1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn phân tích tài chính phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần dây cáp điện việt nam

51 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • Chương I: Giới thiệu (9)
    • 1. Tổng quan về ngành sản xuất dây cáp điện tại Viêt Nam dưới góc nhìn nhà quản trị (9)
    • 2. Tổng quan về Công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam (10)
    • 3. Phân tích môi trường kinh doanh (11)
      • 3.1. Phân tích PEST (11)
      • 3.2. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh 5 Forces (12)
      • 3.3. Phân tích SWOT (12)
    • 4. Thông tin phi tài chính (13)
  • Chương II: Phân tích hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán của CADIVI dưới góc nhìn nhà quản trị (15)
    • 1. Phân tích hoạt động kinh doanh (15)
      • 1.1. Doanh thu (15)
      • 1.2. Chi phí (16)
      • 1.3. Lợi nhuận (18)
      • 1.4. Chỉ số vòng quay (20)
    • 2. Phân tích khả năng thanh toán (25)
  • Chương III: Phân tích hoạt động đầu tư (30)
    • 1. Phân tích hoạt động đầu tư ngắn hạn (30)
    • 2. Phân tích đầu tư dài hạn (31)
  • Chương IV: Phân tích hoạt động tài chính dưới góc nhìn nhà quản trị (33)
    • 1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn vốn (33)
    • 2. Phân tích cơ cấu tài sản (34)
  • Chương V: Phân tích khả năng sinh lời từ góc nhìn nhà quản trị (36)
    • 1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA (36)
    • 2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE (36)
  • Chương VI: Phân tích rủi ro tài chính (38)
    • 1. Phân tích đòn bẩy tài chính (38)
    • 2. Hệ số nguy cơ phá sản (Z - score) (38)
  • Chương VII: Định giá Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (41)
    • 1. Định giá theo FCFF (41)
    • 2. Giả định về mức độ tăng trưởng (44)
    • 3. Chỉ số giá thị trường (46)
  • Chương VIII: Kết luận (48)
    • 1. Tóm tắt tổng thể về tài chính công ty Cổ phần dây cáp điện Việt Nam (48)
    • 2. Khuyến nghị đối với nhà quản trị doanh nghiệp (49)
  • Phụ lục (50)
    • 1. Rà soát Báo cáo tài chính Công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam (CAV) (50)
    • 2. Tài liệu tham khảo (50)
    • 3. Công thức tính các chỉ số (50)
    • 4. File Excel tính toán (51)

Nội dung

49 Trang 7 Danh mục các bảng Bảng 1 Tổng doanh thu của CAV trong giai đoạn 2018-2022 Bảng 2 Cơ cấu tổng doanh thu CADIVI Bảng 3 Tổng chi phí của CAV trong giai đoạn 2018-2022 Bảng 4 Bi

Giới thiệu

Tổng quan về ngành sản xuất dây cáp điện tại Viêt Nam dưới góc nhìn nhà quản trị

Ngành điện là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam Ngành điện Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ Trong giai đoạn 2010 – 2020, sản lượng điện tăng trưởng từ 85,4 tỷ kWh lên mức khoảng 216 tỷ kWh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 8-10%

Ngành sản xuất dây cáp điện Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân Ngành này đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu

Thị trường dây cáp điện Việt Nam có quy mô lớn và tiềm năng phát triển Theo thống kê của Hiệp hội Dây cáp điện Việt Nam, năm 2022, tổng sản lượng dây cáp điện tiêu thụ trên thị trường Việt Nam đạt khoảng 2,2 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2021 Trong đó, sản lượng dây cáp điện dân dụng chiếm khoảng 60%, dây cáp điện lực chiếm khoảng 40%

Thị trường dây cáp điện Việt Nam đang được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

- Theo nhóm sản phẩm: Dây cáp điện dân dụng, dây cáp điện lực, dây cáp điện công nghiệp, dây cáp điện đặc biệt

- Theo cấp điện áp: Dây cáp điện hạ thế, dây cáp điện trung thế, dây cáp điện cao thế

- Theo vật liệu dẫn điện: Dây cáp điện đồng, dây cáp điện nhôm

- Theo vật liệu cách điện: Dây cáp điện PVC, dây cáp điện XLPE, dây cáp điện EPR, dây cáp điện FRLS, dây cáp điện LSHF, dây cáp điện LSZH

Một số doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện lớn ở Việt Nam có thể kể đến như:

- Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI)

- Công ty cổ phần Dây cáp điện Vĩnh Thịnh (Vinacap)

- Công ty cổ phần Dây cáp điện và Thiết bị điện Việt Nam (Cadivina)

- Công ty cổ phần Dây cáp điện Thái Sơn (Thái Sơn Cable)

- Công ty cổ phần Dây cáp điện Phương Nam (PNT Cable).

Tổng quan về Công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam

Công ty Dây cáp điện Việt Nam được thành lập từ ngày 06/10/1975 với thương hiệu CADIVI, là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại dây và cáp điện Sau khi được cổ phần hóa, CADIVI trở thành một công ty cổ phần từ tháng 9 năm 2007 Hiện nay, CADIVI có một lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao Trên 50% nhân viên của Công ty là các công nhân kỹ thuật, phần còn lại, bên cạnh các nhà quản lý trung và cao cấp là các cán bộ, nhân viên thuộc các phòng chức năng giàu kinh nghiệm

Hiện tại, CADIVI có 3 nhà máy, 2 công ty thành viên cùng hệ thống phân phối bao gồm hơn 200 đại lý cấp 1 trải rộng khắp cả nước CADIVI sở hữu các công nghệ hàng đầu trong ngành sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam, được trang bị các máy móc, thiết bị từ châu Âu, Mỹ và các nước phát triển trong khu vực Công suất sản xuất của Công ty:

