1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN NHÓM môn đạo đức KINH DOANH đề tài NGHIÊN cứu các yếu tố đạo đức TRONG văn hóa DOANH NGHIỆP

50 55 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 234,9 KB

Nội dung

Đạo đức kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng Cả hai đáp án trên Câu 3: Về vấn đề này được đặt ra là: “Doanh nghiệp sẽ làm gì nhận đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

TIỂU LUẬN NHÓM MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA

DOANH NGHIỆP

GVHD: Ths NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

NHÓM 3

THÀNH VIÊN:

1 Lê Việt Anh _ 19477371

2 Lê Thị Thanh Hà _18048781 (nhóm trưởng)

3 Nguyễn Thị Xuân Huệ_19504611

4 Quách Đại Hưng _ 19431351

5 Nguyễn Minh Hiếu _19444211

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏlòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ emtrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này, em đã nhận được rất nhiều sựquan tâm, giúp đỡ của Cô và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Cô NGUYỄN THỊ PHƯƠNGTHẢO đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian họctập tại trường Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tàinghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô – người đã trực tiếp giúp đỡ, quantâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua

Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng Bước đầu

đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi nhữngthiếu sót , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Cô để kiếnthức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung,nâng cao ý thức của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO

Sau khi xác định được các yêu cầu của bài báo cáo, nhóm phân chia việcthực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tựthực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc Tức là phảixác định các bước thực hiện tiểu luận

Phần này trình bày các bước chính để thực hiện bao gồm các bước:

 Xác định đề tài nghiên cứu

 Tập hợp thông tin

 Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu

 Hoàn thiện tiểu luận

Về phương pháp làm bài nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu thực

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “nghiên cứu các yếu tố đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” là một công trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên

hướng dẫn:Ths NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác Đề tài, nội dung báocáo là sản phẩm mà nhóm em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập

Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, nhóm

em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếunhư có vấn đề xảy ra

TP.HCM, ngày 10 tháng 09 năm 2020

(Kí tên)

Lê Thị Thanh Hà

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO 2

LỜI CAM ĐOAN 3

VIẾT TẮT 6

PHIẾU KHẢO SÁT 7

ĐỒ THỊ 10

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI BÁO CÁO 12

Phần 1 14

CƠ SỞ LÝ LUẬN 14

1.1 Khái niệm đạo đức: 14

1.2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: 15 1.3 Phân biệt giữa đạo đức KD và trách nhiệm xã hội 17

1.4 Đạo đức kinh doanh và đối thủ cạnh tranh: 18

1.5 Đạo đức kinh doanh và lợi nhuận: 19

1.6 Xây dựng đạo đức kinh doanh: 20

1.7 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp: 22 Phần 2 29

BÀI HỌC THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 29

1 Khái quát thực trạng chung của đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay: 29

2 Nhận thức chung của người việt về đạo đức kinh doanh:.29 3 Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội : 30

Trang 7

4 Vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam: 33

5 Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động: 35

6 Nghĩa vụ và trách nhiệm về măt đạo đức của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư: 38

7 Đánh giá về thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam: 39 2 BÀI HỌC THỰC TIỄN CÔNG TY VINAFOOD: 41

2.1 Khi đạo đức kinh doanh bị vấy bẩn: 41

2.2 Bài học từ việc chạy theo lợi nhuận coi thường người tiêu dùng 42

3 Giải pháp nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam: 44

3.1 Về phía các doanh nghiệp kinh doanh: 44

3.2 Về phía chính phủ: 45

Phần 3 47

KIẾN NGHỊ 47

Trang 8

VIẾT TẮT:

Trang 9

PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào Anh/Chị!

Hôm nay, chúng tôi làm phiếu điều tra này thu thập số liệu để hoàn

thành tiểu luận nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp

Toàn bộ thông tin thu được sẽ đuược bảo mật và chỉ dùng với mục đích

nghiên cứu tiểu luận này Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Xin vui lòng chọn các mục có liên quan đến thông tin bằng cách đánh dấu x

vào ô vuông của các câu sau:

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

1.Xin cho biết giới tính của anh/chị?

2.Anh/Chị là sinh viên năm mấy ?

Năm nhất Năm hai Năm ba Năm tư Khác 3.Bạn có biết đạo

đức kinh doanh là gì không?

PHẦN 2: CÂU HỎI KHẢO SÁT

Trước khi tới phần nội dung cần khảo sát thì chúng tôi cung cấp cho

anh/chị khái niệm về đạo đức kinh doanh:

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác

dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thểkinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào tronghoạt động kinh doanh

Câu 1: Bạn có nghe mọi người nhắc đến những vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh không?

Thường xuyên

Trang 10

Đôi khi

Chưa từng nghe

Câu 2: Quan niệm về đạo đức kinh doanh?

Đạo đức kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật

Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng

Cả hai đáp án trên

Câu 3: Về vấn đề này được đặt ra là: “Doanh nghiệp sẽ làm gì nhận được thông tin là có một số hàng hóa của mình bị kẻ xấu tráo đổi với những hàng kém chất lượng, mà bằng hình thức bên ngoài không có khả năng phân biệt được, có thể gây tác hại cho người tiêu dùng?

Thu hồi ngay toàn bộ lô hàng đó, chấp nhận thua thiệt về kinh tế

Thông báo tại nơi bán, và để người tiêu dùng tự quyết định

Không làm gì cả, vì không phải lỗi tại công ty của mình

Câu 4: “Cho biết quan điểm của bạn, khi một công ty XK sang thị trường EU nước tương có tỷ lệ chất 3 - MPCD nằm trong phạm vi cho phép của Luật Việt Nam, nhưng lại vượt gấp nhiều lần tỷ lệ cho phép của EU?

Vi phạm luật pháp

Vi phạm đạo đức kinh doanh

Không ai coi doanh nghiệp là không vi phạm

Câu 5: Cho biết quan điểm của bạn về việc một công ty nước ngoài đến lập nhà máy ở Việt Nam để lợi dụng sự lỏng lẻo trong những quy định về môi trường của Việt Nam?

Bình thường thôi, kinh doanh cần biết tận dụng cơ hội

Không thể chấp nhận được, họ đã vi phạm đạo đức kinh doanh

Câu 6: Cho biết quan điểm của bạn về việc một công ty cố tình đặt tên nhãn hiệu hàng hóa của mình gần giống với một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng ?

Vi phạm luật pháp

Trang 11

Vi phạm đạo đức kinh doanh

Không vi phạm gì cả vì không hoàn toàn giống

Câu 7: Khi một dây chuyền sản xuất trong công ty bị hỏng, dẫn đến sản

lượng sản xuất bị suy giảm, nhưng nếu thông tin này bị lộ ra ngoài, cổ phiếu của công ty sẽ bị mất giá nghiêm trọng, thì công ty nên làm gì?

Thông báo rộng rãi cho các nhà đầu tư

Kìm giữ thông tin một thời gian để tìm cách sửa chữa dây chuyền sản xuất Không thông báo gi cả cho đến khi bắt buộc

Câu 8: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam?

Xin chân thành cảm ơn

Trang 12

Đạo đức kinh doanh là bảo vệ

quyền lợi cho khách hàng

50%

2 Đồ thị khảo sát phương án xử lý hàng hóa bị lỗi

Trang 13

3 Đồ thị sales

4 Đồ thị khảo sát hành vi sử dụng tên giống với các nhãn hiệu nổi tiếng

Trang 14

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI BÁO CÁO Lý do chọn đề tài:

Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấyrằng trong bất kì lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp cùng thamgia sản xuất kinh doanh Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp có nguồn lực dồidào và phong phú, đã nổi tiếng từ lâu trên toàn cầu, trong khi đó các doanhnghiệp của Việt Nam đa phần là tiềm lực yếu, thời gian tham gia thương trườngchưa lâu, nên để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thì các doanhnghiệp của Việt Nam phải có một đặc điểm nổi bật làm cho người tiêu dùngluôn nhớ đến doanh nghiệp dù họ chưa có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụcủa doanh nghiệp Khi họ có nhu cầu thì ngay lập tức họ nghĩ đến doanhnghiệp, thì đặc điểm đó chính là văn hóa doanh nghiệp Một trong các bộ phậncấu thành nên văn hóa doanh nghiệp đó là đạo đức kinh doanh

Để trở thành doanh nghiệp mà người dân luôn nhớ đến thì đây là một bộphận không thể thiếu mà các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho riêng mình.Khi nhắc đến khái niệm “đạo đức kinh doanh”, người ta thường cho rằng đó làmột yếu tố rất trừu tượng hoặc không thực tế Trong khi đó, đạo đức kinhdoanh lại có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp Từ thực tế,các nhà kinh tế đã chứng minh rằng lợi nhuận doanh nghiệp gắn liền với đạođức, và mức độ tăng lợi nhuận gắn với mức độ tăng đạo đức

Vì vậy khi không hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh, không có ý thứcxây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ rất khó đitới con đường thành công cao nhất Hiểu rõ khái niệm, vai trò và cách thức xâydựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp

Vậy các doanh nghiệp phải xây dựng đạo đức kinh doanh như thế nào? Cóphải doanh nghiệp chỉ cần làm những gì mà pháp luật xã hội không cấmkhông? Và các doanh nghiệp ở Việt Nam đang xây dựng đạo đức kinh doanhcho doanh nghiệp mình ra sao? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta cùngnhau tìm hiểu về “các yếu tố đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp hiện nay”.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam

Trang 15

Phần 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm đạo đức:

Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người,bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học

Đạo đức liên quan tới những cam kết về luân lý, trách nhiệm và công bằng

xã hội Đạo đức trong tiếng Anh là “ethics”, từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạpethiko và ethos, nghĩa là phong tục hoặc tập quán Như Aristoteles đã nói, kháiniệm trên bao gồm ý tưởng cả về tính chất và cách áp dụng

Vì vậy, đạo đức phản ánh tính cách của cá nhân và trong thời đại ngày naythì có thể nói lên cả tính chất của một doanh nghiệp, vì doanh nghiệp chính làtập hợp của các cá nhân

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự

giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của

xã hội Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con

người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảmbảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển Sống trong xã hội, người ta aicũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cáchthức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ

đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng

Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tốkinh tế là cái chủ yếu quyết định Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu”này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm lạcđáng tiếc Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai tròcủa đạo đức Và khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công, chiếnđấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thànhchất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên Đạo đức

đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội

Trang 16

Đạo đức kinh doanh (Business Ethics) là một tập hợp các nguyên tắc,

chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vicủa các chủ thể kinh doanh, chúng được các đối tượng hữu quan (nhà đầu tư,khách hàng, người quản lí, người lao động, đại diện cơ quan pháp lí, cộng đồng

cơ quan pháp lí, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ) sử dụng để phán xét 01hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức Đạo đức kinhdoanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh Đạođức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinhdoanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiệntrong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thựcdụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanhnhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang cácquan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu

bị xã hội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phảichịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung

1.2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:

+ Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ

lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trongchấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế,không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ cóhại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàmphán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai

sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theolối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công

vi tư”

Trang 17

+ Tính hợp pháp: Hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi công

dân và an sinh xã hội Vì vậy, mọi hoạt động KD đều phải tuân thủ pháp luật

+ Tính nhân bản: Hoạt động kinh doanh có mục tiêu cơ bản là tối đa hóa lợi

nhuận Nhưng mục đích của hoạt động kinh doanh là vì con người và sự tiến bộ xãhội Phải cân bằng giữa LỢI NHUẬN và LỢI ÍCH XÃ HỘI

+ Chữ Tín trong kinh doanh: Tín là đức tín hàng đầu của doanh nhân, là tôn

trọng sự thật, lẽ phải trong hành vi ứng xử, là cơ sở cho các mối quan hệ hợp tác tronghoạt động kinh doanh

+ Tính sáng tạo và phát triển: HĐKD diễn ra trong sự cạnh tranh ngày càng gay

gắt Để có thể tồn tại và pt nhất thiết đòi hỏi bạn phải sáng tạo (biết kết hợp giữa tínhkhoa học và nghệ thuật trong KD)

Phân loại đạo đức kinh doanh:

 Khía cạnh pháp lý:

• Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan

• Bao gồm năm khía cạnh:

1 Điều tiết cạnh tranh

2 Bảo vệ người tiêu dùng

3 Bảo vệ môi trường

→ vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt

• Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua nhữngnguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lượccủa công ty Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kimchỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bênhữu quan

Trang 18

 Khía cạnh nhân văn:

• Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là nhữnghành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộngđồng và xã hội

• Những đóng góp có thể trên bốn phương diện:

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống,

+ San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ,

+ Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên,

+ Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động

• Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm

1.3 Phân biệt giữa đạo đức KD và trách nhiệm xã hội

Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị

sử dụng lẫn lộn Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người

sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh Tuy nhiên, hai kháiniệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau

Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhânphải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tíchcực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinhdoanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thếgiới kinh doanh Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hộitrong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩmchất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉđạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy

Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạonhững quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tớihậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội Nếu đạo đức kinh doanhthể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xãhội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài

Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan

hệ chặt chẽ với nhau.Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội

vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự

Trang 19

tuân thủ các luật lệ và quy định Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xãhội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận.

Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thườngđược dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự

Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội,doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi,mong muốn của xã hội

Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giátrị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinhmột phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận

Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắcriêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi

và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội

1.4 Đạo đức kinh doanh và đối thủ cạnh tranh:

Trong kinh doanh, cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lêntrên đối thủ và lên chính bản thân Cạnh tranh lành mạnh luôn rất cần thiết vớicác doanh nghiệp Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều pháp luậtkhông cấm để cạnh tranh cộng với “đạo đức kinh doanh” và tôn trọng đối thủcạnh tranh Đây là cơ sở cho doanh nghiệp có những bước phát triển vữngchắc

Trang 20

Trên thực tế đã xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa cácdoanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của và uy tín kinh doanhcủa doanh nghiệp bị giảm sút Trong kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnhthể hiện phổ biến nhất ở hành vi thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh đểnâng cao sản phẩm, dịch vụ.

Cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện ở hành vi ăn cắp bí mật thươngmại của doanh nghiệp đối thủ bằng rất nhiều cách khác nhau như:

+ Cập nhật thông tin hữu ích qua các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp những người làm công của đối thủ cạnh tranh

+ Núp dưới chiêu bài tiến hành các công trình nghiên cứu, phân tích về ngành

để mọi thông tin

+ Giả danh là một khách hàng hay người cung ứng tiềm năng

+ Che dấu danh phận để đi tham quan cơ sở của đối thủ cạnh tranh nhằm thu thập thông tin

+ Dùng mỹ nhân kế, nam nhân kế, khổ nhục kế để thu thập thông tin

+ Dùng gián tiếp với những phương tiện hiện đại để ăn cắp thông tin

Những hành vi như vậy thể hiện sự yếu kém, sự thiếu tự tin của các doanhnhân Có những hành vi sẽ bị pháp luật xử lý, có những hành vi sẽ bị cộngđồng doanh nhân phản ứng, và có những hành vi khiến họ sẽ phải xấu hổ vớichính bản thân mình

Trang 21

1.5 Đạo đức kinh doanh và lợi nhuận:

Khi nhắc tới khái niệm “đạo đức kinh doanh”, người ta thường cho rằng đó

là một yếu tố rất trừu tượng hoặc không thực tế Nhưng thực tế lại cho thấymức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp gắn liền với đạo đức kinh doanh,

sự tăng trưởng về lợi nhuận gắn liền với việc nghiêm túc tuân thủ đạo đức kinhdoanh

Hai Giáo sư John Kotter và James Heskeu thuộc Trường Đào tạo quản lý kinhdoanh Harvard, tác giả cuốn sách “ Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữuích”, đã phân tích kết quả khác nhau của các công ty với những truyền thốngđạo đức khác nhau Công trình nghiên cứu của họ cho thấy trong vòng 11 năm,những công ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh đã nâng được thu nhập củamình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ không xem trọng cácchuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%) Giá trị cổ phiếu của những công ty trênthị trường chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ kém hơn thì chỉ sốnày chỉ là 74%) Lãi ròng của các công ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh

ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756% Như vậy, chú trọng đạo đức trong kinhdoanh sẽ mang lại sự phát triển cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổchức đó, từ đó dẫn tới thành công

Những công ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh đã nâng được thu nhậpcủa mình lên tới 682% Giá trị cổ phiếu của những công ty trên thị trườngchứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ kém hơn thì chỉ số này chỉ là74%) Lãi ròng của các công ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh ở Mỹ trong

11 năm đã tăng tới 756%

1.6 Xây dựng đạo đức kinh doanh:

Khi nhắc tới khái niệm "đạo đức kinh doanh", người ta thường cho rằng,

đó là một yếu tố rất trừu tượng hoặc không thực tế Bản thân những người hoạtđộng kinh doanh cũng không hiểu rõ khái niệm này và không hiểu hết vai trò

Trang 22

của yếu tố đạo đức trong kinh doanh Họ chỉ coi đó là yếu tố "vị nhân" (dùnglàm người) chứ không "vị lợi" ( không sinh lợi).

Trong khi đó, đạo đức kinh doanh lại có vai trò rất lớn đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp Từ thực tế, các nhà kinh tế đã chứng minh rằng lợi nhuậndoanh nghiệp gắn liền với đạo đức, và mức độ tăng lợi nhuận gắn với mức độtăng đạo đức

Vì vậy, khi không hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh, không có ýthức xây dựng đaọ đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ rấtkhó đi tới con đường thành công cao nhất Hiểu rõ khái niệm, vai trò và cáchthức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh là gì?

Các nhà kinh tế học hiện đại đã chứng minh, bản thân doanh nghiệp là mộtthiết chế xã hội mang tính tổ chức cộng đồng, được tồn tại, vận hành, phát triểnbởi chính các thành viên trong cộng đồng đó Như vậy, muốn đáp ứng một cáchhiệu quả lý do tồn tại của mình nghĩa là sản sinh lợi nhuận cần thiết cho việc táitạo mở rộng doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đặt mình ở vị trí là một thànhviên của cộng đồng, chứ không phải chỉ là một tác nhân kinh tế Nói đơn giảnthì doanh nghiệp muốn đạt đến mức tối đa mục tiêu của nó là “vị lợi” thì chí ítphải biết thế nào là “vị nhân”!

Đặc điểm của đạo đức kinh doanh: Hoạt động kinh doanh luôn gắn liềnvới lợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng của

nó Chẳng hạn, tính thực dụng, coi trọng hiệu quả kinh tế luôn là yêu cầu hàngđầu đặt ra đối với giới kinh doanh, thì đối với người khác đôi khi lại là nhữngbiểu hiện không tốt

Khi đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc

và chuẩn mực về:

Trang 23

Tính trung thực: Trung thực với bản thân, với khách hàng Không

dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trongkinh doanh, nhất quán trong nói và làm trung thực trong chấp hành luật phápcủa nhà nước

Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền tôn

trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năngphát triển của nhân viên Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích vàtâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ

Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Luôn gắn lợi ích của doanh

nghiệp với lợi ích của xã hội Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chungcủa xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển

Đạo đức kinh doanh chính là đaọ đức nghề nghiệp của những người hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, xây dựng, phát triển đạo đức kinh doanh không chỉ là trách nhiệmcủa cá nhân, mà nó là cả một quá trình, gắn liền với sự phát triển của cả doanhnghiệp

1.7 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp:

 Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh:

Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành

vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xãhội Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩnmực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh Nó không thể thay thế vai trò của đạođức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lươngtâm của doanh nhân Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nóbao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh nhữnghành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội…

Trang 24

Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnhthì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lợi phi pháp, thamnhũng, buôn lậu… khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiệntượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức”.

Mức độ bổ sung đạo đức và pháp luật được khái quát qua các “góc vuông”xác định tính chất đạo đức và pháp lý của hành vi Sự tồn vong của doanhnghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân sản phẩm - dịch vụ cung ứng màcòn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Hành vi kinh doanhthể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến

sự thành bại của tổ chức Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thànhmột nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp Chẳng phải vô cớ

mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ ấn độ được lưu truyền trong giới doanh

nghiệp ở các nước phát triển: “gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”.

 Góp phần làm tăng chất lượng của doanh nghiệp:

Phần thưởng cho một công ty có quan tâm đến đạo đức là được các nhânviên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức Phần thưởng cho tráchnhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồmhiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên,chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn Các tổchức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựngđược nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công

Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàngtrung thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi luôn tin tưởng và phụthuộc lẫn nhau trong mối quan hệ Nếu các nhân viên hài lòng thì khách hàng

sẽ hài lòng; và nếu khách hàng hài lòng thì các nhà đầu tư sẽ hài lòng

Các khách hàng có xu hướng thích mua hàng của các công ty liêm chínhhơn Đặc biệt là khi giá cả của công ty đó cũng bằng với giá cả của các công tyđối thủ Khi các nhân viên cho rằng tổ chức của mình có một môi trường đạo

Trang 25

đức, họ sẽ tận tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn Các công tycung ứng thường muốn làm ăn lâu dài với công ty mà họ tin tưởng để qua hợptác họ có thể xóa bỏ được sự không hiệu quả, các chi phí và những nguy cơ để

có thể làm hài lòng khách hàng

Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và

uy tín của các công ty mà họ đầu tư và các công ty quản lý tài sản có thể giúpcác nhà đầu tư mua cổ phiếu của các công ty có đạo đức Các nhà đầu tư nhận

ra rằng, một môi trường đạo đức là nền tảng cho sự hiệu quả, năng suất và lợinhuận

Mặt khác, các nhà đầu tư cũng biết rằng các hình phạt hay công luận tiêucực cũng có thể làm giảm giá cổ phiểu, giảm sự trung thành của khách hàng và

đe dọa hình ảnh lâu dài của công ty Các vấn đề pháp lý và công luận tiêu cực

có những tác động rất xấu tới sự thành công của bất cứ một công ty nào Sựlãnh đạo cũng có thể mang lại các giá trị tổ chức và mạng lưới xã hội ủng hộcác hành vi đạo đức

Các nhà lãnh đạo nhận thức được bản chất của mối quan hệ trong kinhdoanh, những vấn đề và mâu thuẫn tiềm ẩn, tìm ra biện pháp quản lý khắc phụcnhững trở ngại có thể dẫn đến bất đồng, tạo dựng bầu không khí làm việc thuậnlợi cho mọi người hòa đồng, tìm ra được một hướng chung tạo ra sức mạnhtổng hợp của sự đồng thuận, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức

Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của người lao động:

Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương laicủa họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hysinh cá nhân vì tổ chức của mình Doanh nghiệp càng quan tâm đén nhân viênbao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu

Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi trường đạo đứccho nhân viên bao gồm: một môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng,

và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả cácnhân viên Các chương trình cải thiện môi trường đạo đức có thể là chương

Ngày đăng: 16/12/2022, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w