1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf

38 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Tác giả Phạm Thị Quý Chương, Trần Thị Thanh Thảo, Lê Thị Tiểu Vi
Người hướng dẫn Trương Hồng Trình
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị tài chính
Thể loại Báo cáo bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,05 MB

Cấu trúc

  • I. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (4)
    • 1. Giới thiệu công ty (4)
    • 2. Lịch sử hình thành (4)
    • 3. Tầm nhìn và sứ mệnh (5)
    • 4. Đặc điểm chính của ngành sản xuất thép (5)
      • 4.1. Ngành nghề kinh doanh chính (5)
      • 4.2. Đặc điểm chính của ngành sản xuất thép (6)
    • 5. Cơ cấu tổ chức (7)
    • 6. Vị thế công ty (7)
    • 7. Đối thủ cạnh tranh (8)
    • 8. Chiến lược phát triển (8)
  • II. Phân tích cơ cấu tài sản (9)
  • III. Phân tích các chỉ số tài chính (12)
    • 1. Thông số khả năng sinh lợi (12)
    • 2. Thông số khả năng thanh toán (14)
    • 3. Thông số hoạt động (16)
    • 4. Thông số nợ (20)
    • 5. Thông số thị trường (21)
  • IV. Kết luận về tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát (22)
    • 1. Nhóm thông số khả năng sinh lợi (22)
    • 2. Nhóm thông số khả năng thanh toán (23)
    • 3. Nhóm thông số hoạt động (24)
    • 4. Nhóm thông số nợ (25)
    • 5. Nhóm thông số thị trường (25)
  • Phụ lục (27)

Nội dung

Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Giới thiệu công ty

 Tên pháp định: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

 Tên quốc tế: Hoa Phat Group Joint Stock Company

 Tên viết tắt: Hoa Phat Group

 Trụ sở chính: Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

 Người đại diện: Nguyễn Việt Thắng

 Nhóm ngành: Sản xuất Thép

Hình 1 Logo Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Lịch sử hình thành

 Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát – Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát.

 Năm 1995: Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát

 Năm 1996: Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.

 Tháng 10/2001: Thành lập Công ty TNHH Sắt Thép Hòa Phát tham gia sản xuất thép xây dựng (tiền thân của Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên).

 Năm 2004: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát.

 Năm 2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam your phone? Save to read later on your computer

 Tháng 8/2012: Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước.

 Tháng 2/2016: Hoàn thành đầu tư Khu liên hợp gang thép Hòa Phát, nâng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm.

 Tháng 2/2017: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi.

 Tháng 4/2018: Công ty TNHH Tôn Hòa Phát chính thức cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm tôn mạ màu chất lượng cao.

 Tháng 11/2020: Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng thương mại ra thị trường

 Tháng 12/2020: Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc ra đời các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.

 Tháng 9/2021: Tập đoàn quyết định thành lập Tổng Công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát với lĩnh vực hoạt động: Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện máy - gia dụng.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn: Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó

Thép là lĩnh vực cốt lõi

Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng.

Đặc điểm chính của ngành sản xuất thép

4.1 Ngành nghề kinh doanh chính:

 Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép.

 Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp.

 Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox.

 Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu.

 Luyện gang, thép; Đúc gang, sắt, thép.

 Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu.

 Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ.

 Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học.

 Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí.

 Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị.

 Kinh doanh bất động sản.

 Sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt,…

4.2 Đặc điểm chính của ngành sản xuất thép:

Sản xuất thép phức tạp bởi có nhiều mẫu mã, nhiều quy trình, nhiều trang thiết bị và nhiều yếu tố tác động Để quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả, cần thực hiện nhiều tính toán và gia tăng mức độ phạm vi câu hỏi nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu.

Biến động lớn, nhiều điều kiện không chắc chắn, có thể thay đổi kế hoạch sản xuất giữa chừng, và có thể có sự cố trong quá trình sản xuất (hỏng thiết bị, cần sửa chữa, thép nung không đạt tiêu chuẩn…).

Quặng thô cần phải xử lý xong mới có thể tiến hành sản xuất thép, thời gian chờ của mỗi lò cần phải ngắn hơn thời gian mà quá trình sản xuất thô yêu cầu Để tăng sản lượng đầu ra, các máy đúc cần phải làm việc liên tục Hơn nữa, một số thiết bị cần được bảo trì thường xuyên, ví dụ các thiết bị ở khu vực lò nung Chúng là những quy tắc cần có lúc lập kế hoạch sản xuất.

