh hơn (từ 10-32%) việc nhập khẩu từ Việt Nam Kết quả xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2021 cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 Giá trị xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 3,24 tỷ USD, tăng hơn 13% về lượng và trên 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong các tháng đầu năm 2021, chiếm 56,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Năm 2022 được kỳ vọng là một năm bức phá trong xuất khẩu thủy sản của cả nước, do tồn kho ở các nước đã giảm, các nước mở cửa trở lại sau thời gian

Trang 25

dài cách ly, giãn cách để kiểm soát dịch Covid-19 Thực tế 6 tháng đầu năm 2022 đã cho một bức tranh rất tươi sáng về tình hình xuất khẩu cá tra; 6 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra của cả nước đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 1/4 doanh số xuất khẩu thuỷ sản

Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm 2022 lại là một bức tranh tương phản, với nhiều khó khăn và thách thức Cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra vào đầu tháng 02/2022, ngay sau đó các nước phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt ngành năng lượng, lĩnh vực xuất khẩu chính của Nga, khiến giá dầu khí nhanh chóng leo thang Lạm phát tăng cao ở Mỹ, Anh và các quốc gia khác, các nước tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát Người tiêu dùng ở các nước thắt chặt chi tiêu, dẫn đến thị trường xuất khẩu giảm sút Trung Quốc vẫn áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cứng rắn, giãn cách, hạn chế đi lại đến cuối năm 2022, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với hàng nhập khẩu Việc này làm giảm sút doanh số xuất khẩu sang thị trường này Việc Trung Quốc mở cửa biên giới và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng dịch vào đầu năm 2023 sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam Đây sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của doanh nghiệp thủy sản trong năm 2023 nhờ nhu cầu bùng nổ sau khi mở cửa hậu COVID-19, cùng với vị trí địa lý gần, chi phí logistics và rủi ro thấp hơn các thị trường khác Việc cục dữ trữ liên bang Mỹ Fed liên tục điều chỉnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát dẫn đến đồng USD tăng giá so với các đồng nội tệ, điều này dẫn đến khó khăn cho khách hàng trong việc nhập khẩu.Giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn cá tra tăng cao, góp phần đẩy giá thành nguyên liệu cá tăng Ngân hàng nhà nước Việt Nam, để chống lạm phát, cũng áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất, siết chặt room tín dụng dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận khoản vay để phục vụ sản xuất kinh doanh.Một số thị trường tiếp tục dựng lên các hàng rào phi thuế quan để hạn chế và thắt chặt kiểm soát hàng hóa nhập khẩu

1.2.2 Tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế; tiến bộ khoa học kỹ thuật

Ngành công nghiệp thủy sản của Việt nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và có nhiều chiều hướng và yếu tố riêng biệt Tăng trưởng kinh tế có một số tác động đối với ngành:

Trang 26

- Tăng cầu và xuất khẩu: Nền kinh tế có sự tăng trưởng thường đi cùng với nhu cầu trong nước và quốc tế tăng cho các sản phẩm thủy sản Điều này tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là khi các thị trường nước ngoài tăng nhu cầu về thực phẩm đã qua chế biến

- Nâng cao giá trị gia tăng: Tăng trưởng kinh tế có thể thúc đẩy các doanh nghiệp hiện đại hóa quy trình sản xuất, cải tiến công nghệ, qua đó tăng cao chất lượng sản phẩm đầu ra

- Đầu tư và phát triển hạ tầng: Kinh tế tăng trưởng đi kèm với nhiều sự đầu tư vào hạ tầng vận tải và giao thông biển, điều này giúp việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thủy sản dễ dàng hơn, làm giảm chi phí vận tải

- Biến động giá cả và cạnh tranh: Nền kinh tế tăng trưởng cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế

1.2.3 Chính sách tài chính tiền tệ; chính sách thuế

- Chính sách tài chính:

Lãi suất: Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể tác động đến chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp thủy sản Mức lãi suất thấp có thể giúp giảm chi phí tài chính

- Chính sách tiền tệ:

Sự biến đổi của tỷ giá hối đoái có thể gây ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu của ngành thủy sản Các biện pháp ổn định tỷ giá có thể giúp doanh nghiệp thủy sản dự đoán chi phí và giá bán sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Trang 27

