Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanhnghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải lu
Trang 12309TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TRONG KINH DOANH
Lớp học phần: 2321101030309 Giảng viên giảng dạy: TS Tô Anh Thơ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO
GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Ngọc Hạnh - 2021003210Phạm Lê Đăng Khoa - 2021003243Phạm Hà Kiều My - 2021003692Phan Thị Mỹ Tiên - 2021000443Lâm Hiếu Vĩ - 2021000479
Trang 26 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
7 BVQI Tổ chức chứng nhận chất lượng quốctế độc lập
2
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chính 26
Bảng 2.2: Phân tích kết quả hoạt động tài chính 27
Bảng 2.3: Phân tích kết quả từ hoạt động khác 28
Bảng 2.4: Phân tích tổng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 29
Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn của Công ty KIDO giai đoạn 2020 – 2022 30
Bảng 2.6: Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2020 - 2022 32
Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty từ 2020 - 2022 34
Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty từ năm 2020 - 2022 35
Bảng 2.9: Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty từ năm 2020 - 2022 36
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chỉ tiêu tình hình cơ cấu đầu tư 37
Bảng 2.11: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 - 2022 40
Bảng 2.12: Phân tích tình hình công nợ của Công ty KIDO 40
Bảng 2.13: Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty KIDO 43
Bảng 2.14: Phân tích tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty 44
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 22
4
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC HÌNH 4
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Phương pháp nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Bố cục của đề tài 9
CHƯƠNG 1: 10
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 10
1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 10
1.2 MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 10
1.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH.10 1.4 TÀI LIỆU SỬ DỤNG CHO VIỆC PHÂN TÍCH 11
1.4.1 Bảng cân đối kế toán 11
1.4.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 11
1.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 11
1.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 12
1.5 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 12
1.6 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 14
1.6.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 14
1.6.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và chính sách huy động vốn 15
1.6.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 15
1.6.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh 16
1.6.5 Dự báo nhu cầu tài chính 16
CHƯƠNG 2: 17 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
Trang 62.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty 17
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh 21
2.1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 22
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức 23
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO 26
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 26 2.2.2 Phân tích nguồn vốn 31
2.2.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn 33
2.2.4 Phân tích khả năng thanh toán 35
2.2.5 Phân tích cơ cấu đầu tư 38
2.2.6 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 40
2.2.7 Phân tích công nợ 41
2.2.8 Phân tích khả năng sinh lời 44
CHƯƠNG 3: 46
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO 46
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG 46
3.1.1 Kết quả đạt được 46
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 47
3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 47
KẾT LUẬN 49
6
Trang 7báo trong kinh…
Trường Đại học Tài…
374 documents
Go to course
Nhóm 4, phần tích tình hình tài chính…
Trang 8BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
4 Phan Thị Mỹ Tiên 2021000443 Cơ sở lý thuyết về phân tích tình
hình tài chính
5 Lâm Hiếu Vĩ 2021000479
Phân tích khái quát tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán và cơ cấu đầu tư
7
Correctional AdministrationCriminology 96% (114)
8
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngàycàng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách chocác doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanhnghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì
nó quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanhnghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định đượcmột cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thôngtin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi
ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháphữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh
tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO là doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinhdoanh nhiều mặt hàng Công ty đã có đóng góp to lớn trong quá trình phát triển nềnkinh tế quốc dân nói chung và ngành hàng thực phẩm nói riêng Chính vì vậy, yêu cầuđặt ra đối với Công ty KIDO là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho
sự phát triển lâu dài của đất nước Xuất phát từ những lý do trên mà nhóm chúng tôi đãchọn đề tài:
nhằm tìm hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của KIDO, qua đókhắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty
2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản về mặt lý thuyết của phân tích tình hình tài chính.Tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu chung về công ty và phân tích tình hình tài chínhtại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO
Trang 10Dựa trên những phân tích đó, tiến hành đánh giá những ưu nhược điểm cũng nhưnhững nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm đó và đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO.
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ giáo trình, sách báo, tạp chí,internet có liên quan và tổng hợp những kiến thức đã học ở trường
Phương pháp thống kế: Từ các dữ liệu thu thập được tiến hành thống kê để xâuchuỗi dữ liệu, phục vụ cho việc đối chiếu, phân tích các nội dung được nêu trong đềtài
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Việc phân tích, tổng hợp tài liệu và số liệu giúpđưa ra những nhận định, đánh giá, nhìn nhận sâu hơn về các vấn đề Từ đó khái quáthoá, hệ thống hoá để tổng hợp các tài liệu theo các vấn đề đang nghiên cứu thật logic
và hệ thống
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để có thể đối chiếu những sốliệu giữa các kỳ và năm hoạt động của công ty, so sánh giữa thực tế và lý thuyết
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phầnTập đoàn KIDO
Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO
5 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì đề tài được chia làm 3chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình tài chính
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDOgiai đoạn 2020 - 2022
Chương 3: Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lựctài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO
9
Trang 12mà họ quan tâm.
1.2 MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người
sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết địnhtương tự
Nhằm cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sửdụng khác đánh giá hiệu quả và mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp.Phân tích các báo cáo tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực này
và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống làmthay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó
1.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng tổng hợp các phươngpháp khác nhau để nghiên cứu các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp Nhữngphương pháp phân tích tài chính sử dụng phổ biến là: Phương pháp so sánh, Phươngpháp đối chiếu, Phương pháp phân tích nhân tố, Phương pháp đồ thị, Phương phápbiểu đồ, Phương pháp toàn tài chính, Phương pháp hồi qui,…kể cả Phương pháp phântích tình huống giả định
Thực hiện các phương pháp phân tích nêu trên, sau khi thu thập được thông tin,phân tích tài chính có thể sử dụng một số kỹ thuật phân tích như: Phân tích dọc, Phântích ngang, Phân tích qua hệ số, Phân tích độ nhạy, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền,…kể
cả kỹ thuật vận dụng lý thuyết trò chơi
11
Trang 141.4 TÀI LIỆU SỬ DỤNG CHO VIỆC PHÂN TÍCH
1.4.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng trong kế toán doanhnghiệp Nó cho thấy sự cân đối giữa tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả của công ty tạimột thời điểm cụ thể Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần chính: phần tài sản vàphần nguồn vốn và nợ phải trả Bảng cân đối kế toán được thiết kế để đảm bảo rằngtổng giá trị tài sản bằng tổng giá trị nguồn vốn và nợ phải trả Nếu bảng cân đối khôngcân đối, điều này có thể chỉ ra sự mắc sai lầm trong ghi chép kế toán hoặc sự mất máthoặc thiếu sót trong công ty
Bảng cân đối kế toán không chỉ là một báo cáo quan trọng cho việc kiểm soát tàichính của công ty mà còn là một công cụ hữu ích để phân tích tình hình tài chính vàđánh giá sức khỏe tài chính của công ty Nó cung cấp thông tin về cấu trúc tài chính vàkhả năng trả nợ của công ty
1.4.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính cho thấy thu nhập vàchi phí của một công ty trong một khoảng thời gian cụ thể Bảng này thường được biênsoạn theo định dạng dựa trên nguyên tắc kế toán thông thường và phản ánh lợi nhuậnhoạt động kinh doanh của công ty trong một giai đoạn Bảng kết quả hoạt động kinhdoanh thông thường bao gồm các mục sau: Doanh thu, chi phí bán hàng, lợi nhuậngộp, chi phí bán hàng và quản lý, lợi nhuận hoạt động, chi phí tài chính, lợi nhuậntrước thuế, chi phí thuế và lợi nhuận sau thuế Bảng kết quả hoạt động kinh doanhcung cấp thông tin quan trọng về hiệu suất kinh doanh của công ty trong một khoảngthời gian cụ thể Nó giúp người quản lý và các bên liên quan đánh giá khả năng sinhlời và tình hình tài chính của công ty Bên cạnh đó, bảng kết quả hoạt động kinh doanhcũng cung cấp dữ liệu cho các báo cáo tài chính khác như báo cáo lưu chuyển tiền tệ
và báo cáo tài chính tổng hợp
1.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính quan trọng mô tả các luồngtiền mặt của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định Báo cáo này theo dõi
và báo cáo các hoạt động liên quan đến tiền mặt như thu nhập tiền, chi tiền và thay đổi
13
Trang 15trong dòng tiền mặt của công ty Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được chia thành baphần chính: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính Cuối cùng,báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp tổng số tiền mặt tăng giảm trong khoảng thời gian
và sự ảnh hưởng của các hoạt động khác nhau đến dòng tiền mặt của công ty Nó cungcấp cái nhìn tổng quan về khả năng công ty tạo ra tiền mặt, chi tiêu và quản lý nguồntiền mặt trong hoạt động kinh doanh của mình
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ quan trọng để theo dõi tình hình tàichính của công ty, đánh giá khả năng thanh toán nợ và dự đoán luồng tiền trong tươnglai Nó cũng giúp các nhà đầu tư, ngân hàng và các bên liên quan khác đánh giá hiệusuất tài chính và khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh
1.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính một phần quan trọng trong báo cáo tài chính củamột công ty Nó bổ sung thông tin và giải thích các số liệu trong báo cáo tài chính,giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh củacông ty Thuyết minh báo cáo tài chính là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích
và bổ sung thông tin trong báo cáo tài chính Nó giúp người sử dụng hiểu rõ hơn vềcác phương pháp kế toán, rủi ro, sự kiện sau ngày báo cáo, các bên liên quan và các sựkiện không bình thường có thể ảnh hưởng đến tài chính công ty Thuyết minh báo cáotài chính cung cấp cái nhìn tổng quan và đáng tin cậy về tình hình tài chính và hoạtđộng kinh doanh của một công ty
1.5 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Để phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp thực sự phát huy tác dụng trongquá trình ra quyết định, chất lượng cho những người sử dụng thông tin tài chính củadoanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính phải được tổ chức một cách khoa học, phùhợp với đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán trongdoanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính thường gồm 5 bước bao gồm: Xác định mụctiêu phân tích, xác định nội dung cần phân tích; thu thập dữ liệu phân tích, Xử lí dữliệu phân tích và tổng hợp kết quả phân tích
Trang 16Đây là công việc quan trọng, quyết định tới chất lượng của báo cáo phân tích vàtác động tới mức độ hài lòng của các đối tượng sử dụng Việc xác định mục tiêu phântích phụ thuộc vào mục đích ra quyết định của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.
Nhà phân tích sẽ xác định các nội dung cần phân tích để đạt được các mục tiêu đó.Nếu mục tiêu phân tích là đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động thì cầnphân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nói chung, tốc độ luân chuyển từng hạngmục tài sản ngắn hạn quan trọng (hàng tồn kho, nợ phải thu khách hàng), vốn hoạtđộng thuần và độ dài của chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp Việc xác định đúng nộidung cần phân tích (không thừa, không thiếu) sẽ đảm bảo cung cấp những thông tinhữu ích cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định hợp lí
Căn cứ từ nội dụng cần phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập dữ liệu phântích Các dữ liệu phân tích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, có thể thuthập được một cách dễ dàng hoặc khó khăn
Không ai có thể chắc chắn rằng nhà phân tích luôn thu thập được đầy đủ các dữliệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả phân tích
Việc không thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kếtquả phân tích Bên cạnh đó, để đảm bảo cho tính hữu ích của dữ liệu thu thập được,nhà phân tích cần kiểm tra tính tin cậy của dữ liệu, nhà phân tích nên tiếp cận các dữliệu có nguồn hợp pháp để nâng cao mức độ tin cậy của dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, các nhà phân tích sẽ sử dụng các phương pháp hợp lý để
xử lý dữ liệu theo các nội dung phân tích đã xác định Dữ liệu sau khi được xử lý sẽ lànguồn thông tin hữu ích để nhà phân tích nhận định tổng quát cũng như chi tiết thựctrạng vấn đề phân tích, lý giải nguyên nhân cho thực trạng đó và đề xuất kiến nghị chocác đối tượng sử dụng
15
Trang 17Đây là bước kết thúc quá trình phân tích báo cáo tài chính Trong bước này, nhàphân tích viết báo cáo về kết quả phân tích gửi các đối tượng sử dụng Các hạn chế củakết quả phân tích cũng cần được công bố trong báo cáo.