- 20.000 tấn hạt nhựa PVC/năm (nguyên liệu để sản xuất dây cáp điện - chủ yếu cung cấp nội bộ cho CADIVI)

Sản phẩm của CADIVI bao gồm:

- Dây dẫn trần (đồng và nhôm);

- Dây điện từ; cáp vặn xoắn (ABC)

- Cáp truyền dữ liệu, dây điện dùng cho xe ô tô gắn máy

- Cáp điện kế, cáp multiplex;

- Cáp điều khiển, cáp chống thấm;

- Cáp chống cháy, cáp chậm cháy;

- Ống luồn và phụ kiện ống luồn

- Các sản phẩm xuất khẩu…

Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành sản xuất dây cáp điện, với phương châm “Dẫn điện tốt – Cách điện an toàn – Tiết kiệm điện”, các sản phẩm của CADIVI được sản xuất, thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN cũng như các tiêu chuẩn quốc tế thông dụng như IEC, ASTM, JIS, AS, BS, DIN, UL CADIVI là nhà sản xuất dây cáp điện đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9002:1994 vào năm 1998, chuyển đổi sang ISO 9001:2000 năm 2002 và ISO 9001:2015 hiện nay.

Phân tích môi trường kinh doanh

Mô hình PEST của CADIVI

 Môi trường kinh tế (Economic) là cơ hội để CADIVI đáp ứng được tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường dây cáp điện nói riêng Bên cạnh đó, với chính sách đối ngoại hợp lý của Việt Nam hiện tại cũng mở ra những cánh cửa mới ở thị trường xuất khẩu cho CADIVI

 Nhờ vào môi trường chính trị (Political) ổn định, thể chế chính trị vững mạnh cùng sự quan tâm của chính phủ, CADIVI được tạo điều kiện tối đa để phát triển và đầu tư

 Môi trường văn hóa xã hội (Social) cho thấy một cơ hội lớn để CADIVI tận dụng được tối đa năng lực của nguồn nhân lực để phục vụ cho các kế hoạch lớn hơn trong tương lai

 Công nghệ mới trong sản xuất dây cáp điện đang ngày càng phát triển Các nhà máy của công ty sử dụng công nghệ mới sẽ có hiệu suất cao hơn tiết kiệm nhiên liệu hơn, thân thiện với môi trường hơn và sản phẩm sẽ đạt được chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu trên thị trường

3.2 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh 5 Forces

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của CADIVI 3.3 Phân tích SWOT

Ma trận SWOT của CADIVI

 Thuận lợi: CADIVI có thể kết hợp S1,S2 của Điểm mạnh với W1 của Hạn chế để giải quyết, khắc phục được vấn đề mà công ty đang gặp phải liên quan đến môi trường

CADIVI có thể kết hợp S2,S3 ở Điểm mạnh với O1,O2, O3 của Cơ hội để tận dụng tốt các điều kiện từ Chính phủ cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường

 Khó khăn: Từ W2 ,W3 ở Hạn chế và T2 ở Thách thức có thể thấy CADIVI sẽ bị tác động mạnh bởi các biến động về chính trị ở các nước đang nhập khẩu nguồn nguyên liệu, từ đó dẫn đến chi phí của công ty bị đẩy lên rất cao.

Thông tin phi tài chính

Cung cấp cho xã hội và cộng đồng những sản phẩm dây cáp điện, thiết bị điện chất lượng cao, an toàn, tiết kiệm điện

Xây dựng CADIVI trở thành nhà sản xuất dây cáp điện lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam

• Chất lượng sản phẩm tốt

• Thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng

• Có trách nhiệm xã hội với cộng đồng

• Đoàn kết, chủ động, sáng tạo

• Tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao

• Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần tốt nhất cho người lao động

• Đảm bảo lợi ích của cổ đông trên cơ sở phát triển công ty bền vững

Tư tưởng cốt lõi Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển

Phân tích hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán của CADIVI dưới góc nhìn nhà quản trị

Phân tích hoạt động kinh doanh

Sản phẩm chủ đạo của Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam là dây và cáp điện Hiện tại, CADIVI có 3 nhà máy, 2 công ty thành viên cùng với công suất 60.000 tấn đồng/ năm; 40.000 tấn nhôm/ năm và 20.000 tấn hạt nhựa PVC/ năm (nguyên liệu để sản xuất dây cáp điện)

Bảng 1: Tổng doanh thu của CAV trong giai đoạn 2018-2022

Nhìn chung, tổng doanh thu của CAV duy trì một mức tăng trưởng đều qua các năm trong giai đoạn 2018-2022 ngoại trừ nă m2021, mức doanh thu của 2021 có sụt giảm so với năm 2020 Điều này được lý giải bởi trong bối cảnh năm 2021, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến nặng và phức tạp đặc biệt tại khu vực miền Nam Việt Nam, dẫn đến việc chuỗi sản xuất cung ứng bị đứt gãy do chỉ định phong tỏa gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CADIVI việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, các dự án công trình thực hiện trong năm cũng bị trì hoãn

Từ bảng 2, chúng ta có thể thấy doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của CAV chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu và duy trì một mức ổn định xấp xỉ trên 99% tổng doanh thu Bên cạnh đó thì doanh thu tài chính chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu nhưng có dấu hiệu suy giảm theo từng năm và đến 2022 doanh

Tổng doanh thu CAV giai đoạn 2018-2022

15 thu từ hoạt động đầu tư tài chính chỉ = 0,1% tổng doanh thu Trong hai năm 2021 và

2022, doanh thu sụt giảm được lý giải bởi khoản lãi từ đầu tư trái phiếu và ký quỹ của CAV sụt giảm mạnh, xấp xỉ 50% và chênh lệch tỉ giá hối đoái sụt giảm đáng kể do Chính phủ VIệt Nam điều chỉnh lãi suất để đảm bảo lạm phát

Bảng 2: Cơ cấu tổng doanh thu CADIVI

 Điều này cho thấy công ty chưa thực sự chú trọng vào hoạt động đầu tư tài chính và các khoản đầu tư tài chính bị ảnh hưởng khá nhiều bởi chính sách tiền tệ của Chính phủ

Chi phí của CAV trong giai đoạn 2018-2022 ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2020, tăng trưởng đến 19,9% so với năm 2019 Điều này có thể được lý giải bởi khoản chi phí lãi vay công ty phải thanh toán trong kỳ và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao do bị đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời kì COVID 19 Với khoản tăng xấp xỉ 37% ở khoản thanh toán lãi vay và tăng gần 40% ở khoản chi phí nhiên liệu, dụng cụ xuất dùng so với 2019

Cơ cấu tổng doanh thu CAV 2018-2022

Thu nhập tài chính Thu nhập khác Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

Bảng 3: Tổng chi phí của CAV trong giai đoạn 2018-2022

Trong bối cảnh năm 2021, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến nặng và phức tạp đặc biệt tại khu vực miền Nam Việt Nam, dẫn đến việc chuỗi sản xuất cung ứng bị đứt gãy do chỉ định phong tỏa gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CADIVI việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, các dự án công trình thực hiện trong năm cũng bị trì hoãn Do đó Ban lãnh đạo CADIVI đã đưa ra chính sách cắt giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi để ứng phó với tình hình lúc bấy giờ, điều này dẫn đến chi phí của năm 2021 giảm 0,5% tổng chi phí so với năm 2020

Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ

Bảng 4: Biến động tổng chi phí CAV trong giai đoạn 2018-2022

Với đặc thù ngành của CADIVI thì giá vốn hàng bán chiếm phần lớn trong tổng chi phí của công ty, chi phí này được công ty duy trì ở mức ổn định xấp xỉ 94% tổng chi phí trong cả giai đoạn 2018-2022

Về mặt chi phí tài chính, năm 2022 ghi nhận sự gia tăng đáng kể do CADIVI chịu khoản lỗ do nghiệp vụ phòng ngừa giá mua NVL

Tổng chi phí CAV giai đoạn 2018-2022

Bảng 5: Cơ cấu tổng chi phí CAV trong giai đoạn 2018-2022

 Công ty đã sự kiểm soát tốt ở mặt tổng chi phí trong giai đoạn 2018-2022 khi các chính sách kịp thời từ ban quản trị để ứng phó kịp thời với tình cảnh lúc bấy giờ

Doanh thu thì có sự biến động ở năm 2021 như đã được đề cập ở trên, điều này được lý giải bởi trong bối cảnh năm 2021, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến nặng và phức tạp đặc biệt tại khu vực miền Nam Việt Nam, dẫn đến việc chuỗi sản xuất cung ứng bị đứt gãy do chỉ định phong tỏa gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CADIVI việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, các dự án công trình thực hiện trong năm cũng bị trì hoãn Năm 2022 tăng so với năm 2021, tốc độ tăng doanh thu là 108,16% lớn hơn tốc độ tăng giá vốn 106,98% là do công ty kiểm soát tốt chi phí sản xuất và cải tiến công nghệ thường xuyên tác động làm tăng lợi nhuận sau thuế so với 2021

Trong năm 2020 ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 501 tỷ đồng, có biến động giảm

126 tỷ đồng (tương ứng 20%), so với kết quả lợi nhuận kế toán trước thuế của năm 2019 là 627 tỷ đồng Nguyên nhân được công ty đưa ra là do ảnh hưởng của đại dịch COVID

19 nên Nhóm công ty có thực hiện các biện pháp hỗ trợ các đại lý để đảm bảo doanh thu, ổn định công việc, thu nhập cho người lao động Ở năm 2021 thì dịch bệnh vẫn còn tiếp tục diễn biến nặng nên lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn chưa có khả quan hơn Năm 2022, khi thị trường hồi phục ổn định trở lại thì lợi nhuận sau thuế của công ty tăng trưởng 14,% so với năm 2021 nhưng vẫn chưa đạt được hơn 90% kế hoạch đề ra

Cơ cấu chi phí CAV giai đoạn 2018-2022

Giá vốn hàng bán Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác Chi phí tài chính

Bảng 6: Lợi nhuận của CAV trong giai đoạn 2018-2022

Giá trị Giá trị Tăng trưởng

Chỉ số vòng quay cho thấy hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng tài sản

Họ đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc tạo ra doanh thu dưới dạng tiền mặt và doanh thu dựa trên tài sản và nguồn vốn của công ty Chỉ số vòng quay này bao gồm

• Vòng quay khoản phải thu

• Vòng quay hàng tồn kho

• Vòng quay tài sản cố định

• Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt Vòng quay khoản phải thu lớn thể hiện chính sách thanh toán khá chặt chẽ của công ty, đảm bảo tính thanh khoản nhưng cũng có thể làm giảm doanh thu do thiếu linh hoạt trong giao dịch với khách hàng Ngược lại, nếu vòng quay khoản phải thu nhỏ sẽ tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản Vốn bị chiếm dụng càng lớn thì lượng tiền mặt sẽ giảm và sẽ làm giảm quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc tài trợ vốn lưu động cho sản xuất Doanh nghiệp có thể sẽ phải vay vốn để tài trợ cho nguồn vốn lưu động này

