1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sinh viên nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết về một nội dung mà bạn quan tâm liên quan đến lĩnh vực quản trị học, đưa ra tình huống liên quan đến nội dung nghiên cứu

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh Viên Nghiên Cứu Và Tổng Hợp Lý Thuyết Về Một Nội Dung Liên Quan Đến Lĩnh Vực Quản Trị Học
Tác giả Lê Minh Ngọc Nhie
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Vũ Trâm Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Phân Hiệu Vĩnh Long
Chuyên ngành Quản Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 255,24 KB

Nội dung

Bà Mai Kiều Liên đã quyếtđoán từ chối liên doanh với ý định rõ ràng rằng sự độc lập giúp công ty giữ quyền lựctrong quá trình quản lý và điều hành, ngay cả khi đối mặt với nhiều khó khăn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÂN HIỆU VĨNH LONG KHOA: QUẢN TRỊ

- - -    - - -   

-TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: Câu 1: (4 điểm) Làm rõ sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến

kết quả hoạt động của doanh nghiệp Câu 2: (6 điểm) Sinh viên nghiên cứu và tổng

hợp lý thuyết về một nội dung mà bạn quan tâm liên quan đến lĩnh vực Quản trị học,đưa ra tình huống liên quan đến nội dung nghiên cứu

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Vũ Trâm Anh

Sinh viên thực hiện: Lê Minh Ngọc Nhie

MSSV: 31221570220 Lớp: Kinh doanh quốc tế Vĩnh Long, ngày 30 tháng 11 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận với đề tài “Câu 1: Làm rõ sự ảnh hưởng của phong

cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Câu 2: Sinh viên nghiên cứu

và tổng hợp lý thuyết về một nội dung mà bạn quan tâm liên quan đến lĩnh vực Quản trị học, đưa ra tình huống liên quan đến nội dung nghiên cứu.”, bên cạnh sự nỗ lực cá

nhân đã vân dụng những kiến thức tiếp thu được, tìm tòi, học hỏi những nội dung liênquan đến đề tài, cá nhân em luôn nhận được sự hướng dẫn, dạy dỗ tâm huyết từ giảngviên bộ môn Quản trị học – Thạc sĩ Nguyễn Vũ Trâm Anh Em xin được chân thànhbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô vì đã giúp chúng em tích luỹ thêm kiến thức chuyênmôn và góc nhìn sâu sắc, hoàn thiện hơn trong khía cạnh kinh doanh và cả cuộc sống.Qua bài tiểu luận này, em muốn vận dụng những gì đã được học để trình bày quanđiểm cá nhân về đề tài nghiên cứu

Kiến thức là vô hạn còn sự tiếp nhận của con người thì luôn tồn tại những hạnchế nhất định, vậy nên dù cố gắng hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi vàtiếp thu ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót Em rấtmong nhận được sự góp ý từ cô để có thể rút kinh nghiệm, hoàn thiện hơn trong nhữnglần làm bài tiểu luận tiếp theo, không chỉ với bộ môn triết học mà còn với những mônhọc sau trong suốt quá trình tiếp thu kiến thức trên giảng đường Một lần nữa, chúng

em cảm ơn cô rát nhiều, kính chúc cô sức khoẻ, thành công và luôn nhiệt huyết hếtmình trong sự nghiệp đưa đò của mình!

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Vĩnh Long, tháng 11 năm 2023

Sinh viên thực hiện: Ngọc Nhi

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 1

1.1 Khái niệm lãnh đạo 1

1.2 Phong cách lãnh đạo 1

1.2.1 Khái niệm 1

1.2.2 Các loại phong cách lãnh đạo 1

1.2.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 1

1.2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 2

1.2.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do 2

1.3 Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 3

1.3.1 Vài nét về CEO Mai Kiều Liên 3

1.3.2 Vài nét về tập đoàn Vinamilk 3

1.3.3 Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên 4

1.3.3.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ quyết đoán nhưng không độc đoán 4

1.3.3.2 Minh bạch và trung thực 5

1.3.3.3 Tự do trong công việc 6

1.3.3.4 Lãnh đạo tạo lòng tin 7

1.3.4 Nhận xét và đánh giá chung về phong cách lãnh đạo của bà Mai Kim Liên đến hoạt động kinh doanh của công ty 8

Chương 2: 9

Trang 4

2.1 Lý do chọn đề tài: 9

2.2 Cơ sở lý luận 9

2.2.1 Khái niệm về đạo đức và trách nhiệm xã hội 10

2.2.2 Đặc điểm của đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 10 2.2.2.1 Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 10

2.2.2.2 Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức 11

2.2.2.3 Các yếu tố cần cho trách nhiệm xã hội của công ty 12

2.2.2.4 Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty 13

2.2.2.5 Quản trị đạo dức công ty và trách nhiệm xã hội 13

2.3 Phân tích yếu tố đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Tân HIệp Phát 14

2.3.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Tân Hiệp Phát 14

2.3.2 Thực trạng đạo đức quản trị và trách nhiệm xã hội của công ty Tân Hiệp Phát 15

2.3.2.1 Tích cực: 15

2.3.2.2 Tiêu cực: 16

2.3.3 Nhận định chung 17

2.3.3.1 Đạo đức quản trị: 17

2.3.3.2 Trách nhiệm xã hội của công ty 17

2.4 Kết luận 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 5

CHƯƠNG I PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA

NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT

NAM (VINAMILK) 1.1 Khái niệm lãnh đạo

- Lãnh đạo là quá trình hoặc tình trạng mà một người hoặc một nhóm người, thường cóđịnh hình, chi phối, và hướng dẫn hành động của một tổ chức hay một nhóm với mục tiêu chung Người lãnh đạo không chỉ là người đứng đầu, mà còn là người có khả năngảnh hưởng và tạo động lực cho người khác để đạt được mục tiêu cụ thể

- Lãnh đạo không chỉ liên quan đến vị trí chức vụ mà còn là một tập hợp các kỹ năng

và phẩm chất cá nhân Các khía cạnh quan trọng của lãnh đạo bao gồm khả năng đưa

ra quyết định, tạo ra tầm nhìn và chiến lược, quản lý và định hình đội nhóm, giao tiếp hiệu quả, và tạo động lực

- Lãnh đạo có thể tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau trong một tổ chức và không nhất thiết phải xuất phát từ vị trí quản lý cấp cao Người có thể thể hiện lãnh đạo thông qua

sự đổi mới, sáng tạo, và ảnh hưởng tích cực trong bất kỳ lĩnh vực nào Đồng thời, nó cũng liên quan đến việc xây dựng môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự phát triển cá nhân và nhóm

1.2 Phong cách lãnh đạo

1.2.1 Khái niệm

Phong cách lãnh đạo là cách người lãnh đạo tiếp cận và thực hiện quyền lực, ảnhhưởng, và quản lý nhóm để đạt được mục tiêu cụ thể Mỗi người lãnh đạo có mộtphong cách riêng, phản ánh các giá trị, kỹ năng, và đặc điểm cá nhân của họ Cácphong cách lãnh đạo đa dạng và có thể được phân loại thành nhiều hình thức khácnhau

1.2.2 Các loại phong cách lãnh đạo

Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, mỗi phong cách mang đến những đặc điểm

ưu, nhược riêng Tuy nhiên, trong thực tế, có ba phong cách lãnh đạo cơ bản là: Lãnh đạo độc đoán, lãnh đạo dân chủ và lãnh đạo tự do

1.2.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán

* Khái niệm:

Lãnh đạo độc đoán: Còn được gọi là lãnh đạo chuyên quyền, lãnh đạo theo hành chính

xử phạt, phong cách này chủ yếu là sự áp đặt từ nhà lãnh đạo Người lãnh đạo sử dụng

Trang 6

quyền lực và kiểm soát chặt chẽ để đưa ra các quyết định và yêu cầu thi hành Nhân viên thực hiện theo lệnh mà không có sự đóng góp ý kiến nhiều.

* Đặc điểm:

- Nhà lãnh đạo tập trung hết quyền lực vào tay mình

- Áp đặt công việc và kiểm soát chặt chẽ

- Lãnh đạo độc đoán thường không quan tâm đến ý kiến của người khác, chỉ dựa vào kiến thức và kinh nghiệm cá nhân

- Thích hợp trong các tổ chức có lối quản trị cổ điển, khi cần thiết lập lại kỷ luật và trậttự

=> Phong cách lãnh đạo độc đoán thường xuất hiện khi nhà lãnh đạo chỉ ra đúng những gì họ muốn nhân viên làm mà không kèm theo lời khuyên hay chỉ dẫn chi tiết nào

1.2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

* Khái niệm

Phong cách lãnh đạo dân chủ được đặc trưng bởi việc người quản lý biết phân chiaquyền lực, tham khảo ý kiến của cấp dưới và thực hiện cuộc thảo luận trước khi đưa raquyết định Người quản lý theo lối này tạo ra những cuộc thảo luận để đạt được quyếtđịnh chung, và khi quyết định được đưa ra, mọi người sẽ hành động theo đó Phongcách này tạo ra sự nhất trí trong tổ chức, khuyến khích sự tham gia và sự tự chủ củanhân viên Nhân viên trong tổ chức có lãnh đạo dân chủ thường có cơ hội phát huysáng kiến cao, tăng cao tinh thần làm việc và đạt được hiệu suất làm việc cao

* Đặc điểm

Sử dụng cách phân quyền, khuyến khích sự tham gia, tin tưởng vào khả năng của nhânviên và có sự ảnh hưởng dựa trên sự kính trọng của cấp dưới Phong cách này phù hợpkhi mọi người trong tổ chức đều có chung hiểu biết và đam mê, và có đủ thời gian đểthảo luận và đưa ra quyết định

1.2.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

* Khái niệm

Phong cách lãnh đạo tự do là một kiểu lãnh đạo trong đó nhà lãnh đạo hiếm khi sửdụng quyền lực để ảnh hưởng đến nhân viên, thậm chí không áp đặt ác động lên họ.Trong phong cách này, nhà lãnh đạo tạo điều kiện và hỗ trợ nhân viên bằng cách cung

Trang 7

cấp thông tin cho họ Mặc dù nhà lãnh đạo cho phép nhân viên tự ra quyết định, nhưngvẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra

* Đặc điểm:

Đặc trưng bởi việc nhà lãnh đạo phân phối quyền lực quyết định cho cấp dưới và coivai trò của mình như một người hỗ trợ các hoạt động của cấp dưới bằng cách cung cấpthông tin và đóng vai trò là một đầu mối liên kết với môi trường bên ngoài Nhà lãnhđạo trong phong cách này tạo điều kiện cho sự tự do cao cho cấp dưới

1.3 Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 1.3.1 Vài nét về CEO Mai Kiều Liên

Bà Mai Kiều Liên, sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp, là người sáng lập và lãnh đạoCông ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) Bà tốt nghiệp đại học chuyên ngành chếbiến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô, trước khi gia nhập Vinamilk vào vị trí kỹ sư phụtrách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua tại Nhà máy sữa Trường Thọ Năm 1983, bàhọc khoa quản lý kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad (Nga), và sau đó, bà được bổnhiệm làm Phó tổng giám đốc Công ty Sữa Việt Nam Từ năm 1992 đến nay, bà giữ vịtrí Tổng Giám đốc của công ty

Với 37 năm đồng hành cùng Vinamilk và hơn 20 năm ở vị trí lãnh đạo, Mai Kiều Liên

đã đưa Vinamilk trở thành một thương hiệu lớn, được xếp vào danh sách 200 doanhnghiệp xuất sắc nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2010 Bà có mụctiêu đưa doanh thu của Vinamilk lên mức 3 tỷ USD, đưa công ty vào top 50 doanhnghiệp sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017

Phương châm làm việc của bà Mai Kiều Liên là lao động hết mình, sáng tạo, và tậndụng sức sáng tạo của đội ngũ Bà không chấp nhận sự lặp lại hay đi theo lối mòn vàluôn đặt tính nhân văn lên hàng đầu trong kinh doanh Bà không chỉ tập trung vàonhững nhân viên có trình độ cao mà còn sẵn sàng đào tạo những người trình độ kém,hướng dẫn họ trở thành chuyên gia lành nghề Quan điểm của bà là "Không có gì

Trang 8

không thể làm được Mọi khó khăn đều có thể vượt qua nếu có sự đồng lòng và khơidậy sức sáng tạo của mỗi người."

1.3.2 Vài nét về tập đoàn Vinamilk

Vinamilk, thành lập vào ngày 20/08/1976, bắt nguồn từ việc tiếp quản 3 nhà máy sữa

do chế độ cũ để lại, bao gồm nhà máy sữa Thống Nhất (trước đây là nhà máyForemost), nhà máy sữa Trường Thọ (trước đây là nhà máy Cosuvina), và nhà máysữa Bột Dielac (trước đây là nhà máy sữa bột Nestle' của Thụy Sỹ)

Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống,84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc Công ty cómạng lưới phân phối mạnh mẽ với hơn 220.000 điểm bán hàng trải rộng 63 tỉnh thành,cũng như xuất khẩu sản phẩm sang 43 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Pháp,Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông và Đông Nam Á

Vinamilk đã xây dựng 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh vănphòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Cambodia (Angkormilk) và một văn phòng đạidiện tại Thái Lan trong hơn 40 năm phát triển Hiện tại, công ty có hơn 200 sản phẩmđược phân phối trên 30 lãnh thổ và quốc gia, với tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ mỗingày là 18.000.000 Vinamilk cam kết mang đến giải pháp dinh dưỡng chất lượngquốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng tiêu dùng thông qua các sản phẩmthơm ngon, bổ dưỡng, và có lợi cho sức khỏe Các sản phẩm chính bao gồm sữa nước,sữa chua Vinamilk, sữa bột Vinalik, bột ăn dặm, nước giải khát, kem, sữa đậu nành, vànhiều sản phẩm khác

1.3.3 Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên

1.3.3.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ quyết đoán nhưng không độc đoán

Trang 9

Vinamilk khi đối diện với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn thực phẩm quốc tế

và sự trỗi dậy của các công ty trong nước, đã liên tục đạt những bước đột phá mạnh mẽtrong thời gian gần đây, giữ vững vị thế là công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam.Trong hạng mục doanh nghiệp tư nhân, Vinamilk liên tục giữ vị trí trong top 5 doanhnghiệp có doanh thu lớn nhất từ năm 2008 đến nay

Một trong những yếu tố làm nên thành công của Vinamilk là sự xuất sắc trong lãnhđạo, với bà Mai Kiều Liên, CEO của công ty từ năm 1992, được coi là kiến trúc sưtrưởng góp phần quan trọng vào thành công của Vinamilk từ thời kỳ đổi mới Tronggiai đoạn cuối thập kỷ 90, Vinamilk đối mặt với quyết định quan trọng về việc hợp tácliên doanh với đối tác nước ngoài hoặc giữ lại độc lập Bà Mai Kiều Liên đã quyếtđoán từ chối liên doanh với ý định rõ ràng rằng sự độc lập giúp công ty giữ quyền lựctrong quá trình quản lý và điều hành, ngay cả khi đối mặt với nhiều khó khăn và cạnhtranh

Bà là người chủ động thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển thị trường sữa Việt Nam,đồng thời duy trì tư duy sáng tạo, tìm kiếm đổi mới, và thực hiện quản lý hiệu quả.Dưới sự lãnh đạo của bà, Vinamilk đã không ngừng đạt được những thành tựu đáng

kể, đối mặt và cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu sữa hàng đầu thế giới Mặc

dù đang phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Việt Nam, Vinamilk vẫnduy trì vị thế đầu độc với thị phần sản lượng chiếm 50% của tất cả các sản phẩm sữa

và từ sữa

1.3.3.2 Minh bạch và trung thực

Lần đầu tiên, Vinamilk đã được Forbes bình chọn vào danh sách 200 doanh nghiệpxuất sắc Châu Á, đánh dấu một bước tiến quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam.Thành công của Vinamilk không chỉ đến từ sự cảm nhận tài tình của lãnh đạo mà còn

Trang 10

xuất phát từ tôn chỉ minh bạch và trung thực, một nguyên tắc mà công ty đã giữ vữngsuốt nhiều năm Điều này không chỉ áp dụng cho thông tin mà còn thể hiện trong cách

cư xử và hành động của lãnh đạo và nhân viên Trung thực không chỉ là một tiêu chíquan trọng trong đánh giá bản thân và công ty, mà còn là chìa khóa cho sự minh bạch

và sự thành công của Vinamilk

Công ty thường xuyên tự đánh giá mình một cách trung thực và minh bạch với nhữngthông tin và số liệu rõ ràng Việc này giúp công ty xác định vị thế, những điểm mạnh

và yếu, cũng như cơ hội và thách thức Sự trung thực cũng được thể hiện qua các sốliệu và thông tin mà công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, tạo ra một môi trường làmviệc minh bạch và giúp Vinamilk ngày càng phát triển

Kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp đã trở thành một công ty đạichúng, mọi thông tin về công ty đều trở nên công khai và được cộng đồng quan tâm

Sự tham gia tích cực của cổ đông, thông qua email và thư, đưa ra những ý kiến quantrọng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinamilk chấp nhận đóng góp vàtrả lời mọi thắc mắc, từ đó tạo ra sự tương tác tích cực với cộng đồng

Với tư cách là một công ty đại chúng, Vinamilk có trách nhiệm không chỉ cải thiệnquản lý nội bộ mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tuân thủ đạo đức kinhdoanh và các quy định pháp luật Mai Kiều Liên, CEO của Vinamilk, luôn nhấn mạnhtầm quan trọng của việc kiểm soát mọi khía cạnh trong quản lý và hỗ trợ nhân viêntrong việc duy trì chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm

1.3.3.3 Tự do trong công việc

Vinamilk đạt được vị thế vững chắc hiện nay chủ yếu nhờ vào sự quyết đoán và tầmnhìn cấp tiến của bà Mai Kiều Liên, một người lãnh đạo phụ nữ đặc biệt Quyết địnhđầu tư vào nguồn nguyên liệu sớm (đầu những năm 1990), quá trình tái cấu trúc

Trang 11

Vinamilk (2003), niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2006), vàquyết định chiến lược trong lĩnh vực bia và cà phê (2005–2010) là những quyết địnhquan trọng do bà Mai Kiều Liên thực hiện Ngày nay, bà đặt mục tiêu cho công ty lọtvào top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Bà Mai Kiều Liên thường xử lý công việc chủ yếu qua email, khuyến khích tư duyphản biện và tránh họp hành Nhân viên có thể gửi email để chia sẻ ý kiến hoặc bất kỳvấn đề nào, và bà trả lời ngay Sự sáng tạo và lòng hết mình trong công việc được coi

là yếu tố hàng đầu mang lại thành công cho bà Bà không ngần ngại đi ngược lại xuhướng và lối mòn, luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới và hiệu quả