1.6 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1.6.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
“Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chínhtrong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phảnánh thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp Từ đó, giúp cho các nhà quản lýnhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa
ra các quyết định tài chính hữu hiệu phù hợp với hiện tại và định hướng phát triểntrong tương lai cũng như đề ra các quyết sách phù hợp để nâng cao năng lực tài chính,năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm nhận định sơ bộ thựctrạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập về mặt tàichính cũng như những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đương đầu,nhất là lĩnh vực thanh toán Qua đó các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cầnthiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay
Với mục đích trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính chỉ dừng lại ở một sốnội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất về thực trạnghoạt động tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp như: tình hình huy độngvốn, mức độ độc lập tài chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanhnghiệp Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chínhtrên các mặt chủ yếu của hoạt động tài chính cũng mang tính tổng hợp, đặc trưng Dovậy để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích cần sửdụng các chỉ tiêu cơ bản như: Biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợinhuận và biến động của dòng tiền
Trang 181.6.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và chính sách huy động vốn
Công việc tạo lập, tìm kiếm và tổ chức huy động vốn để tiến hành kinh doanh làtrách nhiệm của các nhà quản trị trong doanh nghiệp Vốn trong doanh nghiệp có thểđược huy động từ hai nguồn chính: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Từ phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu huy động vốn,trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các bên liên quan (người cho vay, nhà cung cấp,người lao động, ) nắm được số tài sản được tài trợ bằng các nguồn vốn khau nhau vàmức độ độc lập tài chính cùng xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn được tiến hành so sánh các chỉ tiêu phần nguồnvốn của Bảng cân đối kế toán để đánh giá sự biến động quy mô nguồn vốn, và so sánh
tỷ trọng từng nguồn vốn để đánh giá sự biến động cơ cấu nguồn vốn Để đánh giáchính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tíchcần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư trong từng thời kỳ củadoanh nghiệp và nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng loại nguồn vốn Mặtkhác, cũng cần liên hệ trị số của các chỉ tiêu trên với trị số trung bình ngành hoặc vớicác doanh nghiệp khác tương đương Doanh nghiệp cần phải có các giải pháp thíchhợp để xây dựng và duy trì cơ cầu nguồn vốn hợp lý Cơ cấu nguồn vốn được xem làtối ưu là cơ cấu nguồn vốn với mục tiêu tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn
1.6.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Tình hình công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phảithu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp Các khoản nợ phải thu và
nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua mua (tiềnbán hàng hóa, dịch vụ, ), người bán (tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ, ) Đối vớicác doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản nợ với ngân sách, với đơn vị nội
bộ khi phân tích cũng cần xem xét các mối quan hệ thanh toán này Về mặt tổng thể,khi phân tích tình hình công nợ, các nhà phân tích phải lựa chọn, tính toán và so sánhcác chỉ tiêu sau đây và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để nhận xét
Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để ứngphó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp Thông quaphân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các
17
Trang 19khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp, thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán nhữngkhoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.
1.6.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánhtrình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện
sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằmkhai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận Vậy hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tếtổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp để đạthiệu quả cao nhất
1.6.5 Dự báo nhu cầu tài chính
Dự báo tài chính là việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính củacác kỳ kinh doanh sắp tới, từ đó xác định nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp Dựbáo tài chính có ý nghĩa đối với cả bên trong và ngoài doanh nghiệp:
- Đối với bên trong doanh nghiệp: Báo tài chính giúp cho doanh nghiệp chủ độngđược trong kế hoạch tài chính để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
- Đối với bên ngoài doanh nghiệp (đặc biệt hơn đối với các nhà đầu tư, nhà cungcấp tín dụng dài hạn): Dự báo tài chính giúp cho các đối tượng sử dụng báo cáotài chính đánh giá cụ thể hơn về triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp Từ
đó, có những quyết định hợp lý để giảm thiểu rủi ro
Nội dung chủ yếu của dự báo trong doanh nghiệp là tập trung vào các báo cáo tàichính quan trọng bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báocáo lưu chuyển tiền tệ Bởi đây chính là tài liệu thể hiện những mục tiêu quan trọngnhất mà doanh nghiệp cần hướng tới trong tương lai
Trang 20CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN KIDO GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thựcphẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày27/02/1993 của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cấp và Giấy phép kinh doanh số
048307 Trọng tài kinh tế TP Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993 Trong những ngàyđầu thành lập, Công ty chỉ là cơ sở nhỏ với vốn đầu tư là 1,4 tỷ VNĐ và khoảng 70công nhân viên, chuyên sản xuất bánh mì, bánh tươi tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố
Hồ Chí Minh
Năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh Snack (thịtrường bánh Snack tại thời điểm đó chủ yếu là của Thái Lan) Công ty tăng vốn điều lệlên 14 tỷ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật Bản trịgiá trên 750.000 USD Việc sản xuất và tung ra sản phẩm Bánh Snack Kinh Đô phùhợp nhu cầu thị trường, mùi vị đặc trưng, hợp khẩu vị với người tiêu dùng trong nước
đã trở thành một bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Kinh Đô saunày
Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc
lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh với diện tích14.000m2, trang bị máy móc thiết bị mới, hiện đại được nhập khẩu từ Đan Mạch trịgiá 5 triệu USD sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, vệ sinh, đáp ứng nhucầu của người tiêu dùng trong nước Công ty cũng tạo công ăn việc làm cho trên 500lao động
Năm 1997 – 1998, Công ty nhập dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bônglan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD Và đến cuối năm 1998, dâychuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tưkhoảng 800.000 USD Sản phẩm Kẹo Chocolate Kinh Đô được người tiêu dùng trong
19
Trang 21nước rất ưa chuộng và có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập Tổng số lao động lênđến 900 người, vốn điều lệ tăng lên 31 tỷ đồng.
Năm 1999, Công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ VNĐ, cùng với sự kiện nổi bật là sự
ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại Quận 1, đánh dấu bước pháttriển mới của Kinh Đô sang lĩnh vực kinh doanh khác ngoài ngành bánh kẹo Cũngtrong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống Bakery đầu tiên, mở đầu cho chuỗi hệthống cửa hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này
Năm 2000, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ VNĐ, mở rộng nhà xưởnglên gần 60.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng chiếm 40.000m2 Tiếp tục đa dạnghóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker từ Châu Âutrị giá trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Cracker lớntrong khu vực lúc bấy giờ Công ty bắt đầu thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn ISO 9001:2000 Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đôcũng được xây dựng tại thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên trên diện tích28.000m2, tổng vốn đầu tư là 30 tỷ VNĐ
Năm 2001, Đây là năm được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô.Công ty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp,Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan Bêncạnh đó, nhãn hiệu Kinh Đô cũng đã phủ khắp các tỉnh thành trong nước Giữa năm
2001, Kinh Đô đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sảnxuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đápứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Và cũng trong năm 2001, tổ chứcBVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng củaCông ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002
Năm 2002, Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và ChếBiến Thực Phẩm Kinh Đô việc vốn điều lệ được nâng lên 150 tỷ VNĐ, công ty bắt đầugia nhập thị trường bánh Trung Thu
Năm 2003, Kinh Đô mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s Việt nam từ tập đoànUnilever và thành lập Công ty Cổ phần KIDO Đây là một sự kiện lớn trong lĩnh vực
Trang 22Công ty từ Tập Đoàn Đa quốc gia của nước ngoài Hiện tại, KIDO phát triển vớidoanh số hàng năm tăng 30%.
Năm 2004, Công ty phát triển với mạng lưới gần 40 Kinh Đô Bakery và mô hìnhK-Do Bakery & Café ra đời thu hút được đông đảo người tiêu dùng đến thưởng thức.Cũng trong năm 2004, một số các công ty thành viên được thành lập như Công Ty Cổphần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn được thành lập với chức năng sản xuất và kinhdoanh các loại sản phẩm bánh tươi cao cấp, trực tiếp quản lý và phát triển hệ thống cácKinh Đô Bakery Công Ty Cổ phần Địa Ốc Kinh Đô được thành lập nhằm quản lý cáchoạt động đầu tư xây dựng của hệ thống Kinh Đô, đồng thời thực hiện các hoạt độngkinh doanh bất động sản Một số dự án tiêu biểu: Tòa nhà văn phòng Kinh Đô, Dự án
An Phước Tower Công ty Cổ phần Kinh Đô Bình Dương được thành lập có vốn điều
lệ 100 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ Phần Kinh Đô góp 80% vốn Tổng vốn đầu tư của
dự án xây dựng Nhà Máy Kinh Đô Bình Dương trong khuôn viên rộng 13.200m2 là
160 tỷ đồng (10 triệu USD)
Năm 2005, Kinh Đô chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán (mã chứng khoán:KDC) và nhận được sự đầu tư từ các quỹ đầu tư lớn như: Vietnam Opportunity Fund(VOF), Prudential, Vietnam Ventured Limited, VinaCapital, Temasek (Singapore), QuỹĐầu tư Chứng khoán (VF1), Asia Value Investment Ltd …Cũng trong năm 2005,Kinh Đô đầu tư vào Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn - Tribeco Lần đầu tiêntại Việt Nam, một Công ty trong nước sử dụng công cụ tài chính đầu tư vào Công tykhác thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán
Năm 2006, Hệ thống Kinh Đô khởi công xây dựng 2 nhà máy mới: Kinh Đô BìnhDương và Tribeco Bình Dương với tổng vốn đầu tư 660 tỷ đồng trên diện tích xâydựng 13ha tại KCN Việt Nam Singapore Và cũng trong năm 2006, Kinh Đô và Tậpđoàn thực phẩm hàng đầu thế giới Cadbury Schweppes chính thức ký kết thỏa thuậnhợp tác kinh doanh Đây là bước chuẩn bị sẵn sàng của Kinh Đô khi Việt Nam thamgia vào kinh tế khu vực trong khuôn khổ ASEAN (AFTA) và tổ chức thương mại quốc
tế (WTO)
Năm 2007, đây cũng là năm có nhiều sự kiện nổi bật như Kinh Đô Group và Ngânhàng xuất khẩu Việt Nam – Eximbank ( mã chứng khoán: EIB) ký kết biên bản thỏathuận hợp tác chiến lược Việc hợp tác này mang đến sự phát triển toàn diện và lớn