CAV Vòng quay khoản phải thu 7.93 8.37 9.81 9.72 10.51

Kỳ thu tiền bình quân 46.06 43.59 37.20 37.56 34.73

Vòng quay khoản phải thu 5.44 7.71 7.26 2.44 5.10

Kỳ thu tiền bình quân

Bảng 7: Vòng quay khoản phải thu CAV

Hệ số vòng quay khoản phải thu của CADIVI duy trì một mức tăng ổn định trong giai đoạn 2018-2022 ngoại trừ năm 2021 bởi vì dịch bệnh COVID 19 vẫn đang tiếp tục diễn biến nặng và phức tạp tại khu vực Miền nam Việt Nam, dẫn đến chuỗi sản xuất cung ứng bị đứt gãy do chỉ định phong tỏa gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CADIVI Trong năm 2021 cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh ở doanh thu và cụ thể là mảng doanh thu bán nguyên vật liệu với mức giảm từ 1.770 tỷ đồng xuống còn 625 tỷ đồng Điều này ảnh hưởng đáng kể đến hệ số vòng quay khoản phải thu của công ty

Bảng 8: So sánh vòng quay khoản phải thu CAV với trung bình ngành

Phân tích khả năng thanh toán

Vòng quay tổng tài sản

Khả năng thanh toán hiện hành 2018 2019 2020 2021 2022

Bảng 15: Khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện khả năng đảm bảo chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của công ty Tỷ lệ này càng cao thì công ty càng dễ trả nợ Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì công ty đang ở tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên, tỷ lệ quá cao không phải là một dấu hiệu tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản không hiệu quả Cụ thể, hệ số này ghi nhận sự biến động không đáng kể trong cả giai đoạn 2018-2022 Sự gia tăng ở các khoản mục liên quan đến nợ ngắn hạn đều nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2021 làm cho hệ số giảm nhẹ xuống mức 1,16

Bảng 16: So sánh khả năng thanh toán hiện hành của CAV với trung bình ngành

Khi so sánh với hệ số của CAV với các doanh nghiệp cùng ngành và trung bình ngành thì tỷ số thanh toán hiện hành của CTCP dây cáp điện Việt Nam không có quá nhiều chênh lệch Với số liệu này, ngân hàng có thể yên tâm khi thực hiện cho công ty vay các khoản ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho hoạt động của công ty

Hệ số thanh toán nhanh cho biết công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trả hết nợ ngắn hạn mà không cần hàng tồn kho hay không Chỉ số này phản ánh chính xác hơn chỉ số

Khả năng thanh toán hiện hành

CAV RAL TBD Trung bình ngành

26 thanh toán hiện hành, Một công ty có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 khó có khả năng trả nợ ngắn hạn Ngoài ra, nếu chỉ số này nhỏ hơn nhiều so với chỉ số thanh toán hiện hành thì đồng nghĩa tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc phần lớn vào hàng tồn kho

Khả năng thanh toán nhanh 2018 2019 2020 2021 2022

Bảng 17: Khả năng thanh toán nhanh CAV

Hệ số thanh toán nhanh của CAV ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2021-2022 Năm 2021, Hệ số này nhỏ hơn 0,4 đồng nghĩa với việc công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ và có thể phải bán gấp hàng hóa tài sản để trả nợ Điều này một phần được lý giải bởi nguồn cung các nguyên vật liệu bị “tắc nghẽn”, không thể nhập khẩu được khiến giá thành tăng cao, Công ty sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất Trong năm 2021, giá đồng lập đỉnh cao nhất mọi thời đại vào tháng 05/2021 với giá trị gần 10.500 USD/tấn, giá nhôm của thế giới đã chạm mức 3.000 USD/tấn trong tháng 09/2021, đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 07/2008

Bảng 18: So sánh khả năng thanh toán nhanh CAV với trung bình ngành

Sau đó hệ số của công ty có được cải thiện vào năm 2022 lên mức 0,34 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong cùng ngành Khi mà xu hướng toàn ngành có sự suy giảm do tác động của yếu tố dịch bệnh và căng thẳng chính trị từ các nước có nguồn cung thì chỉ số của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông

Khả năng thanh toán nhanh

CAV RAL TBD Trung bình ngành

27 lại cho thấy điều ngược lại Điều này không hẳn sẽ cho thấy RAL có khả năng thanh toán nhanh tốt hơn trung bình ngành, chỉ số này còn phụ thuộc chính sách của công ty, có thể tài sản ngắn hạn của công ty phần lớn là hàng tồn kho để phục vụ cho kế hoạch tương lai

Chỉ số khả năng thanh toán tiền mặt cho thấy một công ty có thể thanh toán các khoản nợ hiện tại tốt như thế nào chỉ bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền Ngoài ra, tỉ lệ này còn có thể thể hiện tốc độ trả nợ của công ty vì tiền và các khoản tương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất

Khả năng thanh toán tiền mặt 2018 2019 2020 2021 2022

Bảng 19: Khả năng thanh toán tiền mặt CAV

Hệ số thanh toán tiền mặt của CAVghi nhận sự sụt giảm đáng kể ở năm 2020 và năm 2021, do trong năm các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tăng cao như phải trả cho người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước và các khoản vay và nợ thuê tài chính Sự gia tăng ở các khoản mục này đều nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 20: So sánh khả năng thanh toán tiền mặt CAV với trung bình ngành

Từ một công ty đang đứng đầu trong các công ty cùng ngành được đưa ra để so sánh về khả năng thanh toán tiền mặt năm 2018, do chính sách mà công ty đang áp dụng

Khả năng thanh toán tiền mặt

CAV RAL TBD Trung bình ngành

28 khiến cho hệ số này đột ngột giảm xuống mức thấp nhất trong các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất thiết bị điện Hệ số thanh toán tiền mặt của công ty không được đánh giá cao trong giai đoạn 2020-2022 vì đều ở mức thấp, đặc biệt năm 2021 chỉ đạt 0,01 Đây là mức thanh khoản thấp so với toàn, nếu trong tình trạng nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi) thì đây là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có rủi ro mất khả năng thanh toán tiền mặt và có một lượng lớn nguồn tài chính không được sử dụng

 Nhìn chung, hệ số thanh toán hiện hành của công ty duy trì được một mức ổn định trong giai đoạn 2018-2022, đồng thời công ty đảm bảo được khả năng thanh toán với hệ số giao động ở mức 1.2 và không có quá nhiều chênh lệch so với các doanh nghiệp cùng ngành Đáng lưu ý với chính sách công ty đang áp dụng kể từ năm 2020 đến nay, chính sách mở rộng quy mô đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty làm cho hệ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tiền mặt giảm đáng kể Điều này có thể đặt công ty vào tình cảnh mất khả năng thanh toán tiền mặt nếu trong tình trạng nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi)

Phân tích hoạt động đầu tư

Phân tích hoạt động đầu tư ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền

6.27% 3.26% 1.69% 0.99% 1.43% Đầu tư tài chính ngắn hạn 14.9% 2.2% 0.0% 0.0% 0.0%

Khoản phải thu ngắn hạn 23.7% 28.4% 40.0% 13.4% 16.5%

Bảng 21: Cơ cấu tài sản ngắn hạn CAV

Hàng tồn kho của CAV ghi nhận sự gia tăng đáng kể từng năm, năm 2021 hệ số này chiếm tới 60% cơ cấu tổng tài sản của công ty trong khi năm 2020 chỉ là 29% Điều này có thể lý giải một phần đến từ lượng thành phẩm tồn kho do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làmgiảm sản lượng tiêu thụ tại các thị trường, cùng với đó Công ty cũng chủ động tích trữ đồng nguyên liệu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đề phòng sự biến động chi phí nguyên vật liệu trong thời gian tới trong bối cảnh chuỗi cung ứng đứt gãy Đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty được chú trọng trong giai đoạn 2018 – 2019 còn giai đoạn còn lại con số này không được ghi nhận, chứng tỏ Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam đang không còn chú trọng đến khoản đầu tư này

Khoản phải thu ngắn hạn của CADIVI năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2018-2022 với mức 40% tổng tài sản là do công ty đang thực hiện các hợp đồng ký quỹ

Cơ cấu tài sản ngắn hạn

Tiền và tương đương tiền Đầu tư ngắn hạnCác khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

30 theo hợp đồng mua bán với đối tác Đến năm 2021, các khoản phải thu ngắn hạn với công ty đối tác đã được quyết toán nên con số chỉ còn 17,2% tổng tài sản ngắn hạn Khoản tiền và tương đương tiền của CADIVI không được đánh giá cao khi công ty luôn duy trì ở mức rất thấp, 2018 duy trì ở mức 8% nhưng sau đó công ty đã sử dụng để thanh toán các khoản vay ngắn hạn.

Phân tích đầu tư dài hạn

Bảng 22: Cơ cấu tài sản dài hạn CAV

Từ số liệu trên, CADIVI đã xử lý rất tốt khoản phải thu dài hạn của mình, từ 2018-

2022, tỷ trọng này bằng 0% so với tài sản dài hạn Điều này dẫn đến doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều

Tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tài sản dài hạn của công ty, trung bình xấp xỉ 60% Khấu hao của tài sản cố định là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm của các tài sản này Ngoại trừ sự gia tăng tỉ lệ tài sản cố định năm 2019, ta có thể thấy tỷ trọng CAPEX/ LNST, chỉ số này tăng mạnh lên tới 79%, điều này có thể lý giải là do công ty đang đầu tư nhiều vào tài sản cố định với mục đích hoàn thiện các nhà máy sản xuất cũng như bảo trì các tài sản cố định Tiếp đến ở giai đoạn 2020-

2022 ghi nhận sự giảm mạnh và đặc biệt năm 2022 chỉ số này còn 14%, đồng nghĩa

Hoạt động đầu tư tài sản dài hạn

Tài sản cố định CAPEX/ Lợi nhuận sau thuê Phải thu dài hạn

31 việc CAV chỉ sử dụng 14% lợi nhuận sau thuế để đầu tư vào tài sản cố định Đây có thể là một lợi thế cho công ty trong một số trường hợp Ví dụ, trong trường hợp thị trường biến động, công ty có thể dễ dàng điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh hơn Ngoài ra, công ty có thể giảm thiểu rủi ro do chi phí khấu hao và bảo trì tài sản cố định

Phân tích hoạt động tài chính dưới góc nhìn nhà quản trị

Phân tích cơ cấu nguồn vốn vốn

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời 0.5032 0.4916 0.6022 0.6696 0.5483

Bảng 23: Cơ cấu nguồn vốn CAV

Có thể thấy tỷ suất Nợ / Vốn chủ sở hữu của CAV tăng dần trong giai đoạn 2018-

2021, điều này lý giải phần lớn nguồn vốn cảu doanh nghiệp đến từ các khoản vay từ bên ngoài

