1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần tập đoàn kido

23 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tiểu Luận Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn KIDO
Tác giả Trần Thị Ngọc Yến
Người hướng dẫn TS. Đặng Hữu Phúc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Điều Hành
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 280,42 KB

Nội dung

Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ đúng mức, hợp lý sẽgiúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong kinh doanh, không thiếu sản phẩm hànghóa để bán, đồng thời giúp doanh nghiệp sử dụn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NGỌC YẾN

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 09/2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NGỌC YẾN

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO

Môn học: Quản Trị Điều Hành

Giảng viên hướng dẫn : TS Đặng Hữu Phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 09/2022

Trang 3

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Hiệu quả/ Ý nghĩa nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 4

1.1 Tổng quan về hàng tồn kho 4

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho 4

1.1.2 Đặc điểm hàng tồn kho 4

1.1.3 Vai trò của hàng tồn kho 4

1.1.4 Phân loại hàng tồn kho 5

1.1.5 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho 5

1.2 Quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp 6

1.2.1 Khái niệm quản trị hàng tồn kho 6

1.2.2 Mục đích và chức năng giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp 6

1.2.3 Các chi phí phát sinh trong quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp 6

1.2.4 Các mô hình quản lý hàng tồn kho 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO 10

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 10

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 12

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 12

2.2 Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 13

Trang 4

2.2.1 Phân tích tình hình hàng tồn kho của công ty 13

2.2.2 Phân tích mô hình hàng tồn kho EOQ mà doanh nghiệp áp dụng 14

2.2.3 Quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty cổ phần tập đoàn KIDO 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 5

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp đóng vai trò rấtquan trọng trong việc phát triển của một quốc gia Với sự cạnh tranh gay gắt giữa cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước, yêu cầu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải có nhữngbước đi vững chắc, tầm nhìn chiến lược để phát triển mở rộng thị phần, giữ được vị trínhất định trong ngành Bên cạnh việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, cácdoanh nghiệp cần phải chú ý đến quá trình sản xuất kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho được xem là cầu nối giữa sảnxuất và tiêu thụ Do đó việc quản trị tồn kho trong các doanh nghiệp là rất quan trọng,không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ chiếm một tỉ trọng đáng kể trongtổng tài sản của doanh nghiệp Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ đúng mức, hợp lý sẽgiúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong kinh doanh, không thiếu sản phẩm hànghóa để bán, đồng thời giúp doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm, giảm chi phí tồn kho…Quản trị hàng tồn kho là một trong những thách thức mà các doanh nghiệp phải luôn tìm

ra giải pháp tối ưu nhất để đảm bảo quản trị thật tốt và chặt chẽ vốn lưu động Một doanhnghiệp không quản trị tốt hàng tồn kho sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất

và lưu thông hàng hoá

Xuất phát từ ý trên, tác giả đã ý thức được tầm quan trọng của quản trị hàng tồnkho đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Vì vậy tác giả chọn đề tài “Quản trịhàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO” để làm đề tài nghiên cứu

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài này là thảo luận các quản lý hàng tồn kho, tiến hành nghiêncứu thực trạng quản lý hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO Từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty, cụ thể:

(1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý hàng tồn kho, các mô hình sửdụng trong quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp;

Trang 6

(2) Nghiên cứu thực trạng, phân tích công tác quản lí hàng tồn kho của Công ty Cổphần Tập đoàn KIDO;

(3) Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Công

ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Một số câu hỏi đã được đặt ra nhằm cụ thể hóa các vấn đề cần nghiên cứu cũngnhư để xác định công tác quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Các câu hỏi nghiên cứu lần lượt được đặt ra như sau:

(1) Các khái niệm của hàng tồn kho, quản trị hàng tồn kho và các mô hình quản trịhàng tồn kho trong doanh nghiệp là gì?