21
Trang 23mạnh cho cả hai bên Hai công ty thành viên thuộc hệ thống Kinh Đô Tribeco Sài Gòn( mã chứng khoán: TRI) và công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc(mã chứng khoán: NKD) khởi công xây dựng nhà máy Tribeco Miền Bắc tại tỉnhHưng Yên Kinh Đô; Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm (Nutifood)
ký kết hợp tác liên minh chiến lược toàn diện Đây là mô hình liên kết kinh tế tiên tiếnđầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, được đánh giá là sẽ mang lại nhiều lợi ích cho haicông ty; Kinh Đô đầu tư vào Công ty Cổ Phần Giải Pháp Sài Thành (SSC) và chínhthức tham gia vào lĩnh vực đào tạo nhân sự cấp cao
Năm 2008, Kinh Đô chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy Kinh
Đô Bình Dương Nhà máy được đầu tư hệ thống dây chuyền máy móc khép kín, hiệnđại, tiên tiến bậc nhất trên thế giới theo công nghệ Châu Âu, đáp ứng các yêu cầu khuvực và quốc tế theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices), HACCP, hệthống quản lý lao động theo tiêu chuẩn SA 8000… Dự án này được thành lập nằmtrong chiến lược của Kinh Đô nhằm chuẩn bị đón đầu cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu.Năm 2010, Kinh Đô chính thức dời trụ sở về trung tâm Quận 1 Sự kiện này đánhdấu bước khởi đầu mới, hướng đến tương lai phát triển vững bền Hệ thống Kinh ĐôBakery phát triển và khẳng định vị thế hàng đầu với chuỗi 30 cửa hàng Kinh ĐôBakery và K-Do Bakery & Cafe Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC), Công ty Cổ PhầnChế Biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do sáp nhập thànhTập đoàn Kinh Đô
Năm 2011, Kinh Đô liên kết công ty bánh kẹo Ezaki Glico Co Ltd đến từ NhậtBản
Năm 2012 Kinh Đô đã thông qua phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Bánh kẹoVinabico theo phương thức hoán đổi cổ phiếu Tỉ lệ hoán đổi cổ phiếu là 2,2:1, tức 2,2
cổ phiếu Vinabico đổi lấy 1 cổ phiếu KDC Sau khi sáp nhập, Vinabico sẽ thành Công
ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên do KDC sở hữu 100% vốn điều lệ
, Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 19 năm hình thành và phát
triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩmbao gồm: Bánh kẹo, nước giải khát, kem và các thực phẩm từ sữa Hiện nay, Kinh Đô
Trang 24Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thànhthông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc Thị trường xuất khẩu của Kinh
Đô phát triển rộng khắp qua 35 nước, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tínhnhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore
Với phương châm ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, trong nhữngnăm qua, Kinh Đô đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, thực hiện các chiếnlược sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác như mua lại nhà máy kem Wall từ tậpđoàn Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico, đầu tư vào Nutifood, Eximbank
Song song đó, với việc trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô cũng mở rộngsang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển
hệ thống bán lẻ Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹgiữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vựcvới các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh
Với nhiệt huyết, óc sáng tạo, tầm nhìn xa trông rộng cùng những giá trị đích thực,chúng tôi không chỉ tạo ra mà còn gửi gắm niềm tự hào của mình vào những sản phẩm
và dịch vụ thiết yếu cho một cuộc sống trọn vẹn
: Hương vị cho cuộc sống
Sứ mệnh của Kinh Đô đối với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm phù hợp,tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và
đồ uống Kinh đô cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi vàđộc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm.Với cổ đông, sứ mệnh của Kinh Đô không chỉ dừng ở việc mang lại mức lợi nhuậntối đa trong dài hạn mà còn thực hiện tốt việc quản lý rủi ro từ đó làm cho cổ đông antâm với những khoản đầu tư
Với đối tác, sứ mệnh của Kinh Đô là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả cácthành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông
23
Trang 25qua các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo Chúng tôi không chỉ đáp ứng đúng xuhướng tiêu dùng mà còn thỏa mãn được mong ước của khách hàng.
Chúng tôi luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳvọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết củanhân viên Vì vậy Kinh Đô luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trungthành, có khả năng thích nghi cao và đáng tin cậy
Để góp phần phát triển và hỗ trợ cộng đồng, chúng tôi chủ động tạo ra, đồng thờimong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình hướng đến cộng đồng
và xã hội
2.1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Công ty KIDO sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thựcphẩm và đồ uống như kem, bánh kẹo, nước giải khát, dầu ăn và nhiều loại thực phẩmkhác Điều này tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong ngành nghề kinh doanh của côngty
KIDO luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, từ nguyên liệuđến quy trình sản xuất, đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm an toàn vàngon miệng
KIDO thường xuyên cập nhật và đưa ra những sản phẩm mới, độcđáo và hấp dẫn để thu hút khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnhtranh
Lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và đồ uống luôn có thịtrường tiềm năng Với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm và nhu cầungày càng tăng của khách hàng, công ty KIDO có nhiều cơ hội để mở rộng và pháttriển kinh doanh
Trang 262.1.4 Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO.
Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả các
cổ đông có quyền biểu quyết (cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết và cổđông khác theo quy định của Điều lệ công ty)
Là cơ quan quản lý công ty cổ phần Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danhcông ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩmquyền của Đại hội đồng cổ đông
Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định củađại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành độngcho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị là: Trần Kim Thành
Phó chủ tịch thường trực: Trần Lệ Nguyên
Thành viên HDQT:Vương Bửu Linh, Trần Quốc Nguyên, Vương Ngọc Xiềm,Nguyễn Thị Xuân Liễu
25
Trang 27Thành viên HDQT độc lập: Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Gia Huy Chương,Nguyễn Đức Trí
Ban Kiểm soát: 3 người (trong đó có 03 thành viên độc lập không điều hành).Thành viên ban kiểm soát: Lương Mỹ Duyên, Lương Quang Hiển, Nguyễn ThịNgọc Chi
Do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinhdoanh, quản trị và điều hành công ty
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giámđốc trong việc quản lý và điều hành công ty
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kếtoán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thựccủa các báo cáo kinh doanh và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp thường niên Đạihội đồng cổ đông
Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ,kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty
Do HĐQT bổ nhiệm gồm có Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám Đốc và
Kế toán trưởng
+ Tổng Giám đốc: Là người điều hành cao nhất mọi hoạt động hàng ngày củacông ty, trực tiếp kiểm tra hoạt động của các phòng ban, các xí nghiệp và các đội trựcthuộc Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngàycủa Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền
và nhiệm vụ được giao
+ Các phó Tổng Giám đốc: Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổnhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng
Trang 28Phó Tổng Giám Đốc: Bùi Thanh Tùng, Mai Xuân Trầm, Trần Quốc Nguyên, TrầnTiến Hoàng, Vương Bửu Linh, Vương Ngọc Xiềm, Wang Ching Hua, Mã ThanhDanh, Nguyễn Thị Xuân Liễu
Giám Đốc: Vương Thu Bình, Lương Quang Hiển, Nguyễn Thị Mai Ngân
Kế Toán Trưởng: Nguyễn Thị Oanh
Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồm
2 cấp: cấp công ty và cấp phân xưởng
- Cấp công ty gồm: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổnggiám đốc và phó tổng giám đốc cùng với các phòng ban nói chung
- Cấp phân xưởng gồm: Các xí nghiệp sản xuất và các xí nghiệp phụ trợ.Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động củacông ty, trực tiếp kiểm tra hoạt động của các phòng ban, các tổ đội và các đơn vị trựcthuộc Mỗi phòng ban chức năng của công ty có nhiệm vụ tách bạch, không chồngchéo lên nhau để tránh sự ỷ lại Mặt khác, các phòng ban chức năng đều có mối liên hệ
27