Bảng 24: Tỷ suất nợ/ VCSH của CAV

Khi so với toàn ngành thì hệ số của CAV không có chệnh lệch đáng kể Đáng chú ý năm 2021, khi CAV triển khai các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của công ty thì hệ số này của CAV vượt hẳn so với trung bình ngành, cho thấy công ty đã tận dụng được đòn bẩy tài chính hiệu quả trong năm 2021

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên của CAV giao động trọng khoảng 0,3 – 0,5, hệ số không chênh lệch quá lởn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài CAV chưa chịu

33 áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong dài hạn Tỷ suất nguồn vốn không quá cao do chính sách phát triển của công ty ít tập trung vào khoản vay dài hạn

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời

Tỷ suất vốn tạm thời chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty từ 0,5-0,7, CAV sẽ chịu một áp lực tương đối trong việc thanh toán các khoản vay ngắn hạn Đánh giá chung: Qua phân tích có thể thấy, cơ cấu vốn của CAV tập trung nhiều vào Nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu, đồng thời hệ số thanh toán tiền mặt của CAV tương đối thấp nên vào thời kì kinh tế suy thoái có thể là một thách thức không nhỏ đối với công ty và rủi ro mất khả năng thanh toán có thể xảy ra.

Phân tích cơ cấu tài sản

Bảng 25: Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản CAV

Tỉ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của Công ty Cổ phần dây cáp điện Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn từ 2019-2021 do lượng hàng tồn kho của công ty tăng mạnh để phục vụ cho kế hoạch dự phòng tương lai của công ty

Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản

Bảng 26: Tỉ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản CAV

Tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng không cao so với tổng tài sản, sự biến đổng chủ yếu vào khấu hao tài sản cố định nên mức chênh lệch không đáng kể Đánh giá chung: Công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam đang chú trọng về các khoản tài sản ngắn hạn hơn là khoản đầu tư dài hạn

Phân tích khả năng sinh lời từ góc nhìn nhà quản trị

Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA

Bảng 27: ROA CAV và toàn ngành

Dựa vào thông tin trong bảng trên có thể thấy biến động của công ty CAV trong 5 năm đều giống với biến động chung của ngành Trong giai đoạn 2019 đến 2021 hệ số ROA của công ty biến động lớn hơn trung bình ngành là do các khoản vay thuộc chính sách của công ty làm cho tài sản của công ty tăng trưởng đáng kể so với mặt bằng trung bình ngành Trong năm 2020, 100 đồng tài sản CAV sẽ tạo ra 13,1 đồng lợi nhuận ròng trong khi trung bình ngành chỉ tạo ra được 5,74 đồng lợi nhuận ròng

Tỷ số ROA của công ty trong giai đoạn từ 2018 đến 2022 đều cao hơn trung bình ngành, điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam là tốt hơn trung bình toàn ngành Để duy trì được mức tăng trưởng dài hạn như năm 2022 so với năm 2021, việc cắt giảm tài sản của công ty là rất khó, do đó các nhà quản trị phải nâng cao năng lực hoạt động của công ty đồng thời cân nhắc các chính sách để giảm các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn,

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE

Khả năng sinh lời từ nguồn vốn của chủ sở hữu của CAV sau năm 2021 (năm ghi nhận sự sụt giảm sâu nhất của CAV cũng như toàn ngành sản xuất thiết bị điện ) tăng trưởng nhanh hơn so với trung bình ngành, điều này cho thấy sự quản lý của ban quản trị CADIVI là tương đối hiệu quả

Qua số liệu của công ty và trung bình ngành thể hiện trên biểu đồ có thể thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của CAV cao vượt trội so với trung bình ngành và cả hai chỉ số này biến động giống nhau Vốn chủ sở hữu của CAV tăng trưởng đều hàng năm nên nên căn cứ vào lợi nhuận ròng của công ty để chứng minh cho tỷ suất của CAV vượt trội so với trung bình ngành

Bảng 28: ROE CAV và toàn ngành Điều này cho thấy CAV sử dụng tốt vốn so với các doanh nghiệp cùng ngành của mình để tạo ra lợi nhuận ổn định qua các năm

 Hai chỉ số trên cho thấy CAV đang có được sự quản lý tốt từ ban quản trị công ty Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do dịch bệnh cũng như giá cả nguyên vật liệu chịu nhiều tác động từ xung đột chính trị bên ngoài, công ty vẫn phát huy được khả năng kiểm soát chi phí sản xuất cũng như đòn bẩy tài chính

Phân tích rủi ro tài chính

Phân tích đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận sau thuế từ vốn chủ sở hữu Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ kiểm soát sự gia tăng lợi nhuận một cách đột biến, biết cách điều chỉnh các thông số dựa trên các chỉ tiêu đòn bẩy để đạt được mức lợi nhuận tối ưu nhất

Hệ số tự tài trợ 0.4220 0.3941 0.3136 0.2706 0.3889

Hệ số tài sản cổ định 0.4027 0.5492 0.5766 0.5200 0.4623

Hệ số đòn bẩy tài chính 2.3694 2.5372 3.1892 3.6956 2.5714

Bảng 29: Đòn bẩy tài chính

+ Hệ số tự tài trợ dựa trên tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, hệ số này của CAV ghi nhận sự giảm đều qua các năm trong giai đoạn 2018-2021, đến 2022 khi nền kinh tế có phần cải thiện sau COVID 19 nên lượng hàng tồn kho của công ty giảm mạnh còn vốn chủ sở hữu tăng đều qua từng năm nên hệ số tự tài trợ có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2022 từ 0,27 lên 0,39

+ Hệ số tài sản cố định dựa trên tỉ lệ tài sản cố định trên vốn chủ sở hữu, ở giai đoạn đầu từ 2018-2020, khi công ty vẫn đang còn đầu nhiều vào tài sản cố định và lớn hơn lượng tăng đều của vốn chủ sở hữu nên hệ số tài sản cố định duy trì tăng đến năm

2020 và sau đó khi công ty giảm đi lượng tái đầu tư vào tài sản cố định thì chỉ số này giảm dần trong thời gian tiếp theo

+ Hệ số đòn bẩy tài chính doanh nghiệp dựa trên tỉ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu Dựa vào bảng có thể thấy hệ số đòn bẩy tài chính của công ty duy trì tăng đều từ

2018 đến 2021 với 2021 ghi nhận hệ số này của CADIVI ở mức cao nhất với xấp xỉ 3.7

Hệ số này cho thấy công ty đang hoạt động dựa trên chủ yếu là khoản nợ, tận dụng tốt khả năng vay nợ để tạo ra doanh thu cho công ty Đến năm 2022 thì hệ số này giảm xuống còn 2,5 do công ty đã thanh toán một lượng lớn khoản nợ ngắn hạn Đánh giá chung: Công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính và đang giảm thiểu được rủi ro khi đầu tư vào tài sản cố định Điều này sẽ tạo ra một lợi thế tốt cho công ty.

Hệ số nguy cơ phá sản (Z - score)

Mô hình Z – score được sử dụng dựa trên mô hình do tác giả Edward

Altman công bố lần đầu vào năm 1968 trên tạp chí Jornal Finance Mô hình Z- score được sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất đã niêm yết có công thức như sau:

X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản

X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản

X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản

X4: Tỷ số vốn cổ phần trên tổng số nợ

X5: Tỷ số tổng doanh thu trên tổng tài sản

Từ số liệu trong bảng 30 , có thể thấy trong giai đoạn từ 2018-2022 CADIVI có chỉ số Z-score rất tốt với các chỉ số đều lớn hơn 2 Mặc dù trong năm 2020 và

2021 chỉ số này thấp hơn 2,99 có nghĩa là CADIVI đang năm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản nhưng sau đó ở năm 2022 thì chỉ số này đã quay về mức 3,53 Chỉ số này cao hơn rất nhiều so với mức 2,99, chứng tỏ CADIVI vẫn đang hoạt động trong một vùng an toàn Sự thay đổi trong hai năm 2020 và 2021 là do chính sách vay nợ mới của công ty để phục vụ cho các kế hoạch tương lai, nên xét một

39 cách tổng quát thì CADIVI khó có khả năng phá sản dựa trên thông số trong giai đoạn 2018-2022

Định giá Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam

Định giá theo FCFF

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp FCFF là tổng dòng tiền thu nhập của tất cả các đối tượng có quyền lợi trong doanh nghiệp (gồm: Chủ nợ và Chủ sở hữu (cổ đông))

Dòng tiền thuần FCFF phản ánh: dòng tiền sau thuế từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho cả chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp (không tính đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp)

Ta có công thức tính FCFF:

FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) – Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Khấu hao – Thay đổi VLĐ

Trong đó: Thay đổi VLĐ thường được xác định bằng chênh lệch VLĐ cuối kỳ so với VLĐ đầu kỳ

Khi đó, Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền thuần

(FCFF) theo chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp Công thức tổng quát như sau:

Tính chi phí sử dụng vốn bình quân WACC

Mô hình hồi quy được thực hiện để tìm ra chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty, với đầu vào là phần bù rủi ro của thị trường và phần bù rủi ro cổ phiếu trong khoảng thời gian 5 năm (Có thể theo dõi kĩ hơn ở trong phần Excel tính toán ở phủ lục) Giá trị beta được tính bằng phân tích hồi quy trong Excel bằng 0,270 < 1, nghĩa là

41 cổ phiếu CAV ít rủi ro hơn danh mục thị trường R 2 = 0,488 giải thích rằng 48,8% rủi ro của cổ phiếu CAV là từ thị trường, còn lại là do chính bản thân công ty

Bảng 31: Mô hình hồi quy Beta

• KE: Chi phí sử dụng vốn cổ phần (1)

• KD: Chi phí sử dụng nợ vay (2)

• E: Giá trị thị trường của Vốn cổ phần

• D: Giá trị thị trường của Nợ vay

• V: Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp (V = E + D)

• Tax: Thuế suất thuế TNDN

Tính EBIT hiệu chỉnh sau thuế:

• EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay

• Financial activities profit: lợi nhuận ròng từ hoạt động tài chính

• Adjusted EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay hiệu chỉnh

• Adjusted EBIT after tax: lợi nhuận hiệu chỉnh sau thuế

• Average Adjusted EBIT after tax: lợi nhuận sau thuế hiệu chỉnh bình quân

Financial activities profit 70.06 47.49 57.36 32.39 11.48 Adjusted EBIT 461.09 687.414 588.18 569.17 787.21 Adjusted EBIT after tax 373.85 557.35 476.89 461.48 638.272 Average Adjusted EBIT after tax

Bảng 33: EBIT hiệu chỉnh sau thuế

Tính mức tái đầu tư bình quân:

Thay đổi VLĐ phi tiền mặt

Tổng vốn tái đầu tư 454.66 762.44 576.87 414.99 484.47

Mức tái đầu tư bình quân

Tỷ lệ tái đầu tư bình quân

Bảng 34: Mức tái đầu tư CAV

Tính ROC phi tiền mặt

VCSH phi tiền mặt bình quân

Nợ vay ngắn hạn và khoản vay có lãi khác

Nợ vay ngắn hạn và khoản vay có lãi khác bình quân

ROC phi tiền mặt bình quân

Bảng 33: ROC phi tiền mặt

Từ các chỉ số trên chúng ta có thể ước tính được mức tăng trưởng trong năm 2023 là:

G2023 = Tỷ lệ tái đầu tư (b) * ROC phi tiền mặt bình quân

Giả định về mức độ tăng trưởng

Trong năm 2022, Dự án CADIVI miền trung đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, bên cạnh đó Dự án CADIVI TOWER cũng ở giai đoạn nghiệm thu và có thể đi vào hoạt động từ năm 2023 Với làn song dịch chuyển đầu tư hiện tại của quốc tế, Việt Nam đang là mục tiêu được nhắm tới trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị điện và năng lượng tái tạo Từ đó, nhu cầu về nguồn cung vật liệu của các dự án được đầu tư là rất lơn Doanh

44 nghiệp có thể kì vọng vào mức tăng trưởng nhanh ở doanh thu trong giai đoạn từ 2023-

2026 và sau đó từ 2026-2028, mức tăng trưởng doanh thu của CADIVI có thể chậm lại do các dự án đầu tư dần hoàn thiện Cuối cùng ở giai đoạn sau 2028 thì doanh thu của CADIVI được dự báo sẽ tăng trưởng bền vững

Giả định: trong giai đoạn tăng trưởng nhanh từ 2023 đến 2026, tỷ lệ tái đầu tư của CAV duy trì ở mức 107,45% mỗi năm Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC duy trì mức không đổi là 4,22% trong giai đoạn này và tốc độ tăng trưởng bình quân duy trì ở mức 11,55%

Trong giai đoạn tăng trưởng giảm dần từ 2027-2028 Giả định trong giai đoạn tăng trưởng bền vững thì tỷ lệ tái đầu tư là 50% Do đó trong giai đoạn tăng tưởng giảm dần thì tỷ lệ tái đầu tư mỗi năm sẽ giảm là 28,7% Giả sử mức tăng trưởng doanh thu bền vững là 6,5% thì trong giai đoạn tăng trưởng doanh thu giảm dần tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của lợi nhuận trong mỗi năm sẽ giảm 2,27%

EBIT hiệu chỉnh sau thuế

Tỉ lệ tái đầu tư

Dòng tiền thuần FCFF của doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các giai đoạn nên ta có công thức

Giá trị cuối kì 2022 sau khi chiết khấu là

Tiền mặt và Chứng khoán thị trường 67.49

Nợ Ngân hàng và Khoản nợ chịu lãi khác

Giá trị mỗi cổ phiếu 60,058 (VNĐ)

Bảng 35: Định giá cổ phiếu

Với tỉ lệ sử dụng vốn bình quân WACC 4,22%, giá trị của cổ phiếu DAV được định giá bởi FCFF là 60,058VNĐ, thấp hơn so với giá trị của cổ phiếu tính tới thời điểm hiện tại là 66,000 VNĐ.

Chỉ số giá thị trường

Chỉ số giá thị trường đánh giá tình trạng kinh tế của một công ty trên thị trường, đồng thời chúng cung cấp cho ban quản trị một bức tranh về hoạt động của công ty trên thị trường Chúng bao gồm 3 chỉ số cơ bản:

• Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

• Tỷ lệ giá – thu nhập ( P/E)

• Tỷ lệ thị giá cả thị trường trên giá trị sổ sách công ty (P/B)

Chỉ số EPS của CADIVI trong giai đoạn 2018-2022 duy trì mức ổn định và lớn hơn 1,500 đồng, điều này cho thấy CADIVI đang hoạt động rất tốt Do lượng cổ phiếu của công ty hàng năm phát hành thêm là rất ít nên chỉ số này có thể căn cứ trực tiếp từ lợi nhuận sau thuế của công ty So với trung bình ngành sản xuất thiết bị điện, EPS của CAV cao hơn rất nhiều trong khi EPS của trung bình ngành chỉ duy trì ở mức 1,200-

2100 đồng Điều này có thể làm cho các nhà quản trị yên tâm hơn về các khoản lợi nhuận sau thuế mà công ty thu về

Chỉ số P/E của CAV luôn duy trì ở một mức thấp hơn so với trung bình ngành Liệu đây có phải là dấu hiệu đáng lo cho CADIVI khi nhà đầu tư lo rằng công ty luôn luôn duy trì một khoản nợ khá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến phát triển tương lai của công ty Lý do chỉ số P/E của CAV thấp hơn trung bình ngành là bởi một phần là do phần EPS của CAV vượt trội so với trung bình ngành, ở đây có thể đưa ra được một nhận định chủ quan rằng Cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để nhà đầu tư mua vào Mặc dù khoản EPS của công ty là rất cao khi so với trung bình ngành nhưng khi xét về chỉ số P/B, chỉ số của công ty không có khác biệt lớn so với trung bình ngành với khoảng từ 1,7-2,3 của CAV và khoảng từ 1,2-2,2 của toàn ngành Điều này có thể cho thấy thị trường đang đặt ít kỳ vọng về triển vọng tương lai của ngành Về phía CAV, có thể nhà đầu tư có sự hoài nghi về các khoản nợ mới trong các năm gần đây của CAV nhằm phục vụ các dự án tương lai, điều này khiến cho chỉ số này của CAV giảm dần theo từng năm

 CAV hiện tại duy trì được một mức lợi nhuận tốt và ổn định so với trung bình ngành nhưng kỳ vọng của CAV trong tương lai từ nhà đầu tư bị ảnh hưởng khá nhiều tỷ lệ nợ công ty đang giữ theo chính sách Do đó chỉ số P/B không có sự vượt trội so với toàn ngành

Ngày đăng: 18/02/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w