1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm bộ môn phân tích tài chính doanh nghiệp tiểu luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn masan

89 25 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn masan
Tác giả Lê Nhật Tùng, Nguyễn Tuấn Anh, Đinh Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thu Hoài, Lê Lan Hương, Nguyễn Lương Minh, Nguyễn Thùy Dung, Trần Hương Quỳnh
Người hướng dẫn Cô Lê Hồng Nhung
Trường học Học viện tài chính
Chuyên ngành Phân tích tài chính doanh nghiệp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Lợi nhuận sau thuế lên đến 1.962 tỷ đồng, gấp 22,5 lần sovới năm 2007.Năm 2013: KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Masan Consumer.Thay đổi đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ 7,3

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN:PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên: Cô Lê Hồng Nhung

Tiêu đề tiểu luận:Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ Phần

+ROE

dụng vốn

Trang 2

28-LT2 Lê Lan Hương Phân tích tình hình

công nợ + khả năng thanh toán

Châu

Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

trợ + phân tích tình hình nguồn vốn

sản

MỤC LỤC

A KHÁI QUÁT THÔNG TIN CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦACÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN: 1

Trang 3

1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan: 1

1.1 Thông tin khái quát: 1

1.2 Quá trình hình thành và phát triển: 1

2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan: 2

3 Vị thế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan: 3

4 Phân tích SWOT của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan: 5

4.1 Điểm mạnh (S): 5

4.2 Điểm yếu (W): 6

4.3 Cơ hội (O): 7

4.4 Thách thức (T): 7

5 Định hướng và tầm nhìn của công ty: 9

5.1 Định hướng của công ty: 9

5.2 Tầm nhìn của công ty: 10

B PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN (MSN) GIAI ĐOẠN 2021-2022: 11

1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: 11

1.1 Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp: 11

1.2 Phân tích khái quát cấu trúc tài chính 13

1.3 Phân tích khái quát khả năng sinh lời 15

2 Phân tích tình hình nguồn vốn: 18

3 Phân tích hoạt động tài trợ: 23

4 Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp năm 2021 – 2022: 25

5 Phân tích tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2021-2022: 32

6 Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp năm 2021-2022 39

7 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2021-2022 45

8 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của DN: 49

8.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: 49

8.2 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động: 53

8.3 Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho: 57

8.4 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán 60

9 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp giai đoạn 2021-2022: 63

9.1 Phân tích khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP): 63

9.2 Phân tích khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA): 68

9.3 Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE): 72

C KẾT LUẬN: 79

1 Thành tựu: 79

2 Hạn chế: 80

3 Giải pháp: 81

3.1 Cơ cấu tài chính: 81

3.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 82

Trang 5

A KHÁI QUÁT THÔNG TIN CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN:

1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:

1.1 Thông tin khái quát:

 Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn MASAN

Đến tháng 7 năm 2009, công ty được chuyển giao toàn bộ cho Công ty CP Tậpđoàn Masan tăng số vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng

Ngày 05/11/2009, Masan Group đã chính thức niêm yết trên Sở giao dịchChứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với giá niêm yết là 36.000 đồng một cổ phiếu

và bắt đầu giao dịch với mã chứng khoán “MSN” Với giá cuối phiên giao dịch 43.200đồng một cổ phiếu vào ngày niêm yết, Công ty đã trở thành công ty lớn thứ sáu tạiViệt Nam xét theo mức vốn hóa thị trường

Năm 2011, KKR, công ty hàng đầu toàn cầu chuyên đầu tư vào các công tychưa niêm yết, đã đầu tư 159 triệu đô la Mỹ vào Masan Consumer Các ngân hàngJ.P Morgan và Standard Chartered đã dành cho Masan Consumer khoản vay 108triệu đô la Mỹ

Trang 6

Thời điểm cuối năm 2012, Masan Group phát triển trở thành doanh nghiệp dẫnđầu tại Việt Nam Mức doanh thu tại thời điểm năm 2012 đạt được 10.575 tỷ đồng,gấp 16 lần so với năm 2007 Lợi nhuận sau thuế lên đến 1.962 tỷ đồng, gấp 22,5 lần sovới năm 2007.

Năm 2013: KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Masan Consumer.Thay đổi đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ 7,349.113 tỷ đồng

Năm 2014: Masan group chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, tương đương 100%vốn điều lệ của công ty Masan Brewey sang cho công ty Masan Consumer phầnHoldings và bán công ty Masan Agri

Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, người tiêu dùng và nhucầu của họ luôn không ngừng phát triển Bên cạnh nhu yếu phẩm cơ bản hằng ngày,người tiêu dùng còn cần được phục vụ các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, những trảinghiệm vượt trội, phù hợp với sở thích của từng cá nhân và phong cách sống hiện đại.Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, được nhiềungười ưa chuộng Đón đầu xu hướng này, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh cácsản phẩm có thương hiệu, Masan Group đã xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – côngnghệ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online

2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:

Masan Group là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tưnhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên củaViệt Nam Công ty có nhiều thành tích trong hoạt động xây dựng, mua lại và quản lýcác nền tảng hoạt động kinh doanh có quy mô lớn nhằm phát triển và khai thác cáctiềm năng dài hạn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và tài nguyên

Hiện Masan đang trực tiếp điều hành ba công ty con: Công ty TNHH MasanConsumer Holdings kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng,Công ty Masan High-TechMaterials kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản; CTCP Masan MeatLifekinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt và rót vốn vào Ngân hàng Techcombank

Công ty TNHH Masan Consumer Holdings là công ty chuyên về sản xuất, kinh

doanh các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam Một thương vụ lớn của Masan ConsumerHoldings gây nhiều chú ý trong tháng 12/2019 đó là: VinCommerce (bán lẻ), Công tyVinEco (nông nghiệp) của Vingroup sát nhập lại với Masan Consumer Holdings (tiêu

Trang 7

dùng) để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng-Bán lẻ hàng đầu Việt Nam Masan Group

sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông Masan Consumer Holding sởhữu hai công ty con là Masan Consumer và Masan Brewery

Masan High-Tech Materials tiền thân là công ty Masan Resources thành lập

ngày 27/04/2010 Công ty chuyên thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên Mũi nhọn của Masan High-Tech Materials là phát triển dự án mỏ đa kimNúi Pháo tỉnh Thái Nguyên Mỏ Núi Pháo đã được các nhà phân tích hàng đầu trongngành công nghiệp khai khoáng bao gồm Roskill và Argus Media Ltd đánh giá là mộttrong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới, đã được chứng minh tuân thủ tiêu chuẩnJORC với trữ lượng quặng tiềm năng là 66 triệu tấn Masan High-Tech Materials hiện

là một trong những nhà sản xuất sản phẩm vonfram dòng trung và cao cấp lớn nhất thếgiới ngoài Trung Quốc

Masan MeatLife được thành lập dưới tên gọi Masan Nutri-Science vào năm

2011, chính thức đổi tên thành CTCP Masan MeatLife năm 2019 Masan MeatLife làdoanh nghiệp sản xuất, phân phối thức ăn chăn nuôi và cung cấp các sản phẩm thịt mát

áp dụng nền tảng 3F (FEED-FARM-FOOD) “từ trang trại đến bàn ăn” Trong đó sảnphẩm thịt lợn mát MeatDeli của Masan Life được người tiêu dùng đánh giá rất cao vềchất lượng

3 Vị thế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:

Trải qua hơn 26 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Masan (Masan Group)hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong ngành bán lẻ, tiêudùng Hiện nay, Masan đang sở hữu hơn 3.500 điểm bán trải dài khắp cả nước, phục

vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân Tập đoàn này cũng đẩy mạnh nhiềuchiến lược đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng

và đa dạng phục vụ tối đa cho nhu cầu nội địa cũng như xuất khẩu đến các thị trườnglớn như: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Canada…

Tính đến nửa đầu 2023, tổng tài sản của Masan đạt xấp xỉ hơn 140.858 tỉ đồng

và vốn chủ sở hữu đạt 37.524 tỷ đồng Trong đó, có 13.452 tỷ đồng là khoản tiền mặt

và các khoản tương đương tiền Bên cạnh đó, trong quý 2 năm 2023 dòng tiền tự docủa đơn vị này được cải thiện liên tục trong nhiều quý, đạt 1.665 tỷ đồng so với chỉ

Trang 8

162 tỷ đồng trong quý 2/2022 Doanh thu thuần hợp nhất đạt 37.315 tỷ đồng trong nửađầu năm 2023, tăng 3,6% so với 36.023 tỷ đồng của nửa đầu năm 2022.

Trong đó, doanh thu của The CrownX ghi nhận 26.835 tỷ đồng trong 6 thángđầu năm 2023 và 13.535 tỷ đồng trong quý 2 năm 2023, lần lượt tăng 3,1% và 7,6% sovới cùng kỳ EBITDA của TCX đạt 3.507 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023 và1.976 tỷ đồng trong quý 2/2023, lần lượt tăng 10,3% và 28,3% so với cùng kỳ nămngoái

Mặc dù tâm lý người tiêu dùng suy yếu ảnh hưởng đến năng suất bán hàng,doanh thu của Wincommerce ghi nhận mức tăng trưởng 1,5% so với cùng kỳ trongnửa đầu năm 2023 và 2,5% so với cùng kỳ trong quý 2 2023 trong khi lợi nhuận đượcbảo vệ phần lớn Doanh thu thuần của WCM đạt 14.517 tỷ đồng trong 6 tháng đầunăm 2023 và 7.182 tỷ đồng trong quý 2/2023, tăng lần lượt 1,5% và 2,5% so với cùng

kỳ năm ngoái WCM đã mở thêm 152 cửa hàng WinMart+ và 2 siêu thị WinMart mớitrong 6 tháng đầu năm 2023, nâng tổng số điểm bán lên 3.511 địa điểm trên toàn quốccho cả siêu thị mini và siêu thị

Doanh thu của Masan Consumer (MCH) tăng 11,6% so với cùng kỳ 2022, và21,7% so với quý 2/2023 trên cơ sở LFL và mang lại mức tăng biên lợi nhuận gộp bềnvững lên 43,5% trong 6 tháng đầu năm 2023 Doanh thu thuần của MCH ghi nhậnmức tăng trưởng 4,7% lên 12.940 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ.Song song với đó, tăng trưởng quý 2 năm 2023 đạt mức 13% lên 6.675 tỷ đồng so vớicùng kỳ năm ngoái Trên cơ sở LFL, so với cùng kỳ, doanh thu thuần trong nửa đầu

2023 tăng 11,6% và 21,7% trong quý 2 năm 2023

Nhờ doanh thu cao hơn trên tất cả các phân khúc sản phẩm và đẩy mạnh mảngkinh doanh thịt chế biến, doanh thu Masan MeatLife (MML) tăng 70,2% trong nửađầu năm 2023 và 68,7% trong quý 2/2023 so với cùng kỳ Doanh thu MML tăng lên3.303 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 70,2% từ mức 1.941 tỷ đồng trong 6tháng đầu năm 2022 Trên cơ sở LFL , doanh thu tăng 22,2% trong nửa đầu năm 2023nhờ doanh số cao hơn trên tất cả các phân khúc sản phẩm của MML

Từ đầu năm 2023 đến nay, Masan cũng đã liên tiếp được nhiều tổ chức uy tíntrong nước và quốc tế bình chọn, vinh danh tại các giải thưởng danh giá

Trang 9

Ngày 17/8 vừa qua tại TP HCM, Tập đoàn Masan được vinh danh tại Lễ công

bố “50 Công ty niêm yết tốt nhất năm 2023” do Tạp chí Forbes tổ chức Đây cũng lànăm thứ 11 liên tiếp Masan có mặt trong bảng xếp hạng này

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, tiêu dùng nội địa suy yếu,việc Masan vẫn đạt được sự tăng trưởng, lọt vào danh sách “Top 50 công ty niêm yếttốt nhất” thể hiện sự bền vững của mảng kinh doanh cốt lõi tiêu dùng, bán lẻ, cùng nềntảng tài chính vững chắc của đơn vị này

Đối với bất kỳ doanh nghiệp, nguồn nhân lực luôn là tài sản quý báu nhất, giúpđưa doanh nghiệp phát triển, đạt được những mục tiêu đề ra Hàng năm, để tôn vinhcác doanh nghiệp đã cống hiến không ngừng nghỉ cho sự hài lòng, phúc lợi và sự pháttriển của nhân viên, Tạp chí HR Asia thực hiện khảo sát trên toàn châu Á để cho radanh sách “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

Tại Việt Nam, khảo sát được thực hiện tại gần 650 công ty với gần 50.000 nhân

sự cấp cơ sở cho đến các nhân sự cấp cao như giám đốc điều hành, giám đốc nhân sự.Trong khảo sát năm 2023, Tập đoàn Masan nhận “cú đúp” giải thưởng: “Nơi làm việctốt nhất châu Á” và hạng mục đặc biệt:“Sự đa dạng, công bằng và hòa nhập”

Là doanh nghiệp chiến thắng hạng mục giải thưởng đặc biệt “HR AsiaDiversity, Equity, and Inclusion”, Masan Group đã được đánh giá khác biệt và vượttrội, là doanh nghiệp có môi trường làm việc đa dạng, bình đẳng và hòa nhập

4 Phân tích SWOT của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan:

Trang 10

d Hệ thống phân phối và đại lí rộng lớn: Masan Consumer sở hữu hệ thống kênhphân phối rộng lớn Mạng lưới phân phối của công ty rất mạnh, các điểm bánhàng trải đều khắp 64 tỉnh thành (S4)

e Công ty có các hoạt động Marketing độc đáo, truyền thông đa phương tiện vàcác chiến dịch quảng bá nên độ nhận diện thương hiệu rất cao (S5)

f Công ty sở hữu trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm (MRD – MasanResearch & Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam (S6)

g Quy trình sản xuất “khép kín”, công tác quản lí chặt chẽ, đẩy mạnh phát triểncác sản phẩm ngành hàng tiêu dùng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm (S7)

h Những sản phẩm của công ty đã và đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.Nhiều sản phẩm như nước mắm Chinsu hay mì gói Omachi phù hợp với nhucầu tiêu dùng của người dân Việt Nam (S8)

4.3 Cơ hội (O):

a Công ty Masan là công ty là công ty cổ phần uy tín trên nên có khả năng huyđộng nhiều nguồn vốn trên thị trường tài chính (O1)

Trang 11

b Hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam được hưởnglợi từ các chính sách ưu đãi xuất khẩu nên khả năng phát triển sang các nướckhác trên thế giới thuận lợi hơn trước (O2)

c Nhu cầu hàng tiêu dùng xuất khẩu đang tăng cao, các chính sách của Nhà nướckhuyến khích xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (O3)

d Kinh tế phục hồi và thu nhập tăng cao dẫn đến nhu cầu lớn cho các sản phẩmthực phẩm đóng gói mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (O4)

e Nhà nước tăng cường vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”trong tình hình mới Cuộc vận động này nhằm nâng cao thị phần tiêu dùng hànghóa, dịch vụ do người Việt Nam sản xuất, hỗ trợ tích cực phát triển thị trườngnội địa theo hướng bền vững (O5)

4.4 Thách thức (T):

f Xu hướng sử dụng sản phẩm thương hiệu nước đang tăng cao, chính sách mởcửa của Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài nước tấn côngmạnh mẽ lên thị trường nội địa (T1)

g Thu nhâp tăng cao nên tiêu chuẩn của khách hàng ngày càng cao, điều này đặt

ra thử thách lớn cho nhà sản xuất phải đa dạng chủng loại sản phẩm nhưng vẫnđảm bảo chất lượng, tốt cho sức khỏe và giá cả cạnh tranh (T2)

h Cạnh trạnh về giá ở cả hai thị trường nhập khẩu và xuất khẩu (T3)

i Áp lực cạnh tranh thu hút nguồn lao động khi trên thị trường xuất hiện hiều đốithủ cạnh tranh tiềm năng và các thương hiệu lớn nước ngoài (T4)

j Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác đang có xu hướng tăng caocùng với lạm phát dẫn đến giá nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất tăng cao.(T5)

Trang 12

S-O S-TS1,2/O2,3: Không chỉ thị trường nội địa

mà công ty cần nên quan tâm nhiều đến

thị trường nước ngoài, việc gia nhập

WTO là cánh cửa rộng mở giúp công ty

tấn công mạnh mẽ lên thị trường

S3,4,5,8/O4,5: Tận dụng lợi thế thương

hiệu và sự tin dùng của khách hàng,

Masan Consumer hiểu được khách hàng

mình muốn gì và làm sao để có doanh

thu hiệu quả

S4,5,7/O4,5: Sản phẩm mới của công ty

có thể dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng

S1,2/T1,3: Cần tận dụng những kinhnghiệm, chuyên môn từ ban quản trị để

đề ra chiến lược hợp lý cạnh tranh với cácthương hiệu nước ngoài lẫn các đối thủtrong nước

S2/T5: Tận dụng những kiến thức về thịtrường nội địa, tìm kiếm nguồn cungtrong nước để giảm thiểu chi phí sản xuất.S5,6,7,8/T2: Cái tiến không ngừng cácsản phẩm chủ lực của mình, truyền thôngrộng rãi những ưu điểm của sản phẩm đếnkhách hàng mục tiêu

W1/O1: Nguồn vốn tuy lớn nhưng sử

dụng một cách hợp lí sẽ tạo ra nhiều lợi

nhuận hơn cho công ty, tránh những

thiệt hại không cần thiết

W4/O4,5: Tuy hiện tại đã có hệ thống

phân phối mạnh nhưng cần nghiên cứu

mở rộng đến các thị trường tiềm năng

W1,3/T1,3: Giá cả luôn là yếu tố quantrọng trong cạnh tranh, công ty cần phảicân đối ngân sách, hạn chế chi phí phátsinh nhằm có được mức giá cạnh tranh vàtạo lợi thế lớn trước các đối thủ cạnhtranh

W2/T1,4: Công ty có thể đối mặt vớinguy cơ đánh mất nhân sự chủ chốt vàotay đối thủ, đặc biệt là các đối thủ nướcngoài vì họ giàu kinh nghiệm và có chế

độ đãi ngộ dành cho nhân viên rất tốt.W2/T4: Nguồn nhân lực là một trongnhững điều giúp công ty có được vị thếnhưbây giờ, công ty cần tìm kiếm, đàotạo nhân lực nhiều hơn nữa đặc biệt làtrong thời điểm nước ta có thể bị đứt gãy

Trang 13

nguồn nhân lực.

