1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận quản trị học đề tài quản trị thi thức là gì lý thuyết và minh họa

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Thi Thức Là Gì Lý Thuyết Và Minh Họa
Tác giả Nhóm 8_L28, Lê Thị Trà My
Người hướng dẫn GV. Lê Ngọc Thắng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tphcm
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 250,21 KB

Nội dung

Các tài nguyên thiên nhiên bị gạt ra ngoài chươngtrình cạnh tranh, chỉ duy nhất có tri thức và kỹ năng là các nguồn lực tạo ra lợi thếcạnh tranh bền vững.Năm 1995, Peter Drucker, một chu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

_ _ _ _ _ _******_ _ _ _ _ _

BÀI TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: Quản trị thi thức là gì

Lý thuyết và Minh họa

Giảng viên hướng dẫn: GV Lê Ngọc Thắng

Sinh viên thực hiện: Nhóm 8_L28

+ Lê Thị Trà My mssv: 050611230671

Trang 2

I LỜI MỞ ĐẦU

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC

1 Tri thức

1.1 Khái niệm

1.2 Phân loại

1.2.1 Tri thức ẩn

1.2.2 Tri thức hiện

1.3Vai trò của tri thức

2 Quản trị tri thức

2.1 Khái niệm về quản trị tri thức

2.2 Đặc điểm của quản trị tri thức

2.3 Mục tiêu và vai trò của quản trị tri thức

2.3.1 Mục tiêu của quản trị tri thức

2.3.2 Vai trò của quản trị tri thức

2.4 Những thách thức trong quản trị tri thức của doanh nghiệp

2.5 Các yếu tố cơ bản trong quản trị tri thức

2.5.1 Con người

2.5.2 Quy trình

2.5.3 Hệ thống công nghệ và thông tin

2.6 Các hoạt động quản trị tri thức trong doanh nghiệp

2.6.1 Xác định tri thức

2.6.2 Thu nhận tri thức

2.6.3 Ứng dụng tri thức

2.6.4 Chia SItri thức

2.6.5 Phát triển tri thức

2.6.6 Sáng tạo tri thức

2.6.7 Duy trì tri thức

2.6.8 Đo lường tri thức

Trang 3

4 Tài liệu tham khảo

Trang 4

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nền kinh tế thế giới đang chuyển biến từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên hạn hẹp của thiên nhiên sang một nền kinh tế của thông tin và trí tuệ Các tài nguyên thiên nhiên bị gạt ra ngoài chương trình cạnh tranh, chỉ duy nhất có tri thức và kỹ năng là các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững

Năm 1995, Peter Drucker, một chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI” đã nhận định: “Chúng ta đang đi vào xã hội tri thức, trong đó nguồn lực kinh tế cơ bản không phải là vốn mà là tri thức” và “Tri thức đã và đang là một nguồn lực kinh tế chủ yếu và

là một nguồn lực thống trị của lợi thế cạnh tranh”

Như vậy, từ những năm cuối của thế kỷ trước, tri thức đã được thừa nhận là nhân tố chính trong tăng trưởng kinh tế và tạo nên lợi thế cạnh tranh Vai trò của quản trị tri thức nổi lên và trở thành xu hướng toàn cầu

Vậy quản trị tri thức là gì và quản trị tri thức có ý nghĩa thế nào trong hoạt động của xã hội hiện nay? Đó là câu hỏi mà chúng em mong muốn góp phần giải đáp

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC

1.1 Khái niệm

Trang 5

- Tri thức là tất cả những dữ liệu, thông tin, kỹ năng, có được qua trải nghiệm thực tế hoặc học tập Tri thức có thể chỉ về sự hiểu biết về một đối tượng hay sự vật về lý thuyết và thực hành

