Sau quá trình phân tích chúng tôi chỉ ra rằng khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh có biến động và giảm vào năm 2021; tuy nhiên trong 3 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG-
KHOA TÀI CHÍNH
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
Mã học phần: ACC3004_45K15.3
GVHD: Trần Thị Nga
Lớp: 45K15.3
Nhóm: 13 Thành viên:
Hồ Thị Lệ Giang Nguyễn Lê Hoàng Ngân
Đỗ Thị Diễm Hạnh
Vũ Thị Như Ý Trần Công Quang
Đà Nẵng, 29 tháng 4 năm 2022
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
2 TSCĐ Tài sản cố định
3 ĐTTC Đầu tư tài chính
4 DNSX Doanh nghiệp sản xuất
6 TSDH Tài sản dài hạn
7 SXKD Sản xuất kinh doanh
8 VLĐ Vốn lưu động
9 LNTT Lợi nhuận trước thuế
10 LNST Lợi nhuận sau thế
23 ĐTDH Đầu tư dài hạn
24 GTGT Giá trị gia tăng
Trang 4TÓM TẮT
Mục tiêu tiên quyết của chúng tôi khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính của Vina Cafe chính là đánh giá chính xác tình hình của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như cấu trúc tài chính, hiệu quả hoạt động, đánh giá rủi ro và định giá doanh nghiệp Nhờ những kết quả phân tích này, chúng tôi tham vọng rằng sẽ giúp các nhà đầu tư có thể có một cái nhìn khách quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinacafé Biên Hòa Từ
đó, những nhà đầu tư hiện đang quan tâm đến cổ phiếu VCF có thể định hướng các quyết định đầu tư, nắm giữ hay bán cổ phiếu theo đúng với với tình hình thực tế của doanh nghiệp
Ở Chương 1, chúng tôi sử dụng mô hình PESTLE để phân tích môi trường vĩ mô và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter để phân tích ngành công nghiệp Qua những phân tích này có thể rút ra được rằng môi trường vĩ mô đang tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ doanh nghiệp ở Việt Nam, từ yếu tố chính trị, pháp luật hay phát triển công nghệ đều đem lại môi trường phát triển tích cực Về ngành công nghiệp, xu hướng tiêu dùng thay đổi, áp lực cạnh tranh đang khá gay gắt, tuy nhiên cơ hội cạnh tranh tiềm ẩn trong ngành này khá ít Do đó, Vinacafé lựa chọn chiến lược kinh doanh khác biệt về sản phẩm/ dịch
vụ khi xây dựng một hệ thống sản phẩm vô cùng phong phú giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, đáng chú ý là bước rẽ ngoạn mục sang lĩnh vực nước giải khát với dòng sản phẩm nước tăng lực vị cà phê mang thương hiệu Wake Up 247
Ở Chương 2, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh chuỗi thời gian và so sánh với trung bình ngành để xem xét cấu trúc tài sản và nguồn vốn của Vina Café Trong phần đầu tiên của chương, chúng tôi tập trung phân tích cấu trúc tài sản của Vina Café Kết quả phân tích chỉ ra rằng tỷ trọng TSCĐ của công ty không quá cao nhưng sovới số liệu trung bình ngành con số này vẫn ở mức hợp lí Điểm đặc biệt trong biến động TSNH qua các năm của Vina Café chính là sự biến động thay thế giữa Tiền, các khoản tương đương tiền và Khoản phải thu hần lớn tài sản của công ty đều là tự tài trợ, tỷ lệ sử dụng tài trợ P
từ bên ngoài không quá cao Phần cuối của chương 2 chúng tôi xem xét đến cân bằng tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty Về cân bằng tài chính dài hạn, Vina Café duy trì ở mức tốt qua các năm khi NVTX không những tài trợ được cho TSDH mà còn tài trợ một phần khá lớn cho TSNH Còn với cân bằng tài chính trong ngắn hạn, trong hai năm khảo sát đầu tiên có sự mất cân bằng xảy ra nhưng đến năm 2021 cân bằng tài chính trong ngắn hạn của Vina Café đã được cải thiện
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Ở Chương 3, chúng tôi chọn phương pháp so sánh chuỗi thời gian, phương pháp so sánh trung bình ngành để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Thêm vào đó phương pháp Dupont được chúng tôi sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng TSNH, ROE, ROA Qua 3 năm được lựa chọn phân tích, hiệu quả sử dụng tài sản của Vinacafé qua các năm giảm và biến động tương đối Điều này hoàn toàn có thể được lý giải bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra suốt thời gian 3 năm qua Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên tài sản, trên vốn chủ sở hữu cũng không nằm ngoài sự biến động, tuy nhiên các tỷ số vẫn duy trì ở mức cao hơn trung bình ngành năm
2021 Bên cạnh đó, các chỉ tiêu định giá EPS, P/E hay P/B cũng cho thấy sự khả quan trong tăng trưởng của Vinacafé Tựu chung lại, hiệu quả hoạt động của Vinacafé khá tích cực trong các năm qua dù có biến động tăng giảm vì dịch bệnh
Ở Chương 4, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh chuỗi thời gian và so sánh trung bình ngành để phân tích rủi ro của doanh nghiệp Sau quá trình phân tích chúng tôi chỉ ra rằng khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh có biến động và giảm vào năm 2021; tuy nhiên trong 3 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 2 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của Vinacafé tương đối cao Trái ngược lại với 2 chỉ tiêu trên khả năng , thanh toán tức thời của doanh nghiệp lại tăng lên vào năm 2021 và cao hơn so với số liệu trung bình ngành Vina Café cũng hạn chế sử dụng các đòn bẩy kinh doanh hay đòn bẩyhoạt động để giảm thiểu rủi ro Cuối cùng, khi sử dụng mô hình định lượng Altman Z-Score, chúng tôi kết luận được Vinacafé là đơn vị nằm trong phạm vi an toàn, không phải đối mặt với rủi ro phá sản trong 2 năm đến và là công ty tiềm năng để đầu tư
Trong chương cuối cùng chương 5- , chúng tôi sử dụng phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản Giá trị của Vina Café biến động thay đổi cùng xu hướng biến động của hiệu quả hoạt động kinh doanh mà chúng tôi đã phân tích trước đó Trong điều kiện bình thường mới, chúng tôi hy vọng Vinacafé sẽ có bước chuyển mình đột phá và có nhiều triển vọng hơn trong tương lai
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Đồ thị 1 Cấu trúc tài sản 4
Đồ thị 2 Cấu trúc nguồn vốn 6
Đồ thị 3 Chỉ tiêu cân bằng tài chính dài hạn 7
Đồ thị 4 Cân bằng tài chính ngắn hạn 8
Đồ thị 5 Hiệu quả sử dụng tài sản 9
Đồ thị 6 ROS 11
Đồ thị 7 RE và ROA 12
Đồ thị 8 Nhân tố ảnh hưởng đến ROE 14
Đồ thị 9 ROCE 14
Đồ thị 10 Chỉ tiêu EPS và P/E 15
Đồ thị 11 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh 17
Đồ thị 12 Độ lớn đòn bẩy tài chính 18
Đồ thị 13 Khả năng thanh toán 18
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Phụ lục 1 Tỷ trọng TSCĐ, Tỷ trọng NPT, Tỷ trọng ĐTTC, Tỷ trọng HTK 22
Phụ lục 2 Biến động cấu trúc tài sản qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng 22
Phụ lục 3 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn của Vina Café: 23
Phụ lục 4 Chỉ tiêu cân bằng tài chính dài hạn 24
Phụ lục 5 Cân bằng tài chính ngắn hạn: 25
Phụ lục 6 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản: 25
Phụ lục 7 Chỉ tiêu ROS, ROA, RE: 25
Phụ lục 8 Áp dụng mô hình Dupont để phân tích Khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu 26
Phụ lục 9 Chỉ tiêu ROCE, EPS, P/E, BV, P/BV của Vina Café: 27
Phụ lục 10 Số liệu trung bình ngành năm 2021. 28
Phụ lục 11 Các chỉ số phản ảnh hiệu quả dòng tiền 29
Phụ lục 12 Đòn bẩy kinh doanh 30
Phụ lục 13 Phân tích rủi ro tài chính 31
Phụ lục 14 Các chỉ số phân tích rủi ro mất khả năng thanh toán 31
Phụ lục 15 Khả năng thanh toán từ dòng tiền và khả năng thanh toán lãi vay 32
Phụ lục 16 Bảng phân tích Altman Z-score: 33
Phụ lục 17 Định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản. 33
Trang 8MỤC LỤC
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa: 1
Các công ty thương hiệu lớn đã thiết lập hệ thống phân phối phủ khắp cả nước, đa số các công ty lớn đã hội nhập về sau gây rất nhiều khó khăn cho các công ty muốn gia nhập ngành Tuy nhiên các nhà phân phối cũng tạo điều kiện để hợp tác với các công ty mới xâm nhập vào thị trường nhưng các doanh nghiệp phải đưa giá cao hơn
để thuyết phục những kênh phân phối này dành cho một chỗ đứng tốt 3
2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn và cân bằng tài chính: 6
Trang 9CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 9
3.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSNH: 10
3.2 Phân tích chỉ số ROS, ROA, RE và áp dụng mô hình Dupont để phân tích các
3.2.4 Áp dụng mô hình Dupont để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA 12
Trang 104.3 Phân tích rủi ro mất khả năng thanh toán 18
4.4 Khả năng thanh toán từ dòng tiền và khả năng thanh toán lãi vay 20
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TRIN VNG/ĐNH GIÁ DOANH NGHIỆP 215.1 Phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản: 21
Trang 111
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa Mã chứng khoán: VCF;
Năm thành lập: 29/12/2004 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm
1.2 Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô PESTLE:
1.2.1 Yếu tố chính trị:
Việt Nam có một đảng duy nhất kiểm soát cả nước là Đảng Cộng Sản Việt Nam Với cơ chế một đảng, Việt Nam đang cho thấy sự ổn định trong chính trị của mình - đây luôn là lợi thế to lớn so với các nước trên thế giới Trước đại dịch Covid 19, có thể nói Việt Nam -chúng ta đã phòng chống dịch bệnh rất tốt, duy trì tăng trưởng kinh tế không âm trong những năm khó khăn
1.2.2 Yếu tố kinh tế:
Làn sóng dịch bệnh được kiểm soát cùng với việc nhanh chóng nền kinh tế Việt Nam dần
mở cửa, thúc đẩy GDP cả năm 2021 tăng 2,58%
Tiêu dùng trong năm 2022 nhiều tiềm năng sẽ tăng trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội Hoạt động sản xuất của các nhà máy cũng quay lại guồng hoạt động cũ và thậm chí với năng suất cao hơn nhằm lấp đầy tồn kho thiếu hụt trong thời gian giãn cách, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, giá trị bình quân CPI năm 2022 sẽ không ở mức thấp như năm 2021
1.2.3 Yếu tố văn hóa xã hội:
Tốc độ gia tăng dân số Việt Nam những năm gần đây đang có xu hướng chững lại, điều này có thể gây ảnh hưởng đến nguồn lao động của Việt Nam trong những năm tiếp theo Ngoài ra khi nhắc đến văn hóa Việt Nam người ta sẽ nhớ đến tính cần kiệm, đây là một đức tính tốt đẹp của người Việt Nam nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng tiêu dùng Hơn nữa đại dịch Covid 19 sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, văn hóa và thói quen tiêu -dùng của người Việt Nam khi người ta bắt đầu quan tâm đến quản lý chi tiêu hơn Dù vậy nhưng tình hình xã hội Việt Nam vẫn có những điểm sáng như trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, khả năng ngoại ngữ cũng được cải thiện một phần sẽ giúp cho kinh tế Việt Nam có thể hội nhập với thế giới
Trang 122
1.2.4 Yếu tố công nghệ:
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung phát triển công nghệ Sự tiến bộ của công nghệ tạo ra
sự thuận tiện trong quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí để tạo ra sản phẩm mới, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường heo ước tính, khoảng Thơn 220 công ty công nghệ nước ngoài và 700 công ty trong nước đang làm việc trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, phần cứng và phần mềm
1.2.5 Yếu tố tự nhiên:
Sự biến động của các yếu tố môi trường ở Việt Nam có thể quyết định nguồn cung ứng nguyên liệu đến các doanh nghiệp Thời tiết, khí hậu ở Việt Nam chủ yếu là nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa nhiều nhất là những tháng cà phê sinh trưởng, đất đai thì màu mở phù hợp cho việc trồng cà phê với số lượng lớn Đi với đó là thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,… cũng đem lại nhiều rủi ro bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà cung ứng và đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty
1.2.6 Yếu tố pháp luật:
Hiện tại Việt Nam đang cho phép và khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư và kinh doanh trong nước Gần đây Việt Nam đã tham gia vào xu hướng thế giới mới, toàn cầu hoá Chính vì vậy, trong những năm tiếp theo, các doanh nghiệp sẽ phải tập trung vào tài sản trí tuệ của mình hơn là tài sản hiện hữu Cùng với đó Việt Nam cũng đã siết chặt hơn quyền sở hữu trí tuệ, đây là tín hiệu tốt cho việc phát triển các sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam
1.3 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter:
Trang 133
1.3.2 Khả năng thương lượng về giá của khách hàng:
Có thể nói khách hàng của ngành hàng này khá nhạy cảm về giá và cũng có ít lòng trung thành với nhãn hiệu vì những lý do sau Đầu tiên phải kể đến là mặt hàng cà phê hòa tan :
là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, và được sử dụng hàng ngày nên khi có sự biến động về giá có thể làm ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng Bên cạnh đó như đã đề cập ở trên ngành hàng này có khá nhiều đối thủ cạnh tranh vì thế nếu có sự thay đổi nhỏ trong giá người tiêu dùng cũng sẽ dễ dàng tìm được thương hiệu khác thay thế mà không tốn bất kỳ chi phí chuyển đổi nhà cung cấp nào
1.3.3 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Các công ty thương hiệu lớn đã thiết lập hệ thống phân phối phủ khắp cả nước, đa số các công ty lớn đã hội nhập về sau gây rất nhiều khó khăn cho các công ty muốn gia nhập ngành Tuy nhiên các nhà phân phối cũng tạo điều kiện để hợp tác với các công ty mới xâm nhập vào thị trường nhưng các doanh nghiệp phải đưa giá cao hơn để thuyết phục những kênh phân phối này dành cho một chỗ đứng tốt
1.3.5 Quyền thương lượng của nhà cung ứng:
Về thiết bị,máy móc phục vụ sản xuất với ngành cà phê thì nhà cung ứng rất đa dạng do các doanh nghiệp có thể mua từ nước khác Về nguyên liệu, ngành cà phê Việt Nam có lợi thế là không phải nhập khẩu hạt cà phê từ nước khác mà sử dụng nguồn nguyên liệu
có sẵn từ các cơ sở trồng cà phê trong nước, điều này làm giảm áp lực về giá từ nhà cung ứng cũng như vấn đề về vận chuyển Do đó các nhà cung ứng là yếu tố ảnh hưởng không lớn tới cạnh tranh trong ngành
1.4 Chiến lược cạnh tranh của Vina Café
Vinacafé lựa chọn chiến lược kinh doanh khác biệt về sản phẩm/ dịch vụ khi xây dựng một hệ thống sản phẩm vô cùng phong phú giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn
Xu hướng tiêu dùng thay đổi, áp lực cạnh tranh với các loại nước giải khát như nước tăng lực, trái cây, Vinacafé có bước rẽ ngoạn mục sang lĩnh vực nước giải khát với dòng sản phẩm nước tăng lực hương vị cà phê mang thương hiệu Wake Up 247 Sau 4 năm ra mắt, mảng nước uống tăng lực đã liên tục tăng trưởng trên 50%/ năm
Trang 144
2.1 Phân tích cấu trúc tài sản:
Năm 2021 Vinacafe mới bắt đầu đầu tư tài chính, dù tỷ trọng đầu tư tài chính rất nhỏ, chỉ 0,02% so với tổng giá trị tài sản của công ty nhưng có thể thấy Vinacafe đã có nỗ lực gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp bên cạnh việc sản xuất kinh doanh chính Điều này phù hợp với bối cảnh dịch bệnh làm sản lượng bán ra của công ty giảm trong các năm vừa qua Việc công ty quyết định đầu tư một khoản nhỏ ra bên ngoài cũng là điều dễ hiểu
Năm 2019 -2020, có thể thấy tỷ trọng khoản phải thu của công ty lớn: chiếm đến 55%
tổng tài sản của công ty, đây là một con số đáng báo động, thể hiện việc Vina Cafe bị các
tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng vốn rất nhiều Điều này gây ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn của của công ty Tuy nhiên trong năm 2021, chỉ số này lại giảm mạnh chỉ còn 6,71% nhờ vào việc thu hồi hơn 1000 tỷ nợ phải thu Có thể nói công ty đã thực hiện rất nhiều nỗ lực trong việc quản lý các khoản phải thu, đẩy mạnh thu hồi nợ,
2,220
2,131
1,945 54.56% 55.00%
6.71%
9.40% 11.10% 11.99%
23.57% 21.84% 21.12%
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
1,800 1,900 2,000 2,100 2,200 2,300
Trang 155
nhờ đó giảm thiểu chi phí cơ hội do các khoản vốn bị chiếm dụng Tuy nhiên, việc thu hồi nợ và triển khai chính sách tín dụng hạn chế này có thể gây ảnh hưởng đến việc gia tăng doanh thu tiềm năng trong tương lai, vì khách hàng ngần ngại thời gian tín dụng ngắn
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản và cũng có khuynh hướng tăng nhẹ
Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế dự trữ nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường, đồng thời thực hiện nhiều nỗ lực trong tiêu thụ, giảm thiểu tồn kho thành phẩm Dù vậy tỷ trọng HTK vẫn gia tăng theo từng năm, nguyên do bởi vì tình hình tiêu thụ thành phẩm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19
Giá trị tài sản vào cuối năm 2020 giảm hơn 88 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ 3,97%) so với năm 2019, và vào cuối năm 2021 giảm hơn 186 tỷ đồng (8,73%) so với năm 2020
Để phân tích rõ hơn tình hình biến động tài sản cần xem xét biến động từng loại tài sản: Dựa vào Phụ lục 2 có thể thấy được rằng tổng TSLĐ và ĐTNH có xu hướng biến động, chủ yếu do tăng tương đương tiền và giảm các khoản phải thu đột biến vào năm 2021 Vào cuối năm 2020, trị giá các khoản phải thu giảm nhẹ so với cuối năm trước là 41 tỷ (3,43%) nhưng vào cuối năm 2021 con số này giảm mạnh hơn 1000 tỷ (88,87%) so với năm trước đó Như phân tích trước đó, Vina Café đẩy mạnh việc thu hồi nợ và cơ cấu lại chính sách tín dụng, vì vậy dẫn đến con số nợ phải thu giảm mạnh Có thể thấy năm 2020 giá trị tiền và các khoản tương đương tiền của Vinacafe giảm hơn 16 tỷ (7,71%) so với năm 2019 nhưng đến năm 2021 khoản mục này tăng nhanh hơn 992 tỷ (457,67%) Sự gia tăng nhanh chóng của tiền và tương đương tiền là hệ quả tất yếu của việc thu hồi nợ nhanh chóng của doanh nghiệp Những biến động về hàng tồn kho cũng như các TSLĐ khác cũng là mối quan tâm của nhà phân tích để hình dung đầy đủ hơn cấu trúc tài sản của công ty
Đối với TSDH, quy mô gia giảm chủ yếu là do giảm giá trị còn lại của TSCĐ, TSCĐ
giảm đều theo từng năm 11% Nguyên do chủ yếu là: trong các năm này, Vina Café hầu như ít đầu tư thêm vào xây dựng thêm TSCĐ và các công trình dở dang chưa được đưa vào sử dụng Trong khi đó hao mòn tài sản cố định vẫn duy trì theo từng năm khiến giá trị còn lại của TSCĐ giảm Vinacafe nên đầu tư nhiều hơn vào TSCĐ mới để tránh gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiềm năng phát triển trong tương lai
Trang 166
2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn và cân bằng tài chính:
2.2.1 Phân tích cấu trúc nguồn vốn:
Đồ thị Cấu trúc nguồn vốn2
Dựa vào đồ thị và Phụ lục 3 cho thấy vào cuối năm 2021, toàn bộ tài sản của công tyđược tài trợ 35,11% bằng nguồn vốn vay nợ và 64,89% bằng nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất nợ có xu hướng dao động qua 3 năm và đều trên dưới 36% thể hiện tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao, vốn sử dụng cho kinh doanh không phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài Tỷ số nợ trên tổng tài sản của trung bình ngành vào năm 2021 được là 32,19% Trong khi đó, tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2021 của công ty là 35,11% chỉ - nhỉnh hơn một chút so với trung bình ngành Tỷ suất nợ của Vina Café giữ ở mức chấp nhận được, do đó công ty đang ở tình trạng bình thường, khả năng tiếp cận các khoản vay
nợ tiếp theo vẫn dễ dàng vì sở hữu một ấu trúc tài chính lành mạnhc
VCSH năm 2020 tăng hơn 56 tỷ so với năm 2019, tuy nhiên VCSH lại giảm vào năm
2021, cụ thể là hơn 236 tỷ so với 2020 Có thể thấy VCSH còn biến động khá nhiều do phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị giảm vì lí đại dịch Điều này là có thể chấp nhận được vì đây cũng là tình hình chung không chỉ của riêng Vinacafe mà còn là của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm này Tuy vốn chủ sở hữu biến động
và giảm vào năm 2021 nhưng tổng tài sản cũng giảm qua các năm do đó nhu cầu huy động một lượng vốn từ các ngân hàng và tổ chức khác không quá cần thiết Dịch bệnh khó khăn nhưng có thể thấy giá trị VCSH vẫn chiếm phần lớn tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ công ty vẫn có sự độc lập tài chính
Cùng với tỷ suất nợ, tỷ suất nguồn vốn tạm thời dao động ở mức 29 – 35% thể hiện doanh nghiệp không chịu áp lực trong thanh toán nợ ngắn hạn, thể hiện sự ổn định trong tài trợ Lý giải cho tính ổn định này là tổng tài sản trong 3 năm của Vina Café giảm nên nhu cầu tài trợ từ bên ngoài ít đi Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên có xu hướng duy trì ở mức cao hơn 65% Cụ thể năm 2019 tỷ suất này nhận giá trị 65,03%, năm 2020 70,54%
Trang 177
và năm 2021 là 65,25% Tỷ suất này khá cao, điều này cho thấy có sự ổn định tương đối trong thời gian nhất định đối với nguồn vốn sử dụng và Vina Café chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn Để đánh giá chính xác hơn, ta có thể thấy rằng 99% nguồn vốn thường xuyên được tài trợ bằng VCSH Chứng tỏ tính tự chủ của công ty cao, gần như toàn bộ nguồn vốn thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu 2.2.2 Phân tích cân bằng tài chính dài hạn
Đồ thị Chỉ tiêu cân bằng tài chính dài hạn3
Dựa trên số liệu từ Phụ lục 4 và đồ thị ta thấy được rằng Vina Café đạt cân bằng tài : chính dài hạn qua các năm, dù vốn VLĐR từ năm 2019 đến 2021 biến động Dễ dàng thấy từ năm 2019 đến năm 2020 tăng hơn 118,39 tỷ nhưng đến năm 2021 lại giảm hơn 170,36 tỷ
Nguyên nhân của sự dao động này là do qua các năm Vina Café không những không đầu
tư quá nhiều cho nhà xưởng, thiết bị mà giá trị hao mòn liên tục tăng, dẫn đến nhu cầu cần tài trợ thêm không quá nhiều Song song với đó từ năm 2019 đến 2021, nợ dài hạn có
xu hướng tăng, tuy nhiên nó chỉ tăng đột biến trong năm 2021 do khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả có giá trị hơn 2,1 tỷ đồng VCSH cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động này: ăm 2020 VCSH của Vinacafe tăng 3,9% so với năm 2019, tuy nnhiên đến năm 2021 giá trị VCSH lại giảm mạnh hơn 15,75% Giá trị VCSH giảm phần lớn đến từ việc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm do ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid 19 Tóm lại, vốn lưu động ròng có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2021 cũng vì nhu cầu tài trợ cho TSDH giảm, NVTX cũng giảm tương ứng
Tuy NVTX của công ty qua 3 năm vẫn chưa ổn định nhưng cả 3 năm tỷ suất giữa NVTX
và TSCĐ vẫn giữ trên mức 2,5, vì vậy ta có thể nhận xét rằng NVTX không những tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần khá lớn cho TSNH Cân bằng tài chính dài
872.873 991.265 820.906
2.52
2.93 2.83
2.30 2.40 2.50 2.60 2.70 2.80 2.90 3.00
0.000 200.000 400.000 600.000 800.000 1000.000
Trang 188
hạn của công ty luôn giữ ở mức tốt, Vina Café đảm bảo ổn định tài chính để phát triển bền vững Mặt khác tính tự chủ trong tài trợ TSCĐ qua các năm luôn giữ ở mức cao, do vậy những nguy cơ về mất khả năng thanh toán khó có thể xảy ra Nhờ vào cân bằng tài chính dài hạn an toàn mà các bên đối tác hay chủ sở hữu thêm an tâm và duy trì tài trợ, cho khả năng hoạt động ổn định của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu đem NVTX tài trợ quá nhiều cho các TSNH có khả năng sẽ làm lãng phí vốn, guồn lựcn và chi phí vốn cao 2.2.3 Cân bằng tài chính ngắn hạn
Đồ thị Cân bằng tài chính ngắn hạn4
Dựa vào đồ thị và số liệu ở Phụ lục 5, có thể nhận ra rằng: Nhu cầu vốn lưu động ròng tăng từ năm 2019 đến năm 2020, tuy nhiên đến năm 2021 nhu cầu vốn lưu động ròng sụt giảm mạnh Nguyên do chính của diễn biến này trong năm 2021 là các khoản nợ phải thu của Vina Café giảm mạnh do Vina Café tiến hành chính sách thu hồi nợ thắt chặt, từ đó nhu cầu tài trợ cho khoản nợ phải thu này cũng giảm mạnh Cụ thể nhu cầu VLĐR giảm
từ 1101,7 tỷ vào năm 2020 xuống chỉ còn 12.468 tỷ vào năm 2021
Cũng vì thế, giá trị ngân quỹ ròng âm qua 2 năm 2019, 2020 Điều này có nghĩa vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó khi vốn lưu động ròng âm Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cho các ngân hàng vì vậy việc kêu gọi vốn của công
ty trong ngắn hạn sẽ gặp khó khăn Cân bằng tài chính ngắn hạn kém an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp Đến năm 2021, giá trị ngân quỹ ròng dương thể hiện một cân bằng tài chính an toàn, tích cực Vì vậy, Vina Café không cần phải vay để bù đắp sự thiếu hụt
về nhu cầu vốn lưu động ròng Ở một góc độ khác, Vina Café sẽ không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời Đối tác cho vay cũng thay đổi thái độ và tin tưởng hơn về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của công ty
CHỈ TIÊU CÂN BẰNG TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Nhu cầu vốn lưu động ròng (tỷ VND) Ngân quỹ ròng (tỷ VND)
Trang 199
3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Đồ thị Hiệu quả sử dụng tài sản5
3.1.1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ:
Dựa vào tính toán ở Phụ lục 6 có thể nhận thấy được rằng: Hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm dần từ năm 2019 đến năm 2021 Nếu như năm 2019, một đồng đầu tư TSCĐ tạo ra 2,85 đồng doanh thu thuần thì đến năm 2021 chỉ tạo ra 2,01 đồng doanh thu thuần Nếu
so với hiệu quả sử dụng TSCĐ trung bình ngành năm 2021 thì hiệu quả sử dụng TSCĐcủa Vina Cafe thấp hơn nhiều em xét kỹ hơn số liệu ta nhận thấy trong 3 năm qua công X
ty đã tăng thêm đầu tư mới về thiết bị và nhà xưởng dù con số này không quá cao nhưng vẫn góp phần làm tăng năng lực sản xuất Dù vậy, nhu cầu đầu ra của thị trường có xu hướng giảm mạnh dẫn đến sản phẩm của VCF khó tiêu thụ gây ra sự ứ đọng tài sản của doanh nghiệp Doanh thu sụt giảm nhanh hơn nhiều so với số tiền đầu tư thêm vào TSCĐ, do đó hiệu quả sử dụng TSCĐ thấp Để có thể cải thiện hiệu quả sử dụng TSCĐ, Vina Café cần thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng doanh thu, phục hồi khả năng tiêu thụ sản phẩm như trước khi có dịch bệnh xảy ra
3.1.2 Hiệu quả sử dụng TSNH:
Tiếp tục lấy dữ liệu tính toán ở Phụ lục 6, TSNH năm 2021 lưu chuyển chậm hơn so với năm 2020, 2019 làm số ngày một vòng quay TSNH tăng từ 186,94 ngày lên 252,78 ngày vào năm 2021 Số ngày cần thiết để TSNH quay được một vòng càng ngày càng lớn Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH đang ngày càng giảm dần Nguyên nhân chính của việc hiệu quả giảm cũng là do tác động của doanh thu Vina Café đang lãng phí vốn và khả năng tạo ra tiền, lợi nhuận cho doanh nghiệp sụt giảm tương đối Với tình
Hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu quả sử dụng tài sản Hiệu quả sử dụng TSCĐ Hiệu quả sử dụng TSNH
Trang 2010
hình như vậy, việc các nhà quản lý tập trung cải thiện sản lượng bán ra để doanh thu phục hồi như trước kia là vấn đề nan giải và cấp bách
3.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSNH:
Số vòng quay TSNH năm 2021 so với năm 2020:
2.219.081.722.078 00,
1.558.184.987.205 00, −
2.219 081 722.078,00
1.635.198.362.770 = 0,07 Tổng hợp lại: −0,42 + 0,07 = −0,35
2021, việc quản lý hiệu quả TSNH làm TSNH quay nhanh hơn 0,07 vòng Như vậy, TSNH năm 2021 lưu chuyển chậm hơn so với năm 2020 chủ yếu là do doanh thu giảm sút Điều này có thể hoàn toàn lý giải bởi tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp, tương tự khá nhiều nông sản, giá hạt cà phê cũng tăng mạnh Điều này khiến hoạt động Kinh doanh của VinaCafe cũng không nằm ngoài ảnh hưởng
3.1.4 Hiệu quả sử dụng tài sản
Dựa vào tính toán ở Phụ lục 6, do hiệu suất sử dụng tài sản cố định và vốn lưu động giảm dần qua 3 năm nên hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty VinaCafe cũng kém hơn Nếu như năm 2019, một đồng đầu tư vào tài sản tạo ra 1,4 đồng doanh thu thì đến năm 2021 chỉ tạo ra 1,12 đồng doanh thu Tương tự với lý do sụt giảm của hiệu quả
sử dụng TSCĐ và TSNH, việc doanh thu sụt giảm cũng làm giảm hiệu quả sử dụng tổng tài sản Với năng lực mở rộng đầu tư mới còn ít, công ty cần có những giải pháp nhằm tận dụng năng lực TSCĐ, tìm kiếm và mở rộng thị trường góp phần đẩy mạnh doanh thu, đồng thời có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản toàn doanh nghiệp
Trang 2111
3.2 Phân tích chỉ số ROS, ROA, RE và áp dụng mô hình Dupont đ phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2021
3.2.1 Chỉ số ROS
Dựa vào đồ thị và Phụ lục 7 có thể nhận định rằng: chỉ số ROS biến động qua ba năm từ năm 2019 – 2021 Năm 2019 chỉ tiêu này đạt 25.55% cho biết cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 25.55 đồng lợi nhuận Đến năm 2020 chỉ tiêu này tăng lên đến 31.08% Tuy nhiên đến năm 2021, chỉ số ROS của công ty đột ngột giảm còn 24,06% Nguyên nhân chủ yếu
là do trong kho ng qu 2, qu 3 cả ý ý ủa năm 2021, khi chính ph ra quyủ ết định gi n c ch x ã á ã
h i do s b ng ph t m nh m c a d ch Coộ ự ù á ạ ẽ ủ ị vid, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây bị trì trệ Cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty đều sụt giảm, trong đó sự sụt giảm lợi nhuận trước thuế mạnh hơn sự sụt giảm doanh thu Cụ thể, trong năm 2021 lợi nhuận của công ty này giảm 39.2% so với năm 2020, trong khi sự suy giảm doanh thu
là 23,2% Lý do được đưa ra là việc kiểm soát chi phí của Vina Café gặp nhiều khó khăn: chi phí đầu vào liên quan tăng cao do dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, đồng thời chi phí QLDN cũng biến động tăng Tuy nhiên so với số liệu ROS trung bình ngành năm 2021 -12,04%, ROS của Vina Café gần như cao gấp đôi Do vậy các chủ sở hữu công ty có thể hoàn tin tưởng vào khả năng tạo ra lợi nhuận của VCF trên một đồng doanh thu
Đồ thị 6 ROS
3.2.2 Chỉ số ROA
Dựa vào đồ thị và Phụ lục 7 có thể nhận định rằng: từ năm 2019 – 2021 ROA biến độngkhá nhiều, cụ thể: năm 2019 đạt 35.63% cho thấy rằng cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra 35,63 đồng lợi nhuận trước thuế Nhưng đến năm 2021 con số ày đã n giảm xuống còn 26.91%: cứ 100 đồng tài sản sẽ chỉ tạo ra được 26.91 đồng lợi nhuận trước thuế
Trang 2212
Nguyên nhân của những biến đổi này là khi tổng tài sản có sự suy giảm nhẹ qua các năm thì lợi nhuận trước thuế năm 2021 lại giảm rõ rệt không chỉ khi so sánh với năm 2020 (39.17%) m c n già ò ảm hơn 30.69% so với năm 2019 Lý do cũng nằm ở quá trình kiểm soát chi phí của Vina Café gặp nhiều khó khăn: chi phí đầu vào liên quan tăng cao do dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, đồng thời chi phí QLDN cũng biến động tăng Dù có sự sụt giảm đáng kể nhưng nếu so sánh ROA của Vina Café với trung bình ngành thì tỷ số này vẫn cao gấp đôi (so với 11,3%) Vì vậy việc sụt giảm tỷ số ROA của VCF có vẻ không quá đáng ngại mà đây là tình hình chung của các doanh nghiệp trong ngành Kết quả dẫn này cho thấy các nhà quản lý của Vina Café cần sát sao hơn trong kiểm soát chi phí liên quan đến hoạt động của DN
Đồ thị 7 RE và ROA
3.2.3 Chỉ số RE
Cùng diễn biến với ROA và ROS, RE qua các năm biến động liên tục: vào năm 2019, cứ
100 đồng đầu tư vào tài sản, Vina Cafe sẽ thu được 36,5 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ suất RE tăng lên 41,99% vào năm 2020, tuy nhiên đến năm 2021, tỷ suất này giảm chỉ còn 27,16% Chi phí lãi vay mà Vina Cafe phải trả không quá lớn, do đó giá trị lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng có biến động giảm sút tương tự với chỉ số ROA qua các năm Lý do cũng đến từ dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng cao, cũng như sản lượng tiêu thụ cũng không còn được như trước.3.2.4 Áp dụng mô hình Dupont đ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Sử dụng dữ liệu đã tính toán ở Phụ lục 8 Theo mô hình Dupont
𝑅𝑂𝐴 =𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế𝑡𝑟
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ×𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝑅𝑂𝑆 ×𝐻𝑖ệ𝑢 ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑠𝑢 𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Đối tượng phân tích ROA: ∆𝑅𝑂𝐴 = 26,91% − 41 4% = −14 49% , ,
Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: (1,12 − 1,36) ∗30,39% = −7,4%
Ảnh hưởng của nhân tố ROS: (24,06% − 30 39%) ∗ 1,12 = −7,09% ,
ROA,RE
RE ROA
Trang 2313
C thể nhn thấy tỷ suất lợi nhun trên tài sản phụ thuộc chủ ế y u vào 2 yếu tố:
Đầu tiên, ta thấy khả năng sinh lời tài sản của Vina Café suy giảm bắt nguồn từ khả năng sinh lời từ các họat động Nhân tố ROS làm ROA sụt giảm 7,09% khi hiệu suất sử dụng -tài sản không đổi Suy giảm là kết quả của việc lợi nhuận trước thuế giảm dần qua các năm và các chi phí chưa được kiểm soát tốt Vì vậy, để gia tăng khả năng sinh lời của tài sản Vina Café cần đẩy mạnh các biện pháp phục hồi sản lượng, đồng thời thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí phù hợp Bên canh đó, hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao và giảm dần cũng tác động làm giảm khả năng sinh lời của tài sản Cụ thể, khi ROS không đổi, hiệu quả sử dụng tài sản làm cho ROA giảm đi -7,4% Qua phân tích hiệu quả cá biệt
ở phần trên, nếu Vina Café làm tốt công tác quản lý VLĐ, khai thác hơn nữa năng lực TSCĐ hiện có thì càng có điều kiện tăng khả năng sinh lời
3.3 Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
3.3.1 ROE
Dựa số liệu được tính toán ở Phụ lục 7, đưa ra nhận định rằng tỷ suất sinh lời của ốn vchủ sở hữu (ROE) của công ty có nhiều biến động từ năm 2019 đến năm 2021 Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng nhẹ so với năm 2019 Nếu trong năm 2019, cứ
100 đồng vốn sẽ tạo ra 47,66 đồng lợi nhuận thì con số này tăng nhẹ lên 49,03 đồng lợi nhuận vào năm 20 9 Đến năm 2021, con số này đã có sự giảm mạnh chỉ còn 31,04 1đồng Tuy nhiên, ROE trung bình ngành chỉ dừng ở mức 15,39%, do đó ROE của Vina Café cao hơn khá nhiều Vì vậy, không thể vì có sự sụt giảm ROE mà đánh giá thấp mức
độ tạo ra lợi nhuận trên đồng vốn chủ sở hữu của Vina Cafe Dù có thể chỉ số này giảm trong năm 2021, công ty vẫn hoàn toàn có đủ năng lực cạnh tranh, khả năng đem lại lợi nhuận cho đồng vốn mà các chủ sở hữu bỏ ra Điều này giúp cho các chủ sở hữu của Vina Café an tâm hơn khi đầu tư vào công ty, triển vọng tạo ra lợi nhuận trên đồng vốn
nợ để giảm thiểu rủi ro Trong khi đó ROS của năm 2021 so với năm 2020 cũng có sự sụt
Trang 2414
giảm đáng kể từ 30,39% năm 2020 xuống 24,06% năm 2021 do lợi nhuận sụt giảm Nhân
tố tiếp theo hiệu quả sử dụng tài sản của Vina Café cũng giảm rõ rệt từ 1,362 năm 2020 xuống chỉ còn 1,118 Việc hiệu qủa tài chính giảm không chỉ làm giảm giá trị của Vina Café mà còn ảnh hưởng đến tiền đề để tích lũy vốn cho phát triển kinh doanh Tuy nhiên, như đã nhắc đến từ trước so với số liệu trung bình ngành ROE của doanh nghiệp lại cao , hơn gấp đôi Do vậy có thể kết luận rằng dù dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Vina Café nhưng các chủ sở hữu của Vina Café vẫn có thể yên tâm vào khả năng đem lại lợi nhuận cho một đồng vốn đầu tư của họ
Đồ thị Nhân tố ảnh hưởng đến ROE8
3.4 Phân tích các chỉ số ROCE, EPS, P/E, BV, P/BV
3.4.1 ROCE:
Đồ thị 9 ROCE
Dựa vào số liệu của công ty Vina Café được tính toán ở Phụ lục 8 và số liệu trung bình ngành ở Phụ lục 9 có thể dễ dàng thấy rằng: trong 2 năm 2019 và 2020, ROCE có xu hướng tăng, khi vào năm 2020, cứ 100 đồng vốn sử dụng, công ty có thể kiếm được 56,19 đồng lợi nhuận Đến năm 2021, 100 đồng vốn được sử dụng chỉ có thể tạo ra 43,61 đồng lợi nhuận Tuy nhiên, ROCE của trung bình ngành năm 2021 chỉ dừng ở mức
ROE Năm 2020 Năm 2021 49,03% 31,04%
ROA Năm 2020 Năm 2021
553.63 56.19%
Trang 2515
26,43%, do vậy có thể thấy rằng chỉ số ROCE của Vina Café tuy giảm nhưng vẫn cao hơn mức trung bình ngành Do vậy, có thể kết luận rằng Vina Café vẫn đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn Các đối tác và chủ sở hữu vẫn có thể tin tưởng vào khả năng sử dụng vốn dài hạn để tạo ra lợi nhuận của Vina Café mà tiếp tục đầu tư và cho vay
3.4.2 EPS
Đồ thị 10 Chỉ tiêu EPS và P/E
Dựa vào số liệu của công ty Vina Café được tính toán ở Phụ lục 9 và số liệu trung bình ngành ở Phụ lục 10: Vào năm 2019, chỉ số EPS là 25.500 có nghĩa cứ mỗi cổ phiếu mà nhà đầu tư năm giữ sẽ đem lại 25.500 đồng lợi nhuận Thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng lên vào năm 2020 và cũng giảm sút vào năm 2021 Lý do đến từ lợi nhuận sau thuế của Vina Café sụt giảm, trong khi số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành không đổi Dù vậy, EPS năm 2021 vẫn gần gấp 4 lần EPS của trung bình ngành Vì vậy, dù dịch bệnh diễn ra phức tạp, Vina Café vẫn đem lại cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu một mức lợi nhuận khá cao Điều này tạo cho các chủ sở hữu Vina Café niềm tin khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp vì tin tưởng rằng mỗi cổ phiếu mà mình nắm giữ đều đem lại khoản thu nhập đáng kể
3.4.3 P/E
Dựa vào số liệu của công ty Vina Café được tính toán ở Phụ lục 9 và số liệu trung bình ngành ở Phụ lục 10: Chỉ số P/E của Vina Café tăng dần theo từng năm Năm 2019, mức giá mà nhà đầu tư sẵn sang bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu là 6,98 đồng Tỷ số này tăng dần đến năm 2021, nhà đầu tư sẵn sang bỏ ra đến 14,54 đồng Con
số này thể hiện càng ngày nhà đầu tư càng kỳ vọng vào sự tăng trưởng thu nhập đến từ cổ phiếu của Vina Café
8.34 14.54
0 5 10 15 20
0 10000 20000 30000
Trang 2616
đông được nhận được trong trường hợp công ty phá sản và các tài sản được thanh lý lần lượt qua các năm là: 54256, 56376, 47499 Vì số lượng cổ phiếu lưu hành qua các năm không đổi nên biến động này xảy ra do vốn chủ sở hữu của Vina Café thay đổi
Chỉ số P/B của DN liên tục tăng qua từng năm Năm 2021 đạt mức cao nhất 4.93 cho thấy P/B tăng 0.93 so với năm 2020 và 1.66 so với năm 2019 P/B đạt mức tăng ổn định thể hiện DN đang tiến triển ổn định về tài chính P/B ngày càng cao thể hiện kỳ vọng vào
cổ phiếu của Vina Café đang tốt, điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng chi trả tiền nhiều hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp So sánh với số liệu trung bình ngành là 3,92 năm 2021, P/B của Vina Café đang cao hơn
3.5 Các chỉ số phản ánh hiệu quả dòng tiền
Dựa trên số liệu đã tính toán ở Phụ lục 11, Tỷ số dòng tiền HĐKD trên doanh thu thuầncũng cùng xu hướng biến động: năm 2019, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu được dòng tiền thực thu được là 21 đồng con số này tăng lên 54 đồng vào năm 2020 và giảm xuống chỉ còn 27 đồng năm 2021 Khả năng tạo ra tiền từ doanh thu của doanh nghiệp không ổn định Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ số này sụt giảm tốc độ giảm của lưu chuyển tiền thuần nhanh hơn nhiều so với tốc độ suy giảm doanh thu Tuy nhiên nếu đem
so sánh với số liệu TB ngành 2021 (12.38%) thì con số này của VCF vẫn khả quan Vì vậy, các nhà quản lý tuy thận trọng hơn trong kiểm soát dòng tiền nhưng vẫn tin tưởng vào khả năng tạo ra tiền của Vina Café so với các DN khác cùng ngành
Tỷ số dòng tiền từ HĐKD trên tổng tài sản cũng cùng xu hướng biến động với tỷ số dòng tiền HĐKD trên doanh thu thuần Nếu năm 2019, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được 30 đồng tiền thuần thì năm 2020 con số này tăng lên 73 và sụt giảm xuống 30 Nguyên nhân chính cũng vì dòng tiền thuần từ HĐKD giảm mạnh Xu hướng này tác động đến tâm lý các nhà quản lý và chủ sở hữu về khả năng thu được tiền trên thực tế.Các chỉ số còn lại như dòng tiền HĐKD trên lợi nhuận thuần, dòng tiền trên mỗi cổ phần,…cũng có xu hướng tăng giảm như các chỉ tiêu trên Do vậy, kết luận chung rằng hiệu quả dòng tiền của năm 2021 thấp hơn hẳn so với năm 2020 và hiệu quả biến động qua các năm Dòng tiền thu được thể hiện sự bất ổn định, tuy nhiên hầu như trong các doanh nghiệp cùng ngành đều chịu tác động như thế vì dịch bệnh Covid-19 diễn ra quá phức tạp trong các năm qua
Trang 2717
4.1 Phân tích rủi ro kinh doanh:
4.1.1 Phân tích định tính:
Nhu cầu thị trường: hiện nay trên thị trường hệ thống phân phối sản phẩm của Vinacafe Biên Hòa đã tích hợp vào mạng lưới phân phối thực phẩm và đồ uống rộng lớn nhất tại Việt Nam tăng trưởng mạnh và chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế, phục vụ những nhu cầu cơ bản thiết yếu của con người Tuy những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-
19 kéo dài, giá nguyên liệu tăng và thị trường cà phê hòa tan nội địa cạnh tranh gay gắt, nhu cầu thị trường trong những năm gần đây cũng sụt giảm
Sự thay đổi giá của các yếu tố đầu vào: rủi ro về sự ổn định nguyên liệu do nhiều yếu tố tác động như thời tiết, chi phí nhập khẩu các nguyên liệu từ ngoài nước dẫn đến sự thay đổi giá cả đầu vào là rất lớn
Mỗi năm cà phê chỉ thường cho thu hoạch 1 lần Chính vì vậy nguồn cung ra thị trường thường tập trung vào một thời điểm nhất định Lúc này đa số giá cà phê sẽ bị giảm Ngược lại, thời điểm gần đầu mùa thì giá thường có xu hướng tăng lên
Khả năng thay đổi giá bán: trên thị trường có khá nhiều đối thủ cạnh tranh đưa ra thị trường nhiều mặt hàng điều này cũng ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm dễ dao động
vì sự thay đổi giá cả dẫn đến khách hàng thay đổi sản phẩm tiêu thụ ản phẩm chính của SVina Café khá nhạy cảm với giá Do đó, việc thay đổi giá bán khá khó khăn
4.1.2 Phân tích định lượng:
Giả định rằng, trong chi phí bán hàng của Vina
Café biến phí chiếm 80% và định phí chiếm
20%; còn chi phí quản lý doanh nghiệp, biến
phí và định phí lần lượt chiếm 20% và 80%
Tính toán được trình bày ở Phụ lục 12
Hệ số đòn bẩy kinh doanh qua các năm dao
động quanh mức 1 Năm 2019, doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận kinh doanh thay đổi 1,042% Năm 2021, doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận kinh doanh tăng 1,085% Do đó, gần như không có sự khuếch đại lợi nhuận kinh doanh nào khi doanh thu tăng hoặc giảm Lợi nhuận cũng chỉ tăng tương ứng với doanh thu trong trường hợp mở rộng thị trường làm doanh thu tăng, hay trong trường hợp lượng tiêu thụ giảm làm doanh thu giảm, lợi nhuận cũng không giảm mạnh Điều này giúp cho các chủ sở hữu của Vina Café – những
1.042 1.027 1.085
0.980 1.020 1.040 1.080
2019 2020 2021
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh
Đồ thị11Độ lớn đòn bẩy kinh doanh
Trang 2818
người ngại rủi ro an tâm hơn khi tình hình kinh doanh của Vina Café tiến triển không thuận lợi
4.2 Phân tích rủi ro tài chính:
Dựa trên tính toán được trình bày ở Phụ lục 13
Độ lớn đòn bẩy tài chính của Vina Café dù có
giảm nhẹ nhưng vẫn dao động ổn định ở mức 1
qua các năm Năm 2019, nếu EBIT tăng 1% thì
lợi nhuận trên 1 đồng vốn chủ sở hữu cũng tăng
1,024%; đến năm 2021 khi EBIT tăng 1% thì lợi
nhuận trên 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tăng 1,009% Chỉ tiêu này giảm nhẹ là do giảm chi phí lãi vay, đặc biệt trong năm 2021, EBIT cũng giảm nhanh hơn 60% so với năm 2020
Do vậy, qua các năm hầu như lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu bị khuếch đại rất ít khi EBIT thay đổi ông ty đang hạn chế sử dụng tài trợ bằng nợ để tránh khuếch đại rủi C
ro khi EBIT giảm Hệ số đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm nhẹ qua các năm chứng tỏ rủi ro về tài chính của công ty ngày càng giảm Nếu trong trường hợp hoạt động kinh doanh không thuận lợi khiến EBIT giảm thì các chủ sở hữu vẫn hạn chế được khoản thua
lỗ, nhờ đó các chủ sở hữu – những người ngại rủi ro an tâm tiếp tục đầu tư vào công ty.4.3 Phân tích rủi ro mất khả năng thanh toán
4.3.1 Khả năng thanh toán hiện hành
Dựa trên dữ liệu phân tích ở Phụ lục 14, đối
với chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành,
có thể thấy chỉ số này có xu hướng biến động
trong ba năm gần đây Dù có biến động
nhưng cả 3 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 2
Năm 2019, 1 đồng NPTNH được đảm bảo
bởi 2,11 đồng TSNH; đến năm 2021, 1 đồng
nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 2,21 đồng TSNH Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của Vinacafe tương đối cao, đồng nghĩa với việc rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp Nếu so sánh con số này số liệu trung bình ngành 2,78 , thì khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp hơn Tuy nhiên vẫn đảm bảo lớn hơn 2, nhờ khả năng thanh toán hiện hànhkhá ổn, Vinacafe có thể tạo dựng được lòng tin không chỉ cho
1.024 1.014 1.009
1.000 1.010 1.020 1.030
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời
Đồ thị 12 Độ lớn đòn bẩy tài chính
Đồ thị 13 Khả năng thanh toán
Trang 2919
các nhà đầu tư mà cho cả những chủ nợ của công ty, vì vậy có thể dễ dàng huy động thêm vốn khi cần thiết
4.3.2 Khả năng thanh toán nhanh
Dựa trên dữ liệu tính toán ở Phụ lục 14, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có sự biến động mạnh khi năm 2019, 1 đồng NPTNH của doanh nghiệp được đảm bảo bằng 1,84 đồng TSNH có tính thanh khoản cao như tiền, đầu tư ngắn hạn và NPT Đến năm 2020, 1 đồng NPTNH được đảm bảo bởi 2,19 đồng TSNH có tính thanh khoản cao Riêng năm 2021, chỉ tiêu này giảm nhẹ xuống còn 1,86 do giảm các khoản nợ phải thu và tăng nhẹ nợ ngắn hạn Trong năm 2021, số liệu trung bình ngành của tỷ số thanh toán nhanh là 2,29 Có thể thấy con số của VCF thấp hơn đáng kể Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 thể hiện cho khả năng thanh toán ngay NPTNH của doanh nghiệp bằng các TSNH có tính thanh khoản cao Nhờ vậy, các bên đối tác cho vay của Vina Café vẫn có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của công ty trong trường hợp khẩn cấp không thể bán được hàng tồn kho
4.3.3 Khả năng thanh tức thời
Dựa trên Phụ lục 14 hệ số khả năng thanh toán tức thời của Vinacafe có xu hướng tăng,
Ở năm 2021, 1 đồng nợ ngắn hạn của Vina Café được đảm bảo bởi 1,86 đồng tiền Trong trường hợp khẩn cấp, tiền trong đơn vị vẫn đáp ứng đủ yêu cầu trả nợ trong ngắn hạn Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng này là do năm 2021 công ty thu hồi được lượng lớn nợ phải thu khách hàng giúp gia tăng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền Nnăm 2019, 2020 hệ số khả năng thanh toán tức thời lại khá thấp chứng tỏ khả năng dùng tiền để trang trải nợ ngắn hạn không tốt, do lượng tiền và tương đương tiền dự trữ cho thanh toán không cao Năm 2021 hệ số này lại vượt ngưỡng do Vinacafe
dự trữ quá nhiều tiền chính điều này sẽ làm mất đi cơ hội đầu tư sinh lời của doanh nghiệp Ngược lại với khả năng thanh toán nhanh hay thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán tức thời của Vina Café lại cao hơn so với trung bình ngành năm 2021 là 0,51 4.3.4 Số vòng quay NPT khách hàng
Dựa trên dữ liệu tính toán ở Phụ lục 14, chỉ tiêu số vòng quay NPT khách hàng có xu hướng tăng lên qua các năm: từ 2,96 vòng vào năm 2019 lên đến 13,84 vòng năm 2021 Như đã biết chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền Vì thế
có thể nói tốc độ thu hồi khoản phải thu càng về sau càng nhanh Đây là tín hiệu tích cực đối với doanh nghiệp vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh, do vậy đáp ứng nhu cầu
Trang 3020
thanh toán nợ Số ngày vòng quay NPT từ 121,47 ngày năm 2019 đến năm 2021 giảm chỉ còn 26,02 ngày Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hồi nợ, làm khả năng thanh toán tăng lên; tuy nhiên có vẻ như công ty đang thắt chặt chính sách tín dụng bán hàng có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu tiềm năng của công ty.4.3.5 Số vòng quay HTK
Nhìn vào số liệu tính toán ở Phụ lục 14, chỉ tiêu số vòng quay HTK có xu hướng giảm từ 9,29 vào năm 2019 xuống còn 7,07 vào năm 2021 Điều này sẽ làm giảm khả năng hoán chuyển tài sản này thành tiền Cùng với giảm số vòng quay HTK thì số ngày một vòng quay HTK cũng tăng lên Khi so với số liệu trung bình ngành số vòng quay HTK của doanh nghiệp thấp hơn Con số này thấp chứng tỏ Vinacafe đang bị ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho, làm giảm khả năng thanh toán Do vậy các nhà quản lý cần có biện pháp cải thiện việc tiêu thụ thành phẩm để giảm lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp
4.4 Khả năng thanh toán từ dòng tiền và khả năng thanh toán lãi vay
Nhìn vào số liệu tính toán ở Phụ lục 15, có thể thấy rằng chỉ số K dòng tiền HĐKD, tăng mạnh đến con số 2,493 trong năm 2020 và giảm còn 0,879, xấp xỉ bằng giá trị năm 2019vào năm 2021 Nguyên nhân là dù nợ ngắn hạn có giảm qua các năm nhưng chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD giảm mạnh trong năm 2021 Kết quả là khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng dòng tiền thuần sụt giảm và biến động qua các năm Có thể nói dòng tiền thuần hoạt động của VinaCafe năm 2019 và 2021 không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn VinaCafe cần gia tăng sản lượng bán hàng và quản lý thu chi dòng tiền HĐKD hả năng thanh toán lãi vay của VinaCafe có xu hướng tăng qua các Knăm Dù rằng lợi nhuận trước thuế của công ty có giảm nhưng đồng thời chi phí lãi vay cũng giảm mạnh khiến cho khả năng thanh toán lãi vay của Vinacafe tăng qua các năm
-Có thể nói công ty đang có mức lãi vay bé hơn rất nhiều so với EBIT, chính vì vậy công
ty luôn đủ khả năng thanh toán khoản lãi
4.5 Dự đoán rủi ro phá sản Altman Zscore:
Chúng tôi sử dụng mô hình để kiểm tra sức mạnh tín dụng nhằm đánh giá khả năng phá sản của Vina Café Altman Z-score dựa trên năm tỷ lệ TC có thể tính toán từ dữ liệu được tìm thấy trên báo cáo hàng năm của DN Z-Score = 1.2T1 + 1.4T2 + 3.3T3 + 0.6T4 + 1.0T5 Dựa trên kết quả tính toán ở Phụ lục 16 Z=8,63>2,99 vì vậy Vina Café là đơn vị nằm trong phạm vi an toàn, không phải đối mặt với rủi ro phá sản trong 2 năm đến và là công ty tiềm năng để đầu tư
Trang 3121
5.1 Phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản:
Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản, có thể thấy giá trị doanh nghiệp biến động qua các năm
Dựa trên Phụ lục 17, có thể nhận thấy rằng năm 2020, giá trị doanh nghiệp tăng 62 tỷ so với năm 2019 nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giảm nợ phải trả Đến năm 2021 giá trị doanh nghiệp đột ngột sụt giảm hơn 236 tỷ do tổng giá trị tài sản giảm hơn 1.262 tỷ Kết quả thu được này phù hợp với sự biến động kinh doanh của Công ty như các phân tích ở phần trước Sở dĩ giá trị doanh nghiệp biến động là do sự tác động của dịch bệnh Covid-
19 Trong điều kiện bình thường mới, chúng tôi hy vọng Vinacafé sẽ có bước chuyển mình đột phá và có nhiều triển vọng hơn trong tương lai
KẾT LUẬN CHUNG
Dựa vào những phân tích phía trên chúng tôi khuyến khích các nhà đầu tư nên nắm giữ hoặc mua cổ phiếu của Vinacafe vì những lý do sau:
Đầu tiêu phải kể đến là các chỉ số hiệu quả hoạt động ROS, ROA, ROE, ROCE, RE dù
có nhiều biến động do dịch bệnh nhưng nhìn chung vẫn cao hơn giá trị trung bình của ngành Cùng lúc đó chỉ số P/E của VinaCafé tăng dần theo từng năm, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư trên thị trường đang càng lúc càng kỳ vọng vào sự tăng trưởng thu nhập đến từ cổ phiếu của VinaCafe
Bên cạnh các tín hiệu tích cực từ chỉ số thể hiện hiệu quả hoạt động của công ty thì các chỉ số liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp cũng là một điểm thu hút đầu tư vào Vinacafe Qua các năm công ty hầu như không tận dụng tác động của đòn bẩy tài chính
và đòn bẩy kinh doanh để giảm thiểu rủi ro Các chỉ số khả năng thanh toán cũng được đảm bảo ở mức an toàn Thông qua dự đoán rủi ro phá sản Altman Zscore, có thể thấy giá trị Z=8,63>2,99 do đó Vina Café là đơn vị nằm trong phạm vi an toàn, không phải đối
m t v i rặ ớ ủi ro phá sản trong 2 năm đến cũng như là một công ty tiềm năng để đầu tư.Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là hiện tại tình hình dịch bệnh đã được đẩy lùi, nền kinh tế cũng theo đó mà hồi phục Điều này hứa hẹn cho sự phát triển trở lại của ngành tiêu dùng nói chung và Vinacafe nói riêng trong năm 2022 và những năm tới
Trang 32TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả
[1] "https://kinhtequantri.com/phan-tich-pestle-viet-nam-2021/," [Online] [2] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59697097 [Online]
[3] "https://vuicoffee.com/kien-thuc/gia- -phe- -de-bien-dong-khong," [Online] ca co[4] "https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/19637-thi truong- - -phe-ca tang-truong-trogian-nan-nhung-van-mo-ra-nhieu- -hoi," [Online] co