1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn nghệ thuật lãnh đạo đề bài phong cách lãnh đạo phục vụ tại công ty cổ phần fpt

18 6 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong Cách Lãnh Đạo Phục Vụ Tại Công Ty Cổ Phần FPT
Tác giả Nguyễn Minh Mẫn
Người hướng dẫn Nguyễn Quang Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nghệ Thuật Lãnh Đạo
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 215,08 KB

Nội dung

Tiếp theo, nghiên cứu trình bày các yếu tố quan trọng của phong cách lãnh đạo phục vụ như tạo ra một môi trường làm việc đáng tin cậy, xây dựng các mối quan hệ tốt và sự chăm sóc đến nhữ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

MÔN: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

ĐỀ BÀI: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Tên sinh viên: NGUYỄN MINH MẪN

Mã sinh viên: 35221025898

Trang 2

Tóm tắt: 2

1 Giới thiệu 2

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu 2

1.2 Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu về lãnh đạo 3

1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu 3

1.4 Nội dung chính 3

2 Đánh giá về việc áp dụng lý thuyết lãnh đạo đó áp dụng cho tổ chức 3

2.1 Khái niệm lãnh đạo phục vụ 3

2.2 Giới thiệu doanh nghiệp 6

2.3 Áp dụng lý thuyết lãnh đạo phục vụ vào FPT 6

4 Ưu và nhược điểm khi áp dụng lý thuyết lãnh đạo phục vụ tại FPT 10

4.1 Ưu điểm 10

4.2 Nhược điểm 13

5 Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai 14

Kết luận 16

Tài liệu tham khảo 16

Trang 3

Tóm tắt:

Bài tiểu luận này nghiên cứu về phong cách lãnh đạo phục vụ tại FPT, một công ty công nghệ hàng đầu ở Việt Nam Bài tiểu luận trình bày các khía cạnh quan trọng của phong cách lãnh đạo phục vụ, ảnh hưởng của nó đến hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên, và cách FPT đã áp dụng phong cách lãnh đạo này vào thực tế

Bài tiểu luận bắt đầu bằng việc giới thiệu về phong cách lãnh đạo phục vụ, đặc điểm chính của nó và lợi ích của việc áp dụng phong cách này trong môi trường công ty Tiếp theo, nghiên cứu trình bày các yếu tố quan trọng của phong cách lãnh đạo phục vụ như tạo

ra một môi trường làm việc đáng tin cậy, xây dựng các mối quan hệ tốt và sự chăm sóc đến những cá nhân trong tổ chức

Nghiên cứu cũng trình bày về tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo phục vụ đối với hiệu suất làm việc của nhân viên Bằng cách tạo ra một môi trường làm việc đáng tin cậy và đồng hành cùng nhân viên, phong cách lãnh đạo phục vụ có thể thúc đẩy động lực

và tăng cường sự cam kết và sáng tạo Bài tiểu luận cũng chứng minh rằng sự hài lòng của nhân viên tại FPT đã tăng lên sau khi áp dụng phong cách lãnh đạo phục vụ

Cuối cùng, nghiên cứu tập trung vào việc áp dụng phong cách lãnh đạo phục vụ tại FPT Trình bày cách FPT đã xây dựng một môi trường làm việc nhân văn, khuyến khích

tư duy sáng tạo và tạo điều kiện tương tác tích cực giữa lãnh đạo và nhân viên Nghiên cứu cũng phân tích các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên tại FPT để hỗ trợ và định hình phong cách lãnh đạo phục vụ

Tổng kết lại, bài tiểu luận này đưa ra một tóm tắt về phong cách lãnh đạo phục vụ tại FPT, tầm quan trọng của nó và cách FPT đã áp dụng phong cách này để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và tăng cường hiệu suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên.Từ khóa: Các phong cách lãnh đạo, Phát triển lãnh đạo, Ngành lưu trú, Lãnh đạo phục vụ, nguồn nhân lực, Giáo dục Khách sạn.Nội dung

1 Giới thiệu

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu

Bất kì một công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí một nhóm nhỏ muốn phát triển đều cần thiết có một người lãnh đạo để dẫn dắt, truyền cảm hứng và đưa tổ chức đi lên Như vậy, lãnh đạo có vai trò rất quan trọng và quyết định sự sống còn, phát triển của

Trang 4

tổ chức Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ thúc đẩy cá nhân hay tổ chức làm việc có hiệu quả và nhanh chóng đạt được những mục tiêu nhất định và ngược lại