1.2 Phân loại

1.2.1 Tri thức ẩn

1.2.2 Tri thức hiện

TRI THỨC ẨN

Mang tính chủ quan, bao

gồm những hiểu biết riêng

thấu đáo, trực giác, linh cảm,

kỹ năng

Khó trao đổi hoặc chia sẻ với người khác Chỉ có thể học được từ người khác nhờ quan

hệ gần gũi trong một khoảng thời gian nào đó

Khó trao đổi hoặc chia sẻ với

người khác

Trang 6

1.3 Vai trò của tri thức

Trong vài thập niên gần đây, với sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học mà đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, thế giới đangngày càng biến chuyển, dần dần hướng tới một nền kinh tế và xã hội mới nơi mà thông tin và tri thức được xem là nguồn lực chủ yếu Trong bối cảnh đó, tri thức đang ngày càng khƒng định vai trò to lớn của mình, là tiền đề quan trọng để hình thành nên xã hội tri thức, nền kinh tế tri thức và đây chính là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.Trong mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội tri thức vẫn luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm,phát triển và có tác động to lớn đến sự phát triển của xã hội loài người Tri thức là động lực để nâng cao sức sản xuất và tăng trưởng kinh tế, triển vọng ra đời một

xã hội giàu có – công bong – văn minh – dân chủ, ứng dụng các phát minh sáng chế trong các lĩnh vực Tri thức góp phần tạo nên mọi thành tựu tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại

TRI THỨC HIỆN

Diễn đạt bằng ngôn ngữ hình

thức, dễ trao đổi

Có thể biểu diễn bằng công thức khoa học, thủ tục tường minh, hoặc nhiều cách khác.

Bao gồm thông tin, dữ liệu, sách báo, văn bản, tài liệu đã được hệ thống bằng nhiều phương tiện.

Trang 7

2 Quản trị tri thức

2.1 Khái niệm về quản trị tri thức

Là tập hợp các phương pháp, công cụ quản trị, quản lý tài liệu Tạo, chia sẻ, sử dụng, thúc đẩy và kiểm soát con người, hệ thống thông tin trong tổ chức

2.2Đặc điểm của quản trị tri thức

- Quản trị tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận, thực tiễn và là một lĩnh vực mang tính đa ngành

- Quản trị tri thức không là công nghệ thông tin, công nghệ thông tin chỉ là yếu tố hỗ trợ, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị tri thức

- Quản trị tri thức lấy yếu tố con người làm trung tâm và ba chức năng cơ bản của họ trên các thông tin là lưu trữ, xử lý và truyền thông luôn có vai trò quan trọng trong quản lý hiệu quả tri thức của cá nhân và tổ chức

2.3 Mục tiêu và vai trò của quản trị tri thức

2.3.1 Mục tiêu của quản trị tri thức

Biến tri thức tiềm ẩn của mỗi cá nhân thành tri thức hiện của toàn tổ chức Những tri thức tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, chúng chưa được khai thác có thể bởi những lí do khác nhau như do mỗi cá nhân không muốn chia SI nếu chúng không được đánh giá đúng và có một sự công nhận bởi các đãi ngộ với họ về tri thức đóhoặc doanh nghiệp chưa biết cách khơi gợi nó Nếu được chia SI, những tri thức này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt nhất Đưa tiềm năng, trí tuệ của

tổ chức đến với mỗi cá nhân, vì cá nhân là nhữngngười phải đưa ra quyết định công việc, thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và biến các mục tiêu của chiến lược đó trở thành hiện thực góp phần làm nên thành công của tổ chức Để làm được điều này thì trước hết doanh nghiệp phải giúp cho nhân viên của mình hiểu được các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Sau đó là giúp nhân viên tiếp

Trang 8

cận với nguồn tri thức của doanh nghiệp để có thể áp dụng nguồn tri thức đó trong công việc Mục tiêu cuối cùng của quá trình quản trị tri thức nhắm đến là: sáng tạo, chia SI, lưu giữ, phát triển và sử dụng tối ưu nguồn tri thức trong doanh nghiệp

2.3.2 Vai trò của quản trị tri thức

Ruggles và Holtshouse (1999) đã xác định những chức năng sau đây của quản trị tri thức:

- Tạo ra tri thức mới

- Tiếp cận các tri thức giá trị từ nguồn bên ngoài

- Sử dụng tri thức có thể tiếp cận để ra quyết định

- Nhúng tri thức vào các quá trình, sản phẩm và dịch vụ

- Trình bày tri thức trong tài liệu, trong các cơ sở dữ liệu, cơ sở tri thức

- Tạo thuận lợi cho tri thức phát triển thông qua văn hoá và khuyến khích

- Chuyển tri thức đã có vào các bộ phận khác nhau của tổ chức

- Đo lường giá trị của tài sản tri thức và tác động của quản trị tri thức

2.4 Những thách thức trong quản trị tri thức

Quản trị tri thức còn mới và chưa được nhìn nhận đầy đủ trong cách doanh nghiệp ở nước ta Chỉ khi lãnh đạo tổ chức nhìn nhận được tri thức là tài sản vô cùng quan trọng

và công tác quản trị tri thức có ý nghĩa to lớn trong sự thành công của doanh nghiệp thì mới có ý thức bảo vệ giữ gìn và phát triển chúng.Thách thức trong vấn đề quản lý lao động tri thức khi các cá nhân có quan điểm mất đi lợi thế khi chia sl tri thức và họ chỉ chia sl tri thức khi họ có được lợiích đem lại từ việc chia SI tri thức.Thách thức trong việc giữ chân những người có tài năng, có kinh nghiệm cho doanh nghiệp bởi những lợi ích và sức ép của đối thủ đưa ra để lôi kéo nhân viên của mình.Quản trị tri thức trong doanh nghiệp đòi hỏi phải có được các nhà quản lý có năng lực và phẩm chất

Trang 9

Điều này cũng không hề đơn giản, lúc này doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí, thời gian và công sức để tìm được đội ngũ cán bộ quản lý giỏi,nhiều kinh nghiệm và có phẩm chất phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp

2.5 Các yếu tố cơ bản trong quản trị tri thức

2.5.1 Con người

Con người tạo ra tri thức và chỉ có con người mới có khả năng vận dụng tri thức đó để tiếp tục tạo ra những tri thức mới, việc vận dụng phù hợp với yêu cầu của tổ chức và sáng tạo ra tr ithức mới có ích mới giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển Chính vì lý

do đó mà doanh nghiệp cần có các chính sách tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp và chế độ đãi ngộ phù hợp để quản trị hiệu quả tri thức trong doanh nghiệp.Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay càng đòi hỏi kĩ năng phán đoán và khả năng

ra quyết định của nhân viên Thời gian chính là yếu tố cạnh tranh và có thể quyết định thành công giữa các công ty Trước những thay đổi không ngừng, sáng tạo từ phía đối thủ hay sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường, việc phản ứng và ra quyết định của nhân viên trước một tình huống đòi hỏi sự chính xác và nhanh chóng Do đó, yêu cầu trình độ tri thức của nhân viên phải cao hơn và thông tin phải được cung cấp nhanh chóng, chính xác hơn Nếu công tác quản trị tri thức tốt, nhân viên hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề này

Để sử dụng hiệu quả yếu tố này, doanh nghiệp cần:

-Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chia SI kinh nghiệm cho người lao động trong doanh nghiệp, thông qua hoạt động đào tạo nội bộ

-Tạo môi trường làm việc thoải mái và tôn trọng nhân viên

-Doanh nghiệp cần tôn trọng nhân viên, có các chế độ lương thưởng và đãi ngộ tốt cho nhân viên

2.5.2 Quy trình

Tri thức thường tồn tại riêng rẽ trong mỗi cá nhân thông qua quá trình tiếp cận và vận dụng thông tin của riêng họ và chỉ có bản thân người đó mới sử dụng được Để tri thức của mỗi cá nhân biến thành tài sản tri thức của tổ chức, để mọi người có thể khai thác

và sử dụng đòi hỏi phải có một cơ chế cụ thể trong đó bao gồm hoạt động kiến tạo, chia SI, phát triển và lưu giữ tri thức trong tổ chức Để thực hiện điều này, vai trò của người lãnh đạo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng quy trình quản trị tri thức, quy trình thực hiện các nghiệp vụ trong doanh nghiệp

Quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố trong quảntrị tri thức của doanh nghiệp Để tận dụng tốt yếu tố này trong quản trị tri thức,doanh nghiệp phải đảm bảo:

Trang 10

- Các chính sách và quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp cần được thể hiệncụ thể trong các văn bản để thực hiện, tránh những hiểu lầm không đáng có và cũngsẽ dễ dàng cho việc phát hiện sai lầm xảy ra ở giai đoạn nào

.- Xây dựng quy trình, chính sách thống nhất để nắm bắt tri thức Bong cáchchia sl tri thức thông qua các quy trình làm việc, tổ chức sẽ hoàn thiện được côngtác quản trị tri thức và kho cơ sở dữ liệu tri thức chung

- Cập nhật thường xuyên các quy trình mới và học hỏi kinh nghiệm từ những quy trình làm việc từ các doanh nghiệp cùng ngành

2.5.3 Hệ thống công nghệ và thông tin

Để hoạt động quản trị tri thức diễn ra một cách hiệu quả thì không thể thiếu vaitrò của

hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) Công nghệ thông tin đóng vai trò hỗ trợ,giúp cho việc lưu giữ, chia sl, cập nhật và sử dụng tri thức được dễ dàng và nhanh chóng hơn Bên cạnh đó, tri thức được kiến tạo liên tục làm cho lượng tri thức của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, lúc này chỉ có hệ thống công nghệ thông tin mới cho phép lưu giữ, phân loại, chia sl, cập nhật, sử dụng một cách kịp thời và ổn định CNTT là công

cụ cực kỳ hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và tri thức củamột doanh nghệp, phục vụ việc ra quyết định kịp thời cũng như xây dựng mạng lưới khách hàng theo chiều sâu và chiều rộng Công nghệ thông tin được xem là công cụ cho phép nhân viên tìm kiếm, truy cập vàthu hồi một cách nhanh chóng, có thể hỗ trợ thông tin liên lạc và hợp tác giữa cácnhân viên trong tổ chức

CNTT có hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền tải tri thức giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả Bằng cách kết hợp hiệu quả giữa CNTT và quản trị tri thức, doanh nghiệp có thể tạo ra các yếu tốcạnh tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài và khẳng định vị thế của mình

Quản trị tri thức, với sự hỗ trợ của CNTT, có thể giúp cho nhân viên của công ty làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, tự mình có thể đưa ra quyết định sáng suốt, giảm bớt sai lầm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng đúng lúc nhất

2.6 Các hoạt động quản trị tri thức

2.6.1 Xác định tri thức

Khi một doanh nghiệp hoạt động cần phải xác định rõ chiến lược và mục tiêu kinh doanh của mình Doanh nghiệp phải xác định được tri thức cần có để đạt được những mục tiêu này, việc xác định tri thức giúp doanh nghiệp xác định được nhữngnguồn lực

mà mình hiện có với những gì mà mình mong muốn đạt được trong mụctiêu để từ đó

có các chiến lược quan trọng.Sự khác biệt giữa những gì nền kinh tế tri thức yêu cầu doanh nghiệp cần có và những gì doanh nghiệp hiện có được gọi là “khoảng cách tri thức”, “khoảng cách tri thức” không những dùng để nhận biết những gì doanh nghiệp

có và những gì doanh nghiệp được yêu cầu bởi nên kinh tế mà còn dùng để nhận biết

“khoảng cách tri thức” cá nhân của từng nhân viên Sau đây là một sơ đồ cấu trúc về

Trang 11

Hình 1.1: Yêu cầu tri thức của nhân viên

Nguồn: Knowledge Management Activities (2012) của Alex Hou Hong Ng Dựa theo

sơ đồ này, từ A đến C là tri thức hiện tại và tri thức chuyên môn của nhân viên được yêu cầu bởi một doanh nghiệp Từ A1 đến B1 là tri thức mà người nhân viên hiện có,

và từ B1 đến C1 chính là “khoảng cách tri thức” đối với cá nhân người nhân viên Từ

đó, ta cóthể thấy được rong với góc nhìn của một nhà tuyển dụng, việc nhận dạng được tri thứcvô cùng quan trọng, nó giúp cho họ xác định được những cá nhân nào nên nhận vào làm việc trong doanh nghiệp, đồng thời lý thuyết này cũng quan trọng đối với cácngười nhân viên, giúp họ xác định được tri thức mà họ đang có được với những

gì mà doanh nghiệp yêu cầu từ đó đề ra cho mình các hoạt động để cải thiện Mở rộng hơn, lý thuyết này áp dụng cho góc độ các nhà quản trị với góc nhìn doanh nghiệp của

họ với những gì mà nền kinh tế tri thức ngày nay yêu cầu, từ đó giúp các nhà quản trị xác định được các mục tiêu và tạo lập các chiến lược để rút ngắn “khoảng cách tri thức” và từ đó đánh bại các đối thủ khác trong nền kinh tế tri thức ngày nay

2.6.2 Thu nhận tri thức

Các doanh nghiệp sẽ thu nhận một phần lớn các tri thức của họ chủ yếu từ bên ngoài doanh nghiệp Các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và đối tác trong các hợp tác liên doanh, các mối quan hệ này có tiềm năng đáng kể để thu nhận tri thức cho doanh nghiệp Bên cạnh việc thu nhận tri thức từ các mối quan hệ này, các nhà quản trị tri thức còn có thể thuê các chuyên gia về làm việc hoặc thu nhận

Trang 12

tri thức từ các chuyên gia của những công tysáng tạo khác.Việc thu nhận tri thức được hiểu đơn giản là quá trình thu thập tri thức có sẵnở bất kì đâu Đối với các doanh nghiệp, thu nhận tri thức có thể dẫn đến việc thunhận tri thức từ các nguồn sẵn có trong ngay chính doanh nghiệp của mình, có thể làviệc vận dụng tri thức ngầm của các nhân viên trong doanh nghiệp hoặc việc “mua”các tri thức từ bên ngoài từ các nhà chuyên gia

Ví dụ: Những người bán sim sẽ thu thập thông tin cá nhân của người dùng bán lại cho các doanh nghiệp

2.6.3 Ứng dụng tri thức

Sau khi thu nhận tri thức, thì tri thức cần phải được ứng dụng trong các doanh nghiệp,

để làm cho tri thức mang tính chủ động và có liên quan đối với việc tạo racác giá trị trong tổ chức Việc ứng dụng tri thức giúp cho các nhà quản trị đưa rađược các quyết định, từ đó đưa ra được các giải pháp, phương thức mới, chiến lượcmới cho doanh nghiệp Việc ứng dụng tri thức trong thực tế là việc mà các nhânviên sử dụng tri thức của họ vào các tình huống làm việc của họ Đối với các doanhnghiệp, tri thức cần được

áp dụng trong sản phẩm, trong quy trình và dịch vụ củadoanh nghiệp Nếu doanh nghiệp không thể xác định đúng loại tri thức theo hìnhthức đúng của nó, thì doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn rất lớn trong việc duy trìlợi thế cạnh tranh của chính mình

do không thể ứng dụng đúng tri thức

2.6.4 Chia sẽ tri thức

Sau khi tri thức được ứng dụng, bước tiếp theo là chia sl tri thức Chia sl hay còn được hiểu là phân phối tri thức trong một doanh nghiệp là một điều kiện vô cùng quan trọng

để biến các tri thức ẩn hoặc kinh nghiệm thành tri thức mà cả doanh nghiệp có thể sử dụng được Biến tri thức từ cá nhân sang nhóm và của toàn doanh nghiệp Trao đổi và chia sl các tri thức ẩn và tri thức hiện giữa các cá nhân trong tổ chức, để từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, hoàn thiện quytrình làm việc một cách nhanh chóng

và hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao tri thức chuyên sâu của các nhân viên trong doanh

Ngày đăng: 26/02/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w