(2) Các đề xuất và giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho hiệu quảtại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là hàng tồn kho, các mô hình và côngtác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Các thông tin và số liệu được thu thập dựa trên báo cáo tài chính và

báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn 2019-2021

Về không gian: Đề tài được nghiên cứu thực hiện tại Công ty Cổ phần Tập đoàn

KIDO

Về nội dung: Các lý thuyết, mô hình hàng tồn kho, thực trạng và đánh giá công tác

quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO Từ đó đưa ra các giải phápphù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hàng tồn kho tại công ty

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp định tính vàphương pháp định lượng, trong đó nghiên cứu định tính là chủ yếu

Trang 7

Phương pháp định tính được thực hiện thông qua các phương pháp sau: thống kê

mô tả, phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hóa nhằm đưa ra các đánh giá, nhận định vềcông tác quản trị hàng tồn kho Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn 2019-2021

1.5 Hiệu quả/ Ý nghĩa nghiên cứu

Về mặt học thuật, các phát hiện trong nghiên cứu này được kỳ vọng trong việc gópphần bổ sung các trị thức khoa học trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh Đồng thời, nghiêncứu này bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo về quy trình và phương pháp nghiên cứucho các nghiên cứu sau này

Về mặt thực tiễn, thông qua những phát hiện trên, nghiên cứu này đem lại một số

ý nghĩa thực tiễn cho các tổ chức/ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh trong giai đoạn hiện nay Thêm vào đó, bằng việc kế thừa các kết quả của nghiêncứu này, đặc biệt là các nhà quản trị có thể vận dụng các hàm ý quản trị như một trongnhững nguồn tham khảo có ý nghĩa và độ tin cậy cao trong việc ứng dụng vào tình hìnhthực tiễn để gia tăng năng lực cạnh tranh của công ty, góp phần phát triển và nâng cao vịthế của mình trong ngành

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

1.1 Tổng quan về hàng tồn kho

Trang 8

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những sản phẩm được doanh nghiệp giữ lại và bán ra sau cùng.Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới dạng vật chất như các nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ đã mua nhưng chưa sử dụng, thành phẩm đã sản xuất nhưng chưa bán,hàng hóa thu mua còn lưu kho và hàng hóa đang trong quá trình sản xuất dở dang Hàngtồn kho là kết hợp giữa sản xuất và bán sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sảncủa doanh nghiệp

1.1.2 Đặc điểm hàng tồn kho

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.Theo chuẩn mực kế toán, hàng tồn kho được tính theo giá gốc bao gồm: chi phí mua, chiphí chế biến và các chi phí liên quan

Hàng tồn kho được tham gia vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanhnghiệp Vì hàng tồn kho bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau nên thường được bảoquản, cất trữ ở nhiều địa điểm có điều kiện phù hợp với tính chất của từng loại hàng tồnkho

1.1.3 Vai trò của hàng tồn kho

Trong doanh nghiệp, hàng tồn kho có vai trò rất quan trọng, cụ thể như sau:

- Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho, một công ty

có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi không có sẵn nguồn cung tại một thời điểmnào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng đảm bảocho quá trình sản xuất đạt hiệu quả Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ hàng tồn kho sẽngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà có thể làm gián đoạnquá trình sản xuất

- Khả năng dự đoán: Để tham gia vào việc lập kế hoạch năng lực và lập kế hoạchsản xuất, bạn cần kiểm soát lượng nguyên liệu thô và bao nhiêu bộ phận và cụm lắp rápphụ mà bạn xử lý tại một thời điểm nhất định

Trang 9

- Sự biến động của nhu cầu: Nguồn cung cấp hàng tồn kho là biện pháp bảo vệ.Không phải lúc nào bạn cũng biết mình có thể cần bao nhiêu tại một thời điểm nhất định,nhưng bạn vẫn cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc sản xuất đúng thời hạn.

- Nguồn cung cấp không đáng tin cậy: Hàng tồn kho bảo vệ bạn khỏi những nhàcung cấp không đáng tin cậy hoặc khi một mặt hàng khan hiếm và khó đảm bảo nguồncung ổn định

- Bảo vệ giá cả: Mua số lượng hàng tồn kho vào những thời điểm thích hợp giúptránh tác động của lạm phát chi phí

- Giảm giá theo số lượng: Thường sẽ có chiết khấu số lượng lớn nếu bạn mua với sốlượng lớn chứ không phải số lượng ít

- Chi phí đặt hàng thấp hơn: Nếu bạn mua một mặt hàng với số lượng lớn hơn và ítthường xuyên hơn, thì chi phí đặt hàng sẽ ít hơn so với việc mua nhiều lần với số lượngnhỏ hơn

1.1.4 Phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm vai trò rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất và hoạt độngkionh doanh của doanh nghiệp Do đó, việc phân loại sắp xếp hàng tồn kho cũng hết sứccần thiết cho các doanh nghiệp Một số cách phân loại hàng tồn kho như sau:

Phân loại theo mục đích sử dụng và công dụng của hàng tồn kho: hàng tồn kho dự

trữ cho sản xuất, hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ

Phân loại theo nguồn hình thành: hàng mua từ bên ngoài, hàng mua nội bộ, hàng

tồn kho tự gia công, hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác

Phân loại theo yêu cầu sử dụng:hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh,

hàng tồn kho chưa sử dụng, hàng tồn kho không sử dụng đến

Phân loại theo kế hoạch dự trữ, sản xuất và tiêu thụ: hàng tồn kho dự trữ an toàn,

Trang 10

(1) Sự biến động của giá cả hàng hóa;

(2) Khả năng mở rộng thị trường;

(3) Khả năng cung ứng của nhà cung cấp;

(4) Khả năng về vốn của công ty;

(5) Điều kiện môi trường tự nhiên

1.2 Quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm quản trị hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho là quản lý nhằm đảm bảo mức tồn kho tối ưu về nguồn lựckịp thời đáp ứng về nhu cầu sản xuất nhằm phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêukinh doanh của doanh nghiệp

Quản trị hàng tồn kho là hoạt động rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việcquản lý hàng tồn kho sẽ kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho thông qua chuỗi giá trị,

từ việc xử lý trong sản xuất đến điều phối Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phảitìm cách xác định được lượng tồn kho và lợi ích thu về với chi phí thấp nhất

1.2.2 Mục đích và chức năng giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp

Mục đích

- Duy trì sự độc lập trong vận hành sản xuất

- Đáp ứng nhu cầu sản phẩm cung cấp cho bên ngoài

- Chủ động trong sản xuất kinh doanh

- Chủ động nguồn nguyên liệu

- Tận dụng yếu tố kinh tế khi đặt hàng với số lượng lớn

Chức năng

- Đảm bảo lượng hàng hóa đủ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, không làmgián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh

- Đảm bảo hàng hóa về mặt chất lượng và giá trị sử dụng

- Tối ưu hóa lượng hàng tồn kho nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phíđầu tư cho daonh nghiệp

Trang 11

Chi phí đặt hàng: Là các chi phí liên quan đến thiết lập đơn hàng, bao gồm các chiphí tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng

Chi phí lưu kho: là các chi phí bao gồm chi phí về nhà cửa và kho hàng, chi phísửu dụng thiết bị và phương tiện, chi phí về nhân lực, phí tồn kho cho việc đầu tư vàohàng tồn kho, thiệt hại tồn kho do hư hỏng không sử dụng được

Chi phí thiệt hại khi không có hàng tồn kho: sản xuất trì truệ, cạnh tranh với cácđối thủ, mất lượng khách hàng trong một khoảng thời gian

1.2.4 Các mô hình quản lý hàng tồn kho

1.2.4.1 Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ)

Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng đặt hàng tối

ưu nhất để lưu trữ doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng được nhu cầubán hàng khi cần thiết Đây được xem là mô hình hiệu quả và được áp dụng nhiều trongcác doanh nghiệp hiện nay Khi sử dụng mô hình này cần tuân theo một số giả định sau:

- Nhu cầu trong một năm được biết trước và ổn định.

- Thời gian chờ hàng không thay đổi và phải được biết trước.

- Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện Toàn bộ

Trang 12

- Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo

quản Mục tiêu của mô hình này là tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảoquản

Trong đó:

EOQ: số lương hàng đặt có hiệu quả

D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định.P: chi phí cho mối lần đặt hàng

C: chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho

1.2.4.2 Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ)

Trong mô hình này chúng ta giả định rằng, sự tiếp nhận đơn hàng được thực hiệncùng ngay lập tức vào một thời điểm Tuy nhiên trong thực tế thời gian từ lúc đặt hàngđến lúc nhận hàng có thể ngắn trong vài giờ hoặc rất dài đến hàng tháng POQ tăngcường tính thực tế bằng cách nới lỏng các giả thiết