1.3.3.4 Lãnh đạo tạo lòng tin

Để tạo lòng tin trong doanh nghiệp và từ khách hàng, lãnh đạo cần sở hữu "tâm" và

"tầm" Mai Kiều Liên, người đứng đầu Vinamilk, đã thể hiện vai trò quan trọng trongviệc xây dựng lòng tin, bà luôn chú trọng đến việc duy trì "lời hứa thương hiệu" vàđảm bảo thực hiện cam kết này mọi lúc Trong thời kỳ khủng hoảng melamine, bàLiên đã truyền thông và xây dựng lòng tin cho người tiêu dùng Việt Nam, khẳng địnhrằng sản phẩm của Vinamilk an toàn

Lãnh đạo cần cẩn trọng trong mọi hành động và phát ngôn trước công chúng, vì sựthiếu cẩn trọng có thể dẫn đến rủi ro không mong muốn Việc này trở nên quan trọnghơn khi doanh nghiệp là thương hiệu hàng đầu của Việt Nam và nằm trong danh sáchtop 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất Châu Á theo Forbes Và vị CEO ấy đã dũng cảmthực hiện được điều đó

Bà Mai Kiều Liên thấy rằng sự trung thành với tính cách thương hiệu và liên tụctruyền thông nhất quán là quan trọng để xây dựng lòng tin của khách hàng qua thờigian Tầm nhìn chiến lược, hành xử công bằng, và chuẩn mực là những yếu tố quan

Trang 12

trọng giúp tạo nền tảng cho lòng tin từ nhân viên, cổ đông, và đối tác Bà cam kết cungcấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng, giá cả cạnh tranh, và trung thực trong mọi giaodịch.

Tôn trọng con người và gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xãhội là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Vinamilk Công ty luônnhìn nhận khách hàng như đối tác kinh doanh và hướng đến mối quan hệ đôi bên cólợi Bằng cách này, Vinamilk dưới sự lãnh đạo của bà Mai Kiều Liên không chỉ làdoanh nghiệp hiệu quả mà còn là người hướng dẫn trong việc xây dựng lòng tin vàdanh tiếng trong cộng đồng và thị trường

1.3.4 Nhận xét và đánh giá chung về phong cách lãnh đạo của bà Mai Kim Liên đến hoạt động kinh doanh của công ty

Qua phân tích trên ta có thể thấy, bà Mai Kiều Liên, người đứng đầu Vinamilk, là mộtnhà quản trị có đầy đủ năng lực và đã đạt được nhiều thành công và giải thưởng danhgiá Bà được Forbes bình chọn là một trong 50 phụ nữ doanh nhân quyền lực nhấtChâu Á và nhận giải thưởng "Asian Excellence Recognition Awards 2012" từ Tạp chíQuản trị Doanh nghiệp châu Á Bà Liên thể hiện sự linh hoạt và nhạy bén trong lãnhđạo, áp dụng kiểu "kỷ trị" và hướng đến "đi tắt, đón đầu."

Năng lực lãnh đạo của bà Liên đóng vai trò quan trọng trong thành công của Vinamilk,giúp công ty dẫn đầu thị trường sữa tươi về doanh số và sản lượng Bằng cách nỗ lực

áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn quốc tế, Vinamilk được công nhận là thương hiệutiêu dùng nhanh số 1 Việt Nam

Trong bối cảnh khó khăn của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế ởViệt Nam, sự lãnh đạo của bà Liên giúp Vinamilk duy trì vị thế và phát triển bền vững.Công ty không chỉ đạt doanh thu ổn định mà còn tăng lợi nhuận gộp và thu về lợinhuận sau thuế cao nhất trong hai năm qua

Vinamilk không chỉ là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam mà còn đóng góp lớn vào

sự phát triển của đất nước Công ty đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý và ghi danhtrong top các doanh nghiệp uy tín và đóng góp thuế lớn nhất cho nhà nước

Ngày đăng: 26/02/2024, 21:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN