Trang 3 Mục lụcChương I: Môi trường bất ổn...31: khái niệm môi trường bất ổn cao và môi trường bất ổn thấp là gì?...32: Môi trường bất ổn thấp và môi trường bất ổn cao tác động vào hoạt
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÂN HIỆU VĨNH LONG
QUẢN TRỊ HỌC TIỂU LUẬN:
Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết về nội dung “ Văn hóa doanh nghiệp”
Mã lớp học phần: 22C9MAN50200104
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế - IB001
Khóa: K47
Họ tên sinh viên: BÙI THỊ CẨM TÚ
MSSV: 31211572232
Giảng viên phụ trách: NGUYỄN VŨ TRÂM ANH
Vĩnh Long, ngày 19 tháng 12 năm 2022
Trang 2Lời mở đầu
Văn hóa đã có học giả từng nói, đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động Hoặc có thể hiểu nôm na rằng, mọi vật chất có thể mất đi, cái còn đọng lại chính là văn hóa Bất
kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có văn hóa riêng, và doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó Trên thế giới, quan niệm khoa học về văn hóa doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện rõ nét dần vào cuối những năm 60 đầu những năm 70, rồi nở rộ trong những thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX Và hiện nay, văn hóa doanh nghiệp đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên văn hóa doanh nghiệp là gì thì không phải doanh nghiệp nào cũng thấu hiểu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Có một câu chuyện vui về văn hóa doanh nghiệp như sau: Có một ông chủ doanh nghiệp, sau khi tham dự một hội thảo về “Văn hóa doanh nghiệp- hướng tiếp cận mới để phát triển doanh nghiệp”, trở về đã gọi ông Trưởng ban Tổ chức của doanh nghiệp lên và hăng hái yêu cầu rằng: "Tôi cần có ngay một văn hóa doanh nghiệp Anh khẩn trương xây dựng cho tôi” Trước mệnh lệnh này, người ta nhìn thấy ông trưởng ban trong tư thế há mồm, giơ 2 tay lên trời, không nói được lời nào! Câu chuyện này cho thấy, xây dựng văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng, nhiệt tình chưa đủ, còn cần kiến thức, thời gian
và cam kết của cấp lãnh đạo doanh nghiệp
Vậy, văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp? Và thực trạng Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay như thế nào? “ Văn hóa doanh nghiệp” là đề tài mà
em lựa chọn để nghiên cứu
Trang 3Mục lục
Chương I: Môi trường bất ổn 3
1: khái niệm môi trường bất ổn cao và môi trường bất ổn thấp là gì? 3
2: Môi trường bất ổn thấp và môi trường bất ổn cao tác động vào hoạt động của tổ chức như thế nào? 3
Chương II: Văn hoá doanh nghiệp 4
1: Khái niệm về văn hóa 4
2: Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 5
3: Vai trò của văn hóa doanh nghịệp 6
4: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trên thế giới 8
5: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 9
6: Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công: 14
Trang 4Chương I: Môi trường bất ổn
1: khái niệm môi trường bất ổn cao và môi trường bất ổn thấp là gì?
Môi trường bất ổn cao: là khi tốc độ thay đổi của các yếu tố môi trường càng nhanh , thì khả năng phán đoán càng khó, nên tổ chức càng có nhiều rủi ro
Môi trường bất ổn thấp: là khi tổ chức đối phó với một vài yếu tố bên ngoài và những nhân
tố này tương đối ổn định, nên độ rủi ro thấp
2: Môi trường bất ổn thấp và môi trường bất ổn cao tác động vào hoạt động của tổ chức như thế nào?
Môi trường bất ổn thấp và môi trường bất ổn cao tác động vào hoạt động của tổ chức: sự không chắc chắn càng lớn thì càng tăng mức độ mạo hiểm, dễ mắc sai lầm trong những phản ứng của tổ chức, và gây khó khăn trong việc ước tính chi phí, xác suất xảy ra mỗi khả năng với những giải pháp mà quyết định đưa ra Nhà quản trị ứng phó với sự tác động của 2 môi trường trên: Sự thay đổi của môi trường có thể tiến triển không mong đợi, các nhà quản trị cần liên tục tầm soát hoạt động kinh doanh theo thời gian để phát hiện cả sự thay đổi đột ngột và thay đổi khó nhìn thấy của các yếu tố thuộc về môi trường Các nhà quản trị phải sử dụng nhiều chiến lược để thích ứng môi trường như:
+ Kết nối xuyên ranh giới: liên kết và phối hợp với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
Họ phát hiện và xử lý thông tin về sự thay đổi của môi trường bên ngoài Họ thể hiện mối quan tâm của tổ chức với môi trường bên ngoài Họ sử dụng các phần mềm phức hợp để thu thập và
xử lý thông tin từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố môi trường bên ngoài khác để
ra quyết định
Trang 5Chương II: Văn hoá doanh nghiệp
1: Khái niệm về văn hóa.
Thực tế trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về văn hóa Văn hóa có thể hiểu theo các cách sau:
- “Văn hóa là toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”, Edward B Tylor – 1871
- Theo bộ Từ Hải xuất bản vào năm 1989 thì “Văn Hoá” có nghĩa là “Văn trị” và “Giáo hoá”
- Theo ngôn ngữ của Phương Tây thì “văn hoá” có nghĩa là tạo dựng, giữ gìn và chăm sóc
- Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”
Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”
Văn hóa có 2 loại hình :
Dựa vào môi trường sống khác nhau để chia các loại hình văn hóa khác nhau Ban đầu trên thế giới có 3 vùng châu lục: châu Âu, châu Á, châu Phi Từ đó, đã sinh ra 2 loại hình văn hóa: văn hóa du mục và văn hóa nông nghiệp
- Văn hóa du mục: Cư dân ở vùng Tây-Bắc châu Âu và cư dân vùng Tây-Bắc
châu Á là nơi có khí hậu khô lạnh, thảo nguyên mênh mông Nên ngành chăn nuôi gia súc phát triển, tạo ra lối sống du ngoạn, nay đây mai đó Cư dân không quá phụ thuộc vào thiên nhiên Cùng với đó, khi tách hộ, tách tộc, thì dẫn đến việc phân chia gia súc Thương nghiệp đã sớm xuất hiện, song với ngành chăn nuôi thì nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng Thương nghiệp xuất hiện đòi hỏi phải có kho chứa hàng và bãi trao đổi hàng hoá, dẫn đến sự hình thành
đô thị Đô thị xuất hiện kéo theo các ngành nghề thủ công sớm ra đời.Việc xây kho chứa hàng, bãi trao đổi hàng, nhà ở, đường xá, dẫn đến khoa học kỹ thuật ngày ngày phát triển Tóm lại, tất
cả những điều kiện của phương thức sinh tồn này dẫn đến kinh tế du mục Văn hoá lại được quy định bởi kinh tế, vì vậy loại hình văn hoá du mục là sản phẩm của hình thái kinh tế này với những đặc điểm sau:
Trang 6+ Dân du mục xem trọng sức mạnh con người hơn thiên nhiên, vì họ sống không phụ thuộc vào thiên nhiên, ít chú ý bảo vệ thiên nhiên Con người trong ứng xử thì độc tôn, trong tiếp nhận theo
xu hướng chiếm đoạt và trong đối phó thì cứng rắn