Tổng thống Mỹ Dwight D.Eienhower từng phát biểu rằng “Làm lãnh đạo là một nghệ thuật của cá nhân ảnh hưởng đến tính tự giác hoàn tất công việc của những người khác nhằm đạt mục tiêu chung” Thật vậy, không phải ai sinh ra cũng đều có tài lãnh đạo Phần lớn, những người lãnh đạo giỏi đều qua quá trình học hỏi, trau dồi để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức vững chắc

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tầm quan trọng của lãnh đạo, em chọn đề tài “Phong cách lãnh đạo phục vụ tại Công ty cổ phần FPT” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận kết thúc học phần

1.2 Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu về lãnh đạo

Đề tài này sẽ cung cấp những thông tin và kiến thức về phong cách lãnh đạo phục

vụ và áp dụng lý thuyết của phong cách lãnh đạo này vào Công ty cổ phần FPT Thông qua

đó, chúng ta sẽ có thêm cơ sở tham khảo, nhận xét, điều chỉnh, rèn luyện những thói quen, tính cách của bản thân để lãnh đạo hiệu quả hơn

1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu của đề tài này là phong cách lãnh đạo phục vụ và cách áp dụng phong cách lãnh đạo đó vào Công ty cổ phần FPT

1.4 Nội dung chính

Đề tài bao gồm 3 nội dung chính:

1 Lý thuyết chung về phong cách lãnh đạo phục vụ

2 FPT đã áp dụng phong cách lãnh đạo phục vụ vào cách vận hành của họ như thế nào

3 Những ưu điểm và nhược điểm của cách áp dụng phong cách này tại FPT

4 Hướng nghiên cứu mới

2 Đánh giá về việc áp dụng lý thuyết lãnh đạo đó áp dụng cho tổ chức

2.1 Khái niệm lãnh đạo phục vụ

Khái niệm lãnh đạo phục vụ được Robert K Greenleaf phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước, sau thời gian dài ông làm việc cho AT&T, tiếp đó là Công ty Điện thoại

Trang 5

và Điện báo Hoa Kỳ, nghiên cứu về quản lý, phát triển và giáo dục Khái niệm này bắt nguồn từ triết lý phục vụ trước, tự phục vụ sau cùng Phương pháp lãnh đạo này nhấn mạnh đến hạnh phúc và sự phát triển của những người khác, hiểu được tác động tích cực mà sự phát triển và thành công của cá nhân có thể có đối với tàn bộ tổ chức

Theo quan điểm của Greenleaf thì nhà lãnh đạo trước hết là người phục tùng, họ luôn vượt qua các lợi ích của bản thân để đáp ứng mong muốn của những người khác bằng cách giúp họ phát triển tính chuyên nghiệp và cảm xúc Trong tác phẩm “The servant as leader”, Greenleaf viết “Nhà lãnh đạo phục vụ trước tiên phải là người phục vụ, bắt đầu với cảm xúc đầu tiên rằng một người muốn được phục vụ Sau đó lựa chọn có nhận thức

sẽ mang người đó đến với khát khao lãnh đạo” Do đó, các nhà lãnh đạo phục vụ luôn nghĩ

về trách nhiệm đạo lý với những người khác, coi lãnh đạo như cơ hội gánh vác trọng trách chứ không dẫn dắt từ trên cao

Triết lý lãnh đạo này được thể hiện khi cá nhân tương tác với những cá nhân khác với mục tiêu đạt được uy tín hơn là quyền lực Khi áp dụng triết lý này, người lãnh đạo của

tổ chức sẽ phải giúp đỡ cấp dưới phát triển bản thân và thực hiện tốt công việc Dựa theo định nghĩa trên, một nhà lãnh đạo phục vụ sẽ là người luôn tìm cách để giúp nhân viên cấp dưới của mình nhìn nhận đúng năng lực bản thân để có kế hoạch thăng tiến hiệu quả Thực chất, phong cách lãnh đạo phục vụ là một tổ hợp bao gồm các cách ứng xử, hành

xử mà nhà lãnh đạo sử dụng để điều hành tổ chức Servant leadership được hình thành dựa trên 04 tiêu chí như sau:

 Tạo dựng và duy trì niềm tin đối với cấp dưới: Cách tốt nhất giúp một nhà lãnh đạo gây dựng niềm tin với cấp dưới là luôn thể hiện lòng trung thực và sự đúng đắn trong lời nói Trong mắt nhân viên, họ không bao giờ che giấu bất cứ điều gì, họ luôn sẵn sàng gác bỏ quyền hành, kiểm soát, tiền thưởng hay sự ghi nhận

 Giúp nhân viên cấp dưới khai phá và phát triển tiềm năng: Nhà lãnh đạo luôn tận dụng sự đồng cảm và thấu hiểu của bản thân đối với nhân viên cấp dưới Từ đó, họ

sẽ sẵn sàng hỗ trợ nhân viên cấp dưới tìm ra điểm mạnh tiềm ẩn, giúp ích cho công việc

 Ưu tiên mong ước của nhân viên hơn bản thân mình: Một tổ chức tốt là một tổ chức giống như một gia đình lớn, nơi mà có những cá nhân được thực hiện đam mê và phát triển bản thân từng ngày Để làm được điều này, nhà lãnh đạo của tổ chức phải

Trang 6

luôn bày tỏ thiện chí giúp đỡ, không kiểm soát và làm những điều tốt cho nhân viên hơn là cho bản thân mình

 Nhà lãnh đạo học cách lắng nghe thay vì tập trung ra lệnh: Một nhà lãnh đạo tốt sẽ luôn chọn cách lắng nghe những vấn đề mà cấp dưới đang gặp phải để cùng tìm ra giải pháp tốt nhất Song song với đó, họ sẽ không bao giờ áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác

Để có hiệu quả, các nhà lãnh đạo phục vụ phải chân thành quan tâm đến việc phát triển

và hỗ trợ nhân viên của họ Họ phải ưu tiên các kết nối có ý nghĩa và cơ hội đối thoại hiệu quả đồng thời thúc đẩy môi trường làm việc hợp tác và trao quyền Bằng cách nâng cao tinh thần cho nhóm của họ và đánh giá cao những đóng góp của họ với tư cách là các bên liên quan thiết yếu trong nhóm, tư duy coi người phục vụ là trên hết có thể tác động tích cực và định hình tương lai của tổ chức bằng cách xây dựng những nhân viên mạnh mẽ, có

kỹ năng và hiệu suất cao

Bảng 01: Phân tích sự khác nhau giữa phong cách lãnh đạo truyền thống và lãnh đào

phục vụ

Có rất nhiều lợi ích của việc lãnh đạo phục vụ, cũng như tính hiệu quả của nó Tuy nhiên, như với bất kỳ phương pháp lãnh đạo nào khác, có những ưu điểm và nhược điểm của người phục vụ cần xem xét

Xem xét việc lãnh đạo là một cấp bậc và

mục tiêu cần đạt được

Xem xét việc lãnh đạo là cơ hội để phục

vụ, hỗ trợ người khác

Thúc đẩy hiệu suất bằng quyền hành Trao quyền hành cho cấp dưới để thúc đẩy

tương tác Thành công được đo lường theo kết quả Thành công được đo lường theo phát triển

Ra lệnh, diễn thuyết là chính Lắng nghe là chủ yếu

Bản thân chính là lý do dẫn đến thành

công

Sự phối hợp, hỗ trợ giữa mọi người là lý

do dẫn đến thành công

Trang 7

 Ưu điểm: các nhà lãnh đạo phục vụ có khả năng thúc đẩy lòng trung thành, tăng năng suất, cải thiện sự phát triển và ra quyết định của nhân viên, đồng thời nuôi dưỡng lòng tin và tạo ra các nhà lãnh đạo tương lai

 Nhược điểm: người lãnh đạo phục vụ dễ rơi vào trạng thái quá sức, suy kiệt về tinh thần vì các yêu cầu khắt khe trong công việc và có thể gặp khó khăn khi trở thành người có thẩm quyền

2.2 Giới thiệu doanh nghiệp

FPT là một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin

Về quy mô, FPT sở hữu hạ tầng hiện đại, phủ sóng khắp 63 tỉnh thành cả nước Công ty cũng có hệ thống 46 văn phòng tại 22 quốc gia trên thế giới và đang không ngừng

mở rộng hoạt động trên thị trường quốc tế

Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 38 của Việt Nam vào năm 2022 (theo bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam) và thuộc top những công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam

Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) khởi đầu với tên gọi Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến Trong hơn 35 năm hoạt động của mình tập đoàn FPT đã đột phát vượt trội từ một công ty nhỏ chỉ hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và chỉ có 13 thành viên bây giờ đã trở thành một tập đoàn vô vùng lớn mạnh kinh doanh và phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau chứng tỏ tập đoàn này đã có những bước tiến nhảy vọt và gặt hái rất nhiều thành công trong sự nghiệp phát triển của họ

2.3 Áp dụng lý thuyết lãnh đạo phục vụ vào FPT

Có lẽ trong thời đại nhiều biến động như hiện nay, FPT không cực đoan theo một

lý thuyết lãnh đạo nào Nhưng với triết lí trong chiến dịch kinh doanh của FPT bao gồm có

ba triết lí xuyên suốt đó là: Hài hòa – Nhất quán – Giá trị con người là cốt lõi FPT định nghĩa mỗi khách hàng, mỗi nhân viên như một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu, phục vụ theo một cách riêng biệt Từ đó, ta có thể nhận ra rằng phần lớn phong cách lãnh đạo FPT chính là tinh thần phục vụ

Trang 8

Một nhà lãnh đạo tại FPT luôn được nhắc đến với khái niệm 3 trong 1 (lãnh đạo, điều hành, chuyên gia) Tỷ trọng của 3 vai trò tuỳ theo giai đoạn phát triển, quy mô của từng đơn vị

- Những yếu tố cần có đối với một người lãnh đạo tại FPT

 Lãnh đạo FPT là người có kiến thức, biết định hướng, biết gợi mở để mọi người tham gia, biết giao việc cho mọi người làm, biết tiến độ công việc, biết đánh giá nhận xét, biết đào tạo nhân viên, biết nhúng tay vào tháo gỡ khó khăn…

 Lãnh đạo FPT không sợ người khác giỏi hơn mình, bởi lãnh đạo FPT giỏi trong việc đặt người đúng vị trí

 Lãnh đạo FPT quyết đoán, chính trực

 Khi phải đưa ra quyết định, lãnh đạo FPT đưa ra bàn bạc với phương châm 70% là quyết và vừa làm vừa điều chỉnh theo thực tế

 Lãnh đạo FPT không chỉ quan tâm, đồng cảm với nhân viên, mà còn chịu học, chịu đọc, chịu nghe và chịu đi cơ sở

 Ở vị trí lãnh đạo, FPT còn đòi hỏi mỗi người biết viết cho mọi người hiểu, biết nói cho mọi người thông, biết làm và biết điều để xử sự tốt trong mỗi bối cảnh

 Lãnh đạo FPT tận tụy để cấp dưới thương yêu, gương mẫu để cấp dưới tôn trọng, sáng tạo để cấp dưới có thêm việc làm và thu nhập chính đáng, dân chủ để cấp dưới

dễ gần và có thông tin, kỷ cương để người tốt luôn có chỗ dựa, người chưa tốt được giáo dục, rèn luyện, tiến bộ, trưởng thành

 Trên tất thảy, làm lãnh đạo FPT là sự hy sinh Hy sinh mong muốn của bản thân cho mong muốn những điều tốt hơn cho nhân viên, cho tổ chức

- Lãnh đạo theo hướng “nhân trị” tại FPT: Lấy nhân nghĩa - đạo lý làm gốc Hơn 34 năm qua, kim chỉ nam của FPT là: “Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi thành công của FPT” Vì vậy tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam luôn đầu tư cho việc tìm kiếm và phát triển nhân sự đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo Theo đó, chặng đường hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo tại FPT được thể hiện rõ nét với phương pháp Nhân trị

Anh Hoàng Minh Châu, thành viên hội đồng sáng lập FPT, cố vấn Cao cấp về Văn hoá FPT cho rằng “Đối với tôi, nhân viên là số 1, khách hàng là số 2 Nhân viên phải hài lòng thì khách hàng mới hài lòng được”

Trang 9

Theo tinh thần cốt lõi 6 chữ vàng “Tôn - Đổi - Đồng - Chí - Gương - Sáng”, FPT đề cao giá trị con người, tính dân chủ nên mọi ý kiến của mỗi cá nhân đều được ghi nhận và tôn trọng Do đó tình trạng xung đột giữa các thành viên hay với lãnh đạo, quản lý thường

ít xảy ra Cách ứng xử giữa những người đồng nghiệp chân thành, gắn bó như một gia đình Tại FPT, điểm khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp chính là cấp dưới có thể thẳng thắn và trao đổi bình đẳng với cấp trên Việc lắng nghe những ý kiến khác biệt là cách để lãnh đạo FPT tránh đưa ra những quyết định sai lầm và khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo của nhân viên Văn hóa FPT còn được thể hiện thông qua những "luật bất thành văn" như lãnh đạo không nhận quà, phong bì của nhân viên, phải làm gương cho nhân viên, không được tham nhũng, không tư lợi cá nhân

Bên cạnh đó, để khuyến khích cán bộ, nhân viên gắn bó với Công ty, các chính sách đãi ngộ của FPT cũng được xây dựng dựa trên các tiêu chí: tương xứng với kết quả công việc, giá trị đóng góp cho FPT, công bằng và minh bạch

“Mỗi lãnh đạo, nhân viên đều được chia sẻ ý tưởng và chúng tôi có thể chấp nhận cả những ý tưởng khác biệt, hỗ trợ cho những ý tưởng đó được triển khai vì cái chung của cả tập đoàn Chúng tôi tin vào giá trị đồng đội và làm việc tập thể Tinh thần đồng đội đó đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, có tính thuyết phục với mọi người, bên cạnh khả năng quyết định một cách quyết liệt”, Chủ tịch Trương Gia Bình - “Linh hồn của FPT” từng nói

Đã từ nhiều năm nay, các lãnh đạo FPT không còn sử dụng từ “xin việc” vì họ cho rằng nó cảm giác như công ty là người cho việc Để cân bằng vị thế công ty và nhân sự,

“tìm việc” chính là cách mà đội ngũ chuyên viên nhân sự tuyển dụng

- Con người và sức mạnh cốt lõi

Triết lí FPT khẳng định con người là tài sản quý giá nhất đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty Trọng dụng con người, trọng dụng hiền tài, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất về tài năng, và một cuốc sống đầy đủ phong phú về tinh thần là những lời cam kết bất di bất dịch của FPT, như đã được nêu trong tầm nhìn về công ty Để thực hiện cam kết này FPT đảm bao 4 quyền sau đây cho mỗi thành viên trong khuôn khổ công ty

Trang 10

 Quyền phát triển tài năng như được đào tạo đáp ứng nhu cầu về công việc, được chủ động sáng tạo trong công việc được giao, được ghi nhận và bù đắp thích đáng với đóng góp cho công ty

 Quyền an toàn và an ninh như được hưởng BHXH,BHYT,an toàn trong lao động

 Quyền dân chủ như được tham gia vào việc quyết định đến công việc của mình, được mua co phiếu của công ty, được phản ánh ý kiến cá nhân trực tiếp cho mọi lãnh đạo

 Quyền tự do ngôn luận, tự do viết bài cho nội san chúng ta tự do lập tổ chức đoàn thể câu lạc bộ theo sở thích, nhưng phải trong quyền kiểm soát giới hạn của công

ty

Để có thể thực hiện được những quyền này không phải bất cứ thành viên của công ty nào cũng có thể thực hiện nhưng điều đó được Nó đòi hỏi phải có một tầm nhìn chiến lược của những nhà lãnh đạo tài ba kiệt xuất, và cũng chính những điều đó đã đưa công ty vào bảng vàng những công ty có doanh số thu lớn nhất ở Việt Nam hằng năm đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ không chỉ cho công ty mà cả lợi ích quốc gia

- Chế độ đãi ngộ

Bà Trịnh Thu Hồng – Nguyên Giám đốc Nhân sự, Tập đoàn FPT từng chia sẻ: “FPT không giữ người bằng lương hay chế độ đãi ngộ, đó là cách làm không thông minh nhất Điều chúng tôi làm được, đó chính là kết hợp được 2 yếu tố học và hành, ở FPT, tất cả mọi người đều có cơ hội để thể hiện bản thân, đều được sống là chính mình và được sống trong môi trường đoàn kết, đồng đội” Chỉ trong năm 2021, FPT đã chi 71,4 tỷ đồng cho các chương trình đào tạo nội bộ với 195.240 lượt người được đào tạo

Tập đoàn cũng tổ chức nhiều chương trình, cuộc thi thường niên như Trạng FPT, Top

100 FPT, FPT Under 35… nhằm tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong Tập đoàn, từ đó

có cơ sở xếp hạng, bổ nhiệm cán bộ Đặc biệt, để tạo môi trường giúp cán bộ nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, FPT xây dựng các khu campus tổ hợp văn phòng làm việc với các trang thiết bị hiện đại và các khu vực tiện ích như khu thể thao ngoài trời, bể bơi, phòng gym, quán cà phê

FPT mong muốn không chỉ mang lại những giá trị vật chất, tinh thần nuôi sống người lao động giống như các doanh nghiệp khác mà mong muốn của FPT còn rộng lớn hơn rất

Ngày đăng: 26/02/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w