Bài tập nhóm môn luật kinh tế tài chính – ngân hàng đề tổ chức quản lý và hoạt động của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành ở nước ta

23 0 0
Bài tập nhóm môn luật kinh tế   tài chính – ngân hàng đề tổ chức quản lý và hoạt động của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm về Công ty Cổ phần:Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020, Công ty Cổ phần CTCP làdoanh nghiệp, trong đó:– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề: Tổ chức quản lý và hoạt động của Tổ chức tín dụng là Công ty Cổ phần theo Pháp luật hiện hành ở nước ta GVHD: PGS TS Hồ Xuân Thắng Nhóm Thực Hiện: Nhóm 2 Lớp: CH24B2 Năm học: 2022 - 2023 TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2023 MỤC LỤ MỤC LỤC 1 DANH SÁCH NHÓM 2 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 4 1 Khái niệm về Công ty Cổ phần: 4 2 Đặc điểm của Công ty Cổ phần: 4 2.1 Về cổ đông của công ty: 4 2.2 Công ty cổ phần có 03 loại cổ đông, bao gồm: .4 3 Đánh giá: 4 3.1 Ưu điểm: 5 3.2 Nhược điểm: 5 CHƯƠNG 2: CƠ CẤU QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN .6 1 Đại hội đồng cổ đông: 7 1.1 Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông: .7 1.2 Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (Đại HĐCĐ): .8 1.3 Nghị quyết của Đại HĐCĐ 9 2 Hội đồng Quản trị (HĐQT): .10 2.1 Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị: 10 2.2 Cuộc họp HĐQT 11 3 Bản kiểm soát (BKS): 12 3.1 Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên: .12 3.2 Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát: 13 4 Giám Đốc (Tổng Giám Đốc): 14 5 Người đại diện theo Pháp luật của CTCP: .15 6 Khả năng huy động vốn của CTCP: 15 7 Quy mô hoạt động của CTCP: 15 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1 2 DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ 1 Nguyễn Thị 020124220058 Phần I: Giới thiệu về Công 100% 100% Huyền ty cổ phần 100% 2 Nguyễn Ngọc 020124220044 Tổng hợp Word 100% Hiền 100% 3 Trương Nguyễn 020124220073 Phần II: Cơ cấu quản lý và 100% Thảo Linh hoạt động của Công ty Cổ 100% phần 4 Hoàng Trọng 020124220105 Phần II: Cơ cấu quản lý và Phúc hoạt động của Công ty Cổ phần 5 Phan Thị Thủy 020124220152 Phần II: Cơ cấu quản lý và hoạt động của Công ty Cổ phần 6 Đỗ Thị Thanh 020124220156 Phần II: Cơ cấu quản lý và Tiền hoạt động của Công ty Cổ phần ng hợp Word, Powerpoint 7 Trần Ngọc Thảo 020124220202 Phần I: Giới thiệu về Công Vy ty cổ phần 3 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CTCP Công ty Cổ Phần 2 HĐQT Hội đồng Quản trị 3 HĐCĐ Hội đồng Cổ đông 4 BKS Ban kiểm soát 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 1 Khái niệm về Công ty Cổ phần: Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020, Công ty Cổ phần (CTCP) là doanh nghiệp, trong đó: – Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; – Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; – Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; – Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này – CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn 2 Đặc điểm của Công ty Cổ phần: 2.1 Về cổ đông của công ty: – Phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không hạn chế số lượng (có thể là cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông) – Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần.Mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vào CTCP – Cổ đông là người nắm giữ cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp – Cổ đông có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đông hoặc các nhân, tổ chức khác một cách tự do 2.2 Công ty cổ phần có 03 loại cổ đông, bao gồm: – Cổ đông sáng lập: Cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần Có thể thấy, cổ đông sáng lập cũng chính là cổ đông phổ thông – Cổ đông phổ thông: Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông – Cổ đông ưu đãi: Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi 5 Document continues below Discover more fLruoậmt :Kinh doanh LAW Trường Đại học Ngân… 576 documents Go to course Trắc nghiệm luật kinh doanh 101 100% (24) Nguyen-ly-marketing bai-tap-trac-nghiem-… 34 100% (11) (8)THE Business 2.0 PRE- Inter-ST- UNIT 2 12 Luật Kinh doanh 100% (3) Av đầu vào - de on tap tieng anh dau vao tieng… 41 Lý thuyết Xác 100% (2) suất thống kê Avdv đề 2 (phúc) - de on tap tin hoc dau vao tin… 7 Lý thuyết Xác 100% (1) suất thống kê 3 Đánh giá: Correctional 96% (114) Administration 8 Criminology 3.1 Ưu điểm: Thứ nhất: Công ty cổ phần có khả năng phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại chứng khoán khác Vì thế mà các công ty này có thể huy động vốn góp một cách dễ dàng Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng thường tăng nhanh theo thời gian - đây là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này so với các loại hình khác Thứ hai: Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn góp của mình Điều này mang đến rủi ro thấp hơn đối với các cổ đông trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản Thứ ba: Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên của doanh nghiệp cũng được thực hiện đơn giản Cổ đông khi muốn rút khỏi doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đông khác, chỉ trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 120 LDN 2020 Thứ tư: Cơ cấu tổ chức vốn của công ty cổ phần khá linh hoạt, tạo điều kiện tối đa nhất để nhiều người có thể tham gia góp vốn Quy mô hoạt động lớn, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa thuận lợi khi mở rộng kinh doanh Thứ năm: Công ty có tính độc lập cao giữa quản lý và sở hữu, việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn 3.2 Nhược điểm: Thứ nhất: Số lượng cổ đông có thể rất lớn, việc quản lý, điều hành công ty tương đối phức tạp đặc biệt trong trường hợp xuất hiện những nhóm cổ đông đối lập về lợi ích Thứ hai: Khả năng bảo mật kinh doanh, tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông Thứ ba: Theo quy định thì vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp khác 6 CHƯƠNG 2: CƠ CẤU QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Luật Doanh nghiệp 2014 và 2020 ban hành với tư duy mở khi Luật quy định mang tính định hướng về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của Doanh nghiệp Thay đổi này có ý nghĩa quan trọng giúp các Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc lựa chọn mô hình, phương thức hoạt động Và quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần là một ví dụ điển hình – Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát – Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị Các thành viên hội đồng quản trị độc lập hay thành viên độc lập HĐQT thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng (cổ phần); Cổ đông là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03, tối đa không hạn chế; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ trường hợp có quy định khác) Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: Mô hình 1 Mô hình 2 Đại hội đồng cổ đông; Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Hội đồng quản trị; Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc); Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc); Ban kiểm soát 7 Lưu ý: Lưu ý: - Tùy trường hợp mà mô hình này có - Khi công ty lựa chọn tổ chức quản lý và hoặc không bắt buộc phải có Ban kiểm hoạt động theo mô hình này thì ít nhất soát 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban - Công ty cổ phần thỏa mãn cả 02 điều kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị kiện sau đây thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát: - Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều + Có dưới 11 cổ đông; lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị + Và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới ban hành 50% tổng số cổ phần 1 Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông dựa trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các cổ đông có quyền biểu quyết bằng văn bản 1.1 Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông: Theo quy định, Đại HĐCĐ có các quyền và nghĩa vụ sau đây: – Thông qua định hướng phát triển của công ty – Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần – Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Kiểm soát viên – Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác – Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty – Thông qua báo cáo tài chính hằng năm – Quyết định mua lại >10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại – Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty – Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty 8 – Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho HĐQT, Ban kiểm soát; – Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động HĐQT, Ban kiểm soát; – Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết; – Quyền và nghĩa vụ khác theo điều lệ công ty và pháp luật liên quan 1.2 Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (Đại HĐCĐ): Hoạt động của đại hội đồng cổ đông thể hiện qua các cuộc họp Cụ thể như sau: Thời gian: Đại HĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần, trong thời hạn là 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính HĐQT quyết định gia hạn họp Đại HĐCĐ thường niên trong trường hợp cần thiết (trừ trường hợp điều lệ có quy định khác), nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính HĐQT quyết định triệu tập họp bất thường trong các trường hợp sau: – Xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; – Số lượng thành viên HĐQT, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định; – Theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông, Ban kiểm soát; – Trường hợp khác theo quy định hoặc theo điều lệ công ty Địa điểm: được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và trên lãnh thổ Việt Nam Điều kiện tiến hành họp Đại HĐCĐ: Lần thứ nhất: số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số cổ phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Lần thứ hai: Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành, sẽ triệu tập cuộc họp lần thứ hai trong vòng 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất với số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Lần thứ ba: Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành, sẽ tiến hành triệu tập cuộc họp lần thứ ba trong vòng 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác Trường hợp này sẽ không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp 9 Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại HĐCĐ: Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng kí cổ đông dự họp Đại HĐCĐ, bầu chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu theo quy định Đại HĐCĐ thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình đã được thông qua trong phiên khai mạc Việc biểu quyết được tiến hành bằng biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác 1.3 Nghị quyết của Đại HĐCĐ Hình thức thông qua: thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản Tuy nhiên, những vấn đề dưới đây, phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại HĐCĐ (nếu Điều lệ công ty không có quy định khác): – Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty; – Định hướng phát triển công ty; – Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; – Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và Ban kiểm soát; – Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác; – Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; – Tổ chức lại, giải thể công ty Điều kiện để Nghị quyết được thông qua: Nghị quyết về các nội dung như dưới đây sẽ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định: – Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; – Thay đổi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh; – Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; 10 – Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định; – Tổ chức lại, giải thể công ty; – Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định Các Nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Trường hợp thông qua Nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì Nghị quyết của Đại HĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện trêm 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Hiệu lực: Các Nghị quyết của Đại HĐCĐ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại Nghị quyết đó Nếu Nghị quyết được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua Nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định 2 Hội đồng Quản trị (HĐQT): HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại HĐCĐ HĐQT có từ 03 đến 11 thành viên, số lượng cụ thể sẽ do điều lệ công ty quy định Nhiệm kỳ của HĐQT không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế 2.1 Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị: Theo quy định, HĐQT có quyền và nghĩa vụ như sau: – Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; – Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; – Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; – Quyết định bán cổ phần và trái phiếu của công ty; – Quyết định mua lại cổ phần theo quy định của pháp luật; 11 – Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong phạm vi thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật; – Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; – Thông qua hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp điều lệ hoặc pháp luật có quy định khác; – Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với (Tổng) Giám đốc và các chức danh quản lý khác trong công ty do điều lệ quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện uỷ quyền tham gia HĐTV hoặc Đại HĐCĐ ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; – Giám sát, chỉ đạo (Tổng) Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày; – Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; – Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại HĐCĐ, triệu tập họp Đại HĐCĐ hoặc lấy ý kiến để Đại HĐCĐ thông qua Nghị quyết; – Trình báo cáo tài chính hàng năm lên Đại HĐCĐ; – Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; – Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty, yêu cầu phá sản; – Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ và pháp luật 2.2 Cuộc họp HĐQT Thời gian: HĐQT họp thường niên ít nhất mỗi quý một lần hoặc họp bất thường Cuộc họp bất thường do Chủ tịch HĐQT triệu tập trong các trường hợp sau đây: – Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập của HĐQT; – Có đề nghị của (Tổng) Giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác; – Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên HĐQT; – Trường hợp khác do điều lệ công ty quy định 12 Điều kiện tiến hành cuộc họp: Lần thứ nhất: Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ ¾ tổng số thành viên trở lên dự họp Lần thứ hai: Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện thì triệu tập cuộc họp lần 2 trong vòng 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất với hơn 1 nửa số thành viên HĐQT họp Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp HĐQT: Thành viên HĐQT có thể tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp hoặc uỷ quyền người khác đến dự họp và gửi phiếu biểu quyết thông qua thư, fax, thư điện tử Mỗi một thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết như cuộc họp Đại HĐCĐ 3 Bản kiểm soát (BKS): Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Trưởng Ban kiểm soát do BKS bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định BKS phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ 3.1 Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên: – Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này; – Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; – Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác; 13 – Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; – Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty 3.2 Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát: – Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty – Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính – Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông – Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty – Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này – Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định 14 tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty – Kiến nghị HĐQT hoặc Đại HĐCĐ biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty – Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm quy định tại Điều 165 của Luật này phải thông báo ngay bằng văn bản cho Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả – Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại HĐCĐ, HĐQT và các cuộc họp khác của công ty – Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao – Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại HĐCĐ – Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và nghị quyết Đại HĐCĐ 4 Giám Đốc (Tổng Giám Đốc): Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: – Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; – Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; – Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; – Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; – Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; 15 – Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; – Tuyển dụng lao động; – Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; – Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty 5 Người đại diện theo Pháp luật của CTCP: Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty và sẽ được quy định cụ thể trong Điều lệ của công ty Nếu Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty 6 Khả năng huy động vốn của CTCP: So với các loại hình doanh nghiệp khác thì CTCP có khả năng huy động vốn cao hơn vì có khả năng phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác Theo đó cổ đông của công ty có quyền được tự do chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng cổ phần trên thị trường, trừ trường hợp bị giới hạn theo quy định pháp luật Khả năng huy động vốn của CTCP vừa là thuận lợi song cũng có những tác động nhất định đến quá trình quản lý, điều hành của công ty Bởi lẽ các cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình nên các cổ đông rất dễ gia nhập hoặc rút khỏi công ty Trong khi đó, bộ máy quản lý công ty phải hết sức ổn định thì mới quản lý và điều hành được tốt công việc sản xuất kinh doanh của công ty 7 Quy mô hoạt động của CTCP: Một trong những nguyên nhân ra đời của CTCP là mục đích huy động số lượng vốn lớn từ công chúng để thực hiện các công trình lớn có quy mô lớn mà một hay vài nhà đầu tư theo cách cổ truyền không thể thực hiện được Việc tập hợp nguồn vốn to 16 lớn từ công chúng thông qua việc phát hành cổ phiếu và đưa các cổ đông thành chủ sở hữu công ty là một trong những đặc trưng của CTCP 17 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN Công ty Cổ phần bắt buộc phải có Ban kiểm soát là mô hình tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của CTCP Với mô hình này việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công ty Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả trong trường hợp công ty cổ phần có sự tham gia đông đảo của các cổ đông So với mô hình cơ cấu tổ chức truyền thống của CTCP bên trên thì đối với mô hình tổ chức mới này, các vấn đề cơ bản như vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và các quy định khác của các cơ quan Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc là tương tự như nhau Tuy vậy, sự khác biệt chỉ thể hiện khi trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị Trong đó, Hội đồng quản trị phải có hai loại thành viên khác nhau đó là thành viên chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty và thành viên độc lập Ngoài ra, trong mô hình này, còn có sự tham gia của Ban kiểm toán nội bộ và đây là cơ quan trực thuộc của Hội đồng quản trị Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty như chức năng của Ban kiểm soát trong mô hình thứ nhất Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, vai trò của thành viên Hội đồng quản trị độc lập cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp Có thể thấy rằng, mô hình tổ chức thứ hai mặc dù khá mới lạ nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty cổ phần có thể dễ dàng tổ chức bộ máy quản lý và giám sát Tuy nhiên, hạn chế rất lớn của mô hình này chính là việc Ủy ban kiểm toán không tách biệt với Hội đồng quản trị mà lại là cơ quan phụ thuộc vào Hội đồng quản trị Điều này dễ dẫn đến tình trạng Hội đồng quản trị thao túng Ủy ban kiểm toán nội bộ Ngoài hai mô hình này, công ty cổ phần cũng có thể thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý nếu pháp luật chứng khoán có quy định khác 18

Ngày đăng: 12/03/2024, 12:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan