Trần Thị Ái Cẩm Sinh viên được hướng dẫn: Nguyễn Trần Quế Trâm MSSV: 62134358Khóa: 62 Ngành: MarketingLần KTNgàyNội dungNhận xét của GVHD1 16/11/2023 Hướng dẫn chọn đề tài Làm đúng tiến
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ - BỘ MÔN MARKETING
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ VÀ MARKETING MIX SẢN PHẨM MỲ 3 MIỀN TÔM CHUA ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN (15-25 TUỔI) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Ái Cẩm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Quế Trâm
Mã số sinh viên: 62134358
Khánh Hòa – 2024
Trang 2PHỤ LỤC 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa/ viện: Khoa Kinh Tế
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ
ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN/ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP (Dùng cho CBHD và nộp cùng báo cáo cho ĐA/KL/CĐTN của sinh viên)
Tên đề tài: Nguyên cứu định vị và marketing-mix sản phẩm mỳ 3 Miền tôm chua cay đối với học sinh sinh viên (15 – 25 tuổi) trên địa bàn thành phố Nha Trang
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Ái Cẩm
Sinh viên được hướng dẫn: Nguyễn Trần Quế Trâm MSSV: 62134358
Khóa: 62 Ngành: Marketing
1 16/11/2023 Hướng dẫn chọn đề tài Làm đúng tiến độ và theo đúng
nội dung hướng dẫn
2 16/11/2023 Sửa tên đề tài và hướng dẫn
thực hiện chương 1, chương 2
Làm đúng tiến độ và theo đúng nội dung hướng dẫn
3 22/11/2023 Nhận xét và góp ý để hoàn
thiện chương 2
Làm đúng tiến độ và theo đúng nội dung hướng dẫn
4 25/11/2023 Hướng dẫn làm bảng câu hỏi
khảo sát
Làm đúng tiến độ và theo đúng nội dung hướng dẫn
5 01/12/2023 Hướng dẫn thực hiện chương 3 Làm đúng tiến độ và theo đúng
nội dung hướng dẫn
Kiểm tra giữa tiến độ của Trưởng Bộ môn
Ngày kiểm tra:
7 27/12/2023 Sửa bài và hoàn thiện nội dung Làm đúng tiến độ và theo đúng
nội dung hướng dẫn
8 02/01/2023
Hướng dẫn những nội dung cầnchuẩn bị cho phần thi vấn đáp chuyên đề và thực hiện check đạo văn
Làm đúng tiến độ và theo đúng nội dung hướng dẫn
Nhận xét chung (sau khi sinh viên hoàn thành ĐA/KL/CĐTN):
Sinh viên thực hiện đúng tiến độ và nội dung hướng dẫn
Điểm hình thức: …/10 Điểm nội dung: …/10 Điểm tổng kết: …/10
+ Đối với ĐA/KLTN: Kết luận sinh viên: Được bảo vệ: Không được bảo vệ:
Khánh Hòa, ngày tháng 01 năm 2024
Cán bộ hướng dẫn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề “Nguyên cứu định vị và marketing-mix sảnphẩm mỳ 3 Miền tôm chua cay đối với học sinh sinh viên (15 – 25 tuổi) trên địa bànthành phố Nha Trang” một cách thuận lợi, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến Banlãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế nói chung và Bộ mônMarketing nói riêng đã tạo điều kiện để em thực hiện chuyên đề báo cáo này Nhữngkiến thức, tài liệu và tâm huyết của thầy cô để truyền đạt cho em trong suốt thời gianhọc tập tại trường sẽ là hành trang vững chắc nhất giúp em thành công trong tương lai
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Ái Cẩm - người đã giúp đỡ,hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình hoàn thành đề tài “Nghiên cứu định vị vàMarketing mix sản phẩm Mỳ 3 miền đối với sinh viên trên địa bàn thành phố NhaTrang” Cô đã dành nhiều thời gian và công sức để giúp em chỉnh sửa, đóng góp ýkiến để có thể hoàn thành chuyên đề báo cáo một cách tốt nhất
Với điều kiện thời gian không nhiều cũng như vốn kiến thức có hạn, bài nghiêncứu sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đónggóp của các thầy cô để em có điều kiện nâng cao, bổ sung kiến thức của mình để phục
vụ tốt hơn cho công tác sau này
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô luôn tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và thànhcông trong công cuộc đào tạo thế hệ mai sau
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 15 tháng 01 năm 2024
Nguyễn Trần Quế Trâm
Trang 41.1 Lý do thực hiện nghiên cứu 2
1.2 Đối tượng, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Đóng góp nghiên cứu 4
1.4.1 Đóng góp về mặt lý thuyết 4
1.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 4
1.5 Cơ cấu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 Khung lý thuyết STP 5
2.1.1 Phân khúc thị trường 5
2.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 6
2.1.3 Định vị thị trường 8
2.2 Marketing – Mix 10
2.2.1 Khái niệm 10
2.2.2 Các thành phần trong Marketing – mix 10
2.3 Lý thuyết về giá trị cảm nhận khách hàng 11
2.4 Lý do lựa chọn ngành hàng, sản phẩm, đối tượng khách hàng và địa bàn nghiên cứu 12
2.5 Tổng quan ngành hàng mỳ ăn liền 12
Trang 52.6 Giới thiệu về các đối thủ lớn trong ngành 13
2.6.1 Mỳ Hảo Hảo của Acecook 13
2.6.2 Mỳ hai tôm Miliket của Colusa 14
2.6.3 Mỳ Gấu đỏ tôm chua cay của Asia Food 15
2.7 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Uniben và sản phẩm mỳ 3 Miền tôm chua cay 16
2.7.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Uniben 16
2.7.2 Giới thiệu sản phẩm mỳ 3 Miền 18
2.7.3 Sản phầm mỳ 3 Miền tôm chua cay 19
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU MỲ 3 MIỀN TÔM CHUA CAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG HỌC SINH SINH VIÊN (18 – 23 TUỔI) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG 20
3.1 Lý do lựa chọn các thuộc tính, cảm xúc và giá trị cảm nhận 20
3.2 Quy trình nghiên cứu 20
3.3 Công cụ nghiên cứu 21
3.4 Cách thức thu thập dữ liệu 21
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 23
4.1.1 Giới tính 23
4.1.2 Độ tuổi 23
4.1.3 Thu nhập 24
4.1.4 Tần suất sử dụng mỳ ăn liền 25
4.2 Đánh giá tầm quan trọng của các thuộc tính 25
4.3 Xây dựng sơ đồ mạng nhện 27
4.4 Xây dựng bản đồ định vị 28
4.5 Đánh giá marketing – mix 30
Trang 64.6 Ưu nhược điểm của chiến lược định vị mỳ 3 Miền tôm chua cay 31
4.6.1 Ưu điểm 32
4.6.2 Nhược điểm 32
4.6.3 Nguyên nhân 33
4.7 Chiến lược marketing – mix 33
4.7.1 Chiến lược về sản phẩm 33
4.7.2 Chiến lược về giá 33
4.7.3 Chiến lược phân phối 34
4.7.4 Chiến lược xúc tiến 34
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 36
5.1 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing – mix của mỳ 3 Miền tôm chua cay 36
5.2 Kết luận 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 40
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mỳ Hảo Hảo công ty Cổ phần Acecook 14
Hình 2.2 Mỳ hai tôm Miliket công ty Colusa 15
Hình 2.3 Mỳ Gấu đỏ tôm chua cay của công ty AsiaFood 15
Hình 2.4 Các sản phẩm nổi bật của Công ty Cổ phần Uniben 16
Hình 2.5 Logo Uniben của Công ty Cổ phần Uniben 17
Hình 2.6 Logo mỳ 3 Miền của Công ty Cổ phần Uniben 18
Hình 2.7 Mỳ 3 Miền tôm chua cay 19
Trang 8Bảng 4.2 Thống kê số điểm trung bình các thuộc tính của thương hiệu mỳ ăn liềnđược khách hàng đánh giá 27Bảng 4.3 Thống kê tần suất lựa chọn các thuộc tính quan trọng tương ứng với mỗinhãn hiệu 28Bảng 4 4 Thống kê tỷ lệ từng thuộc tính thương hiệu mỳ 3 Miền tôm chua cay 30Bảng 4.5 Thống kê tỷ lệ trung bình của các thuộc tính marketing – mix được kháchhàng đánh giá 30
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Mô tả giới tính mẫu ngẫu nhiên 23
Biểu đồ 4.2 Mô tả độ tuổi mẫu ngẫu nhiên 24
Biểu đồ 4.3 Mô tả thu nhập mẫu ngẫu nhiên 25
Biểu đồ 4.4 Mô tả tần suất mỳ ăn liền mẫu ngẫu nhiên 25
Biểu đồ 4.5 Mức độ quan trọng của các thuộc tính đối với mỳ ăn liền 26
Biểu đồ 4.6 Thống kê thuộc tính quan trọng của mỳ ăn liền 27
Biểu đồ 4.7 Biểu đồ mạng nhện so sánh giữa các thương hiệu và các thuộc tính 28
Biểu đồ 4.8 Marketing – mix thể hiện các thuộc tính của từng thương hiệu 31
Biểu đồ 4.9 Biểu đồ mạng nhện thương hiệu 3 Miền 32
Sơ đồ 4.1 Định vị các thương hiệu mỳ ăn liền cạnh tranh theo thuộc tính 29
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Đại dịch Covid – 19 tuy đã qua đi những để lại những ảnh hưởng nặng nề đối với kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng Không những thế, năm 2023 lại đang đối diện với những khủng hoảng kinh tế, chiến tranh và các trận lũ lụt thiên tai Trong khi các ngành hàng khác đang lao đao vì chưa tìm thấy hướng đi mới, thì ngành hàng tiêu dùng, đặc biệt là mỳ ăn liền lại “vụt sáng” một cách mạnh mẽ Đây được xem là món thực phẩm thiết yếu trong gia đình bởi tính tiện lợi và giá rẻ Người dân Việt Nam thường có xu hướng tích trữ mỳ ăn liền trong nhà khiến cho doanh số của ngành hàng này tăng cao và đứng đầu thế giới với con số 85 gói/ người/ năm Điều nàycũng khiến thị trường mỳ ăn liền tại Việt Nam trở nên sôi động và khắc nghiệt hơn khinhiều hãng mỳ mới xuất hiện và hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tham gia vào ngành hàng này
Vì thế, sau những năm hoạt động và phát triển, 3 Miền đã chiếm lĩnh được phầnlớn thị trường mỳ ăn liền tại Việt Nam, đặc biệt với phân khúc khách hàng giá rẻ như học sinh, sinh viên Hơn hết, đối tượng này là những người tiên phong, dẫn đầu và tạo
ra các phong trào có sức lan tỏa cộng đồng nhưng cũng đồng thời nhanh thay đổi và khó nắm bắt
Hiện tại, giá cả đã chưa hẳn là mối quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn mua hàng, cũng như có sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh lớn hơn, thị phần 3 Miền
đã dần thu hẹp lại Chính vì điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu, đề ra các chiến lược tiếp thị mới phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để tăng doanh
số và tối đa lợi nhuận
Vì vậy, em mong rằng đề tài “Nghiên cứu định vị và marketing – mix cho sản phẩm mỳ 3 Miền tôm chua cay” của công ty Uniben đối với khách hàng ở độ tuổi từ
15 – 25 trên địa bàn thành phố Nha Trang sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực không chỉ với riêng Uniben, thương hiệu 3 Miền mà còn với các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành hàng mỳ ăn liền nói chung
Trang 11CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu
Thị trường ngành hàng mỳ ăn liền vẫn luôn phát triển trong nhiều năm nay vàtăng trưởng vượt bậc khi đại dịch Covid – 19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng
nổ Nhà nhà người người bắt đầu thắt chặt chi tiêu và ra quyết định kỹ lưỡng hơn khilựa chọn mua sản phẩm Chính vì điều này, tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành mỳ
ăn liền – lựa chọn tối ưu để tiết kiệm chi phí, thị trường trở nên đa dạng, khắc nghiệthơn nhờ sự gia nhập của các thương hiệu mới, sản phẩm mới và những sự đầu tư từphía nước ngoài Khách hàng có nhiều hơn những sự lựa chọn, các thương hiệu mỳ lớntrên thị trường như 3 Miền, Hảo Hảo, Gấu đỏ,… đang cạnh tranh vô cùng gây gắt để
có thể dành được thị phần về cho mình Tuy vậy, mỳ 3 Miền của Uniben vẫn luôn tồntại và đang phát triển qua nhiều năm, giữ vững vị thế là lựa chọn số 1 trong lòng ngườitiêu dùng, vượt xa so với các đối thủ cạnh tranh khác
Đặc biệt, Mỳ 3 Miền tôm chua cay trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho tệpkhách hàng bình dân, tạo ra chỗ đứng vững chắc trong việc nâng cao nhận thức vềthương hiệu cũng như hình ảnh sản phẩm mà nhãn hàng truyền tải đến khách hàng.Nhận thấy sự phổ biến của mỳ 3 Miền tôm chua cay trong tệp khách hàng gia đình,câu hỏi được đặt ra rằng: “Với sự xuất hiện của nhiều loại mỳ ăn liền hơn, xu hướngmong muốn được trải nghiệm nhiều hơn, liệu mỳ 3 Miền tôm chua cay với hương vịquen thuộc trở thành lựa chọn của giới trẻ ngày nay hay không?” Điều này giúp thựchiện đề tài “Nghiên cứu định vị và marketing – mix sản phẩm mỳ 3 Miền tôm chuacay của Công ty Cổ phần Uniben cho khách hàng học sinh, sinh viên từ 15 – 25 tuổitại địa bàn thành phố Nha Trang”
1.2 Đối tượng, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu định vị sản phẩm mỳ 3 Miền tôm chua cay của Công ty Cổ phầnUniben so với các đối thủ cạnh tranh chính: Gấu đỏ, Hảo Hảo, Miliket,… trên 8 thuộctính: Hương thơm hấp dẫn, Vị ngon dễ ăn, Sợi mỳ dai, Trọng lượng phù hợp, An toànthực phẩm, Chế biến dễ dàng, Đa dạng sản phẩm và Giá cả phải chăng
Trang 12- Đối tượng khảo sát: Học sinh, sinh viên ở độ tuổi từ 15-25 tuổi tại thành phốNha Trang sử dụng mỳ ăn liền
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Định vị sản phẩm mỳ 3 Miền tôm chua cay theo phương diện thuộctính và giá trị cảm xúc khách hàng trải nghiệm
Mục tiêu 2: Uniben đã có những chiến lược marketing – mix nào cho thươnghiệu mỳ 3 Miền? Ưu nhược điểm của các chiến lược định vị đó là gì?
Mục tiêu 3: Đề xuất các chiến lược nhằm hoàn thiện định vị và marketing – mixsản phẩm 3 Miền tôm chua cay của Công ty Cổ phần Uniben đối với khách hàng từ15-25 tuổi trên địa bàn Thành phố Nha Trang
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu này đề ra 4 câu hỏi nghiên cứu tươngứng như sau:
Câu hỏi 1: Các thuộc tính và cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến quyết địnhmua mỳ ăn liền của khách hàng?
Câu hỏi 2: Sản phẩm mỳ 3 Miền tôm chua cay có những gì thuộc tính và cảmxúc gì tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
Câu hỏi 3: Sản phẩm mỳ 3 Miền tôm chua cay được khách hàng đánh giá nhưthế nào?
Câu hỏi 4: Từ những nghiên cứu và đánh giá, doanh nghiệp cần áp dụng nhữngchiến lược định vị và marketing – mix nào để nâng cao hiệu quả?
1.3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sửdụng Google Form tạo ra các câu hỏi khảo sát về các thuộc tính và yếu tố ảnh hưởngđến việc sử dụng mỳ 3 Miền tôm chua cay
Nghiên cứu tài liệu: Thu thập và tham khảo các tài liệu báo chí,… liên quan đến
đề tài Phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan đến đề tài
Điều tra bằng bảng câu hỏi: Phỏng vấn khách hàng thông qua bảng khảo sáttrên Google Form, từ đó, thu thập được dữ liệu sơ cấp
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13Mẫu nghiên cứu: Mẫu được thu thập tại Thành phố Nha Trang Đối tượng thuthập mẫu là học sinh, sinh viên có độ tuổi từ 15-25 tuổi, với 90 mẫu phiếu điều tra.
