1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm 10 môn giám sát tài chính bài tập chương 2 chương 3

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bên cạnh yếu tố dự toán thu năm 2018 ở một số lĩnh vực xây dựng ở mức cao so với khả năng thực tế, nguyên nhân làm cho các khoản thu nêu trên đạt thấp chủ yếu do: một số ngành hàng và do

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM 10MÔN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH

Bài tập chương 2 & chương 3

Thành viên nhóm 10

L : CQ58/09 ớp 2

STT Họ và tên03_LT2 Đỗ Linh Chi08_LT2 Nguyễn Thuý Hằng*34_LT2 Phạm Huyền Trang32_LT2 Lê Thuỷ Tiên36_LT2 Nguyễn Ánh Tuyết

Trang 2

MỤC LỤC

BÀI TẬP CHƯƠNG 2: Giám sát ngân sách nhà nước 1

2.1 Tình hình thu chi và cân đối NSNN giai đoạn 2016-2018 1

2.2 Giám sát tình hình quản lý nợ công giai đoạn 2016-2021 6

2.3 Giám sát cơ cấu nợ công theo các cách phân loại giai đoạn 2017-2021 11

2.3.1 Theo Nợ trong nước, nợ nước ngoài 11

2.3.2 Theo nợ chính phủ, Nợ CP bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương 15

BÀI TẬP CHƯƠNG 3: Giám sát tài chính tổ chức tín dụng 17

3.1 Tiêu chí về Vốn 17

3.2 Tiêu chí về Chất lượng tài sản 18

3.3 Tiêu chí về Năng lực quản lý điều hành 20

3.4 Tiêu chí về Thu nhập và Lợi nhuận 21

3.5 Tiêu chí về Thanh khoản 25

3.6 Tiêu chí về Mức độ nhảy cảm 27

Trang 3

BÀI TẬP CHƯƠNG 2: Giám sát ngân sách nhà nước2.1 Tình hình thu chi và cân đối NSNN giai đoạn 2016-2018

ĐVT: %

2016 Năm 2017

Năm 2018

Chênh lệch 2017

2016-Chênh lệch 2018 Chênh

2017-lệch Tỷ lệ(%)

Chênh lệch

Tỷ lệ(%) 1 Tăng trưởng thu

3 Cơ cấu thu NSNN

- Tỷ trọng thu nội địa 80,5 80,3 80,6 -0,2 -0,25 0,3 0,37 - Tỷ trọng thu từ dầu

63,3 65,1 61,2 1,8 2,84 -3,9 -5,99 7 Chi NSNN/GDP 30,22 28,54 29,16 -1,68 -5,56 0,62 2,17 8 Bội chi NSNN/GDP 5,12 2,74 3,46 -2,38 -46,48 0,72 26,28

➢ Tăng trưởng thu NSNN:

Tăng trưởng thu ngân sách nhà nước năm 2017 là 14,3%, năm 2016 là 10,9%, tăng thêm 3,4% với tỷ lệ tăng tương ứng là 31.19% Như vậy tăng trưởng thu ngân sách nhà nước năm 2017 có xu hướng tăng lên so với tăng trưởng thu NSNN năm 2016 Tăng trưởng thu ngân sách nhà nước năm 2017 là 14,3% còn tăng trưởng thu ngân sách nhà

Trang 4

nước năm 2018 là 10,1% Như vậy so với năm 2017 thì mức độ tăng trưởng của thu ngân sách nhà nước năm 2018 đang có xu hướng giảm đi cụ thể là giảm 4,2% với mức độ giảm là 29,37%

➢ Tăng thu nội địa:

Tăng trưởng thu nội địa năm 2017 là 14,1%, tăng trưởng thu nội địa năm 2016 là 18% Như vậy so với năm 2016 thì mức tăng trưởng thu nội địa năm 2017 đang có xu hướng giảm đi cụ thể đã giảm 3,9% với tỷ lệ giảm là 21,67% Tăng trưởng thu nội địa năm 2017 là 14,1% còn tăng trưởng thu nội địa năm 2018 là 10,5% Như vậy so với năm 2017 thì mức tăng trưởng thu nội địa năm 2018 đang có xu hướng giảm đi cụ thể đã giảm 3,6% với tỉ lệ giảm là 25,53%

➢ Cơ cấu thu ngân sách nhà nước: - Tỷ trọng thu nội địa:

Tỷ trọng thu nội địa năm 2017 là 80,3%, tỷ trọng thu nội địa của năm 2016 là 80,5% Như vậy so với năm 2016 thì năm 2017 tỷ trọng thu nội địa đã giảm 0,2% với tỷ lệ giảm là 0,25%, xu hướng giảm đi nhưng không đáng kể

Tỷ trọng thu nội địa năm 2017 là 80,3% còn tỷ trọng thu nội địa của năm 2018 là 80,6 Như vậy so với năm 2017 thì năm 2018 tỷ trọng thu nội địa đã tăng lên cụ thể là tăng 0,3% với tỷ lệ tăng là 0,37% Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất - kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2018; đồng thời làm tốt hơn công tác quản lý thu, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế và các khoản kiến nghị truy thu qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Bên cạnh đó, các địa phương làm tốt công tác đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất, thu hồi nợ đọng của các dự án bất động sản; rà soát chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng một số khoản phí, lệ phí Nhờ đó, kết quả thu nội địa năm 2018 đã tăng dẫn đến tỷ trọng cũng tăng đáng kể Bên cạnh yếu tố dự toán thu năm 2018 ở một số lĩnh vực xây dựng ở mức cao so với khả năng thực tế, nguyên nhân làm cho các khoản thu nêu trên đạt thấp chủ yếu do: một số ngành hàng và doanh nghiệp có đóng góp số thu lớn cho NSNN tăng trưởng thấp hơn dự kiến, thậm chí giảm so với năm trước, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn đang trong giai đoạn được hưởng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tỷ trọng thu từ dầu thô:

Tỷ trọng thu từ dầu thô năm 2017 là 3,8%, còn tỷ trọng thu từ dầu thô năm năm 2016 là 3,6%, Như vậy so với năm 2016 thì năm 2017 tỷ trọng thu từ dầu thô đã tăng 0,2% với tỷ lệ tương ứng tăng 5,56% Tỷ trọng thu từ dầu thô năm 2017 là 3,8% còn tỷ trọng thu từ dầu thô năm 2018 là 4,6% Như vậy so với năm 2017 thì năm 2018 tỷ trọng thu từ dầu thô đã tăng 0,8% với tỷ lệ tăng là 21,05%

Về thu từ dầu thô, Ủy ban TCNS nhận thấy, sản lượng khai thác có xu hướng giảm dần qua các năm, do đó đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về sự sụt giảm sản lượng tại các mỏ khai thác, dự kiến trữ lượng và kế hoạch khai thác trong các năm tiếp theo, tạo căn cứ xây dựng dự toán sát hơn

- Tỷ trọng thu cân đối xuất nhập khẩu:

Trang 5

Tỷ trọng thu cân đối xuất nhập khẩu năm 2017 là 15,2%, còn tỷ trọng thu cân đối xuất nhập khẩu năm năm 2016 cũng là 15,2% Tỷ trọng thu cân đối xuất nhập khẩu năm 2017 là 15,2% còn tỷ trọng thu cân đối xuất nhập khẩu năm năm 2018 là 14,2% Như vậy so với năm 2017 thì năm 2018 tỷ trọng thu cân đối xuất nhập khẩu năm đã giảm 1% với tỷ lệ giảm là 6,58%

Đối với thu cân đối từ hoạt động XNK, Chính phủ dự kiến tăng thấp so với ước thực hiện năm 2018 (0,1%) Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với phương án Chính phủ trình và cho rằng, mức dự toán này tuy khá thấp nhưng bảo đảm còn dư địa trong quá trình triển khai thực hiện Một số ý kiến đề nghị Chính phủ rà soát, tính toán, cân nhắc, có thể điều chỉnh tăng mức dự toán cho phù hợp với tình hình thực tế

➢ Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/ GDP:

Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/ GDP năm 2017 là 25,8%, Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/ GDP năm 2016 là 25,1%, Như cậy so với năm 2016 thì năm 2017 tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/ GDP đã tăng 0,7% với tỷ lệ tăng là 2,79% Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/ GDP năm 2017 là 25,8% còn tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/ GDP năm 2018 là 25,7% Như cậy so với năm 2017 thì năm 2018 tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/ GDP đã giảm 0,1% với tỷ lệ giảm là 0,39%

Trong giám sát ngân sách nhà nước, cơ cấu thu ngân sách nhà nước thể hiện khả năng đóng góp của từng nguồn qua đó đánh giá được khả năng thu so với tiềm năng, đồng thời qua đó có chiến lược nuôi dưỡng, khai thác để phát triển nguồn thu trong tương lai một cách hợp lý Tuy nhiên việc thu ngân sách nhà nước/GDP đang giảm nhẹ chứng tỏ việc thúc đẩy nền kinh tế chưa được sử dụng hiệu quả

➢ Tăng trưởng chi ngân sách nhà nước:

Tăng trưởng chi ngân sách nhà nước năm 2017 là 4,4%, Tăng trưởng chi ngân sách nhà nước năm 2016 là 1,7%, Năm 2017 so với năm 2016 tăng thêm 2,7% với tỷ lệ tăng khá lớn là 158,82% cho thấy trong năm 2017 chi ngân sách nhà nước có xu hướng tăng rất nhiều hơn so với chi trong năm 2016

Tăng trưởng chi ngân sách nhà nước năm 2017 là 4,4% còn tăng trưởng chi ngân sách nhà nước năm 2018 là 19,3% Như vậy so với năm 2017 thì mức độ tăng trưởng của chi ngân sách nhà nước năm 2018 đang có xu hướng tăng lên cụ thể là tăng 14,9% với mức độ tăng là 338,64%

➢ Cơ cấu chi ngân sách nhà nước: - Tỷ trọng chi đầu tư phát triển:

Tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2017 là 27,5%, tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2016 là 28,2% Như vậy so với năm 2016 thì năm 2017 Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giảm 0,7% với tỷ lệ giảm là 2,48% Tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2017 là 27,5% tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2018 là 25,4% Như vậy so với năm 2017 thì năm 2018 Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giảm 2,1% với tỷ lệ giảm là 7,64%

Trang 6

Về chi đầu tư phát triển, Chính phủ xây dựng dự toán tăng 7,4% so với dự toán năm 2018 Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với phương án Chính phủ trình về tổng mức Tuy nhiên, qua giám sát nhận thấy, việc chuyển nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại các địa phương còn khá lớn Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ cần có giải pháp khắc phục vấn đề này

- Tỷ trọng chi thường xuyên:

Tỷ trọng chi thường xuyên năm 2017 là 65,1%, tỷ trọng chi thường xuyên năm 2016 là 63,3%, Như vậy so với năm 2016 thì năm 2017 tỷ trọng chi thường xuyên đã tăng 1,8% với tỷ lệ tăng là 2,84% Tỷ trọng chi thường xuyên năm 2017 là 65,1% còn tỷ trọng chi thường xuyên 2018 là 61,2% Như vậy so với năm 2017 thì năm 2018 tỷ trọng chi thường xuyên đã giảm 3,9% với tỷ lệ giảm là 5,99%

Về chi thường xuyên, Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ rà soát, cơ cấu lại một số khoản chi bảo đảm hợp lý, có kế hoạch, biện pháp thực hành tiết kiệm, cắt, giảm những nhiệm vụ chi không cần thiết, tiết giảm mạnh hơn chi NSNN cho đoàn ra; không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền, xe công; giảm mạnh chi cho khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội

➢ Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước/ GDP:

Chi ngân sách nhà nước/ GDP năm 2017 là 28,54%, chi ngân sách nhà nước/ GDP năm 2016 là 30,22%, Như cậy so với năm 2016 thì năm 2017 chi ngân sách nhà nước/ GDP đã giảm 1,68% với tỷ lệ giảm là 5,56% Chi ngân sách nhà nước/ GDP năm 2017 là 28,54% còn chi ngân sách nhà nước/ GDP năm 2018 là 29,16% Như cậy so với năm 2017 thì năm 2018 chi ngân sách nhà nước/ GDP đã tăng 0,62% với tỷ lệ tăng là 2,17%

Trong giám sát ngân sách nhà nước, chỉ tiêu này thể hiện mức độ chi ngân sách nhà nước so với GDP Mỗi quốc gia đều xác định và duy trì ngưỡng nhất định cho chỉ tiêu này đảm bảo cho hoạt động của bộ máy chính phủ và chính quyền các cấp, đồng thời duy trì đầu tư thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách tài khóa của Chính phủ trong từng thời kỳ thì tỷ lệ này có thể thay đổi Qua bảng phân tích ta nhìn thấy được việc chi tiêu của ngân sách/GDP đang tăng điều này chứng tỏ rằng việc chi ngân sách được đánh giá là chưa hợp lí

➢ Bội chi ngân sách nhà nước/GDP

Bội chi chi ngân sách nhà nước/GDP năm 2017 là 2,74%, bội chi chi ngân sách nhà nước/GDP năm 2016 là 5,12%, Như vậy so với năm 2016 thì năm 2017 chi ngân sách nhà nước/GDP đã giảm 2,38% với tỷ lệ giảm khá đáng kể là 46,48% Bội chi chi ngân sách nhà nước/GDP năm 2017 là 2,74%GDP chi ngân sách nhà nước/GDP năm 2018 là 3,46% Như vậy so với năm 2017 thì năm 2018 chi ngân sách nhà nước/GDP đã tăng 0,72% với tỷ lệ tăng là 226,28%

Nhờ công tác chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ công, tỷ lệ nợ công đã giảm từ mức 63,7% cuối năm 2016 xuống còn 61,4% cuối năm 2017; năm 2018 đánh giá khoảng 61,4%GDP Các biện pháp quản lý nợ công được thực hiện đồng bộ theo hướng tăng kỳ hạn vay, giảm các loại rủi ro lãi suất, tỷ giá, thanh khoản

Trang 7

➢ Dự kiến khung cân đối thu, chi NSNN 2019-2021:

Về thu NSNN: phấn đấu thu NSNN giai đoạn 3 năm tới đạt 4,5 triệu tỷ đồng; tỷ lệ huy động thu vào NSNN bình quân 23%GDP, từ thuế, phí 20%GDP, tỷ trọng thu nội địa 84%, tỷ trọng thu NSTW 56 57% tổng thu NSNN.-

Về chi NSNN: Dự toán chi NSNN giai đoạn 3 năm tới khoảng 5,2 5,3 triệu tỷ đồng Trong đó, tỷ trọng chi ĐTPT đạt trên 26% tổng chi NSNN, tỷ trọng chi thường xuyên giảm dần, đến năm 2021 còn khoảng 63,5% tổng chi NSNN; tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình Về bội chi NSNN: Bội chi NSNN năm 2019 là 3,6%GDP, năm 2020 là 3,4%GDP, năm 2021 khoảng 3,4-3,5%GDP

-Các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn quy định và có bước cải thiện tích cực, cuối năm 2019 dự kiến nợ công 61,3%GDP, năm 2020 là 60,8%GDP và năm 2021 là 60,6%GDP Để thực hiện được mục tiêu trên, Chính phủ đã đề ra giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện, theo đó, Chính phủ sẽ tập trung vào công tác hoàn thiện thể chế, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng cường ổn định vĩ mô, bằng cách:

+ Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển cân đối, theo hướng bền vững, đạt được các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng và quy mô GDP nền kinh tế, làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu tài chính – ngân sách

+ Kiên quyết thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại NSNN, nợ công, nhất là giữ mục tiêu bội chi, nợ công theo kế hoạch tài chính 5 năm, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tăng cường ổn định vĩ mô

+ Tăng cường quản lý thu, chống thất thu từ đất đai, tài sản công; rà soát, kiến nghị sửa đổi, tập trung thu về ngân sách các nguồn thu bản chất của NSNN (nguồn thu của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; nguồn thu để lại cho các cơ quan, đơn vị )

+ Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thu, trước mắt ưu tiên các mục tiêu thuận tiện, bình đẳng, minh bạch góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, hấp dẫn, đồng thời thu đúng, đủ, kịp thời các nguồn thu của NSNN Trong đó:

Nghiên cứu sửa đổi Luật quản lý thuế theo hướng bao quát các nguồn thu mới, đẩy mạnh cải cách thủ tục quản lý thuế; thực hiện quản lý thuế điện tử, hóa đơn điện tử, quản lý thuế theo phương thức rủi ro; tiến tới áp dụng thanh tra, kiểm tra thuế điện tử

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống các chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế, phí; thu đất đai hiện nay cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, với hệ thống quản lý thu

Chính phủ kiên quyết đẩy mạnh đổi mới quản lý chi NSNN đồng bộ với đổi mới phương thức quản lý tài chính các lĩnh vực, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường; tập trung ngân sách vào các nhiệm vụ thiết yếu Nhà nước phải bảo đảm; tăng cường cơ chế đấu thầu, đặt

Trang 8

hàng, khoán kinh phí theo nhiệm vụ; tăng cường quản lý ngân sách trung hạn gắn với quản lý nợ công, chi đầu tư công trung hạn; chủ động kiểm soát bội chi

Sửa đổi Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; ưu tiên xử lý các bất cập về phân bổ dàn trải, chậm, giải ngân không đạt kế hoạch, chuyển nguồn kéo dài ; thống nhất quản lý lĩnh vực chi đầu tư và chi thường xuyên; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật đầu tư; phát triển hệ thống quản lý kiểm soát thanh toán vốn đảm bảo bố trí nguồn lực và thực hiện giải ngân theo tiến độ kỹ thuật của dự án

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách trên cơ sở hoàn thiện thể chế, chính sách, đặc biệt là chế tài trong quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản; củng cố bộ máy thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; quản lý chặt chẽ NSNN từ khâu dự toán đến điều hành, quyết toán; thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng

4 Nghĩa vụ trả nợ của CP/ thu NSNN(%) (không bao gồm cho vay

Trang 9

Chỉ tiêu

2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021

1 Nợ công/ GDP(%) -2.3 -3.61% -3.1 -5.05% -3.3 -5.66% 0.9 1.64% -12.8 -22.90%a Nợ CP / GDP (%) -1 -1.90% -1.8 -3.48% -1.9 -3.81% 1.9 3.96% -10.8 -21.64%

b Nợ CP bảo lãnh/ GDP (%)

-1.2 -11.65% -1.2

-13.19% -1.2 -15.19

%

-0.9

-13.43% -2 -34.48%

c Nợ của chính quyền địa phương/ GDP (%)

-0.4 -26.67% -0.2

-18.18% -0.2 -22.22

%

0 0.00% -0.1 -14.29%

2 Nợ nước ngoài của

quốc gia/GDP(%) 4,1 9,15% -2,9 -5,93% 1,1 2,39% 0,8 1,7% -9,5 -19,83%3 Nghĩa vụ trả nợ

nước ngoài trung, dài hạn của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%)

2,2 56,41% 0,9 14,75% -1,1 -15,71% -0,2 -3,39% 0,5 8,77%

4 Nghĩa vụ trả nợ của CP/ thu

NSNN(%) -2,2 -10,73% -1,2 -6,56% 0,3 1,75% 3,8 21,84% 0,6 2,83%

➢ Tỷ lệ nợ công/GDP - Giai đoạn 2016-2018:

Trong năm 2016, nợ công so với GDP của Việt Nam là 63,7%, tức là khi thu nhập được 100 đồng thì nợ công chiếm 63,7 đồng Nhưng đến năm 2017, con số này đã giảm 2,3% với tỷ lệ giảm 3,61% Tỷ lệ nợ công so với GDP trong năm 2018 là 58,3%, tức là trong 100 đồng thu nhập thì nợ công chiếm 58,3 đồng Giai đoạn 2016 2018, Tỷ lệ này giảm -làm giảm áp lực, nghĩa vụ tài chính đối với nền kinh tế đồng thời giảm rủi ro tài chính, tăng an toàn tài chính quốc gia chứng tỏ khả năng kiểm soát nợ công của Việt Nam tăng lên và thể hiện nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra

Trang 10

- Giai đoạn 2018-2021:

Theo Bản tin Nợ công số 15 và Kế hoạch Tài chính Quốc gia giai đoạn 2016-2020 cho thấy Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam năm 2018 là 58,3%; năm 2019 là 55%; năm 2020 là 55,9% và năm 2021 là 43,1% Trong giám sát ngân sách nhà nước, chỉ tiêu này cho biết mức độ nợ công so với quy mô nền kinh tế trong giai đoạn 2018 2021 tuy có xu hướng -giảm nhưng vẫn ở mức cao Mặc dù quy mô công nợ giảm đi nhưng vẫn ở trong ngưỡng an toàn theo kế hoạch tài chính Quốc gia 2016 2020 (không quá 65%), đồng thời theo -thông lệ quốc tế (dưới 60%) Trong giai đoạn 2018 2021, Nợ công giảm đi là do giảm áp -lực huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giảm rủi ro tài chính thể hiện nỗ lực của các cấp ngành Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ công/GDP thay đổi là do tỷ lệ nợ Chính phủ/GDP, tỷ lệ nợ Chính phủ bảo lãnh/GDP và tỷ lệ nợ chính quyền địa phương/GDP thay đổi

➢ Nợ chính phủ so với tổng sản phẩm quốc dân - Giai đoạn 2016-2018:

Giai đoạn 2016 2018, tỷ lệ nợ chính phủ/GDP của Việt Nam đã giảm so với 2017 cụ thể giảm 3% tỉ lệ giảm là 4,89% và năm 2017 giảm so với 2016 là 2,3% tương ứng tỉ lệ giảm là 3,61% Nhìn chung thì giai đoạn này nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép ở ngưỡng an toàn theo kế hoạch tài chính quốc gia không quá 50%

Giai đoạn 2018 2021:

Tỷ lệ nợ Chính phủ/GDP của Việt Nam năm 2018 là 50%; năm 2019 là 48%; năm 2020 là 49,9% và năm 2021 là 39,1% Trong giám sát ngân sách nhà nước không thể thiếu chỉ tiêu này Năm 2019 so với năm 2018, tỷ lệ nợ Chính phủ/GDP giảm 2% với tỷ lệ giảm 4%, năm 2020 so với năm 2019 đã tăng 1,9% với tỷ lệ tăng 3,96% Nhưng đến năm 2021 so với năm 2020, tỷ lệ này giảm 10,8% với tỷ lệ giảm 21,64% Trong giai đoạn 2018-2021 có xu hướng giảm nhưng vẫn cao và ở trong ngưỡng an toàn theo kế hoạch tài chính Quốc gia 2016-2020 (không quá 54%), và không quá mức 50% mục tiêu duy trì nợ Chính phủ giai đoạn 2021 2025 Ngoài ra, Nợ Chính Phủ/GDP giảm đi là do tốc độ tăng của nợ Chính -phủ chậm hơn tốc độ tăng của GDP

➢ Nợ chính phủ bảo lãnh so với tổng sản phẩm quốc dân - Giai đoạn 2016-2018:

Giai đoạn 2016 2018 thì nợ chính phủ bảo lãnh/GDP của Việt Nam giảm cụ thể năm 2018 so với năm 2017 giảm 1,2% tỷ lệ giảm là 3,29% Và năm 2017 so với 2016 giảm 1,2% tỷ lệ giảm là 11,65% Nhìn chung thì điều này phù hợp với định hướng phát triển chung trong việc sử dụng nợ công đó là hạn chế đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn kinh tế đi vay Từ đó làm giảm áp lực nhà nước trong việc xây dựng chiến lược để trang trải các khoản nợ công

Giai đoạn 2018 2021:

Tỷ lệ nợ Chính phủ bảo lãnh/GDP của Việt Nam năm 2018 là 7,9%; năm 2019 là 6,7%; năm 2020 là 5,8% và năm 2021 là 3,8% Năm 2019 so với năm 2018, tỷ lệ nợ Chính phủ/GDP giảm 1,2% với tỷ lệ giảm 15,19%, năm 2020 so với năm 2019 đã giảm 0,9% với tỷ lệ giảm 13,43% Nhưng đến năm 2021 so với năm 2020, tỷ lệ này giảm 2% với tỷ lệ

Trang 11

giảm 34,48% Trong giai đoạn 2018 2021, Nợ Chính Phủ bảo lãnh/GDP giảm đi là do tốc độ tăng của nợ Chính phủ bảo lãnh chậm hơn tốc độ tăng của GDP Nhìn chung thì giai đoạn này nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép ở ngưỡng an toàn 50%

-➢ Nợ chính quyền địa phương so với tổng sản phẩm quốc dân - Giai đoạn 2016-2018:

Nhìn chung thì giảm qua từng năm cụ thể năm 2018 giảm so với năm 2017 là 0,2% tỉ lệ giảm là 18,18%, còn năm 2017 giảm so với 2016 là 0,4% tỉ lệ giảm là 26,67% Điều này có thể thấy rằng nợ chính quyền địa giảm đi là do nhu cầu phát triển kinh tế địa phương giamr và vốn đầu tư phát triển do Chính phủ cấp đủ chi

- Giai đoạn 2018-2021:

Tỷ lệ nợ Chính quyền địa phương/GDP của Việt Nam năm 2018 là 0,9%; năm 2019 là 0,7%; năm 2020 là 0,7% và năm 2021 là 0,6% Năm 2019 so với năm 2018, tỷ lệ nợ Chính phủ/GDP giảm 0,2% với tỷ lệ giảm 22,22%, năm 2020 so với năm 2019 không thay đổi Nhưng đến năm 2021 so với năm 2020, tỷ lệ này giảm 0,1% với tỷ lệ giảm 14,29% Trong giai đoạn 2018 2021, Nợ Chính quyền địa phương/GDP giảm đi là do tốc độ tăng của nợ -Chính quyền địa phương chậm hơn tốc độ tăng của GDP Trong giai đoạn 2018 2021, chỉ -tiêu này có xu hướng giảm đi được đánh giá là một phần thành tích của nước ta trong kiểm soát mức độ nợ của chính quyền địa phương so với quy mô nền kinh tế

Giai đoạn năm 2018 2021:

Tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam năm 2018 là 0,9%; năm 2019 là 0,7%; năm 2020 là 0,7% và năm 2021 là 0,6% Năm 2019 so với năm 2018, tỷ lệ nợ Chính phủ/GDP giảm 0,2% với tỷ lệ giảm 22,22%, năm 2020 so với năm 2019 không thay đổi Nhưng đến năm 2021 so với năm 2020, tỷ lệ này giảm 0,1% với tỷ lệ giảm 14,29% Trong giai đoạn 2018-2021, Nợ Chính quyền địa phương/GDP giảm đi là do tốc độ tăng của nợ Chính quyền địa phương chậm hơn tốc độ tăng của GDP

➢ Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia/Kim ngạch xuất khẩu - Giai đoạn năm 2016-2018:

Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia/Kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này cơ bản đều tăng cụ thể năm 2017 tăng so với 2016 là 2,2% tương ứng tỉ lệ tăng 56,41% vì

Trang 12

vậy chỉ tiêu này cho biết nghĩa vụ trả nợ nước ngoài Quốc gia bằng 56,41 phần Kim ngạch xuất khẩu nhận thấy rằng tỷ lệ tăng thì tốc độ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài Quốc gia nhanh hơn tốc độ Kim ngạch xuất khẩu Năm 2018 so với 2017 tăng 0,9% tương ứng tỉ lệ tăng là 14,75%, tuy vậy thì tỉ lệ tăng của năm 2016 2017 lại cao hơn tỉ lệ tăng của năm 2017- -2018

- Giai đoạn 2018-2021:

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung, dài hạn của quốc gia so với tổng kim ngạch XK hàng hóa dịch vụ của Việt Nam giai đoạn này có xu hướng tăng Năm 2019 là 5,9% ; 2020 là 5,7% và năm 2021 là 6,2% Cho biết trong giai đoạn 2019 2021 thì nghĩa vụ trả nợ nước -ngoài trung, dài hạn của quốc gia chiếm lần lượt là 5,9%; 5,7% và 6,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dịch vụ của Việt Nam Trong giai đoạn này thì tỷ lệ này đều thấp hơn ngưỡng 25% theo Kế hoạch Tài chính Quốc gia năm 2016 2020 và năm 2021- -2025 Cho thấy mức độ rủi ro của nghĩa vụ trả nợ so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thấp tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng

➢ Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/Thu ngân sách - Giai đoạn 2016-2018

Nghĩa vụ trả nợ CP/ Thu ngân sách( không bao gồm cho vay lại) trong giai đoạn này về cơ bản là đều giảm Cụ thể năm 2017 thì nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/Thu ngân sách nhà nước giảm so với 2016 là 2,2% tương ứng tỉ lệ 10,73% chỉ tiêu này giảm là do tốc độ tăng của nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ chậm hơn tốc độ tăng của thu ngân sách nhà nước Năm 2018 giảm so với năm 2017 là 1,2% tương ứng tỉ lệ giảm là 6,56% Chỉ tiêu này đã có xu hướng giảm đi và cả 3 năm đều trong ngưỡng an toàn theo kế hoạch tài chính Quốc gia 2016-2020 (không quá 25%) và thông lệ quốc tế Điều này thể hiện nghĩa vụ phải trả nợ giảm và khả năng trả nợ tăng lên

- Giai đoạn 2018-2021

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/Thu NSNN của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 có xu hướng tăng Năm 2019 là 17,4%; năm 2020 là 21,2% và năm 2021 là 21,8% Có thể thấy giai đoạn này, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ chiếm lần lượt 17,4%; 21,2% và 21,8% trong tổng thu NSNN của Việt Nam Trong suốt giai đoạn này, tỷ lệ này đều đảm bảo trong ngưỡng an toàn của Quốc hội đề ra trong Kế hoạch Tài chính Quốc gia là dưới 25% Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy mức độ rủi ro đối với nghĩa vụ trả nợ tăng lên

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2016 2021, tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương so với GDP đều giảm đi, giúp giảm áp lực thanh toán nợ công cho Chính phủ Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài Quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên khá nhanh; nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách đã giảm đi Xu hướng

Trang 13

-này, một phần phản ánh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa được nhanh chóng, làm hạn chế đóng góp cho tăng trưởng từ nguồn vốn vay; mặt khác, ngân sách nhà nước vẫn phải chịu chi phí cam kết đối với các khoản vay đã ký kết và chưa giải ngân

2.3 Giám sát cơ cấu nợ công theo các cách phân loại giai đoạn 2017-2021 2.3.1 Phân loại theo Nợ trong nước, nợ nước ngoài

ĐVT: TỶ ĐỒNG

Trang 14

❖ NHẬN XÉT:

Qua bảng trên ta thấy tình hình nợ công của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 tới năm 2021 đều tăng Việc tăng tổng nợ công này là do nợ trong nước và nợ nước ngoài đều tăng qua các năm Sự tăng lên của nợ công qua hàng năm là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19 và chiến tranh thương mại gây nên những tổn thất lớn cho nền kinh tế Cụ thể tăng mạnh nhất là trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2017 ( tăng 12,86%) và tăng nhanh thứ hai là trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 ( tăng 6,62%)

Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch COVID 19, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế Hầu hết các hoạt động kinh tế đều suy giảm, chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ và dịch vụ, vốn đầu tư toàn xã hội, nhập khẩu, tín dụng mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng ở mức thấp; vốn đầu tư trực nước ngoài đăng ký và thực hiện đều tăng trưởng âm

-Nghĩa vụ trả nợ khiến dư địa ngân sách đang ngày càng mỏng, nợ công có thể mất bền vững ngay cả khi có những cú sốc nhẹ Ngoài ra, tình hình covid diễn biến tiếp tục phức tạp, phát sinh những ổ dịch mới khiến cho tình hình kinh tế và tăng trưởng khó dự đoán Đồng nghĩa với điều này là nghĩa vụ nợ dự phòng có thể làm cho Việt Nam càng thêm dễ tổn thương

❖ Chi tiết:

Tổng nợ công tăng lên cụ thể do ảnh hưởng của hai nhân tố là nợ trong nước và nợ nước ngoài Để làm rõ thêm về tình hình nợ công của Việt Nam giai đoạn 2016-2017 ta cùng đi sâu vào để tìm hiểu

- Đối với nợ trong nước

Qua từng năm nợ trong nước đều chiếm trên 50% tổng nợ công Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2016 2017 nợ trong nước đã tăng thêm 200.131 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 6,9% -(Nợ trong nước năm 2016 là 2.900.914 tỉ đồng, năm 2017 là 3.101.045 tỉ đồng) Năm 2018, nợ trong nước là 3.254.883 tỉ đồng tăng 153.838 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 4,96% so với năm 2017 Năm 2019, nợ trong nước là 3.345.913 tỉ đồng tăng 91.030 tỉ đồng với tỉ lệ tăng 2,8% so với năm 2018 Năm 2020, nợ trong nước là 3.553.379 tỉ đồng tăng 207.466 tỉ đồng với tỉ lệ tăng 6,2% so với năm 2019 Năm 2021, nợ trong nước là 3.654.842 tỉ đồng tăng 101.463 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 2,86% so với năm 2020

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021 thì tỉ trọng nợ trong nước của năm 2016 là cao nhất ( 58,97%) so với tổng nợ công có thể cho thấy được rằng nền kinh tế của nước ta đang phải đối diện với không ít khó khăn, hạn chế Nguyên do bởi:

Cơ cấu nợ đã có sự thay đổi, tuy nhiên đặc điểm danh mục nợ chính phủ vẫn tiềm ẩn rủi ro; điều kiện vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài kém thuận lợi hơn trước đây Đặc điểm

Trang 15

chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ ghi nhận thách thức kép về điều kiện vay vốn nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn trong khi thị trường vốn trong nước còn chưa thực sự phát triển Quy mô thị trường trái phiếu trong nước còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài với mức lãi suất thấp trong trung, dài hạn là tương đối khó khăn

Việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ còn chậm Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN có xu hướng tăng nhanh Trong 5 năm qua, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN diễn biến không đồng đều với xu hướng tăng nhanh vào cuối giai đoạn Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản TPCP trong nước phát hành trong giai đoạn trước để cân đối NSNN đã đến hạn trả nợ gốc Mặt khác, tình hình thu NSNN năm 2020 bị sụt giảm mạnh trước tác động của dịch Covid 19, ước cả năm thu NSNN giảm 12,5% -so với dự toán Kỳ hạn TPCP chưa đa dạng, việc huy động vốn của Chính phủ gặp một số áp lực nhất định tại một số thời điểm; thị trường TPCP chưa hình thành đường cong lãi suất chuẩn đối với kỳ hạn ngắn và còn thiếu nhà đầu tư dài hạn

Việc thực hiện Nghị quyết số 07 NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội đã góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng bền vững Tuy nhiên, việc tập trung huy động TPCP kỳ hạn dài trong các năm vừa qua có một số khó khăn, cụ thể như: (i) Trên thị trường TPCP chỉ có các công cụ kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, không có lãi suất tham chiếu cho các kỳ hạn ngắn; (ii) Tại thời điểm thị trường có biến động mạnh không phát hành được kỳ hạn ngắn, để ổn định thị trường

Đối với nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài về căn bản cũng tăng đều qua hàng năm trong giai đoạn từ năm 2016 tới năm 2021 Nợ nước ngoài năm 2021 chiếm tỉ trọng lớn nhất ( 46,88%) trong tổng nợ Cụ thể đi vào từng năm ta được, năm 2016 nợ nước ngoài là 2.018.647 tỉ đồng, năm 2017 là 2.451.169 tỉ đồng, năm 2017 so với năm 2016 đã tăng lên 432.552 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 21,43% Năm 2018, nợ trong nước là 2.548.352 tỉ đồng tăng 91.183 tỉ đồng với tỉ lệ tăng 3,96% so với năm 2017 Năm 2019, nợ nước ngoài là 2.841.488 tỉ đồng tăng 293.136 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 11,5% so với năm 2018 Năm 2020, nợ nước ngoài là 3.016.287 tỉ đồng tăng 174.779 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 6,15% so với năm 2019 Năm 2021, nợ nước ngoài là 3.226.046 tỉ đồng tăng 209.759 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 6,95% so với năm 2020 Bên cạnh việc vay nợ thì việc trả nợ cũng dần được gia tăng qua các năm, nhưng giai đoạn năm 2018 2019 việc trả nợ bị giảm đi 220.976 tỉ đồng với tỉ lệ giảm 9,99% Việc tăng nợ -nước ngoài quốc gia tuy đáp ứng được nhu cầu vốn và huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng nhưng cũng tác động tới khả năng trả nợ nước ngoài của - quốc gia

Ngày đăng: 16/05/2024, 19:16

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w