Tỉ lệ cho ra thành phẩm và thời gian sản xuất cần được cải thiện Đó là những mục tiêu quan trọng nhất cần xem xét trong quản lý sản xuất thép Thêm nữa, tận dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả, giảm chi phí, đáp ứng hạn giao hàng theo yêu cầu của khách và nhiều thứ khác cần được quản lý như những đối tượng trong quá trình sản xuất kim loại

Trong quá trình sản xuất thép của các doanh nghiệp, băng chuyền nguyên liệu nên được vận hành theo cách hiệu quả nhất Các dây chuyền cần liên kết chặt chẽ với nhau, các dây chuyền sản xuất đồng thời cần được xem xét nhằm nhận ra sự hòa hợp giữa kế hoạch sản xuất và khả năng xử lý lỗi khi có sự cố Người quản lý cũng cần nhận ra sự cân bằng giữa các tài nguyên gồm phân chia nhiệm vụ về các lò sản xuất thép khác nhau, máy tiện, máy đúc, máy cán và lò nung.

Cơ cấu tổ chức

Hình 2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Vị thế công ty

Tập đoàn Hòa Phát đã trở thành một trong những công ty sản xuất công nghiệp lớn nhất Việt Nam Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn Hòa Phát Thép Hòa Phát nằm trong top dẫn đầu cả nước với hệ thống sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đủ chủng loại, mác thép khác nhau Với 30 năm hình thành và phát triển, Hòa Phát đạt những giải thưởng danh giá nổi bật nhất như:

 Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

 Top 10 Doanh Nghiệp có lợi nhuận tốt nhất

 Top 5 Doanh Nghiệp niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam

 Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới

Đối thủ cạnh tranh

Khi thị trường ngày càng mở rộng, việc xuất hiện thêm nhiều đối thủ gia nhập là không tránh khỏi Hiện nay, Hòa Phát đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ông lớn như VNSteel, Pomina, Formosa, Thép Thái Nguyên, Vina Kyoei,…

VNSteel: Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần giảm gần 31% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần không đủ bù chi phí nên VNSteel đã lỗ

Với Hòa Phát: Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Hòa

Phát đã lần lượt giảm 31% và 85% so với cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn đó, Hòa Phát vẫn có lãi.

Hòa Phát là nhà sản xuất thép xây dựng chiếm 33,81% thị phần, là công ty nắm giữ thị phần lớn và tiếp tục giữ vững phong thái người dẫn đầu thị phần các doanh nghiệp thép trong nước; xếp sau là VNSteel chiếm 12,92% thị phần Các doanh nghiệp xếp sau lần lượt là Formosa

Hà Tĩnh, Ống thép Việt Đức, POSCO Yamato Vina,…

Kết luận: VN Steal cùng chung tầm nhìn và sứ mệnh với Hòa Phát là trở thành tập đoàn sản xuất thép công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và cung cấp ra thị trường các sản phẩm thép dẫn đầu về chất lượng và bền vững cùng thời gian Danh mục sản phẩm của Thép Hòa Phát vàVNSteel trong lĩnh vực công nghiệp cũng khá tương đồng như: Thép xây dựng, HRC, Thép cán nguội, Tôn mạ, Ống thép.

Chiến lược phát triển

Mục tiêu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát:

 Năm 2025, Hòa Phát sẽ lọt Top 30 DN thép lớn nhất thế giới.

 Dẫn đầu thị phần toàn quốc về thép xây dựng và ống thép.

 Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ khắp 5 châu.

 Định hướng đầu tư phát triển “Thép xanh”. Để thực hiện các mục tiêu này, Hòa Phát đã triển khai một số chiến lược cụ thể như sau:

Tạo giá trị từ quy mô và quy trình sản xuất khép kín: Các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Hòa Phát không ngừng mở rộng dựa trên ba mảng kinh doanh chính là sản xuất thép, hàng gia dụng và xây dựng nhằm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu rủi ro kinh doanh Quy trình sản xuất khép kín sẽ tạo nên lợi thế không nhỏ cho Tập đoàn trong việc giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên phát triển sản xuất các loại thép chất lượng cao: Chiến lược của Hòa Phát trong ngắn và dài hạn thì thép vẫn là lĩnh vực cốt lõi của tập đoàn Năm 2023, Hòa Phát sẽ đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo, cho ngành đóng tàu, ô tô, ốc vít, dự lực Ưu tiên trong thời gian trước mắt Hòa Phát sẽ tập trung cao độ cho dự án Nhà máy thép Dung Quất 2

Sản xuất thép xanh: Hòa Phát đề cao việc đầu tư, sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng, tài nguyên thiên nhiên Đồng thời nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường ở các khu vực sản xuất của Hòa Phát trên toàn quốc Toàn bộ khí, nhiệt dư được thu hồi để phát điện hoặc tái sử dụng trong quá trình luyện gang thép

Nâng cao năng lực cạnh tranh: Hòa Phát chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh Bên cạnh đó, Tập đoàn Hòa Phát cũng đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Hòa Phát đã đầu tư hạ tầng để số hóa, tiến tới chuyển đổi số, áp dụng những giải pháp, ứng dụng mới nhất vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu tài sản

Tiền và các khoản tương đương tiền 10,41% 12,61% 4,89% Đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn 4,66% 4,30% 5,81%

Tài sản ngắn hạn khác

Các khoản phải thu dài hạn 0,23% 0,45% 0,53%

Tài sản dài hạn khác

Nhìn chung, tài sản ngắn hạn tăng mạnh trong giai đoạn 2020 - 2021, sau đó có sự giảm nhẹ hơn trong giai đoạn 2021 - 2022 nhưng vẫn cao hơn năm 2020 và đến cuối năm 2022 đạt 47.27% (so với 43.15% vào năm 2020) Ngược lại, tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng nhẹ trong giai đoạn 2020 - 2021 từ 10,41% lên 12,61% rồi giảm mạnh trong giai đoạn 2021 -

2022 từ 12,61% xuống 4,89% Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Hòa Phát, cho thấy công ty vẫn có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của mình

Trong khi đó, tài sản dài hạn lại cho thấy điều ngược lại so với tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của Công ty Hòa Phát cũng có xu hướng giảm rồi tăng từ năm

2020 đến năm 2022 Cụ thể, tỷ trọng tài sản dài hạn giảm từ 56,85% xuống 47,17% rồi tăng đến 52,73% Trong đó, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản cũng giảm từ 49,85% xuống 38,87% rồi tăng lại đến 41,58% Cộng với việc hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng tăng, => Hoà Phát đang trong gia tăng quy mô sản xuất của mình.

Xét về tổng thể, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của Công ty Hòa Phát vẫn chiếm tỷ trọng lớn, ở mức trên 50% Điều này cho thấy Công ty vẫn có khả năng tài chính vững mạnh, có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính dài hạn của mình Diễn biến này cũng cho thấy Công ty Hòa Phát đang chuyển hướng đầu tư từ tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn Điều này là phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay, khi Công ty đang có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh bao gồm xây dựng nhà máy thép

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ở giai đoạn 2020 – 2022 cho ta thấy một sự trái ngược, trong khi nợ phải trả giảm sút thì vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này lại cho thấy sự tăng lên rõ.

Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty Hòa Phát đang có xu hướng giảm dần từ năm 2020 đến năm 2022 Cụ thể, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm từ 54,97% xuống 43,57% Trong đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn cũng giảm từ 39,52% xuống 36,63% Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Công ty Hòa Phát cũng có xu hướng tăng dần từ năm 2020 đến năm 2022 Cụ thể, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn tăng từ 45,03% lên 56,43% Trong đó, tỷ trọng vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn cũng tăng từ 25,19% lên 34,14%.

Xét về tổng thể, nguồn vốn của Công ty Hòa Phát đang có xu hướng chuyển dịch từ nợ phải trả sang vốn chủ sở hữu bằng cách giảm bớt phụ thuộc vào nợ vay, tăng cường sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Phân tích các chỉ số tài chính

Thông số khả năng sinh lợi

Lợi nhuận hoạt động biên 17,04 24,76 7,02

Bảng 1 Thông số khả năng sinh lợi

Biểu đồ thể hiện lợi nhuận biên

Lợi nhuận gộp biên Lợi nhuận ròng biên Lợi nhuận hoạt động biên

Hình 3 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận biên

Lợi nhuận gộp biên của Hòa Phát năm 2022 là 11,85 nghĩa là với 1 đồng doanh thu thì Hòa Phát sẽ thu về 11,85 đồng lợi nhuận Lợi nhuận gộp biên của Hòa Phát tăng trưởng ổn định trong năm 2020 - 2021 tăng từ 20,98 lên 27,46 do doanh thu thuần và lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận gộp cao hơn Trong năm 2021 -

2022 lợi nhuận gộp biên của Hòa Phát sụt giảm từ 27,46 xuống 11,85 do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm Diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022 Đồng thời giá vốn hàng bán tăng lên do giá thành sản xuất cao và dự phòng hàng tồn kho tăng.