5 Định hướng và tầm nhìn của công ty:

5.1 Định hướng của công ty:

Đầu tư vào nền tảng đạt đỉnh cao, với công suất tăng lên, thị trường lớn hơn,danh mục các thương hiệu mạnh và hệ thống phân phối rộng lớn

Masan dự kiến tung các sản phẩm vào thị trường Thái Lan phục vụ tốt hơn 250triệu người tiêu dùng Inland ASEAN Đây là các thị trường tương đối mới với MasanConsumer và cũng khá ổn định

Tiếp tục đầu tư và phát triển các ngành hàng sản phẩm cốt lõi là gia vị,thựcphẩm tiện lợi, cà phê và đồ uống với những đổi mới mang tính đột phá

Hoàn thành việc tái cơ cấu hoạt động của Công ty, cơ sở hạ tầng cung ứng sảnphẩm và nền tảng quản lý để hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh

Đầu tư vào tài sản quan trọng nhất của Masan, nhân tố con người Camkết phát triển các nhà lãnh đạo Việt thế hệ tiếp theo

5.2 Tầm nhìn của công ty:

Tầm nhìn của Masan là xây dựng nền tảng tích hợp xuyên suốt từ offline đếnonline nhằm phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, có tần suất sử dụng hàng ngàycho 50 triệu người tiêu dùng Việt Nam vào năm 2025 Trở thành một công ty lớnmạnh có thị phần dẫn đầu thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam và mở rộng ra cácnước khác trên thế giới Quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông ngày càng tăng,trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở ViệtNam và khu vực, trở thành biểu tượng hàng đầu châu Á về sản phẩm hàng tiêu dùngphục vụ cuộc sống con người

Masan hiện thực hóa tầm nhìn này bằng cách thúc đẩy năng suất thông quanhững phát kiến mới, áp dụng công nghệ, xây dựng thương hiệu mạnh và tập trunghiện thực hóa những cơ hội gắn với cuộc sống hàng ngày của đại đa số người dân

Trang 14

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan tin vào triết lý “ Doing well by doing good”.

Sứ mệnh của tập đoàn là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội cho gần 100 triệungười dân Việt Nam, để họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu hàng ngày

Trang 15

B PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN (MSN) GIAI ĐOẠN 2021-2022:

1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp:

1.1 Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp:

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT QUY MÔ TÀI CHÍNH

Triệu VNĐ

31/12/2021 Triệu VNĐ

Chênh lệch tuyệt đối

Tỷ lệ chênh lệch

3 Luân chuyển thuần

LCT= DTTBH + DTTC+

TNK

79.044.495 95.929.495 -16.885.000 -17,6%

DTBH 76.189.225 88.628.767 -12.439.542 -14,04% DTTC 2.575.563 6.799.578 -4.224.015 -62,12%

6 Lưu chuyển tiền thuần -8.439.939 14.585.825 -23.025.764 -157,86%

a Phân tích khái quát:

Tổng tài sản cuối năm 2022 là 141.342.815 triệu đồng, tăng 15.249.344 triệuđồng tương ứng tỷ lệ tăng 12,09% Nhìn chung quy mô sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp lớn Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, có năng lực cạnh tranh trên thịtrường

b Phân tích chi tiết:

Tổng tài sản: Tổng tài sản cuối năm cuối năm 2022 là 141.342.815 triệu đồngcho thấy công ty có quy mô lớn Trong khi đó, tổng tài sản của công ty cuối năm 2021bằng 126.093.471 Như vậy năm 2022, tổng tài sản tăng 15.249.344 triệu đồng so vớicuối năm 2021, tương ứng tăng 12,09% Tổng tài sản tăng cho thấy quy mô toàn công

ty đang được mở rộng, năng lực tài chính tăng, năng lực cạnh tranh trên thị trườngcũng được cải thiện hơn Tổng tài sản tăng tăng nguyên nhân chủ yếu là do tài sản dài

Trang 16

hạn tăng 11.204.896 triệu đồng (tương ứng 13,59%), cho thấy công ty đang tăng đầu

tư tài sản cố định để phục vụ sản xuất

Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu cuối năm 2022 là 36.636.739 triệu đồng, giảm5.699.913 triệu đồng so với cuối năm 2021, tương đương giảm 13,46% cho thấy quy

mô nguồn vốn dành cho chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp giảm huyđộng nguồn lực từ vốn chủ

Tổng luân chuyển thuần: Tổng luân chuyển thuần năm 2022 là 79.044.495 triệu đồng, giảm 16.885.000 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng giảm 17,6% Luânchuyển thuần giảm cho thấy quy mô doanh thu của năm 2022 bé hơn năm 2021, kếtquả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã giảm Nguyên nhân chính là dodoanh thu bán hàng giảm, trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và thu nhậpkhác tăng Cụ thể: Doanh thu bán hàng cuối năm 2022 là 76.189.225 triệu đồng, giảm12.439.542 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng giảm 14,04% Doanh thu tài chínhnăm 2022 là 2.575.563 triệu đồng, giảm 4.224.015 triệu đồng so với năm 2021, tươngứng giảm 62,12% Thu nhập khác cũng giảm đến 221.443 triệu đồng tương ứng44,19% Tổng luân chuyển thuần giảm chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanhnghiệp đang có xu hướng xấu đi Làm cho quy mô thị trường của công ty bị thu hẹp,giảm năng lực cạnh tranh, cho thấy chính sách đầu tư của doanh nghiệp đang khônghợp lý Doanh nghiệp nên xem xét lại tính hiệu quả trong chính sách đầu tư của mình

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm

2022 bằng 9.994.852 triệu đồng, giảm 6.163.358 triệu đồng so với năm 2021, tươngứng giảm 38,14% cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả sovới năm trước, DN đang giảm bớt huy động vốn bên ngoài

Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2021 và 2022 lần lượt là10.101.381 triệu đồng và 4.754.384 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệptrong cả hai năm đều lớn hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi Tuy nhiên, lợinhuận sau thuế năm 2022 giảm 5.346.997 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng tănggiảm 52,93%, cho thấy quy mô lợi nhuận dành cho chủ sở hữu đang có xu hướng giảm

Trang 17

Lưu chuyển tiền thuần: Năm 2022 so với năm 2021 giảm 23.025.764 triệuVNĐ, tỷ lệ giảm là 157,86% cho thấy khả năng cân đối dòng tiền dòng tiền của doanhnghiệp giảm sút Do vậy, doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý để duy trì cânđối dòng tiền, tránh ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và tránh tình trạng thừa vốnhay ứ đọng vốn cho doanh nghiệp.

c Kết luận:

Như vậy, trong giai đoạn 2021-2022, quy mô tài sản của doanh nghiệp có sự giatăng nhưng chủ yếu gia tăng vào các khoản mục TSDH, công tác quản trị chi phí kémhiệu quả dẫn tới lợi nhuận giảm tương ứng Vì vậy, doanh nghiệp cần định hướng lạichiến lược kinh doanh trong các năm tới, triển khai các chiến lược tới doanh thu, qua

đó có thể nâng cao khả năng sinh lời của tài sản và gia tăng doanh thu, lợi nhuận

1.2 Phân tích khái quát cấu trúc tài chính

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

tuyệt đối

Tỷ lệ chênh lệch

1 Hệ số tự tài trợ

(Ht=VCSH/TTS)

Lần 0,2592 0,3358 -0,0766 -22,80%

Vốn chủ sở hữu Trđ 36.636.739 42.336.652 -5.699.913 -13,46% Tổng Tài sản Trđ 141.342.815 126.093.471 15.249.344 12,09%

2 Hệ số tự tài trợ thường xuyên

(Htx=NVDH/TSDH)

Lần

0,8116 1,1101 -0,2985 -26,89% NVDH= VCSH+NDH Trđ 76.021.938 91.545.635 -15.523.697 -16,96%

36.636.739 42.336.652 -5.699.913 -13,46%

39.385.199 49.208.983 -9.823.784 -19,96% TSDH Trđ 93.668.191 82.463.295 11.204.896 13,59%

Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch

tuyệt đối

Tỷ lệ chênh lệch 3.Hệ số chi phí

Trang 18

Dựa vào bảng tính trên ta thấy cấu trúc tài chính cơ bản được thể hiện trên cácphương diện về vốn, doanh thu, chi phí Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tàichính của doanh nghiệp có dấu hiệu nguy cơ rủi ro về tài chính Doanh nghiệp cần cânnhắc chính sách hoạt động nhằm sử dụng vốn giải quyết các mục tiêu: tự chủ, ổn định

và hiệu quả

b Phân tích chi tiết:

Hệ số tự tài trợ (Ht): Cuối năm 2022, hệ số tự tài trợ của công ty là 0,2592 lần,cho biết ở thời điểm cuối kỳ, 1 đồng tài sản được tài trợ bởi 0,2592 đồng vốn chủ Hệ

số tự tài trợ cuối năm 2021 là 0,3358; cho biết ở thời điểm đầu kỳ, 1 đồng tài sản đượctài trợ bởi 0,3358 đồng vốn chủ Hệ số tự tài trợ cuối năm <0,5 cho thấy mức độ tự chủ

về tài chính của công ty thấp, công ty đang phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài,doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn khi vay vốn Không những thế, hệ số tự tài trợcuối năm 2022 còn giảm 0,0766 lần, tương ứng giảm 22,8% so với cuối năm 2021, Htgiảm tức là mức độ độc lập tài chính của DN giảm Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp giảm (giảm 5.699.913 tương ứng với giảm 13,46%), cho thấy công

ty thay đổi chính sách huy động vốn, tăng sử dụng nợ, giảm tự chủ tài chính

Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx): Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2022 là0,8116 lần, có nghĩa là tại cuối năm 2022 1 đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi0,8116 đồng nguồn vốn dài hạn Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2021 là 1,1101lần; có nghĩa là tại cuối năm 2021 một đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi 1,1101đồng nguồn vốn dài hạn Htx <1 thể hiện sự bất ổn định trong tài chính có thể xảy ra,NVDH không đủ để tài trợ cho TSDH, doanh nghiệp có thể mất khả năng thanhkhoản, không đảm bảo cho nguồn vốn thường xuyên của chính doanh nghiệp, cho thấyhoạt động tài trợ về cơ bản là không hợp lý Thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ, hệ số tàitrợ thường xuyên giảm -0,2985 lần, tương ứng giảm 26,89%, cho thấy sự bất ổn trongchính sách tài trợ của doanh nghiệp tăng lên

Hệ số chi phí (Hcp): năm 2022 là 0,9399 lần cho biết để thu về 1 đồng doanhthu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,9399 đồng chi phí Hcp <1 chứng tỏ chi phí bé hơndoanh thu, doanh nghiệp làm ăn có lãi Hệ số chi phí năm 2022 tăng 0,0452 lần so vớinăm 2021, là một dấu hiệu không tốt trong công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp

Trang 19

Nguyên nhân là do tổng chi phí và tổng luân chuyển thuần của doanh nghiệp đều giảmnhưng tốc độ giảm của tổng chi phí (13,44%) bé hơn tốc độ giảm của tổng luânchuyển thuần (17,6%) Điều này chứng tỏ công tác quản trị doanh thu - chi phí củadoanh nghiệp là chưa hiệu quả

c Kết luận:

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy cấu trúc tài chính của công ty trong năm

2022 có nhiều biến động Chính sách tài trợ chủ yếu trong năm là tài trợ nhiều từ vốnvay, điều này sẽ làm giảm năng lực độc lập tự chủ tài chính của công ty, khiến công tykhó vay nợ khi khó khăn và có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán Chi phí trong năm

có xu hướng tăng lên, doanh nghiệp chưa tận dụng tốt tài nguyên để giảm chi phí Do

đó, công ty cần có những giải pháp, chính sách quản trị tài trợ cũng như chi phí kịpthời để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp

1.3 Phân tích khái quát khả năng sinh lời

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỜI

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ chênh

a Phân tích khái quát:

Nhìn chung các hệ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp biến động theo chiềuhướng tương đối tốt Cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời và đang có lãi.Trong đó, hệ số sinh lời hoạt động (ROS) tăng mạnh chiếm 53,95%

b Phân tích chi tiết:

Trang 20

Hệ số hệ số sinh lời hoạt động (ROS): Năm 2022, ROS là 0,0601 lần, cho biết

1 đồng luân chuyển thuần tạo ra trong kỳ thì có 0,0601 đồng lợi nhuận sau thuế Năm

2021, ROS là 0,1053 lần, cho biết 1 đồng luân chuyển thuần tạo ra trong kỳ thì có0,1053 đồng lợi nhuận sau thuế Có thể thấy, ROS > 0 chứng tỏ công tác quản trịdoanh thu, chi phí của công ty đạt hiệu quả Đồng thời ROS vẫn giữ ở mức < 1 chothấy công ty vẫn đang nằm trong mức tăng trưởng tương đối ổn định, vẫn dương Tuynhiên ROS năm 2022 giảm 0,0452 lần so với năm 2021, tương ứng giảm 42,88%.Nguyên nhân ROS giảm như vậy là do trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế và tổngluân chuyển thuần đều giảm Điều đó cho thấy hoạt động kém hiệu quả, công tác quảntrị gây ra lãng phí

Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP): BEP năm 2022 là 0,0747

lần, cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳtạo ra được 0,0747 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế BEP năm 2021 là 0,1336 lần,cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo rađược 0,1336 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế BEP năm 2010 giảm 0,0589 lần,tương ứng giảm 44,07% so với năm 2021, cho thấy khả năng sinh lời cơ bản của vốnkinh doanh giảm, thể hiện năng lực hoạt động kinh doanh trong năm giảm Nguyênnhân chính làm hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh giảm là do EBIT giảm(38,14%) mà vốn kinh doanh bình quân tăng (10,59%) Điều này khiến công ty kémthu hút đối với nguồn vốn từ chủ nợ, chủ sở hữu, nhà đầu tư tiềm năng

Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA): ROA năm 2022 là 0,0356

lần, cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,0356đồng lợi nhuận sau thuế ROA năm 2021 là 0,0835 lần, cho biết 1 đồng vốn kinhdoanh đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,0835 đồng lợi nhuận sau thuế ROAnăm 2022 giảm 0,048 lần, tương đương giảm 57,44% so với năm 2021 cho thấy khảnăng sinh lời ròng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm Nguyên nhân là donăm 2021, lợi nhuận sau thuế giảm (57,44%) trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng(10,59%) ROA giảm cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinhdoanh của công ty giảm sút, công tác quản trị chi phí có vấn đề

Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Năm 2022, ROE là 0,1204 lần, cho

biết 1 đồng vốn chủ đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1204 đồng lợi

Trang 21

nhuận sau thuế Năm 2021, ROE là 0,2999 lần, cho biết 1 đồng vốn chủ đưa vào quátrình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,2999 đồng lợi nhuận sau thuế So với năm 2021,ROE năm 2022 giảm 0,1795 lần, tương ứng giảm 59,85% cho thấy khả năng sinh lờivốn chủ sở hữu giảm Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm (52,93%) và vốnchủ sở hữu bình quân đang tăng (17,23%) ROE giảm sẽ khiến cho các nhà đầu tư tiềmnăng do dự trong việc đầu tư vào doanh nghiệp do nó cho thấy công tác quản trị doanhthu, chi phí chưa hiệu quả.

c Kết luận:

Trong 2 năm 2021-2022, nhìn chung thì các công ty cùng lĩnh vực hay cácngành nghề khác đều chịu những tác động của suy thoái kinh tế Làm cho các chỉ sốbiến động, qua đó cho thấy cty cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc kinh doanh.Tuy công ty đến cuối năm 2022 vẫn duy trì làm ăn có lãi, các chỉ số về khả năng sinhlời đều bị giảm Cho thấy công ty cần có những giải pháp nâng cao các chỉ tiêu về khảnăng sinh lời như: sử dụng tiết kiệm vốn kinh doanh; tăng cường công tác quản trịdoanh thu, chi phí gia tăng lợi nhuận,…

Trang 22

Tỷ lệ (%)

Tỷ trọng C.NỢ PHẢI TRẢ 104.706.076 74,08 83.756.819 66,42 20.949.257 25,01 7,66

I.Nợ ngắn hạn 65.320.877 62,38 34.547.836 41,25 30.773.041 89,07 21,14 Phải trả người bán

ngắn hạn 7.489.371 11,47 7.970.287 23,07 -480.916 -6,03 -11,60Người mua trả tiền

trước 566.330 0,87 168.183 0,49 398.147 236,73 0,38Thuế phải nộp nhà

nước 536.310 0,82 801.899 2,32 -265.589 -33,12 -1,50Phải trả người lao

động 248.365 0,38 222.205 0,64 26.160 11,77 -0,26Chi phí phải trả 4.184.351 6,41 4.996.691 14,46 -812.340 -16,26 -8,06 Doanh thu chưa thực

Phải trả ngắn hạn

khác 11.671.935 17,87 1.513.366 4,38 10.158.569 671,26 13,49Vay, trái phiếu phát

phúc lợi 31.148 0,05 35.845 0,10 -4.697 -13,10 -0,06II.Nợ dài hạn 39.385.199 47,02 49.208.983 58,75 -9.823.784 -19,96 -11,73 Phải trả người bán

dài hạn 24.324 0,06 25.014 0,05 -690 -2,76 0,01Phải trả dài hạn khác 752.378 1,91 227.575 0,46 524.803 230,61 1,45 Vay, trái phiếu phát

-phần 8.723.128 23,81 11.084.247 26,18 -2.361.119 -21,30 -2,37Vốn khác của chủ sở -8.388.147 - 22,90 -8.388.147 - - - -3,08

Trang 23

hữu 19,81

Chênh lệch tỷ giá hối

đoái -385.158 -1,05 -339.255 -0,80 -45.903 13,53 -0,25Quỹ khác thuộc vốn

chủ sở hữu 583.625 1,59 -147.087 -0,35 730.712 -496,79 1,94Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối 11.381.940 31,07 18.795.877 44,40 -7.413.937 -39,44 -13,33

- Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối lũy

kế đến cuối năm

trước

17.656.897 155,13 762.441 4,06 16.894.456 2.215,84 151,07

- Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối năm

nay/ (lỗ sau thuế năm

Nợ phải trả của công ty cuối năm 2021 là 83.756.819 triệu đồng chiếm 66,42%

NV, nhưng đến cuối năm 2022 là 104.706.076 triệu đồng, chiếm 74,08% NV Nợ phảitrả của doanh nghiệp cuối năm 2022 tăng lên và tăng 20.949.257 triệu đồng, tương ứngtăng 25,01% và tăng 7,66% về tỷ trọng Sự tăng lên của nợ phải trả cho thấy doanhnghiệp đang tăng cường huy động vốn từ bên ngoài Sự tăng lên của nợ phải trả chủyếu là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 34.547.836 triệu đồng, tươngứng 41,25% nợ phải trả nhưng đến cuối năm 2022 nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là65.320.877 triệu đồng, tương ứng 62,38% nợ phải trả Sự tăng lên về tỷ trọng nợ ngắnhạn trong nợ phải trả cho thấy công ty đang dịch chuyển dần về nợ ngắn hạn Trong nợngắn hạn của doanh nghiệp thì vay, trái phiếu phát hành và nợ thuê tài chính ngắn hạnchiếm tỷ trọng cao Vay, trái phiếu phát hành và nợ thuê tài chính của doanh nghiệp

Trang 24

cuối năm 2021 là 18.805.727 triệu đồng, chiếm 54,43% nợ ngắn hạn Vay, trái phiếuphát hành và nợ thuê tài chính của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 40.567.379 triệuđồng, chiếm 62,1% nợ ngắn hạn Vay và nợ thuê tài chính của doanh nghiệp cuối năm

2022 so với cuối năm 2021 tăng và tăng 21.761.652 triệu đồng, tương ứng tăng115,72% Sự tăng lên của chỉ tiêu vay, trái phiếu phát hành và nợ ngắn hạn cho thấydoanh nghiệp đang tập trung huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và thuê tài chính.Phải trả người bán ngắn hạn cuối năm 2021 là 7.970.287 triệu đồng, chiếm23,07% nợ ngắn hạn, nhưng đến cuối năm 2022 là 7.489.371 triệu đồng, chiếm11,47% nợ ngắn hạn So với cuối năm 2021 thì nợ phải trả người bán ngắn hạn cuốinăm 2022 giảm và giảm 480.916 triệu đồng, tương ứng giảm 6,03% Sự giảm xuốngcủa khoản mục phải trả người bán ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp đang giảm việcchiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, góp phần tăng uy tín cho doanh nghiệp

Chỉ tiêu người mua trả tiền trước cuối năm 2022 là 566.330 triệu đồng chiếm0,87% nợ ngắn hạn, so với năm 2021 thì khoản mục người mua trả tiền trước có xuhướng tăng và tăng 398.147 triệu đồng, tương ứng tăng 236,73% Sự tăng lên vềkhoản mục này là do doanh nghiệp có chính sách thắt chặt hơn trong quá trình bánhàng, khách hàng mới phải đặt cọc trước tiền hàng mới tiến hành giao hàng cho kháchhàng

Chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước cuối năm 2022 là 536.310 triệuđồng, chiếm 0,82% nợ ngắn hạn Khoản mục thuế và các khoản mục phải nộp nhànước có xu hướng giảm và giảm 265.589 triệu đồng, tương ứng giảm 33,12% Sự giảm

đi về chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế hơn, tăng

uy tín của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước

Chỉ tiêu phải trả người lao động cuối năm 2021 là 222.205 triệu đồng, chiếm0,64% nợ ngắn hạn Chỉ tiêu phải trả người lao động cuối năm 2022 là 248.365 triệuđồng, chiếm 0,38% nợ ngắn hạn Sự tăng lên về chỉ tiêu phải trả người lao động chothấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô về nhân sự trong doanh nghiệp Doanhnghiệp thường trả lương vào ngày đầu tháng sau nên số tiền dư cuối kỳ của chỉ tiêuphải trả người lao động là số tiền lương còn phải trả vào cuối tháng trước

Chỉ tiêu chi phí phải trả ngắn hạn cuối năm 2022 là 4.184.351 triệu đồng, chiếm6,41% nợ ngắn hạn Chỉ tiêu phải trả ngắn hạn cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có

xu hướng giảm và giảm 812.340 triệu đồng tương ứng giảm 16,26% Chi phí trả trước

Trang 25

ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm cho thấy doanh nghiệp đang giảm việctrích lập dự phòng phải trả so với giai đoạn trước.

Phải trả ngắn hạn khác của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 1.513.366 triệu đồng,chiếm 4,38% nợ ngắn hạn Phải trả ngắn hạn khác của doanh nghiệp cuối năm 2022 là11.671.935 triệu đồng, chiếm 17,87% nợ ngắn hạn Phải trả ngắn hạn khác của doanhnghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có xu hướng tăng mạnh và tăng10.158.569 triệu đồng tương ứng tăng 671,26% Sự tăng lên mạnh mẽ của chỉ tiêu này

là do các khoản ký quỹ đầu tư nhận của bên thứ 3 tăng cao vào cuối năm 2022

Các chỉ tiêu như doanh thu chưa thực hiện, dự phỏng phải trả ngắn hạn và quỹkhen thưởng phúc lợi không có nhiều biến động tỷ lệ dưới 0,2% nợ ngắn hạn và không

có biến động quá nhiều trong giai đoạn 2021 – 2022

Nợ dài hạn của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 42.208.983 triệu đồng, chiếm58,75% nợ phải trả, nhưng đến cuối năm 2022, nợ dài hạn của doanh nghiệp là39.385.199 triệu đồng, tương ứng 47,02% nợ phải trả Nợ dài hạn của doanh nghiệpgiảm là do vay, phát hành trái phiếu và nợ thuê tài chính dài hạn của doanh nghiệpgiảm từ 39.371.918 triệu đồng chiếm 80,01% nợ dài hạn xuống còn 30.425.625 triệuđồng chiếm 77,25% nợ dài hạn Nợ dài hạn của doanh nghiệp giảm cũng là do sự giảmxuống của dự phòng phải trả dài hạn giảm từ 6.369.081 triệu đồng chiếm 12,94% nợdài hạn xuống còn 4.641.201 triệu đồng chiếm 11,78% nợ dài hạn Ngoài ra, các chỉtiêu phải trả người bán dài hạn, phải trả dài hạn khác và thuế thu nhập hoãn lại phải trảkhông có nhiều biến động so với giai đoạn trước

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 2,205,918 triệu đồng, chiếm45.07%, VCSH của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 2,625,922 triệu đồng, chiếm41.04% VCSH của doanh nghiệp năm 2022 so với năm 2021 tăng lên và tăng 420,004triệu đồng, tương ứng 19.04% Sự giảm đi về mặt tỷ trọng VCSH cho thấy doanhnghiệp đã giảm độ tự chủ tài chính, tăng sự phụ thuộc từ nguồn vốn bên ngoài doanhnghiệp

Phần vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2022 là 36.636.739 triệuđồng chiếm 25,92% tổng nguồn vốn Vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp năm

2021 là 42.336.652 triệu đồng, chiếm 33,58% tổng nguồn vốn Tỷ lệ VCSH của doanhnghiệp trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm và dưới 50% cho thấy doanh nghiệp

có độ tự chủ tài chính thấp

Trang 26

Vốn cổ phần của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 14.237.248 triệu đồng chiếm38,86% VCSH Vốn cổ phần của doanh nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021

có xu hướng tăng và tăng 2.431.901 triệu đồng tương ứng 20,6%, điều này là do trongnăm 2022 doanh nghiệp tiến hành phát hành thêm cổ phiếu do vậy mà vốn cổ phầntăng

Thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 8.723.128 triệu đồngchiếm 23,81% VCSH Thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp cuối năm 2022 giảm

so với cuối năm 2021, điều này là do khi phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp phát sinhcác chi phí phát hành cổ phiếu liên quan

Vốn khác thuộc VCSH không có sự biến động trong giai đoạn 2021 – 2022.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp cuối năm 2022 là11.381.940 triệu đồng, chiếm 31,07% VCSH Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối củadoanh nghiệp cuối năm 2021 là 18.795.877 triệu đồng chiếm 44,4% VCSH Lợi nhuậnsau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có xuhướng giảm và giảm 7.413.937 triệu đồng, tương ứng giảm 39,44%, điều này là donăm 2022 do ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới cũng như dịch covid19 đã làm cho lợinhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp giảm mạnh

Lợi ích cổ đông không kiểm soát của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 10.484.103triệu đồng chiếm 28,62% VCSH Lợi ích cổ đông không kiểm soát của doanh nghiệpcuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có xu hướng tăng và tăng 958.433 triệu đồngtương ứng tăng 10,06% và tăng 6,12% về tỷ trọng

Chênh lệch tỷ giá hối đoái, vốn khác của chủ sở hữu không có sự biến độngnhiều

Nhìn chung, doanh nghiệp đang dịch chuyển dần từ nguồn vốn dài hạn sangnguồn vốn ngắn hạn bằng việc đang giảm huy động vốn từ VCSH và nợ dài hạn sangdùng nợ ngắn hạn Về nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp đang sử dụng vay, trái phiếuphát hành và nợ thuê tài chính với tỷ trọng cao, điều này sẽ tạo áp lực trong việc thanhtoán nợ gốc và chi phí lãi vay của doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp cần có cácphương án sử dụng vốn vay hiệu quả, góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn cho doanhnghiệp

Trang 27

3 Phân tích hoạt động tài trợ:

Số tiền Tỷ lệ

NVDH = nợ dài hạn +VCSH Trđ 76.021.938 91.545.635 (15.523.697) -16,96

Nợ dài hạn Trđ 39.385.199 49.208.983 (9.823.784) -19,96 VCSH Trđ 36.636.739 42.336.652 (5.699.913) -13,46 TSDH Trđ 93.668.191 82.463.295 11.204.896 13,59

VLC tại thời điểm cuối năm 2021 là 9.082.340 triệu đồng, VLC tại thời điểmcuối năm 2022 là -17.646.253 triệu đồng, so với thời điểm cuối năm 2021 thì cuốinăm 2022, VLC của doanh nghiệp giảm 26.728.593 triệu đồng, tương ứng giảm 294,29% VLC>0 vào cuối năm 2021, và nhỏ hơn 0 vào cuối năm 2022 cho thấy hoạtđộng tài trợ của doanh nghiệp cuối năm 2022 ở mức mạo hiểm Doanh nghiệp đangdùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn Việc sử dụng tình hình tài trợnhư thế này sẽ làm cho doanh nghiệp giảm áp lực thanh toán nhưng chi phí sử dụngvốn cao VLC giảm là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:

Nguồn vốn dài hạn có tác động cùng chiều với VLC, nguồn vốn dài hạn cuốinăm 2022 là 76.021.938 triệu đồng, cuối năm 2021 là 91.545.635 triệu đồng Nguồnvốn dài hạn của doanh nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 có xu hướng giảm

và giảm 15.523.697 triệu đồng tương ứng giảm 16,96% Sự thay đổi của nguồn vốn

Trang 28

dài hạn đã làm giảm VLC giảm 15.523.697 triệu đồng, và giảm cả nợ dài hạn vàVCSH, điều này cho chính sách huy động vốn, tăng quy mô huy động nguồn vốn nợphải trả, giảm quy mô huy động nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn dài hạn giảm chocông ty tăng rủi ro thanh toán nhưng tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.

Tài sản dài hạn có tác động ngược chiều với VLC TSDH của doanh nghiệp cuốinăm 2022 là 93.668.191 triệu đồng, TSDH của doanh nghiệp cuối năm 2021 là82.463.295 triệu đồng TSDH của doanh nghiệp cuối năm 2022 so với cuối năm 2021

có xu hướng tăng và tăng 11.204.896 triệu đồng tương ứng tăng 13,59% Sự tăng lêncủa TSDH là do sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp, tăng quy môđầu tư TSDH, giảm đầu tư vào TSNH

Thông qua việc phân tích tình hình hoạt động tài trợ thông qua 2 chỉ tiêu là VLC

và Htx cho thấy việc tài trợ của doanh nghiệp là mạo hiểm hơn so với cuối năm 2021,tuy nhiên, doanh nghiệp đang sử dụng khá nhiều nợ ngắn hạn, điều này tạo áp lực trả

nợ cho doanh nghiệp Do vậy cần có phương án cụ thể khi tiến hành vay vốn từ bênngoài để đảm bảo cân bằng chi phí sử dụng vốn và thời gian để trang trải các khoản nợphải trả của doanh nghiệp

Trang 29

4 Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp năm 2021 – 2022:

trọng (%)

Số tiền Tỷ lệ

(%)

Tỷ trọng (%)

Các khoản tương đương tiền 12.134.624 87,60 15.419.410 69,13 -3.284.786 -21,30 18,46

Chứng khoán kinh doanh 3.302.172 90,24 - - 3.302.172 0 90,24

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo

Phải thu của khách hàng 2.735.816 19,64 2.480.224 37,38 255.592 10,31 -17,74

Trả trước cho người bán 1.227.666 8,81 851.052 12,83 376.614 44,25 -4,01

Phải thu về cho vay ngắn hạn - - 2.452.812 36,97 -2.452.812 -100 -36,97

Phải thu ngắn hạn khác 10.007.179 71,84 883.690 13,32 9.123.489 1032,43 58,52

Dự phòng phải thu khó đòi (47.369) -0,34 (33.369) -0,50 -14.000 41,96 0,16

Tài sản thiếu chờ xử lý 6.268 0,04 - - 6.268 0 0,04

Trang 30

Phải thu về cho vay dài hạn 81.150 3,84 81.150 4,32 0 0 -0,48

Phải thu dài hạn khác 2.032.612 96,16 1.797.328 95,68 235.284 13,09 0,48

Trang 31

Giá trị hao mòn lũy kế (123.676) -0,28 (99.349) -0,23 -24.327 24,49 -0,05

Tài sản cố định vô hình 12.574.516 28,88 11.292.760 26,48 1.281.756 11,35 2,41

Nguyên giá 16.375.200 37,61 14.362.471 33,67 2.012.729 14,01 3,94

Giá trị hao mòn lũy kế (3.800.684) -8,73 (3.069.711) -7,20 -730.973 23,81 -1,53

Nguyên giá 1.148.248 157,35 1.174.802 145,03 -26.554 -2,26 12,32

Giá trị hao mòn lũy kế (418.485) -57,35 (364.745) -45,03 -53.740 14,73 -12,32

Xây dựng cơ bản dở dang 3.324.848 100,00 2.021.827 100,00 1.303.021 64,45 0

Đầu tư vào các công ty liên kết 28.480.242 90,89 24.538.803 100,00 3.941.439 16,06 -9,11

Đầu tư góp vốn vào các đơn vị

khác

2.853.643 9,11 - - 2.853.643 0 9,11

Chi phí trả trước dài hạn 7.259.881 57,48 6.593.682 62,44 666.199 10,10 -4,96

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 302.220 2,39 609.690 5,77 -307.470 -50,43 -3,38

Lợi thế thương mại 5.068.477 40,13 3.356.819 31,79 1.711.658 50,99 8,34

a Phân tích khái quát:

Tổng tài sản cuối năm 2022 là 141.342.815 triệu đồng, tăng 15.249.344 triệuđồng so với tổng tài sản đầu kỳ, tương ứng tăng 12,09% Trong đó, tài sản ngắn hạn

Trang 32

cuối năm 2022 là 47.674.624 triệu đồng, tăng 4.044.448 triệu đồng so với đầu kỳ,tương ứng tỷ lệ 9,27% Tài sản dài hạn cuối năm 2022 là 93.668.191 triệu đồng, tăng11.204.896 triệu đồng so với đầu kỳ, tương ứng tỷ lệ 13,59% Tỷ trọng tài sản ngắnhạn cuối năm 2022 là 33,73% giảm 0,87% so với năm 2021 Tỷ trọng tài sản dài hạncuối năm 2022 là 66,27% tăng 0,87% so với năm 2021 Dẫn đến:

i Quy mô tài sản của doanh nghiệp lớn Tài sản cuối năm 2022 tăng so vớinăm 2021 chủ yếu là do sự tăng lên của TSDH, tạo cơ sở cho doanhnghiệp tăng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

ii Chính sách đầu tư của doanh nghiệp thiên về đầu tư TSDH Chính sáchnày sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất cũng như tăng chất lượngsản phẩm Tuy nhiên, vòng quay vốn chậm, lâu thu hồi vốn dẫn đến rủi rothanh toán và rủi ro tồn đọng vốn tăng

b Phân tích chi tiết:

Tài sản ngắn hạn cuối năm 2022 là 47.674.614 triệu đồng, tăng 4,044,448 triệu

đồng, tỷ lệ 9,27% do có sự tăng lên của đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thungắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác; bên cạnh đó là sự giảm xuống củatiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2022 là 13.853.100 triệu đồng,

giảm 8.451.722 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 37,89% Điều này cho thấy công ty

đã sử dụng tiền để đầu tư cho tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho, phục vụ cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản chi phí của công ty Việc tiền và cáckhoản tương đương tiền giảm là điều không tốt đối với công ty vì có thể dẫn đến tìnhtrạng thiếu hụt tiền từ đó làm giảm đến khả năng thanh toán Tỷ trọng chỉ tiêu tiền vàcác khoản tương đương tiền năm 2022 là 29,06%, giảm 22,06% so với năm 2021 Tỷtrọng của chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tìnhhình tài sản của doanh nghiệp Nguyên nhân là do hoạt động đầu tư, trong đó tiền chicho các khoản đầu tư vốn chủ sở hữu; tiền chi cho vay và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn

có ảnh hưởng lớn Doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách đầu tư, chiến lược kinh

Trang 33

doanh và sử dụng các khoản này một cách hợp lý để tránh những ảnh hưởng không tốtđến khả năng sinh lời trong tương lai.

Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh, cuối năm 2022 là 3.659.175 triệu đồng,

tăng 3.326.422 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 999,67% chủ yếu là do năm 2022 công ty

đã đầu tư vào chứng khoán kinh doanh (3.302.172 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,24%)

Tỷ trọng của đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2022 chiếm 7,68%, tăng 6,91% so vớinăm 2021 Chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn có xu hướng tăng lên cho thấy công tyđang tăng cường đầu tư vào tài chính ngắn hạn giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, từ

đó tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp Trong khi đầu tư tài chính ngắn hạn tănglên thì doanh thu từ hoạt động tài chính lại có dấu hiệu giảm, cụ thể doanh thu tàichính năm 2022 là 2.575.563 triệu đồng, giảm 4.224.015 triệu đồng so với năm 2021.Điều này cho thấy chính sách đầu tư ngắn hạn của công ty chưa hiệu quả, có nguy cơmất vốn và rủi ro đầu tư trong tương lai

Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2022 là 13.929.560 triệu đồng, tăng

7.295.151 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 109.96% Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạnnăm 2022 là 29,22% tăng 14,01% so với năm 2021 trong đó phải thu ngắn hạn khácchiếm tỷ trọng lớn nhất (71,84%) cho thấy nguy cơ mất vốn tăng Phải thu của kháchhàng tăng 255.592 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 10,31%, cho thấy chính sách tín dụngthương mại mở rộng hiệu quả nhằm tăng doanh thu, tăng khả năng bán hàng Bên cạnh

đó thì doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn dẫn đến khi cần vốn phải đi vay,tăng chi phí và nguy cơ nếu khách hàng không trả được nợ sẽ mất vốn

Hàng tồn kho là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn Hàng tồn

kho cuối năm 2022 là 14.445.345 triệu đồng, tăng 1.631.954 triệu đồng, tương ứng tỷ

lệ 12,74% Trong khi tỷ trọng hàng tồn kho năm 2022 là 30,30% tăng 0,93% so vớinăm 2021 Hàng tồn kho tăng tuy nhiên doanh thu bán hàng cuối năm 2022 lại giảm13.602.394 triệu đồng so với năm 2021 cho thấy công tác quản trị hàng tồn kho củadoanh nghiệp chưa tốt Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ có tăng so với năm 2021chứng tỏ doanh nghiệp tiến hành mua sắm để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên hàng tồn kho tăng chủ yếu do thành phẩm tăng 1.340.448 triệu đồng, có thểthấy rằng chính sách bán hàng của doanh nghiệp chưa hiệu quả Việc dự trữ hàng tồn

Trang 34

kho sẽ làm tăng chi phí lưu kho cũng như chi phí cất trữ, bảo quản, tăng rủi ro hàngtồn kho bị hư hỏng Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nên tăng hàng tồn kho làmgiảm tính thanh khoản của Doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn khác cuối năm 2022 là 1.787.444 triệu đồng, tăng 242.643 triệu

đồng, tương ứng tỷ lệ 15,71% chủ yếu do thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng20.034 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ 1,62%) Doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các thủtục thuế

Tài sản dài hạn cuối năm 2022 là 93.668.191 triệu đồng, tăng 11.204.896 triệu

đồng, tương ứng tỷ lệ 13,59% do có sự tăng lên của các khoản phải thu dài hạn, tài sản

cố định, tài sản dở dang dài hạn, tài sản dài hạn khác đầu tư tài chính dài hạn và sựgiảm đi của bất động sản đầu tư Năm 2022, đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọnglớn nhất

Tài sản cố định cuối năm 2022 là 43.535.355 triệu đồng, tăng 881.416 triệu

đồng, tương ứng tỷ lệ 2,07% Tỷ trọng tài sản cố định năm 2022 chiếm 46,48%, giảm5,25% so với năm 2021 Trong đó, TSCĐ hữu hình giảm 540.100 triệu đồng, ứng với

tỷ lệ giảm 1,73%; TSCĐ hữu hình thuê tài chính tăng 139.760 triệu đồng, ứng với tỷ lệ66,70%; TSCĐ vô hình tăng 1.281.756 triệu đồng, ứng với 11,35% TSCĐ hữu hìnhchiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ (năm 2022 là 70,31%, năm 2021 là 73,03%) tuynhiên đang có xu hướng giảm cho thấy chiến lược phát triển tài sản của doanh nghiệptrong năm không đặt trọng tâm vào tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định tăng chủyếu do TSCĐ vô hình tăng vì quyền sử dụng đất (3.385.249 triệu đồng), quan hệkhách hàng (2.974.558 triệu đồng), thương hiệu (2.706.991 triệu đồng) tăng giúp phục

vụ việc quản lý kinh doanh và tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Tài sản dở dang dài hạn chủ yếu là chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối năm

2022 là 3.324.848 triệu đồng, tăng 1.303.021 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 64,45% Tỷtrọng tài sản dở dang dài hạn cuối năm 2022 là 3,55%, tăng 1,10% so với năm 2021.Doanh nghiệp vẫn còn tình trạng dự án chậm tiến độ, chưa tận dụng tốt và tối ưu hóatài sản trong doanh nghiệp

Trang 35

Đầu tư tài chính dài hạn cuối năm 2022 là 31.333.885 triệu đồng, tăng 6.795.082

triệu đồng, tỷ lệ 27,69% so với đầu năm Tỷ trọng của đầu tư tài chính dài hạn năm

2022 là 33,45%, tăng 3,69% so với đầu năm chủ yếu do đầu tư vào các công ty liên kếttăng Việc tăng đầu tư vào công ty liên kết sẽ đem lại một số lợi ích cũng như hạn chếcho doanh nghiệp

Tài sản dài hạn khác cuối năm 2022 là 12.630.578 triệu đồng, giảm 2.070.387

triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 19,61% Tỷ trọng của tài sản dài hạn khác năm 2022 chiếm13,48%, tăng 0,68% so với năm 2021 là do giảm chi phí trả trước dài hạn tăng Trongnăm 2022,chi phí trả trước dài hạn là 7.259.881 triệu đồng, tăng 666.199 triệu đồng (tỷ

lệ tăng 10,10%)

c Kết luận:

Như vậy, quy mô tài sản của doanh nghiệp trong năm 2022 biến động tăng là do

sự tăng lên của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Doanh nghiệp đã tích cực đầu tưnhà xưởng, trang thiết bị, phương tiện vận tải và đã đem lại những hiệu quả tích cựctrong kết quả sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó hàng tồn kho của doanh nghiệp đang

có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng tương đối lớn đến tính thanh khoản,chi phí quản

lý thành sản phẩm của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên điều chỉnh các chính sách bán hàng phù hợp nhằm đẩy mạnhtiêu thụ, đưa ra chính sách quản trị hàng tồn kho hợp lý, giảm dự trữ hàng tồn khonhằm giảm lượng vốn bị ứ đọng, giảm chi phí lưu trữ, bảo quản gây lãng phí vốnDoanh nghiệp tập trung đẩy mạnh đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn nhưngchưa thực sự đem lại hiệu quả Chính vì thế doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc chiếnlược đầu tư sao cho hợp lý, cần dự phòng trước các biện pháp cụ thể để phòng ngừanhững rủi ro có thể phát sinh

Trang 36

5 Phân tích tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2022:

Đvt: Triệu đồng

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 89.791.619 76.380.750 -13.410.869 -14,93

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.162.852 191.525 -971.327 -83,52

3 Doanh thu thuần về BH và CCDV 88.628.767 76.189.225 -12.439.542 -14,03

5 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 22.134.801 21.035.024 -1.099.777 -4,96

6 Doanh thu hoạt động tài chính 6.799.578 2.575.563 -4.244.015 -62,12

7 Chi phí tài chính 5.706.531 6.361.642 655.111 11,48 Trong đó: Chi phí lãi vay 4.669.426 4.847.702 178.276 3,81

8 Chi phí bán hàng 11.786.338 12.511.539 725.201 6,15

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.064.969 3.854.314 -210.655 -5,18

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11.273.182 5.222.742 -6.050.440 -53,67

11 Thu nhập khác 501.150 279.707 -221.443 -44,18

12 Chi phí khác 285.548 355.299 69.751 24,42

13 Lợi nhuận khác 215.602 -75.592 -291.194 -135,06

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 11.488.784 5.147.150 -6.341.634 -55,19

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.499.249 626.750 -872.499 -58,19

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -111.846 -233.984 -122.138 109,20

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 10.101.381 4.754.384 -5.346.997 -52,93

18 Tổng luận chuyển thuần (LCT)= DTT + DTTC

+ TN khác 95.929.495 79.044.495 -16.885.000 -17,60

19 Doanh thu kinh doanh = DTT + DTTC 95.428.345 78.764.788 -16.663.557 -17,46

20 Lợi nhuận bán hàng = DTT - GVHB - CPBH -

CPQLDN 6.283.494 4.669.171 -1.614.323 -25,6914863

21 Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế 0,1252 0,0617 -0,0635 -45,62

23 Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh =

24 Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng =

Trang 37

a Phân tích khái quát:

Từ bảng phân tích trên ta thấy, LNTT của công ty năm 2022 giảm -6.341.634 trđồng tương ứng với tỷ lệ giảm 55,19% Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2022

so với 2021 giảm 0.0635 lần với tỷ lệ giảm 45,62% nghĩa là 1 đồng luân chuyển thuần

có 0.12528 đồng lợi nhuận kế toán năm 2021 và 0.0617 đồng (năm 2022) LNST năm

2022 giảm 5.346.997 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 52,93% so với năm 2021 Hệ sốsinh lời hoạt động ROS giảm từ 0.1053 lần xuống 0.0601 lần (giảm 0.0452 lần với tỷ

lệ 42,87%) dẫn đến kết quả hoạt động của toàn công ty năm 2022 đã giảm sút so vớinăm 2021; nghĩa là cứ 1 đồng luân chuyển thuần thì công ty thu được 0.11051 đồnglợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2022 thì cứ 1 đồng luân chuyển thuần thì công ty bịgiảm 0.053105 đồng lợi nhuận sau thuế dẫn đến hiệu quả hoạt động của toàn công tynăm 2022 đã giảm xuống so với năm 2021 Như vậy, trong cả 2 năm lợi nhuận sauthuế, lợi nhuận trước thuế, hệ số sinh lời hoạt động đều có xu hướng giảm, và hệ số chiphí có xu hướng tăng.Trong cả 2 năm, hệ số sinh lời hoạt động ROS của Masan đềuthấp hơn hệ số sinh lời hoạt động của công ty Cổ phần tập đoàn Nestlé Vietnam (lầnlượt 2 năm 2021 và 2022 là: 0,1965 và 0,1012) - một trong những đối thủ cạnh tranhcủa Masan; tuy nhiên hệ số chi phí của Masan cao hơn hệ số chi phí của Nestle (lầnlượt trong 2 năm là 0,8035 và 0,8988) Nói cách khác, DN đang phải bỏ ra nhiều chiphí hơn cho mỗi đồng doanh thu hay hiệu quả quản lý chi phí của DN giảm Cho thấy

so với các công ty trong ngành Doanh nghiệp có kết quả hoạt động chưa hiệu quả.Đồng thời tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế ngày càng giảmcho thấy công ty đang chịu tác động trong việc thay đổi chính sách thuế

b Phân tích chi tiết:

Xét về LNTT năm 2022 là 11.488.784 triệu đồng , năm 2021 là 5.147.150 triệuđồng So với năm 2021 thì lợi nhuận trước thuế năm 2022 đã giảm 6.341.63 triệu đồng

Trang 38

tương ứng giảm 55,19% Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty chưahiệu quả.