Công thức của mô hình POQ:

T

0-B

B

Q-t1

t2

Tồn kho

Thời gian

Trang 13

Các giá trị ký hiệu giống với mô hình EOQ, trong đó p là khả năng cung ứng hàng ngày(điều kiện d<p)

1.2.4.3 Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM)

Mô hình QDM được áp dụng khi nhà cung cấp có chính sách giảm giá Trườnghợp này được gọi là bán khấu trừ theo lượng mua Mô hình này sẽ giải quyết cho cácdoanh nghiệp sao cho mức đặt hàng giúp tổng chi phí về hàng dự trữ là thấp nhất mà vẫnđược hưởng mức khấu trừ tối ưu Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tìm Q tối ưu (Q*)ở từng mức giá theo công thức EOQ:

Bước 2: Điều chỉnh Q* tại các mức khấu trừ, sao cho Q* đạt đủ điều kiện số lượng

để hưởng khấu trừ nhưng không vượt mức tối đa

Bước 3: Tính tổng chi phí

Bước 4: Tương ứng với mỗi Q* sẽ nhận được một TC Cần điều chỉnh hàng tồn kho

để Q cho ra TC là nhỏ nhất, tổng chi phí là tối ưu nhất

Mô hình JIT là mô hình tồn kho được tổ chức sao cho các bộ phận hay đơn vị từnguồn hàng, sản xuất, vận chuyển, quản lý… có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau Đảmbảo cấu trúc chỉ sản xuất ra những gì có thể bán được và các bước sản xuất phải phối hợpvới nhau nhằm cung cấp sản phẩm kịp thời và hiệu quả trong thời gian ngắn nhất

Mô hình JIT được đánh giá là mô hình hàng tồn kho tối ưu rất phù hợp với cácdoanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có thời hạn lưu trữ thực phẩm tươi sống, hải sản,bánh kẹo ngắn hạn Mô hình JIT giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí lưu khokhông cần thiết

Trang 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tập đoàn KIDO được thành lập vào năm 1993 của hai anh em Trần Kim Thành vàTrần Lệ Nguyên gồm một phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6,Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư ban đầu là 1,4 tỷ VNĐ và khoảng 70 nhân sự.Năm 1994, KIDO đã nhập dây chuyền sản xuất snack của Nhật Bản với mức đầu tư trên750.000 USD và bán ra ngoài thị trường

Từ năm 1996 - 2000, KIDO xây dựng nhà máy tại Thủ Đức Với sự thành côngcủa sản phẩm snack, KIDO tiến vào giai đoạn phát triển mới theo hướng đa dạng hóa sảnphẩm và cho ra dòng sản phẩm bánh tươi, bánh cookies, bánh Cracker,… Trong năm

1998, KIDO chính thức gia nhập thị trường với sản phẩm bánh trung thu Bánh trung thu

là sản phẩm mang tính bước ngoặc trong chặng đường phát triển của Tập đoàn KIDO.Năm 2000 Công ty KIDO miền Bắc được thành lập và đi vào hoạt động năm 2001

KIDO chính thức mua lại nhà máy kem WALL Việt Nam của tập đoàn Unilevercủa Anh Quốc và thành lập Công ty cổ phần kem KIDO vào năm 2003 Trước đó vào đầunhững năm 2001-2002, KIDO đã mở rộng dây chuyền sản xuất để xuất khẩu ra nướcngoài tại các thị trường khó tính như Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Nhật,…

Năm 2004-2006, thành lập Công ty Kinh Đô Bình Dương Thời gian này Công tyKinh Đô miền Bắc được niêm yết trên sàn chứng khoán Một năm sau đó, KIDO đã chínhthức giao dịch trên sàn chứng khoán

Năm 2007, Tập đoàn KIDO và Ngân hàng Eximbank, Nutifood lần lượt trở thànhđối tác chiến lược Sau đó KIDO tiếp tục hợp tác đầu tư vào Công ty Vinabico và tung rasản phẩm sữa chua Wel Yo Năm 2008, nhà máy KIDO Bình Dương chính thức đi vàohoạt động

Năm 2010 tiến hành sáp nhập Công ty Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và công ty

Ngày đăng: 26/02/2024, 18:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w