Lợi nhuận hoạt động biên của Hòa Phát tăng từ 17,04 lên 24,76 trong năm 2020 - 2021 là do lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn này tăng mạnh từ 15 nghìn tỷ đồng lên 37 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2022, chỉ số lợi nhuận hoạt động biên sụt giảm mạnh xuống 7,02 Nguyên nhân gây ra việc này chủ yếu xuất phát từ việc lợi nhuận trước thuế của Hòa Phát giảm mạnh do chi phí hoạt động trong năm này tăng.

Lợi nhuận ròng biên của Hòa Phát trong giai đoạn năm 2020 - 2021 tăng từ 14,99 lên 23,06 do doanh thu thuần và lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên nhưng lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn Từ năm 2021 –

2022, do chi phí lãi vay tăng lên làm cho lợi nhuận ròng biên của Hòa Phát giảm từ 23,06 xuống 5,97.

Thu nhập trên tài sản và thu nhập trên vốn chủ:

Thu nhập trên tài sản (ROA) 10,27 19,37 4,96

Thu nhập trên vốn chủ (ROE) 22,81 38,03 8,79

Bảng 2 Thu nhập trên tài sản và thu nhập trên vốn chủ

Biểu đồ thể hiện thu nhập trên tổng tài sản và thu nhập trên vốn chủ

Thu nhập trên tài sản (ROA) Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

Hình 4 Biểu đồ thể hiện thu nhập trên tổng tài sản và thu nhập trên vốn chủ

Thu nhập trên tổng tài sản của Hòa Phát trong giai đoạn năm 2020 - 2021 tăng từ 10,27 lên 19,37 Từ năm 2021 – 2022, thu nhập trên tổng tài sản của Hòa Phát giảm từ 19,37 xuống 4,96 Chỉ số thu nhập trên tổng tài sản của Hòa Phát trong năm 2022 là 4,96, thấp nhất trong vòng 3 năm từ 2020 – 2022 nghĩa là khả năng sinh lời ở năm 2022 thấp nhất Doanh thu năm

2022 giảm cùng với giá nguyên vật liệu, chi phí hoạt động và chi phí lãi vay tăng gây sụt giảm mạnh về lợi nhuận thuần sau thuế Bên cạnh đó, Hòa Phát vẫn chưa hiệu quả trong việc sử dụng hết công suất tài sản

Thu nhập trên vốn chủ của Hòa Phát trong giai đoạn năm 2020 – 2021 tăng từ 22,81 lên38,03 là bởi vì lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng vốn chủ sở hữu đều tăng lên tuy nhiên tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn lợi nhuận thuần sau thuế do đó chỉ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu của công ty vẫn tăng Và từ năm 2021 – 2022 giảm từ 38,03 xuống8,79 do lợi nhuận thuần sau thuế của Hòa Phát giảm mạnh nhưng tổng vốn chủ sở hữu vẫn tăng nhẹ nguyên nhân là vì công ty đã phát hành thêm cổ phiếu.

Thông số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện thời 1,09 1,28 1,29

Khả năng thanh toán nhanh 0,59 0,71 0,74

Khả năng thanh toán tức thời 0,26 0,31 0,13

Bảng 3 Nhóm thông số khả năng thanh toán

Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời

Hình 5 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán

Thông số khả năng thanh toán hiện thời tăng đều đặn từng năm 2020 - 2022 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1 cho thấy Hòa Phát có khả năng cao sẵn sàng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn Giai đoạn từ 2020 - 2021, khả năng thanh toán hiện thời tăng mạnh từ1.09 đến 1.28 do tài sản ngắn hạn tăng cao hơn rõ so với nợ ngắn hạn vì giai đoạn này Hòa Phát đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm tăng tài sản ngắn hạn do nguyên vật liệu nhập vào và tăng nợ vay do huy động thêm vốn Sau đó 2021 - 2022 tăng nhẹ từ 1.28 đến 1.29 do nợ ngắn hạn giảm nhẹ hơn so tài sản ngắn hạn vì giai đoạn này tiền và các khoản tương đương tiền củaCông ty Hòa Phát đã được đầu tư cho các dự án mở rộng quy mô sản xuất ở giai đoạn trước và phải trả nợ vay cho các dự án này Điều này vẫn cho thấy Hòa Phát có thể đảm bảo chi trả cho các khoản nợ cao và rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp.