PHẦN 2: PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÔNG TY

2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính:

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của CTCP Nam Việt với mục đích đưa ra những nhận xét tổng quan ban đầu về sự biến động của các chỉ số, từ đó biết được thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp

2.1.1 Về quy mô tài chính và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2019-2022, mặc dù tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của ANV có biến động không đồng đều qua các năm, tuy nhiên tổng tài sản của ANV vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định Cụ thể được thể hiện ở bảng 2.1 và hình biểu đồ 2.1 dưới dây:

Bảng 2.1: Quy mô tài chính của ANV giai đoạn 2019-2022

Trang 28

Tổng tài sản (Triệu đồng) 3.909.818 4.066.961 4.237.125 4.667.079 157.142 4,02% 170.164 4,18% 429.954 10,15%

Cụ thể, tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2020 tăng 157.142 triệu đồng tương ứng 4.02 % so với năm 2019 Năm 2021, tổng tài sản tăng mạnh 170.164 triệu tương ứng 4,18%, nâng quy mô tài sản của doanh nghiệp đạt mức 4.237.125 triệu đồng Sau đó đến năm 2022, tài sản của doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh hơn 429.954 triệu tương ứng 10,15% so với năm 2021, đưa tài sản của doanh nghiệp lên cao nhất trong giai đoạn 4 năm 2019-2022 là 4.667.079 triệu đồng Điều này có thể cho thấy sự ổn định và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Tuy nhiên, cần xem xét thêm các yếu tố khác như lợi nhuận, nợ và các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hình 2.1: Biểu đồ quy mô tài chính của ANV giai đoạn 2019-2022

Trang 29

2.1.2 Về khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp

Khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp được đánh giá qua 2 chỉ tiêu là hệ số tự tài trợ và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn Trong giai đoạn 2019-2022, cả hai hệ số đều có sự biến

động không đồng đều Cụ thể được thể hiện trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 sau đây:

Bảng 2.2: Khả năng tự tài trợ của ANV giai đoạn 2019-2022

Trang 30

Hình 2.2: Tình hình tự tài trợ của ANV

- Hệ số tự tài trợ:

Năm 2019, hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp là gần 0,58 nghĩa là công ty có khả năng tự tài trợ được 0,58 phần tài sản bằng vốn chủ sở hữu Đến năm 2020, ANV có hệ số tự tài trợ là 0,52 giảm 0,06 tương ứng với 6% so với năm 2019 và năm 2021 tiếp tục giảm 7% so với năm 2020 với hệ số tự tài trợ còn 0,51 Sau đó đến năm 2022, hệ số tự tài trợ của công ty đã tăng trở lại bằng 0,57 gần bằng mức của năm 2019 Nhìn thấy sự giảm trong 3 năm, ANV đã dùng đòn bẩy tài chính để trang trải phần tổng tài sản còn lại mà vốn chủ sở hữu không tự tài trợ được Hệ số tài trợ của công ty tăng trở lại vào năm 2022 chứng tỏ công ty đã bắt đầu cải thiện được khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty

- Hệ số tự tài trợ dài hạn:

Cuối năm 2019 là 1,8 lần, cuối năm 2020 là 1,54 lần (giảm 0,27 lần) Như vậy, tại thời điểm cuối năm 2019, công ty có khả năng tự tài trợ được 1,8 phần tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu nhưng đến cuối năm 2020, công ty chỉ có khả năng tự tài trợ được 1,54 phần tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu Sau đó đến năm 2021, hệ số tự tài trợ tài sản của doanh nghiệp đã có sự tăng nhẹ trở lại Cụ thể, hệ số tự tài trợ TSDH của doanh nghiệp năm 2021 tăng 0,14 so với năm 2020, tuy nhiên năm 2022, công ty lại giảm mạnh 0.26 lần về mức thấp nhất trong giai đoạn 4 năm Tuy nhiên, hệ số tài trợ của dài hạn của công ty từ 2019-2022 vẫn đều lớn hơn 1 nên khả năng hỗ trợ tài sản cố định bằng nguồn vốn chủ

Trang 31

sở hữu cao, doanh nghiệp có mức độc lập tài chính cao mặc dù chưa kiểm soát hệ số này một cách hiệu quả và ổn định

Hệ số đầu tư tài chính của công ty cũng có xu hướng tăng giảm không ổn định Năm 2019, trong cơ cấu tổng tài sản, doanh nghiệp đầu tư được 0,32 phần tài sản dài hạn Đến năm 2020 hệ số đầu tư tài sản dài hạn của ANV tăng 6,38%, đạt mức 0,34 sau đó lại giảm xuống 0,61 vào năm 2021 Năm 2022, hệ số đầu tư tài sản dài hạn tăng 31,05% và đạt mức 0,4 cao nhất trong giai đoạn bốn năm 2019-2022

Trang 32

2.1.2 Về dòng tiền của doanh nghiệp

Dòng tiền của doanh nghiệp, còn được gọi là lưu chuyển tiền tệ, thể hiện số tiền mà doanh nghiệp nhận được và tiêu vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian cụ thể Dòng tiền đo lường sự biến động của tiền và tiền tương đương trong doanh nghiệp Từ năm 2019 đến năm 2022, doanh nghiệp đã trải qua một giai đoạn biến động trong tình hình tài chính, nhưng đã có sự cải thiện đáng kể từ năm 2020 đến 2022 Cụ thể được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.3: Các chỉ số về dòng tiền của doanh nghiệp ANV giai đoạn 2019-2022

Chỉ tiêu phân tích

SỐ LIỆU CÁC NĂM

SỰ BIẾN ĐỘNG QUA CÁC NĂM

Trang 33

Lợi nhuận sau thuế (LNs) 688.749 129.657 170.167 597.395 -559.092 -81,18% 40.510 31,24% 427.228 251,06%

Hình 2.3: Biến động luân chuyển thuần của ANV

Trang 34

Trong giai đoạn 2019-2022, có thể thấy luân chuyển thuần của doanh nghiệp có xu hướng tăng, riêng chỉ có trong năm 2020 là giảm so với năm 2019 Từ năm 2019 đến năm 2020 luân chuyển thuần giảm từ 4.857.716 triệu đồng xuống còn 4.322.408 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 11,02% Điều này chủ yếu là do doanh thu tài chính và thu nhập khác của doanh nghiệp giảm, đặc biệt doanh thu tài chính giảm mạnh từ 156.300 triệu đồng xuống còn 44.434 triệu đồng Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2020-2021, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất giúp luân chuyển thuần tăng trưởng là doanh thu tài chính tăng 105.085 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 2,43% luân chuyển thuần 2022 so với 2021 cũng tăng trưởng phần lớn nhờ vào doanh tài chính là 1.369.198 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 30,92% Nhìn chung, ta có thể thấy mức tăng trưởng của doanh thu của doanh nghiệp đang tăng không ngừng, đây là một trong các chỉ số thể hiện rằng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đang ngày càng tốt hơn

Hình 2.4: Lợi nhuận sau thuế của ANV giai đoạn 2019-2022

Qua biểu đồ 2.4, ta có thể thấy trong giai đoạn 2019-2022, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có sự biến động không đồng đều: Giảm trong giai đoạn 2019-2020 và tăng trở lại trong giai đoạn 2020-2022 Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 129.658 triệu đồng, giảm 559.092 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ giảm là 81,18% Năm 2021 lợi nhuận sau thuế tăng trưởng trở lại đạt mức 170.167 triệu đồng, tăng

Trang 35

40.510 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 31,24% Lợi nhuận sau thuế năm 2022 là 597.395 triệu đồng tăng 427,228 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 251.06% Nhìn chung thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh, điều này có ý nghĩa rằng doanh nghiệp đang có hoạt động tốt hơn trong việc tạo ra giá trị và kiếm lợi nhuận Điều này có thể xem là một dấu hiệu tích cực về sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp

Hình 2.5: Dòng tiền vào và dòng tiền thuần của ANV

Dựa vào kết quả tại Bảng 2.2 và biểu đồ Hình 2.4 có thể thấy dòng tiền vào của doanh nghiệp trong giai đoạn 2019-2022 có xu hướng tăng, trong khi dòng tiền thuần có xu hướng giảm mạnh và đang có dấu hiệu tăng trở lại từ năm 2021-2022

- Dòng tiền vào (IF)

Từ năm 2019 đến năm 2020, dòng tiền vào tăng gần 1.213 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 35,98% Trong giai đoạn tiếp theo, từ năm 2020 đến năm 2021, dòng tiền vào tăng hơn 898 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng tỷ lệ tăng 19,61% Giai đoạn cuối cùng là từ năm 2021 đến năm 2022, dòng tiền vào tăng hơn 2.226 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 40,61% so với năm 2021 Qua đó, có thể thấy dòng tiền vào đang có xu hướng tăng liên tục, điều này sẽ giúp doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn lực tốt để đầu tư, mở rộng phát triển kinh doanh hoặc thanh toán các khoản nợ Việc có dòng tiền vào ổn định

Trang 36

và tăng trưởng cũng có thể giúp doanh nghiệp tăng khả năng tài chính, giảm độ nợ và nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp, tạo ra niềm tin và sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác trong việc hợp tác với doanh nghiệp Tuy nhiên, việc tăng dòng tiền vào cũng đòi hỏi sự quản lý và sử dụng hiệu quả để đảm bảo rằng số tiền được sử dụng một cách có ích và mang lại giá trị cho doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp TPC cần quản lý dòng tiền cẩn trọng để đạt được hiệu quả tối đa và đảm bảo sự bền vững trong tương

lai

- Dòng tiền thuần

Năm 2020, dòng tiền thuần giảm 503.875 triệu đồng đồng so với 2019 tương ứng với tỷ lệ giảm 100,89% Giai đoạn 2020-2021, dòng tiền thuần của doanh nghiệp tiếp tục giảm 5.758 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,45% Giai đoạn 2021-2022 dòng tiền thuần tăng 29.109 triệu tương ứng tỷ lệ tăng 284,64% Nhìn chung, ta thấy dòng tiền thuần của công ty lúc âm lúc dương, có năm 2019, dòng tiền thuần dương rất tốt, nhưng sau đó 2020-2021 dòng tiền thuần bị âm do đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hoặc bán hàng, tuy nhiên năm 2022 dòng tiền quay trở lại trạng thái dương Điều đó có nghĩa là lượng tiền đầu vào của công ty hoặc dự án và lượng tiền đầu ra không ổn định, doanh nghiệp cần có những chính sách theo dõi và quản lý dòng tiền ổn định hơn

Hình 2.6: Hệ số chi trả nợ ngắn hạn của ANV giai đoạn 2019-2022 (Nguồn)

Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng tăng gần đây, riêng năm 2020 giảm 0,37 lần so với năm 2019, đạt giá trị âm là -0,16 lần Sau đó, năm 2021

Trang 37

và năm 2022 đều tăng, cụ thể lần lượt là 0,17 lần và 0,03 lần Điều này cho thấy doanh nghiệp vừa gặp vấn đề về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đang đến hạn và quá hạn Khi hệ số này âm, sẽ gây bất lợi khi doanh nghiệp muốn thuyết phục đối tác, nhà cung cấp nợ hay các nhà đầu tư thực hiện giao dịch với mình Sự mất khả năng chi trả nợ ngắn hạn có thể gây ra hậu quả tiêu cực như sụt giảm giá trị cổ phiếu và mất uy tín trong cộng đồng đầu tư Mặc dù sau đó hệ số chi trả nợ ngắn hạn đã tăng dần trở lại, nhưng vẫn ở mức thấp Do đó, công ty cần tiếp tục áp dụng các biện pháp để cải thiện và duy trì sự ổn định trong khả năng chi trả nợ ngắn hạn Các giải pháp có thể bao gồm thu hẹp hoạt động kinh doanh, cắt giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa nguồn nhân lực, tăng doanh số bán hàng hoặc tìm kiếm nguồn tài trợ mới Giải quyết vấn đề về khả năng thanh toán nợ sẽ đóng góp vào việc duy trì hoạt động kinh doanh và phục hồi niềm tin của nhà đầu tư và đối tác kinh doanh

2.1.3 Về khả năng thanh toán

Trong giai đoạn 2019-2022, tổng quan công ty có vẻ có khả năng thanh toán tốt và khả năng chi trả nợ ngắn hạn trong thời hạn ngắn Sự cải thiện trong khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2020 đến 2022 là một dấu hiệu tích cực, và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn duy trì ở mức tương đối ổn định Cụ thể điều này được thể hiện trong bảng 2.3 và các biểu đồ dưới đây:

Bảng 2.4: Các chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Chỉ tiêu phân tích

2019 2020 2021 2022

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

HS khả năng thanh toán

tổng quát (lần) 2,37 2,10 2,06 2,31 -0,26 -11,14% -0,05 -2,24% 0,25 12,35% HS khả năng thanh toán

ngắn hạn (lần) 1,63 1,41 1,45 1,41 -0,21 -13,19% 0,03 2,26% -0,04 -2,77%

Trang 38

Hình 2.7: Khả năng thanh toán tổng quát và thanh toán ngắn hạn của ANV giai đoạn 2019-2022

Dựa vào Bảng 2.3 và Hình biểu đồ 2.5, ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát

của doanh nghiệp cuối năm 2020 là 2,10 lần giảm 0,26 lần so với mức năm 2019 là 2,3669 lần Cuối năm 2021, hệ số này là 2,0561 lần giảm 0,05 lần so với năm 2020

Cuối năm 2022 là 2,31 tăng 0,25 lần so với năm 2021 tương ứng mức tăng 12,35% Trong 4 năm, hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều lớn hơn 2, điều này là rất tốt vì doanh nghiệp có số vốn sở hữu luôn lớn hơn số nợ phải trả, cũng có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng thanh toán được toàn bộ số nợ phải trả bằng tổng tài sản Tuy nhiên, xu hướng này giảm trong giai đoạn 2019-2021 sau đó tăng lên trong giai đoạn 2021-2022 Nguyên nhân chủ yếu là do công ty gia tăng việc huy động vốn vay ngắn hạn và

nợ phải trả người bán ngắn hạn tăng

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cuối năm 2019 là 1,6285 lần; cuối năm 2020 là 1,4137 lần (giảm 0,21 lần) Năm 2021 là 1,4457 lần, tăng 0,03 lần so với năm 2020 Năm 2022 là 1,4057 lần giảm 0,04 lần so với năm 2021 tương ứng mức tăng 2,77% Như vậy, tại các thời điểm cuối năm trong giai đoạn 2019-2022, hệ số

Trang 39

khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán được toàn bộ số nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và linh hoạt sử dụng và vay mượn các khoản công nợ mà không phải quá lo lắng về việc mất thanh toán, tuy nhiên xu hướng này tăng giảm không đồng đều qua các năm

2.1.4 Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu suất sử dụng vốn là một chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn đầu tư Trong giai đoạn 2019-2022, doanh nghiệp có sự biến động trong hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Mặc dù có sự giảm trong thời gian 2019-2021, tuy nhiên trong năm 2022 chỉ số này đã sự cải thiện, đây là một dấu hiệu tích cực Điều này được thể hiện trong bảng 2.4 và biểu đồ dưới đây:

Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn của ANV

Trang 40

Hình 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của ANV giai đoạn 2019-2022

Theo Bảng 2.4 và Hình biểu đồ 2.7, năm 2019 đến 2020, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của ANV giảm 0,25 lần, cụ thể từ 1,34 lần xuống 1,08 lần, cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả hơn trong năm 2020 so với năm 2019 Từ năm 2020 đến 2021, hệ số tiếp tục giảm nhẹ 0,02 lần, từ 1,08 xuống 1,07 cho thấy sự duy trì của tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả Tuy nhiên, từ 2021 đến 2022, hệ số tăng mạnh 0,24 lần tương đương với mức tăng là 22,10% cho thấy doanh nghiệp đã có sự

cải thiện đáng kể về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

2.1.5 Về khả năng sinh lời

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022, hệ số sinh lời ròng (ROA) và hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty đã trải qua sự biến động đáng chú ý Sau đây là bảng số liệu và biểu đồ thể hiện sự biến động này:

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w