+ Du mục ưa di chuyển, trọng động, hiếu chiến (khởi nguyên là từ chiếm đoạt gia súc, chiếm đoạt thị trường)
+ Sự ra đời của thương nghiệp, đô thị, công nghiệp đòi hỏi phải tính toán, hạch toán, nên tư duy phân tích sớm phát triển Tư duy phân tích chú trọng các thành tố, yếu tố, dẫn đến phát triển mạnh về cấp số nhân, kéo theo sự xuất hiện trừu tượng hoá thoát khỏi những yếu tố ban đầu, dẫn đến siêu hình Tư duy phân tích gắn liền với siêu hình nên triết học siêu hình sớm nảy nở
+ Thương nghiệp, công nghiệp thì phải hạch toán, dẫn đến rất coi trọng và thiên về pháp, lý hơn tích cảm Đó chính là cơ sở cho pháp luật sớm ra đời, nghị trường sớm hình thành
Tất cả những đặt tính trên cũng là đặc trưng của văn hóa Phương Tây say này
- Văn hóa nông nghiệp: Cư dân ở vùng Đông Nam châu Á có điều kiện khí hậu
nóng ẩm, mưa nhiều, song ngòi, ao hồ, nhiều bãi bồi, những điều kiện này đã làm cho nền nông nghiệp nơi đây phát triển Kinh tế nông nghiệp đã ra đời và phát triển Văn hóa nông nghiệp có những đặc trưng sau:
+ Khác với văn hóa du mục, thì văn hóa nông nghiệp lại phụ thuộc vào thiên nhiên, nên sống thuận theo thiên nhiên
+ Làm nông nghiệp cấy trồng thì phải định cư lâu dài, phải trông chờ mùa vụ, sản phẩm cây trái dài ngày Định cư nông nghiệp ưa ổn định, ưa tĩnh và khao khát hòa bình “trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”
+ Nông nghiệp cấy trồng thì phải dựa vào nhau để tạo sức mạnh làm thuỷ lợi, chiến thắng thiên tai địch hoạ Phải dựa vào nhau nên phải yêu thương nhau, vì thế văn hoá nông nghiệp thiên về trọng tình cảm, tình nghĩa
+ Yêu thương nhau thì ''chín bỏ làm mười', văn hoá nông nghiệp ít ưa hạch toán, ít trọng lý, ít trọng pháp, dẫn đến lối ứng xử xuê xoa, đại khái
+ Thành quả nông nghiệp là từ nhiều yếu tố hợp thành: Thời tiết, giống, kỹ thuật nên dẫn đến phát triển tư duy tổng hợp Tổng hợp thì kéo theo biện chứng - tư duy không phải là tập họp các yếu tố riêng lẻ, mà là mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố Vì thế tư duy văn hóa cấy trồng là linh hoạt “dĩ bất biến, ứng vạn biến” chủ thể tư duy văn hóa có lối ứng xử dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo trong đối phó
Tất cả những đặt tính trên cũng là đặc trưng của văn hóa phương Đông sau này
Trang 72: Khái niệm văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Văn hóa doanh nghiệp là:
- Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực (Gold, K.A.)
- Văn hoá thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài (Kotter, J.P & Heskett, J.L.)
- Văn hoá doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp (Williams, A., Dobson, P.&Walter, M.)
=> Tóm lại: Có thể nói Văn hoá doanh nghiệp là “Tính cách” của một doanh nghiệp Là cái cuối cùng còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại cuối cùng khi đã mất tất cả Là toàn
bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích Tuy vậy, một vấn đề phải được hiểu rằng, Văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh hội, trau dồi, và đôi khi bị mất đi Tức là có một sự giao thoa về văn hoá
3: Vai trò của văn hóa doanh nghịệp.
Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, một tổ chức phát triển cũng là nhờ nó, nếu thiếu nó tổ chức doanh nghiệp sẽ suy sụp Theo những nghiên cứu của những nhà xã hội học
Mỹ thì những công ty tuân thủ và thực hiện một Văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của
nó có thể sẽ tăng lên 200%, và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công ty General Electric (GE), Southwest Airline, Microsoft, IBM,…
Công ty có một môi trường văn hóa luôn có một tầm nhìn rõ rang, một sứ mệnh và nhiệm vụ cụ thể, kiên định trong mục tiêu, mạnh mẽ trong lãnh đạo, tuyển những người tài giỏi, tự do trong hợp tác, quyền lực được chia sẻ, mục tiêu là khách hang, ý tưởng được xem xét, cải tiến được ủng
hộ, thành công được ghi nhận,…mặc dù mỗi công ty đều có những văn hóa khác nhau, nhưng tất
cả những cty lớn và thành công trên thế giới đều tuân thủ kiên định thực hiện những nhiệm vụ trên
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản không thay thế:
Nền văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đường tuyển
Trang 8dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước hay đi mua được
sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp Khi
đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh Chẳng hạn khi Southwest Airlines đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng, với tư cách là Chủ tịch - Herb Kelleher đã kêu gọi mọi người tìm cách tiết kiệm cho hãng đủ 5 USD/ngày Hưởng ứng lời kêu gọi đó, các nhân viên đã nô nức thực hiện, chỉ trong vòng 6 tuần đã tiết kiệm được 2 triệu đô la Từ đây, Kelicher đã cho rằng: Tư duy theo cách của một Công ty nhỏ không chỉ là triết lý quản trị nhất thời, đó là cách sống đã thấm nhuần vào văn hóa của hãng ngay từ ngày đầu tiên Và, chúng ta rất khó có thể thay đổi một cái gì
đó nếu doanh nghiệp thiếu một tinh thần và văn hóa của mình
Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối với công ty:
Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là thành phần không thể thiếu của công ty
Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo
Một người được mệnh danh là Socrates của Hoa Kỳ, Tiến sỹ Stenphen R Convey, tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng “Bảy thói quen của những người hiệu quả” đã khẳng định
“Không tham gia, thì sẽ không bao giờ có thi hành” Hay nói một cách khác rằng, họ đang thi hành công việc của tổ chức, vì họ đã được ghi nhận tham gia Họ có cảm giác như đang được làm cho chính bản thân họ Một dẫn chứng hùng hồn cho nhận định này
là môi trường làm việc tại hãng hàng không Southwest Airlines Hãng hàng không này,
là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới thực hiện bán cổ phần cho nhân viên Ngoài một văn hoá cởi mở, nhân viên ở đây đã làm việc một cách hăng say, vì họ đang làm việc cho chính bản thân họ
Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung thân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của công ty và họ có thể làm việc quên thời gian:
Một sự đoàn kết, một khí thế làm việc của công ty cầnthiếtnhấtkhi công ty ấy đang
Trang 9ởtrong thời kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những công ty đang trên bờ vực của sự phá sản Tất cả mọi thành viên của công ty cần tinh thần đoàn kết và hy sinh Công ty cócấp độ càng cao, có ảnh hưởng lớn thì cácthànhviên càng cần phải hy sinh nhiều hơn
Để vượt qua những tình thế khó khăn, công ty cần một sức mạnh tổng lực để chống đỡ
và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có một Văn hóa Doanh nghiêp – văn hóa của sự hy sinh, văn hoá của sự đoàn kết
Một dẫn chứng tiêu biểu cho văn hoá này là Lee Iacocca và nhân viên công ty Chrysler của ông Năm 1978, khi ông vừa bước chân tới, công ty đang rơi vào tình cảnh phá sản, với 130.000 cán bộ công nhân viên có nguy cơ thất nghiệp Ông và các cộng sự của ông
đã đưa cào một văn hoá của sự hy sinh quên mình Ai ai cũng cố gắng làm việc Tất cả
vì sự sống còn của công ty Vì sự bình an của mọi người Tuy nhiên, một điều hiển nhiên rằng, trong tình cảch khó khăn, sự hy sinh của một người sẽ không bao giờ mang lại thành công, nhưng phải cần một tập thể hy sinh
Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng:
Trong một thế giới, khi những chuẩn mực của xã hội về sự thành công không còn được
đo bằng sự thành công của một cá nhân nữa, mà nó được đẩy lên tầm tập thể Và cho dù trên góc độ cá nhân, thì cá nhân đó sẽ không bao giờ được coi là thành công, nếu tập thể của anh ta không thành công Một quan niệm mới cho lãnh đạo hôm nay là, “team work
is dream work,” tức là chỉ có làm việc tập thể thì giấc mơ thành công của ta mới thành hiện thực Hay nói một cách khác, khả năng lãnh đạo được đo bằng khả năng lãnh đạo một tập thể Một tập thể càng lớn thì khả năng lãnh đạo càng cao, và một công việc càng
có nhiều người cùng tham gia thì công việc đó càng sớm được hoàn thành
Thử tưởng tượng, nếu tất cả mọi người đều trong khí thế của những người chiến thắng, khí thế của những người đang trên con đường tiến tới vinh quang? Với họ không bao giờ
có con đường thứ hai ngoài chiến thắng Điều này vô cùng cần thiết, vì tất cả mọi người đều tập trung vào một mục tiêu Khi họ đã đặt vào một mục tiêu cho một tập thể chiến thắng thì tất cả họ đều muốn đồng lòng, cùng chung sức để thực hiện Tinh thần tập thể đều phấn chấn Đó là chìa khoá cho sự thành công và cũng là chìa khoá cho sự đoàn kết
Và để có được một tập thể chiến thắng ấy chỉ khi có một Văn hóa doanh nghiệp
4: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trên thế giới.
Văn hóa doanh nghiệp ở Nhật Bản:
Trang 10Các yếu tố kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản có tầm quan trọng nhất đó là: sự kiên
nhẫn, thể diện, trách nhiệm, nghĩa vụ Trong đó, thể diện, trách nhiệm và nghĩa vụ có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tính kiên nhẫn là yếu tố cực lỳ cần thiết, dùng để chỉ sự tỷ mỷ, cần cù, cẩn thận
và có phương pháp tốt và đạt hiệu quả khi kinh doanh, thương lượng với người khác Nếu thiếu
sự kiên nhẫn thì rất dễ mất thể diện
Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã bác bỏ chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do, vì hai chủ nghĩa ấy xung đột với văn hóa truyền thống của Nhật Bản Mà văn hóa Nhật Bản có mối quan hệ mật thiết với tinh than “trung thành hiếu để” của Khổng Tử Với sự lựa chọn khôn ngoan đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã làm cho văn hóa doanh nghiệp hòa nhập với bản sắc văn hóa dân tộc, sáng tạo các cách quản lí độc đáo kiểu Nhật Bản Người lao động thường làm việc suốt đời, gắn
bó trung thành với một công ty Họ được xếp theo bề dày công tác Các công ty của Nhật Bản đều
có tổ chức công đoàn Đó là ba cách quản lí hiệu quả Nhật Bản Và một trong những nguyên nhân chính làm cho các công ty lớn Nhật Bản ngày càng phát triển là họ biết lấy công nghệ, kỹ thuật, cách thức quản lí doanh nghiệp kết nối với văn hóa Nhật vốn lấy trung hiếu làm gốc
Văn hóa Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc như một gia đình, các thành viên gắn
bó với nhau chặt chẽ Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên Thậm chí luôn việc cưới hỏi, bệnh tật, sinh con,……luôn được lãnh đạo quan tâm chu đáo Vì làm việc suốt đời nên người lao động sẽ được học hỏi và được đào tạo từ nguồn vốn của công ty Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Tư duy của người Nhật về doanh nghiệp có một sự khác biệt cơ bản Ở phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông Quản lí doanh nghiệp và vốn doanh nghiệp khác nhau hoàn toàn Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý Nhưng người Nhật lại quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức, Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao động và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp Nó cũng liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao Tất cả đều quan tâm đến sự sống còn của