Thông số khả năng thanh toán nhanh tăng đều đặn từng năm 2020 - 2022 Từ năm 2020 -

2021, chỉ số khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát tăng mạnh từ 0.59 đến 0.71 có nghĩa là Hòa Phát có thể sử dụng các tài sản có tính thanh khoản cao để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 90 ngày với tỷ lệ 71% Đến năm 2022 con số này tiếp tục tăng nhẹ đến 0.74 nghĩa là Hòa Phát có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 90 ngày với tỷ lệ 74%. Khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát (0.5 < Hnh < 1) phản ánh Hòa Phát ở mức bình thường hay có thể doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn.

Thông số khả năng thanh toán tức thời của Hòa Phát có xu hướng tăng trong năm 2021 và giảm mạnh trong năm 2022 Cụ thể, chỉ số này tăng từ 0,26 vào năm 2020 lên 0,31 vào năm

2021 vì tỷ lệ tăng trưởng tiền và các khoản tương đương tiền (64,07%) nhanh hơn tăng trưởng nợ ngắn hạn (41,34%) do Hòa Phát đang ưu tiên sử dụng tiền mặt để đầu tư cho các dự án mở rộng quy mô sản xuất, thay vì tích lũy và thông số này giảm xuống 0.13 vào năm 2022 do Hòa Phát đã sử dụng một phần tiền mặt và các khoản tương đương tiền để đầu tư tài sản cố định và để trả bớt nợ, đặc biệt là các khoản phải trả người bán Hệ số thanh toán tức thời thấp 1 thể hiện công ty có khoản nợ vay chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu, nghĩa là tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ Các hệ số 2021, 2022 lần lượt là 0,96, 0,77 đều < 1 cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn đi vay thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp cao Trong giai đoạn 2020 - 2022, Hòa Phát phát hành 500 triệu cổ phiếu năm 2020, đến 2022 tiếp tục phát hành 1,34 tỷ cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông năm 202 điều này làm tăng vốn chủ sở hữu đồng thời giảm nợ phải trả Giai đoạn 2020 - 2021, Hòa Phát đã tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đã dẫn đến nhu cầu vốn tăng cao của Hòa Phát dẫn đến tăng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của giai đoạn 2020 - 2022 có xu hướng tăng rồi lại giảm Số lần đảm bảo lãi vay tăng từ 5,39 lần trong năm 2020 lên 9,92 lần trong năm 2021 do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đột biến và giảm xuống còn 1,39 lần trong năm 2022 do chi phí tài chính tăng đột biến Từ năm 2020 - 2022 số lần đảm bảo lãi vay của công ty lớn hơn 1 (dao động từ 5,39 lên 9,92 rồi giảm xuống 1,39) cho biết công ty có thể đáp ứng khoản chi trả tiền lãi vay và tạo ra một lớp đệm an toàn đối với người cho vay.

Thông số thị trường

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) 4506 8630 1636

Giá thị trường/ Giá sổ sách kế toán (P/B) 2,32 2,29 1,09

Bảng 9 Nhóm thông số thị trường

Lãi cơ bản trên cổ phiếu hiện hành năm 2022 là 1636 VNĐ tức là trên mỗi cổ phiếu được phát hành và lưu hành thì số thu nhập mà mỗi cổ đông được hưởng là 1636 VNĐ/CP Chỉ số EPS trong năm 2020 – 2021 (lãi cơ bản trên cổ phiếu hiện hành) có mức tăng trưởng từ 4506 VNĐ lên 8630 VNĐ do công ty đang có lợi nhuận thuần tốt trong năm 2020 và 2021 Tuy nhiên, vào năm 2021 – 2022, thông số này giảm mạnh từ 8630 VNĐ đến 1636 VNĐ (giảm 6994 VNĐ) vì phát hành thêm cổ phiếu nhưng lợi nhuận thuần sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh. Giá trên thu nhập của Hòa Phát trong năm 2022 là 11 nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng chi trả

11 VNĐ cho mỗi đồng lợi nhuận của công ty Giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu của Hòa Phát sụt giảm mạnh trên mỗi đồng lợi nhuận của công ty do sự giảm giá của cổ phiếu trong năm 2020 – 2021 từ 9,2 xuống 5,38 Điều này làm cho các nhà đầu tư cân nhắc trong việc có nên đầu tư vào công ty nữa hay không Trong năm 2021 – 2022, giá trên thu nhập tăng từ 5,38 lên 11 do công ty phát hành thêm cổ phiếu, theo đó các nhà đầu tư đánh giá cao công ty trong khoảng thời gian này và họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho một mức thu nhập nhất định của công ty so với năm

Giá thị trường trên giá trị sổ sách của Hòa Phát năm 2022 là 1,09 nghĩa là giá thị trường của cổ phiếu gấp 1,09 lần so với giá ghi sổ, cổ phiếu đang được định giá cao Từ năm 2020 –

2021, giá thị trường trên giá trị sổ sách của Hòa Phát giảm nhẹ từ 2,32 xuống 2,29 Từ năm 2021– 2022, giá thị trường trên giá trị sổ sách của Hòa Phát tiếp tục giảm mạnh xuống mức 1,09.Nguyên nhân giảm xuất phát từ giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu tăng do vốn chủ và số lượng cổ phiếu được lưu hành tăng nhưng vốn chủ có tốc độ tăng trưởng cao hơn làm cho giá thị trường trên giá trị sổ sách có sự sụt giảm nhẹ Nhưng nhìn chung chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách trong ba năm đều lớn hơn 1, năm 2020 (2,32), năm 2021 (2,29), năm 2022 (1,09), điều này cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng trả cao hơn giá trị sổ sách khi mua cổ phiếu của công ty.

Ngày đăng: 04/06/2024, 15:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Logo Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Hình 1. Logo Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Trang 4)
Hình 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Hình 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Trang 7)
Bảng 1. Thông số khả năng sinh lợi - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 1. Thông số khả năng sinh lợi (Trang 12)
Bảng 2. Thu nhập trên tài sản và thu nhập trên vốn chủ - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 2. Thu nhập trên tài sản và thu nhập trên vốn chủ (Trang 13)
Hình 4. Biểu đồ thể hiện thu nhập trên tổng tài sản và thu nhập trên vốn chủ - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Hình 4. Biểu đồ thể hiện thu nhập trên tổng tài sản và thu nhập trên vốn chủ (Trang 14)
Bảng 3. Nhóm thông số khả năng thanh toán - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 3. Nhóm thông số khả năng thanh toán (Trang 15)
Bảng 4. Vòng quay khoản phải thu - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 4. Vòng quay khoản phải thu (Trang 16)
Hình 6. Biểu đồ thể hiện số vòng quay khoản phải thu khách hàng - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Hình 6. Biểu đồ thể hiện số vòng quay khoản phải thu khách hàng (Trang 17)
Bảng 5. Vòng quay tồn kho - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 5. Vòng quay tồn kho (Trang 18)
Bảng 6. Vòng quay phải trả cho người bán - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 6. Vòng quay phải trả cho người bán (Trang 18)
Hình 7. Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Hình 7. Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản (Trang 19)
Bảng 8. Nhóm thông số nợ - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 8. Nhóm thông số nợ (Trang 20)
Bảng 9. Nhóm thông số thị trường - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 9. Nhóm thông số thị trường (Trang 21)
Bảng 10. Nhóm thông số khả năng sinh lợi - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 10. Nhóm thông số khả năng sinh lợi (Trang 23)
Bảng 11. Nhóm thông số khả năng thanh toán - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 11. Nhóm thông số khả năng thanh toán (Trang 23)
Bảng 12. Nhóm thông số hoạt động - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 12. Nhóm thông số hoạt động (Trang 24)
Bảng 14. Nhóm thông số thị trường - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 14. Nhóm thông số thị trường (Trang 25)
Bảng 13. Nhóm thông số nợ - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng 13. Nhóm thông số nợ (Trang 25)
Bảng cân đối kế toán 3 năm 2020, 2021, 2022 - (Tiểu Luận) Báo Cáo Bài Tập Nhóm Phân Tích Báo Cáo Tài Chínhcông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát.pdf
Bảng c ân đối kế toán 3 năm 2020, 2021, 2022 (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w