Đối với hoạt động kinh doanh: Năm 2022 so với năm 2021, Lợi nhuận thuần từhoạt động kinh doanh đã giảm từ 11.273.182 trđ xuống còn 5.222.742 trđ , giảm6.050.440trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 53,67% đồng thời hệ số sinh lời hoạt động kinhdoanh cũng giảm 0,0518 lần tương đương với tỷ lệ giảm 43,86%; nghĩa là 1 đồngdoanh thu thuần tạo ra từ hoạt động chính của doanh nghiệp có 0.1197 đồng lợi nhuận(năm 2021) và 0,0651 đồng lợi nhuận (năm 2022) Thêm vào đó, hệ số sinh lời hoạtđộng KD cả hai năm của công ty Masan đều thấp hơn so với hệ số sinh lời hoạt động

KD của công ty Nestlé (0,1941 và 0,0982 lần) Điều đó chứng tỏ năm 2022, hiệu quả

từ hoạt động kinh doanh của công ty Masan kém hơn so với các DN cùng ngành dẫnđến quy mô lợi nhuận và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

đã giảm sút Hoạt động kinh doanh là hoạt động chính làm giảm lợi nhuận của doanhnghiệp trong kỳ Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí hoạt động kinh doanhnhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu kinh doanh, cho thấy công tác quản lý chi phítrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả Công ty nên phát huy tối

đa hiệu quả công tác quản lý chi phí, nhằm đem lại những biến đổi tích cực hơn nữa

Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấpdịch vụ của công ty năm 2022 là 21.035.024 triệu đồng , giảm so với năm 2021 là1.099.777 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 4,96% Mặt khác hệ số sinh lời hoạtđộng bán hàng năm 2022 giảm so với năm 2021 là 0,0096 lần tương ứng giảm15,685%; nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thìcông ty thu được 0.0612 đồng lợi nhuận năm 2022 và 0.07 đồng năm 2021

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2022 doanh thu thuầnbán hàng đạt 76.189.225 triệu đồng giảm 12.439.452 triệu đồng so với năm 2021 vàgiảm 14,03% so với năm 2021 Sự giảm sút chứng tỏ trong năm 2022 hiệu quả hoạtđộng bán hàng của doanh nghiệp không hiệu quả Nguyên nhân xuất phát từ hainguyên nhân: chủ quan và khách quan Về mặt chủ quan, doanh thu giảm là do doanhnghiệp thu hẹp quy mô tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm không có sự đổi mới về chấtlượng, kiểu dàng nên không thu hút được nhiều khách hàng mới Chính sách bán hàng

Trang 39

của doanh nghiệp không phát huy được hiệu quả, đã có sự đổi mới trong các phươngthức marketing như mở rộng kênh bán hàng trực tuyến nhưng chưa phát huy được hiệuquả Về mặt khách quan, sự suy thoái tất yếu sau sự kết thúc của đại dịch covid 19 đãgây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng, làm giảm đi sức mua trên thị trường của ngườitiêu dùng đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ và siêu thị.Thị trường nội địa trở nên có phần ảm đạm do thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm

và tỉ lệ thất nghiệp tăng cao Tổng hòa của 2 nguyên nhân trên chính là lí do doanh thunăm 2022 của Masan sụt giảm mạnh

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng chủyếu trong tổng chi phí của doanh nghiệp Giá vốn hàng bán của công ty năm 2022 là

55154201 triệu đồng, giảm 11.339.765 triệu đồng so với năm 2021 tương ứng với tỉ lệgiảm là 17,05% Đồng thời, doanh thu thuần cũng có xu hướng giảm đi là 14,035%làm cho hệ số giá vốn hàng bán năm 2022 so với năm 2021 giảm từ 0.7502 lần xuống0.7239 lần, giảm 0.0263 lần với tỷ lệ 3,51% Như vậy trong năm 2021 để tạo ra mộtđồng doanh thu thuần từ bán hàng và CCDV thì DN phải bỏ ra 0.7502 đồng giá vốnhàng bán nhưng đến năm 2022 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng vàCCDV thì DN chỉ cần bỏ ra 0.7239 đồng giá vốn hàng bán Hệ số giá vốn hàng bántrong 2022 cao hơn hệ số giá vốn hàng bán của công ty Nestlé (0.548 lần) Điều nàythể hiện, năm 2022 công ty đã sử dụng nhiều chi phí sản xuất hơn so với các doanhnghiệp khác trong ngành, và cũng cao hơn so với Nestlé năm 2021 (0,522%) Cho thấycông ty quản trị giá vốn có phần hợp lí hơn so với năm 2021 nhưng tổng thế thì vẫn rấtcao so với trung bình ngành.Trong tình hình kinh tế biến động bất lợi, do giá NVL đầuvào có xu hướng tăng, DN đầu tư thêm máy móc thiết bị sxkd, đồng thời nhu cầu vềnhu yếu phẩm của công ty tăng cao làm cho giá vốn hàng bán tăng lên mạnh so vớingành nhưng mà giảm so với năm trước đó Từ đó sự giảm của giá vốn làm giảm nhẹlợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng của công ty năm 2022 là 12,511,539 triệuđồng tăng 725.201 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,7962% Hệ số chi phí bánhàng năm 2022 là 0.1642 lần tăng 0.03612 lần so với năm 2021 (0.1329 lần ) với tỷ lệtăng 19,018% do tốc độ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thuthuần.Hệ số chi phí trong năm 2022 của công ty cao hơn hệ số chi phí của công ty

Trang 40

Nestlé (0.8509 lần ) Trong năm 2022, có khả năng cao rằng, bởi vì DN đã khôngngừng mở rộng các điểm bán lẻ cũng như chi phí lương cho nhân viên tăng cao (mởthêm 730 siêu thị mới) Cùng với tâm lý người tiêu dùng hạn chế chi tiêu để đảm bảomức tồn kho an toàn và bền vững tại các nhà phân phối, điều đó khiến tổng doanh thusụt giảm khá nhiều và khiến chi phí bán hàng tăng mạnh so với rất nhiều công ty cùngngành.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm

2022 là 3.854.314 triệu đồng, giảm 210.655 triệu đồng so với năm 2021 tương ứng với

tỷ lệ giảm 5,18% Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 là 0.0505 lần tăng0.0047 lần so với năm 2021 (0.0458 lần) với tỷ lệ tăng 10,29% do tốc độ tăng củaCPQLDN nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần Như vậy trong năm 2021 để tạo

ra 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty phải bỏ ra 0.0563đồng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng đến năm 2022 để tạo ra 1 đồng doanh thuthuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty chỉ bỏ ra 0.0394 đồng chi phí quản lýdoanh nghiệp Và hệ số chi phí quản lý DN của Masan cao hơn hệ số Chi phí quản lýdoanh nghiệp của Nestlé (0.2283lần) Có khả năng cao rằng DN đã phải tốn thêm rấtnhiều các chi phí đặc biệt là các khoản mục trích lập dự phòng do sự suy thoái của nềnkinh tế, nhưng đồng thời điều này cũng gây ra 1 hệ lụy đáng báo động khi hệ số chiphí quản lí doanh nghiệp quá cao so với các công ty cùng ngành Ngoài ra, doanhnghiệp lại tăng chủ yếu chi phí nhân viên.Về cơ bản doanh nghiệp chưa có chính sách

sử dụng tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý, cần nắm rõ những khoản chi tiêu nàotrong phát sinh nằm ngoài chi phí hoặc vượt quá chi phí để DN kiểm tra định mức mộtcách chặt chẽ và hiệu quả

Đối với hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm

2022 đạt 2,575,563 triệu đồng giảm 4.224.015 triệu đồng so với năm 2021 với tỷ lệgiảm 62,121% Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh là do công ty nhận được cổtức, lợi nhuận, tiền cho vay từ các hoạt động đầu tư ngắn hạn ít hơn so với năm trướckhá nhiều ngoài ra có các khoản lãi chênh lệch ngoại tệ và trong năm 2022 doanhnghiệp đẩy mạnh đầu tư tài chính dài hạn nên doanh thu tài chính của năm 2022 sẽgiảm rõ rệt so với năm trước đó Đối với chi phí tài chính năm 2022 là 6.361.642 triệuđồng, có xu hướng tăng so với năm 2021 là 655.111 triệu đồng với tỉ lệ tăng là

Ngày đăng: 18/02/2024, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w