1.4 Đóng góp nghiên cứu
1.4.1 Đóng góp về mặt lý thuyết
Đề tài góp phần tổng hợp nội dung lý thuyết về định vị thương hiệu vàmarketing – mix, làm cơ sở lý luận cho các hoạt động nghiên cứu và đề xuất giải pháphoàn thiện nghiên cứu liên quan đến tiêu dùng mỳ ăn liền tại thành phố Nha Trang
Ngoài ra, đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứuliên quan sau này
1.5 Cơ cấu nghiên cứu
Cơ cấu nghiên cứu bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu chuyên đề
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết định vị và marketing – mix
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Đề xuất giải pháp và kết luận
Trang 14CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khung lý thuyết STP
STP là tên viết tắt của Market Segmentation (Phân khúc thị trường), MarketTargeting (Thị trường mục tiêu) và Market Positioning (Định vị thị trường)
2.1.1 Phân khúc thị trường
2.1.1.1 Khái niệm:
Là việc chia thị trường thành những nhóm khách hàng mua khác nhau có nhucầu, tính cách và hành vi xử sự khác nhau, đòi hỏi có những sản phẩm hay phối phứctiếp thị khác nhau
2.1.1.2 Điều kiện phân khúc thị trường hiệu quả
Muốn phân khúc thị trường, trước tiên thị trường cần phải đạt được những yêucầu như tính đo lượng được, tính tiếp cận được, tính hấp dẫn và tính khả thi Nếu thiếu
1 trong 4 yêu cầu thì thị trường không phân khúc được
- Tính đo lường được: Các phân khúc thị trường cần có thể đo lường được, ví dụnhư về quy mô, mãi lực và hiệu quả của từng phân khúc thị trường điều này sẽ giúpdoanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing và kịp thời điều chỉnhcác chiến lược cho phù hợp
- Tính tiếp cận được: Các khúc thị trường có tính tiếp cận cao sẽ giúp doanhnghiệp dễ dàng đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất,bằng hệ thống kênh phân phối và các hoạt động truyền thông
- Tính hấp dẫn: Các khúc thị trường phải đủ hấp dẫn, quy mô lớn, khách hàngtiềm năng dồi dào để mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Tính khả thi: Các phân khúc thị trường cần có tính khả thi đối với doanhnghiệp Xem xét về quy mô, nguồn nhân lực, khả năng tài chính hay Marketing có thểđáp ứng được các đòi hỏi của phân khúc thị tường đã chọn Điều này giúp doanhnghiệp đảm bảo được hiệu quả của các hoạt động marketing và đạt được mục tiêu kinhdoanh
2.1.1.3 Các tiêu thức phân khúc thị trường
- Phân khúc theo địa lý:
Trang 15Đây là nhóm tiêu thức phân khúc thị trường dựa trên vị trí địa lý của kháchhàng Bao gồm các yếu tố như quốc gia, khu vực, tình thành, thành phố,… Một công
ty có thể quyết định hoạt động trong một, một vài khu vực địa lý, hoặc trong mọi khuvực nhưng phải luôn chú ý đến các điểm khác biệt ở nhu cầu và mong muốn của kháchhàng Điều này ảnh hưởng bởi sự khác biệt về khí hậu, kinh tế, văn hóa vùng miền,…
- Phân khúc theo dân số:
Đây được xem là nhóm tiêu thức phân khúc thị trường phổ biến nhất Bao gồmcác yếu tố như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn,… Các nhu cầu, ướcmuốn của người tiêu dùng, mức độ tiêu thụ thường được biến thiên chặt chẽ theo cácbiến số dân số Và hơn hết, biến số dân số cũng dễ dàng được đo lường hơn so với cácbiến số khác Thậm chí, ngay cả khi đã xác định phân khúc dựa trên những biến sốkhác như hành vi hay tâm lý học, các nhà tiếp thị vẫn phả nắm được đặc điểm nhânkhẩu học của phân khúc để có thể đánh giá được quy mô thị trường mục tiêu và đạtđược nó một cách hiệu quả
- Phân khúc theo tâm lý học:
Dựa trên các yếu tố về tâm lý, tầng lớp xã hội, phong cách sống hoặc những đặctính cá nhân để có thể phân khúc thị trường theo tâm lý học Những người trong cùngmột nhóm nhân khẩu học có thể có những đặc điểm tâm lý khác nhau
- Phân khúc theo hành vi:
Phân khúc hành vi chia khách hàng thành những phân khúc dựa trên hiểu biết,thái độ, cách sử dụng hoặc phản hồi của họ đối với một sản phẩm bất kỳ Nhiềuchuyên gia tiếp thị cho rằng sự khác biệt về hành vi là điểm bắt đầu tốt nhất để xâydựng phân khúc thị trường
Các Marketer cần phải nghiên cứu cẩn thận để đưa ra các tiêu thức thích hợpnhất với ngành nghề, ngành hàng Có thể sử dụng một tiêu thức hay có thể kết hợpnhiều tiêu thức khác nhau để phân đoạn thị trường
2.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
2.1.2.1 Khái niệm
Thị trường mục tiêu là tập hợp những khách hàng có cùng đặc điểm và nhu cầu
mà công ty quyết định phục vụ và có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủkhác, đồng thời đạt được mục tiêu kinh doanh
Trang 16Đây là một trong những quyết định quan trọng nhất trong quá trình xây dựngchiến lược marketing.
2.1.2.2 Các tiêu chí lựa chọn thị trường mục tiêu
Để đánh giá những phân khúc thị trường khác nhau, cần xem xét dựa trên 3 yếutố: quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn và nguồn lực củacông ty
- Quy mô và mức tăng trưởng: Là một trong những yếu tố mang tính tương đối,quy mô thể hiện doanh số tại thị trường đó Lựa chọn khúc thị trường nhỏ hay lớn phụthuộc vào quy mô hay nguồn lực của công ty để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường đó
- Mức hấp dẫn của khúc thị trường
Có 5 mối đe dọa cơ bản ảnh hưởng đến khả năng sinh lời lâu dài của doanhnghiệp Bao gồm: [1] Mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh trong ngành, [2] Mối đedọa từ các đối thủ mới, [3] Mối đe dọa từ những sản phẩm thay thế, [4] Áp lực từ phíakhách hàng và [5] Áp lực từ phía nhà cung cấp Mức độ hấp dẫn chính là tầm quantrọng của việc giành chiến thắng tại thị trường đó đối với doanh nghiệp của bạn
- Mục tiêu và nguồn lực của công ty
Doanh nghiệp cần xem xét về những mục tiêu và nguồn lực của bản thân trướckhi lựa chọn phân khúc Doanh nghiệp chỉ nên xâm nhập những phân khúc thị trường
mà mình có thể thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, đồng thời cung ứngnhững giá trị lớn hơn để tạo ra lợi thế cạnh tranh
2.1.2.3 Các chiến lược marketing trên thị trường mục tiêu
- Chiến lược không phân khúc
Áp dụng: một loại sản phẩm cho tất cả mọi loại khách hàng, doanh nghiệp bỏqua những khác biệt về phân khúc thị trường để theo đuổi toàn bộ thị trường với mộtmặt hàng, một đề xuất
- Chiến lược marketing phân biệt
Doanh nghiệp phát triển riêng biệt các sản phẩm hoặc dịch vụ cho khác phânkhúc thị trường khác nhau Chiến lược này cho phép doanh nghiệp đáp ứng được nhucầu của nhiều nhóm khách hàng, tăng khả nănh cạnh tranh và tăng sự hài lòng củakhách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó
Tuy nhiên, để sử dụng chiến lược này cần tốn khá nhiều chi phí cho việc cảitiến sản phẩm, sản xuất, marketing và cả chi phí dự trữ Doanh nghiệp cần phải cân
Trang 17nhắc tăng doanh số bán hàng trong sự đối sánh với chi phí gia tăng khi lựa chọn chiếnlược marketing phân biệt
- Chiến lược marketing tập trung
Chiến lược này được thực hiện khi doanh nghiệp nhận thấy khả năng hấp dẫncủa thị trường và tiềm lực đáp ứng của bản thân Thay vì theo đuổi một thị phần nhỏcủa thị trường lớn, công ty theo đuỏi một thị trường lớn của một hoặc một vài phânkhúc nhỏ
Chiến lược này giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, hiểu rõ nhu cầu và sởthích của phân khúc thị trường Từ đó, cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợpnhất Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chiến lược này là đối thủ cạnh tranh sẽ xâmnhập một cách dễ dàng
- Tạo ra sự khác biệt trên thị trường: Tạo dựng cho thương hiệu sản phẩm mộthình ảnh riêng biệt trong tương quan với đối thủ cạnh tranh Xác định cho mình một vịthế trên thị trường khác biệt về hình ảnh, sản phẩm, là cách để trở nên nổi bật và tăngtính cạnh tranh khi thị trường đang trở nên sôi động và gay gắt hơn
- Tăng doanh số bán hàng: Việc tăng doanh số bán hàng trở nên dễ dàng hơnkhi doanh nghiệp định vị thị trường tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trongphân khúc, khách hàng biết, quan tâm, tin và yêu sản phẩm
Trang 18- Giảm chi phí và tăng hiệu quả truyền thông: Khi định vị thị trường thành công,giúp doanh nghiệp giảm được chi phí marketing đáng kể vì tập trung được vào đúngđối tượng khách hàng mục tiêu và truyền tải thông điệp hiệu quả đến họ Bên cạnh đó,thông điệp của các hoạt động sẽ gây được sự chú ý của khách hàng nhờ sự tò mò, quantâm, những ý tưởng rõ ràng hay thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
2.1.3.3 Các mức độ định vị
- Định vị địa điểm: Thiết lập định vị này chủ yếu nhấn mạnh đến các yếu tố vềđịa điểm, lịch sử, văn hóa, dân số,… Điều này là vô cùng cần thiết cho việc thu hútnguồn đầu tư, du lịch, văn hóa hay công tác xuất nhập khẩu
- Định vị ngành: Đây được xem là một trong những phương thức hiệu quả nhất
để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp đối với người tiêu dùng Ví dụ: Khi nhắc đến xemáy nghĩ ngay đến Honda; Sản phẩm mượt tóc sẽ là Sunsilk
- Định vị doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp tuy sản xuất ra các sản phẩm có cùngtính năng nhưng lại có nhiều mặt khác nhau Vì vậy, cần phải gây được ấn tượng sâusắc với khách hàng bằng những điểm khác biệt nổi trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh
- Định vị thương hiệu: Ấn định hình ảnh thương hiệu sản phẩm trong tâm tríkhách hàng bằng những đặc điểm về lợi ích, chất lượng, giá cả, tính năng vượt trội gắnliền với sản phẩm
- Chiến lược dựa vào giá trị: Ngoài đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách hàngthì doanh nghiệp cần phải tìm thấy insight thật sự và thỏa mãn nó Chính những trảinghiệm có giá trị này khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và gắn kết với thương hiệu
- Định vị so sánh với đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp sẽ thường so sánh với đốithủ cạnh tranh để minh chứng hay nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Có thểthấy rõ nét là cuộc chiến không hồi kết giữa Coca Cola và Pepsi Chiến lược này thoạt
Trang 19nhìn có vẻ hiệu quả, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hình ảnh xấu cho doanh nghiệptrong mắt công chúng.
- Định vị dựa trên công dụng của sản phẩm: Nhấn mạnh đến những công dụng,tính năng của sản phẩm là điều mà chiến lược này thực hiện Thực hiện chiến lượcnày, doanh nghiệp cần phải liên tục đổi mới sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thịtrường
2.2 Marketing – Mix
2.2.1 Khái niệm
Theo Philip Kotler “Marketing mix là tập hợp các công cụ marketing mà công
ty sử ụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trường đã chọn”.Marketing mix bao gồm 4 thành phần chính được gọi là 4P – Product, Price, Place,Promtion
2.2.2 Các thành phần trong Marketing – mix
2.2.2.1 Product (Sản phẩm)
Đây là thành tố đầu tiên cũng là yếu tố cốt lõi của Marketing mix Bất cứ thứ gì
có thể cung cấp cho thị trường để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàngthì được gọi là sản phẩm Trong thị trường ngày nay, sản phẩm thường bao gồm mộtdịch vụ cốt lõi, đi kèm là những dịch vụ bổ trợ giúp khách hàng sửu dụng sản phẩmcốt lõi hiệu quả hơn Ví dụ: tư vấn, đón tiếp, … Đồng thời, phải có lợi thế cạnh tranh
so với các sản phẩm cùng loại
2.2.2.2 Price (Giá cả)
“Giá là khoản tiền mà khách hàng phải bỏ ra để mua một sản phẩm Định giá làbài toán khó nhất đối với giám đốc marketing và nhiều doanh nghiệp không thể làm tốtđiều này” – Theo Nguyên lý tiếp thị, Philip Kotler & Gary Amstrong, 2012
Giá cả là yếu tố cơ bản, mang lại thu nhập trong khi tất cả các biến số khác chỉsinh ra đầu tư và chi phí Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, khả năng ra quyếtđịnh mua hàng của người tiêu dùng và lợi thế so với đối thủ cạnh tranh
Mặc dù thị trường hiện nay, cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ hậu mãi đang
ở vị trí hàng đầu Nhưng với những tệp khách hàng nhạy cảm về giá, nó vẫn là tiêuchuẩn của việc mua và lựa chọn của họ
2.2.2.3 Place (Phân phối)
Trang 20Là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùngthông qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau (các thành viên trung gian), cầnđược lựa chọn phù hợp với thị trường mục tiêu và đặc điểm của sản phẩm
Có 3 chiến lược phổ biến nhất, đó là chiến lược phân phối độc quyền, chiếnlược phân phối chọn lọc và chiến lược phân phối đại trà
Ví dụ: Đối với những sản phẩm công nghệ, kỹ thuật, có giá trị cao thì nên chọnchiến lược phân phối độc quyền để có thể đảm bảo chất lượng khi chuyển đến taykhách hàng mà không thông qua các điểm trung gian khác
2.2.2.4 Promotion (Xúc tiến)
Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở
và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.Được thể hiện qua nhãn hiệu, bao bì, gian trưng bày, dịch vụ khách hàng, bán hàng cánhân và những thông điệp phương tiện thông tin đại chúng
Các hoạt động trong Marketing mix đều hình thành bên trong doanh nghiệphoặc giữa doanh nghiệp với trung gian Marketing Trong khi đó, Xúc tiến (Promtion)hoạt động bên ngoài, giúp doanh nghiệp truyền thông trực tiếp với khách hàng
2.3 Lý thuyết về giá trị cảm nhận khách hàng
Theo Butz & Goodstein (1996) “Giá trị cảm nhận của khách hàng là việc thiếtlập sự liên hệ cảm xúc giữa khách hàng và nhà sản xuất sau khi khách hàng sử dụngsản phẩm/ dịch vụ được tạo ra bởi người cung cấp và nhận được giá trị gia tăng từ sảnphẩm/ dịch vụ đó”
Có 5 yếu tố cấu thành giá trị cảm nhận của khách hàng
- Giá trị chức năng (Function Value): Những thuộc tính được khách hàng đánhgiá trên một chuỗi được nhận diện là những nhân tố xác định chất lượng, bao gồm: giá
cả, sự đánh tin cậy và tính lâu bền Những điều này có liên quan đến tính thiết thựckinh tế và những lợi ích gắn kết với việc sở hữu sản phẩm/ dịch vụ
- Giá trị tri thức (Espistemic Value): Đây được xem như khả năng của một sảnphẩm/ dịch vụ có thể cung cấp sự mới lạ hay thỏa mãn những nhu cầu về sự hiểu biếtcủa khách hàng
Trang 21- Giá trị cảm xúc (Emotional Value): Trong hàng trình mua sắm, cảm xúc haycác trạng thái tình cảm khi mua, ấn tượng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/ dịch
vụ là các giá trị liên quan đề cập đến của giá trị cảm xúc
- Giá trị xã hội (Social Value): Sheth đánh giá rằng giá trị này đóng vai trò quantrọng trong sự đánh giá sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng Giá trị xã hội đề cập đếnnhững lợi ích từ sự gắn kết của khách hàng với nhóm xã hội cụ thể như bạn bè, giađình và các nhóm liên quan khác
- Giá trị có điều kiện (Conditional Value): Được mô tả như là một tập hợp nhữngtình huống mà khách hàng phải đối mặt khi lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ Các biến đổitrong hoàn cảnh có thể sẽ tác động vào sự đánh giá của khách hàng về lợi ích của sảnphẩm/ dịch vụ
Giá trị cảm nhận của mỗi sản phẩm – dịch vụ không chỉ dựa vào cảm nhận củakhách hàng Bước đầu, truyền thông thương hiệu cần truyền đạt các kỳ vọng liên quanđến sản phẩm/ dịch vụ để có thể nâng cao giá trị cảm nhận
Việc tăng nhận thức về giá trị kéo theo tăng giá trị thương mại đối với sảnphẩm/ dịch vụ đó Ví dụ: Đồng hồ Rolex có giá trị cảm nhận không dựa trên giá trịchức năng mà dựa vào hình ảnh mang đậm dấu ấn của sự thành công và lịch lãm
2.4 Lý do lựa chọn ngành hàng, sản phẩm, đối tượng khách hàng và địa bàn nghiên cứu
- Lý do lựa chọn nghiên cứu ngành hàng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thu nhập người dân tăng lên,
họ sẽ dùng nhiều thời gian hơn để làm việc, thời gian dần trở nên eo hẹp và cần những
sự tiện lợi hơn trong việc ăn uống Vì vậy, mỳ tôm ăn liền như là biện pháp hoàn hảocho người tiêu dùng bận rộn và thiếu thời gian
Hơn hết, dịch Covid và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất nhiềuđến thu nhập và cuộc sống của người dân Người tiêu dùng trở nên cân nhắc kỹ lượnghơn trong việc lựa chọn mua sản phẩm Tuy nhiên, có những nhóm khách hàng thoảimái hơn: điển hình là nhóm khách từ 15-25 tuổi – Họ là những người dẫn đầu và tạo ra
xu hướng, ưa thích những thứ mới lạ nhưng có tài chính hạn chế vì sẽ còn phụ thuộc
và gia đình thì sẽ có hành vi mua sắm như thế nào?
Trang 22Tôi hiện đang ở kí túc xá trường Đại học Nha Trang, Thành phố Nha Trang –nơi có những nhóm khách hàng tiềm năng Vì thế, tôi quyết định thực hiện cuộc khảosát để tìm hiểu ý kiến, quan điểm của người tiêu dùng và định vị mong muốn nhu cầu
về mỳ 3 Miền tôm chua cay của nhóm đối tượng khách hàng này
2.5 Tổng quan ngành hàng mỳ ăn liền
Theo báo cáo của WINA, 2022 so với năm 2021 số lượng tiêu thụ mỳ ăn liềntrên thế giới tăng gần 2.6% trên 56 nền kinh tế thế giới Tại thời điểm giá lương thựctăng vọt do lạm phát, thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mỳ ăn liền để tiếtkiệm tiền hơn cho bản thân và gia đình
Năm 2022, Việt Nam đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ mỳ ăn liền bình quânđầu người Theo đó, mỗi người Việt ăn khoảng 85 gói mỳ/ người/ năm, tương ứng vớitần suất 4 ngày / gói Xét về tốc độ tăng trưởng, không thị trường nào trong top 10vượt qua được nước ta
Những năm trở lại đây, thị trường mỳ ăn liền sôi động hơn bao giờ hết, đượcxem là “mỏ vàng” tiềm năng để khai thác khi nhiều thương hiệu mới ra mắt, nhữngsản phẩm được cải tiến Tuy nhiên, thị phần vẫn đang được nắm giữ bởi những ônglớn trong ngành như Acecook với thương hiệu Mỳ Hảo Hảo, Asia Food có đại diệnGấu Đỏ, sự trở lại ngoạn mục và đầy mới mẻ của Uniben với thương hiệu Mỳ 3 Miền,cuối cùng là vị thế bền vừng của Mỳ 2 tôm Miliket đến từ thương hiệu Colusa với mứcgiá bình dân vô cùng rẻ
Bên cạnh đó, chịu ảnh hưởng từ làn sóng Hallyu mang văn hóa Hàn Quốc hòanhập vào Việt Nam thông qua phim ảnh, âm nhạc, các món ăn đến từ Hàn Quốc đangngày càng phổ biến tại nước ta và được đón nhận nồng nhiệt bởi giới trẻ Đặc biệt là
mỳ ăn liền, như một nét truyền thống của xứ sở kim chi, các doanh nghiệp mỳ ăn liềnHàn Quốc được ghi nhận rộng rãi như mỳ Koreno của Paldo Vina và mỳ Shin củaNongshin đang thu về hàng trăm tỷ đồng tại thị trường tiềm năng này
Với dân số hơn 100 triệu dân của nước ta, đây được xem là ngành hàng đầytriển vọng tạo nên sự hứng thú cho các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài Sảnphẩm dành cho mọi loại đối tượng với các mức giá khác nhau, thành phần và hương vịkhác nhau Tuy nhiên, chính vì điều này sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đối với những
Trang 23doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới và phát triển về tạo ra nhiều giá trị,đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
2.6 Giới thiệu về các đối thủ lớn trong ngành
2.6.1 Mỳ Hảo Hảo của Acecook
Hảo Hảo là cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam từ lớn đến nhỏ, vì có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng
Với hơn 30 năm hình thành và phát triển, Acecook đã đưa Hảo Hảo đến hơn 47quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới Được xác lập kỷ lục là “Sản phẩm mỳ ănliền được tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm” vào năm 2018, khi phục vụ hơn
20 tỷ gói mỳ (2000-2018) cho người tiêu dùng Việt Nam
2.6.2 Mỳ hai tôm Miliket của Colusa
Miliket là thương hiệu mỳ ăn liền nổi tiếng của Công ty Cổ phần Lương thựcThực phẩm Colusa với hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau Những gói mỳ đượcbán ở hầu hết tất cả các điểm bán trên toàn quốc và xuất hiện tần suất dày đặc ở cácquán ăn, quán lẩu
Trong năm 2021, theo báo cáo của Miliket doanh nghiệp này đã bán ra tổng16.311 tấn mỳ, ước tính thị phần rơi vào khoảng 2.3% trong thị trường cả nước Ngay
cả khi xuất hiện các đổi thủ cạnh tranh đang phát triển mạnh mẽ, Miliket vẫn giữ được
vị thế thương hiệu của mình
Hình 2.1 Mỳ Hảo Hảo công ty Cổ phần Acecook Hình 2.1 Mỳ Hảo Hảo công ty Cổ phần
Acecook
Trang 24Hình 2.2 Mỳ hai tôm Miliket công ty Colusa
Bao bì được nhận xét chưa đẹp, không có sự đổi mới nhưng có độ nhận diệnthương hiệu cao và chiến thắng trong cuộc chiến thị giác Hương vị sản phẩm đượcnhiều khách hàng nhận xét là ngon, chính những sự mộc mạc đã tạo nên dấu ấn riêng,đặc trung của thương hiệu này
2.6.3 Mỳ Gấu đỏ tôm chua cay của Asia Food
Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu (Asia Food) hiện là nhà sản xuất thựcphẩm mỳ ăn liền hàng đầu Việt Nam với hơn gần 30 năm hoạt động trong ngành.Công ty dựa trên tiêu chí “Chất lượng của sản phẩm là nền tảng” để luôn phấn đấu,đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới Ngoài ra, việc lựachọn các nhà cung cấp uy tín trên thế giới luôn được ưu tiên hàng đầu bởi Asia Food
để đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp
Hình 2.3 Mỳ Gấu đỏ tôm chua cay của công ty AsiaFood
Trang 25Mỳ Gấu đỏ là sản phẩm nổi bật đặc trưng của doanh nghiệp này Trong suốt 10năm từ 2001 – 2010, Mỳ Gấu đỏ luôn được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượngcao Với giá thành rẻ, chế biến tiện lợi, ngon và đủ năng lượng là những thế mạnh đặctrưng của mỳ và là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Mỳ 3 Miền tôm chua cay.
2.7 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Uniben và sản phẩm mỳ 3 Miền tôm chua cay
2.7.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Uniben
2.7.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Uniben là công ty thực phẩm hàng đầu chuyên sản xuất mỳ ănliền, nước giải khát, gia vị với các thương hiệu nổi bật như mỳ 3 Miền, nước giải khátBoncha, mỳ Reeva,…
Với hơn 30 năm phát triển, thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1992, Uniben đãkhông ngừng lớn mạnh và cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm thơm ngon,chất lượng và hợp túi tiền Định hướng đa dạng hóa sản phẩm, tất cả các đối tượng tiêudùng, thương hiệu đã trở thành công ty Đa thương hiệu – Đa sản phẩm – Đa quốc gia
Hình 2.4 Các sản phẩm nổi bật của Công ty Cổ phần Uniben
Uniben hiện sở hữu 3 nhà máy sản xuất hiện đại tại Bình Dương và Hưng Yênvới tổng công suất hơn 1 tỷ sản phấm/ năm Công ty cũng đã đầu tư xây dựng hệ thốngphân phối với hơn 100.000 điểm bán rộng khắp cả nước
Trang 26Để phát triển bền vững như hôm nay, với kim chỉ nam hướng đến khách hàng là
ưu tiên hàng đầu, Unibe luôn đảm bảo các sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn vệsinh thực phẩm, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại Cam kết đem đếncho người tiêu dùng những trải nghiệm tốt nhất,
Công ty cũng đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải thưởng
“Thương hiệu Quốc gia” do Thủ tướng Chính phủ trao tặng
2.7.1.2 Bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu của công ty được thiết kế với mục tiêu thể hiện rõràng giá trị cốt lõi của thương hiệu, đó là mang đến những sản phẩm chất lượng, thơmngon cho người Việt
Phông chữ chính của bộ nhận diện thương hiệu Uniben là phông chữ Sans –Serif, mang lại cảm giác hiện đại, trẻ trung và năng động
Màu sắc chủ đạo trong logo là xanh kết hợp với vàng, vừa tạo sự nổi bật lạimang đến cảm giác tươi mát, đáng tin cậy và sự phát triển bền vững Không chỉ thế,sắc xanh thanh bình này thường gắn liền với thiên nhiên hay sự sinh sôi nảy lộc, làmàu nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm hữu cơ sạch, thân thiện với môi trường
và tốt cho sức khỏe Thông qua logo, Uniben thể hiện cam kết mang đến cho ngườitiêu dùng những sản phẩm chất lượng, an toàn và tốt cho sức khỏe
Hình 2.5 Logo Uniben của Công ty Cổ phần Uniben
Trang 27Logo Uniben là một thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, thể hiện rõ ràng giá trị cốtlõi, tầm nhìn và những định hướng của thương hiệu Bộ nhận diện thương hiệu đã gópphần tạo nên thành công không hề nhỏ cho Uniben trong suốt 30 năm qua.
2.7.2 Giới thiệu sản phẩm mỳ 3 Miền
2.7.2.1 Sơ lược
Thương hiệu ra mắt sản phẩm từ năm 2004 và nhanh chóng trở thành một trongnhững thương hiệu mỳ ăn liền được yêu thích nhất tại Việt Nam Sản phẩm được lấycảm hứng từ cuộc sống chân chất, bình dị của con người tại 3 miền đất nước Việt 3Miền được nhiều người tiêu dùng nhận định là mang đến hương vị ẩm thực Việt, tạonên những giá trị được nhiều người ưu chuộng và gắn bó dài lâu
2.7.2.2 Logo
Hình 2.6 Logo mỳ 3 Miền của Công ty Cổ phần Uniben
2.7.2.3 Các loại mỳ 3 Miền đang có trên thị trường
Mỳ 3 Miền hiện đang có rất nhiều hương vị khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầucủa các đối tượng khách hàng, bao gồm:
- Đầu tiên phải kể đến mỳ 3 Miền tôm chua cay quốc dân trong lòng các tín đồyêu mỳ tôm, vì hương vị thơm ngon, giá thành hợp lý
- Mỳ 3 Miền Gold nước cốt đậm đà: Gói gọn tinh túy ẩm thực Việt nhờ gói nướccốt hầm đậm đà từ tôm, thịt và các loại rau củ trong nhiều giờ liền
- Mỳ 3 Miền Gold bò hầm rau thơm: Lấy cảm hứng từ món bò sốt vang nổi tiếng,
ra mắt gói mỳ với nước cốt gấp đôi bò hầm kết hợp với rau thơm Mang đến hương vịthơm ngon khó cưỡng
Trang 28- Mỳ 3 Miền Gold tôm chua cay đặc biệt: Chỉ trong 3 phút, có ngay tô mỳ thơmngon, dinh dưỡng, hương vị chua cay đậm đà.
- Mỳ 3 Miền Gold chua cay thái: Kết hợp hài hòa chua – cay chuẩn vị Thái, tô
tế và tuyệt hảo nhất cho người tiêu dùng
- Mỳ 3 Miền chay lá đa: Lựa chọn tuyệt hảo cho những ai ăn chay với bữa nhanhchóng và vẫn đủ năng lượng cho ngày dài Với sợi mỳ nhỏ, mềm, hương vị đạm đà,đem lại cảm giác ngon miệng cho người dùng
2.7.3 Sản phầm mỳ 3 Miền tôm chua cay
Ra mắt năm 2004, mỳ 3 Miền tôm chua cay đã trở thành thương hiệu mỳ ănliền được mọi gia đình Việt yêu thương và tin dùng Bởi nước dùng chua cay đậm đàcùng giá cả vô cùng phải chăng đã mang lại thành công vang dội cho thương hiệu này
Hình 2.7 Mỳ 3 Miền tôm chua cay
Cùng với đó, là vô cùng nhiều những chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào cácdịp lễ của năm Mỳ 3 Miền tôm chua cay tuy đã cũ nhưng chưa bao giờ hạ nhiệt bởichất lượng và những trải nghiệm mà nó mang đến cho khách hàng